Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.06 KB, 10 trang )

UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn tự tin thông qua
các hoạt động ở trường mầm non
Tác giả: Hồng Thị Cơng Hà
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực: Chăm sóc giáo dục

Năm học 2020 – 2021


1/16
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
Chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là
điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gị bó. Với trẻ Mầm non
sự mạnh dạn tự tin sẽ giúp trẻ hòa đồng với bạn bè và với mọi người xung
quanh. Trẻ học cách làm chủ bản thân, học cách nhận biết và đối phó với cảm
xúc của mình cũng như của người khác.
Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người
hoàn thiện về nhân cách là con người khơng chỉ có tài mà cần phải có cả đức.
Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được
bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế
nhà trường. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con
người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích
cực, cịn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, nhất là trẻ
em.
Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong
vịng tay của ơng bà, cha mẹ. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được


gửi tới trường mầm non để học tập nhằm giúp các bậc phụ huynh làm
việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy thời gian ở
trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Làm thế nào
để giúp trẻ sống trong một tập thể đơng đúc có nề nếp, ngoan ngỗn, hiểu biết
mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó
khăn. Tự tin đóng vai trị như chiếc chìa khóa cơ bản nhất để mở cánh cửa thành
công của bạn, thế nhưng để có được sự tự tin khơng đơn giản chỉ nằm trong suy
nghĩ, tự tin phải gắn liền với khả năng thực, giá trị thực của mỗi con người hãy
tìm ra những ưu điểm của mình, mạnh dạn nhìn thẳng và thừa nhận những điểm
yếu để làm tiền đề cho lịng tin của mình.
Một trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập
và ln sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, ln mong muốn được u
q, được đón nhận và đó chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi
người. Để trẻ có được sự tự tin và mạnh dạn nhất là đối với trẻ mầm non, nó
khơng chỉ mang lại cho trẻ những kĩ năng quan hệ xã hội để giao tiếp, những
hành vi đúng đắn mà đó cịn là sự chủ động, sáng tạo của nhân cách con người
trong tương lai. Chính vì lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp
trẻ 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin thông qua các hoạt động ở trường mầm non”
trong học 2020 - 2021 để làm đề tài nghiên cứu của mình.


2/16
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Tại sao trẻ em cần phải mạnh dạn tự tin trong giao tiếp? Bởi vì:
Tự tin trong giao tiếp khơng những là điều kiện cơ bản để phát triển trí tuệ
mà cịn phải phát triển cả về mặt ngôn ngữ và nhận thức xã hội của một đứa trẻ.
Một đứa trẻ muốn giao tiếp tốt phải có ngơn ngữ phong phú, đa dạng, hiểu biết
nhiều…
Tự tin trong giao tiếp giúp trẻ mạnh dạn trao đổi với mọi người, tự đề xuất

hoặc nói lên những mong muốn, suy nghĩ hoặc ý kiến của mình với người khác
mà khơng hề cảm thấy sợ hãi hay xấu hổ. Điều quan trọng nhất nó có thể giúp
trẻ mở lịng mình để tâm sự, sẻ chia cùng mọi người.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, chúng ta đang cần vươn xa hơn
để khẳng định vị thế của bản thân, của đất nước với bạn bè quốc tế, với mỗi
người sự mạnh dạn tự tin là vơ cùng cần thiết, bởi chỉ có mạnh dạn tự tin chúng
ta mới dám nghĩ dám làm, tin vào chính bản thân để đương đầu với những thử
thách lớn ở bên ngồi. Khơng ai sinh ra mà có ngay sự tự tin, tự tin là nguồn
khích lệ lớn với mọi người, là động lực để chúng ta cố gắng đạt được các mục
tiêu.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là
tiền đề cho trẻ phát triển nhân cách, giúp trẻ trở thành con người mạnh dạn tự
tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng
cái sai. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh
dạn tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gị bó
mà trẻ sẽ hịa đồng với bạn bè với mọi người xung quanh. Xuất phát từ vai trò
quan trọng của sự tự tin và mạnh dạn đối với trẻ mầm non, tơi thấy việc hình
thành sự tự tin cho trẻ là một việc làm cần thiết và vô cùng có ý nghĩa đối với
sự phát triển tồn diện của trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trường mầm non Đặng Xá là trường đạt chuẩn mức độ 2 của thành phố Hà
Nội, trường mới được đầu tư xây dựng nên khung cảnh khang trang, phòng học
rộng rãi, đầy đủ các phòng chức năng cũng như khuôn viên nhà trường phong
cảnh xanh, sạch đẹp.
Nhà trường được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học cũng như cơng tác chăm sóc ni dưỡng. Nhà trường có
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giỏi các cấp. Năm học 2020 - 2021 nhà
trường được phân công làm điểm chuyên đề nuôi dưỡng của thành phố Hà Nội.
Năm học 2020 – 2021, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ



3/16
trách lớp 5 tuổi A2 với số trẻ là 33 trẻ. Qua một thời gian làm quen, trò chuyện,
dạy học và gần gũi trẻ tôi nhận thấy đa số trẻ còn khá rụt rè và nhút nhát khi thể
hiện những cảm xúc của bản thân, đối với những hoạt động trẻ tỏ ra thích thú
nhưng khi được cơ hỏi han, quan tâm thì trẻ thể hiện một cách khơng thoải mái và
chưa được tự tin nói cịn nhỏ nữa và chưa biết cách diễn tả thể hiện cảm xúc của
mình. Từ những lý do trên tơi ln cố gắng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở các
đồng nghiệp, nghiên cứu những biện pháp hữu hiệu nhất với mục đích giúp trẻ
có được sự tự tin , mạnh dạn ban đầu và phát triển được những ưu điểm của bản
thân vào những hoạt động sau này của trẻ. Giúp các con bạo dạn, tự tin trong
giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ và học cách làm chủ bản thân, học cách nhận
biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác, cách xử sự sao
cho phù hợp với môi trường xung quanh, kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế
nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn,
đoàn kết với bạn bè.
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Phòng GDĐT huyện Gia Lâm , UBND xã, BGH nhà
trường, các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về cơ sở vật chất, 100% nhóm lớp được
trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị học tập theo đúng Thông tư 02/2010/TT BGDĐT, đồ dùng dạy học được trang bị ngày càng phong phú hơn. Các lớp đều
có máy tính được kết nối mạng Internet, phục vụ cho hoạt động dạy và học có
hiệu quả. Xây dựng và cải tạo lại môi trường tạo không gian cho trẻ hoạt động là
khu không gian sáng tạo và khu trải nghiệm cho trẻ.
- Đầu năm học nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung
xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, tích cực xây dựng các hoạt
động trẻ được tự sáng tạo, trải nghiệm và thể hiện cảm xúc của bản thân hình
thành sự tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động.
- Nhà trường tổ chức tập huấn kỹ năng mềm, trường học, lớp học hạnh
phúc cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Các tổ, khối chun mơn thường xun có những buổi sinh hoạt, tọa đàm

chuyên đề cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tìm ra các biện pháp hướng
dẫn tác động giúp hình thành sự tự tin cho trẻ.
- Bản thân là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, với 25 năm kinh
nghiệm và nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi với lịng u thương trẻ,
tận tình với cơng việc ln có ý thức phấn đấu vươn lên thường xun tìm tịi,
nghiên cứu tài liệu để áp dụng vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày nhất
là việc rèn trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp .


4/16
b. Khó khăn:
- Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp còn chưa đồng đều.
- Phụ huynh đa số quá bận rộn với công việc cộng thêm sự hiểu biết và
cách giáo dục chưa phù hợp.
- Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều, bảo vệ quá mức khiến cho trẻ không
dám tiếp xúc và trải nghiệm các hoạt động, khiến cho trẻ trở nên rụt rè nhút nhát
và thiếu tự tin.
- Đầu năm học, tôi đã khảo sát thực tế trên trẻ của lớp và được kết quả như
sau:
Bảng khảo sát đầu năm:
Đầu năm
STT

1
2
3
4

Tiêu chí đánh giá


Mạnh dạn tự tin thể
hiện cảm xúc của bản thân
Mạnh dạn tự tin giao
tiếp với mọi người
Mạnh dạn đưa ra
những ý kiến của bản thân
Chủ động, tích cực
tham gia các hoạt động

Tổng
số trẻ

Đạt

Chưa đạt

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

33


10

30,3

23

69,7

33

12

36,3

21

65,7

33

10

30,3

23

69,7

33


12

36,3

21

65,7

Nhìn vào bảng khảo sát trên, tơi nhận thấy rõ rệt sự chưa tự tin của trẻ qua
các hoạt động hàng ngày, cần có những tác động tích cực từ giáo viên. Đa số trẻ
chưa tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ chưa biết và còn khá nhút
nhát trong việc thể hiện cảm xúc của bản thân chiếm 69,7%. Đặc biệt khi tham
gia vào các hoạt động một số trẻ chưa dám đưa ra những ý kiến của bản thân,
trẻ chưa phân biệt được rõ ràng bản thân mình muốn gì và sẽ làm gì nên chưa
tích cực trong việc lựa chọn và tích cực tham gia các hoạt động.
Trước thực tế đó tơi đã lựa chọn phương pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho
trẻ tại trường mầm non, tôi đã đưa ra một biện pháp sau.
3. Một số biện pháp:
3.1.Biện pháp 1: Cô giáo là tấm gương cho trẻ, tự tin trong giao tiếp
với trẻ, phụ huynh và đồng nghiệp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên


5/16
mơn.
Tơi đã đọc được một câu nói: “Nếu tự tin ở bản thân, bạn sẽ truyền niềm
tin đến người khác”. Chính vì câu nói này nên tơi đã nghĩ nếu tơi muốn hình
thành sự tự tin cho trẻ thì trước tiên tơi phải có sự tự tin và có những vốn hiểu
biết nhất định của bản thân để có thể mang lại những cách giáo dục tích cực nhất
đến cho trẻ.
Trẻ nhỏ đôi khi lại mang đến cho bạn những điều mà bạn nghĩ rằng mình

đã vơ tình bị lãng quên bởi cuộc sống bận bịu như tiếng cười, sự hồn nhiên
nhưng có những lúc chính trẻ lại là nguồn lực thơi thúc bản thân tơi phải tìm
hiểu nhiều hơn nữa, nghiên cứu và trau dồi bản thân nhiều hơn để mang lại
những điều tốt đẹp nhất cho trẻ.
Những năm gần đây phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” đang
được đẩy mạnh nên qua các buổi sinh hoạt chun mơn tổ, khối chúng tơi tích
cực đưa ra các ý kiến, các biện pháp và xây dựng các tiết học, mơi trường làm
sao để đẩy mạnh lên được tính tự tin cho trẻ. Từ đó làm tăng hiệu quả các hoạt
động lấy trẻ làm trung tâm như đưa các câu hỏi mang tính thảo luận để cùng đưa
ra nhiều ý kiến:
+ Một đứa trẻ tự tin là như thế nào?
+ Tự tin mang lại điều gì tốt cho trẻ?
+ Cần hình thành sự tự tin cho trẻ thơng qua các hoạt động như thế nào?
+ Xây dựng môi trường như thế nào để mang lại sự tự tin hoạt động của trẻ?
Phải nói rằng việc tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân
là một việc hết sức quan trọng. Bên cạnh đó giáo viên nắm vững những kĩ năng
hình thành sự tự tin cho trẻ thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục có lồng ghép
kĩ năng đó sẽ mang lại hiệu quả cao và trẻ sẽ tiếp thu một cách dễ dàng .
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học tạo sự tự tin cho trẻ.
Đối với trẻ, một môi trường học tập vui chơi thoải mái, thân thiện và gần
gũi là điều kiện khơng thể thiếu để giúp trẻ hịa mình và tự tin hoạt động trong
mơi trường đó. Vì vậy tôi chú trọng xây dựng môi trường tạo sự tự tin cho trẻ
dựa trên 2 yếu tố đó là xây dựng môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
Trên lớp như thực hiện chế độ bữa ăn gia đình cho trẻ. Trẻ được học rèn kĩ
năng dùng bát sứ, dùng đũa, thức ăn chia vào đĩa theo nhóm, trẻ tự lấy thức
ăn...thông qua tiết học .
* Xây dựng môi trường vật chất.
Môi trường vật chất là nơi để trẻ hoạt động, được tham gia vào các hoạt động
trẻ thích, vì vậy đây là một yếu tố vơ cùng quan trọng trong việc khuyến khích trẻ
chủ động tham gia vào hoạt động góp phần hình thành sự tự tin trong trẻ.



6/16
Ở những năm học trước được sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của Ban
giám hiệu nhà trường xây dựng môi trường lớp học thân thiện, học sinh tích cực
đã đạt được hiệu quả nhất định, giáo viên tích cực đổi mới trang trí mơi trường
nhóm lớp hài hòa đẹp mắt phù hợp với chủ đề , sự kiện của tháng.
Tôi nhận thấy khi trẻ tự biết bố trí góc chơi của mình thì việc trẻ hịa nhập vào
vai chơi, tự tin thể hiện vai chơi của mình cũng trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, năm học này được sự đầu tư của nhà trường cho cải tạo lại các
khu vực cũ tạo nên các khu cho trẻ được tích cực hoạt động như khu vực chợ
quê , kĩ năng sống , góc thư viện tạo thành khu trải nghiệm của bé với các gian
hàng khác nhau: Tại đây giáo viên tích cực tham gia xây dựng, bổ sung các ý
tưởng trên tinh thần chỉ đạo của Ban giám hiệu, tạo cho trẻ các không gian chơi,
hoạt động thoải mái, tự tin và mạnh dạn hơn khi thỏa sức thể hiện ý tưởng của
bản thân trong các khu vực đó.
* Xây dựng mơi trường tự tin về tinh thần.
Qua những năm công tác và trao đổi với phụ huynh, tôi biết được đối với
trẻ tất cả những hành động lời nói cơ làm giống như những tấm gương trẻ noi
theo. Tôi luôn chú trọng về các hành vi cư xử làm sao cho đúng chuẩn mực
trước mặt trẻ, tự tin cũng vậy muốn tinh thần học hỏi của trẻ được phát huy
trước tiên giáo viên phải là những người làm gương cho trẻ quan sát, học hỏi và
khi giáo viên tạo dựng được sự tin tưởng với trẻ thì trẻ mới có thể tự tin chia sẻ
với cơ mọi điều mà các con cần.
Tơn trọng và u chính bản thân mình
Ngay từ đầu năm học tơi đã thực hiện một hoạt động nhỏ đó là trị chuyện,
tự giới thiệu bản thân giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ, dù đa số các trẻ đều đã biết
nhau vì từ lớp cũ chuyển lên nhưng để cho trẻ có thể tự tin giới thiệu bản thân
tôi đã cho cả lớp cùng thực hiện, tơi cho trẻ ngồi thành hình trịn, tơi cùng ngồi
vào hình trịn đó, tơi là người chơi đầu tiên, tôi sẽ miêu tả về đặc điểm của bất kì

1 trẻ nào (những điểm đáng yêu, nổi bật) sau đó các trẻ khác đốn tên trẻ đó và
trẻ đó sẽ đứng lên giới thiệu về bản thân mình.
Giao tiếp bằng sự lắng nghe và thấu hiểu
Một ngày của trẻ diễn ra quỹ thời gian hoạt động của trẻ ở lớp với cơ và
các bạn cịn nhiều hơn thời gian tiếp xúc với bố mẹ, nếu khơng tính thời gian
giấc ngủ vào buổi tối. Vì thế cơ như một người bạn, một người dạy dỗ chăm sóc
trẻ hàng ngày nên bản thân tôi luôn chú trọng xây dựng và rèn luyện bản thân để
có thể xuất hiện trước trẻ một cách tự tin và truyền lại cho trẻ những cảm xúc
tích cực nhất.
Tơi ln tận dụng mọi khoảng thời gian trong ngày để nói chuyện và giao


7/16
tiếp với trẻ, bởi tơi nhận thấy nói chuyện nhiều với trẻ, cô giao tiếp với trẻ, trẻ
giao tiếp với cơ sẽ dần hình thành sự tự tin trong giao tiếp cho trẻ. Ban đầu khi
nói chuyện với trẻ thì trẻ tỏ ra khá rụt rè và thường lảng tránh các câu hỏi của cơ
nhưng tơi có cách riêng đó là thỉnh thoảng sẽ khen ngợi một vài đặc điểm đặc
biệt của bản thân trẻ ví dụ như quần, áo, đồ mới… trẻ sẽ chủ động nói chuyện và
chia sẻ với tơi về các đồ dùng mình có và những câu chuyện khác sẽ được bắt
đầu một cách tự nhiên và thoải mái.
Khi xử lí các tình huống của trẻ như 2 trẻ tranh giành đồ chơi, tôi sẽ lắng
nghe và khuyến khích trẻ tự trình bày ý kiến của bản thân, sau khi lắng nghe tơi
phân tích và giảng giải cho trẻ hiểu hành động của trẻ là tốt hay chưa tốt, sau đó
gợi ý cho trẻ cách giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực. Với cách giải quyết
này tôi cảm nhận được sự tin tưởng của trẻ để lần sau có vấn đề gì trẻ sẽ tìm tới
cơ và cịn biết tìm đến sự trợ giúp từ người khác. Đơi khi tơi đặt bản thân mình
vào trẻ, cùng trẻ chơi đùa, cùng trẻ trò chuyện như: “Hơm nay bạn Bảo Anh có
gì vui thế, kể cho cô nghe được không?” hay tôi gợi ý cho trẻ những trị chơi
mới, khuyến khích trẻ đặt tên cho trị chơi và có thể là những cách chơi khác mà
tự trẻ nghĩ ra và hướng dẫn tôi chơi.

Thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ kịp thời
Với trẻ nhỏ việc được khen ngợi, khuyến khích và động viên kịp thời tạo
được những hiệu ứng tích cực. Với các hoạt động trên lớp được diễn ra xun
suốt một ngày thì có rất nhiều cách, thời điểm để ta động viên, khuyến khích trẻ.
Ví dụ: Như trường hợp của một bạn gái lớp tôi, con tới lớp với một bộ váy
theo như lời mẹ nhắn với tôi là do nhà đông con nên thường mặc lại đồ của chị.
Hơm đó con đến lớp với gương mặt không mấy hào hứng, dù qua trao đổi với
phụ huynh nắm bắt được vấn đề nhưng tôi vẫn tới bên trẻ và hỏi nguyên nhân:
+ Vì sao con buồn? “Vì con khơng thích cái váy này ạ!”
+ Con khơng thích chiếc váy này ở điểm nào? “Con thích váy mới cơ.”
+ Cơ thấy chiếc váy này rất đẹp mà, chiếc váy này có những bơng hoa, con
chim mà cơ chưa thấy bao giờ, hình như cơ chỉ thấy ở những chiếc váy của các
cô công chúa trong câu chuyện cổ tích thơi, giống cơng chúa gì nhỉ (tạm thời
cho trẻ quên đi nỗi buồn).
+ Các bạn thấy hôm nay bạn Thu Trang mặc chiếc váy như thế nào? Cơ thì
thấy chiếc váy này rất đẹp và bạn Thu Trang mặc chiếc váy này rất xinh nữa
chứ, con có thể đứng lên biểu diễn thời trang một vịng cho các bạn xem được
không!
Cô và trẻ cùng tự trải nghiệm là các cô người mẫu biểu diễn thời trang vừa
tạo sự vui vẻ hứng khởi cho trẻ đồng thời tạo sự tự tin cho trẻ, sau cùng tôi


8/16
khơng qn khen cả lớp về một buổi trình diễn thời trang tự phát nhưng rất vui
vẻ, qua cuộc đối thoại ngắn nhưng tôi cảm nhận được trẻ đã vui vẻ trở lại.
Hay việc trẻ biết gấp chăn giúp cô dù là cịn vụng về nhưng lời khích lệ từ
cơ đã khiến trẻ tự tin hơn khi thông qua phụ huynh tôi biết được trẻ về nhà đã tự
giác gấp chăn với mẹ và cịn nói “con tự gấp được cả chăn mà”. Tôi đã thấy
được sự tự tin trong trẻ
Khi trẻ làm khơng xong một việc gì đó hoặc khơng theo kịp các bạn thì trẻ

thường có xu hướng bỏ dở giữa chừng. Câu nói thấy được hiệu quả nhất trong
các hoạt động đó là “tơi tin mình làm được”; “ Cô tin con làm được”; “ Cô tin
chúng mình làm được”; “Mình tin bạn làm được” .
Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Đi trên cầu” là 1 trò chơi ngoài trời với 1 tấm ván
gỗ bắc ngang qua 2 chiếc lốp xe, rất nhiều trẻ tự tin bước qua nhưng 1 số trẻ có vẻ
sợ và nhút nhát, tơi bước tới cầm tay trẻ dần dần khuyến khích trẻ bước qua và thì
thầm nhỏ với trẻ “cơ tin con làm được” tất nhiên niềm tin đó có thể không được
thực hiện ngay chỉ 1 lần nhưng qua quan sát tôi thấy trẻ đã cố gắng tiếp tục bước đi
dù vẫn cịn hơi lo sợ, sau đó tơi tạo cơ hội cho các trẻ giúp đỡ nhau, tôi lấy ý kiến
của trẻ đó xem bây giờ con muốn sự trợ giúp từ ai để bước qua tấm gỗ và các trẻ
vui vẻ trợ giúp cho nhau, khích lệ tinh thần đoàn kết cũng như sự tự tin cho trẻ, sau
khi được giúp đỡ tơi khuyến khích trẻ tự đi và chỉ sau 2 - 3 lần trẻ có thể tự tin bước
qua tấm ván mà không cần đến sự trợ giúp của bất kì ai. Tơi khuyến khích trẻ tự tạo
niềm tin cho bản thân và truyền niềm tin tới cho người khác.
Qua những lời khích lệ kịp thời dù là từ những việc nhỏ cũng phần nào
xây dựng được sự tự tin trong trẻ, và tôi nhận thấy rằng sự tự tin của trẻ em
thực chất là được xây dựng trên những hành động thực tế, được mọi người
thích thú và chấp nhận.Ngồi việc khen ngợi trẻ thì đôi khi người lớn chúng
ta hay nhầm lẫn với việc khen ngợi trẻ quá nhiều, điều này cũng tạo ra sự tự
cao và cái tôi ở trẻ nên dù muốn khuyến khích trẻ làm các việc khác nhưng
khơng phải lúc nào, hoạt động nào tôi cũng khen trẻ, nếu trẻ làm đúng trẻ
được khen ngợi là điều tất nhiên, nếu trẻ chán nản tơi khuyến khích, động
viên cổ vũ trẻ nhưng nếu trẻ làm sai thì cần giảng giải phân tích cho trẻ hiểu
hành động của mình. Lời khen và khuyến khích đúng thời điểm, đúng nơi,
đúng chỗ chứ khơng phải là khen và khuyến khích mọi thời điểm.
Ủng hộ sở thích, tơn trọng ý kiến cá nhân của trẻ
Với trẻ nhỏ việc khuyến khích trẻ làm một số việc có thể được coi là tốt
là giúp ích cho trẻ nhưng có những hoạt động, những sở thích riêng của cá
nhân trẻ cần được tôn trọng và ủng hộ không nên quá bắt ép trẻ phải theo
đúng khuôn mẫu nào cả, điều đó sẽ khiến trẻ trở nên lo sợ và mất tự tin vào



9/16
những quyết định sau này của bản thân trẻ.
Qua nhiều năm cơng tác tơi nhận thấy có rất nhiều trẻ thường có thói
quen sử dụng tay trái khi cầm nắm các đồ vật và dễ dàng thao tác với đồ vật
đó, tuy nhiên một số phụ huynh thường hay phàn nàn và nhờ các cô chỉnh
sửa giúp trẻ, bản thân phụ huynh coi đó là một khuyết điểm của con em
mình nhưng với bản thân tơi qua học hỏi, tìm tịi và dựa vào kinh nghiệm
thực tế tơi nhận thấy hãy cứ để trẻ được thực hiện theo những điều trẻ cảm
thấy thoải mái và tự tin khi thực hiện, vì khi chúng ta có ép trẻ chuyển đổi
thói quen thì trẻ sẽ cảm thấy mất tự tin và thường lo sợ khi thực hiện
Như hoạt động dạy trẻ kĩ năng sử dụng đũa, tôi vẫn tiến hành cho trẻ thực
hiện và làm quen với kĩ năng này, không quá nặng nề vào việc trẻ phải cầm đúng
theo chuẩn mà tơi được biết vì khả năng tiếp thu mỗi trẻ là khác nhau, thói quen sử
dụng và bản năng của trẻ cũng khác nhau, có trẻ sử dụng ngón trỏ là ngón chính khi
cầm, có trẻ sử dụng ngón giữa, tơi khuyến khích và tạo dựng cho trẻ thói quen và
cách sử đụng đũa nhưng cho trẻ được thao tác với cách nào trẻ cho là phù hợp nhất
với bản thân miễn sao trẻ có thể cầm và gắp được đồ vật, thức ăn một cách tốt nhất
và không quá sai so với cách cầm đũa thông thường.
Hay những hoạt động hàng ngày khi chia nhóm trẻ, tơi khuyến khích trẻ được
tự chọn nhóm chơi, nếu các nhóm có sự chênh lệch nhau về số lượng tôi sẽ giảng
giải cho trẻ hiểu để trẻ tự cân bằng số lượng nhóm chơi nhưng nếu trẻ khơng thích
thì tơi vẫn sẽ tơn trọng nhóm trẻ chọn lựa khi chơi .
Xây dựng mơi trường lao động vui vẻ, tự giác.
Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng cho trẻ nề nếp biết lao động và thích lao
động tự phục vụ cho các hoạt động của chính trẻ. Lao động ở đây đối với tơi đó là
“ Điều gì cơ làm được trẻ cũng sẽ làm được” và được xây dựng trên tinh thần và
cách thức phù hợp với trẻ, hỗ trợ tương tác giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ. Các hoạt
động lao động tơi phân trẻ theo nhóm trên tinh thần tự nguyện và xung phong

của trẻ. Như các hoạt động cần sử dụng bàn, tơi khuyến khích các trẻ cùng
giúp đỡ cô, trẻ giúp đỡ nhau trong hoạt động kê bàn học, kê bàn ăn có sự giúp
đỡ của cơ, dần dần khi thành thói quen trẻ tự biết sắp xếp và bố trí các bàn,
nhóm bàn. Hay hoạt động lấy khay, lấy khăn tơi cũng hình thành cho trẻ biết
lao động tự phục vụ khi giờ ăn đến trẻ sẽ biết tự phân cơng nhau đi làm nhiệm
vụ của mình một cách vui vẻ, rất nhiều các hoạt động khác trong ngày như
phơi khăn, lau bàn, chuẩn bị đồ dùng ngủ trưa, vệ sinh tủ đồ dùng, đồ
chơi…trẻ đã hình thành được thói quen tự lao động phục vụ mình một cách tự
giác và đầy hào hứng.
Như vậy với cách xây dựng khơng khí mơi trường lớp học trên tinh thần



×