MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU CÔNG TY...........................................................................................................2
2.
1.1.
Tổng quát.........................................................................................................................2
1.2.
Sản xuất............................................................................................................................2
ĐỘNG CƠ THAM GIA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC.................................................2
2.1.
Thực trạng và xu hướng.................................................................................................2
2.2.
Lực đẩy.............................................................................................................................3
2.2.1.
Dung lượng thị trường nhỏ........................................................................................3
2.2.2.
Mức độ cạnh tranh gay gắt........................................................................................3
2.2.3.
Nhu cầu thị trường giảm sút, thị trường bão hoà......................................................4
2.3.
Lực kéo.............................................................................................................................5
2.3.1.
Dung lượng thị trường lớn.........................................................................................5
2.3.2.
Nhu cầu cao...............................................................................................................5
2.3.3.
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước............................................................................6
3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC...........................................................................................................6
3.1.
Yếu tố văn hóa.................................................................................................................6
3.2.
Yếu tố kinh tế...................................................................................................................7
3.3.
Yếu tố chính trị luật pháp..............................................................................................7
3.4.
Các yếu tố khác...............................................................................................................8
4.
PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.............................................................................8
5.
LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC.........10
5.1.
Thời điểm thâm nhập thị trường.................................................................................10
5.2.
Lựa chọn phương thức thâm nhập..............................................................................10
5.3.
Lý do lựa chọn phương thức thâm nhập....................................................................10
1. GIỚI THIỆU CƠNG TY
1.1. Tổng qt
- Tên cơng ty : Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
-
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng
và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
-
Sứ mệnh : “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng
cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình u và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội”.
-
Vị thế hiện nay: Vinamilk là thương hiệu dẫn đầu trong bảng xếp hạng sản phẩm sữa và
sản phẩm thay thế sữa được chọn mua nhiều nhất.
1.2. Sản xuất
- Lĩnh vực hoạt động chính: sản xuất và kinh doanh sữa bột, sữa hộp, bột dinh dưỡng và
các sản phẩm từ sữa.
-
Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là sữa bột, sữa đặc, sữa chua, sữa nước,
sữa đậu nành, nước trái cây và các loại nước giải khát khác.
2. ĐỘNG CƠ THAM GIA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
2.1. Thực trạng và xu hướng.
Tại thị trường Trung Quốc, khơng có nhiều sản phẩm sữa từ Việt Nam xuất khẩu sang.
Hiện Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho mặt hàng sữa Việt Nam. Việt Nam đã đăng ký
5 doanh nghiệp đầu tiên để xuất khẩu sữa sang Trung Quốc là Vinamilk, TH True milk, Mộc
Châu Milk, Nutifood, Hanoimilk. Mức tiêu thụ sản phẩm sữa bình quân đầu người dân nước
này liên tục tăng những năm gần đây (năm 2018 đạt 22,5kg/người). Tiêu thụ sữa tại Trung
Quốc hiện đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ) với tổng giá trị khoảng 60 tỷ USD. Năm
2019 Trung Quốc nhập khẩu 39,43 triệu tấn sữa và sản phẩm sữa, trong đó có khoảng
750.000 tấn sữa tươi và khoảng 650.000 tấn sữa bột.
Kim ngạch xuất khẩu sữa (7 tháng đầu năm 2019) sang hầu hết các thị trường xuất khẩu
chính của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất bao gồm Iraq
(đạt 88,28 triệu USD, tăng 29,37%), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (đạt 11,59 triệu USD,
tăng 52,9%).
2
Bởi vậy, ngành sữa đặt mục tiêu sang xuất khẩu sữa sang Trung Quốc sẽ tăng từ 120 triệu
USD lên 300 triệu USD vào năm 2020.
Hiệp định Thương mại tự do EVFTA được kí kết giữa Việt Nam và EU, việc hiệp định
EVFTA có hiệu lực ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sữa từ Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc. Nhất là những cơ hội lớn được mang lại từ các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới.
Xu hướng thương mại hiện nay cho thấy quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc sẽ
tiếp tục phát triển nhanh. Tuy nhiên tại thị trường sữa Trung Quốc cạnh tranh rất khốc liệt và
phân mảnh, thậm chí các thương hiệu nội địa của Trung Quốc cũng chỉ mạnh ở một số khu
vực địa lý nhất định.
2.2. Lực đẩy.
2.2.1. Dung lượng thị trường nhỏ
Nhu cầu sử dụng sữa bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp, chỉ đạt 26
lít/người/năm, trong khi Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore là 45 lít/người/năm và
các nước châu Âu từ 80 – 100 lít/người/năm. Do thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, nên dù
trong những năm kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế,
các doanh nghiệp ngành sữa vẫn giữ tăng trưởng mạnh với mức 2 con số. Trong những
năm tới, việc dân số tăng, thu nhập người dân tăng kéo theo chi tiêu nhiều hơn, và những
quan tâm ngày một nhiều của người Việt Nam về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe,
ngành sữa được kỳ vọng sẽ cịn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này. Ngành sữa Việt Nam
có tiềm năng lớn để phát triển và đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú
trọng. Thị phần sữa bột phần lớn do các doanh nghiệp nước ngoài như Abbott, Friesland
Campina Vietnam và Mead Johnson nắm giữ do người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng
trả giá cao cho thương hiệu sữa ngoại. Trong khi đó, đối về mặt hàng sữa nước, ngồi
Vinamilk chiếm trên 50% thị phần, cịn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp khác như
TH Milk, Nutifood, IDP, Hanoi Milk…
2.2.2. Mức độ cạnh tranh gay gắt
Hiện có 238 cơng ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa tại Việt Nam, nhưng
tập trung vào 5 tên tuổi là Vinamilk, Nestle, Nutifood, Frieslandcampina và TH True
Milk với 85% thị phần toàn thị trường, trong đó Vinamilk dẫn đầu với 50% thị phần.
Việt Nam đang là thị trường màu mỡ của các hãng sữa trong và ngoài nước. Bên cạnh
3
những tên tuổi lớn trong nước, nhiều thương hiệu sữa nước ngoài cũng xâm nhập tạo nên
cuộc cạnh tranh khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng có nhiều chủng loại để người tiêu dùng
lựa chọn. Việc nhiều thương hiệu sữa cùng xuất hiện đã tạo nên sự cạnh tranh đáng kể.
Để bán được sản phẩm, các doanh nghiệp liên tục đưa ra những chiến lược mới
Thị trường sữa Việt bao gồm các sản phẩm sữa nước, sữa bột, sữa đặc, bơ và
phomai. Báo cáo của FiinGroup cho thấy, thị phần sữa bột là cuộc chơi của các doanh
nghiệp nước ngoài như Abbott, Frieslandcampina, Mead Johnson, Nestle... Tuy vậy, thị
phần sữa bột của Vinamilk cũng chiếm khoảng 30%. Trong khi thị trường sữa bột đang
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt thì sữa nước vẫn tiếp tục hấp dẫn được các doanh nghiệp
trong nước.
2.2.3. Nhu cầu thị trường giảm sút, thị trường bão hoà
Nhu cầu thị trường sữa trong nước đang bị bão hồ, mức thu nhập của người dân cịn
khá bấp bênh, chính vì vậy nhu cầu sử dụng sữa trong nước còn thấp. Hơn nữa, xu hướng
người dùng tại khu vực thành thị ngày càng ưa chuộng các sản phẩm trung và cao cấp
(sữa hữu cơ) có thể hỗ trợ tăng trưởng doanh thu ở khu vực này. Người tiêu dùng đang
ngày càng quan tâm hơn tới sức khỏe bản thân, gia tăng nhận thức về các sản phẩm dinh
dưỡng. Vì thế, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa chua, sữa nước cao cấp (organic, sữa
A2) và các loại sữa thay thế từ thực vật (sữa óc chó, sữa đậu nành, sữa macca) đang ngày
càng gia tăng… vì vậy những sản phẩm sữa giá rẻ không được người tiêu dùng quan tâm.
Do đó các doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn về chất lượng , các sản phẩm phải đa
dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ở thị trường Việt Nam, lượng cung trong nước tăng. Thị trường sữa những năm vừa
qua đã chứng kiến sự tăng tốc xây dựng trang trại ni bị sữa, nhập thêm các giống bò
tốt từ Mỹ, Australia của hàng loạt doanh nghiệp sữa lớn, nổi bật là Vinamilk, TH True
Milk,... Hiện nay, sữa Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Năm 2018, tổng doanh thu toàn ngành đạt xấp xỉ 5 tỷ USD, đưa Việt Nam vươn lên
thứ 6 châu Á về sản lượng sữa và thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa. Đây cũng là lí
do, thúc đẩy xuất khẩu sữa sang thị trường Trung Quốc.
4
2.3. Lực kéo.
2.3.1. Dung lượng thị trường lớn
Bất chấp đà tăng trưởng kinh tế đang chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới,
người dân nước này đang tiêu thụ nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa dưới dạng bánh ngọt
và đồ uống như trà phủ kem và phô mai.
Các sản phẩm sữa truyền thống vốn không đóng vai trị lớn trong ẩm thực Trung
Quốc, nhưng người dân nước này đang uống ngày càng nhiều sữa hơn và cũng ưa thích
hơn các món tráng miệng đầy kem và kết hợp phô mai vào các thực phẩm hàng ngày.
Xu hướng này được ghi nhận từ khá sớm nhờ nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có chứa
hàm lượng chất béo tự nhiên trên toàn cầu ngày càng tăng. Cả hai loại sữa bột đều được
sử dụng với số lượng lớn và một số nhà chế biến thực phẩm kết hợp sữa tách kem và dầu
ăn để mô phỏng thành phần chất béo của sữa nguyên kem.
Trung Quốc cần đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng sữa tăng cao bằng cách đẩy
mạnh nhập khẩu. Quốc gia này cũng là khách hàng lớn của mặt hàng sữa bột công thức
cho trẻ em và các thực phẩm khác sau một số vụ bê bối liên quan đến sữa nội địa bị
nhiễm độc.
2.3.2. Nhu cầu cao
Mặc dù nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng, việc sản xuất các sản phẩm sữa
trong nước có sự tăng trưởng khá thiếu máu. Năm 2018, mức tiêu thụ rõ ràng của các sản
phẩm sữa ở Trung Quốc đạt khoảng 31,79 triệu tấn. Mức tiêu thụ sữa rất lớn, nhưng
nguồn cung sữa nội địa tại quốc gia 1,4 tỷ người hiện chỉ đủ đáp ứng 75% nhu cầu. Vào
năm 2018, Trung Quốc đã phải nhập khẩu 2,74 triệu tấn các sản phẩm sữa bao gồm: Sữa
bột, sữa nước, phomai..., tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Những lý do chính cho sự tăng trưởng chậm chạp bao gồm: (1) Chi phí sản xuất sữa
trong nước ở Trung Quốc cao hơn mức trung bình tồn cầu do bị ảnh hưởng bởi chi phí
thức ăn, lao động và đất đai, và khả năng sinh lời thấp kìm hãm sự tăng trưởng sản xuất;
và (2) Người dân Trung Quốc thiếu niềm tin vào các sản phẩm sữa trong nước vì các sự
cố an tồn xảy ra thường xuyên trong ngành sản phẩm sữa của Trung Quốc trong thập kỷ
gần đây. Các yếu tố trên thúc đẩy sự tăng trưởng của nhập khẩu sản phẩm sữa tại Trung
Quốc .
5
Theo Hải quan Trung Quốc, năm 2018, khối lượng nhập khẩu các sản phẩm sữa tại
Trung Quốc đạt 2,74 triệu tấn, tăng 7,80% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu đạt 10,65 tỷ
USD , tăng 14,80% so với cùng kỳ. Các sản phẩm sữa nhập khẩu vào Trung Quốcbao
gồm sữa bột, sữa nước, phô mai, vv, với sữa bột chiếm phần lớn.
Vinamilk xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu các mặt hàng như sữa chua,
sữa chua uống, sữa bột, sữa đặc…
2.3.3. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước
Tính đến nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã trải qua chặng đường 70 năm kể từ
ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. 70 năm qua, quan hệ Việt - Trung tuy có lúc
thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dịng chảy chính, tình hữu nghị do cùng các
thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai dân
tộc. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ
chính trị, kinh tế đến văn hóa, an ninh, quốc phòng.
Ðến nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn
thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc
trong ASEAN. Như vậy,năm 2018 tổng quy mô kim ngạch thương mại của 2 nước đạt
106,706 tỷ USD, tăng 12,71 tỷ USD so với năm trước. Có thể thấy rằng, quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam và Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức thần kỳ.
3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC
3.1. Yếu tố văn hóa
Nền văn hóa Trung Quốc và nền văn hóa Việt Nam có nhiều nét tương đồng. Dân số
Trung Quốc rất đông, nguồn lao động dồi dào với giá lao động rẻ nên có thể giảm bớt được
chi phí nhân cơng cho doanh nghiệp.
Sau Olympic 1984, những hình ảnh thật về người nước ngồi sau bao năm đóng cửa xuất
hiện, cả xã hội trầm trồ khi người Phương Tây cao hơn, khỏe hơn và đánh bại vận động viên
Trung Quốc trong nhiều mơn thi đấu. Kể từ đó, tư tưởng ăn nhiều thịt và uống nhiều sữa
giống Phương Tây để cao lớn hơn bắt đầu manh nha. Sữa đã được coi là biểu tượng của một
xã hội hiện đại, phát triển. Trên thực tế, chính quyền Bắc Kinh đã coi việc người dân uống
sữa là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển đất nước.
6
Tuy nhiên, sau vụ bê bối sữa năm 2008, người dân Trung Quốc đã dần mất niềm tin vào
các sản phẩm sữa trong nước. Họ tin dùng sữa ngoại nhiều hơn tạo điều kiện cho các thương
hiệu sữa ngoại có thể thâm nhập vào thị trường tỉ dân này.
Ngoài ra, hiện nay giới trẻ Trung Quốc thường khơng có thời gian ra ngoài mua sắm mà
chủ yếu mua hàng trên các trang mạng bán lẻ. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng
tiếp cận khách hàng thơng qua mơ hình phân phối qua các kênh bán lẻ hiện đại.
3.2. Yếu tố kinh tế
Sữa là một trong những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất và tiêu thụ mạnh nhất tại Trung
Quốc với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 19%. Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu tới
gần 2,8 triệu tấn sữa với kim ngạch gần 11 tỷ USD.
Tính riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk hiện đang sở hữu 6 trang trại và 3 nhà máy đạt
các tiêu chuẩn của quốc tế. Với việc phân bổ chuỗi cung ứng như hiện tại, Vinamilk không
chỉ đáp ứng tốt nhu cầu trong nước, mà còn phục vụ cho xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc khơng chỉ đơng dân, mà cịn tương đối dễ tính. Đây là một cơ hội
lớn mà các doanh nghiệp sữa không thể bỏ qua. Thị trường này sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu
tư của ngành nên công ty không chỉ phải cạnh tranh với các thương hiệu nội địa trong nước
mà còn phải cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên, theo khảo sát thị trường
gần đây cho thấy, nhiều sản phẩm sữa của Việt Nam hiện đang được người dân Trung Quốc
ưa chuộng, như các loại sữa chua có đường, sữa chua khơng đường, sữa chua tiệt trùng, sữa
chua nguyên kem và một số loại sữa nước khác.
Khơng chỉ chuẩn bị tốt về tài chính và năng lực sản xuất, việc Vinamilk chủ động được
nguồn cung nguồn nguyên liệu, có chiến lược kinh doanh, tiếp thị phù hợp với văn hóa của
người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu sữa Việt tại
thị trường có quy mơ dân số lớn nhất thế giới này.
3.3. Yếu tố chính trị luật pháp
Chính sách tiền tệ: điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát mục tiêu bao trùm của chính sách
tiền tệ, đảm bảo là cơng cụ neo giữ kì vọng lạm phát, ổn định tỉ giá và hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế.
Điều này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ giảm mặt bằng
lãi suất để tháo gỡ khó khăn về chi phí vay vốn cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo kiểm
soát được lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ.
7
Điều hành tỷ giá ổn định hỗ trợ tích cực cho cơng tác kiểm sốt, kiềm chế lạm phát.
Chính sách tiền tệ thống của nhà nước với mục đích kìm hãm lạm phát thực sự là một giải
pháp kích cầu hiệu quả kèm với nó là việc giảm lãi suất ngân hàng thu hút các nhà đầu tư với
nguồn vốn thấp hơn.
Các chính sách khuyến khích đầu tư: hỗ trợ thuế đất, miễn thuế một số năm đầu, giảm
thuế thu nhập,… Những chính sách này làm các nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong các dự án
trong khi người tiêu dùng có xu hướng đẩy mạnh chi tiêu, có tín hiệu tốt đối với ngành thực
phẩm.
3.4. Các yếu tố khác
Khoảng cách địa lý gần với chuỗi nhà máy và trang trại tiêu chuẩn quốc tế của Vinamilk
tại miền Bắc giúp việc vận chuyển diễn ra nhanh chóng.
Mức độ hồn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống bến bãi của Trung Quốc cao, trình độ cơng
nghệ, viễn thơng, vận tải phát triển thuận tiện cho q trình vận chuyển hàng hóa.
4. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Trong thời buổi hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sữa ngày càng tăng, tốc độ
tăng trưởng hàng năm cao và vẫn đang tiếp tục tăng, vì thế thị trường sữa là một thị trường
đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ.
Thực trạng phân phối trên thị trường sữa của Trung Quốc năm 2019: Yili chiếm 38,8 %,
Mengniu chiếm 28,5%, Bright Dairy chiếm 6,8%, Nestle chiếm 13,3%... còn lại là các
thương hiệu khác.
Cơ cấu thị trường sữa Trung Quốc
2019
12.6
13.3
38.8
6.8
28.5
8
yili
mengniu
bright dariy
nestle
other
Vinamilk đánh giá thị trường này cạnh tranh rất khốc liệt ở phân khúc sữa nước và sữa
bột. Trên thị trường sữa bột, 70% là các loại sữa nhập khẩu, Nestle là công ty IFM lớn nhất
trên thị trường Trung Quốc với thị phần khoảng 13,5%, theo sát là Feihe với 13,3% thị phần.
Chính vì thế, Vinamilk bước đầu sẽ tập trung vào sữa chua mang thương hiệu riêng của thị
trường Trung Quốc như sản phẩm sẽ được làm theo khẩu vị của người Trung Quốc và mẫu
mã bao bì được thiết kế hoàn toàn bằng tiếng Trung.
Trên thị trường sữa chua, Tập đồn Nội Mơng Yili có thị phần lớn nhất với 27%, và theo
sau là China Mengniu bơ sữa và Sữa tươi & Thực phẩm với tỷ lệ lần lượt là 21% và 15%,
cịn lại một số cơng ty chiếm thị phần tương đối nhỏ...
Bên cạnh đó, lượng sữa chua nhập khẩu của Trung Quốc cũng bị chi phối bởi Đức khi
chiếm tới 81% (2017). Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc chủ yếu là một số loại trái cây: dâu
tây, xồi,… và sữa chua cao cấp giá cịn cao đối với người tiêu dùng.
→ Các lợi thế của Vinamilk so với đối thủ cạnh tranh:
-
Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp; Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp,
đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy.
-
Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường; Kinh nghiệm quản lý tốt
được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững.
-
Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế.
-
Sản phẩm đa dạng phù hợp với từng khu vực, vùng miền.
→ Do đó doanh nghiệp cần phát huy nhưng điểm mạnh hơn so với đối thủ cạnh tranh và
hạn chế nhưng điểm yếu để có thế tăng được thì phần tại thị trường trung quốc.
9
5. LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
5.1. Thời điểm thâm nhập thị trường
Trong suốt các năm 2016-2017, các đoàn lãnh đạo của Việt Nam hội đàm trực tiếp với phía
Trung Quốc để bàn cách mở cửa cho sữa cùng các nông sản vào Trung Quốc. Đến năm 2018,
Trung Quốc hứa xem xét chấp nhận cho sữa Việt Nam và lúc này mới bắt đầu hành trình đánh
giá chất lượng sữa Việt Nam. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã xây dựng hướng dẫn
chi tiết các yêu cầu về mặt kỹ thuật của phía Trung Quốc, thậm chí mời cả chuyên gia Trung
Quốc sang cùng thẩm định. Đồng thời, phía Trung Quốc đã tới kiểm tra các vùng chăn ni của
Việt Nam đảm bảo an tồn về dịch bệnh. Đến tháng 4-2019 hai nước ký nghị định thư xuất
khẩu. Đây có thể được xem như là bước mở đường cho các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất
khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Ngồi ra, thời điểm này các nguồn cung sữa tại quốc gia này chỉ sản xuất đủ đáp ứng 75%
nhu cầu. Năm 2019 Trung Quốc được dự báo nhập khẩu 39,43 triệu tấn sữa và sản phẩm sữa,
trong đó lượng sữa tươi nhập khẩu khoảng 750.000 tấn và khoảng 650.000 tấn sữa bột. Đây
là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Tận dụng cơ hội này, Vinamilk đã tổ chức "Chương trình ra mắt sản phẩm sữa Việt Nam
tại Trung Quốc" vào tháng 9/2019. Sự kiện này giúp Vinamilk sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng
mảng Xuất khẩu khi sản phẩm được phân phối của chuỗi siêu thị lớn như Hema của Alibaba,
Dennis Department Store…
5.2. Lựa chọn phương thức thâm nhập
Lựa chọn phương thức: Xuất khẩu trực tiếp
5.3. Lý do lựa chọn phương thức thâm nhập
- Phát huy lợi thế về khoảng cách địa lý gần với thị trường Trung Quốc, dễ dàng vận
chuyển, chi phí vận tải, logistics không quá cao.
-
Giúp công ty tăng doanh số bán hàng, tìm kiếm thị trường mới, có được những kinh
nghiệm mới về kinh doanh quốc tế, tận dụng được năng lực dư thừa của doanh nghiệp
và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Ngồi ra, hình thức này dễ áp dụng và phù hợp với
bước đầu của quá trình thâm nhập thị trường mới, do giảm thiểu được rủi ro và khơng
tốn nhiều chi phí.
-
Nhận được nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích xuất khẩu của nhà nước. Chính phủ
chỉ đạo các bộ ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh
10
nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh sữa trong việc thuê đất mở rộng trang trại chăn
nuôi, về nguồn vốn và đổi mới thiết bị công nghệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sữa
Việt Nam phát triển, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
-
Ngoài ra, Vinamilk sẽ kiểm soát được chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu
dùng, đảm bảo vị ngon của sản phẩm được giữ nguyên vẹn như khi mới sản xuất hoặc
đang bán tại Việt Nam.
11