Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tài liệu tổng hợp những chặng đường vẻ vang của đảng bộ tỉnh thanh hóa -82 năm lịch sử vẻ vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.78 KB, 33 trang )

Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
( 1930- 2012).

I- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và tác động đến cách mạng vô sản ở Thanh Hóa
( Nguồn: ).
(THO) - Từ khi Nguyễn Ái Quốc tiến hành thành
lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội
và tổ chức các khóa huấn luyện lý luận chính trị
ở Quảng Châu – Trung Quốc, sau mỗi khóa
“Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”
tổ chức đi xâm nhập thực tế và chủ trương thực
hiện “Vô sản hóa” làm cho lý luận chủ nghĩa
Mác – Lênin ngày càng “ăn sâu, bám rễ” vào
phong trào công nhân.
Từ đó làm cho phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ từ “tự phát” đạt đến trình độ “tự giác” và
đã có ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản
Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn).

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân;
chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã đủ sức lãnh đạo cách mạng. Nhưng sự tồn tại và hoạt động
riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng bị phân
tán. Vấn đề đó không phù hợp với lợi ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản.

Đầu tháng 1 năm 1930 Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm (Thái Lan) đến Hương Cảng (Trung Quốc). Với tư
cách là “Phái viên của quốc tế cộng sản” Người triệu tập đại biểu của các tổ chức cộng sản và chủ trì
hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất tại Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc).

Hội nghị nhất trí tán thành việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất nhằm đủ
sức đảm đương sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị
thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng.


Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là kết quả của
cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp và là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác – Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới. Đảng Cộng sản Việt Nam
1
Thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân tại
Yên Trường (Yên Định) Bác phát động và
cùng mọi người giơ cao tay biểu thị quyết tâm
thi đua (tháng 12-1961). Ảnh: Tư liệu
là một chính đảng chân chính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được lịch sử giao cho sứ
mệnh nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đúng như Hồ Chí Minh nói: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch
sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo
cách mạng(*)
*
Ngay từ sau Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, xứ Bắc kỳ đặc biệt quan tâm đến việc thành lập tổ
chức cộng sản ở Thanh Hóa. Đồng chí Lê Công Thanh được Xứ ủy cử về bắt mối, liên lạc với các hội
viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Thanh Hóa để truyền đạt chủ trương của Xứ ủy. Đồng chí
Nguyễn Doãn Chấp cũng được Xứ ủy, ủy nhiệm về Thanh Hóa vận động thành lập đảng bộ.

Ngày 25-6-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, hội nghị thành lập chi bộ cộng
sản đầu tiên ở Thanh Hóa đã được tiến hành tại làng Hàm Hạ (Đông Sơn) gồm 7 đồng chí. Hội nghị
được nghe chủ trương thành lập cơ sở Đảng Cộng sản ở Thanh Hóa của Xứ ủy Bắc kỳ và bầu đồng chí
Lê Thế Long làm bí thư. Đến tháng 7-1930, hai chi bộ cộng sản khác cũng lần lượt được thành lập ở
làng Phúc Lộc (Thiệu Hóa) và làng Yên Trường (Thọ Xuân). Như vậy đến cuối tháng 7-1930, tại
Thanh Hóa đã có 3 chi bộ cộng sản đủ điều kiện về tổ chức và tư tưởng để tiến tới thành lập Đảng bộ
tỉnh.

Ngày 29-7-1930, hội nghị đại biểu của 3 chi bộ trên được tổ chức tại làng Yên Trường (Thọ Xuân)

dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp. Hội nghị đã bàn công tác phát triển Đảng, gây dựng
các tổ chức quần chúng như: Nông hội đỏ, Công hội đỏ, Phụ nữ giải phóng và quyết định xuất bản tờ
báo “Tiến lên” để làm cơ quan ngôn luận của Đảng bộ. Hội nghị đã tuyên bố thành lập Đảng bộ tỉnh
và bầu ban chấp hành gồm 3 đồng chí: Lê Thế Long, Vương Xuân Các, Lê Văn Sĩ do đồng chí Lê
Thế Long làm bí thư. Đây là một sự kiện trọng đại, đánh dấu bước ngoặt của phong trào cộng sản ở
tỉnh nhà. Từ đây giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động ở Thanh
Hóa đã có một chính Đảng vô sản lãnh đạo, vững bước tiến lên lập nhiều chiến công viết tiếp những
trang sử vẻ vang trong suốt những chặng đường cách mạng của mình, góp phần to lớn vào sự nghiệp
cách mạng chung của dân tộc.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giương cao ngọn cờ dân tộc, dân chủ lãnh đạo
nhân dân chống giặc ngoại xâm, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Sau khi hoàn thành
thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh cách
mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện và đẩy mạnh công
cuộc đổi mới. Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân ta đã thu được nhiều
thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Hòa chung cùng dòng chảy của dân tộc, Đảng bộ và nhân
dân Thanh Hóa đã phát huy truyền thống cách mạng đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc
và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay Đảng bộ và nhân Thanh Hóa tiếp bước truyền
thống anh hùng ra sức thi đua phấn đấu là “một tỉnh kiểu mẫu” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt quê hương, đất nước, tiếp tục nâng vị thế của
dân tộc ta lên tầm cao mới trên trường quốc tế.

2
Th. S Bùi Khắc Hằng
(Trường Chính trị tỉnh)

(*) Hồ Chí Minh, TT,T10,
NXB CTQG. H2002, Tr8.
II- Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

(Ảnh các Đ/c: Lê Hữu lập; Trịnh Huy Quang, Tố Hữu-
nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa).
Ra đời từ đêm đen nô lệ với ách thực dân phong kiến “ một cổ hai tròng”, nhờ ánh sáng soi
đường của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Cách mạng tháng mười Nga vĩ đại, công lao trời bể của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc sau những tháng năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân đã bồi đắp nên Tư
tưởng Nguyễn Ái Quốc( hay Tư tưởng Hồ Chí Minh) soi đường cho dân tộc ta phá tan xiềng xích thực
dân, phong kiến, “ rũ bùn đen đứng dậy huy hoàng” – Đảng CSVN đã làm nên cách mạng tháng tám
thành công, chiến thắng điện Biên lừng lẫy địa cầu- “ mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội” và đang vươn tới mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
“ Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Hương Cảng (Trung
Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản (An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng,
Đông Dương cộng sản Liên đoàn) đã nhất trí thành lập một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập
Đảng. Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm Chánh cương vấn tắt và Sách lược vắn tắt của
Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hội nghị cũng thông qua Lời kêu gọi
của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng
3
(THO) - Vo gia th k XIX, thc dõn Phỏp
xõm lc nc ta. Xó hi Vit Nam t ch
phong kin chuyn thnh ch thuc a
na phong kin. Nc mt nh tan, dõn tc
sng trong nụ l lm than, mõu thun giai
cp, dõn tc ngy cng gay gt. Cựng vi c
dõn tc, nhõn dõn Thanh Húa ó vựng dy
u tranh, nhng tt c cỏc phong tro u
tranh theo khuynh hng phong kin v t
sn u b dỡm trong bin mỏu v tht bi vỡ

thiu ng li lónh o ỳng n.
Trong gia ờm trng nụ l, nhiu thanh niờn Thanh Húa ra nc ngoi, tnh ngoi, tip thu Ch
ngha Mỏc Lờ nin, T tng cỏch mng ca lónh t Nguyn i Quc truyn bỏ sõu rng vo qun
chỳng lao kh, t nn tng t tng, tin ti t chc thnh lp ng b Thanh Húa.

Ngy 29-7-1930, trờn c s 3 chi b cng sn u tiờn trong tnh (Hm H, Thiu Húa, Th Xuõn),
X y Bc k ch o thnh lp ng b Thanh Húa. Sau ngy ng b tnh ra i, n cui nm
1930, chớnh quyn thc dõn phong kin khng b trng. Ngi trc b bt ngi sau ng lờn u
tranh. Tip ú ngy 1-1-1931 X y Trung k ch o thnh lp ng b Thanh Húa da trờn c s
cỏc chi b v c s ng Cng sn Tnh Gia, Qung Xng, Thiu Húa, Vnh Lc, thnh ph Thanh
Húa, Nụng trng Yờn M n gia nm 1931 li b chớnh quyn thc dõn phong kin khng b
trng Cựng trong thi gian ny trờn a bn tnh xut hin 2 chi b cng sn hot ng c lp l
Chi b Hong Húa thnh lp vo thỏng 9 nm 1930 v Chi b H Trung thnh lp vo thỏng 10-1930,
c 2 chi b cng b khng b trng

Cỏc ng b v chi b ra i v hot ng ch trong mt thi gian ngn nhng ó lm cho mc ớch
lý tng ca ng thm sõu vo trỏi tim khi úc ca qun chỳng cn lao. Nh ú, qun chỳng t
nguyn u tranh khụi phc li ng b v phong tro cỏch mng. Thỏng 3 nm 1934, ng b Thanh
Húa c phc hi tip tc lónh o qun chỳng cỏch mng u tranh chng ch ngha phỏt xớt v
nguy c chin tranh th gii, chng ỏp bc búc lt. Nm 1941, Chin khu du kớch Ngc Tro c
thnh lp, chun b lc lng v phng thc u tranh mi tin hnh Cỏch mng Thỏng Tỏm - 1945
ỏnh ch thc dõn phong kin, xỏc lp ch mi, m ra k nguyờn c lp t do v ch ngha
1
)
Phải tri bỉ, tri kỷ: Phải biết mình biết ngời. ở đây nên hiểu là phải nắm vững tình hình ta, tình hình địch (B.T).
1
)
Một tỉnh gơng mẫu, kiểu mẫu (B.T).
1
)

Mu làm giàu cho gia đình mình, cho bản thân mình có quyền thế (B.T).
2
)
Nội hoạn: Nỗi lo ở bên trong, nguy cơ ở bên trong (B.T).
1
)
Sách Đại học là một trong 4 bộ sách của Nho giáo mà ở nớc ta vẫn gọi là Tứ th gồm có các sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung và
Đại học. Cũng có thuyết coi sách Đại học là một chơng của sách Lễ ký (cũng là một cuốn sách của Nho giáo). ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh
nói theo ý một câu trong sách Đại học: Sinh tài hữu đại đạo: sinh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả th, tắc tài
hằng túc hỹ. Nghĩa là: [Muốn] làm ra tiền của [cũng phải] có phơng sách cơ bản: làm ra thì nhiều, tiêu thụ thì ít, làm thì mau chóng, dùng
thì th thả, nh thế thì tiền của thờng đầy đủ (B.T).
4
Thụn Yờn Trng, xó Th Lp (Th Xuõn) ngy nay
- ni t chc i hi thnh lp ng b tnh Thanh
Húa, ngy 29-7-1930. nh: Xuõn Minh
xã hội.

9 năm kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ hy sinh, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Thanh Hóa tiến hành 4 kỳ đại hội (từ Đại hội I đến Đại hội IV) xác
định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, thành
căn cứ hậu phương chiến lược. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Thanh Hóa xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân phát triển toàn diện tạo ra tiềm lực cung cấp cho căn cứ địa Việt - Bắc, các chiến trường, các
cơ quan của Trung ương, Khu Ba, Khu Bốn và hàng vạn đồng bào tản cư Cùng với cung cấp hàng
vạn tấn lương thực, thực phẩm, Thanh Hóa đã huy động 57 nghìn thanh niên tham gia bộ đội, thanh
niên xung phong chiến đấu, công tác trên các chiến trường lập công xuất sắc; huy động hàng triệu lượt
dân công tiếp lương tải đạn trong các chiến dịch: Quang Trung, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào,
Điện Biên Phủ Để bảo vệ tiềm lực hậu phương, quân dân Thanh Hóa đã tổ chức chiến đấu hàng trăm
trận lớn nhỏ góp phần đập tan cái gọi là “Hành lang Đông - Tây”, “Phòng tuyến sông Mã” và các
cuộc càn quét lấn chiếm của địch, giải phóng miền Tây, bảo vệ vùng ven biển, giải phóng vùng Tam
Tổng, Nga Sơn, đập tan các tổ chức gián điệp phản động thổ phỉ, bảo vệ vững chắc hậu phương trong

mọi tình huống. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ Thanh Hóa được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi:
“Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng
bào Thanh Hóa có một phần vinh dự đến đó”.

21 năm chống Mỹ, cứu nước kiên cường bất khuất, Đảng bộ Thanh Hóa đã tiến hành 3 kỳ đại hội
(từ Đại hội V đến Đại hội VII) xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp lãnh đạo nhân
dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ, cứu nước.

Thanh Hóa đã tiến hành cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội, trên tất cả các lĩnh vực tạo ra tiềm lực
vật chất, tinh thần to lớn đáp ứng yêu cầu chiến đấu bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ hậu phương chi
viện cho các chiến trường giành thắng lợi. Giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Thanh
Hóa chuyển hướng phát triển kinh tế - xã hội từ thời bình sang thời chiến, vừa sản xuất vừa chiến đấu,
bắn rơi 376 máy bay (trong đó có 2 chiếc B52) bắn cháy và bắn chìm 57 tàu chiến của giặc Mỹ. Quân
dân Thanh Hóa đã sáng tạo nhiều phương thức đánh địch thông minh, hiệu quả. Chỉ trong 2 ngày: 3 và
4 tháng 4 năm 1965 Thanh Hóa bắn rơi 47 máy bay của giặc Mỹ, trong đó quân dân Hàm Rồng bắn
rơi 31 chiếc, quân dân Đò Lèn bắn rơi 12 chiếc. Quân dân xã Minh Khôi (Nông Cống) lần đầu tiên
trên miền Bắc tổ chức bắn rơi máy bay giặc Mỹ bằng súng bộ binh. Học tập và thi đua với quân dân
Minh Khôi, trung đội nữ dân quân Hoa Lộc (Hậu Lộc), Thanh Thủy (Tĩnh Gia), Hoằng Hải, lão quân
Hoằng Trường (Hoằng Hóa) lần lượt bắn rơi máy bay giặc Mỹ bằng súng bộ binh. Quân dân xã Phú
Lệ (Quan Hóa) đưa súng lên đỉnh núi cao bắn rơi F105. Quân dân xã Quảng Tường (Quảng Xương)
bằng thuyền đánh cá và vũ khí bộ binh đã đánh đắm tàu chiến của Mỹ - ngụy trên vùng biển quê
hương. Quân dân huyện Tĩnh Gia hợp đồng chiến đấu chặt chẽ bắn rơi máy bay, bắn tan xác thủy phi
cơ, bắt sống giặc lái trên biển. Bộ đội đảo Mê tổ chức trận địa trên biển bắn rơi nhiều máy bay giặc
Mỹ.

Trong chiến đấu, nhiều đơn vị bộ đội, dân quân, tự vệ được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi, được
Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong công tác giao thông - vận tải
Thanh Hóa đã bảo đảm “4 đường ra 3 đường vào” giữ vững các tuyến đường huyết mạch chi viện cho
các chiến trường phía Nam. Sáng tạo cầu phao luồng. Thành lập binh đoàn thuyền nan, binh đoàn xe
5

đạp thồ vận chuyển vũ khí và hàng hóa cho chiến trường. Trong chống Mỹ, cứu nước Thanh Hóa đã
huy động 250 vạn thanh niên tham gia bộ đội, thanh niên xung phong chiến đấu, công tác trên các
chiến trường lập công xuất sắc, chi viện cho Quảng Nam kết nghĩa, cho cách mạng Lào và tỉnh Hủa -
Phăn. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Thanh Hóa huy động thần tốc 21 ngàn thanh niên vào
bộ đội, huy động 21 tiểu đoàn bộ đội địa phương tham gia chiến đấu góp phần làm nên thắng lợi lịch
sử vĩ đại, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

10 năm sau chiến tranh (1975 - 1985), Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà nhanh chóng khắc phục hậu
quả chiến tranh, ổn định đời sống, đẩy lùi sự bao vây cấm vận phá hoại của các thế lực thù địch, chi
viện cho các cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, phía Bắc Tổ quốc bảo vệ độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; lao động sáng tạo xây dựng cơ sở vật chất chủ nghĩa xã hội tìm tòi khảo
nghiệm góp phần tìm ra phương hướng phát triển thích hợp. Nhiều công trình thủy lợi lớn ra đời như
Quảng Châu, sông Lý, Sông Hoàng, hồ Yên Mỹ, hồ Sông Mực, sông Đào Tam Điệp, đê biển Tĩnh Gia
và Nga Sơn Thanh Hóa đã đầu tư mở rộng Nhà máy Phân lân Hàm Rồng, Nhà máy Giấy Mục Sơn,
Nhà máy Gỗ Điện Biên, Xí nghiệp Nam Phát, Xí nghiệp Sành sứ, Nhà máy Cơ khí Thanh Hóa, Nhà
máy Cơ khí Sông Chu, hệ thống xí nghiệp, cơ khí, hệ thống trạm trại cấp huyện. Được tăng cường cơ
sở vật chất kỹ thuật cộng với thực hiện Nghị quyết 6 của Trung ương Đảng (khóa IV), Chỉ thị 100 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng Năm 1982, sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt gần 80 vạn tấn, đàn lợn
tăng 12,4%, đàn bò tăng 9%, đánh bắt đạt 19 nghìn tấn hải sản, sản xuất 42 nghìn tấn muối, giá trị
công nghiệp đạt 268 triệu đồng. Cùng với phát triển kinh tế đã tập trung xây dựng lại hệ thống trường
học, bệnh viện, trạm xá, các công trình văn hóa, phúc lợi xã hội, văn hóa - xã hội phát triển; kết hợp
kinh tế với quốc phòng, xây dựng hệ thống phòng thủ, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, đập tan
chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội.

Tuy đạt thành tựu to lớn, toàn diện nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nền kinh
tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đời sống xã hội vô cùng khó khăn, niềm tin của nhân
dân đối với sự lãnh đạo của Đảng giảm sút. Để khắc phục tình trạng đó, Đảng ta quyết định tiến hành
sự nghiệp đổi mới sâu sắc toàn diện.


Sự nghiệp đổi mới bắt đầu bằng đổi mới tư duy - trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức - cán
bộ. Đảng bộ và hệ thống chính trị được xây dựng củng cố vững chắc, năng lực lãnh đạo quản lý điều
hành, vận động quần chúng được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, cơ chế tập
trung quan liêu được xóa bỏ, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác lập, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, các thành phần kinh tế bung ra sản xuất, kinh doanh “xóa đói, giảm
nghèo, làm giàu cho quê hương, đất nước”; nền kinh tế hàng hóa hình thành phát triển. Thời kỳ 1991 -
1995 tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7%, tăng hơn thời kỳ 1986 - 1990 là 3,3%. Riêng
năm 1995 tăng trưởng 8,7%, giá trị công nghiệp tăng 9,6%, giá trị thương mại dịch vụ tăng 8,8%, giá
trị nông nghiệp tăng 7,1%, thu ngân sách tăng 9%. Trên địa bàn toàn tỉnh hình thành 4 vùng kinh tế
động lực: Bỉm Sơn - Thạch Thành, Thanh Hóa - Sầm Sơn, Mục Sơn - Lam Sơn, Nghi Sơn - Tĩnh
Gia. Các hoạt động giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, báo chí chất lượng tốt hơn, góp phần khắc phục
các mặt tiêu cực, cổ vũ toàn dân tiến hành sự nghiệp đổi mới. Công tác quốc phòng - an ninh được
tăng cường; cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và công an làm tham mưu
đã phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân giữ vững ổn định chính trị, trật tự
6
an toàn xã hội. Đảng bộ tích lũy được kinh nghiệm quý đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên CNH, HĐH.

15 năm tiến hành CNH, HĐH (1996 - 2010), Đảng bộ Thanh Hóa tiến hành 3 kỳ đại hội (từ Đại hội
XIV đến Đại hội XVI), xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phấn đấu đến năm 2020
Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp tập trung ở các mặt sau đây:

Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, tiêu biểu là
các dây chuyền sản xuất xi-măng, các dây chuyền sản xuất mía đường, các cơ sở sản xuất gạch, bia,
nước giải khát, chế biến tinh bột ngô, bột sắn, sản xuất quạt điện, bao bì, các xí nghiệp may mặc
Trong những năm 2006 – 2010, Khu Kinh tế Nghi Sơn được xây dựng đã thu hút 29 dự án với tổng
vốn đăng ký là 8,54 tỷ USD, đã đầu tư thực hiện một số dự án đạt 617 triệu USD. Trong đó có nhiều
dự án quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ hình thành khu kinh tế như: Liên hiệp hóa dầu, xi-măng
Công Thanh, khu công nghiệp luyện kim, trường dạy nghề LICOGI Hiện nay đã hoàn thành giải
phóng mặt bằng giao cho các nhà thầu 1.540 ha đất (bằng 80% tổng diện tích khu kinh tế), đầu tư
1.231 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế.


Hai là: Đầu tư phát triển giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, cơ sở vật chất giáo dục, y tế,
thể thao, thông tin, báo chí, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại.

Ba là: Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ mới, từng bước CNH, HĐH nông - lâm -
ngư nghiệp. Trong đó có hệ thống thủy lợi, cảng cá, các cơ sở nuôi trồng hải sản mặn lợ, chế biến
nông, lâm, hải sản. Không ngừng phát triển Công trình Thủy lợi - Thủy điện hồ Cửa Đạt là dự án có
quy mô, đầu tư và công nghệ kỹ thuật lớn nhất và hiện đại nhất.

Tuy tốc độ CNH, HĐH còn chậm nhưng đã tạo ra điều kiện cơ bản thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển. Cụ thể là: GDP thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân 11,3%, vượt bình quân thời kỳ 1996 - 2000
là 4%, riêng 2010 tăng gấp 2,1 lần 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng
nông - lâm - ngư trong GDP liên tục giảm, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ liên tục tăng; tỷ
lệ lao động trong nông nghiệp từ 85% vào năm 1986 đến năm 2010 giảm xuống 55%. Chất lượng hoạt
động văn hóa xã hội, chất lượng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân tốt hơn. Đảng bộ và hệ
thống chính trị được xây dựng vững chắc, tích lũy nhiều kinh nghiệm quý, đáp ứng yêu cầu bảo vệ xây
dựng quê hương trong thời kỳ CNH, HĐH.

80 năm ra đời và hoạt động, Đảng bộ đã lãnh đạo chính quyền và nhân dân tỉnh nhà xây đắp thành
tựu ngày càng to lớn vẻ vang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng dân tộc ta sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội, Thanh Hóa sớm thành tỉnh kiểu mẫu như lời dạy của Bác Hồ vô vàn kính yêu.
Phan Huy Chúc
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
/>Chính trị Thursday, ngày 22/07/2010

VIII- Đảng bộ lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(THO) - Sau 10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, tháng 6-1996 Đại hội Đảng lần thứ VIII quyết
7
định đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu: công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Để bảo đảm cho sự nghiệp CNH, HĐH thành công, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành các kỳ đại hội, xác

định mục tiêu, nhiệm vụ, bước đi, cách làm phù hợp và đặt ra phương hướng phấn đấu đến năm 2020
Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Quá trình CNH, HĐH được tập trung ở các mặt cơ bản
sau đây:

Một là: Đổi mới máy móc thiết bị công nghệ theo hướng tự động, hiện đại, xây dựng cơ sở sản xuất
công nghiệp, bao gồm các lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng,
chế biến nông, lâm sản, hàng tiêu dùng, phân bón, may mặc như: Nhà máy Xi-măng Nghi Sơn (giai
đoạn I và II), các dây chuyền sản xuất xi- măng Bỉm Sơn, Nhà máy Xi-măng Công Thanh, Nhà máy
Xi-măng Thanh Sơn (Ngọc Lặc), các cơ sở sản xuất gạch tuy nen, gạch ceramic, Nhà máy Đường
Nông Cống, Nhà máy Đường Việt - Đài, Nhà máy Đường Lam Sơn, các cơ sở chế biến bột sắn, tinh
bột ngô, các xí nghiệp may mặc, các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo, cơ sở sản xuất giày xuất khẩu, quạt
điện, bao bì PP, bia và nước giải khát Trong những năm 2006 - 2010, Khu Kinh tế Nghi Sơn được
xây dựng và thu hút nhiều dự án với tổng số vốn đăng ký 8,54 tỷ USD, đã đầu tư thực hiện một số dự
án đạt giá trị 617 triệu USD. Trong đó có một số dự án quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ hình
thành khu kinh tế như: Liên hợp Lọc hóa dầu, Xi-măng Công Thanh, khu công nghiệp luyện kim,
trung tâm nhiệt điện, cơ sở chế biến hải sản, Nhà máy Giày Sunjade, Trường dạy nghề LICOGI. Một
số nhà máy đã hoàn thành đi vào hoạt động như: Nhà máy Xi-măng Nghi Sơn, Công Thanh (giai đoạn
I), cơ sở sản xuất ống cốt sợi thủy tinh, Nhà máy Bia Thanh Hóa - Nghi Sơn Hiện nay, đã hoàn thành
giải phóng mặt bằng giao đất cho các nhà thầu 1.540 ha (bằng 80% tổng diện tích khu kinh tế), đầu tư
1.231 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu kinh tế.

Hai là: Đầu tư phát triển hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính - viễn thông, cơ sở vật chất
giáo dục, y tế, thể dục thể thao, thông tin báo chí theo hướng hiện đại.

Ba là: Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ mới, từng bước CNH, HĐH sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp. Đó là, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa; đập Bái Thượng và hệ thống
thủy nông sông Chu được đại tu nâng cấp; Công trình Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt Đó là việc ứng
dụng công nghệ mới vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, hình thành các trang trại và mô hình chăn nuôi
công nghiệp, thực hiện các dự án nuôi trồng thủy, hải sản nước lợ, xây dựng nâng cấp hệ thống cảng
cá và các cơ sở chế biến xuất khẩu


Tuy tốc độ CNH, HĐH và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế nhưng đã tạo ra động lực
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lên tầm cao mới. Vì vậy, kinh tế tăng trưởng năm sau cao hơn năm
trước, nhiều chỉ tiêu quan trọng hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Quy mô nền kinh tế và năng lực
sản xuất không ngừng phát triển. Điều đó được minh chứng: GDP thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân
7,3%, thời kỳ 2001 - 2005 tăng 9,1%, thời kỳ 2006 - 2010 tăng 11,3%. Riêng giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2010 tăng gấp 2,1 lần năm 2005. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực, tỷ trọng
nông - lâm - ngư trong GDP liên tục giảm, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, du lịch liên tục
tăng. Bên cạnh các ngành dịch vụ truyền thống đã xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới như: tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông Doanh nghiệp Nhà nước giảm do sắp xếp lại, doanh nghiệp
tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp từ 85%
(năm 1986) giảm xuống 55% (năm 2010).
8

Chất lượng hoạt động văn hóa – xã hội được nâng cao, an sinh xã hội được chăm lo, hoạt động khoa
học - công nghệ được tăng cường, phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở trước kỳ hạn, tỷ lệ đạt chuẩn quốc
gia về y tế, giáo dục tăng lên, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân tốt hơn. Toàn tỉnh có 70% làng bản,
cơ quan khai trương xây dựng đơn vị văn hóa, 71% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Thể dục thể
thao phát triển sâu rộng, duy trì thứ hạng cao, đóng góp tích cực cho thành tích chung của đất nước.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” phát triển sâu rộng, chính sách xã hội được
thực hiện nghiêm túc, công bằng, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm. Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
được tăng cường, các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, chính trị ổn
định, trật tự xã hội bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp CNH, HĐH thành công.

Tổ chức Đảng và hệ thống chính trị được xây dựng vững chắc, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
quý trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và vận động quần chúng, đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ quê
hương trong thời kỳ CNH, HĐH.

Điều khẳng định là 80 năm qua kể từ ngày thành lập, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân
tộc trong tỉnh làm nên những thành tựu lịch sử vẻ vang, lãnh đạo nhân dân đấu tranh kiên cường, bất

khuất, góp phần giành và giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc; tập trung trí tuệ, tâm huyết, công sức
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, từng bước xây dựng Thanh Hóa trở
thành “tỉnh kiểu mẫu” như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
.Hà Linh và Phan Huy Chúc (biên soạn)

/>Chính trị Friday, ngày 07/05/2010

Chính trị Thursday, ngày 04/02/2010

/>Chính trị Tuesday, ngày 02/02/2010

9
IX- Ý Đảng, lòng dân hòa quyện: Tạo nên sự bứt phá toàn diện trong công cuộc đổi mới
(THO) - Hơn 20 năm, kể từ sau Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986), cùng với cả
nước, tỉnh ta bước vào thực hiện công cuộc
đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo. Vượt lên những khó khăn của một
tỉnh nghèo, chúng ta đã giành được nhiều
thắng lợi to lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh
vực, khẳng định ý chí, niềm tin của nhân dân
với Đảng và công cuộc đổi mới.
Nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng kỳ sau cao hơn kỳ trước; giai đoạn 1991-2000 đạt 7,1%;
giai đoạn 2001-2009 ước đạt 9,8%; dự kiến giai đoạn 2006-2010 đạt 11,3%. GDP bình quân đầu người
năm 2009 gấp 2,5 lần năm 2000 và gấp 4,2 lần năm 1991. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhiều
dự án quan trọng đã và đang được xây dựng. Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; tiềm lực quốc phòng - an ninh được củng
cố, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực.


Nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá đúng thực chất những gì đã đạt được mới thấy hết sự nỗ lực
của cả Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Cũng như nhiều địa phương khác, những năm đầu
thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Tổng sản phẩm xã hội
(GDP) cũng như thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp so với cả nước. Tuy là địa phương hội tụ
khá đầy đủ các yếu tố có lợi, nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn diễn ra, nhất là vào thời kỳ giáp
hạt. Nhận rõ những yếu kém, khó khăn và tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Tỉnh ủy đã đề ra nhiều
nghị quyết, chương trình hành động cụ thể, khơi dậy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân để tạo
sức bật mới, vươn lên.

Với chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với việc khai thác tiềm năng thế mạnh
của từng vùng kinh tế, sản xuất lương thực ngày càng phát triển. Giai đoạn 2000 - 2005, tổng sản
lượng lương thực đạt 1,45 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu lương thực cho tiêu dùng, dự trữ và một
phần cho xuất khẩu; năm 2009 đạt 1,66 triệu tấn, gấp 2 lần so với năm 1990; đã hình thành được một
số vùng cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu chế biến cho các nhà máy và xuất khẩu. Chăn nuôi phát
triển theo mô hình trang trại; các dự án phát triển đàn lợn nạc, cải tạo tầm vóc đàn bò triển khai có hiệu
10
Cảng Nghi Sơn.
quả; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
Ngành thủy sản phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến. Sản lượng
khai thác hải sản ngày càng tăng. Một số cơ sở chế biến thủy sản được mở rộng, nâng cấp, nâng cao
năng lực chế biến. Nghề rừng được tổ chức lại và phát triển theo hướng xã hội hóa, hình thành các
trang trại nông lâm kết hợp, trồng rừng phòng hộ kết hợp với phát triển rừng kinh tế. Đã tổ chức giao
đất lâm nghiệp đến hộ và các tổ chức kinh tế; độ che phủ rừng tăng từ 36,6% năm 2000 lên 43% năm
2005 và 47% năm 2009

Sản xuất công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị gia tăng thời kỳ 2001 - 2009
tăng 17,5%, thời kỳ 1991-2000 tăng 11,7%, trong đó ngành công nghiệp 13,9%, xây dựng 20,3%. Tỷ
trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong GDP toàn tỉnh tăng ngày càng cao. Đặc biệt, thu hút đầu tư
nước ngoài tăng nhanh. Từ năm 1991 đến 2009, tỉnh đã cấp phép đầu tư cho 49 dự án có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài với tổng vốn lên gần 7 tỷ USD, riêng giai đoạn 2006-2009 đã cấp phép cho 21 dự
án với tổng vốn đăng ký 6,222 USD. Hiện, Thanh Hóa là tỉnh đứng thứ 8 toàn quốc về thu hút vốn
đầu tư nước ngoài; dẫn đầu cả nước về sản lượng xi-măng và đường kết tinh. Nhiều dự án lớn như
Công trình Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn, Nhà máy
Đóng sửa tàu biển Nghi Sơn, Nhà máy Ô tô Bỉm Sơn, Nhà máy Xi-măng Công Thanh, vv đang được
đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện để có thể đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả. Các ngành nghề
thủ công truyền thống đang được khôi phục và phát triển, nhiều loại sản phẩm đã được xuất khẩu sang
thị trường thế giới.

Các dịch vụ về vận tải được tăng cường. Hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển hiện đại, đồng bộ
và có chất lượng cao. Công tác tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại có nhiều chuyển biến, thị
trường ngày càng được mở rộng, giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 23,3%, năm
2005 đạt 105 triệu USD; năm 2009 đạt 287 triệu USD, gấp 11 lần năm 1990. Hạ tầng du lịch được
quan tâm đầu tư, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đến
nay, toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Mạng lưới y tế được tăng cường cả về cán bộ và
cơ sở vật chất. Các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo từng bước thực hiện có
hiệu quả, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần, đến năm 2009 còn 17,6%. Cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế
theo ngành, tỉnh cũng tập trung chỉ đạo phát triển theo vùng, lãnh thổ. Vì vậy, sau gần 20 năm, tỷ trọng
ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 49,2% năm 1991 xuống còn 27,3% năm 2009; công nghiệp
- xây dựng tăng từ 19,5% lên 38,4%; các ngành dịch vụ tăng từ 31,3% lên 34,3%. Nội bộ từng ngành
kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.

Phải khẳng định, sau hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,
tỉnh ta đã nỗ lực vươn lên tạo sự bứt phá về nhiều mặt. Kết quả này là minh chứng sinh động về sự
sáng suốt, khả năng, trình độ lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự đồng thuận của các tầng lớp
nhân dân.

Với mục tiêu phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Phát triển mạnh nguồn lực con người, ứng dụng nhanh các thành

tựu khoa học công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa và tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt
động văn hóa, xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
11
nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững
ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, phấn đấu đến 2010 ra khỏi tỉnh
nghèo, đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, chúng ta không chỉ tiếp tục đổi mới mà
còn đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ. Trong đó, đặc biệt quan tâm đổi mới hệ thống chính trị,
theo hướng đổi mới phương thức, nội dung lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh, nâng cao năng lực trí tuệ, uy tín đạo đức và sự gắn bó giữa Đảng với nhân dân, để ý Đảng, lòng
dân hòa quện, đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi.
.Hà Anh Đài
/>Chính trị Tuesday, ngày 02/02/2010

X- Vững bước trên con đường Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, thực hiện thành công sự nghiệp CNH,
HĐH quê hương, đất nước
(THO) - Diễn văn của đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, tại
Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Kính thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ;
- Kính thưa các Mẹ Việt Nam anh hùng,
- Thưa quý vị đại biểu,
- Thưa đồng chí, đồng bào,

Trong không khí vui tươi, phấn khởi đón mừng xuân mới, mừng những thành tựu của quê hương,
đất nước trên con đường đổi mới và hội nhập, với niềm tự hào sâu sắc, hôm nay, chúng ta long trọng
tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3-2-1930 – 3-2-
2010). Tại buổi lễ trọng thể này, thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tôi nhiệt liệt chào mừng và
gửi tới các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các Mẹ Việt
Nam anh hùng, các vị khách quý, cùng toàn thể đồng chí, đồng bào lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Trong giờ phút trang nghiêm này, chúng ta thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn công lao trời

biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người đã sáng lập, rèn luyện Đảng ta, chèo lái con thuyền
cách mạng Việt Nam cặp bến vinh quang. Chúng ta nguyện mãi mãi học tập và làm theo tấm gương
đạo đức sáng ngời của Bác.

Tự đáy lòng mình, chúng ta vô cùng biết ơn các bậc lão thành cách mạng, các chiến sĩ cộng sản kiên
trung, các anh hùng liệt sĩ, thương, bệnh binh và nhiều thế hệ đồng chí, đồng bào - những người con
thân yêu của quê hương Thanh Hóa đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì
hạnh phúc của nhân dân.

Thưa đồng chí, đồng bào!

Năm 1858, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm
lược lâu dài trên đất nước ta. Không cam chịu nỗi nhục mất nước, ngay từ cuối thế kỷ XIX, nhân dân
ta đã liên tiếp nổi dậy chống lại sự áp bức bóc lột của thực dân cướp nước và phong kiến tay sai. Song,
do khủng hoảng về đường lối, nên các cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước do các sĩ phu lãnh đạo
12
đều không giành được thắng lợi.
Trong bối cảnh ấy, với “ham muốn tột bậc làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do”, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân
và Người đã tìm thấy ở Chủ nghĩa Mác - Lênin con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Ngày 3-2-1930, tại Hương Cảng - Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì
Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng là
bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường
lối cứu nước; mở đầu thời đại mới trong lịch sử dân tộc - thời đại giai cấp công nhân và Đảng tiên
phong đứng ở vị trí trung tâm, tập hợp lực lượng, đoàn kết thống nhất toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh
vô địch chiến thắng đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó
khăn, thử thách, viết nên những trang vàng chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Vừa mới ra đời, Đảng đã tổ chức và lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô

Viết - Nghệ Tĩnh, thúc giục toàn dân vùng lên cứu nước, cứu nhà. 15 tuổi, Đảng lãnh đạo toàn thể dân
tộc chớp thời cơ, tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân
dân, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đánh
giá về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “chẳng những giai cấp lao
động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác
cũng có thể tự hào rằng lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc
địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

Giữa lúc chính quyền cách mạng còn non trẻ, phải đối phó với đủ loại thù trong, giặc ngoài, đất
nước trong thế ngàn cân treo sợi tóc, thực dân Pháp đã âm mưu quay trở lại hòng đặt ách nô lệ lên đất
nước ta một lần nữa. Với bản lĩnh cách mạng kiên cường, với quyết tâm: “thà hy sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Đảng đã lãnh đạo toàn dân đoàn kết một
lòng, vượt qua 9 năm kháng chiến trường kỳ đầy hy sinh gian khổ, làm nên chiến thắng Điện Biên
“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã
đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời
cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

Thực dân Pháp thất bại, đế quốc Mỹ đã thay chân xâm lược nước ta. Đảng đã lãnh đạo nhân dân hai
miền Nam - Bắc thực hiện thắng lợi đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH, bảo vệ vững
chắc hậu phương lớn miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, mà đỉnh cao
là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - mùa xuân 1975. Năm tháng qua đi nhưng thắng lợi của nhân dân
ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói
lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một chiến công vĩ đại trong
lịch sử thế giới thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

Non sông thu về một mối, cả nước cùng tiến lên xây dựng CNXH. Song, những hậu quả nặng nề do
chiến tranh để lại, cùng với những sai lầm, khuyết điểm, do chủ quan nóng vội trong cải tạo XHCN và
sự chậm trễ trong chuyển đổi cơ chế quản lý, cũng như tác động của sự khủng hoảng toàn diện dẫn đến
đổ vỡ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch
với âm mưu “diễn biến hòa bình” đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vào cuối những

13
năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX rơi vào tình trạng khó khăn gay gắt. Song, với bản chất
cách mạng và khoa học, bản lĩnh chính trị vững vàng, dạn dày trong đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã
không ngừng tìm tòi, khám phá con đường xây dựng đất nước.

Sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay, thật
sự là một công trình sáng tạo to lớn. Sau hơn 20 năm đổi mới, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, bộ mặt đất nước đã khởi sắc cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng, sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN được đẩy mạnh. Đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố
và tăng cường. Chính trị xã hội ổn định. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên
trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên đã tạo ra thế và
lực mới để đất nước tiếp tục phát triển.
Nhìn lại chặng đường 80 năm hoạt động vẻ vang của Đảng, “với tất cả tinh thần khiêm tốn của người
cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại”. Đồng hành cùng dân tộc, gắn bó
máu thịt với nhân dân, Đảng đã trở thành lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước. Mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam trong 80 năm qua, đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng. Mầu cờ đỏ của
Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan màn đêm đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững
bước tiến lên trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thưa đồng chí, đồng bào!

Là mảnh đất có bề dầy lịch sử và truyền thống yêu nước, cách mạng; dưới ánh sáng của Đảng, tháng
6-1930, tại làng Hàm Hạ (Đông Sơn) Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Thanh Hóa được thành lập.
Ngay từ khi mới ra đời, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, Đảng bộ tỉnh đã phát huy tinh thần chủ
động, tích cực, với phương châm: kiên quyết về chiến lược, mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược, khi
thời cơ cách mạng đến đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh vùng lên khởi nghĩa giành chính
quyền. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ đã lãnh đạo quân, dân trong
tỉnh vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tham gia tiếp lương, tải đạn chi viện cho tiền tuyến, góp phần cùng
toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, để rồi “Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu,
đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là một trong những địa phương của miền Bắc XHCN,
chịu sự đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Song với lòng yêu nước nồng nàn, với tinh thần “không có gì
quý hơn độc lập, tự do”, quân và dân Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực chiến đấu
bảo vệ vững chắc hậu phương, chi viện kịp thời sức người, sức của cho tiền tuyến “đánh cho Mỹ cút,
đánh cho Ngụy nhào”, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà. Từ trong máu
lửa của cuộc kháng chiến vĩ đại ấy, những tên đất, tên người như: Hàm Rồng, Nam Ngạn, Trung đội
lão dân quân Hoằng Trường, Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc đã đi vào lịch sử hào hùng chống giặc
ngoại xâm của dân tộc, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí
Minh.

Kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, cùng với cả nước, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân
tộc trong tỉnh tập trung “hàn gắn vết thương chiến tranh”, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản
xuất, đời sống, đặt nền tảng cho sự phát triển sau này. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường
học, bệnh viện, các cơ sở sản xuất công nghiệp trong thời kỳ này được xây dựng bằng sức lao động
14
thủ công và sự đóng góp của nhân dân trong tỉnh, đến nay vẫn tiếp tục phát huy tác dụng.

Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với triển khai thực hiện sáng tạo chủ trương của Đảng, khẳng định
hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ; đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xác lập các quyền của người sử
dụng đất, tạo ra động lực mới thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển; Đảng bộ đã tập trung
lãnh đạo đổi mới tư duy kinh tế, từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, kiên
quyết thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới, gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; quan tâm
xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh; thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa
bàn tỉnh.

Bằng việc vận dụng và ban hành những cơ chế chính sách phù hợp, khơi dậy được tiềm năng lao
động sáng tạo trong nhân dân, sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã
có bước phát triển vượt bậc: tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở nhịp độ cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch

theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được hoàn thiện. Từ một địa phương
thường xuyên thiếu lương thực, những năm gần đây không những tỉnh ta đã bảo đảm vững chắc an
ninh lương thực, mà còn có một phần dành cho xuất khẩu; một số vùng sản xuất nguyên liệu tập trung
cho công nghiệp chế biến như: mía, cao su, vùng sắn, vùng luồng đã được hình thành. Sản xuất công
nghiệp tiếp tục tăng trưởng, là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về sản lượng xi - măng và mía đường. Các
khu công nghiệp, Khu Kinh tế Nghi Sơn được thành lập, với hàng chục dự án lớn đã và đang được
triển khai thực hiện; một số ngành công nghiệp then chốt của tỉnh như sản xuất vật liệu, luyện cán
thép, nhiệt điện, lọc hóa dầu đã được hình thành. Các hoạt động văn hóa - xã hội chuyển biến tích
cực, theo hướng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa; nhiều cơ sở khám,
chữa bệnh, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao ngoài công lập được đầu tư xây dựng, đang cùng các
cơ sở của Nhà nước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và hướng đến trở thành các
trung tâm của khu vực. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được tăng cường.
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Đồng thời với phát triển kinh tế, đảng bộ luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng
Đảng. Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và yêu cầu đổi mới đất nước, Đảng bộ luôn coi
trọng giáo dục chính trị tư tưởng, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái của các thế lực thù
địch, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên luôn giữ vững lập trường chính trị, tuyệt đối tin tưởng vào đường
lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Quan tâm nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của
các cấp ủy Đảng, nhất là vai trò của tổ chức Đảng ở cơ sở trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi hoạt động của các tổ chức Đảng; chú trọng tới công
tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển và sử dụng cán bộ; tạo động lực khuyến
khích cán bộ, đảng viên không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ lý luận, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, đề cao trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hơn 20 năm thực hiện đổi mới, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân
các dân tộc ra sức thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương. Đó chính là tiền đề vững chắc để tỉnh ta phấn
đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN.

15
Thưa đồng chí, đồng bào!

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Cuộc đời và sự nghiệp của
Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Sau 3 năm thực hiện “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Trung ương Đảng phát động, bằng sự ngưỡng
mộ và lòng kính yêu Bác vô hạn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thanh Hóa đã tiếp nhận và hưởng
ứng cuộc vận động không chỉ với tinh thần nghiêm túc, để thực hiện một chủ trương lớn của Đảng, mà
còn với ý thức tự giác, phấn khởi và niềm tự hào sâu sắc. Bắt đầu từ các Hội thi “Kể chuyện tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đến “Làm theo” tấm gương đạo đức của Bác, đã có sức lan tỏa, vươn
xa tới tận các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến
miền núi; thu hút nhiều đối tượng, thành phần, độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau tham gia.

Hơn 3.000 tập thể, cá nhân được biểu dương từ cơ sở và 175 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến cấp
tỉnh, chắc chắn chỉ là những con số rất nhỏ, trong hàng ngàn, hàng vạn tấm gương thường ngày vẫn
học tập và làm theo đạo đức của Bác. Các gương điển hình tiên tiến không chỉ là những cán bộ, đảng
viên gương mẫu đi đầu trong cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng
phí; bảo vệ trật tự an toàn xã hội; tận tâm, tận lực trước nhiệm vụ được giao mà điều đáng trân trọng,
đó là gương của những nông dân sáng tạo, vượt khó đi lên xây dựng kinh tế gia đình để không chỉ làm
giàu cho gia đình, mà còn góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ bà con những
kinh nghiệm trong sản xuất; đó là tấm gương của những cán bộ hưu trí tích cực tham gia phong trào
khuyến học, khuyến tài; sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn văn hóa của các dân tộc; là những thanh niên nông
thôn đi đầu trong vận động gia đình, làng xóm hiến tặng đất đai, tự giác giải phóng mặt bằng tạo điều
kiện cho các dự án triển khai đúng tiến độ; là tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ dân quân cứu người
trong thiên tai lũ lụt và còn nhiều, nhiều tấm gương khác nữa đang lặng lẽ tự giác làm theo đạo đức
của Bác, làm cho cuộc sống này ngày càng tươi đẹp và có ý nghĩa hơn.

Thay mặt Ban Chỉ đạo tỉnh về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” tôi nhiệt liệt biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong làm theo tấm gương đạo đức của
Bác, mong rằng ngày càng có nhiều hơn những điển hình tiên tiến làm theo lời Bác trên quê hương

Thanh Hóa của chúng ta.
Thưa đồng chí, đồng bào!

Năm 2010 là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp và diễn ra nhiều sự kiện trong đại của tỉnh, của
đất nước; là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, có vai trò quyết
định trong việc hoàn thành kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, tạo tiền đề cho việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch 5 năm 2011 - 2015.

Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2010, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song phía trước
chúng ta cũng có nhiều thời cơ, thuận lợi. Kinh tế đất nước đang có dấu hiệu phục hồi nhờ tác động
tích cực của các giải pháp kích cầu sản xuất, tiêu dùng và bảo đảm an sinh xã hội mà Chính phủ đã ban
hành. Trong tỉnh, nội lực, tiềm năng tăng trưởng đã và đang được cải thiện; các cơ chế chính sách đã
ban hành tiếp tục phát huy tác dụng; một số cơ sở công nghiệp lớn sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động;
các dự án lớn như Nhiệt điện Nghi Sơn, Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đường Hồi Xuân - Mường Lát, mở
rộng Quốc lộ 1A, Đền thờ các anh hùng liệt sĩ tại Hàm Rồng, Chính điện Lam Kinh sẽ chính thức
16
khởi công xây dựng. Đó không chỉ là động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự hấp
dẫn trong thu hút đầu tư, mà còn là động lực tinh thần tạo nên không khí phấn khởi, tin tưởng đối với
nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Quyết tâm lớn nhất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh là: Tranh thủ tối
đa cơ hội phục hồi kinh tế; phát huy mọi tiềm lực của địa phương, đẩy mạnh các phong trào thi đua
yêu nước, tạo ra bước phát triển mới, toàn diện, với tốc độ cao trên tất cả các ngành, lĩnh vực; đẩy
mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; thực hiện tốt các chính sách
an sinh xã hội; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật
tự an toàn xã hội; tạo tiền đề vững chắc để toàn tỉnh bước vào thời kỳ 2011 - 2015 với quyết tâm mới,
khí thế mới.

Để hoàn thành được mục tiêu to lớn đó, trước hết phải tận dụng tối đa thời cơ thuận lợi, tháo gỡ kịp
thời khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao

tốc độ, chất lượng tăng trưởng, cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Thường xuyên theo dõi, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc về vốn, mặt bằng, thủ tục hành chính
phát huy tối đa năng lực sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có; tạo mọi điều kiện đẩy nhanh tiến
độ xây dựng, sớm đưa các dự án công nghiệp có tác động lớn đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh vào hoạt động. Rà soát, ban hành chính sách khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn xây
dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề, phát triển tiểu -
thủ công nghiệp trong nông thôn; khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu lao động lớn về các vùng
nông thôn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, phải quan tâm xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Tăng cường ứng dụng, chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo tín
hiệu của thị trường; triển khai xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đồng
thời mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp, bấp bênh, sang nuôi trồng các giống cây con
có giá trị kinh tế cao. Triển khai xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn; xây dựng phổ biến rộng rãi
quy trình thâm canh nâng cao chất lượng cây luồng, trên cơ sở đó phát động rộng rãi phong trào này ở
những nơi có điều kiện. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, bảo đảm an
toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường; tiếp tục phát triển đàn bò sữa ở những nơi có điều kiện; đồng
thời, xúc tiến xây dựng đề án nâng cao chất lượng đàn bò thịt, trâu thịt để không xa nữa thịt bò của
Thanh Hóa có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Cùng với triển khai đề án xây dựng nông thôn mới, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch,
xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ; chú trọng mở rộng thị
trường nội địa, quan tâm phát triển thị trường nông thôn, miền núi. Khuyến khích phát triển mạnh các
siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ, các điểm bán buôn, bán lẻ hình thành hệ thống các kênh
phân phối liên hoàn, bảo đảm lưu thông hàng hóa ổn định.
Tiếp tục thực hiện sáng tạo Nghị định 69/NĐ-CP của Chính phủ, trên cơ sở đó đẩy mạnh xã hội hóa
gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động khoa học công nghệ, văn hóa - xã hội; nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; giải quyết có hiệu quả các vấn đề
xã hội bức xúc; tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên theo hướng bền vững.

17

Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh các phương án phòng thủ, chống bạo loạn; đẩy mạnh công tác xây
dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng
cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh cải cách
hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; giải
quyết dứt điểm, kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân, không để phát sinh thành điểm nóng.
Thưa đồng chí, đồng bào!

Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại, Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “việc cần phải làm trước tiên là
chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ
Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”. Trên tinh thần ấy, để tiếp tục xây dựng
Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng; tổ chức, bộ máy và cán bộ; các cấp ủy Đảng phải tuân thủ
triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng; gương mẫu chấp
hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát đối với cán bộ, đảng viên ở nơi làm việc cũng như nơi cư trú, nhất là sự giám sát của nhân
dân. Trước mắt trong năm 2010, các cấp ủy Đảng phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thành công Đại hội
Đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Minh” lên tầm cao
mới, ngày càng thiết thực, hiệu quả; cùng với phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ,
đảng viên, phải xây dựng cho được các chuẩn mực đạo đức cụ thể, thiết thực, gắn với chức năng,
nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, làm cơ sở cho việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cá nhân và sự kiểm
tra, giám sát của tập thể. Đồng thời, quan tâm phát hiện những việc làm tốt, những gương điển hình
tiên tiến trong “làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, để nhân ra diện rộng, trở thành nếp sống,
lối sống hằng ngày của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị và địa phương.

Thưa đồng chí, đồng bào!

Ôn lại chặng đường vẻ vang của Đảng trong 80 năm qua, chúng ta càng thêm tự hào về những thắng

lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với sức mạnh của truyền thống, kết
quả của hiện tại, Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn có đủ bản lĩnh, trí tuệ lãnh đạo toàn thể dân tộc
vững bước trên con đường mà Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với niềm tin ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thanh Hóa, nguyện đoàn kết một
lòng, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng
- an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác
Hồ kính yêu hằng mong muốn.
- Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!
- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
- Ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2010!

Một lần nữa xin kính chúc đồng chí, đồng bào một năm mới sức khỏe, hạnh phúc, thành công.

Xin trân trọng cám ơn.
18
/>Chính trị Friday, ngày 29/01/2010

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, thăm Khu di tích Hàm Hạ, dâng hương viếng đồng chí Lê Thế Long,
Bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh
(THO) - Sáng 29-1-2010, đồng chí Nguyễn Văn Lợi,
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đã đi thăm
Khu di tích Hàm Hạ (xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn),
nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Thanh
Hóa.
Cùng đi với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy có lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Xây
dựng và lãnh đạo huyện Đông Sơn.

Tại Hàm Hạ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và các đại biểu đã đến thăm và dâng hương tại nhà thờ và
phần mộ đồng chí Lê Thế Long, nguyên Bí thư chi bộ Hàm Hạ, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh

(tháng 7-1930), thăm và dâng hương tại đình làng Hàm Hạ, di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi hoạt động
của chi bộ những ngày đầu thành lập. Đây là các hạng mục quan trọng gắn với quá trình hình thành và
phát triển của lịch sử Đảng bộ tỉnh. Để chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-1930 –
3-2-2010) và 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (29-7-1930 – 29-7-2010), các hạng mục trên đã
được tỉnh đầu tư tôn tạo với số kinh phí gần 700 triệu đồng, do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư. Sau gần
1 tháng thi công, đến nay các hạng mục đã cơ bản hoàn thành.

Sau khi dâng hương, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã gặp gỡ một số cán bộ, nhân dân và con cháu đồng
chí Lê Thế Long. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mong muốn các thế hệ hôm nay phát huy tốt truyền thống
của Đảng, sự hy sinh lớn lao của những đảng viên đầu tiên ở Hàm Hạ, tích cực trong lao động sản
xuất, xây dựng quê hương.

Cũng trong dịp này, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã công bố Quyết định công nhận người hoạt
động cách mạng trước ngày 1-1-1945 đã hy sinh, từ trần, công nhận đồng chí Lê Thế Long là người
hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945, có thời gian tham gia cách mạng từ 1925 đến 1937. Gia
đình đồng chí Lê Thế Long được hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày
1-1-1945 theo quy định.
19
Đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung
ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, dâng hương
tại nhà thờ đồng chí Lê Thế Long.
. Tuấn Linh
/>Chính trị Friday, ngày 15/10/2010
( Nguồn: ).
XI- Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn CNH, HĐH (1996 - 2010)
(THO) - Đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên CNH, HĐH, những năm 1996 - 2010, Đảng bộ tỉnh đã
tiến hành 3 kỳ đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp và các bước đi
thích hợp, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng phát triển các nguồn nội lực, huy động các
nguồn ngoại lực đầu tư hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV từ ngày 7 đến ngày 10 - 5 - 1996 tại khu Hội nghị 25B, gồm 350

đại biểu của 31 đảng bộ trực thuộc, đại diện cho hơn 14 vạn đảng viên của Đảng bộ. Đại hội báo cáo
tổng hợp ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh cho Dự thảo Văn kiện Đại hội
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. Đại hội đánh giá tình hình hoạt động trong nhiệm kỳ XIII như sau:
Nền kinh tế đang đi vào thế ổn định và phát triển, một số lĩnh vực tăng trưởng khá, sản lượng lương
thực đạt 1 triệu tấn, giải quyết căn bản vấn đề thiếu lương thực. Trên cơ sở sản xuất phát triển, đời
sống vật chất và văn hóa cùng phát triển, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng
cường. Nội bộ Đảng và nhân dân đồng thuận, khối đại đoàn kết được tăng cường. Đảng bộ phát huy
tốt hơn vai trò lãnh đạo, niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố và tăng cường Tuy vậy,
tiềm năng thế mạnh trong tỉnh chưa được khai thác hợp lý, cơ cấu kinh tế và nền kinh tế hàng hóa tốc
độ phát triển còn chậm, nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết. Một bộ phận chi bộ, đảng bộ, cán
bộ, đảng viên còn yếu kém làm giảm sút niềm tin của quần chúng Đại hội đề ra phương hướng,
nhiệm vụ tổng quát là: Phát huy thành tựu đạt được, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc phục khó khăn,
tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH; khai thác sử dụng tốt các nguồn lực đầu tư
đẩy nhanh tốc độ phát triển; kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, quốc phòng
- an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, cải thiện đời sống nhân dân, chuẩn bị điều
kiện để phát triển cao hơn sau năm 2000 Một số mục tiêu lớn cần phấn đấu đạt được: GDP bình
quân đầu người đạt 400 USD, cơ cấu kinh tế: nông - lâm - ngư 28,64%, công nghiệp - xây dựng
30,26%, dịch vụ - du lịch 41,1%, sản lượng lương thực năm 2000 đạt 1.300.000 tấn và kim ngạch xuất
khẩu đạt 190 triệu USD Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 51 đồng chí, Tỉnh ủy bầu Ban
Thường vụ 13 đồng chí, bầu đồng chí Lê Văn Tu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV từ ngày 2 đến ngày 5 - 1 - 2001 gồm 399 đại biểu chính thức. Đại
hội thảo luận đóng góp ý kiến của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh cho Dự thảo Văn kiện Đại
hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Báo cáo Chính trị của Tỉnh ủy, báo cáo kết quả 1 năm vận động
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bầu Tỉnh ủy. Đại hội đánh giá tình hình hoạt động trong nhiệm kỳ XIV
như sau: Kinh tế phát triển với tốc độ khá, nổi bật là sản xuất lương thực, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động chuyển dịch theo hướng tích cực, các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp hình thành, kết
cấu hạ tầng và năng lực sản xuất phát triển. Văn hóa - xã hội tiến bộ, đời sống nhân dân tăng lên, chính
trị xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh vững chắc, cơ chế dân chủ thực hiện nghiêm túc, Đảng bộ và
hệ thống chính trị trưởng thành nhiều mặt Tuy vậy, một số chỉ tiêu đại hội đề ra chưa đạt, Thanh Hóa

vẫn là tỉnh nghèo, một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa năng động sáng tạo trong triển khai CNH,
HĐH Đại hội xác định mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2001 – 2005, như sau: GDP bình quân hàng
năm tăng 10% trở lên. GDP bình quân đầu người đạt 460 USD. Đến năm 2005 cơ cấu kinh tế nông -
20
lâm - ngư, công nghiệp, dịch vụ trong GDP là: 33,3% - 33,7% - 33%, lương thực đạt 1,5 triệu tấn, đầu
tư xã hội trong nhiệm kỳ đạt 30.000 tỷ đồng trở lên, giải quyết việc làm cho 18,5 vạn lao động, tỷ lệ
lao động được đào tạo nâng lên 25%, tỷ lệ tăng dân số 1,1%, tỷ lệ nghèo còn lại 5% (theo tiêu chí cũ),
phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, 70% xã, phường, thị trấn phổ cập THCS Cùng với phát triển kinh tế -
văn hóa, tích cực tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, đập tan âm mưu “Diễn biến hòa bình”,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN. Tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 6 (lần 2) về vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, khắc phục các mặt yếu kém, đẩy
lùi các hiện tượng suy thoái, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu 80% tổ chức cơ sở
Đảng và 50% Đảng bộ cấp cơ sở đạt trong sạch, vững mạnh, 85% đảng viên đủ tư cách đạt loại I Đại
hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 51 đồng chí, Tỉnh ủy bầu Ban Thường vụ 13 đồng chí, bầu
đồng chí Trịnh Trọng Quyền làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI từ ngày 20 đến ngày 22 - 12 - 2005, gồm 349 đại biểu chính thức,
thay mặt cho 167 ngàn đảng viên của Đảng bộ tỉnh. Đại hội có nhiệm vụ thảo luận Báo cáo Chính trị
của Tỉnh ủy (khóa XV), báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), báo cáo tổng hợp
ý kiến đóng góp cho Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ
khóa mới; bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội X của Đảng. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội chỉ rõ: Kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, khai thác các nguồn lực cho đầu tư đạt khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
được tăng cường. Đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị xã hội
ổn định, quốc phòng - an ninh vững chắc. Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể có nhiều
chuyển biến tích cực, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và Kết luận Hội nghị
Trung ương 4 (khóa IX) đạt được kết quả tốt. Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai rộng khắp và
đạt kết quả mới. Đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân được tăng cường Tuy vậy, Đảng bộ vẫn còn
khuyết điểm trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, một số mục tiêu Đại hội
XV đề ra chưa đạt, Thanh Hóa vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chậm chưa tương xứng với

tiềm năng lợi thế Đại hội chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ những năm 2006 - 2010 là: Phát huy sức
mạnh đoàn kết, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh
CNH, HĐH, xây dựng bảo vệ Tổ quốc XHCN. Nhiệm kỳ tới cần phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục
tiêu sau đây: Huy động nội lực, phát huy ngoại lực phát triển kinh tế với tốc độ cao bền vững, nâng
cao sức cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đến năm 2010 thoát nghèo, 2020 trở thành tỉnh
công nghiệp. Trong nhiệm kỳ cần phấn đấu thực hiện 5 chương trình kinh tế lớn của tỉnh, đó là:
Chương trình xây dựng khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn, chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền
Tây, chương trình đào tạo sử dụng nguồn nhân lực, chương trình phát triển xuất khẩu, chương trình
phát triển du lịch. Cùng với phát triển kinh tế, cần chăm lo phát triển văn hóa - xã hội: Phấn đấu 100%
huyện, thị xã, thành phố phổ cập THCS, giải quyết việc làm trong 5 năm cho 250 ngàn lao động, nâng
tỷ lệ đào tạo nghề cho lao động xã hội lên 38%, tỷ lệ tăng dân số 1%, tỷ lệ hộ nghèo còn 20% (theo
tiêu chí mới). Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành của chính quyền, năng lực
vận động, đoàn kết toàn dân của mặt trận và các đoàn thể; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng và sức chiến đấu của Đảng bộ; phấn đấu 80% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh,
85% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 59
đồng chí, Tỉnh ủy bầu Ban Thường vụ 15 đồng chí, bầu đồng chí Phạm Văn Tích làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 10 – 2007, đồng chí Phạm Văn Tích nghỉ hưu, đồng chí Nguyễn Văn Lợi làm Bí thư Tỉnh ủy.
21

Với 3 kỳ đại hội, Đảng bộ đã lãnh đạo đồng bào các dân tộc tỉnh nhà tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản
lý, cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình CNH, HĐH tập
trung vào các khâu sau đây:

Một là: Từng bước đổi mới máy móc thiết bị theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa, nâng cấp và xây
dựng mới hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp mà trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp cơ
bản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Từ đó, hình thành các khu kinh tế công nghiệp động lực,
tiêu biểu là khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn. Hiện nay, Khu Kinh tế Nghi Sơn đã có 29 dự án với tổng
vốn đăng ký tương đương 8,54 tỷ USD, tổng giá trị đầu tư đã thực hiện đạt 617 triệu USD; trong đó có
một số dự án quan trọng như: Khu công nghiệp lọc hóa dầu, Nhà máy Xi-măng Công Thanh, khu công

nghiệp luyện kim, trung tâm nhiệt điện, nhà máy chế biến hải sản, Nhà máy Giày Sunjade Hai là:
Đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải, điện, nước, bưu chính viễn thông theo hướng CNH,
HĐH. Ba là: Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ mới, từng bước công nghiệp hóa,
hiện đại sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

Cùng với phát triển kinh tế, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được xã hội hóa nhiều
lĩnh vực, khoảng cách chênh lệch về kinh tế - văn hóa giữa các vùng, miền từng bước được thu hẹp.
Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được xây dựng củng cố vững chắc. Đảng bộ và hệ thống
chính trị vững mạnh đáp ứng yêu cầu lãnh đạo công cuộc xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước ngày
thêm văn minh, giàu đẹp.
Phan Huy Chúc
(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, biên soạn)
XII- Thành tựu của tỉnh Thanh Hóa qua 25 năm đổi mới:
- Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIII( vòng I từ 25-27/4/1991, vòng II từ 24-
27/9/1991) đã thống nhất đánh giá:
22
- “ Gần 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, tỉnh ta đã đạt được những kết quả
tương đối toàn diện. Nhiều lĩnh vực kinh tế có bước phát triển về thực chất. đời sống nhân dân
đỡ khó khăn, có một bộ phận được cải thiện. Bộ mặt xã hội có những thay đổi tiến bộ. Cuộc đáu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân mang màu sắc phong kiến, tiểu tư sản trong đảng bộ đã được tiến
hành mạnh mẽ và đem lại kết quả tốt. Tư tưởng và tổ chức trong đảng bộ chuyển biến tốt, đàon
kết nội bộ được tăng cường, tạo đà tiếp tục tiến hành đổi mới sâu ssắc và toàn diện hơn”.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh TH lần thứ XIV được tiến hành từ ngày 07-10/5/1996 đã thống
nhất đánh giá: “ Nền kinh tế đi vào ổn định và phát triển, một số lĩnh vực có bước phát triển
khá. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định và đựôc cải thiện, cơ bản chấm dứt
nạn đói. Bộ mặt xã hộ có nhiều đổi mới và tiến bộ, tạo được niềm phấn khới, tin tưởng trong
nhân dân. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hệ thống chính trị được củng cố một buowcs,
khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng, chính quyền ngày càng vững mạnh và có hiệu lực.
Nội bộ đảng và nhân dân đoàn kết nhất trí, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên
đuowcj nâng lên, tổ chức cơ sở đảng được củng cố. Đảng bộ ngày càng phát huy vai trò lãnh

đạo thực hiện công cuộc đổi mới và tăng niềm tin đối với quần chúng. Sự lãnh đạo và tổ hcức
thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền có nhiều tiến bộ”.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh TH lần thứ XV được tiến hành từ ngày 02- 05/01/2001
đã thống nhất đánh giá: “5 năm qua(1996- 2000) tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của đảng,
dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, vượt qua khó khăn,
thách thức đật được những thành tựu quan trọng: Kinh tế phát triển với tốc độ khá, nhất là lương
thực(đạt gần 1,3 triệu tấn), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tich cực; các vùng kinh tế
động lực và các khu công nghiệp tập trung đã được hình thành và đi vào hạot động có hiệu quả;
cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cuowngf, năng lực sản xuất tăng nhanh, khắc phục một bước
tình trạng chậm phát triển của kinh tế. Văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được
cải thiện; chính trị xã hội ổn định; quốc phòng- an ninh được giữu vưĩng, công tác xây dựng
đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng có nhiều tiến bộ. Sau hơn một năm
thực hiện Nghị quyết trung ương 6( lần 2) đạt kkết quả buowcs đầu; Quy chế dân chủ ở cơ sở
được triển khai và thực hiện có hiệu quả; lòng tin của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh vào công
cuộc đổi mới và chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững chắc”.
( Trích trong “ Những sự kiện lịch sử đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975- 2000”- của BCH Đảng
bộ tỉnh Thanh Hóa).
- Đại hội Đảng bộ tỉnh TH lần thứ XVI: “ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI từ ngày 20 đến
ngày 22 - 12 – 2005 Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XV, Đại hội chỉ rõ: Kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng, khai thác các nguồn lực cho đầu tư đạt khá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng
cường. Đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị xã hội ổn
định, quốc phòng - an ninh vững chắc. Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể có nhiều
chuyển biến tích cực, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và Kết luận Hội
nghị Trung ương 4 (khóa IX) đạt được kết quả tốt. Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai
rộng khắp và đạt kết quả mới. Đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân được tăng cường Tuy vậy,
Đảng bộ vẫn còn khuyết điểm trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng,
một số mục tiêu Đại hội XV đề ra chưa đạt, Thanh Hóa vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển
23
chậm chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế ”( Trích bài: Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh trong

giai đoạn CNH, HĐH (1996 - 2010)- nguồn: ).
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII được tiến hành từ ngày 17-
20/10/2010 đã thống nhất đánh giá: “5 năm qua, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn,
thách thức, nhưng đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu giành được
những thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế duy trì được tốc độ
tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Huy
động vốn cho đầu tư phát triển vượt mục tiêu kế hoạch và tăng cao so với nhiệm kỳ trước; kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Các hoạt động văn hóa - xã hội có chuyển biến
tiến bộ theo hướng chuẩn hóa và xã hội hóa. Chính trị ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng
cường, trật tự an toàn xã hội bảo đảm; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân
không ngừng được cải thiện. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm.
Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với
chế độ ngày càng được nâng cao, tạo thế và lực mới cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn
trong những năm tới”.
Kết quả cụ thể đãc được Dại hội XVII xác định rõ:
“Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI trong điều kiện chính trị - xã hội ổn định; đoàn kết trong Đảng và
trong nhân dân được tăng cường; nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách do Trung ương ban hành
đã tạo điều kiện cho tỉnh có thêm nguồn lực phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân;
Khu Kinh tế Nghi Sơn được thành lập với nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo ra sức hấp
dẫn mới cho thu hút đầu tư; sau hơn hai mươi năm đổi mới, tiềm lực kinh tế - xã hội của tỉnh
được tăng cường, các cấp ủy Đảng, chính quyền tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những thuận lợi, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng phải đương
đầu với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, lạm phát, suy giảm kinh
tế, cùng với những yếu kém, bất cập vốn có của nền kinh tế đã tác động bất lợi đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, việc làm và đời sống nhân dân.

Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, quân, dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những

thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Trong tổng số 21 chỉ tiêu chủ
yếu, có 18 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tình hình thực hiện Nghị
quyết trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

A. Những kết quả đạt được

I- Về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

1- Kinh tế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước; năng
lực sản xuất và quy mô nền kinh tế được tăng cường

24
Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 11,3%, cao hơn
so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng GDP theo giá so sánh năm 2010 gấp 2,7 lần năm 2005. GDP
bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 810 USD, vượt mục tiêu kế hoạch.

1.1- Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển tương đối ổn định, giá trị gia tăng bình
quân hằng năm tăng 2,6%. Năng suất các loại cây trồng chủ yếu đều tăng. Từ năm 2006, sản
lượng lương thực hằng năm luôn đạt trên 1,5 triệu tấn, đạt mục tiêu đại hội. Chăn nuôi phát triển
theo mô hình trang trại, gia trại; số lượng đàn gia súc giảm nhưng sản lượng thịt hơi các loại
tăng so với đầu nhiệm kỳ. Trồng rừng mới vượt mục tiêu kế hoạch, tỷ lệ che phủ rừng năm 2010
ước đạt 48.8%, hoàn thành mục tiêu kế hoạch. Thủy sản phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi
trồng và chế biến; cơ sở vật chất hậu cần nghề cá được tăng cường; sản lượng thủy sản năm
2010 tăng 1,4% lần so với năm 2005.

1.2- Ngành công nghiệp - xây dựng luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị gia
tăng bình quân hằng năm tăng 16%. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp gấp hơn 2,1 lần so
với năm 2005. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có mức tăng trưởng khá. Đã thu hút
được một số dự án sản xuất công nghiệp lớn. Một số ngành nghề truyền thống, nghề mới được
khôi phục và phát triển. Ngành xây dựng có bước phát triển nhanh, đóng góp quan trọng cho

tăng trưởng, nhất là trong thời kỳ suy giảm kinh tế. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2010
gấp 3,1 lần so với năm 2005.

1.3- Dịch vụ phát triển đa dạng, có chuyển biến tích cực cả về quy mô, cơ cấu và chất
lượng. Giá trị tăng thêm bình quân hằng năm tăng 12,3%, đạt mục tiêu kế hoạch. Thương mại
phát triển theo hướng ngày càng văn minh, thuận tiện. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ bình quân hằng năm tăng 24,9%, vượt mục tiêu kế hoạch. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ năm 2010 ước đạt 377 triệu USD, vượt mục tiêu đề ra.

Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Mạng lưới xe
buýt được hình thành và không ngừng mở rộng. Dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ
thông tin, tài chính, ngân hàng phát triển nhanh. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn hằng năm
luôn vượt dự toán HĐND tỉnh giao. Chi ngân sách đáp ứng kịp thời cho thực hiện nhiệm vụ trên
các lĩnh vực.

2- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ngày càng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của
tỉnh và nhu cầu thị trường

2.1- Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP đã giảm từ 32,3% năm
2005 xuống còn 24,2% năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 34,6% lên
41,4%; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 33,1% lên 34,4%. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
từng ngành kinh tế có tiến bộ:

Trong nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tỷ trọng ngành chăn nuôi, tỷ lệ diện tích gieo trồng
các loại cây, con có giá trị kinh tế cao tăng. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao
25

×