Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đào tạo người làm nghệ thuật doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.45 KB, 3 trang )

Đào tạo người làm nghệ thuật
Đối với một số trường cao đẳng mới được thành lập hoặc chỉ đào
tạo đơn ngành, những trường đóng ở vùng núi thì việc tuyển sinh
và đào tạo các ngành thuộc nghệ thuật trình diễn lại càng khó khăn
hơn. Các trường mới như Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch
Yên Bái, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và thể thao Nguyễn Du
mới được giao đào tạo ngành thanh nhạc, chưa có khóa nào tốt
nghiệp. Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha
Trang còn “thảm” hơn, khi trong số 1.101 sinh viên tốt nghiệp
khóa 2011-2012 chỉ có 33 sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy các
ngành thuộc nhóm ngành nghệ thuật trình diễn Với đội ngũ
nguồn nhân lực được đào tạo hàng năm như vậy, chắc chắn chưa
thể đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực hoạt động nghệ thuật
biểu diễn cho các đoàn nghệ thuật, các trung tâm, nhà văn hóa của
cả nước.
Đáng lo ngại hơn, trình độ đào tạo của đội ngũ hoạt động nghệ
thuật trình diễn nói chung còn rất thấp, không đồng đều. Số cán bộ
đạt trình độ cử nhân trở lên vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu của
xã hội. Ngay như ĐH Sân khấu điện ảnh TPHCM cũng mới chỉ
được giao đào tạo ở trình độ đại học cho 2 ngành. Đội ngũ hoạt
động nghệ thuật trình diễn có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đúng ngành
lại càng khan hiếm. Trong đội ngũ giảng viên cơ hữu dạy ngành
thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam - một trung
tâm đào tạo âm nhạc đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hiện nay,
cũng chỉ có 1 tiến sĩ, 9 thạc sĩ về chuyên ngành thanh nhạc. Nhạc
viện TPHCM trong đội ngũ giảng viên cơ hữu chuyên về thanh
nhạc không có tiến sĩ, chỉ có 6 thạc sĩ. Học viện Âm nhạc Huế
chưa có giảng viên cơ hữu nào có trình độ thạc sĩ về thanh nhạc.
Đối với những ngành khác thuộc nhóm nghệ thuật trình diễn, tình
trạng cũng tương tự, thậm chí kém hơn.
Bộ GD-ĐT cho biết để khắc phục tình trạng này, năm học 2011-


2012, bộ đã cho phép Học viện Âm nhạc quốc gia và Nhạc viện
TPHCM đặt lớp đào tạo thạc sĩ một số ngành tại Học viện Âm
nhạc Huế. Học viện Âm nhạc quốc gia cũng được giao thêm đào
tạo trình độ tiến sĩ cho một số chuyên ngành. Đặc biệt trong năm
2013 này, để tạo thuận lợi cho các trường khối văn hóa-nghệ thuật
tuyển sinh, bộ đã cho phép 10 trường khối này được tuyển sinh
riêng.
Tuy nhiên, về lâu dài, theo Bộ GD-ĐT, vì đào tạo nguồn nhân
lực cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn là một việc rất quan trọng,
Nhà nước cần ưu tiên dành một nguồn kinh phí tương xứng cho
công tác đào tạo này, đầu tư thêm cả về cơ sở vật chất, trang thiết
bị. Ngoài ra, cũng cần xem xét kiến nghị của nhiều cơ sở đào tạo
văn hóa nghệ thuật về chính sách chuyên biệt đối với các trường
văn hóa nghệ thuật ở các vùng kinh tế khó khăn, miền núi, con em
người dân tộc thiểu số để các em có thể an tâm học tập, góp phần
giữ gìn và phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống.

×