Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tài liệu tập huấn về phương pháp khuyến nông (dành cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện) Trường Nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 130 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
QUỐC GIA

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





TẬP HUẤN VỀ
PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN
NÔNG
(TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO BÀI GIẢNG VỀ PHƯƠNG PHÁP
KHUYẾN NÔNG
DÙNG CHO CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TỈNH, HUYỆN)








NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2006
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
MỤC LỤC


Lời nói đầu 6
Phần I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHUYẾN
NÔNG 8
1. Lịch sử khuyến nông trên thế giới và Việt Nam 8
1.1. Lịch sử quá trình hình thành khuyến nông trên thế
giới 8
1.2. Lịch sử khuyến nông ở Việt Nam 12
2. Khái niệm khuyến nông 17
3. Nguyên tắc hoạt động của khuyến nông 20
3.1. Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay cho
dân 20
3.2. Khuyến nông là một công việc đầy trách nhiệm 21
3.3. Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều 22
3.4. Khuyến nông không áp đặt, không mệnh lệnh 24
3.5. Khuyến nông hợp tác với những tổ chức phát triển
nông thôn khác 25
3.6. Khuyến nông làm việc với các đối tƣợng khác nhau 26
4. Vai trò của khuyến nông 28
4.1. Vai trò của cán bộ khuyến nông 28
4.2. Kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân của cán
bộ khuyến nông 30
4.2.1. Kiến thức 30
4.2.2. Năng lực cá nhân 31
4.2.3. Phẩm chất cá nhân 32
4.2.4. Khả năng nói trƣớc quần chúng 33
4.2.5. Kỹ năng viết báo cáo 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.2.6. Cách tiếp cận và làm việc với các lãnh đạo địa
phƣơng 35

5. Mục tiêu, chức năng và nội dung hoạt động khuyến
nông 39
5.1. Mục tiêu của khuyến nông 39
5.2. Chức năng của khuyến nông 39
5.3. Nội dung hoạt động khuyến nông 41
6. Hệ thống tổ chức khuyến nông 44
6.1. Những nguyên tắc cơ bản 44
6.2. Tổ chức khuyến nông 45
Phần II. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG 48
1. Phƣơng pháp khuyến nông cá nhân 48
1.1. Thăm nông dân trên hiện trƣờng 49
1.1.1. Mục đích và ý nghĩa 49
1.1.2. Các bƣớc thực hiện một cuộc viếng thăm nông
dân 50
1.2. Một số phƣơng pháp cá nhân khác 54
1.2.1. Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông 54
1.2.2. Gửi thƣ và gọi điện thoại 54
2. Phƣơng pháp khuyến nông nhóm 55
2.1. Hội họp 56
2.1.1. Mục đích ý nghĩa 56
2.1.2. Các bƣớc trong cuộc họp 58
2.1.3. Một số lƣu ý khi tiến hành cuộc họp 58
2.2. Trình diễn 59
2.2.1. Trình diễn phƣơng pháp 59
2.2.2. Trình diễn kết quả 62
2.3. Hội thảo đầu bờ 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.3.1. Khái niệm và mục đích 65
2.3.2. Một số chú ý khi tổ chức hội thảo đầu bờ 67

2.4. Tham quan 69
2.4.1. Mục đích tham quan 69
2.4.2. Trình tự các bƣớc tiến hành trong tham quan 70
2.4.3. Những điểm cần chú ý khi tiến hành thực hiện
một chuyến tham quan 71
3. Sử dụng phƣơng tiện thông tin đại chúng 73
3.1. Đặc điểm của phƣơng pháp thông tin đại chúng 73
3.2. Phân loại phƣơng tiện thông tin đại chúng 75
3.2.1. Nhóm truyền thanh (nghe) 75
3.2.2. Nhóm phƣơng tiện nhìn 76
3.2.3. Nhóm kết hợp nghe và nhìn 76
3.2.4. Nhóm ấn phẩm (đọc) 76
3.2.5. Các loại phƣơng tiện thông tin khác 77
3.3. Những nguyên tắc sử dụng phƣơng tiện thông tin đại
chúng 77
Phần III. MỘT SỐ TIẾP CẬN TRONG KHUYẾN NÔNG 82
1. Một số vấn đề chung về tiếp cận khuyến nông
truyền thống và có sự tham gia 82
1.1. Những ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp tiếp
cận khuyến nông truyền thống 82
1.2. Phƣơng pháp tiếp cận khuyến nông có sự tham gia 87
1.2.1. Một số vấn đề về sự tham gia 87
1.2.2. Yêu cầu về phƣơng pháp tiếp cận có sự tham
gia trong khuyến nông 90
2. Một số phƣơng pháp tiếp cận khuyến nông có sự
tham gia 91
2.1. Tiếp cận khuyến nông PAEM 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.1.1. Khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết của khuyến

nông PAEM 91
2.1.2. Các hoạt động tiến hành trong PAEM 93
2.1.3. Các thử nghiệm nông nghiệp 94
2.2. Phát triển kỹ thuật của sự tham gia (PTD) 108
2.2.1. Giới thiệu về phát triển kỹ thuật có sự tham gia 108
2.2.2. Nguyên tắc và trình tự các bƣớc trong quá trình
xây dựng và thực hiện PTD 111
2.2.3. Một số lƣu ý khi áp dụng tiếp cận PTD 115
2.3. Lớp học hiện trƣờng nông dân (FFS) 115
2.3.1. Giới thiệu mô hình lớp học hiện trƣờng nông
dân 115
2.3.2. Lý do để lựa chọn cách tiếp cận FFS trong
khuyến nông và chuyển giao 120
2.3.3. Nguyên tắc của mô hình FFS 121
2.3.4. Một số lƣu ý khi áp dụng tiếp cận FFS 126
Tài liệu tham khảo 127

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
LỜI NÓI ĐẦU
rong giai đoạn hiện nay, công tác khuyến nông ngày càng
hoàn thiện cả về tổ chức, nội dung và phương pháp. Cuốn
“Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông" ra đời nhằm
đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chuyên môn nghiệp vụ của
cán bộ khuyến nông các cấp. Cuốn sách được biên soạn trên
cơ sở tham khảo hơn 30 tài liệu cập nhật trong, ngoài nước và
tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn khuyến nông ở các tỉnh
miền núi Tây Bắc, Đông Bắc nước ta. Nội dung cuốn sách được
dùng làm tài liệu tham khảo cho cuốn “Đề cương bài giảng
tập huấn về phương pháp khuyến nông” dùng cho giảng

viên hoặc làm tài liệu nâng cao năng lực cho khuyến nông viên
cấp tỉnh, huyện. Cuốn sách này gồm ba phần chính:
 Những khái niệm cơ bản về khuyến nông;
 Một số phương pháp khuyến nông;
 Một số phương pháp tiếp cận trong khuyến nông.
Nhóm tác giả tham gia biên soạn cuốn “Tài liệu tập huấn
phương pháp khuyến nông” này gồm:
1. PGS.TS. Nguyễn Duy Hoan - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên
2. TS. Tống Khiêm - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
3. TS. Đinh Ngọc Lan - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên
4. ThS. Phạm Kim Oanh - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
5. TS. Dương Văn Sơn - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên
T
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6. ThS. Nguyễn Hữu Thọ - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
Để hoàn thiện cuốn tài liệu này, chúng tôi đã nhận được sự
giúp đỡ có hiệu quả của các nhà khoa học, các chuyên gia từ
các trường, viện, trung tâm và tổ chức quốc tế như: Trường Đại
học Nông Lâm Huế, Trường Đại học Hùng Vương, Trường cán
bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT 1, Trường Cao đẳng Nông
Lâm Bắc Giang, Trường Công nhân kỹ thuật Nông nghiệp
Trung ương, Viện nghiên cứu Chè, Trung tâm Đào tạo Phù
Ninh, Tổ chức Helvetas - Thụy Sĩ, Tổ chức GTZ - Đức, Tổ chức
SNV - Hà Lan, CIAT, Chúng tôi đánh giá cao sự tham gia
đóng góp ý kiến của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến

lâm 16 tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
Đặc biệt, chúng tôi đã nhận được cổ vũ động viên và khích
lệ rất lớn từ hai cơ quan chủ quản là Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn về sự giúp đỡ
hết sức quý báu đó.

Tập thể tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Phần I
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VỀ KHUYẾN NÔNG
1. LỊCH SỬ KHUYẾN NÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Lịch sử quá trình hình thành khuyến nông trên thế giới
Nhiều tài liệu cho rằng, khuyến nông bắt đầu từ thời kỳ
Phục hƣng (thế kỷ 14) khi khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết
vào thực tiễn.
Khởi đầu là một thầy thuốc
và cũng là nhà giáo ngƣời Pháp
Rabelais (1493 - 1553), ông chủ
trƣơng nguyên tắc gắn liền nhà
trƣờng với thực tiễn. Năm 1661,
một giáo sƣ ngƣời Anh là
Hartlib đã viết một cuốn sách
về "Sự tiến bộ của nghề nông",
đƣợc coi nhƣ là tài liệu đầu
tiên về khuyến nông. Sau đó,
tổ chức hiệp hội "Tăng cường
hiểu biết về nông nghiệp" đầu

tiên đã đƣợc thành lập ở Pháp
năm 1761, Đức năm 1764, Nga
năm 1765, Các hiệp hội này
đã đặt nền móng cho việc hình
thành và phát triển khuyến
nông sau này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Danh từ Khuyến nông (Extension) có nghĩa Mở rộng, triển
khai đƣợc sử dụng đầu tiên ở nƣớc Anh năm 1866. Tại Mỹ, Bộ
Nông nghiệp nƣớc này thành lập hoạt động khuyến nông theo
kiểu kết hợp triển khai và giáo dục. Đến năm 1914, Chính phủ
Mỹ thông qua Luật Khuyến nông, cho phép sử dụng các nguồn
tài trợ của các địa phƣơng vào các hoạt động khuyến nông.
Có thể nói rằng: Nông nghiệp thế giới phát triển nhanh là
nhờ có sự chuyển hƣớng trong giáo dục, đào tạo ngày càng
gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành từ các trƣờng đại
học, viện nghiên cứu, các hiệp hội, đặt cơ sở cho sự ra đời của
tổ chức khuyến nông.
Nhìn chung, khuyến nông trên thế giới đƣợc hình thành từ
bốn tổ chức cơ bản: (1) Hiệp hội nông dân, (2) Các tổ chức
khác ở nông thôn, (3) Các trƣờng đại học và (4) Các tổ chức
nông nghiệp của chính phủ.
Dƣới đây là sơ lƣợc về sự phát triển khuyến nông ở một số
nƣớc trên thế giới.
Pháp
Thế kỷ 15-16 đánh dấu một mốc đầu tiên trong lịch sử phát
triển khoa học Pháp, vì một số công trình đã đƣợc bắt đầu ở
thời kỳ này nhƣ tác phẩm "Ngôi nhà nông thôn" của Enstienne
và Liebault nghiên cứu về kinh tế nông thôn và khoa học nông

nghiệp. Tác phẩm "Diễn trường nông nghiệp" của Oliver de
Serres đề cập đến nhiều vấn đề trong nông nghiệp nhƣ cải tiến
giống cây trồng, vật nuôi.
Thế kỷ 18, cụm từ Phổ cập nông nghiệp (Vulgarisation
Agricole), hoặc chuyển giao kỹ thuật đến ngƣời nông dân
(Transfert des Technologies Agricoles au Paysan) đƣợc sử
dụng phổ biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-
1918), CETA (Centre d’Etudes Techniques Agricoles) - trung
tâm nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp đầu tiên đƣợc tổ chức do
sáng kiến của nông dân vùng Pari, hoạt động với nguyên tắc:
- Ngƣời nông dân có trách nhiệm và chủ động trong công
việc.
- Sáng kiến từ cơ sở.
- Hoạt động nhóm rất quan trọng.
Đây là một phƣơng pháp hết sức độc đáo thời bấy giờ,
ngƣời nông dân đƣợc quyền tham gia tích cực vào công việc
của nông trại, họ chủ động tìm ra các giải pháp thích hợp với sự
hỗ trợ của các kỹ sƣ nông nghiệp.
Mỹ
Năm 1845 tại bang Ohio, N.S. Townshned - Chủ nhiệm
khoa Nông học đề xuất việc tổ chức những câu lạc bộ nông
dân tại các quận, huyện. Những câu lạc bộ này sinh hoạt định
kỳ hàng tháng, nghe giảng về những chủ đề khoa học kỹ thuật
nông nghiệp, nghe báo cáo, đi tham quan thực tế tại những
trang trại. Đây là tiền thân của giáo dục sơ đẳng về khuyến
nông tại Mỹ.
Năm 1891, bang New York dành 10.000 USD cho khuyến

nông đại học.
Năm 1892 các trƣờng Đại học Chicago và Wicosin bắt đầu
tổ chức chƣơng trình khuyến nông học đại học.
Năm 1907, có 42 trƣờng đại học trong 39 bang đã thực
hiện công tác khuyến nông.
Năm 1910, có 35 trƣờng đại học đã có Bộ môn khuyến
nông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Năm 1914, Tổ chức khuyến nông đƣợc hình thành chính
thức ở Mỹ, có 1861 hội nông dân với 3.050.150 hội viên.
Thuật ngữ “Extension Education” đã đƣợc sử dụng để
chứng tỏ rằng đối tƣợng giáo dục của trƣờng đại học không
nên chỉ hạn chế ở những sinh viên do nhà trƣờng quản lý, mà
nên mở rộng tới những ngƣời đang sống ở khắp nơi trên đất
nƣớc.
Anh
Thuật ngữ “University Extension” hay “Extension of University”
lần đầu tiên đƣợc sử dụng ở Anh vào những năm 1840.
Những năm 1866-1868 Thuật ngữ “Extension” và
“Agricultural Extension” đƣợc sử dụng ở Anh. James Stuart -
thành viên của trƣờng Đại học Cambridge giảng bài cho Hiệp
hội phụ nữ và Câu lạc bộ của những ngƣời làm việc ở miền
Bắc nƣớc Anh. James Stuart thƣờng đƣợc coi là “người cha đẻ
của phổ cập đại học“. Năm 1876, trƣờng Đại học Luân Đôn và
năm 1878 trƣờng Đại học Oxford cũng dạy theo chƣơng trình
đào tạo này và từ năm 1880 hoạt động này trở thành một phong
trào.
Ngƣời Hà Lan dùng từ “Voorliching” mang nghĩa việc thắp
sáng con đƣờng phía trƣớc để giúp mọi ngƣời nhìn thấy đƣờng

đi. Theo gƣơng Hà Lan, ngƣời Indonesia nói đến việc thắp
sáng bằng ngọn đuốc (penyuluhan).
Hoạt động khuyến nông ở châu Âu, Oxtraylia, New
Zealand, Canada có nhiều điểm tƣơng tự nhƣ Pháp, Anh, Mỹ
tuy có khác nhau chút ít. Hoạt động dịch vụ khuyến nông
thƣờng bắt đầu từ các hội nông nghiệp, nó đƣợc giao trách
nhiệm cho một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Trung Quốc
Thực ra khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ lâu. Năm
1933, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Kim Lăng đã thành lập
Phân khoa Khuyến nông. Nhƣng mãi đến năm 1970, Trung
Quốc mới chính thức có tổ chức khuyến nông.
Thái Lan
Mãi đến năm 1967, Thái Lan mới có khuyến nông. Chính
phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm đầu tƣ cán bộ và kinh phí cho
công tác khuyến nông.
1.2. Lịch sử khuyến nông ở Việt Nam
Có thể nói rằng khuyến nông Việt Nam đã có từ thời Vua
Hùng với nông nghiệp nƣớc Văn Lang và nền văn minh lúa
nƣớc. Các vua Hùng cách đây hơn 2000 năm đã trực tiếp dạy
dân làm nông nghiệp: gieo hạt, cấy lúa, mở cuộc thi để các
hoàng tử, công chúa có cơ hội trổ tài, chế biến các món ăn độc
đáo bằng nông sản tại chỗ.
Để tỏ rõ sự quan tâm tới nông nghiệp, Lê Đại Hành (980 -
1008) là ông vua đầu tiên đích thân đi cày ruộng tịch điền ở Đọi
Sơn, Bàn Hải thuộc vùng Duy Tiên, Hà Nam ngày nay.
Các vua nhà Lý (1009 - 1225) rất coi trọng nghề nông, cho
đắp đê Cơ Xá và đề ra nhiều chính sách chăm lo phát triển

nông nghiệp, nhiều lần vua cày ruộng tịch điền và thăm nông
dân gặt hái. Sách “Đại Việt sử ký toàn thƣ” ghi lại sự kiện năm
Mậu Dần (1038) vua Lý Thái Tông ngự ở Bố Khẩu lập đàn, tế
thần nông và cày ruộng tịch điền. Khi có viên quan lại can Vua
không nên làm công việc của nông phu, Lý Thái Tông trả lời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

"Trẫm không tự mình cày ruộng thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì để
xƣớng xuất thiên hạ", nói xong Vua đẩy 3 đƣờng cày.
Triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497), đặt ra chức Hà đê
sứ và Khuyến nông sứ đến cấp phủ huyện và từ năm 1492 mỗi
xã có 1 xã trƣởng phụ trách nông nghiệp và đê điều (dưới thời
vua Lê Thánh Tông trị vì, nông nghiệp nước ta có một bước tiến
bộ lớn, nhiều năm được mùa, ít xảy ra mất mùa). Triều đình ban
bố chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền và lần đầu tiên sử
dụng từ “khuyến nông” trong bộ Luật Hồng Đức.
Thời vua Quang Trung (1788 - 1792): Từ năm 1789 sau khi
thắng giặc ngoại xâm, Quang Trung ban bố ngay "Chiếu
khuyến nông" nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng
đất bỏ hoang, sau 3 năm những đất đai hoang hoá đã đƣợc
phục hồi, sản xuất phát triển.
Triều nhà Nguyễn (1802-1945), đã định ra chức Đinh điền
sứ. Nguyễn Công Trứ đƣợc giao chức vụ này, ông đã có công
chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang để lập ra hai huyện Tiền Hải
(tỉnh Thái Bình) và Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).
Về kỹ thuật nông nghiệp và hoạt động khuyến nông, ông
cha ta đã có nhiều chủ trƣơng biện pháp đúng đắn nhƣ đắp đê
trị thủy, xây dựng hệ thống thủy nông, chọn lọc ra nhiều giống
cây trồng vật nuôi, công cụ thích hợp cho từng vùng sinh thái.
Những kinh nghiệm làm nông nghiệp lâu đời cũng đã đƣợc đúc

kết thành những câu ca dao, bài hát dễ nhớ, dễ truyền khẩu
mang đặc tính khuyến nông Việt Nam.
Thời kỳ Pháp thuộc (1884- 1945): Thực dân Pháp thực hiện
chính sách lập các đồn điền thuộc quyền chiếm hữu của bọn
thực dân, các quan lại, địa chủ, cƣờng hào. Hàng vạn ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Việt Nam bị ép làm phu trong các đồn điền đó, đời sống của họ
vô cùng cực khổ nhƣ những nô lệ.
Thời kỳ này, Việt Nam cũng đã nhập một số cây trồng mới
nhƣ: Cà phê (1857), Cao su (1897), Khoai tây, Súplơ, Su hào
một số giống vật nuôi nhƣ lợn Yorkshire, gà Rodeslend
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã xuất khẩu đƣợc một số
nông sản nhƣ gạo 967.000 tấn (năm 1919), 70.417 tấn nhựa
cao su (1920-1929). Điều đó cũng nói lên rằng phát triển nông
nghiệp và khuyến nông thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho chính
sách thuộc địa phong kiến của thực dân Pháp. Ngƣời Pháp tổ
chức các sở Canh nông ở Bắc Kỳ, các ty Khuyến nông ở các
tỉnh. Hàng năm tổ chức thi đấu xảo các sản phẩm nông nghiệp
quý nhƣ thi các giống bò sữa, giống ngựa tốt.
Năm 1938 Trƣờng đào tạo Kỹ sƣ Canh nông đƣợc thành
lập để đào tạo các kỹ sƣ ngành nông nghiệp.
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp, Ngƣời kêu gọi quốc dân
"tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất
nữa! Đó là những việc cấp bách của chúng ta lúc này". Nghe
theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, toàn dân bắt tay vào khôi
phục kinh tế, phát triển sản xuất. Vụ rau mầu đông xuân 1945-
1946 đã thắng lợi rực rỡ: sản lƣợng ngô tăng gấp 4 lần, khoai
lang tăng gấp 5 lần, tổng sản lƣợng hoa mầu quy thóc bình

quân hàng năm 133.100 tấn đến mùa xuân 1946 đã đạt
505.000 tấn, tăng gấp 4 lần.
Từ 1958-1975: Nông nghiệp miền Bắc Việt Nam phát triển
trong sự tác động trực tiếp của mô hình Hợp tác xã nông
nghiệp. Từ tổ đổi công (1956), đến hợp tác xã bậc thấp (1960),
hợp tác xã cấp cao (1968), hợp tác xã toàn xã (1974).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Phƣơng pháp hoạt động khuyến nông chủ yếu là: cán bộ
truyền đạt chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc hay tiến
bộ kỹ thuật thông qua Ban quản trị hợp tác xã rồi từ đó đến
ngƣời nông dân. Thành lập các đoàn cán bộ nông nghiệp ở
trung ƣơng, cấp tỉnh, huyện về chỉ đạo sản xuất ở cơ sở.
Về thành tích đã đạt đƣợc: Lúa chiêm đã đƣợc thay thế
bằng lúa xuân, năng suất cao ngắn ngày. Thái Bình là tỉnh đầu
tiên đạt 5 tấn thóc/ha năm 1966. Đến năm 1974 toàn miền Bắc
đã đạt 5 tấn thóc/ha trên đất cấy 2 vụ lúa. Năm 1988 huyện
Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình là huyện đầu tiên đạt 10 tấn thóc/ha.
Về chăn nuôi có phong trào nuôi lợn hai máu: Móng Cái 
Yorkshire, Ỉ  Bershire; bò lai Sind; nuôi gà công nghiệp,
Thời kỳ 1976- 1988: Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thống
nhất thành một mối, tiềm năng và thế mạnh của hai miền Nam
Bắc đƣợc bổ sung cho nhau và cùng nhau phát triển theo một
đƣờng lối chung là hợp tác hóa nông nghiệp. Song diễn biến
tình hình có nhiều phức tạp, do sự tác động của quan hệ sản
xuất tập thể và mô hình quản lý, kế hoạch hóa tập trung. Nhiều
thiếu sót đã nẩy sinh trong quản lý kinh tế và quản lý nông
nghiệp, đã làm cho nông nghiệp phát triển chậm lại, đời sống
nông thôn nảy sinh nhiều vƣớng mắc, nông dân không yên tâm
sản xuất.

Trƣớc thực trạng suy thoái kinh tế nói chung và nông
nghiệp nói riêng vào những năm cuối thập kỷ 70 và đầu năm
80, ngày 13/1/1981 Chỉ thị 100 CT/TW của Ban Bí thƣ Trung
ƣơng Đảng về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản
phẩm đến nhóm và ngƣời lao động trong hợp tác xã nông
nghiệp” đƣợc ban hành (gọi tắt là khoán 100) với mục đích phát
triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở lôi cuốn
mọi ngƣời hăng hái lao động. Khoán 100 chƣa phải là mô hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
mới về tổ chức và quản lý nông nghiệp mà mới chỉ là cải tiến
hình thức khoán, từ khoán việc sang khoán sản phẩm, từ khoán
đội sang khoán hộ. Đây cũng đƣợc coi là sự đột phá đầu tiên
vào cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, sản xuất tập thể. Vì vậy
khoán 100 đƣợc coi là “chìa khóa vàng” để mở ra thời kỳ mới
của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Tiến bộ lớn nhất sau khoán 100 là sản xuất lƣơng thực. Lần
đầu tiên kể từ khi nông nghiệp tập thể hóa (1958), Việt Nam đã
đạt tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng lƣơng thực cao hơn tốc độ
tăng dân số (lƣơng thực tăng 5%, dân số tăng 2,3%, lƣơng
thực bình quân trên đầu ngƣời tăng 273 kg/ngƣời/năm 1981
tăng lên 304 kg/ngƣời/1985. Chăn nuôi phát triển ổn định, nhất
là chăn nuôi ở hộ gia đình. Song những kết quả đạt đƣợc của
khoán 100 không bền vững. Từ năm 1986, sản xuất nông
nghiệp bắt đầu chững lại và giảm sút, sản lƣợng lƣơng thực
năm 1986 đạt 18,37 triệu tấn, năm 1987 giảm còn 17,5 triệu
tấn, trong khi đó dân số tăng gần 1,5 triệu ngƣời.
Tháng 12 năm 1986, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam
đã đề ra đƣờng lối đổi mới trong lãnh đạo và quản lý kinh tế.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng Cộng

sản Việt Nam khóa VI (5/4/1988) về ”Đổi mới quản lý trong
nông nghiệp” ra đời nhằm giải phóng sản xuất trong nông
thôn đến từng hộ nông dân, khẳng định hộ xã viên là đơn vị
kinh tế tự chủ ở nông thôn. Chính sách mới này đƣợc gọi tắt
là khoán 10.
Bắt đầu từ 1988: Khoán 10 đã đem lại hiệu quả nhanh
chóng, tạo ra bƣớc ngoặt mới trên mặt trận nông nghiệp. Hộ
nông dân đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ, họ có quyền sử
dụng ruộng đất lâu dài 15-20 năm, có quyền thuê thêm lao động,
có quyền phát huy vốn và vật tƣ kỹ thuật, chủ động xây dựng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có tƣ cách
pháp nhân trong quan hệ hợp đồng sản xuất kinh doanh.
Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về
công tác khuyến nông. Bắt đầu hình thành hệ thống khuyến
nông từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Kết quả đạt đƣợc của
nông nghiệp từ sau khi có đƣờng lối đổi mới là rất rõ nét, nói
riêng về sản xuất lƣơng thực thì diện tích, năng suất, sản
lƣợng tăng đều qua các năm. Nếu nhƣ trƣớc năm 1988 trở về
trƣớc, Việt Nam là một nƣớc thiếu lƣơng thực trầm trọng hàng
năm phải nhận viện trợ hoặc nhập khẩu gạo, thì đến năm
1989 đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, năm 1990: 1,6 triệu tấn,
1992: 1,9 triệu tấn, năm 1994: 2 triệu tấn và từ những năm
1996-2003 xuất khẩu trên 3 triệu tấn mỗi năm.
Ngày 26/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị định
56/2005/NĐ-CP về khuyến nông - khuyến ngƣ. Đây là những
văn bản pháp quy quan trọng đối với công tác khuyến nông nói
chung và tổ chức khuyến nông nói riêng.
2. KHÁI NIỆM KHUYẾN NÔNG

Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách
chính xác, vì khuyến nông đƣợc tổ chức bằng nhiều cách khác
nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi, do đó có nhiều quan
niệm và định nghĩa về khuyến nông, nhƣng từ những sự hiểu
biết khác nhau đó, chúng ta cũng có thể thống nhất đƣợc
những điểm chung của khuyến nông. Dƣới đây là một số các
quan niệm và khái niệm về khuyến nông.
Theo nghĩa chữ Hán, “khuyến“ có nghĩa là khuyên ngƣời ta
cố gắng sức trong công việc, còn “Khuyến nông” nghĩa là
khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Thuật ngữ “Extension” có nguồn gốc ở Anh, sau đó đƣợc
mở rộng tới các Hội giáo dục khác ở Anh và các nƣớc khác.
“Extension” với nghĩa ban đầu là “triển khai” hay “mở rộng”, khi
ghép với từ “Agriculture” thành “Agricultural Extension” thì dịch là
“khuyến nông”.
“Khuyến nông là phƣơng pháp động, nhận thông tin có lợi
tới ngƣời dân và giúp họ thu đƣợc những kiến thức, kỹ năng và
những quan điểm cần thiết nhằm sử dụng một cách có hiệu quả
thông tin hoặc kỹ thuật này” (B.E. Swanson và J.B.Claar).
“Khuyến nông, khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh
táo nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra
các quyết định đúng đắn” (A.W.Van den Ban và H.S Hawkins -
Khuyến nông, 1988).
“Khuyến nông, khuyến lâm đƣợc xem nhƣ một tiến trình
của việc hoà nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, các
quan điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm
trên cơ sở cộng đồng địa phƣơng sử dụng các nguồn tài
nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng

vƣợt qua các trở ngại gặp phải.” (D.Sim và H.A.Hilmi - FAO
Forestry paper 80, 1987, FAO Rome).
“Khuyến nông, khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng
nghe những khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự quyết định
giải quyết vấn đề chính của họ” (Malla - A Manual for training
Field Workers, 1989).
“Khuyến nông, khuyến lâm là một quá trình giáo dục. Các
hệ thống khuyến nông khuyến lâm thông báo, thuyết phục và
kết nối con ngƣời, thúc đẩy các dòng thông tin giữa nông dân
và các đối tƣợng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu,
các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo.” (Falconer, J. - Forestry, A
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Review of Key Issues, Social Forestry Network Paper 4e, 1987,
O. D. I., London).
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công
việc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một
hệ thống giáo dục ngoài nhà trƣờng, trong đó có ngƣời già và
ngƣời trẻ học bằng cách thực hành” (Thomas, G. Floes).
Qua rất nhiều định nghĩa, chúng ta có thể tóm tắt lại và có
thể hiểu khuyến nông theo hai nghĩa:
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để
chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát
triển nông thôn. Khuyến nông là ngoài việc hƣớng dẫn cho
nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết với
nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các
chính sách, luật lệ Nhà nƣớc, giúp nông dân phát triển khả
năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội nhƣ
thế nào cho ngày càng tốt hơn.
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo

dục không chính thức mà đối tƣợng của nó là nông dân. Tiến
trình này đem đến cho nông dân những thông tin và những lời
khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó
khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt
động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải
thiện chất lƣợng cuộc sống của nông dân và gia đình họ.
Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông lâm ngƣ, các trung
tâm khoa học nông lâm ngƣ để phổ biến, mở rộng các kết quả
nghiên cứu tới nông dân bằng các phƣơng pháp thích hợp để
họ có thể áp dụng nhằm thu đƣợc nhiều sản phẩm hơn.
Trên cơ sở đúc kết hoạt động khuyến nông ở Việt Nam,
chúng ta có thể định nghĩa về khuyến nông nhƣ sau: Khuyến
nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về
nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý,
những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết
được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh
sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây
dựng và phát triển nông thôn.
Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đƣờng cho nông
dân. Khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến
cáo, cho nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt;
đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách
dần dần và tự giác của nông dân.
3. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA KHUYẾN NÔNG
Hiện nay, hoạt động khuyến nông đang đƣợc mở rộng trên
phạm vi toàn quốc. Nhà nƣớc đã và đang dành nhiều khoản
tiền lớn để đào tạo cán bộ khuyến nông, xây dựng cơ sở vật

chất, kỹ thuật cho mạng lƣới khuyến nông và đầu tƣ cho nhiều
chƣơng trình và dự án khuyến nông khác nhau. Tuy vậy để
hoạt động có hiệu quả, khuyến nông cần đƣợc dựa trên một số
nguyên tắc sau:
3.1. Khuyến nông cùng làm với dân, không làm thay cho
dân
Khuyến nông cùng làm với dân. Chỉ có bản thân ngƣời
nông dân mới có thể quyết định đƣợc phƣơng thức canh tác
trên mảnh đất của gia đình họ. Cán bộ khuyến nông không thể
quyết định thay cho nông dân. Nông dân hoàn toàn có thể đƣa
ra những quyết định đúng đắn để giải quyết những khó khăn
của họ nếu nhƣ họ đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin và những
giải pháp khác nhau. Khi tự mình đƣa ra quyết định, ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nông dân sẽ tin vào bản thân hơn so với khi bị áp đặt. Cán bộ
khuyến nông cần cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận với
nông dân trên cơ sở điều kiện cụ thể của nông trại: đất đai, khí
hậu, nguồn vốn, nhân lực, các thuận lợi, các khó khăn trở
ngại, các cơ hội có thể đạt đƣợc, từ đó khuyến khích họ tự
đƣa ra quyết định cho mình.

3.2. Khuyến nông là một công việc đầy trách nhiệm
Một mặt, khuyến nông chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc là
cơ quan quyết định những chính sách phát triển nông thôn, cho
nên phải tuân theo đƣờng lối và chính sách của Nhà nƣớc
trong khi thực thi nhiệm vụ. Mặt khác, khuyến nông là ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
phục vụ tận tuỵ của nông dân, có trách nhiệm đáp ứng những

nhu cầu của nông dân trong vùng. Điều đó có nghĩa là ngƣời
nông dân có quyền đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến
nông. Tính hiệu quả của hoạt động khuyến nông, trƣớc hết
đƣợc đánh giá trên cơ sở đƣờng lối, chính sách phát triển nông
thôn hoặc chƣơng trình khuyến nông của Nhà nƣớc có đƣợc
thực hiện tốt hay không. Ngoài ra, nó còn đƣợc đánh giá trên
cơ sở thu nhập và cuộc sống của nông dân, có phải nhờ
khuyến nông mà đƣợc cải thiện hay không. Do đó, các chƣơng
trình khuyến nông phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nông
dân nói riêng và nhu cầu phát triển nền kinh tế nông thôn nói
chung. Nhiệm vụ của ngƣời cán bộ khuyến nông là thoả mãn
một cách hài hoà hai nhu cầu đó.







3.3. Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều
Khuyến nông là một nhịp cầu vừa chuyển giao kiến thức
khoa học kỹ thuật của các cơ quan nghiên cứu đến cho nông
dân, vừa tiếp nhận thông tin của nông dân chuyển đến các cơ
quan nghiên cứu. Khuyến nông không chỉ trao mà còn phải sẵn
Ví dụ, mục tiêu của Nhà nƣớc là tăng sản lƣợng lƣơng
thực hà ng năm, đồng thời ngƣời dân đòi hỏi phải đủ
lƣơng thực cho gia đình sinh sống và thức ăn cho chăn
nuôi. Nhƣ vậy khi khuyến khích, giúp đỡ nông dân sử dụng
giống mới và áp dụng những biện pháp canh tác mới để
nâng cao năng suất, khuyến nông sẽ đồng thời thoả mãn

đƣợc cả mục tiêu của Nhà nƣớc lẫn nhu cầu của nông
dân.

Cơ quan
nghiên cứu
Khuyến
nông
Nông dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

sàng tiếp nhận những sáng kiến, những đề xuất hay những vấn
đề của nông dân.



Sơ đồ 1
Sự thông tin hai chiều nhƣ vậy sẽ xẩy ra trong những
trƣờng hợp sau:
 Khi xác định những vấn đề của nông dân: Do tiếp xúc
thƣờng xuyên với nông dân, cán bộ khuyến nông có thể
giúp những ngƣời làm nghiên cứu hiểu rõ hơn những
vấn đề canh tác và những khó khăn của nông dân. Cán
bộ khuyến nông có thể giúp những ngƣời làm nghiên
cứu tiếp xúc trực tiếp với nông dân để đảm bảo chắc
chắn đề xuất của những ngƣời làm nghiên cứu luôn phù
hợp với nhu cầu của nông dân.
 Khi thực nghiệm những đề xuất tại hiện trƣờng: Một
khuyến cáo mới có thể tốt trong khu vực thí nghiệm
nhƣng chƣa chắc chắn đã có hiệu quả trên đất đai của
nông dân. Vì vậy, mọi nghiên cứu khi đƣợc làm trên đất

đai của nông dân luôn tạo cơ hội tốt để đánh giá đúng
hiệu quả của nó và cung cấp thông tin phản hồi cho
ngƣời làm nghiên cứu. Vì vậy, khuyến nông cần giúp
những ngƣời làm nghiên cứu tiến hành các thực nghiệm
trên đất đai của nông dân.
 Khi nông dân áp dụng những đề xuất nghiên cứu: Đôi khi,
ngƣời nông dân có thể phát hiện ra những vấn đề bị bỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
sót trong quá trình nghiên cứu. Những phát hiện này rất
có ích nếu nhƣ nó đƣợc cán bộ khuyến nông phản ánh
kịp thời cho ngƣời làm nghiên cứu để điều chỉnh hoặc bổ
sung.
Vì vậy, khuyến nông phải là nhịp cầu truyền đạt thông tin hai
chiều giữa nông dân và những ngƣời làm nghiên cứu. Đó là một
trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động khuyến nông.
3.4. Khuyến nông không áp đặt, không mệnh lệnh
Mỗi hộ nông dân là một đơn
vị kinh tế độc lập, đời sống của
họ do họ quyết định. Vì vậy
nhiệm vụ của khuyến nông là tìm
hiểu cặn kẽ những yêu cầu,
nguyện vọng của họ trong sản
xuất nông nghiệp, đƣa ra những
kỹ thuật tiến bộ sao cho phù hợp
để họ tự cân nhắc, lựa chọn. Vụ
này chƣa áp dụng vì họ thấy
chƣa đủ điều kiện, chƣa thật tin
tƣởng, nhƣng đến vụ sau, thông
qua một số hộ đã áp dụng mô

hình do khuyến nông tạo ra, lúc
đó họ sẽ tự áp dụng kỹ thuật tiến
bộ.
Nguyên tắc không áp đặt và mệnh lệnh đòi hỏi sự tự
nguyện, dân chủ và công khai trong việc áp dụng kỹ thuật
tiến bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.5. Khuyến nông hợp tác với những tổ chức phát triển
nông thôn khác
Khuyến nông phải hợp tác chặt chẽ với những tổ chức
đang cung cấp những dịch vụ cơ bản khác cho nông dân.
Khuyến nông chỉ là một trong nhiều hoạt động kinh tế, văn hoá,
xã hội và chính trị của sự nghiệp phát trển nông thôn. Vì cùng
chung một mục đích hỗ trợ nông dân, khuyến nông phải sẵn
sàng phối hợp với các tổ chức
khác có mặt trong địa bàn hoạt
động của mình. Những tổ chức
đó bao gồm:
 Chính quyền địa phƣơng:
Thông thƣờng, chính quyền
và những lãnh đạo địa
phƣơng đều rất nhiệt tình với
công tác khuyến nông. Nếu
biết hợp tác và tranh thủ sự
giúp đỡ của họ, khuyến nông
sẽ dễ dàng tiếp cận nông dân
hơn và cũng đạt đƣợc hiệu
quả cao hơn.
 Các tổ chức dịch vụ: Đó là những cơ quan cung cấp tín dụng

hoặc những loại dịch vụ khác nhau cho sản xuất nông
nghiệp. Khuyến nông cần phối hợp với họ để tạo điều kiện
cho những dịch vụ đó đƣợc cung cấp đầy đủ, đúng lúc, đúng
chỗ theo nhu cầu của nông dân.
 Các cơ quan y tế: Khi phối hợp với các cơ quan y tế, cán bộ
khuyến nông sẽ nắm đƣợc các vấn đề liên quan đến sức
khoẻ của nông dân, tình hình kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt

×