Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh tranh nhằm điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.53 KB, 7 trang )

INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

YÊU CẦU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
NHẰM ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THỰC THI
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
PERFECTING LEGAL SYSTEM ON COMPETITION TO
REGULATE INTELLECTUAL PROPERTY IMPLEMENTATION

ThS. Bùi Thị Hằng Nga
Trường Đại Học Kinh Tế- Luật, ĐHQGTP.HCM


Tóm tắt

Với các lợi thế cạnh tranh có được từ độc quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể nắm giữ quyền
sở hữu trí tuệ có thể ngăn cản việc tiếp cận khoa học cơng nghệ thơng qua các ràng buộc mang
tính hạn chế cạnh tranh nhằm ngăn cản sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác, thậm
chí là từ chối chuyển giao. Điều đó khơng chỉ ảnh hưởng đến mơi trường kinh doanh mà còn
ngăn cản sự tiếp cận khoa học công nghệ, phát minh sáng tạo của người tiêu dùng. Do đó, trong
mối tương quan với cấu trúc thị trường, tính cạnh tranh của nền kinh tế thì hoạt động thực thi
quyền sở hữu trí tuệ ngồi tác động tích cực cịn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
cạnh tranh, đặc biệt là trong trường hợp chủ sở hữu lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Đó chính là
ngun nhân chính để các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải sử dụng các quy định của pháp
luật cạnh tranh để điều chỉnh đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể bên
cạnh quy định của luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối
với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần phải đảm bảo được độc quyền hợp pháp của
quyền sở hữu trí tuệ trong mối tương quan với bảo vệ mơi trường cạnh tranh lành mạnh.

Bài viết phân tích điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi quyền sở
hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt


Nam trong quá trình xây dựng và hồn thiện pháp luật.

Từ khóa: Luật Cạnh tranh, Quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Hồn thiện
pháp luật
Abstract

With the competitive advantages which are archieved from intellectual property monopoly,
the accession into science and technology can be restrained by IPRs owners by restrictive competition constraints, to prevent the market entry of other enterprises, to the extent of the refuse to
transfer, thus limiting the consumers’ access to science and technology and even their inventions.
Therefore, in relation to the market structure, the competitiveness of the economy, the enforcement
of IPRs not only has the positive impact but also containt the potential negatively affect toward
the competitive environment, especially in cases where the owner abuses this very IPRs. As the
consequence, it becomes the main reason for the consideration of the researchers in using the
1623


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

provisions of the competition to regulate the enforcement of IPRs of the subject in addition to the
provisions of the property law.

The article analyzes the adjustment of competition law for the enforcement of IPRs activities
in the legal system of countries worldwide, from which experience shall be learned by Vietnam
in the process of constructing and perfecting the national laws.
Keywords: Competition Law, IPRs, Property Law, Perfecting the national laws
1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu thì việc xây dựng một khuôn khổ pháp luật quốc tế không
chỉ dành riêng cho lĩnh vực thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà còn cho cả lĩnh vực cạnh tranh là

điều cần thiết vì sự phát triển chung của tất cả các quốc gia. Điều này đã được thừa nhận trong
hệ thống pháp luật của các quốc gia tiên tiến1. Việc đó sẽ thúc đẩy các chủ thể cạnh tranh, đầu tư,
nghiên cứu và sáng tạo cũng như chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các sáng chế, cơng
nghệ hiệu quả hơn thông qua việc kết hợp các công nghệ khác nhau, thiết lập thị trường cho các
công nghệ mới hoặc các sản phẩm sử dụng công nghệ cũng như thúc đẩy việc hình thành các chủ
thể cạnh tranh mới (các doanh nghiệp).

Tuy nhiên, để đạt được mục đích đó thì điều quan trọng là phải thiết lập được sự cân bằng
hợp lý giữa bảo vệ sở hữu trí tuệ và cạnh tranh, để đảm bảo rằng cả hoạt động lành mạnh của thị
trường và sáng tạo, đổi mới công bằng đều được khuyến khích và bảo vệ. Muốn làm được điều
này đòi hỏi cả cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ và các cơ quan cạnh tranh cần áp dụng một cách
tiếp cận cân bằng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ mơi trường cạnh tranh trong
khuôn khổ lập pháp và thực thi luật pháp liên quan.

Trong vài năm qua, rất nhiều các quốc gia đã ban hành các văn bản pháp lý nhằm xác định
mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh và sở hữu trí tuệ. Cụ thể, vào tháng 2 năm 1989, tại Nhật
Bản, Ủy ban thương mại ban hành Hướng dẫn về quy định thực hành thương mại không lành
mạnh đối với bằng sáng chế và các thỏa thuận cấp phép. Tại Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1995, Các
cơ quan cạnh tranh của các Bang đã ban hành Hướng dẫn chống độc quyền cho việc cấp phép sở
hữu trí tuệ. Tháng 1 năm 1996, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Quy định số 240/96 (sau đây gọi
là Quy định chuyển giao công nghệ), thay thế cho hai khối miễn trừ bao gồm cấp phép bằng sáng
chế và cấp phép bí quyết. Và vào tháng 5 năm 1996, Chính phủ Canada đồng tài trợ một Hội
nghị chuyên đề về chính sách cạnh tranh và sở hữu trí tuệ, là bước đầu tiên trong đánh giá chính
sách của chủ đề. Ngoài ra, vào tháng 9 năm 1998 tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)
cũng đã công bố một báo cáo đầy đủ về vấn đề này.2

Năm 2016 Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển – UNCTAD đã ban hành
văn bản hướng dẫn các quốc gia thành viên xác định mối tương quan giữa quyền sở hữu trí tuệ
và pháp luật cạnh tranh nhằm xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia
mình. Theo đó, các quốc gia đều có những cách thức khác nhau nhằm thừa nhận rằng trong mối

tương quan với pháp luật cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải đưa ra được các
1624


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

hướng dẫn nhằm giải thích và minh họa cho mối tương quan giữa hai vấn đề nêu trên. Nghĩa là,
phải đưa ra được các giới hạn giữa quyền thực thi của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ với pháp
luật về cạnh tranh.

Tuy vậy, việc tồn tại một chế định pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói
chung và chuyển giao cơng nghệ nói riêng để áp dụng hiệu quả cho tất cả các quốc gia là điều
khơng thể. Do đó, nghiên cứu các khía cạnh liên quan từ các quốc gia phát triển, đặc biệt là các
nước đi tiên phong trong lĩnh vực này như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản cũng như các quốc gia
có điều kiện kinh tế, chính trị tương đồng như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonexia,
Malaysia là việc làm quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở những kinh nghiệm đó, Việt Nam có thể
tìm được điểm cân bằng hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ
trong mối quan hệ với lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng dưới góc
độ của pháp luật cạnh tranh nhằm hồn thiện mơi trường cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế.
2. Phương pháp nghiên cứu:

Nhằm phân tích, làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu, bài viết được trình bày dựa trên cơ
sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lenin về nhà nước và pháp luật với phương pháp nghiên cứu nền
tảng là phương pháp duy vật biện chứng.
Bên cạnh đó tác giả cịn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm
phân tích, tổng hợp các nội dung, kiến thức có liên quan là nền tảng quan trọng để đưa ra các
nhận định, kết luận liên quan đến các nội dung được trình bày. Từ đó chỉ ra các điểm còn hạn chế

của quy định pháp luật nhằm nêu ra các giải pháp hoàn thiện

Phương pháp so sánh luật học: đây là phương pháp quan trọng, nền tảng trong quá trình
nghiên cứu của tác giả. Bởi lẽ, điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động thực thi
quyền sở hữu trí tuệ dường như đang bị bỏ ngõ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong khi đó,
đây là vấn đề quan trọng, tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, cho nên, pháp luật
của các quốc gia trên thế giới đã có các nguyên tắc, quy định điều chỉnh vấn đề này từ khá lâu.
Thông qua việc so sánh các quy định pháp luật của các quốc gia phát triển trong bối cảnh cụ thể
của Việt Nam là nền tảng quan trọng để tác giả đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp cho việc
ban hành và áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động điều chỉnh của pháp luật
cạnh tranh đối với quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.
3. Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các
quốc gia trên thế giới
3.1. Pháp luật của các quốc gia phát triển

Với lịch sử phát triển lâu dài, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật
cạnh tranh được quy định và thừa nhận khá sớm theo nguyên tắc các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đơi khi lại là chính đáng, hợp lý nhằm
đảm bảo độc quyền của chủ sở hữu nhằm khuyến khích các chủ thể thực hiện nghiên cứu, sáng
tạo, cơng bố các thành quả nghiên cứu của mình mà điển hình là Hoa Kỳ, Canada, Liên minh
châu Âu và Nhật Bản3.
1625


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

Tại Hoa Kỳ, vào năm 1988 bộ phận chống độc quyền đã ban hành chính sách “Nguyên tắc
thực thi chống độc quyền đối với các giao dịch quốc tế”4 trong đó đã chính thức thừa nhận ngun
tắc lập luận hợp lý, cho phép tồn tại các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm cân bằng giữa lợi

ích độc quyền của chủ sở hữu và các tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh trong hợp đồng
chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, Bộ quy tắc 1988 cho phép chủ sở hữu quyền sở
hữu trí tuệ được phép tối đa hóa giá trị thị trường của tài sản sở hữu trí tuệ, hay nói cách khác,
nó thừa nhận độc quyền tự nhiên của quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc chủ sở hữu trí tuệ sử
dụng độc quyền tự nhiên này để mở rộng độc quyền về thị trường hoặc gây tác hại cho môi trường
cạnh tranh, quyền lợi của người tiêu dùng thì sẽ bị ngăn cấm. Đó chính là lý do để các thỏa thuận
đó cần phải được đánh giá theo nguyên tắc lập luận hợp lý.

Sau đó, nhằm áp dụng hiệu quả luật chống độc quyền đối với hoạt động thực thi quyền sở
hữu trí tuệ trên cơ sở cân bằng lợi ích của các chủ thể có liên quan. Năm 1995, Bộ Tư pháp và
Ủy ban thương mại Liên bang đã cùng ban hành Hướng dẫn áp dụng luật chống độc quyền cho
hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (cập nhật năm 2007)5. Hướng dẫn trên bao gồm 6
phần nhằm đưa ra các nguyên tắc áp dụng của luật chống độc quyền đối với hoạt động chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời xác định các cách thức nhằm đánh giá tính hạn chế cạnh
tranh tồn tại trong hợp đồng chuyển giao cũng như áp dụng các nguyên tắc này cho từng thỏa
thuận/ hành vi hạn chế cạnh tranh cụ thể nhằm xác định rõ giới hạn điều chỉnh của pháp luật
cạnh tranh (pháp luật chống độc quyền) đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Tương tự như vậy, tại Canada, Hướng dẫn thực thi quyền sở hữu trí tuệ được Cục cạnh
tranh Canada ban hành vào tháng 9 năm 2000. Với cách tiếp cận tương tự như pháp luật Hoa Kỳ,
nguyên tắc được thừa nhận trong hướng dẫn thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Canada là: việc áp
dụng luật cạnh tranh đối với quyền sở hữu trí tuệ cũng tương như việc áp dụng luật cạnh tranh
cho các loại tài sản khác khi hướng đến mục tiêu “… duy trì sự cạnh tranh của thị trường bằng
cách thúc đẩy sự cạnh tranh, đổi mới, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ đồng thời chống
lại hành vi tập trung sức mạnh thị trường có được từ quyền sở hữu trí tuệ trong tương lai”.
Đồng thời, Cục quản lý cạnh tranh cũng đưa ra 4 nguyên tắc ;

Các hành vi cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ được Cục quản lý cạnh tranh
xem xét dựa trên quy định tại Điều 32 của văn bản cùng với tình tiết của từng vụ việc cụ thể;

Trong từng vụ việc cụ thể, Cục cạnh tranh phải xem xét cẩn trọng mối quan hệ giữa tác

động tích cực và tiêu cực của hành vi đó để có thể kết luận rằng hành vi đó có vi phạm pháp luật
cạnh tranh hay khơng;

Khi phân tích, đánh giá việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ có vi phạm pháp luật cạnh tranh
hay khơng thì Cục cạnh tranh cần xem xét quyền sở hữu trí tuệ như các loại tài sản khác nhưng
có tính đến sự khác biệt của nó với các tài sản thơng thường;

Các yêu cầu khắc phục theo quy định tại Điều 32 của văn bản hướng dẫn chỉ được tiến
hành khi không thể thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của luật cạnh tranh.
Bên cạnh đó, văn bản cũng hướng dẫn cụ thể các tiêu chí nhằm đánh giá sức mạnh thị
1626


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

trường của chủ thể, tiêu chí vi phạm pháp luật cạnh tranh của các thỏa thuận độc quyền, ấn định
giá, định giá hủy diệt, từ chối chuyển giao…6

Tóm lại, pháp luật của Canada và Hoa Kỳ đều thừa nhận rằng: luật cạnh tranh và luật sở
hữu trí tuệ là hai yếu tố bổ sung cho nhau chứ khơng mang tính chất đối kháng. Điều này cũng
được thừa nhận trong hệ thống pháp luật của các quốc gia tiên tiến7. Bởi lẽ, khung pháp lý về
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ví dụ như cấp bằng sáng chế cũng hướng đến thúc đẩy cạnh tranh
bằng cách ghi nhận quyền của chủ sở hữu sẽ là động lực thúc đẩy các chủ thể cạnh tranh, đầu tư,
nghiên cứu và sáng tạo. Thêm vào đó, việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ khuyến
khích việc sử dụng các sáng chế, công nghệ hiệu quả hơn thông qua việc kết hợp các công nghệ
khác nhau, thiết lập thị trường cho các công nghệ mới hoặc các sản phẩm sử dụng công nghệ.
Đồng thời, hoạt động đó cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc xuất hiện, gia nhập thị trường
của các chủ thể cạnh tranh mới (các doanh nghiệp) qua đó góp phần thúc đẩy cạnh tranh. Để làm
được điều đó, địi hỏi luật sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh cần được xem như hai công cụ hổ trợ

trong chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Vậy nên, các hướng dẫn này cần tập trung vào các
hành vi cụ thể của chủ sở hữu trong quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ có vi phạm pháp luật
cạnh tranh hay không.

Tại châu Âu, việc xem xét, đánh giá tính hợp pháp/ bất hợp pháp của các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh đối với quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo hướng dẫn áp dụng Điều 101(3)
TFEU (Hiệp ước cộng đồng chung châu Âu). Theo đó, việc đánh giá một thỏa thuận có vi phạm
pháp luật cạnh tranh hay không được thực hiện dựa trên nguyên tắc lập luận hợp lý thông qua 2
bước: (1) thỏa thuận đang xem xét có gây hạn chế cạnh tranh hay khơng; và (2) thỏa thuận đó có
mang lại lợi ích thúc đẩy cạnh tranh hay không và liệu tác động thúc đẩy cạnh tranh của thỏa
thuận có lớn hơn tác động hạn chế cạnh tranh do nó mang lại hay không.

Nguyên tắc trên một lần nữa được khẳng định tại Quy chế chuyển giao công nghệ của EU
năm 2004 -TTBER8 (sửa đổi năm 2014).

Với mục đích hướng dẫn đánh giá các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của
quy chế TTBER song song với các quy định của Điều 102 TFEU liên quan đến các thỏa thuận
chuyển giao công nghệ. Quy chế TTBER đã xác định nguyên tắc để đánh giá tính trái pháp luật
của các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là nguyên tắc lập luận hợp
lý và phải được thực hiện cho từng vụ việc cụ thể. Do đó, hướng dẫn này phải được áp dụng một
cách hợp lý và linh hoạt. Các ví dụ được đưa ra trong quy chế chỉ mang tính chất minh họa, chứ
khơng nhằm mục đích xây dựng khn khổ nhất định cho các hành vi cụ thể.

Tương tự với cách tiếp cận trên, tại châu Á, Nhật Bản cũng đã ban hành các hướng dẫn cụ
thể điều chỉnh mối quan hệ giữa thực thi quyền sở hữu trí tuệ với pháp luật cạnh tranh. Theo đó,
năm 1968 Nhật Bản đã thơng qua Hướng dẫn Đạo luật chống độc quyền cho các Thoả thuận Cấp
phép Quốc tế được ban hành bởi Ủy ban Thương mại Công bằng (JFTC) nhằm điều chỉnh các
điều khoản “không lành mạnh” trong các thỏa thuận cấp phép. Hầu hết các thỏa thuận cấp phép
trước năm 1968, bên cấp phép thường là một công ty của Hoa Kỳ hoặc châu Âu và bên được cấp
giấy phép là một đối tác Nhật Bản. Với mục đích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, quyền

1627


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

tiếp cận khoa học, công nghệ của các doanh nghiệp Nhật Bản vốn vẫn còn rất mới mẻ nên các
quy định của Hướng dẫn trong giai đoạn này là hướng đến bảo vệ sự độc quyền của quyền sở

hữu trí tuệ cao hơn mục đích đảm bảo mơi trường cạnh tranh. Hay nói cách khác, ở giai đoạn này

pháp luật sở hữu trí tuệ được xem trọng hơn pháp luật cạnh tranh.

Năm 1989, JFTC ban hành hướng dẫn mới có tên là Hướng dẫn về quy định về hành vi
kinh doanh không lành mạnh liên quan đến các thỏa thuận cấp phép sử dụng sáng chế và bí quyết
kinh doanh. Hướng dẫn này phản ánh sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm
1970 và 1980 nhằm đặt ra một tiêu chuẩn cân bằng hơn trong mối tương quan giữa quyền sở hữu
trí tuệ và mơi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, các hướng dẫn chỉ mới điều chỉnh đối với
hành vi kinh doanh không lành mạnh.

Năm 1998, JTFC đã ban hành hướng dẫn mới, tiếp tục được cải thiện dựa trên phiên bản
hướng dẫn 1989. Cụ thể, hướng dẫn năm 1998 khơng chỉ phân tích về các hành vi kinh doanh
khơng lành mạnh mà cịn đưa ra những phân tích liên quan đến độc quyền tư nhân và hạn chế
thương mại bất hợp lý. Đồng thời, Nhật Bản lúc bấy giờ dường như chấp nhận cách tiếp cận mới,
thay vì phân loại các điều khoản hợp đồng thành “đen”, “xám” và “trắng” thay vào đó là đưa ra
nguyên tắc để xác định một hành sẽ bị xem vi phạm Luật Cạnh tranh nếu “một nghĩa vụ nào đó
có thể có một tác động tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường”.

Hướng dẫn mới nhất của JFTC là hướng dẫn được ban hành 2007 và được điều chỉnh, sửa
đổi vào năm 2016, có tên là Hướng dẫn về sử dụng quyền sở hữu trí tuệ theo Luật Chống độc

quyền. Theo đó, hiện nay luật cạnh tranh sẽ được áp dụng để điều chỉnh đối với các hạn chế liên
quan đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, bảng hướng dẫn cũng quy định rõ các
cách thức để đánh giá, xem xét xem có hay khơng việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong
trường hợp chủ thể lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ thơng qua việc phân tích các tác động của
hành vi đó đối với mơi trường cạnh tranh dưới góc độ về độc quyền tư nhân, các hạn chế thương
mại bất hợp lý và cạnh tranh không lành mạnh.

Nói tóm lại, đối với các quốc gia phát triển, với cơ sở khoa học đã được chứng minh và
thừa nhận rộng rãi đều khẳng định rằng việc điều chỉnh các khía cạnh liên quan đến cạnh tranh
của hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần phải tính đến các đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ
cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Do đó, việc ban hành các văn bản hướng
dẫn cụ thể, chi tiết cho việc điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với quyền sở hữu trí tuệ là
yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ sở hữu và đảm bảo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng và cơng bằng.
3.2. Pháp luật của các quốc gia đang phát triển

Nếu như trong hệ thống pháp luật các quốc gia phát triển, sự khác biệt của các quy định
pháp luật chủ yếu được tìm thấy trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ, còn các quy định của
pháp luật cạnh tranh dường như khá tương đồng với nhau khi đều hướng đến điều chỉnh các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền và cạnh tranh khơng lành mạnh. Trong khi
đó, việc điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đang là một vấn
đề khó khăn đối với h các nước đang phát triển đặc biệt đối với các quốc gia tại châu Á. Sự khác
1628


INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020

biệt đó nó thể hiện trong cả pháp luật về sở hữu trí tuệ lẫn pháp luật về cạnh tranh9. Cụ thể, trong
hệ thống pháp luật của một số quốc gia luật cạnh tranh bao gồm các quy định liên quan đến

thương mại tự do và công bằng cũng như các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng như luật cạnh tranh của Thái Lan hay Indonexia.

Hầu hết các quốc gia châu Á ban hành luật cạnh tranh dưới áp lực của các cam kết hội
nhập, đối với từng thành viên của Hiệp hội các quốc gia châu Á (Asean) thì việc ban hành luật
cạnh tranh là điều kiện quan trọng mang tính quyết định xây dựng nên cộng đồng kinh tế Asean
(AEC) hoặc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Điều đó khiến cho
pháp luật cạnh tranh tại một số quốc gia châu Á không được xây dựng dựa trên chính sách cạnh
tranh và điều kiện phát triển kinh tế của quốc gia. 10

Bên cạnh đó, đặc trưng của nền kinh tế cũng như văn hóa doanh nghiệp cũng tác động
khơng nhỏ đến chính sách cạnh tranh và luật cạnh tranh của các quốc gia tại châu Á. Cụ thể, đối
với các quốc gia Châu Á, sức mạnh kinh tế quốc gia thường tập trung vào một số tập đồn gia
đình lớn. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp và mơ hình kinh doanh của các nước này thường theo
xu hướng “cha truyền con nối”. Từ đó hình thành nên sức mạnh độc quyền của một số tập đồn
gia đình, do vậy ở một khía cạnh nào đó, pháp luật của châu Á vẫn thừa nhận sức mạnh độc
quyền của các doanh nghiệp và việc lạm dụng sức mạnh độc quyền đó đơi khi là điều hiển nhiên.

Cụ thể, hiện nay điều chỉnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với
pháp luật cạnh tranh pháp luật của các quốc gia đang phát triển chủ yếu chia thành hai mơ hình
phổ biến: nhóm các quốc gia có quy định cụ thể về hướng dẫn pháp luật cạnh tranh trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ và nhóm các quốc gia khơng có các quy định cụ thể.

3.2.1. Nhóm các quốc gia có quy định cụ thể hướng dẫn áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ

Đây là các quốc gia đã xây dựng được hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật cạnh tranh
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có tính đến các đặc thù của quyền ở hữu trí tuệ. Điển hình là Hàn
Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Singapore.


Hàn Quốc và Đài Loan được xem là các quốc gia tiên phong trong số các nền kinh tế đang
phát triển đặt hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh.
Theo đó, Uỷ ban Thương mại bình đẳng của Hàn Quốc và Đài Loan đã ban hành Hướng dẫn áp
dụng pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nhằm đặt ra các nguyên tắc đánh
giá tính bất hợp pháp đối với các hành vi cụ thể của chủ sở hữu trong mối tương quan của pháp
luật cạnh tranh. Uỷ ban Thương mại bình đẳng của Đài Loan và Hàn Quốc đã khẳng định rằng,
cơ sở để áp dụng pháp luật cạnh tranh (Đạo luật Thương mại công bằng) trong lĩnh vực sở hữu
trí tuệ tại Đài Loan là các quy định điều chỉnh vấn đề này tại Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản11.

Một quốc gia khác được đánh giá là có các quy định áp dụng pháp luật cạnh tranh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ khá hiệu quả dù các quy định hướng dẫn này được thiết lập muộn hơn các
quốc gia khác đó chính là Trung Quốc.12

Năm 2007, Trung Quốc mới ban hành Luật Chống độc quyền, đây được xem là luật cạnh
tranh đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc. Cùng với các quy định trong các trường hợp cạnh
1629



×