Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nội dung phong cách làm việc Hồ Chí Minh và ý nghĩa việc học tập và làm theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.81 KB, 10 trang )

Chủ đề:
Nội dung phong cách làm việc Hồ Chí Minh và ý nghĩa việc học tập và làm
theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
BÀI LÀM
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời vì
dân, vì nước; tư tưởng, đạo đức và phong cách của người là tài sản tinh thần vô giá
của Đảng và dân tộc ta, là hiện thân của những khát vọng cao đẹp nhất của nhân loại.
Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc UNESCO, khố 24 đã khẳng định
“Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống
hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội. Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá
hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của người là hiện thân
của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình
và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong tồn
bộ di sản vơ giá mà Người để lại cho dân tộc ta. Phong cách của Người không chỉ là
bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ, đảng viên mà
còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Phong
cách làm việc của Hồ Chí Minh thể hiện ở một số nội dung:
Thứ nhất, phong cách làm việc sâu sát quần chúng.
Phong cách này bắt nguồn từ sự thấm nhuần quan điểm của Chủ nghĩa MácLêNin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng. Người ln có lịng tin vơ tận với quần chúng. Bác Hồ ln chăm lo tăng
cường mối liên hệ với quần chúng và xem đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng
1


lợi của sự nghiệp cách mạng. Bác nói: “Nước lấy dân làm gốc” “Gốc có vững thì
cây mới bền; Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”; “Bao nhiêu cách tổ chức và cách
làm việc đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy cách tổ chức và cách làm việc nào


khơng phù hợp với quần chúng, thì ta phải bỏ hoặc sữa lại…..”. Hồ Chí Minh cũng
thường yêu cầu cán bộ, đảng viên "phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng".
Người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt "quan cách mạng", "quan
nhân dân" khơng thấy mình là đầy tớ, người học trò của nhân dân. Quần chúng nhân
dân chỉ quý trọng những người có đức, có tài, hết lịng phụng sự nhân dân. Phải u
dân, kính dân thì dân mới dành sự u kính cho mình. Bác Hồ ln chú ý tìm hiểu
tâm tư, nguyện vọng và quan tâm thật lịng đến mọi mặt đời sống của quần chúng;
tin dân, tôn trọng dân, lắng nghe và giải quyết những kiến nghị chính đáng của dân;
tiếp thu ý kiến, sửa chữa khuyết điểm; giáo dục, lãnh đạo quần chúng, đồng thời
không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng,... Người
kịch liệt phê phán những cán bộ quan liêu, “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc
thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái
ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của
Đảng và Chính phủ”
Thứ hai, phong cách làm việc tập thể, dân chủ, luôn tuân thủ nghiên ngặt
nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo, các nhân phụ trách.
Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước dân chủ, nhưng Hồ
Chí Minh thường xun có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Gắn bó với tập
thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể - tinh thần ấy càng thấm sâu
vào suy nghĩ và hành động của Người. Phong cách dân chủ Hồ Chí Minh được biểu
hiện từ việc lớn đến việc nhỏ, từ soạn bản tuyên ngôn độc lập cho đến việt một bài
báo, một bài thơ, in một thiệp chúc mừng năm mới,…. Người đều tham khảo ý kiến
Bộ Chính trị, hay những người xung quanh. Khi bàn về cách làm và xuất bản loại
sách Người tốt, việc tốt với một số cán bộ, Người nói: "Bác muốn bàn luận dân chủ,
các Chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không
2


nên: Bác nói gì, các Chú cứ ghi vào sổ mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các Chú
khơng làm, hay làm một cách qua loa" .

Người vẫn thường nói: khơng một người nào có thể hiểu được mọi thứ, làm
hết được mọi việc. Ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh hết
sức chú ý việc thực hiện và phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng cũng như đối với
quần chúng, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của mọi người. Bác ln ln tạo ra
được khơng khí làm việc hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầy sáng tạo. Nhiều lần
Người đã phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ khơng dân chủ, do đó mà người
có ý kiến khơng dám nói, người muốn phê bình khơng dám phê bình, làm cho cấp
trên, cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng với Đảng xa rời nhau, khơng cịn hăng
hái, khơng còn sáng kiến trong khi làm việc. Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm,
khuyết điểm của mình, muốn biết cơng tác của mình tốt hay xấu khơng gì bằng
khun cán bộ của mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những
khơng phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong
Đảng.
Dù ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, có uy tín tuyệt đối trong Đảng
và trong nhân dân, Hồ Chí Minh vẫn giữ tác phong tập thể, dân chủ với Bộ Chính
trị, với các cơ quan Đảng và Nhà nước, chú ý lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên
và người dân bình thường. Người trân trọng ý kiến của mọi người không phân biệt
chức vụ, cấp bậc cao hay thấp. Đầu óc đẳng cấp là hồn tồn xa lạ với Hồ Chí Minh.
Dựa vào quần chúng để lãnh đạo, quản lý, nhằm phục vụ lợi ích quần chúng là đặc
trưng cơ bản, thể hiện đặc trưng bản chất của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh.
Dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ có sự lãnh đạo của Đảng. Khi đề ra đường lối,
chính sách, giải quyết nhiệm vụ chính trị, theo Hồ Chí Minh, cần phải học dân chúng,
phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng, phải dùng kinh nghiệm dân chúng để thêm
cho kinh nghiệm của mình.
Thứ ba, Hồ Chí Minh có phong cách làm việc khoa học, có tổ chức việc
kiểm tra.
3


Tính khoa học trong cơng việc của Bác là q trọng thời gian, giờ nào việc

ấy; làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải
phù hợp; phải đi sâu, đi sát, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể. Phải xem
xét, đối chiếu những ý kiến khác nhau để lựa chọn những ý kiến đúng, sàng lọc
những thông tin sai lệch. Bác giải thích: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều
đích q thì loạn mắt, khơng bắn trúng đích nào”. Người phê phán những cán bộ
vạch ra “Chương trình cơng tác thì q rộng rãi mà kém thiết thực”. Người chỉ rõ,
để vạch kế hoạch một cách thực sự khoa học, người cán bộ phải “xét kỹ hoàn cảnh
mà sắp đặt cơng việc cho đúng. Việc chính, việc gấp thì làm trước. Khơng nên luộm
thuộm, khơng có kế hoạch, gặp việc nào, làm việc ấy, thành thử việc nào cũng là việc
chính, lộn xộn, khơng có ngăn nắp”. Một việc chính có thể có nhiều cách thực hiện.
Với ý nghĩa đó, Người yêu cầu cán bộ: chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm
phải hai, ba mươi. Nói quyết tâm phải hai, ba mươi, tức là Người yêu cầu cán bộ sau
khi đã có kế hoạch cơng tác phải có quyết tâm thực hiện và phải thực hiện đến nơi
đến chốn, không được đánh trống bỏ dùi. Người đã nhiều lần phê bình bệnh hữu
danh vơ thực ở khơng ít cán bộ: “Làm việc không thiết thực… Làm cho có chuyện,
làm lấy rồi. Làm được ít st ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét
kỹ lại thì rỗng tuếch… Thế là dối trá với Đảng, có tội với Đảng. Làm việc khơng
thiết thực, báo cáo không thật thà, cũng là một bệnh rất nguy hiểm”.
Hồ Chí Minh khun cán bộ, trong bất kỳ cơng việc gì cũng phải hiểu năng
lực của cấp dưới mà bố trí, sử dụng người cho đúng. Phong cách khoa học còn đòi
hỏi người cán bộ sau mỗi một việc cần phải rút kinh nghiệm tận gốc, rồi phổ biến
những kinh nghiệm ấy cho tất cả cán bộ và cho dân chúng hiểu. Mỗi cán bộ phải học
hỏi những kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở, áp dụng những kinh
nghiệm cũ vào những cơng việc mới. Hồ Chí Minh phê phán lối làm việc “không
biết nghiên cứu đến nơi đến chốn…, để mà học kinh nghiệm, để mà đặt ra khuôn
phép cho công việc khác. Thành thử những cái tốt, cái hay đều không phát triển
được. Và công việc xong rồi là thôi, cán bộ không học được kinh nghiệm gì, mà
4



cũng không tiến bộ được mấy”. Người khuyên: “công việc gì bất kỳ thành cơng hoặc
thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận.
Kết luận đó sẽ là cái chìa khố phát triển cơng việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”.
Thứ tư, phong cách nêu gương.
Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc
Việt Nam, của các dân tộc phương Đông, muốn người ta theo, mình phải làm gương
trước. Bản thân Người luôn lấy gương của những anh hùng dân tộc, các nghĩa sỹ để
noi theo. Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh thể hiện trong mọi công việc, từ nhỏ
đến lớn, nêu gương trong công việc và đời sống hàng ngày. Đó là sự nêu gương cụ
thể và tự giác, cứ “mười ngày nhịn ăn một bữa” khi kêu gọi toàn dân tham gia cứu
những người bị đói. Người nước ngồi nói, “nắm gạo Hồ Chí Minh đã cứu cả một
dân tộc”. Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh thể hiện trên cả ba mối quan hệ: đối
với mình, đối với người, đối với việc; nêu gương trong lời nói và việc làm, nói đi
đơi với làm. Đó là sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức và
nêu gương đạo đức, đạt tới sự nhất quán giữa công việc và đời tư, giữa đạo đức vĩ
nhân và đạo đức đời thường. Khi địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí Minh càng
ra sức tự hoàn thiện, trở thành tấm gương đạo đức trọn vẹn. Hồ Chí Minh chú trọng
dùng các gương người tốt, việc tốt để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân. Người chủ trương: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày
giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các
tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Người tự chọn và
thưởng huy hiệu cho những người tốt; chỉ đạo viết và xuất bản sách “Người tốt, việc
tốt”.
Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh cịn là tự mình phải ln ln tự tu dưỡng
tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng, tự sửa mình để cấp dưới, nhân dân
nhìn vào đó làm theo. Tồn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh là sự gắn kết giữa tư tưởng và
hành động với sự thực hành mẫu mực, là tấm gương trong sáng và trọn vẹn, đó là:
5



- Tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại;
- Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách,
khó khăn để đạt mục đích cách mạng;
- Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân
dân, hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân;
- Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết
mực vì con người;
- Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, đời riêng trong sáng, nếp
sống giản dị và đức khiêm tốn.
Năm là, Phong cách đổi mới, không chấp nhận lối củ, đường mịn.
Đó là phong cách khơng cố chấp, khơng bảo thủ, ln đổi mới, hướng về cái
tích cực, tiến bộ, cho dù đang nằm trong q trình phơi thay, định hình. Người nói:
“Tư tưởng bảo thủ là sợi dây cốt tay, cột chân người ta,… Muốn tiến bộ thì phải có
tinh thần mạng dạn, dám nghĩ, dám làm”. Cuộc đời người là một tấm gương tuyệt
vời về đối mới, có sức khêu gợi, kích thích sự đổi mới, sáng tạo cho mỗi chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng. Chính
phẩm chất cao đẹp đó, Người đã xây dựng cho mình phong cách làm việc mà Đảng
ta trân trọng gọi là phong cách Hồ Chí Minh.
Bước vào thời kỳ đổi mới, với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng toàn diện, cùng với những thời cơ vận hội to
lớn, Đảng cơng Sản Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách cam go.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, XIII) đã chỉ rõ: “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên
có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục
vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu hơn 35 năm đổi mới là thành quả
của toàn Đảng, toàn dân, tồn qn, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán
6



bộ, đảng viên”. Bên cạnh những thành tích đó thì cũng cịn “Một bộ phận khơng nhỏ
cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả
một số cán bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những
biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ
hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng
phí, tùy tiện, vơ ngun tắc…”. Điều đó làm giảm uy tín của Đảng, làm xói mịn
lịng tin của nhân dân vào chế độ. Do đó, để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên
thì tư tưởng, đạo đức và phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng văn hoá lãnh đạo, quản lý cán bộ,
đảng viên ở nước ta trong điều kiện hiện nay, bởi lẻ:
Trong tình hình hiện nay, công cuộc đổi mới đất nước đang phát triển toàn
diện, nhiều vấn đề mới đang đặt ra cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi Đảng ta phải
nhận thức sâu sắc ý nghĩa sống còn của việc xây dựng, nâng cao văn hố trong Đảng;
tăng cường cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thực chất là xây dựng, nâng cao văn
hoá lãnh đạo, quản lý thành nhiệm vụ trọng tâm. Mục đích nhất qn, định hướng
cho q trình xây dựng văn hố lãnh đạo quản lý chính là nâng cao những giá trị cốt
lõi, bồi đắp nền tảng tinh thần của toàn Đảng, toàn xã hội, xây dựng Đảng thật sự là
đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ danh dự, lương tâm của dân tộc, phù hợp
với xu thế phát triển tiến bộ của thời đại.
Để từng bước đạt được kết quả thoả đáng, thực chất của việc xây dựng, nâng
cao văn hoá lãnh đạo, quản lý cần hướng vào thúc đẩy quá trình tự đổi mới, tự chỉnh
đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân và tính tiền phong của Đảng;
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong
sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa
học, ln gắn bó với nhân dân.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã
khơi dậy sự phấn đấu rèn luyện trong toàn Đảng. Qua 16 năm thực hiện cuộc vận
7



động đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong toàn Đảng; nhận thức và hành động
của cán bộ, đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng được
nâng lên; niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với tổ chức Đảng, chính quyền
được củng cố; tình trạng suy giảm về chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
cán bộ đảng viên từng bước được ngăn chặn; dân chủ và sức mạnh đồn kết được
mở rộng, phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; kinh tếxã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Tuy nhiên, cần tiếp tục chấn chỉnh mặt hạn chế như bệnh hình thức, nói khơng đi
đơi với làm, chưa gắn với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong công tác; chưa
gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cán bộ Đảng viên.
Cùng với các định hướng lớn của Đảng, để thiết thực nâng cao văn hoá lãnh
đạo quản lý, Đảng ta đã và cần tiếp tục triển khai đồng bộ một số giải pháp như:
- Phát huy dân chủ, tinh thần độc lập, sáng tạo và tinh thần cởi mở, cầu thị,
hướng ra thế giới. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn làm cơ
sở cho việc hoàn thiện hệ thống đường lối, chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi
mới.
- Đổi mới căn bản cơng tác tun truyền giáo dục lý luận chính trị theo hướng
tinh giản, hiện đại, thiết thực, kết hợp chặt chẽ tri thức lý luận mới với tổng kết thực
tiễn của đất nước trong quá trình đổi mới. Xây dựng và thực hiện cơ chế gắn kết
công tác tư tưởng, tuyên truyền với công tác quản lý Nhà nước, hướng vào giải quyết
những vấn đề bức xúc mà trong Đảng và xã hội đặc biệt quan tâm.
- Tiếp tục triển khai sâu rộng, toàn diện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức thực hiện một cách cụ thể thiết thực, gắn
kết chặt chẽ, có cơ chế, tiêu chí đánh giá việc học, làm theo của tổ chức Đảng và
đảng viên.
- Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng
và chất lượng đội ngũ đảng viên.
8



Xây dựng, nâng cao văn hoá lãnh đạo, quản lý trong quá trình phát triển kinh
tế thị trường. Hội nhập và tồn cầu hố là nhiệm vụ vơ cùng quan trọng khó khăn,
phức tạp địi hỏi phải có ý chí cách mạng kiên cường và thái độ kiên trì, khoa học,
thân trọng và phải tiến hành thường xuyên liên tục. Q trình xây dựng, nâng cao
văn hố lãnh đạo quản lý không chỉ tiến hành độc lập trong Đảng mà phải gắn kết
chặt chẽ với hoạt động xã hội trên nhiều phương diện chính trị, kinh tế, văn hố xã
hội, pháp luật, kỷ cương...
Mặc dù việc xây và nâng cao văn hố lãnh đạo quản lý có khó khăn, phức tạp,
song một khi Đảng có quyết tâm chính trị cao, có tầm nhìn xa trơng rộng, có giải
pháp khoa học, phát huy tinh thần trách nhiệm của toàn Đảng, được nhân dân đồng
tình ủng hộ thì nhất định nhiệm vụ xây dựng, nâng cao văn hoá lãnh đạo, quản lý sẽ
thành công và tạo thành nguồn lực nội sinh quan trọng để Đảng ta tiếp tục thực hiện
sứ mệnh lịch sử của mình trong sự lãnh đạo cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta thành công rực rỡ.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hoạt động lãnh đạo, Đảng ta luôn quan tâm đến việc tuyên
truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, tấm
gương, đạo đức Hồ Chí Minh; trong đó bao gồm cả việc học tập và làm theo tác
phong, phong cách làm việc của Bác, thể hiện cụ thể trong công việc thường ngày,
trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp. Mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ,
đảng viên, cần phải nghiêm túc tự soi rọi lại mình, nhận diện đúng những hạn chế,
để có giải pháp khắc phục hiệu quả; đặc biệt, là tiếp tục học tập, rèn luyện theo phong
cách làm việc Hồ Chí Minh. Nhằm giúp cho các tổ chức đảng và đảng viên nhận
thức đầy đủ và thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong Cách Hồ Chí Minh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng phong cách làm việc của Người mãi
mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho
9



mọi người đến với cái chân, cái thiện, cái mĩ của cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đã khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc có thành cơng hoặc
thất bại cũng do đội ngũ cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Vì thế
hơn lúc nào hết, chúng ta phải nghiên cứu một cách thấu đáo phong cách làm việc
Hồ Chí Minh vì đó là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ di sản vơ giá mà Người
để lại cho dân tộc ta. Phong cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho
việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho
các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.. Đặc biệt đối với việc xây dựng
văn hóa lãnh đạo, quản lý của người cán bộ, đảng viên trong điều kiện kiện hiện nay
và cũng là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới thời kỳ
“Cơng nghiệp hố, hiện đại hố” và hội nhập quốc tế./.

10



×