Tải bản đầy đủ (.ppt) (66 trang)

THUỐC TRỪ CỎ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.36 KB, 66 trang )


Giảng viên: Phạm Thị Tuyết Mai
Sinh viên: Quách Thị Hạnh
Lớp: K39 - BQCB

1. CỎ DẠI
2. THUỐC TRỪ CỎ
3. MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ CỎ VÀ TÁC HẠI
CỦA NÓ

1.CỎ DẠI
1.1.KHÁI NIỆM VỀ CỎ DẠI
Phân loại thực vật ra thành cỏ dại và cây trồng
dựa trên quan điểm sử dụng hữu ích.
Trái với cây trồng,cỏ dại là bất kỳ loại thực vật
nào không được trồng mà vẫn sinh ra và phát
triển trên một diện tích đất nhất định, gây ảnh
hưởng tới con người dù ở bất cứ phương diện
nào. Trong nông nghiệp, cỏ dại được coi là những
thực vật không được trồng nhưng vẫn phát triển
cùng với cây trồng trên cùng mảnh đất và gây hại
cho sự phát triển của cây trồng.


Tuy nhiên, theo khái niệm này, vẫn có loài cỏ dại
hữu ích, ví dụ các loài cỏ dùng làm thuốc, làm
cảnh Trong các lĩnh vực khác, cỏ dại gây ảnh
hưởng tới việc sử dụng hiệu quả diện tích đất
mà trên đó cỏ dại phát triển (ví dụ, cỏ dại mọc
trên đường, sân tập thể thao ).
Những loài thực vật được coi là cỏ dại trong


nông nghiệp có rất nhiều và đa dạng, phụ thuộc
vào các điều kiện khí hậu, dịa lý Nói chung, kể
cả cây trồng và cỏ dại đều là những thực vật một
lá mầm và hai lá mầm.

Cỏ dại thường có sức sống mạnh hơn cây trồng,
Nó phát triển dễ và nhanh hơn.

1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA CỎ DẠI
Cỏ daị là loài thực vật có khả năng thích ứng với điều kiện
ngoại cảnh, có tính chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh
khắc nghiệt của khí hậu và thổ nhưỡng,thường mọc tự nhiên
trên đòng ruộng, vườn tược,ven đường, bãi đất hoang
Giữa cỏ dại và cây trồng có mối quan hệ tương hỗ, chúng
có thể chuyển hóa cho nhau trong điều kiện sống nhất định.
Cỏ dại nếu được chọn lọc, chăm bón theo một quy trình nào
đó sẽ thành cây trồng có ích,chẳng hạn các loài cỏgiàu dinh
dưỡng như cỏ mật, cỏ gừng cỏ gà, cỏ cfhir khi được trồng
cấy,bón phân ở các nông trường, đồng cỏ sẽ cho năng suất
cao,phẩm chất tốt, dùng làm thức ăn cho đại gia súc thì
chúng là cây trồng. Nếu các loại cỏ trên xuấthieenkj hiện
ngẫu nhiên trên đồng ruộng, trong vườn hay nơi đang canh
tác, ngoài ý muốn của con người, gây tác hại cho cây trồng
thì được gọi là cỏ dại.

Trong quá trình chọn lọc và nhân giống cây
trồng, một số loại được con người chọn lọc, cáy
trồng, chăm bón và những sản phẩm của chúng
(thân, rễ, quả, củ, lá ) có thể dùng làm lương
thực, thực phẩm cho con người, gia súc, gia

cầm; là nguyên liệu cho công nghiệp và những
mục đích có lợi khác … đều là cây trồng. Những
loại cây này ngày càng có những đặc tính khác
xa với thể tự nhiên ban đầu của nó về hình
dạng, phẩm chất, đặc tính lan truyền, tính chống
chịu, năng suất do con người đã tìm tòi, nghiên
cứu làm biến đổi chúng đi, nhằm thoả mãn yêu
cầu của con người.

Cây trồng tuy có năng suất phẩm chất và có một
số mặt khác cao hơn so với cỏ dại nhưng mặt
khác chúng có một số đặc tính kém đi như đặc
tính lan truyền và chống chịu ngoại cảnh. Hạt
cây trồng thường to hơn hạt cỏ dại nhưng không
có những bộ phận như: lông, cánh, móc nên hạt
cây trồng phát tán và lan truyền kém hơn. Mặt
khác, cỏ dại do luôn sống ngoài tự nhiên, chịu
sự thay đổi của thời tiết một cách trực tiếp nên
tính chống chọi, thích ứng cao hơn cây trồng.
Cỏ dại mọc ở ngoài đồng đều có vỏ hạt dày có
thể không nảy mầm trong những điều kiện bất
thuận qua một thời gian dài, cho tới khi gặp thời
tiết và điều kiện thuận lợi thì vỏ hạt thay đổi,
mọc mầm và vươn lên nhanh chóng.

Ngược lại, hạt cây trồng vỏ thường mỏng nên
dễ mất sức chống chọi; khi gặp nhiệt độ, độ ẩm
cao rất khó nảy mầm và dễ bị sâu bệnh phá
hoại.
Nhìn chụng, cỏ dại ảnh hưởng xấu đến quá

trình sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của
cây trồng, gây tốn kém trong chi phí sản xuất…

2.THUỐC TRỪ CỎ DẠI
2.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự hiện diện của cỏ dại trong lĩnh vực trồng trọt
làm cho sản lượng và chất lượng cây trồng
giảm, trong các lĩnh vựckhác phát sinh thêm
công đoạn loại trừ chúng. Vì vậy, việc loại trừ cỏ
vô dụng là nhu cầu thường xuyên của con
người.

Theo thời gian, con người đã áp dụng nhiều biện
pháp loại trừ cỏ dại. Ví dụ như đốt cháy diện tích
cần trừ, cho ngập nước, hun khói hoặc trồng các
loại cây khác phát triển mạnh hơn để lấn
cỏ Ngày nay, người ta sử dụng biện pháp hoá
học và đã thu được kết quả rất tốt.
****Thuốc diệt cỏ dại là chất độc, dùng để diệt
cỏ cho các loại cây trồng, có thể dạng bột, dịch
hoặc viên.

Các chất hoá học sử dụng để phòng trừ cỏ
dại co tên là thuốc trừ cỏ dại (thuốc diệt cỏ -
herbicides).

2.2.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA
THUỐC TRỪ CỎ
Việc sử dụng thuốc trừ cỏ bắt đầu từ TK 19, khi
người ta nhận thấy CuSO4 + CaO có khả năng

diệt cỏ Sinapis arvinsis trên nhữngcánh đồng
trồng nho (Bonnet, 1896). Một năm sau, một
người pháp khác khám phá ra hoạt tính trừ cỏ
chọn lọc của H2SO4. Cho đến nay H2SO4 vẫn
còn được sử dụng như một thuốc trừ cỏ ở một
số vùng thuộc Châu Âu.

Đến năm 1900, một số chất vô cơ như amoni
sulfat, natri nitrat đã được dùng để diệt toàn bộ
cỏ, cây làm sạch đất. 30 năm sau đó, có thêm
những hợp chất của arsen, bo, natri clorat
Những hợp chất hữu cơ đầu tiên sử dụng như
thuốc trừ cỏ dại chọn lọc là các dinitrophenol
như dinitro-o-cresol, DNOC (1932), dùng để trừ
cỏ lá rộng trên cây lương thực.


Kỷ nguyên của các thuốc trừ cỏ dại hữu cơ thật
sự bắt đầu từ sau năm 1940, khi người ta khám
phá ra thuốc trừ cỏ loại hormon, kích thích sinh
trưởng thực vật: axit anpha-naphtylacetic và 2,4-
diclophenoxyacetic. Do công nghệ sản xuất đơn
giản và giá thành rẻ, cộng với phổ tác động rộng
nên sản phẩm này vẫn còn được sử dụng đến
ngày nay ngoài ra cũng phải ghi nhận một sự
kiện quan trọng liên quan đến dãy hợp chất này:
sự phát hiện ra một sản phẩm phụ sinh ra trong
quá trình sản xuất thuốc trừ cỏ 2,4,5-T là 2,3,7,8-
tetraclodibenzo-p-dioxin (TCDD, còn gọi lá
dioxin) rất độc với người. Sau đó sản phẩm

2,4,5-T đã bị cẩm sử dụng.

Ngày nay đa số các thuốc trừ cỏ đều là các
loại thuốc có tác dụng chọn lọc không ảnh
hưởng tới sự phát triển của mầm và cây
con.

2.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÍNH
ĐỘC CỦA THUỐC TRỪ CỎ
Nói chung, thuốc trừ cỏ là một loại thuốc BVTV,
được dùng để diệt các loài thực vật không mong
muốn. Các thuốc trừ cỏ có những đặc điểm
chung sau:

Độ độc với người và động vật màu nóng nói
chung là thấp so với các thuốc BVTV khác.


Cơ chế tác động của chúng rất đa dạng, tuỳ
thuộc vào cấu trúc hoá học phưong thức áp
dụng nhưng gần như tất cả đều liên quan đến
những quá trình chuyển hoá thực vật.

Do đa số các thuốc trừ cỏ là những axit mạnh,
amin, este hoặc phenol nên thường gây ảnh
hưởng xấu tới da như mẩn ngứa, dị ứng

2.4. PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ CỎ
Các thuốc trừ cỏ rất đa dạng về thể loại, phương
thức tác động cũng như cách sử dụng. Vì vậy

chúng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau: nếu xét về cấu trúc phân, ta có thể
phân loại theo nhóm hoá chất; nếu theo thực tế
áp dụng, chúng sẽ được phân biệt theo phương
thức và nơi tác động


2.4.1. THEO TÁC DỤNG

Thuốc trừ cỏ có tác dụng chọn lọc: chỉ diệt
những đối tượng cỏ dại nhất định.

Thuốc trừ cỏ không chọn lọc diệt tất cả các loài
thực vầt khi tiếp xúc phải chúng. Thường dùng
để diệt sạch các diện tích theo ý muốn.

2.4.2. THEO CON ĐƯỜNG TÁC
ĐỘNG

Thuốc trừ cỏ có tác
dụng tiếp xúc: chỉ có
các mô thực vật tiếp
xúc với thuốc hoặc
gần chỗ đó bị phá
huỷ.


Thuốc trừ cỏ có tác dụng nội hấp: thuốc được
truyền dẫn đến tất cả các bộ phận trong cây
cỏ, từ dễ đến lá, không phụ thuộc vào vị trí áp

dụng của thuốc. Vì vậy nó có thể phá huỷ
lượng lớn các mô thực vật. Tác động của các
loại thuốc này các cơ chế sinh hoá. Độ chọn
lọc cuẩ thuốc phụ thuộc và khả năng thẩm
thấu, sự vận chuyển bên trong cây của thuốc
và một số chức năng cơ bản của cỏ.

2.4.3. THEO CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG

Thuốc trừ cỏ tác động lên quá trình quang hợp
của cây.

Thuốc trừ cỏ có tác động điều hoà sinh truởng
(auxin).

Thuốc trừ cỏ ức chế quá trình tạo thành
axitamin.

Thuốc trừ cỏ tác động lên sự chuyển hoá lipit.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×