Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu bổ sung đề cương ôn tập môn khuyến nông học (tài liệu tập huấn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.62 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHUYẾN NÔNG(KN)
( Nguồn: />(S(mauskqroy5iagnqnbxyemq55)A(jxQim8kwzgEkAAAAYTFiNjg5OGMtNTA4My00MWVkLWJlY2Y
tMTZiODY3N2NlNDVk_J-Ro9y-ZLyve75Bg54jhNLIojg1))/ShowThread.aspx?
ID=1970&AspxAutoDetectCookieSupport=1 ).

1/ Khuyến nông là gì?
Khuyến nông(KN) không phải tổ chức cứng nhắc, mà là một quá
trình giáo dục có mục đích để chuyển những thông tin đến người nông
dân, sau đó giúp họ cách sử dụng chúng để xây dựng một đời sống tốt hơn
cho mình và cho xã hội.
KN là một quá trình phát triển đặc biệt giúp cho người ta học bằng
cách thực hành và phát triển lòng tin để đáp ứng mục tiêu làm tăng thu
nhập và chất lượng đời sống của họ.

2/ Nhiệm vụ cơ bản của khuyến nông viên
Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn, kinh tế, xã
hội và nghiệp vụ khuyến nông
Là cố vấn kỹ thuật và thong tin cho nông dân
Thực thi các chương trình, dự án khuyến nông trên địa bàn mình phụ
trách
Thực thi tổ chức và theo dõi các mô hình sản xuất trình diễn
Điều tra thu thập thông tin làm cơ sở để xây dựng các dự án khuyến
nông
3/ Nội dung cảu hoạt động khuyến nông
Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
Thông tin tuyên truyền
Trình diễn và nhân rộng mô hình
Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Hợp tác quốc tế về khuyến nông
4/ Vai trò của khuyến nông
KN có vai trò là cầu nối


KN có vai trò trong chuyển đổi nền kinh tế đất nước
KN đã huy động được lực lượng cán bộ từ TW đến địa phương
KN góp phần xóa đói giảm nghèo
KN đã liên kết nông dân tăng cường sự hợp tác hỗ trợ nhau sản xuất
5/ Đối tượng của KN Việt Nam
1
Nhóm khách hàng sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Nhóm khách hàng sản xuất nhỏ
Nhóm khách hàng nghèo
6/ Tiêu chuẩn của KN viên
Có kiến thức cơ bản về cây trồng, vật nuôi, thủy sản, kinh tế….; về
nông dân, về cách tiếp thu và suy nghĩ của họ và về sự phát triển nông và
xã hội nông thôn
Có đạo đức, tác phong giản dị, khiêm tốn, kiên trì, chịu khó học hỏi
những kinh nghiệm hay của nông dân.
Có nghiệp vụ khuyến nông, biết nói, biết làm và biết viết
7/ Lập kế hoạch
Xác định và kiểm tra nhu cầu huấn luyện
Mục tiêu huấn luyện
Xác định đối tượng và số lượng tham gia
Nội dung huấn luyện
Tổ chức, địa điểm và thời gian huấn luyện
Xác định người hướng dẫn
Lập dự trù kinh tế
Điều kiện và phương tiện trợ giúp
8/ Mục tiêu của KN Việt Nam
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng
thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông
dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ
nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện

sinh thái, khí hậu và thị trường.
Góp phận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh
thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tham gia KN.
9/ Nguyên tắc cơ bản của KN
Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của nhà nước
2
Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của
nông dân trong hoạt động KN.
Liên kết chặt chẽ giữ cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học,
các doanh nghiệp vơi nông dân và giữ nông dân với nông dân.
Xã hội hóa hoạt độg KN, đa dạng hóa dịch vụ KN để huy động
nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt
động KN.
Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng
Nội dung, phương pháp KN phù hợp với từng vùng miền, địa bàn và
nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.

10/ Sơ đồ hệ thống KN 4 cấp ở Việt Nam

Theo: />(S(mauskqroy5iagnqnbxyemq55)A(jxQim8kwzgEkAAAAYTFiNjg5OGMtNTA4My00MWVkL
WJlY2YtMTZiODY3N2NlNDVk_J-Ro9y-ZLyve75Bg54jhNLIojg1))/ShowThread.aspx?
ID=1970&AspxAutoDetectCookieSupport=1#ixzz1lcR0aYx0
3

×