Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Sự dẫn truyền tỷ giá và việc sử dụng tiền tệ trong thương mại quốc tế: Ý nghĩa đối với vấn đề hội nhập tiền tệ asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – UEH 2013”
TÊN CÔNG TRÌNH:

SỰ DẪN TRUYỀN TỶ GIÁ
VÀ VIỆC SỬ DỤNG TIỀN TỆ TRONG
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ: Ý NGHĨA ĐỐI
VỚI VẤN ĐỀ HỘI NHẬP TIỀN TỆ ASEAN
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ






1

TÓM TẮT
Lí do chọn đề tài
Ở Đông Nam Á, sự hội nhập về mặt thương mại đang ngày càng tăng lên. Câu hỏi
được đưa ra là, liệu ASEAN có thể hội nhập tiền tệ được hay không? Để xem xét điều
này, chúng ta cần phân tích về sự truyền dẫn của tỷ giá, vì nếu sự dẫn truyền là thấp thì
những cú sốc sẽ không truyền đến được các đối tác kinh doanh – một trong những yếu
Bên cạnh đó, tác động của hành vi định giá cũng như việc lựa chọn đồng tiền trong giao
thương đến sự truyền dẫn của tỷ giá là khá quan trọng. Như vậy, nghiên cứu sự dẫn
truyền trong mối quan hệ với các yếu tố trên và từ đó đưa ra gợi ý về hội nhập tiền tệ ở


ASEAN chính là đề tài của bài nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra hành vi thiết lập giá của những nhà xuất
khẩu ASEAN dựa trên việc phân tích sự dẫn truyền tỷ giá. Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra
gợi ý về việc hội nhập tiền tệ ở ASEAN.
Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Khi tỷ giá thay đổi thì giá xuất khẩu sẽ thay đổi như thế nào?
(2) Đối với các nước nhỏ như ASEAN, sự thay đổi của tỷ giá có thực sự dẫn truyền đến
thị trường nhập khẩu hay không?
(3) Sự điều chỉnh giá của nhà xuất khẩu (khiến cho sự dẫn truyền tỷ giá thấp) là do
hành vi định giá theo thị trường (PTM) hay là do yếu tố nào khác (Sự hội nhập của thị
trường, việc lựa chọn tiền tệ,…)?
Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình các yếu tố cố định (fixed-effect model) được phát
triển bởi Knetter (1992) theo dữ liệu bảng cho năm nước ASEAN: Indonesia, Malaysia,
Philippine, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1999-2011. Bài nghiên cứu ước
lượng sự dẫn truyền tỷ giá lên giá xuất khẩu ở mức độ vi mô (từng mặt hàng theo mã
HS 6 chữ số).
Bài nghiên cứu tiến hành theo hai giai đoạn. Đầu tiên, tôi ước lượng sự dẫn truyền tỷ
giá song phương lên giá xuất khẩu theo đồng tiền của nước xuất khẩu. Tiếp theo, để



2
kiểm tra ước lượng trên, tôi tiếp tục ước lượng sự dẫn truyền tỷ giá song phương lên giá
xuất khẩu theo đồng tiền nước nhập khẩu.
Nội dung nghiên cứu:
Bài nghiên cứu của tôi gồm có bốn phần. Phần đầu tiên, tôi sẽ trình bày mối liên
quan giữa sự dẫn truyền tỷ giá, sự định giá theo thị trường, sự sử dụng tiền tệ trong
thanh toán thương mại quốc tế và vấn đề hội nhập tiền tệ. Trong phần này, tôi cũng

trình bày lí do cần phải ước lượng sự dẫn truyền tỷ giá ở ASEAN và những điểm mới
bài nghiên cứu đem lại. Phần thứ hai, tôi trình bày những ước lượng sự dẫn truyền tỷ
giá trước đây ở khu vực Đông Á, sắp xếp theo thứ tự sau: mức độ nghiên cứu (vi mô, vĩ
mô), loại nước (phát triển và đang phát triển), cùng khu vực (Đông Á) và có kết quả
nghiên cứu gần giống nhau. Dựa trên những nền tảng hiểu biết này, tôi đưa ra một bức
tranh hoàn chỉnh hơn về sự dẫn truyền tỷ giá trong khu vực ASEAN ở phần ba, bằng
các tiến hai giai đoạn phân tích dựa trên quan điểm của nhà xuất khẩu và nhập khẩu.
Phần bốn trình bày giải thích của tôi về kết quả, đồng thời đưa ra những thảo luận về
vấn đề hội nhập tiền tệ ở ASEAN. Phần thứ năm là kết luận cùng với hướng phát triển
của đề tài.
Đóng góp của bài nghiên cứu:
(1) Bài nghiên cứu này đo lường một cách toàn diện hơn về sự dẫn truyền của tỷ giá
ở ASEAN, bổ sung ước lượng dẫn truyền tỷ giá ở mức độ vi mô vào tư liệu nghiên cứu
(2) Bài nghiên cứu xem xét sự dẫn truyền của tỷ giá ở những nước đang phát triển
hoặc những nước nhỏ, thu nhập thấp và so sánh với các nước phát triển.
(3) Bài nghiên cứu trình bày sự thống trị của đồng đôla Mỹ trong thương mại quốc
tế và những tác động đến triển vọng hội nhập tiền tệ khu vực.
Hướng phát triển của đề tài:
Sự dẫn truyền tỷ giá là một câu hỏi thực nghiệm, do đó cần phải được tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm nhiều hơn nữa, với các mô hình, quốc gia, ý tưởng khác nhau
dưới sự thay đổi liên tục của nền kinh tế toàn cầu.



3
MỤC LỤC

1. Giới thiệu 4
2. Những ƣớc tính trƣớc đây: 9
3. Ƣớc tính mới 11

3.1 Mô hình: 12
3.2 Dữ liệu 15
3.3 Kết quả 19
4. Giải thích và những gợi ý về vấn đề hội nhập tiền tệ ở ASEAN 21
5. Kết luận: 24
PHỤ LỤC 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38



4
1. Giới thiệu
Khi sự hội nhập kinh tế của ASEAN đang ngày càng trở nên sâu rộng thông qua
các lực của thị trường: thương mại xuyên biên giới, FDI và tài chính, có một cuộc tranh
luận sôi nổi diễn ra rằng, ASEAN có thể trở thành một liên minh tiền tệ thành công hay
không. Việc nghiên cứu về liên minh tiền tệ ở ASEAN thường theo hai cách tiếp cận
sau.
Cách thứ nhất là áp dụng lí thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu đối với ASEAN và
kiểm tra xem liệu khu vực này có đáp ứng được những điều kiện tiền đề để trở thành
một khu vực tiền tệ tối ưu (OCA)
1
không. Theo đó, nếu từng nước xuất hiện những cú
sốc không đối xứng mà không có cơ chế điều chỉnh thích hợp, thì các nước này không
nên tham gia khu vực tiền tệ hoặc tạo đồng tiền chung, vì chi phí của việc cố định tỷ giá
lớn hơn so với lợi ích do chính sách mang lại. Tỷ giá có thể đóng vai trò điều chỉnh, với
điều kiện sự dẫn truyền của tỷ giá lên giá nhập khẩu là lớn, tạo ra sự chuyển dịch giữa
hàng hóa nội và ngoại.
Cách tiếp cận thứ hai là áp dụng khuôn khổ của “nền kinh tế vĩ mô mở kiểu
mới”
2

cho vấn đề hội nhập tiền tệ, neo theo rổ tiền tệ tối ưu và các vấn đề liên quan
khác. Otani (2002), ví dụ, đã phát triển một mô hình lí thuyết nhằm kiểm tra những tác
động truyền dẫn của các chính sách tiền tệ trong và ngoài nước; tiến hành mô phỏng
những tác động truyền dẫn quốc tế giữa Nhật Bản và Mỹ. Mô hình “nền kinh tế vĩ mô
mở mới” tạo ra một giả định đặc biệt về hành vi định giá xuất khẩu của các doanh
nghiệp; giả định này có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích lí thuyết và mô hình
mô phỏng của ông. Otani (2002) cho rằng tác động truyền dẫn quốc tế của chính sách

1
OCA: Optimal currency area (tạm dịch là khu vực tiền tệ tối ưu)
Khu vực tiền tệ là khu vực có tỷ giá hối đoái cố định giữa các nước hoặc tồn tại một đồng tiền chung,
đi kèm với sự lưu động tự do của hàng hóa, vốn và lao động.
Theo lí thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu được phát triển bởi Mundell (1961) và McKinnon (1963), một
khu vực tiền tệ tối ưu có nghĩa là các nước trong khu vực sẽ tốt hơn khi áp dụng tỷ giá cố định hoặc tạo
thành một khu vực tiền tệ dưới những điều kiện sau: mở cửa với các nước trong khu vực; hội nhập thị
trường tài chính, các yếu tố sản xuất và hàng hóa; tính đối xứng của các cú sốc lên các thành viên.
2
Kinh tế vĩ mô mở kiểu mới (New open-economy macroeconomic) là một bước phát triển hàng đầu
trong Kinh tế quốc tế. Mục tiêu của nó là đem lại những khuôn khổ lí thuyết mới để nghiên cứu nền
kinh tế mở và xây dựng chính sách, nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình Mundell-Fleming
trong khi vẫn đảm bảo ý nghĩa thực nghiệm, đồng thời kết nối những tranh cãi về chính sách trước đây.
Khuôn khổ mới bao gồm: sự lựa chọn mang tính lí thuyết, mô hình cân bằng chung và sự cạnh tranh
không hoàn hảo trong thị trường hàng hóa và lao động.



5
tiền tệ trong nước có thể không cân xứng với chính sách tiền tệ ở nước ngoài khi các
doanh nghiệp ở hai nước có hành vi định giá khác nhau. Shioji (2006) điều tra hệ thống
neo rổ tiền tệ tối ưu cho những nền kinh tế Đông Á với mô hình nền kinh tế vĩ mô mới.

Đáng chú ý là, Shioji giới thiệu rằng sự lựa chọn của việc sự dụng đồng tiền trong hành
vi định giá của những nhà xuất khẩu Đông Á như là một biến, và tiếp tục tìm thấy
những kết quả nhạy cảm với sự khác nhau vủa việc sử dụng đồng tiền trong thương
mại. Do đó, hành vi định giá và sử dụng đồng tiền của các doanh nghiệp đóng một vai
trò quan trọng trong các tài liệu về những nền kinh tế vĩ mô mở kiểu mới.
Hành vi định giá là rất quan trọng khi chúng tôi nghiên cứu về sự đồng bộ của
chu kì kinh doanh và đối xứng trong những cú sốc dưới khuôn khổ OCA. Shin và Wang
(2004) cho rằng, chuyển động sản lượng thực được điều khiển bởi thương mại quốc tế,
đặc biệt là thương mại nội ngành. Tuy nhiên mức độ truyền dẫn thông qua thương mại
phần lớn phụ thuộc vào hành vi định giá của doanh nghiệp. Nếu mức độ truyền dẫn của
tỉ giá là thấp, những cú sốc trong nước sẽ không được truyền tải đầy đủ cho các đối tác
thương mại, tạo ra sự bất đối xứng trong các cú sốc ở các nước, ảnh hưởng đến tính khả
thi của hội nhập tiền tệ.
Một lí do nữa khiến chúng ta quan tâm về sự dẫn truyền tỷ giá dưới ý nghĩa của
hội nhập tiền tệ là, sự hội nhập tiền tệ sẽ làm giảm sự dẫn truyền tỷ giá
3
. Có hai giải
thích chính là: thứ nhất, sự hội nhập tiền tệ sẽ làm các thành viên thúc đẩy thương mại
với các nước thành viên và cũng có thể làm giảm thương mại đối với những nước
không phải là thành viên. Nếu các thành viên này ít phụ thuộc vào nhập khẩu từ những
nước thứ ba và ít tiếp xúc với những cú sốc tỷ giá thì sự dẫn truyền tỷ giá được kì vọng
sẽ giảm. Thứ hai, sự hội nhập tiền tệ sẽ làm giảm tỷ lệ lạm phát. Theo Taylor (2000) tỷ
lệ lạm phát thấp hơn sẽ làm giảm sự dẫn truyền tỷ giá. Do đó, nếu chúng ta không phân
tích các mô hình của sự truyền dẫn tỷ giá, thì thật khó để thảo luận về vấn đề hội nhập
tiền tệ có khả thi trong khu vực hay không.
Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra hành vi định giá của các nhà xuất
khẩu ASEAN dựa trên việc phân tích mô hình của sự truyền dẫn tỷ giá. Sự truyền dẫn
tỷ giá được định nghĩa là mức độ thay đổi giá nhập khẩu (bằng đồng tiền trong nước)

3

Xem Slavi T. Slavov (2008) “Does Monetary Integration Reduce Exchange Rate Pass-Through?”



6
khi có sự thay đổi của tỷ giá giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu.
4
Giả sử đồng tiền của
nước xuất khẩu được đánh giá cao hơn so với nước nhập khẩu. Nếu sự thay đổi của tỷ
giá được truyền dẫn đến giá nhập khẩu (bằng đồng tiền trong nước), giá nhập khẩu tăng
có thể làm dịch chuyển từ hàng hóa nhập khẩu sang hàng hóa nội địa và kết quả là một
sự cải thiện (hoặc suy giảm) của cán cân thương mại của nước nhập khẩu (hoặc xuất
khẩu). Định giá theo thị trường (Pricing to market)
5
là một sự mở rộng của nghiên cứu
về sự truyền dẫn của tỷ giá đối với sự phân biệt giá cả trên thị trường quốc tế. Nếu sự
thay đổi tỷ giá làm những nhà xuất khẩu tiến hành định giá khác nhau đối với những thị
trường nhập khẩu tương ứng, thì hành vi phân biệt giá này sẽ được gọi là PTM.
Trong khi đã có rất nhiều nghiên cứu về sự truyền dẫn của tỷ giá và PTM trong
hai thập kỉ qua (xem Marston, 1990; Knetter, 1993; và Gil-Pareja, 2002…), những
nghiên cứu này thường tập trung vào các nước phát triển, ví dụ như Mỹ, Nhật Bản và
liên minh châu Âu. Gần đây, cũng có một số nghiên cứu về định giá xuất khẩu ở
MERCOSUR
6
(Chang và Winters, 2002) và một số ít nghiên cứu về các nước châu Á
ngoài Nhật Bản (Lee, 1995; Toh và Ho, 2001; và Parsley, 2004) tuy nhiên những
nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá đối với các nước có thu nhập trung bình và thấp vẫn
còn khan hiếm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 97-98
đã thúc đẩy tôi phải tìm hiểu thêm về việc các cú sốc được truyền dẫn trong khu vực
bằng cách nào và mức độ bao nhiêu. Nghiên cứu cho thấy, phần lớn các nước ASEAN

có thể điều chỉnh các cú sốc về trạng thái cân bằng nhanh hơn so với các nước EU trước
khi đưa ra đồng EURO.
7
Điều này đặt ra một câu hỏi, sự điều chỉnh này đến từ sự thay
đổi tỷ giá danh nghĩa hay từ các nguồn khác, ví dụ như sự thay đổi tiền lương và giá
cả, dẫn tới ý nghĩa khác nhau về sự hội nhập tiền tệ trong khu vực. Nếu sự điều chỉnh

4
Sự dẫn truyền hoàn toàn: tỷ giá thay đối 1% làm cho giá thay đổi >=1%
Sự dẫn truyền không hoàn toàn: tỷ giá thay đổi 1% làm cho giá thay đổi <1%
Sự không dẫn truyền: tỷ giá thay đổi không làm giá thay đổi
5
Định giá theo thị trường (pricing to market) theo Krugman (1987) được định nghĩa là một hình thức
phân biệt giá, theo đó, nhà xuất khẩu sẽ điểu chỉnh “mark-up” theo sự thay đổi tỷ giá để giữ giá ở thị
trường nhập khẩu.
6
MERCOSUR là một tổ chức thương mại tự do giữa các nước Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay và
Venezuela
7
Nguyên nhân các nước ASEAN có thể điều chỉnh các cú sốc nhanh chóng là ở các nước này thị trường
tiền lương và lao động là khá linh hoạt.



7
Nguồn IMF
các cú sốc (thay đổi tỷ giá thực) bằng cách thay đổi tỷ giá danh nghĩa thì triển vọng về
một khu vực tiền tệ là giới hạn. Trong một liên minh tiền tệ (hoặc có chế độ tỷ giá cố
định) tỷ giá thực chỉ được điều chỉnh bởi thay đổi mức lạm phát tương ứng. Nếu tiền




8
lương và giá cả điều chỉnh chậm chạp thì sẽ làm một thời gian dài tỷ giá thực bị sai
lệch, gây chi phí cho nền kinh tế. Hơn thế nữa, trong phản ứng với cuộc khủng hoảng,
những nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất đã từ bỏ hệ thống tiền tệ neo vào đồng Đôla
Mỹ và bắt đầu áp dụng những chính sách tỷ giá linh hoạt hơn. Theo đuổi những hệ
thống tỷ giá linh hoạt hơn, do sự gia tăng biến đổi của tỷ giá song phương so với đồng
Đôla Mỹ, vấn đề định giá và/hoặc sử dụng đồng tiền tự nhiên trở hành một mối quan
tâm lớn.
Hình 1 trình bày tỷ giá song phương theo tháng (1/1999 = 100) từ năm 1999 đến
năm 2005 của đồng tiền bốn nước ASEAN so với ba đồng tiền lớn: Đôla Mỹ, Yên Nhật
và Euro. Rõ ràng là tỷ giá song phương theo đồng Đôla Mỹ của Malaysia là cố định cho
tới tháng 7/2005 do việc neo đồng tiền sau khủng hoảng. Tuy nhiên, tỷ giá trải qua
những dịch chuyển khá lớn so với đồng Đôla Mỹ ở ba quốc gia khác, đặc biệt là ở
Indonesia. Tỷ giá song phương (bao gồm cả đồng Ringgit của Malaysia bởi vì nó dịch
chuyển song song với đồng Đôla Mỹ) theo đồng Yên Nhật và Euro cũng có những thay
đổi đang kể. Do đó, việc hiểu được sự thay đổi tỷ giá đã có những tác động gì lên giá
nhập khẩu là rất quan trọng.
Theo đó, những thông số về sự truyền dẫn của tỷ giá bắt nguồn từ một câu hỏi
thực nghiệm sẽ giúp các quyết định về chính sách hối đoái phù hợp và các vấn đề kinh
tế vĩ mô mở khác được thông tin một cách tốt hơn. Công việc của tôi sẽ đóng góp vào
lĩnh vực này bằng cách cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về hành vi định giá
của những nhà xuất khẩu ở các nước ASEAN được nghiên cứu.
Bài nghiên cứu này có những điểm mới sau: (1) đo lường toàn diện hơn về sự
truyền dẫn của tỷ giá ở ASEAN, nhằm bổ sung vào những kiến thức hiện có về sự
truyền dẫn tỷ giá ở châu Á (chúng tôi bao gồm 5 nước lớn ở ASEAN); (2) có rất ít
nghiên cứu về những nước kém phát triển và những nước nhỏ, do đó, bài nghiên cứu
này sẽ đóng góp vào sự hiểu biết về sự truyền dẫn tỷ giá của những nước nhỏ và thu
nhập thấp, cho phép chúng ta so sánh với kết quả của những nghiên cứu trước đây về

những nước phát triển.; (3) chúng tôi trình bày sự thống trị của đồng Đôla Mỹ trong
thương mại ở các nước xuất khẩu Đông Nam Á và từ đó đưa ra những gợi ý về bối cảnh
hội nhập tiền tệ khu vực xảy ra; (4) là một bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ giữa sự
chuyển động của tỷ giá và sự truyền dẫn những cú sốc dựa trên (1) và (2) sẽ đem lại
những hiểu biết quan trọng về tính khả thi của hội nhập tiền tệ trong khu vực.



9
Bài nghiên cứu này được sắp xếp như sau. Mục 2 tổng kết những nghiên cứu
trước đây về ước lượng sự truyền dẫn tỷ giá ở Đông Á. Mục 3 trình bày hai đặc điểm
của sự truyền dẫn tỷ giá, sau đó mô tả dữ liệu được sử dụng trong ước lượng theo 34
loại hàng hóa được xuất khẩu bởi 5 nước ASEAN, cuối cùng trình bày kết quả của hai
bộ hồi quy. Mục 4 thảo luận về sự phổ biến của việc sử dụng đồng Đôla Mỹ trong
thương mại và những gợi ý đối với sự truyền dẫn của tỷ giá và hội nhập tiền tệ trong
khu vực. Mục 5 kết luận bài nghiên cứu bằng cách tóm tắt kết quả về việc tìm ra sự
truyền dẫn tỷ giá thấp và sử dụng đồng Đôla Mỹ rộng rãi và đặt những điều này trong
những điều kiện lớn hơn của hội nhập tiền tệ ở ASEAN.
2. Những ƣớc tính trƣớc đây:
Ước lượng sự dẫn truyền của tỷ giá có thể được thực hiện ở mức độ rất vi mô
(xem, ví dụ, Bourdet, 1996; Hellerstein, 2004), thông thường là ở mức độ ngành (mặt
hàng) (Feenstra, 1989; Knetter, 1989; và Gil-Pareja, 2002), và cả mức độ vĩ mô (xem
Campa, 2005; Campa và Gold berg, 2002).
Những ước lượng đầu tiền về sự dẫn truyền tỷ giá và định giá theo thị trường
(PTM) của châu Á, phần lớn là ở Nhật Bản. Đa số những nghiên cứu này đều được thực
hiện ở mức độ mặt hàng, giống như bài nghiên cứu này. Chuyên đề của Marston (1990)
đã tìm thấy một sự dẫn truyền thấp và định giá theo thị trường cao, ít nhất là trong hai
mặt hàng xuất khẩu vận tải và máy móc điện tử của Nhật Bản. Những nghiên cứu gần
đây thường tập trung vào thương mại của Nhật Bản (Takagi và Yoshida, 2001; Sasaki,
2002). Những nghiên cứu gần hơn nữa đã mở rộng ước lượng bằng cách sử dụng dữ

liệu xuất nhập khẩu theo mã HS 9 chữ số (Sato, 2003, Sasaki, 2005). Và nhìn chung, có
vẻ như vẫn chưa có sự nhất quán nào về sự dẫn truyền ở Nhật Bản là cao hay thấp, mặc
dù sự dẫn truyền trong xuất khẩu được xác định là lớn hơn so với trong nhập khẩu
(Takagi và Yoshida, 2001).
Một số nghiên cứu cũng đã được thực hiện với các nước OCED ở mức độ vĩ mô,
bao gồm một số nước ở ASEAN. Campa và Goldberg (2002) là một trong những
nghiên cứu khá toàn diện và được trích dẫn nhiều trong những năm gần đây.
Ngược lại, có rất ít các nghiên cứu được thực hiện cho các nước nhỏ và càng ít
hơn ở mức độ mặt hàng. Lee (1995) đã xem xét xuất khẩu của Hàn Quốc và tìm thấy
một sự dẫn truyền thấp (hàm ý PTM dưới giả định trong mô hình của ông). Toh và Ho



10
(2001) đã kiểm tra một số hàng hóa xuất khẩu cơ bản và một số hàng hóa sản xuất ở
mức độ bán tổng hợp cho các nước Malaysia, Singapore, Đài Loan và Thái Lan giai
đoạn trước khủng hoảng. Nghiên cứu của họ không phải là cho giữa hai nước song
phương trong tự nhiên, mà thay vào đó ước lượng sự di chuyển cùng nhau của giá xuất
khẩu với tỷ giá hiệu dụng. Đối với Đài Loan, họ tìm thấy một sự dẫn truyền thấp (13%)
và được giải thích rằng, có thể do các nhà xuất khẩu Đài Loan là người nhận giá trong
thị trường thế giới. Aw (1993) đã tiến hành một nghiên cứu cẩn thận lên mặt hàng xuất
khẩu giày dép ở Đài Loan và cũng tìm thấy không có sự dẫn truyền ở hai trong bốn thị
trường nhập khẩu được nghiên cứu, hai thị trường còn lại (US và Hong Kong) thì lại có
sự dẫn truyền hoàn toàn.
Parsley (2004) xem xét xuất khẩu của Hong Kong ở mức độ mặt hàng và tìm
thấy không có sự định giá theo thị trường. Ông tương đương điều này với sự dẫn truyền
hoàn toàn và quy điều này cho điều kiện thị trường cạnh tranh và sự thiếu phân khúc thị
trường của một nước nhỏ, mở cửa. Ông nhấn mạnh, giải thích thay thế này cũng rất có
khả năng. Toh và Ho (được nhắc ở trên) cũng tìm thấy một sự dẫn truyền lớn trong
nghiên cứu của ông về xuất khẩu ở Singapore. Trong cả hai trường hợp, các nước đều

là điểm trung gian xuất nhập khẩu, do đó các kết quả cần được xử lí cẩn thận do sự phụ
thuộc của xuất khẩu vào đầu vào nhập khẩu.
8

Một số nghiên cứu khác, Parson và Sato (2004) và Parson (2004) đã sử dụng dữ
liệu cụ thể với mức độ mặt hàng (9 chữ số và 6 chữ số) đối với Malaysia, Indonesia và
Philipine và cũng tìm được rất ít bằng chứng của sự dẫn truyền.
9

Với những nền tảng trên đây, tôi cố gắng đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn
về mối quan hệ giữa biến động của tỷ giá và giá xuất khẩu trong khu vực. Điều này sẽ
được thực hiện ở phần tiếp theo – tôi trình bày kết quả ước lượng mới cho năm nước
ASEAN. Ngoài ra, quan trọng hơn, ở những mục kế tiếp, tôi thảo luận về tác động của
việc sử dụng đồng Đôla rộng rãi trong xuất khẩu ở các nước nhỏ lên việc truyền dẫn
các cú sốc trong khu vực. Kết quả của chúng tôi cùng với dữ liệu về sử dụng tiền tệ
trong thương mại quốc tế, phần nào, làm cho những thực tế chung của các nhà mô hình
vĩ mô-mở về sự dẫn truyền một phần hoặc hoàn toàn bị thử thách.

8
Với các nước là điểm trung gian xuất nhập khẩu, có thể dẫn đến sai sót dữ liệu do giá trị đơn vị xuất
khẩu được tính ở cả xuất khẩu và tái xuất khẩu.
9
Đây là những nghiên cứu đầu tiên về sự dẫn truyền tỷ giá với mức độ vi mô (hàng hóa) ở ASEAN.



11
3. Ƣớc tính mới
Hầu hết các nghiên cứu về sự dẫn truyền tỷ giá hoặc định giá theo thị trường
(PTM) đều có một số mô hình rõ ràng hoặc ngầm hiểu trong đầu và tiến hành ước

lượng mối quan hệ giữa sự chuyển dịch tỷ giá và giá cả hàng hóa dưới quan điểm của
nhà xuất khẩu (xem Knetter, năm 1989 và 1993; Gil-Pareja năm 2002; Parsons và Sato
2006) hoặc bằng cách xem xét giá nhập khẩu (xem Freenstra 1989). Cả hai quan điểm
này đều dưới giả định về hành vi của giá ở hai đầu trong mối quan hệ xuất khẩu/ nhập
khẩu. Như Kreinin (1977) đã nói trong nghiên cứu,
Mức độ mà sự thay đổi tỷ giá được chuyển thành những thay đổi trong giá nhập khẩu
(bằng đồng nội tệ) và giá xuất khẩu (bằng đồng ngoại tệ) được gọi là tác động truyền dẫn của
tỷ giá.
Theo mô hình được sử dụng rộng rãi của Knetter (tương tự như mô hình tôi sử
dụng dưới đây), mối tương quan giữa sự thay đổi trong giá xuất khẩu (bằng đồng tiền
nước xuất khẩu) và tỷ giá song phương thường được giải thích như là bằng chứng của
PTM. Từ mô hình và mối tương quan này cho thấy rằng sự thay đổi tỷ giá và giá liên
quan không truyền dẫn qua thị trường nhập khẩu. Ngược lại, trong nghiên cứu của
Feenstra, ông xem xét sự dịch chuyển của giá nhập khẩu Mỹ ở các hàng hóa xe ô tô, xe
tải và xe máy của Nhật theo sự thay đổi của tỷ giá Yên/ Đôla Mỹ. Dưới những giả định
của ông, thực tế là không có sự truyền dẫn hoàn toàn của việc tăng giá đồng Đôla đầu
thập kỉ 80. Điều này có nghĩa là, những điều chỉnh trong giá có thể xuất hiện ở đầu bên
kia – nhà xuất khẩu Nhật Bản. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, khi tỷ giá song
phương thay đổi, nếu giá không thay đổi ở đầu này thì nó sẽ thay đổi ở đầu bên kia.
Tuy nhiên khá ít trường hợp nhà nghiên cứu xem xét ở cả hai đầu xuất khẩu và nhập
khẩu. Đó sẽ là điều chúng ta làm trong bài nghiên cứu này.
Đầu tiên, tôi ước lượng mô hình dưới quan điểm của Knetter, xem xét sự chuyển
dịch của giá xuất khẩu khi tỷ giá song phương thay đổi. Tiếp theo, tôi ước lượng mô
hình (với cùng hàng hóa) xem xét mối quan hệ giữa giá theo đồng tiền nước nhập khẩu,
để xem sự tăng hoặc giảm giá trị của đồng tiền nước xuất khẩu có thực sự “dẫn truyền”
vào giá hay không. Thông qua việc ước lượng hai phương trình một cách song song
này, tôi có thể xác định được các câu hỏi nghiên cứu sau (1) đối với những nước nhỏ cụ
thể như ASEAN khi tỷ giá song phương thay đổi thì có dẫn truyền sang thị trường nhập
khẩu hay không, (2) liệu sự dẫn truyền thấp (như phần lớn các nghiên cứu) có phải là




12
do sự điều chỉnh từ phía nhà xuất khẩu (do hành vi định giá theo thị trường) không, hay
là do những “thứ khác”.
Những “thứ khác” mà tôi vừa đề cập có những ý nghĩa khá quan trọng. Không
giống như những hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ, Nhật và Đức (là chủ đề của nhiều nghiên
cứu) có tính phân biệt cao, hàng hóa xuất khẩu từ ASEAN được bán trên toàn thế giới.
Ở thị trường này, những dự đoán của mô hình, dựa trên giả định về cạnh tranh không
hoàn hảo và thị trường phân khúc, có thể không chính xác. Kết quả ước lượng của tôi
khá đơn giản, nhưng có nhiều ý nghĩa về vấn đề hội nhập tiền tệ.
3.1 Mô hình:
Phương trình thứ nhất tôi ước lượng dựa trên tư liệu về “định giá theo thị
trường” (PTM) và phân tích mức độ phản ứng của giá xuất khẩu đối với sự thay đổi tỷ
giá. Bài nghiên cứu này là một biến thể của mô hình yếu tố cố định (fixed-effect) được
đề xuất bởi Knetter (1989 và 1993) sử dụng dữ liệu theo bảng. Phương pháp này là phù
hợp với ít nhất ba lí do sau. Thứ nhất, thông tin theo mẫu chéo ở các thị trường nhập
khẩu cho phép chúng ta phân biệt sự thay đổi “mark-up” từ những thay đổi chi phí mà
không cần sử dụng dữ liệu kế toán để đại diện cho chi phí cận biên. Theo Goldberg và
Knetter (1997), khi nghiên cứu về định giá theo thị trường (PTM), việc sử dụng biến
đại diện có thể tạo ra sai số đo lường – có thể tương quan với tỷ giá, làm sai lệch cách
hệ số ước lượng về phía những điều chỉnh “mark-up” vượt trội. Thứ hai, dữ liệu bảng
có thể giúp chúng ta phân tích hành vi định giá theo đặc thù từng thị trường. Thứ ba,
trong mô hình “sai phân” này, dữ liệu được sử dụng không cần phải kiểm tra tính dừng.
ititit
x
it
ep

 lnln

(1)
Với,
i=1,…,N thể hiện thị trường xuất khẩu
t= 1,…, T thể hiện thời gian


biểu thị sai phân bậc 1
p
x
là giá xuất khẩu ở đồng tiền của nước xuất khẩu
e là tỷ giá song phương (đơn vị tiền tệ của nước xuất khẩu/tiền tệ của thị
trường xuất khẩu) nhân cho chỉ số giá ở thị trường xuất khẩu


là sai số, được giả định là độc lập và phân phối theo giá trị trung bình
bằng 0 và phương sai
2


không đổi.



13

t


i


là 2 thông số cần được ước lượng
Do chất lượng hàng hóa có thể khác nhau giữa các thị trường nhập khẩu, giá cả
và chi phí cận biên có thể khác nhau giữa các thị trường này. Những khác biệt này, với
điều kiện là chúng không thay đổi theo thời gian mà chỉ khác biệt giữa các thị trường
nhập khẩu, thì có thể được giải quyết bằng cách lấy sai phân, như Knetter (1993) và
Parson và Sato (2004) đã làm. Nếu như chất lượng hàng hóa có thay đổi theo thời gian,
nhưng tương tự ở các thị trường nhập khẩu, thì có thể được tính toán bằng cách sử dụng
biến giả thời gian.
Mối quan tâm chính của tôi là hệ số
i

. Mô hình đầu tiên cho phép hệ số
dốc
i

khác nhau giữa các thị trường nhập khẩu. Yếu tố thời gian (biến giả thời gian)
t


đại diện cho khả năng chất lượng hàng hóa thay đổi theo thời gian; yếu tố này là chung
cho các thị trường nhập khẩu và có thể có hoặc không có ý nghĩa. Như người đọc có thể
thấy, mẫu của tôi khá nhỏ trong một số trường hợp, do đó, nếu Beta có thể được gộp lại
cho các thị trường nhập khẩu thì điều này sẽ làm tăng sự bền vững của các kiểm định.
Kiểm định F được xây dựng cho hai nước có mẫu lớn nhất (Indonesia và Malaysia), đã
đưa ra những ủng hộ vượt trội cho giả thuyết “beta chung”
10
. Do đó, theo Gil-Paraja
(2002) và Parsley (2004) tôi thấy giả định về hệ số Beta chung là hợp lệ và được giả
định cho tất cả các hồi quy. Về sự hợp lệ của yếu tố thời gian, để phù hợp với những
nghiên cứu trước, thà sai vì nhiều hệ số còn hơn sai vì ít hệ số, tôi đưa yếu tố thời gian

vào tất cả các hồi quy.

có thể được giải thích như sau. Theo mô hình cạnh tranh không hoàn hảo và
thị trường là phân khúc – sự phân biệt giá cả có thể xuất hiện- một giá trị

gần bằng 0
thể hiện rằng, giá xuất khẩu ở đồng tiền của nước xuất khẩu không phản ứng với những
dao động của tỷ giá song phương (đồng tiền nước xuất khẩu/đồng tiền nước nhập
khẩu). Do đó, những thay đối trong tỷ giá, được dẫn truyền hoàn toàn sang nhà nhập
khẩu.
11
Một giá trị

dương và có ý nghĩa, thể hiện có một mối quan hệ cùng chiều
giữa giá xuất khẩu (theo đồng tiền của nước xuất khẩu) và tỷ giá. Điều này thể hiện
rằng, nhà xuất khẩu có xu hướng ổn định giá xuất khẩu (theo đồng tiền của nước nhập

10
Kết quả kiểm định không được trình bày trong bài, nhưng có thể cung cấp nếu được yêu cầu.
11
Trong mô hình cạnh tranh không hoàn hảo,

=0 thể hiện cầu không co giãn với giá theo đồng tiền ở
nước nhập khẩu – giá được tính bằng một phần “markup” cố định trên cho chi phí biên.



14
khẩu) ít nhất là một mức độ nào đó. Và do đó, họ có nhiều khả năng sẽ sử dụng chiến
lược PTM.

12

Tuy nhiên,

=0 cần phải được giải thích cẩn thận hơn, vì điều này còn phụ
thuộc vào giả định cấu trúc thị trường. Nếu thị trường (thế giới) là cạnh tranh hoàn hảo
và các thị trường xuất khẩu là không hoặc it bị phân khúc, thì giá xuất khẩu sẽ được xác
định bởi thị trường thế giới hội nhập và gần bằng chi phí biên. Khi một quốc gia nhỏ
bán hàng hóa trong một thị trường thế giới hội nhập, thì giá sẽ được định theo giá thế
giới (những quốc gia nhỏ sẽ là người nhận giá) và thường được thanh toán theo những
đồng tiền quốc tê lớn, ví dụ như Đôla Mỹ.
13
Do đó, tôi không tìm thấy bất kì một mối
liên quan nào giữa giá xuất khẩu (theo đồng tiền nước nhập khẩu) với tỷ giá song
phương (đồng tiền nước xuất khẩu theo đồng tiền nước nhập khẩu. Trong trường hợp
này,

=0 sẽ phù hợp với mô hình đối với các nước nhỏ trong một thị trường thế giới
hội nhập (SCIM). Những nghiên cứu trước đây thường giả định mô hình cạnh tranh
không hoàn hảo và thị trường là phân khúc, đồng thời, chọn cách phân loại hàng hóa
mà họ nghĩ là có thể xảy ra PTM (ví dụ như, rượu, xe oto…). Tuy nhiên, tôi muốn ước
tính hệ số truyền dẫn mà có thể phản ánh được tổng thể thương mại, do đó, tôi không
loại trừ trường hợp thị trường hội nhập này một cách ưu tiên.
Theo đó, sẽ có hai cách giải thích cho

=0 ở phương trình (1) phụ thuộc vào giả
định về cấu trúc thị trường. Để xác định xem giải thích nào phù hợp hơn, tôi đề xuất
một giai đoạn thứ hai của phân tích thực nghiệm với phương trình sau:
ititit
m

it
ep

 lnln
(2)
Với p
m
là giá xuất khẩu theo đồng tiền của nước nhập khẩu. Trong phương trình
này, ta có thể giải thích

=0 theo những cách sau.

=0 hàm ý rằng giá được trả bởi

12
Hệ số

dương và ý nghĩa thể hiện đường cầu ít lồi hơn so với đường cầu không co giãn
13
McKinnon (1979) lập luận rằng hàng hóa đồng nhất và / hoặc ít phân biệt được giao dịch trong một
thị trường thế giới hội nhập được lập hoá đơn bằng một đồng tiền quốc tế lớn, điển hình là đồng đô la
Mỹ.
Mặc dù nó được công nhận rộng rãi rằng sử dụng tiền tệ trong thương mại có thể quan trọng rất nhiều
trong nghiên cứu PTM và pass-through tỷ giá (xem, ví dụ, Knetter, năm 1989 và 1993; Gagnon và
Knetter, 1995; và Goldberg và Knetter, 1997), chỉ có một vài nỗ lực đã được thực hiện kiểm tra thực
nghiệm về vấn đề này. Một vài trường hợp ngoại lệ là Fukuda và Ji (1994), Sato (1999 và 2003) và
Donnenfeld và Haug (2003)




15
nước nhập khẩu sẽ không phản ứng với những dao động của tỷ giá, và do đó, sự thay
đổi trong tỷ giá song phương sẽ không dẫn truyền trong ý nghĩa của PTM.
Tuy nhiên, lại có một cách khác giải thích cho

=0. Đó là, giá cả được xác định
trong thị trường cạnh tranh và hội nhập và/hoặc là được định theo đồng tiền quốc tế cụ
thể (ví dụ, Đôla Mỹ). Điều này có nghĩa là, không có sự tương quan giữa giá xuất khẩu
(theo đồng tiền của nước nhập khẩu) và tỷ giá song phương. Như vậy, theo phương
trình (2) cũng có hai cách giải thích cho

=0 dựa theo giả định về cấu trúc thị trường.
Mặt khác, giá trị của

âm và ý nghĩa sẽ biểu thị rằng ít nhất phần nào đó dao
động của tỷ giá sẽ truyền dẫn sang nhà nhập khẩu, có thể làm giá cao hơn hoặc thấp
hơn tùy theo trường hợp.

= -1 sẽ thể hiện sự truyền dẫn tỷ giá hoàn toàn.
Những cách giải thích khác nhau sẽ được tóm tắt ở Bảng 1 và trình bày lại một lần nữa
khi tôi giải thích kết quả thực nghiệm.
3.2 Dữ liệu
Bài nghiên cứu này sử dụng giá trị đơn vị xuất khẩu hàng năm (1999-2011)
(bằng giá trị xuất khẩu chia cho số lượng) để đại diện cho giá xuất khẩu của 5 nước
ASEAN: Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam, được phân biệt theo
từng thị trường và hàng hóa xuất khẩu. Dữ liệu này được lấy từ cơ sở dữ liệu UN
COMTRADE. Có một số tranh luận rằng, chuỗi giá trị đơn vị không thể tính toán được
sự thay đổi chất lượng của hàng hóa theo thời gian. Tuy nhiên, chuỗi dữ liệu giá trị đơn
vị được sử dụng trong nghiên cứu này là cách duy nhất đo lường giá xuất khẩu của từng
nước, ở cùng một thời gian, được phân biệt theo thị trường xuất khẩu. Lợi thế của cách

sử dụng này lớn hơn rất nhiều so với những bất lợi khi ước lượng sự truyền dẫn tỷ giá.
14

Theo Knetter (1989) lập luận rằng, sự khác biệt hệ thống trong chất lượng sản phẩm
(những hàng hóa có chất lượng khác nhau được bán ở những thị trường khác nhau) sẽ
được nắm giữ bởi biến giả theo nước. Hơn thế nữa, những thay đổi chất lượng hàng hóa
mà chung cho các nước thì sẽ được nắm giữ bởi biến giả thời gian. Do vậy, tác động
của sự thay đổi chất lượng hàng hóa lên việc đánh giá PTM là tối thiểu.

14
Như đã được trình bày, biến giả tác động thời gian sẽ tính toán đến sự thay đổi trong chât lượng hàng
hóa.



16
β = 1
Bảng 1
Ma trận hai kết quả nghiên cứu
β = 0
β = -1
β = 0
Không dẫn truyền
hoặc
SCIM
Dẫn truyền
hoàn toàn
hoặc
SCIM
Dẫn truyền

hoàn toàn
Dẫn truyền
hoàn toàn
hoặc
SCIM
Không dẫn truyền
hoặc
SCIM
Dẫn truyền
hoàn toàn
Không dẫn truyền
Không dẫn truyền
Phương
trình
(1)
Phương trình
(2)

Lưu ý:





Cột thứ nhất thể hiện giả thuyết của hệ số Beta được chấp nhận của phương trình (1)
Hàng thứ nhất thể hiện giả thuyết của hệ số Beta được chấp nhận của phương trình (2)
Ví dụ:






Cột thứ hai, giả thuyết β=0 được chấp nhận ở phương trình (1) có ý nghĩa là:
(a) sự dẫn truyền hoàn toàn hoặc (b) SCIM



Việc lựa chọn thị trường xuất khẩu dựa trên những thị trường nhập khẩu có
doanh số lớn và có đồng tiền có biến động so với đồng tiền của nước xuất khẩu. Mục
đích của việc chọn những thị trường nhập khẩu lớn là để tăng sự chính xác của cách đo
lường giá bằng giá trị đơn vị và giảm thiểu những giai đoạn mà không có quan sát về
giá do thiếu hụt hàng hóa. Bảng A1-phần phụ lục, trình bày danh sách những thị trường
nhập khẩu được sử dụng trong bài. WPI (hoặc PPI) được sử dụng để đại diện cho giá ở
thị trường nhập khẩu. Những dữ liệu này được thu thập từ IMF, International Financial
Statistics (IFS) CD-ROM.
Tỷ giá song phương (đồng tiền nước xuất khẩu/đồng tiền nước nhập khẩu) được
xây dựng từ những tỷ giá chéo theo đồng Đôla Mỹ, lấy từ nguồn IFS.
15
Tỷ giá danh

15
Tỷ giá song phương theo đồng Mark Đức và Franc Pháp được tính toán từ tỷ lệ quy đổi euro, lấy từ
website của Ngân hàng trung ương EU (



17
Bảng 2
Những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của ASEAN-5



Indonesia
HS-27
Nhiên liệu khoáng sản (dầu)
HS-85
Thiết bị điện, điện tử
HS-44
Gỗ và đồ gỗ
HS-15
Dầu/mỡ thực vật và động vật
HS-84
Máy móc thiết bị lò phản ứng hạt nhân, nồi
hơi


Malaysia
HS-85
Thiết bị điện, điện tử
HS-84
Máy móc thiết bị lò phản ứng hạt nhân, nồi
hơi
HS-27
Nhiên liệu khoáng sản (dầu)
HS-15
Dầu/mỡ thực vật và động vật
HS-44
Gỗ và đồ gỗ


Philippines

HS-85
Thiết bị điện, điện tử
HS-84
Máy móc thiết bị lò phản ứng hạt nhân, nồi
hơi
HS-62
Quần áo, phụ kiện không dệt
HS-87
Phương tiện vận tải
HS-61
Quần áo, phụ kiện dệt


Thái Lan
HS-85
Thiết bị điện, điện tử
HS-84
Máy móc thiết bị lò phản ứng hạt nhân, nồi
hơi
HS-40
Cao su
HS-87
Phương tiện vận tải
HS-39
Nhựa


Việt Nam
HS-64
Giày dép và các phụ kiện liên quan

HS-85
Thiết bị điện, điện tử
HS-27
Nhiên liệu khoáng sản (dầu)
HS-62
Quần áo, phụ kiện không dệt
HS-61
Quần áo, phụ kiện dệt





18
nghĩa này được điều chỉnh bằng cách nhân cho chỉ số giá sản xuất ở các thị trường
nhập khẩu. Sự điều chỉnh này là nhằm cho giá xuất khẩu có thể trung tính với những
thay đổi trong tỷ giá danh nghĩa tương ứng với lạm phát ở thị trường nhập khẩu.
Rất khó để có thể tìm được những mặt hàng khác nhau mà được 5 nước cùng
xuất khẩu tích cực trong một thời gian dài. Điều này có thể là do nó không được xuất
khẩu ở thời điểm đó, hoặc có thể là do sự thay đổi trong cách phân loại ở nguồn dữ liệu.
Do đó, độ dài của bảng dữ liệu vẫn còn chưa đầy đủ. Điều này là một điểm yếu nhưng
cũng là một điểm mạnh. Bởi vì mẫu thời gian chưa đủ dài, chúng ta có thể giảm sự lo
ngại về chất lượng hàng hóa thay đổi đáng kể theo thời gian (nhưng không bỏ qua).
Cũng như, thời gian bắt đầu mẫu sau cuộc khủng hoảng 1997-98 sẽ giúp ta bỏ qua một
số vấn đề do các cú sốc lớn mang lại.
Chúng tôi chọn những loại hàng hóa dựa trên số lượng xuất khẩu của 5 nước
ASEAN. Bảng 2 trình bày nhóm 5 loại hàng được xuất khẩu nhiều nhất ở 5 nước
ASEAN nghiên cứu. Như chúng ta thấy, các loại hàng hóa không khác nhau nhiều. Tuy
nhiên trong mỗi phân loại HS-2 chữ số, ở mức HS-6 chữ số, có rất nhiều mặt hàng mà
một nước có thể xuất khẩu cho rất nhiều nước khác, nhưng các nước ASEAN còn lại thì

lại không xuất khẩu. Do đó, ngoài mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này là ước lượng hệ
số dẫn truyền cho những hàng hóa mang tính đại diện cho từng quốc gia, chúng ta còn
muốn có thể so sánh giữa các quốc gia. Như ta có thể thấy trong Bảng A2-phần phụ lục,
ta chọn một số lượng lớn các mặt hàng được nhiều nước xuất khẩu, và một số mặt hàng
khác mang tính “thương hiệu” của mỗi quốc gia nhằm mở rộng mẫu, phản ánh những
mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của ASEAN.
Cụ thể, gần một nửa các mặt hàng là được phân loại HS-85 -top5 các mặt hàng
xuất khẩu của cả năm quốc gia. Tuy nhiên, để tìm những mặt hàng tương tự được xuất
khẩu ở cả năm nước, tôi đã chọn những mặt hàng (HS-85) 6 chữ số được xuất khẩu với
khối lượng lớn ở Indonesia
16
, với thời gian đồng thời ở 4 nước kia. Thành phần xuất
khẩu của Malaysia tương tự như Indonesia, do đó, tôi đã tìm được đủ dữ liệu ở tất cả
các loại. Đối với Thái Lan, Philipine và Việt Nam, mẫu hình có vẻ khác hơn, những
vẫn không gọi là ít dữ liệu để tiến hành phân tích thích hợp. Dầu, cao su, dầu cọ và gỗ
cũng được chọn, không những vì đây là những mặt hàng nằm trong top5 mà còn vì đây

16
Indonesia được chọn chỉ đơn thuần với lí do thứ tự trong bảng chữ cái.



19
là thương hiệu xuất khẩu cho khu vực và cũng là chủ đề của nhiều nghiên cứu trước.
Cuối cùng, quần áo (HS-62) và giày dép (HS-64), là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Philipine và Việt Nam, cũng được chọn để mở rộng mẫu cho hai nước này.
17

3.3 Kết quả
Như đã đề cập phía trên, tôi đã ước lượng riêng cho từng hàng hóa-quốc gia (ví

dụ, xuất khẩu dầu cọ, dầu thô ở Indonesia). Với năm nước và 39 hàng hóa xuất khẩu,
sau khi bỏ qua những mặt hàng không có ở các nước, tôi đã ước lượng 173 phương
trình.
18
Bảng phụ lục A1 và A2 trình bày danh sách các thị trường nhập khẩu và các
mặt hàng. Tôi tiến hành giai đoạn 1 của phân tích sự dẫn truyền của tỷ giá bằng phương
trình (1). Với tổng cộng 173 hệ số ước lượng được trình bày ở Bảng phụ lục A3a-e.
19

Bảng 3 trình bày kết quả tổng hợp đối với ước lượng hệ số

chung giữa các mặt hàng
cho các nước nhập khẩu.
Thật thú vị, giả thuyết Ho:

=0 trong phương trình (1) không thể bị bác bỏ
trong hầu hết các trường hợp. Giả thuyết Ho chỉ bị bác bỏ 5 trong số 39 mặt hàng xuất
khẩu của Indonesia và Malaysia, 4 trong 29 mặt hàng của Philipine, 2 trong 38 mặt
hàng của Thái Lan. Trong khi giả thuyết Ho bị bác bỏ hơn ¼ các mặt hàng ở Việt Nam
thì việc cho rằng giả thuyết không thể bị bác bỏ trong hầu hết các trường hợp vẫn là an
toàn. Điều này có nghĩa rằng, dưới giả định của PTM, sự dẫn truyền hoàn toàn thống trị
trong giao thương của 5 nước ASEAN. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giải thích kết
quả này.
Như đã trình bày ở phần trước,

=0 có thể có hai hướng giải thích đối với
phương trình (1). Cụ thể, giải thích được dựa trên giả định về cấu trúc thị trường: (1)
nếu thị trường cạnh tranh không hoàn hào,

=0 ngụ ý sự dẫn truyền hoàn toàn.; nhưng

(2) nếu thị trường cạnh tranh hoàn hảo hoặc thị trường thế giới hội nhập thì

=0 ngụ ý

17
Trong tiến trình lựa chọn này, việc tìm hàng hóa xuất khẩu ở Thái Lan, Philippine, Việt Nam và đồng
thời được xuất khẩu ở Indonesia và Malaysia thì tương đối đơn giản. Tuy nhiên, trường hợp ngược lại
thì lại có nhiều khó khăn hơn.
18
Mặc dù tôi có tối đa 39 hàng hóa cho mỗi nước, nhưng một số hàng hóa bị bỏ qua do số quan sát quá
nhỏ, từ 17 trở xuống.
19
Như đã trình bày trong mục 3a, kết quả của kiểm định F cho thấy rằng, giả thuyết Ho: hệ số


chung cho tất cả các nước nhập khẩu – không thể bị bác bỏ trong hầu hết các trường hợp. Do đó, tôi
trình bày kết quả ước lượng cho hệ số

chung.



20
Bảng 3
Tổng hợp kết quả từ hai phƣơng trình




Nước

Kết quả
Phương trình (1)
Phương trình (2)




Indonesia
Bác bỏ β=0
5
8

Chấp nhận β=0
39
39
Malaysia
Bác bỏ β=0
5
6

Chấp nhận β=0
39
39
Philippine
Bác bỏ β=0
4
4

Chấp nhận β=0
29

29
Thái Lan
Bác bỏ β=0
2
6

Chấp nhận β=0
38
38
Việt Nam
Bác bỏ β=0
6
9

Chấp nhận β=0
28
28








các nước ASEAN là các nước nhỏ giao dịch trên thị trường thế giới hội nhập và giá
xuất khẩu được định theo thị trường thế giới.
Để xem xét mô hình nào chính xác hơn, tôi tiếp tục tiến hành giai đoạn hai của
phân tích bằng cách ước lượng phương trình (2). Kết quả ở cột ngoài cùng bên phải của
Bảng 3 cho thấy, giả thuyết Ho:


=0 một lần nữa không thể bị bác bỏ ở hầu hết các
trường hợp.
20
Tuy nhiên, điều này lại có một ý nghĩa khác hẳn. Đối với phương trình
(2),

=0 có nghĩa là không có sự dẫn truyền (hoặc là PTM hoàn toàn) dưới giả định
của mô hình thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Kết quả này hoàn toàn trái ngược
với kết quả thu được từ ước lượng phương trình (1). Nếu ta giả định theo mô hình cạnh
tranh hoàn hảo,

=0 được giải thích theo hướng khác, giá được xác định theo thị
trường thế giới hội nhập. Nhìn lại vào Bảng 1, sự kết hợp của hai “

=0” đã đưa ra một
mâu thuẫn trong giải thích kết quả của hai phương trình (dưới giả định thông thường).
Tuy nhiên,

=0 ở cả hai phương trình lại phù hợp với mô hình SCIM. Như vậy, chỉ với
giả định của SCIM thì kết quả của hai phương trình là phù hợp.
Mặc dù kết quả được tìm thấy trên là phù hợp với giả định cụ thể của một mô
hình nào đó mà không có kiểm định rõ ràng mô hình cấu trúc (giống các nghiên cứu về
sự dẫn truyền khác), nhưng ta cảm thấy ưu thế của bằng chứng này cho thấy rằng, sự

20
Xem Bảng phụ lục A4a-e – trình bày cụ thể kết quả của ươc lượng phương trình (2)




21
dẫn truyền tỷ giá theo ý nghĩa truyền thống Kreinin là không thực sự xảy ra song
phương đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trong khu vực ASEAN. Bây giờ, tôi
chuyển sang giải thích kết quả này một cách rộng hơn trong bối cảnh hội nhập tiền tệ ở
ASEAN.
4. Giải thích và những gợi ý về vấn đề hội nhập tiền tệ ở ASEAN
Kết quả ước lượng được tóm tắt ở Bảng 3 đem lại cho chúng ta một câu đố. Khi
chúng ta giả định thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, phương trình (1) cho kết quả
sự truyền dẫn hoàn toàn, trong khi phương trình (2) cho kết quả là không có sự truyền
dẫn. Nếu chúng ta giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì

=0 sẽ biểu thị rằng
không có mối tương quan nào giữa giá xuất khẩu và tỷ giá song phương, bởi vì hàng
hóa xuất khẩu được giao thương trong một thị trường thế giới hội nhập và giá cả thì
được định hoặc lập hóa đơn theo một đồng tiền quốc tế lớn. Cần phải lưu ý rằng,
Parsley (2004) sử dụng hồi quy “Knetter” và tìm thấy rằng trong 29 hàng hóa xuất khẩu
từ Hồng Kông chỉ có 5 hàng hóa là có thể bác bỏ giả thuyết Ho: sự dẫn truyền hoàn
toàn. Điều này có nghĩa là, ông ấy tìm thấy sự dẫn truyền hoàn toàn trong hầu hết các
trường hợp và cho rằng đó là do thị trường thiếu phân khúc và Hồng Kong được xem là
một nước nhỏ.
21
Tác giả nhận xét rằng, điều này khá trái với nhận thức thông thường, vì
một nước nhỏ ít nhất sẽ bị các đối tác lớn tạo áp lực hấp thụ một phần cú sốc tỷ giá.
Tương tự, các nước lớn sẽ dễ dàng chuyển các cú sốc tỷ giá cho các đối tác thương mại
(dẫn truyền hoàn toàn). Và như đã thảo luận cho tới nay, tuy nhiên, rất có khả năng việc
phân tích sự dẫn truyền hoặc PTM bằng mô hình Knetter sẽ che giấu hành vi định giá
của nước nhỏ. Điều này cần được nghiên cứu thực nghiệm sâu hơn.
Xem xét về cách lấy mẫu loại hàng hóa, gần một nửa các loại hàng hóa là sản
phẩm điện, điện tử - những sản phẩm này rất phức tạp và khác biệt so với nhiên liệu
khoáng sản, gỗ, cao su…(xem phần phụ lục, Bảng A2). Tuy nhiên, những sản phẩm

điện, điện tử được giao dịch sôi động trong nội bộ khu vực thì phần lớn là những sản
phẩm trung gian, mà thì trường cuối cùng của chúng thường là Mỹ (hoặc là Nhật và EU
với mức độ ít hơn). Trong trường hợp này, giao dịch trong nội bộ khu vực cũng như

21
Hồng Kong là một nước trung gian cùng với những khó khăn trong dữ liệu vì lí do lãnh thổ, việc sử dụng Hong
Kong là một trường hợp nước nhỏ tiêu biểu để thử nghiệm là một thách thức. Điều này cũng là lí do tôi không đưa
Singapore vào ước lượng của tôi.



22
giao dịch với các nước ngoài khu vực, và thường được thực hiện (lập hóa đơn) bằng
đồng Đôla Mỹ. Hơn thế nữa, những giao dịch nội bộ giữa các công ty đa quốc gia trong
và ngoài ASEAN chiếm lượng nhỏ nhưng gia tăng rất nhanh. Hai yếu tố này có thể hỗ
trợ việc tiếp tục giải thích việc tìm thấy không có mối tương quan nào giữa giá xuất
khẩu và tỷ giá song phương theo đồng tiền của nước nhập khẩu (không phải là Mỹ).
Bảng 4
Cơ cấu xuất khẩu của Indonesia phân theo đồng tiền








%

2005

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Đôla Mỹ
93.0
94.1
93.9
94.1
93.4
93.9
93.7
92.6
Đôla Sin
1.9
1.5
1.5
1.6
1.4
1.4
1.2
1.4
Yên Nhật
1.6
1.3
1.2
1.2

1.2
1.1
1.4
2.0
Euro
1.4
1.2
1.4
1.4
1.5
1.1
1.1
1.0
Khác
2.1
1.8
2.0
1.8
2.5
2.6
2.7
3.1










Nguồn: Ngân hàng Indonesia






Bảng 4 trình bày cơ cấu xuất khẩu của Indonesia theo tiền tệ. Điều ngạc nhiên là
đồng Đôla Mỹ thống trị trong xuất khẩu của Indonesia (hơn 90%). Điều này có nghĩa
là, đồng Đôla Mỹ được sử dụng rộng rãi trong xuất khẩu của Indonesia đối với Mỹ và
những thị trường ngoài Mỹ (bao gồm cả nội bộ châu Á). Bảng 5 trình bày cơ cấu xuất
khẩu của Thái Lan phân theo đồng tiền và khu vực. Nhìn vào bảng ta có thể thấy, đồng
Đôla Mỹ chiếm phần trăm rất lớn, thậm chí là khi xuất khẩu đến những nước phát triển
ngoài Mỹ, như là Nhật và EU. Theo đó, những kết quả của chúng ta về sự truyền dẫn
của tỷ giá (=giao thương trong một thị trường hội nhập) cũng phản ánh sự thống trị của
Bảng 5
Cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan phân theo đồng tiền và khu vực











%


Đôla Mỹ

Yên Nhật

Baht Thái

Khác

2005
2011

2005
2011

2005
2011

2005
2011
Xuất khẩu tới












Thế giới
81.7
80.1

6.4
5.7

6.8
8.6

5.1
5.6
NAFTA
96.3
92.8

0.8
1.2

2.5
5.4

0.4
0.6
Japan
59.7
59.4


32.3
31.9

7.3
8.4

0.7
0.3
EU-15
72
68.3

n.a.
n.a.

6.4
8.1

21.6
23.6
ASEAN
84.1
79.4

1.4
2.5

11.6
15.2


2.9
2.9












Nguồn: Ngân hàng Thái Lan











n.a. (not available): không có dữ liệu












23
đồng Đôla Mỹ trong thương mại ở châu Á. Với điều kiện là đồng đôla Mỹ thống trị
trong tiền tệ trong giao thương và/hoặc người xuất khẩu là người nhận giá trong thị
trường thế giới thì PTM sẽ không xảy ra. Người nhập khẩu ở trong và ngoài ASEAN sẽ
phải chịu rủi ro về sự thay đổi tỷ giá giữa đồng Đôla và đồng tiền của họ.
Theo Otani (2002), tỷ giá có thể đóng vai trò điều chỉnh các cú sốc giữa các
nước trong khu vực bằng cách truyền tải chúng thông qua thương mại (pass-through),
dựa trên nguyên lí, khi tỷ giá thay đổi và có sự dẫn truyền lớn lên giá nhập khẩu sẽ tạo
ra sự chuyển dịch tiêu dùng giữa hàng nội và ngoại. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp
sử dụng PTM trong nước có số lượng ít hơn các doanh nghiệp sử dụng PTM ở nước
ngoài, thì tác động này sẽ yếu hơn, do các doanh nghiệp PTM ở nước ngoài đã giữ cho
giá không chênh lệch nhiều. Điều này có nghĩa là, đối với các nước nhỏ, sự truyền dẫn
tỷ giá thông qua thương mại thấp và do đó tác dụng điều chỉnh của tỷ giá cũng yếu đi.
Điều này cũng được hiểu rằng, nếu doanh nghiệp ở nước nhỏ định giá xuất khẩu
theo đồng tiền của nước lớn, thì ảnh hưởng của chính sách tiền tệ (thu hẹp hoặc mở
rộng) lên sự biến động của tỷ giá sẽ gia tăng theo mức độ nhỏ của nền kinh tế. Nghĩa là,
chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái đối với các nước nhỏ sử dụng
đồng tiền của các nước lớn làm tiền tệ thanh toán trong thương mại, chẳng hạn như
trường hợp giữa Mỹ và các nước ASEAN.
Như vậy, nếu mô hình SCIM và/hoặc sự thống trị của đồng Đôla trong xuất khẩu
ASEAN tiếp tục vững mạnh, ý nghĩa của nó sẽ có tác động quan trọng đến với những
hiểu biết về tính khả thi của sự hội nhập tiền tệ ở ASEAN. Thứ nhất, dưới mô hình kinh

tế vĩ mô mở kiểu mới, Otani (2002) cho rằng, tác động truyền dẫn quốc tế của chính
sách tiền tệ trong và ngoài nước là phụ thuộc vào hành vi định giá của doanh nghiệp, ví
dụ là định giá theo tiền trong nước hoặc tiền của nước lớn, Khi nghiên cứu tác động
truyền dẫn với các nước ASEAN hoặc giữa các nước ASEAN với nhau nói riêng và các
nước nhỏ nói chung, chúng ta cần phải đưa “định giá theo đồng Đôla Mỹ” vào mô hình.
Thứ hai, với thực tế là các nước ASEAN sử dụng đồng Đôla Mỹ khá lớn trong thương
mại quốc tế, những cú sốc kinh tế Mỹ sẽ truyền dẫn tới ASEAN, nhưng không có chiều
ngược lại. Cụ thể là, khi tỷ giá giữa ASEAN và Mỹ thay đổi do chính sách tiền tệ trong
khu vực, các doanh nghiệp ASEAN chỉ chuyển một phần những biến động tỷ giá này
vào giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ (PTM). Do đó, giá nhập khẩu ở Mỹ sẽ không bị
tác động nhiều và cầu ở thị trường Mỹ cũng không bị biến động dưới ảnh hưởng của sự



24
thay đổi chính sách tiền tệ ở ASEAN. Tuy nhiên, những nhà xuất khẩu Mỹ sẽ chuyển
phần lớn biến động tỷ giá vào giá xuất khẩu, do đó nền kinh tế ASEAN bị tác động
mạnh bởi chính sách tiền tệ của Mỹ. Thứ ba, chỉ cần đồng Đôla Mỹ thống trị trong giao
thương ở ASEAN, nếu các quốc gia ASEAN-5 ổn định đồng tiền của họ theo đồng
Đôla Mỹ thì sẽ đem lại nhiều thuận lợi, bởi vì xuất khẩu của họ hướng đến những quốc
gia Đông Á khác và Mỹ khoảng 50% hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, khi các nước Đông Á
xuất khẩu sản phẩm vủa họ ngoài khu vực, sự giảm giá của đông tiền Đông Á theo
đồng Đôla Mỹ sẽ không nhất thiết dẫn đến mức giá thấp hơn ở thị trường nhập khẩu
hoặc cải thiện cán cân thương mại. Điều này là do, tiền tệ của nước nhập khẩu có thể
dao động tự do theo đồng Đôla Mỹ. Thứ tư, việc hội nhập tiền tệ có thể dẫn đến giảm
sự dẫn truyền. Đây là những khía cạnh cần được xem xét trong bất kì nghiên cứu về hội
nhập tiền tệ ở ASEAN.
5. Kết luận:
Như trong nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu gần đây, sự dẫn truyền tỉ giá khá
ít phổ biến và có thể được xem hầu như không tồn tại ở một số nước ở ASEAN. Đồng

thời, không giống như những nghiên cứu trước, tôi cho rằng sự thiếu dẫn truyền này ít
liên quan đến khả năng phân khúc thị trường và sự phân biệt giá cả, mà là do, thực tế là,
trong nhiều trường hợp, những nước nhỏ xuất khẩu trong thị trường thế giới hội nhập
và giá cả được lập hóa đơn phần lớn theo đồng Đôla Mỹ.
Như chúng tôi đã đề cập, sự dẫn truyền thấp hoặc không có sẽ có những ý nghĩa
quan trọng đối với việc truyền tải những cú sốc trên toàn khu vực cũng như những quốc
gia ngoài ASEAN. Những tác động này có thể giúp dẫn tới cả hai giả định chính xác
hơn về mô hình vĩ mô mở của ASEAN trong tương lai. Bên cạnh đó, nó giúp hướng
dẫn nhà hoạch định chính sách đánh giá việc hội nhập tiền tệ của khu vực trong tương
lai.
Các nghiên cứu thực nghiệm về sự dẫn truyền ở ASEAN hiện nay vẫn còn chưa
đầy đủ. Cần phải có sự cẩn trọng hơn nữa khi nghiên cứu, vì ngày càng phát sinh những
vấn đề gây khó khăn cho việc đánh giá sự dẫn truyền. Chẳng hạn như, việc mất dữ liệu
do việc xác định thị trường cuối cùng, hoặc những ảnh hưởng của các công ty đa quốc
gia, sự thay đối thuế quan và thuế chống bán phá giá…

×