Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 83 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”
TÊN CÔNG TRÌNH:
MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ VIỆT NAM HẬU KHỦNG HOẢNG 2008

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ

ii
MỤC LỤC
1. Lời mở đầu 1
2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây 3
2.1 Những nhân tố nào dẫn dắt các dòng FDI đến với các nƣớc thu nhập thấp? 3
2.2 Tác động của FDI lên tăng trƣởng kinh tế 6
3. Phƣơng pháp luận 12
3.1 Những nhân tố nào dẫn dắt các dòng FDI đến với Việt Nam? 12
3.1.1 Mô hình: 12
3.1.2 Phương pháp lấy số liệu: 14
3.1.2.1 Phương pháp đo lường sản lượng tiềm năng: 15
3.2.1.2 Phương pháp lấy số liệu về chỉ số rủi ro quốc gia 22
3.2 FDI và tác động tăng trƣởng 24
3.2.1 Mô hình 24
3.2.1.1 Tác động FDI ở VN 25
3.2.1.2 Tác động của ngưỡng (Threshold Effects) 26
3.2.1.3 Mô hình Var: 28
3.2.2 Phương pháp lấy số liệu: 28


4. Nội dung và kết quả nghiên cứu 29
4.1 Kết quả những nhân tố nào có tác động dẫn dắt các dòng FDI đến Việt Nam 29
4.1.1 Kết quả hồi quy OLS: 29
4.1.2 Kiểm định củng cố kết quả (robustness test) 40
4.1.3 Tác động của suy thoái: 45
4.2 FDI và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam 48
4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị: 48
4.2.2 Mô hình hồi quy: 49
4.2.3 Tác động của ngưỡng 62
4.2.4 Mô hình VAR 65
4.2.4.1 Kiểm định đồng liên kết: 66
4.2.4.2 Mô hình VAR 67
4.2.4.3 Kiểm định Granger 68
4.2.5. Hạn chế: 71
5. Kết luận 72

5.1 Các giải pháp thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI cho Việt Nam 72
5.2 Làm sao để FDI trở thành động lực thúc đẩy tăng trƣởng hiệu quả 73
Phụ lục
Tài liệu tham khảo




iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBO Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ
CPI Chỉ số giá cả tiêu dùng
EU Liên minh Châu Âu
FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp

GDP Tổng sản phẩm quốc gia
GMM Generalized Method of Moment System Estimation
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
ICRG Chỉ số đo lường rủi ro quốc gia
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới
OLS Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
WB Ngân hàng thế giới
VAR Mô hình tự hồi quy vecto
VECM Mô hình tự hiệu chỉnh sai số vecto




DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: GDP tiềm năng của tất cả các nước cần khảo sát 19
Bảng 3.2: Bảng mô tả biến 29
Bảng 4.1: Bảng kết quả hồi quy 1 30
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định B-G 32
Bảng 4.3: Hệ số thống kê theo tiêu chuẩn ADF 33
Bảng 4.4: Bảng sai phân các biến ngẫu nhiên 33
Bảng 4.5: Bảng kết quả kiểm tra đồng liên kết của các biến 34
Bảng 4.6 : Kết quả mô hình VECM với các hệ số của biến nội sinh 37
Bảng 4.7 : Hiệu chỉnh phần dư trong mô hình VECM 38
Bảng 4.8: Sai phân cho các biến 41
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Granger 43
Bảng 4.10: Kết quả mô hình VECM với hệ số của các biến nội sinh và hiệu chỉnh phần
dư của mô hình. 44
Bảng 4.11: Kết quả của mô hình VECM khi xem xét tác động của suy thoái 46
Bảng 4.12: Hiệu chỉnh sai số của mô hình VECM 47
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định tính dừng bằng kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test)

49
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy biến tăng trưởng bằng GMM (1) 50
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Wald Test 51
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy biến tăng trưởng bằng GMM (2) 52
Bảng 4.17: Ma trận phương sai – hiệp phương sai 54
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy tăng trưởng bằng GMM cho mẫu trước năm 2008 (1) 55
Bảng 4.19: Kiểm định Wald Test cho mẫu trước năm 2008 (1) 55
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy tăng trưởng bằng GMM cho mẫu trước năm 2008 (2) 56

vi
Bảng 4.21: Ma trận phương sai – hiệp phương sai cho mẫu trước năm 2008 57
Bảng 4.22: Bảng tóm tắt lại 10 phương trình hồi quy cho các ngưỡng 62
Bảng 4.23: Kiểm định tính đồng liên kết trong mô hình. 66
Bảng 4.24: Kết quả mô hình VAR 67
Bảng 4.24: Kiểm định nhân quả Granger ứng với 2 độ trễ. 68



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bộ lọc chuỗi Hodrick-Prescott của Trung Quốc và Anh 18
Hình 4.1: Lược đồ phần dư của các chuỗi số liệu 40
Hình 4.2 : Đồ thị phần dư của mô hình 45
Hình 4.3: Đồ thị phần dư 53
Hình 4.4: Đồ thị phần dư cho mẫu trước năm 2008 57
Hình 4.5: Cơ cấu vốn FDI theo ngành giai đoạn 1988 – 2007 61
Hình 4.6: Kết quả kiểm định phần dư 70

















viii
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa FDI và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, trước và sau khủng hoảng, xoay quanh hai vấn đề chính
yếu, một là những yếu tố nào có vai trò trong việc định hướng dòng FDI vào Việt Nam,
hai là FDI có tác động ra sao lên tăng trưởng Việt Nam để từ đó có thể rút ra các biện
pháp thu hút vốn FDI hiệu quả cũng như làm cho FDI có tác động tích cực lên tăng
trường kinh tế. Bài nghiên cứu đạt được một số kết quả đáng chú ý.
Với câu hỏi, yếu tố nào tác động lên dòng vào FDI của Việt Nam, bằng phương
pháp nghiên cứu được hỗ trợ bởi mô hình hồi qui OLS đã cho kết quả đi từ đúng như
dự đoán như ảnh hưởng của GDP nước đi đầu tư lên FDI là tích cực cho đến những kết
quả bất ngờ rằng dòng vào FDI của Việt Nam đi ngược với GDP của chính nước mình
hay lãi suất thực RIR của nước đi đầu tư tăng lại có tương quan dương với FDI vào
Việt Nam. Khi sử dụng mô hình VECM để kiểm tra tác động của suy thoái lên chiều
quan hệ này, một điều thú vị mà tôi tìm được phải kể đến kết quả rằng “khi suy thoái,
dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam nhiều hơn so với khi không suy thoái”. Đồng thời
khi kiểm định thực nghiệm chiều ngược lại của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng
kinh tế Việt Nam, khi mà tăng trưởng đóng vai trò là một biến phụ thuộc, sử dụng mô

hình GMM, cho thấy rằng hệ số tương quan của FDI là âm. Từ đó, tạo điều kiện cho
bài nghiên cứu đi sâu vào phân tích tác động “ngưỡng” – một trong những phương
pháp nghiên cứu của bài.



1
1. LỜI MỞ ĐẦU
Thập kỉ vừa qua đã chứng kiến một sự gia tăng chưa từng thấy của các dòng
FDI vào các nước thu nhập nhập thấp. Sự dấy lên của dòng vào được qui cho thanh
khoản toàn cầu phong phú và sự gia tăng trong giá cả hàng hóa, kết hợp với nền tảng
kinh tế tốt hơn và những cải cách thị trường phương Đông ở nhiều quốc gia thu nhập
thấp.
Tuy nhiên, sự công phá của suy thoái tài chính toàn cầu đã thay đổi bức tranh
đó. Hoạt động kinh tế ở hầu hết các nước phát triển – nguồn chính của FDI – đã thu
nhỏ lại đáng kể, trong khi sự căng thẳng của điều kiện tín dụng toàn cầu đã kìm hãm
khả năng tài trợ của các tổ chức đa quốc gia và làm gia tăng ác cảm với rủi ro. Khôi
phục kinh tế ở các nước phát triển được trông chờ sẽ rất chậm chạp và thanh khoản
toàn cầu càng thêm khó khăn và ít phong phú trong những năm sắp tới. Cạnh tranh
giữa những nước đang phát triển để thu hút FDI sẽ có thể trở nên ác liệt hơn so với
những năm trước đó. Trong khi FDI từ những thị trường mới nổi, một nguồn quan
trọng của FDI đang tăng lên của các nước thu nhập thấp, được mong chờ sẽ có khả
năng phục hồi nhanh, tổng thể dòng FDI đến các nước thu nhập thấp có thể thấp đáng
kể so với trước khủng hoảng (WB 2010). Những vấn đề này đặt ra những câu hỏi quan
trọng và những thay đổi chính sách cho các nước thu nhập thấp. Rằng FDI là một hình
thức có sức ảnh hưởng to lớn của dòng vốn vào của các nước thu nhập thấp , một sự
đảo ngược trong những dòng này không chỉ tác động trực tiếp lên nhu cầu tài trợ bên
ngoài, mà còn có một ảnh hưởng lên đầu tư và phát triển (IMF 2010).
Trong năm 2011, vốn FDI đăng ký và tăng thêm của Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD,
chỉ bằng 74% năm 2010. Sang 2012, phần FDI thực hiện dự kiến vẫn duy trì 11 tỷ

USD. Lý giải cho sự sụt giảm vốn đăng ký năm vừa qua, một phần do ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế thế giới. Hòa vào xu hướng chung của dòng FDI nói chung, và dòng
FDI vào các nước thu nhập thấp nói riêng, có thể thấy được FDI vào Việt Nam đã giảm
sút. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của Việt Nam, nhất là trong thời
kì hậu suy thoái còn nhiều khó khăn này hay không? Dựa vào các nghiên cứu trên Thế

2
giới về vấn đề này, tôi thực hiện bài nghiên cứu nhằm tìm kiếm câu trả lời cho hai vấn
đề lớn như đã trình bày ở phần tóm tắt. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu sẽ chia thành
năm phần chính.
Mở đầu bài nghiên cứu, tôi sẽ trình bày một cách ngắn gọn mục tiêu nghiên cứu
và những kết quả đạt được như trên. Nội chung nghiên cứu chính, tức là các phần trình
bày sẽ được tóm tắt trong phần giới thiệu, cũng như vấn đề tại sao phải nghiên cứu đề
tài đó. Phần thứ hai là phần trình bày các nghiên cứu và các kết quả đã đạt được trước
đây. Đây là bài nghiên cứu mối quan hệ có tính hai chiều, một chiều FDI là biến phụ
thuộc, trong các biến độc lập có biến tăng trưởng của nước phát triển – nước đi đầu tư
và cả nước chủ nhà – Việt Nam; chiều còn lại tăng trưởng của Việt Nam sẽ là biến phụ
thuộc và FDI là một trong những biến độc lập bên. Vì thế, phần trình bày các nghiên
cứu trước đây, nhóm chia làm hai phần riêng biệt mỗi vấn đề. Phương pháp nghiên cứu
và nội dung, kết quả được trình bày trong phần ba và phần bốn, trả lời cho hai câu hỏi
lớn đã đặt ra ở phần giới thiệu sẽ có riêng hai phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy
nhiên đều sử dụng hai mô hình hồi quy đã từng được các tác giả Era Dabla-Norris,
Jiro Honda, Amina Lahreche, và Geneviève Verdier sử dụng trong bài nghiên cứu
“FDI-flow to low income countries: Global driver and Growth Implication” Working
paper/10/132, năm 2010. Phần kết luận, thảo luận, kiến nghị của nhóm nằm trong phần
cuối cùng của bài nghiên cứu.



3

2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC
ĐÂY
2.1 Những nhân tố nào dẫn dắt các dòng FDI đến với các nước thu
nhập thấp?
Với sự lớn mạnh về nền kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế ở các
nước phát triển, chúng có vai trò gì đối với nguồn vốn FDI chảy vào các nước kém
phát triển trong thời kỳ trước khủng hoảng? Cũng câu hỏi đó, chúng ta nên quan tâm
đến điều gì khi mà ảnh hưởng của suy thoái kinh tế là không nhỏ đến việc thu hút FDI
của các nước chậm phát triển hiện nay? Để trả lời các câu hỏi đó, nhiều bài nghiên cứu
và phân tích đã được các chuyên gia tài chính cũng như các tổ chức kinh tế thế giới lớn
như World Bank, IMF đề xuất, không ít bài nghiên cứu trong số đó như một cuộn băng
tua chậm, giúp chúng ta thấy được một cái nhìn bao quát về tác động của nguồn vốn
FDI đến các nước kém phát triển cũng như các nền kinh tế mới nổi trong thời kỳ trước
khủng hoảng đến nay.
Trọng tâm của phần nghiên cứu này chủ yếu để chỉ ra những yếu tố, nhân tố
quan trọng, góp phần giải thích tại sao nguồn vốn lại chảy vào nước này hay châu lục
này mà tại sao không phải chảy vào nước khác hay châu lục khác. Các tác giả đã chia
những yếu tố tác động trên thành hai loại chính: yếu tố “đẩy” (push factor) và yếu tố
“kéo” (pull factor). Yếu tố đẩy – liên quan đến đặc điểm, mức độ lớn mạnh của nước
đi đầu tư, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng kinh tế, chính trị, luật pháp…Tương tự như vậy,
yếu tố kéo phản ánh mức độ thu hút nguồn vốn FDI của các nước kém phát triển –
thường là những nước tiếp nhận đầu tư, ví dụ như ưu đãi thuế, ưu đãi mang tính chính
trị của chính phủ hai nước, mức độ tự do hoá thương mại… Chúng được gọi chung là
những yếu tố “đóng góp” (contributing factors).
Calvo et al. (1993) và Fernandez-Arias (1996) đã phân tích mối quan hệ giữa
yếu tố đẩy và kéo trong việc phân phối các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn
vay hay các danh mục đầu tư chứng khoán ở thị trường mới nổi, nhấn mạnh sự liên

4
quan của các yếu tố bên ngoài - yếu tố đẩy lên việc thu hút vốn. Với cùng quan điểm,

Reinhart and Reinhart (2008) cho rằng những yếu bên ngoài có một thành phần chu
kỳ quan trọng ảnh hưởng đến FDI thông qua các kênh khác nhau. Sự tăng trưởng kinh
tế ở các nước phát triển có thể tác động đến FDI thông qua tác động thu nhập (income
effect) và tác động thay thế (subsitution effect). Cụ thể như sau, trong thời kỳ suy thoái,
khi mà thu nhập ở các nước phát triển giảm làm cho mức độ đầu tư ở trong cũng như
ngoài nước cũng giảm xuống theo, kết quả là vốn FDI thuận chu kỳ. Nhưng tác động
thay thế thì có xu hướng ngược lại, nếu như công ty phân phối nguồn vốn của mình
dựa trên tỷ suất lợi nhuận, suy thoái ở các nước phát triển sẽ hiển nhiên dẫn đến tăng
khả năng sinh lợi cũng như mức độ thu hút của đồng vốn khi đầu tư ra bên ngoài nhiều
hơn so với đầu tư trong nước, đây được gọi là dòng vốn FDI phản chu kỳ. Quan điểm
này cũng nhận được sự đồng tình của Calvo et al. (2003)
Sự di chuyển thuận chu kỳ lãi suất ở các nước phát triển tác động đến việc tài
trợ bằng nguồn vốn FDI. Phần lớn nguồn vốn FDI được huy động chủ yếu ở thị trường
tài chính thế giới, do đó chi phí huy động vốn rất nhạy cảm đối với sự thay đổi trong tỷ
lệ lãi suất này. World Bank (2010)với một bài nghiên cứu gần đây cho giai đoạn 2003-
2007 đã nhận thấy rằng khi lãi suất trên toàn cầu giảm xuống sẽ dẫn tới hệ quả là chi
phí đi vay thấp hơn, điều này đóng góp không nhỏ cho việc tăng thêm 70% nguồn vốn
chảy vào các nước đang phát triển, đặc biết là nguồn vốn FDI.
Bằng cách sử dụng tổng hợp dòng vốn FDI và chu kỳ kinh tế của Mỹ đại diện
cho chu kỳ của tất cả các nước đi đầu tư, Reinhart and Reinhart (2001) và Calvo et
al. (2001) dòng vốn FDI trung bình vào những nước đang phát triển (đặc biệt vùng Mỹ
Latin và Caribbean) thường cao hơn khi nền kinh tế tăng trưởng và chính sách tiền tệ
mở rộng.
Levy, Yeyati, Ugo Panizza (2007) đã nghiên cứu tác động của chu kỳ kinh tế
(business cycle) và lãi suất (rate of return) ở những nước phát triển (đặc biệt là các
nước trong khối OECD) ảnh hưởng như thế nào đến dòng FDI vào các nước đang phát
triển. Sau khi tổng hợp các dòng FDI từ 3 nguồn lớn (Mỹ, châu Âu và Nhật Bản), bài

5
nghiên cứu chỉ ra rằng dòng FDI có xu hướng ngược chiều đối với “output” và chu kỳ

lãi suất ở trường hợp của Mỹ và châu Âu, trong khi đó ở Nhật Bản lại không rõ ràng về
tác động hay chúng chỉ có ảnh hưởng không đáng kể đến dòng chảy của vốn FDI.
Cùng ý kiến như trên, Albuquerque et al. (2005) cũng cho thấy một mức tăng trong lãi
suất ở các nước phát triển sẽ dẫn đến mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê đối
với dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển. Kết luận ở trường hợp của Mỹ và
Châu Âu là hoàn toàn phù hợp giữa mối quan hệ kinh tế ngược chiều của mức độ đầu
tư trong nước (local investment) và “dòng vốn FDI” – phản ánh khả năng thực hiện
hành vi kinh doanh chênh lệch lãi suất-arbitrage của nhà đầu tư khi đứng trước các cơ
hội tìm kiếm lợi nhuận.
Dữ liệu bài nghiên cứu của ba tác giả Levy, Yeyati, Ugo Panizza (2007) về FDI
song phương được lấy từ nguồn OECD International Direct Investment Statistics, chi
tiết hơn dữ liệu bao gồm 22 nước đi đầu tư (source countries), 56 nước tiếp nhận đầu
tư (host countries), do đó sẽ có 1,232 cặp quốc gia và khoảng 22,213 quan sát. Bài
nghiên cứu có dựa trên mô hình “trọng lực” – gravity model, đây là một trong những
điều kiện chuẩn cho những bài nghiên cứu thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến
thương mại song phương giữa 2 nước, và gần đây đã đưa thêm yếu tố phân tích về địa
điểm FDI. Trong thiết lâp đơn giản này, mô hình cho rằng dòng chảy thương mại song
phương (trong trường hợp của chúng ta là FDI) phụ thuộc vào “sản phẩm” của 2 nước
tạo ra và “khoảng cách” giữa chúng – điều này cũng tương tự như lực hấp dẫn của
Newton vậy. Quan điểm này cho rằng, nếu như hai quốc gia sản xuất những sản phẩm
mà hai bên đều đang cần hoặc chúng có chung đường biên giới hay khoảng cách đia là
gần nhau thì vốn FDI song phương có xu hướng nhiều hơn ở những cặp quốc gia khác
không có yếu tố này. Biến đặc trưng đưa vào để củng cố thêm về đặc điểm “trọng lực”
kinh điển này chính là GDP trên đầu người, ngoài ra còn có thêm những chỉ báo giả
định khác, chẳng hạn như xem hai nước có chia sẻ cùng biên giới chung hay không, có
sử dụng chung ngôn ngữ hay có xài chung đồng tiền hay không (ví dụ như EU), hoặc
có thể là nước thuộc địa của nhau, những giả định này sẽ được đặt chung thành biến giả
(dummy variables).

6

Phân tích dài dòng như vậy, nhưng mục đích chính của bài nghiên cứu của Levy,
Yeyati, Ugo Panizza (2007) chính là xoáy sâu vào bản chất chu kỳ của nguồn vốn FDI,
do đó tác giả sử dụng mô hình trọng lực chuẩn có điều chỉnh. Cụ thể hơn, tác giả sử
dụng logarit tuyến tính của GDP xu hướng (log-linear trend GDP) (đại diện cho mức
GDP bền vững) thay vì sử dụng số liệu GDP từng năm ở các nước đi đầu tư, để làm nổi
bật tác động của việc mở rộng hay suy thoái của những nước này lên dòng chảy FDI.
Tóm lại, các bài nghiên cứu trên đây đã đánh giá vai trò quan trọng của các yếu
tố bên ngoài – yếu tố đẩy trong việc phân phối nguồn vốn FDI vào các nước đang phát
triển. Nói chung, thường không như mọi người nghĩ,hầu hết các bài nghiên cứu đặc
biệt là bài nghiêu cứu của Levy, Yeyati, Ugo Panizza (2007) kết luận rằng suy thoái ở
những nước công nghiệp chính là cơ hội tốt cho dòng vốn FDI chảy vào các nước kém
phát triển để tìm kiếm cơ hội arbitrage, và thường chính là những nước có mối quan hệ
mật thiết với khối EU và nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ.
2.2 Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế
Như đã nói, dòng ra FDI đến các nước thu nhập thấp đã thu hẹp lại suốt cuộc
suy thoái ở các nước phát triển và nhạy cảm với lãi suất. Cuộc suy thoái toàn cầu hiện
tại có mối quan hệ mật thiết nào không và hậu quả của nó cho viễn cảnh phát triển
trung hạn của các nước thu nhập thấp trong đó có Việt Nam (dưới mức trung bình) như
thế nào? FDI được mong chờ sẽ sản sinh nhiều lợi ích phát triển đáng kể bởi vì, thêm
vào làm tăng đầu tư, nó sẽ có một tác động tích cực lên năng suất thông qua chuyển
giao công nghệ và chuyên gia quản trị. Vì thế, một sự đảo ngược FDI sẽ tác động bất
lợi lên đà phát triển đã đạt được suốt 1 thập kỉ qua của các nước thu nhâp thấp.
Về lý thuyết, FDI được trông chờ sẽ đem lại những lợi ích phát triển trực tiếp và
gián tiếp tiềm năng cho các nước đang phát triển, và đặc biệt cho các nước có thu nhập
thấp. Lợi ích trực tiếp từ những tranh luận tân cổ điển tiêu chuẩn nói rằng FDI có thể
chảy từ các nền kinh tế giàu vốn đến các nền kinh tế nghèo nàn nguồn vốn với mức cao
tương đối của thu nhập trên vốn. Những dòng này có thể bổ sung nguồn tiết kiệm nội
địa có hạn trong các nền kinh tế nghèo nàn nguồn vốn và bằng cách giảm chi phí vốn,

7

thúc đẩy tăng trưởng. Những lợi ích gián tiếp lên sự phát triển liên quan tới năng suất
đạt được của các nước nhận FDI thông qua chuyển giao công nghệ (áp dụng những
phương pháp sản xuất mới), tiếp thu kĩ năng (giáo dục và huấn luyện nhân công), cạnh
tranh (sử dụng hiệu quả để tồn tại bởi các doanh nghiệp nội địa), và xuất khẩu (mở
rộng tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa) (Moran, 2005).
Các bằng chứng thực nghiệm về lợi ích phát triển của FDI, dựa vào bằng chứng
thông qua các quốc gia, đã không mang đến kết quả cuối cùng. Sự khác biệt về phương
pháp luận, thời kì xem xét đã đưa đến sự không thống nhất ở các nghiên cứu thực
nghiệm. Blonigen và Wang (2005), chỉ ra vấn đề về dữ liệu gộp đối với các nước với
mức độ phát triển khác nhau, lưu ý rằng dữ liệu gộp với các nước đã phát triển và đang
phát triển có thể dẫn đến nhiều suy luận không chính xác. Trong khi một vài nghiên
cứu kết luận rằng có những lợi ích liên hệ với FDI, một số không có tác động hoặc tác
động có giới hạn (những kết quả không vững chắc thông qua các lựa chọn chi tiết)
thông qua kênh truyền thống như là như tích lũy vốn đầu tư cho đất nước (Kose at al,
2009a).
Vài bài nghiên cứu đã đưa ra mối quan hệ dương tích cực giữa FDI và tăng
trưởng. Chẳng hạn, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và phát triển,
với dữ liệu thời kì từ 1970 đến 2005 của India, Pakistan, Malaysia, Thailand, Chilê
và Mexico bằng mô hình VECM và kiểm định quan hệ nhân quả Granger, Miankhel,
Thangavelu (2009) cho thấy mối quan hệ trong dài hạn giữa FDI với tốc độ tăng
trưởng ở các nước Ấn độ, Malaysia, Chi lê. Cùng quan điểm, Chakraborty và Basu
(2002) khi khám phá tác động hai chiều giữa FDI và tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ
bằng mô hình VECM, sử dụng dữ liệu 1974-1996 phát hiện trong dài hạn FDI có tương
quan dương với GDP và độ mở của thương mại, tuy nhiên lại không đáng kể trong
ngắn hạn. Dua và Rashid(1998) cũng cho ra kết quả tương tự. Archanun Kohpaiboon
trong nghiên cứu tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế trong quá trình chuyển đổi
thể chế của Thái Lan từ thể chế “ thay thế nhập khẩu” sang “khuyến khích xuất

8
khẩu”cũng tranh luận rằng tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào dòng FDI và có quan hệ

đồng biến trong giai đoạn “khuyến khích xuất khẩu”.
Tuy nhiên, như đã nói, kết quả nghiên cứu là có nhiều đối nghịch. Nếu như
Chakraborty và Basu (2002) tranh luận rằng mối quan hệ là tích cực thì cũng với mẫu
nghiên cứu là Ấn Độ, Agrawal (2005) sử dụng dữ liệu gộp của 5 nước Nam Á trong đó
có Ấn Độ từ 1965-1996 cho thấy hệ số tương quan của FDI với GDP âm, mặc dù
không có ý nghĩa. Tương tự, Pradhan (2002) sử dụng hàm Cobb-Douglas với FDI là
biến đầu vào và cho ra kết luận rằng hệ số tương quan không có ý nghĩa trong thời kì
1969-1997. Trong khi đó, Bhat (2004) dùng kiểm định nhân quả Granger và Dickey-
Fuller thì lại cho rằng không có mối quan hệ nhân quả hai hướng này. Với Archanun
Kohpaiboon, ông cũng tranh luận rằng: ngược lại với giai đoạn “khuyến khích xuất
khẩu”, giai đoạn “thay thế nhập khẩu” của Thai Lan, tác động này mang dấu âm. Theo
ước tính của tác giả, trung bình mỗi năm tác động âm này chiếm đến 4% trong suốt giai
đoạn nghiên cứu từ 1970 đến 1996. Ủng hộ cho quan điểm này, Hanson (2001)đã
tranh luận rằng việc FDI sản sinh ra những hiệu ứng lan tỏa tích cực là yếu, còn tác giả
Grog và Greenwood(2002) đã kết luận rằng tác động của FDI lên tăng trưởng hầu như
là tiêu cực. Đóng góp khá nhiều vào các tranh luận xoay quanh mối quan hệ tích cực
hay tiêu cực của FDI lên tăng phải kể đến bài nghiên cứu của tác giả Alfano (2003),
đây là một phân tích thực nghiệm sử dụng dữ liệu các nước giai đoạn 1981-1999 nói
rằng FDI có tác động rất khác nhau lên sự tăng trưởng. Dòng FDI chảy vào khu vực
khai khoáng dẫn đến một tác động tiêu cực lên tăng trưởng, nơi FDI vào khu vực sản
xuất lại cho thấy một tác động tích cực và khu vực dịch vụ thì cho ra một tác động mơ
hồ, không rõ ràng. Mặc dù bị giới hạn về dữ liệu sử dụng, các kết quả của ông khá
vững chắc đối với các yếu tố quyết định khác của sự tăng trưởng, như là thu nhập, vốn
con người, phát triền tài chính nội địa, chất lượng định chế nhà nước hay độ trễ của
FDI. Tương đồng với ý kiến của Alfano, Chandana và Peter Nunnenkamp (2006)
cũng cho thấy các tác động khác nhau của FDI lên tăng trưởng sau khi nghiên cứu
trường hợp của Ấn Độ, sử dụng kiểm định nhân quả Granger với khung làm việc đồng
liên kết. Ông cho thấy rằng FDI và sản lượng đầu ra tương tác mạnh mẽ trong lĩnh vực

9

sản xuất, ngược lại với lĩnh vực khai khoáng, thì vắng mặt quan hệ nhân quả giữa 2 yếu
tố đang xét. Riêng khu vực dịch vụ, khu vực đã thu hút phần lớn FDI vào nó từ sau khi
Ấn Độ cải cách kinh tế, thì FDI lại có tác động chỉ tạm thời lên sản lượng đầu ra.
Một hướng tiếp cận khác cũng được khá nhiều tác giả quan tâm và những
nghiên cứu thực nghiệm này - tiếp cận bằng cách xem xét đến các điều kiện ban đầu
khác nhau với một khái niệm được sử dụng xuyên suốt: “ngưỡng” - đã có nhiều thành
công hơn trong việc chỉ ra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. Kose et al. (2009b)chỉ
ra các ngưỡng xác định mà một quốc gia cần đạt được trước khi nó có thể nhận được
lợi ích tăng trưởng của các dòng tài chính bao gồm FDI. Chính xác là, nghiên cứu xác
định rằng khả năng một quốc gia có thể đạt được thuận lợi từ ảnh hưởng của FDI dựa
vào một loạt các yếu tố:
 Sự phát triển mảng tài chính: thị trường tài chính nội địa phát triển tốt phải là
một công cụ phân bổ hiệu quả các dòng tài chính nước ngoài, bao gồm cả FDI, để cạnh
tranh các dự án đầu tư (Aoki, 2006). Các thị trường tài chính nội địa sâu cũng có thể
cung cấp các khoản tín dụng cần thiết cho các doanh nghiệp địa phương khi mà họ cần
tài trợ để đạt được những thuận lợi về hiệu ứng lan tỏa công nghệ có liên hệ với FDI
(Alfaro, 2004). Norris, Honda, Amina và Verdier(2010) cũng tìm ra hệ số dương đáng
kể của FDI đối với những nước có nền tài chính phát triển cao, đối với những nước có
nền kinh tế phát triển thấp, hệ số là nhỏ hơn và không có ý nghĩa thống kê, sau khi chia
các quốc gia thành các nhóm theo tiêu chí “trên” hay “dưới” giá trị trung bình cho mỗi
giai đoạn 5 năm từ 1989-2008 để nghiên cứu. Sâu sắc hơn, các tác giả Azman-Saini,
Hook Law, Halim Ahmad đã sử dụng mô hình hồi qui dựa vào khái niệm tác động
ngưỡng. Mô hình cho phép mối quan hệ giữa tăng trưởng và FDI là tuyến tính với các
chỉ số thị trường tài chính hoạt động như một hệ thống kích hoạt chuyển đổi. Sử dụng
các quan sát của 91 nước từ 1975 tới 2005 (bởi vì tầm ảnh hưởng của FDI lên tăng
trưởng của các nước thu nhập thấp tăng lên trong thời gian này), tác giả tìm ra bằng
chứng mạnh mẽ của tác động ngưỡng trong mối liên hệ FDI và tăng trưởng. Đặc biệt,
tác giả tìm ra rằng tác động của FDI lên tăng trưởng chỉ thật sự có khi sự phát triển tài

10

chính vượt một mức ngưỡng nào đó. Không thì lợi ích của FDI là không tồn tại. Phát
hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của chính phủ trong việc xây dựng chính sách.
Chính sách hướng về thu hút FDI nên đi tay trong tay, không trước chính
sách nhằm thúc đẩy phát triển thị trường tài chính.
 Chất lượng của định chế nhà nước: việc bảo hộ quyền sở hữu yếu kém ở các
nước nghèo ngụ ý rằng đầu tư nước ngoài có thể không trực tiếp vào các dự án ấp ủ
vốn lâu, hay tỉ suất sinh lợi ban đầu thấp mà những dòng đầu tư như vậy có thể hữu ích
đối với các nước gặp khó khăn về tài chính (Rajan and Zingales, 1998). Chất lượng cơ
quan nhà nước kém có thể giới hạn tác động qua lại giữa các công ty nước ngoài và
trong nước trong việc thuê mướn lao động. Do đó làm giảm tác động gián tiếp của FDI
(Antras, 2003). Norris, Honda, Amina và Verdier (2010) cũng đồng tình với mối quan
hệ này giữa FDI và chất lượng định chế nhà nước.
 Các khu vực của dòng vào: lơi ích hiệu ứng lan tỏa tiềm năng của FDI có thể
khác nhau rõ rệt thông qua khu vực sản xuất và dịch vụ (Alfaro and Charlton, 2007).
FDI trong lĩnh vực khai khoáng có thể có những đóng góp rất giới hạn cho tăng trưởng
bởi vì nó liên quan đến các dự án lớn và hầu như không sử dụng các sản phẩm được
sản xuất hay lao động nội địa.
 Sự mở cửa thương mại: mức độ càng cao của sự mở cửa thương mại và định
hướng xuất khẩu của nền kinh tế có thể làm dễ dàng hơn cho sự chuyển giao các kĩ
năng quản trị, thông qua FDI, làm sôi động hơn thị trường đầu tư nội địa (
Balasubramanyam, 1996). Tuy nhiên, cũng có bài nghiên cứu không tìm ra bằng
chứng đo lường sự khác nhau trong tác động phát triển giữa các nước “trên” hay
“dưới” của mức độ độ mở thương mại và cho rằng đây là một biến đại diện kém hiệu
quả (Norris, Honda, Amina và Verdier 2010).
 Nguồn vốn để lại: công nghệ và các hiệu ứng lan tỏa năng suất khác liên quan
đến FDI chỉ có thể chuyển hóa vào tăng trưởng kinh tế khi mà nước chủ nhà có mức độ

11
vốn con người (human capital) (Borensztein et al, 1998) hay cơ sở hạ tầng vật chất
(Kinda, 2007) thấp.

 Chính sách vĩ mô: chính sách vĩ mô đúng đắn có thể tạo ra một sự kích thích
chung cho hiệu ứng lan tỏa FDI đến đầu tư nội địa thông qua việc tăng sản phẩm biên
của những cuộc đầu tư mới và tạo ra môi trường khả dụng cho quá trình truyền bá công
nghệ (Mody và Murshid, 2005). FDI chỉ có tác động lên tăng trưởng khi các nước có
lạm phát thấp – ngụ ý sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô (Norris, Honda, Amina và
Verdier 2010).
Norris, Honda, Amina và Verdier (June 2010) cũng đã đóng góp thêm bộ 2 chỉ
số khá hấp dẫn để bổ sung cho các tiêu chí trên, cũng được chia “trên” và “dưới” so với
ngưỡng:
 Sự cải cách kinh tế: 2 tiêu chí được sử dụng nằm trong khu vực thương mại và
tài khoản vốn là chỉ số thuế quan trung bình (đại diện cho tự do hóa thương mại) và chỉ
số tự do hóa tài khoản vốn ( thành phần phụ trong bài của Abiad et al 2008, cái mà cho
thấy sự giới hạn lên sự trao đổi vốn giữa dân cư và tổ chức tín dụng đối với người
không phải dân cư trong nước). Và kết quả là các tác giả không đo lường được sự khác
nhau nào giữa các nước khác nhau về tự do hóa thương mại trong giai đoạn 1989-
2008, nhưng giai đoạn 1973-2008 thì lại có. Tương tự, đối với tự do hóa tài khoản vốn
cũng không làm nên sự khác nhau giữa các nước đối với việc FDI tác động lên tăng
trưởng.
Mỗi hướng tiếp cận – dù là tập trung tổng thể hay xác định ngưỡng của từng yếu
tố quyết định – đều có những ưu nhược điểm. Các nghiên cứu vĩ mô đã tập trung chủ
yếu vào tổng thể FDI vì một phần có lí do hạn chế về dữ liệu. Với cách tiếp cận của
Alfano (2003) chẳng hạn, ông đã cho thấy các tác động tiêu cực có thể có lên sự tăng
trưởng của một nước từ FDI, chi tiết từng khu vực của dòng vào (khai khoáng, sản
xuất, dịch vụ), không đơn giản là có tác động hay không tác động. Điều này, có một ý
nghĩa quan trọng cho các nước đang muốn thu hút FDI, nên tập trung vào khu vực nào

12
trong việc tiếp nhận FDI. Tuy nhiên, như đã nói, cách tiếp cận với khái niệm “ngưỡng”
như Norris, Honda, Amina và Verdier (2010) có nhiều thành công hơn, nó cho thấy rõ
ràng hơn các mối quan hệ gián tiếp giữa FDI và tăng trưởng qua các yếu tố quyết định.

Mang một ý nghĩa quan trọng cho các quốc gia muốn hấp thu FDI hiệu quả bằng cách
cải thiện các yếu tố quyết định, ví như sự phát triển thị trường tài chính chẳng hạn.
Trên cơ sở đó, tôi định hướng nghiên cứu vấn đề này theo hướng đi của các tác
giả Norris, Honda, Amina và Verdier (2010), vì hai lí do chính. Thứ nhất, các bài
nghiên cứu đều đã xác nhận hướng tiếp cận này có nhiều thành công hơn. Thứ hai, điều
này phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi mà chúng ta có khá nhiều yếu tố
quyết định cần cải thiện để hấp thu FDI tốt nhất theo quan điểm đạt được mức “trên”
ngưỡng hay không? Từ đây, câu hỏi nghiên cứu của bài được hình thành, xoay quanh
hai vấn đề lớn về mối quan hệ giữa dòng vào FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
3.1 Những nhân tố nào dẫn dắt các dòng FDI đến với Việt Nam?
3.1.1 Mô hình:
Mô hình đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn
vốn FDI cũng gần tương tự như mô hình của Levy-Yeyati et al (2007) mà tôi đã đề cập
ở trên:
Trong đó:
FDI
ijt
là FDI song phương của các nước đi đầu tư và Việt Nam
GDP
i
và GDP
j
lần lượt là GDP của nước đi đầu tư (source countries) và Việt
Nam (host countries), chỉ tiêu GDP này đại diện cho độ lớn thị trường của quốc gia đó.
TRADE là tổng giá trị giao dịch thương mai song phương giữa nước đi đầu tư
và Việt Nam

13
OUTPUT đo lường những hoạt động kinh tế của nước phát triển. Chỉ tiêu này

đo lường hai nhân tố sau:
GROWTHlà tốc độ phát triển thực của GDP ở các nước phát triển
OUTPUT GAP là khoảng cách sản lượng, chỉ tiêu này dùng để xác định xem
nền kinh tế của quốc gia đi đầu tư hiện đang suy thoái hay mở rộng
RIR đo lường lãi suất thực của nước đi đầu tư vào Việt Nam, thường sẽ được
tính toán bằng cách lấy T-bill ba tháng và hiệu chỉnh cho yếu tố lạm phát.
Sau khi chạy mô hình hồi quy thông thường (OLS), để khẳng định kết quả là tin
cậy và có thể dự báo được trong trung và dài hạn, tôi sẽ thực hiện một vài kiểm định
lên mẫu số liệu (tính dừng, mối quan hệ đồng liên kết, …). Nếu tất cả các yếu tố kiểm
định này đều thỏa mãn, khi đó kết quả từ phương trình hồi quy OLS sẽ là cơ sở để tôi
mô tả mối quan hệ 2 chiều giữa FDI và tốc độ phát triển kinh tế, ngược lại, tôi sẽ thay
thế bằng các kiểm định khác phù hợp hơn là phương trình tự hồi quy VAR và tổng quát
hơn là phương trình tự hiệu chỉnh sai số VECM.
 VAR
Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế không chỉ đơn thuần là một chiều, biến
độc lập (biến giải thích) ảnh hưởng lên biến phụ thuộc mà trong nhiều trường hợp nó
còn có ảnh hưởng ngược lại. Do đó chúng ta phải kiểm tra ảnh hưởng qua lại giữa các
biến này cùng một lúc. Chính vì thế mô hình kinh tế lượng mà ta phải xét đến không
phải là một hình phương trình mà là mô hình nhiều phương trình.
Mô hình VAR về cấu trúc gồm nhiều phương trình (mô hình hệ phương trình)
và có các trễ của các biến số. VAR là mô hình động của một số biến thời gian.
Trong mô hình trên, mỗi phương trình đều chứa p trễ của mỗi biến. Với hai biến
mô hình có 2 hệ số gốc và 2 hệ số chặn.

14
Ưu điểm nổi trội của cách sử dụng phương trình VAR để ứng dụng trong bài
nghiên cứu này chính là : không cần xác định biến nào là biến ngoại sinh và biến nào là
biến nội sinh và đơn giản hơn trong việc hồi quy từng phương trình.
 VECM
Mô hình hiệu chỉnh sai số VECM là mô hình tổng quát hơn của mô hình VAR,

ưu điểm nổi trội của VECM hơn VAR là có thể được sử dụng để xác định mối quan hệ
cân bằng trong dài hạn, do đó có thể đưa ra các dự báo và khuyến nghị, chính sách.
Tuy nhiên để sử dụng mô hình thì tôi cần phải xử lý số liệu theo từng bước sau:
1. Các biến theo chuỗi thời gian là dừng, nếu không dừng thì tôi sẽ lấy sai
phân, trong trường hợp các biến dừng tại các bậc sai phân khác nhau thì tôi
sẽ lấy bậc sai phân cao nhất.
2. Việc hồi quy các chuỗi thời gian không dừng có thể dẫn đến hồi quy giả
mạo, tuy nhiên Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính
của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi
thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết. Kết hợp tuyến tính dừng
được gọi là phương trình đồng liên kết và có thể giải thích như mối quan hệ
cân bằng dài hạn giữa các biến. Và nếu như mô hình là đồng liên kết thì sẽ
không xảy ra trường hợp hồi quy giả mạo, và khi đó các kiểm định dựa trên
tiêu chuẩn t và F vẫn có ý nghĩa.
3. Mối quan hệ nhân quả Granger :
Mục đích của kiểm định này là tìm kiếm mối quan hệ giữa các biến nội sinh
với nhau để xem mối quan hệ nào là có ý nghĩa.
3.1.2 Phƣơng pháp lấy số liệu:
Số liệu về GDP, FDI, GROWTH, RIR của nước đi đầu tư và Việt Nam được lấy
trên nguồn của website ngân hàng thế giới.
TRADE – giá trị giao dịch thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước
được lấy từ trang chủ của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.

15
Số liệu về OUTPUT GAP hầu như là không có trên các nguồn ở Việt Nam cũng
như trên website của các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Do đó trong trường hợp này
tôi sẽ tự tính toán dựa trên các phương pháp tham khảo được của các nhà kinh tế ở các
bài nghiên cứu khác, mà tôi sẽ đề cập ở phần sau. Trước tiên, tôi sẽ định nghĩa về
khoảng cách sản lượng hay còn gọi là OUTPUT GAP:
OUTPUT GAP được định nghĩa là chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản

lượng tiềm năng của một quốc gia. Sản lượng tiềm năng là sản lượng tối ưu (không
phải là tối đa) mà nền kinh tế đạt được ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (không phải là
tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất) với mức lạm phát vừa phải mà nền kinh tế có thế chấp nhận
được.
Hiện nay có rất nhiều cách để đo lường sản lượng tiềm năng của một đất nước
được các nhà kinh tế học trên thế giới để xuất và tính toán. Tuy nhiên, mỗi cách đều có
những ưu và nhược điểm của nó ứng với từng trường hợp của mỗi quốc gia cũng như
nguồn số liệu để tham khảo. Sau đây tôi xin tóm tắt một cách ngắn gọn những phương
thức được sử dụng cho đến thời điểm hiện nay và chọn ra phương thức tốt nhất để áp
dụng vào Việt Nam:
3.1.2.1 Phương pháp đo lường sản lượng tiềm năng:
3.1.2.1.1 Ước tính theo phương pháp của văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ
(Congress Budget Office - CBO)
Ý tưởng về cách đo lường GDP tiềm năng cúa CBO dựa trên nền tảng của mô
hình tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế - mô hình tăng trưởng Solow. Mô hình tính
toán tăng trưởng của GDP dựa trên tăng trưởng của lực lượng lao động (tính bằng tổng
số giờ làm việc), nguồn vốn và sự tiến bộ của khoa học – hay còn gọi là tổng các nhân
tố hiệu quả. Từ đó ta có một hàm sản xuất vĩ mô Y = F (A, L, K) Giả thiết hàm này có
dạng Cobb-Douglass tức là :
Y = AK
a
L
1-a

Trong đó:

16
Y là mức sản lượng thực tế
A là tổng năng suất các yếu tố hiệu quả hay còn gọi là TFP (total factor
productivity)

K là lượng tư bản
L là lực lượng lao động
a là tỷ trọng đầu tư vào lượng tư bản, phần còn lại 1-a là tỷ trọng đầu tư vào
lực lượng lao động.
CBO tính toán nhân tố xu hướng và loại bỏ đi nhân tố mang tính chu kỳ bằng
cách sử dụng định luật Okuns, dựa trên mối quan hệ giữa chênh lệch trong sản lượng
và chênh lệch trong tỷ lệ thất nghiệp: khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm
năng 2% thì tỷ lệ thất nghiệp tăng 1%. Vì vậy để tính được GDP tiềm năng, CBO cần
những số liệu sau: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thực tế và GDP danh
nghĩa của nền kinh tế.
Để đo lường tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, CBO sử dụng chỉ số NAIRU là tỷ lệ thất
nghiệp mà tại đó thị trường lao động ở trạng thái cân bằng và không có áp lực tăng hay
giảm tỷ lệ lạm phát. Nói một cách khoa học hơn, tỷ lệ NAIRU này được xem là tỷ lệ
thất nghiệp không làm gia tăng lạm phát. Tỷ lệ này có thể được tính toán dựa trên
đường hiển thị mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp – đường cong Phillips.
Bằng cách lấy chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp thực tế, áp
dụng định luật Okun để tìm ra độ chênh lệch output gap và công việc cuối cùng chính
là áp dụng những công thức toán đơn giản để tìm ra GDP tiềm năng.
3.1.2.1.2 Mô hình chuỗi thời gian đa biến
Phương pháp này sử dụng việc đo lường bằng thống kê được biết đến như là mô
hình tự hồi quy vector (VARs). Những biến số như sản lượng (output), tỷ lệ việc làm
(employment), khả năng sản xuất hiệu quả (productivity) và lạm phát (inflation) sẽ
được tính toán bằng các phương pháp thống kê.

17
3.1.2.1.3 Đo lường GDP tiềm năng bằng cách sử dụng bộ lọc Hodrick-Prescott
(2004)
Giới thiệu về bộ lọc Hodrick - Prescott:
Bộ lọc này lần đầu tiên được sử dụng bởi hai nhà kinh tế học Robert J.Hodrick
và Edward C.Prescott, cả hai đã đạt được trao giải Nobel kinh tế năm 2004 cho sự đóng

góp to lớn này.
Ý tưởng của phương pháp toán này cũng tương tự như ý tưởng phân tích chuỗi
thời gian. Hai ông đã đưa ra công thức sau :

Trong đó
chính là logarit của biến chuỗi thời gian t=1,2,3…,T
Chuỗi thời gian được cấu thành bởi hai nhân tố, đó là nhân tố mang tính xu
hướng, ký hiệu bởi và nhân tố mang tính chu kỳ, ký hiệu bởi mà tại đó nhân tố
xu hướng sẽ là đạt giá trị tối thiểu tức là :
 MIN
Biểu thức đầu tiên chính là bình phương của độ lệch . Còn biểu
thức thứ hai là sự khác nhau giữa tốc độ tăng trưởng của hai thời kỳ trong xu hướng.Hệ
sốcàng lớn thì mức độ sai lệch càng cao. Hodrick và Prescott khuyến cáo, với dữ liệu
lấy theo quý, thì hệ số lamblda nên lấy λ = 1600 là tốt nhất.
Phương pháp trên thường sử dụng trong kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong lý thuyết chu
kỳ kinh tế thực, để tách biệt nhân tố xu hướng của chuỗi thời gian từ dữ liệu thô ban
đầu.Phương pháp này sẽ cho ra một đường cong phẳng cho chuỗi thời gian – chuỗi mà
có mức độ nhạy cảm trong biến động ở dài hạn nhiều hơn so với ngắn hạn. Sự điều

×