Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân Tích Khái Niệm, Cấu Trúc Của Ý Thức Tôn Giáo Và Ý Thức Đạo Đức?.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.73 KB, 14 trang )

MỤC LỤCC LỤC LỤCC
A. LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................6
B. NỘI DUNG:.....................................................................................................6
I. Ý thức tôn giáo:................................................................................................6
1. Khái niệm:........................................................................................................6
2. Cấu trúc của ý thức tôn giáo:..........................................................................7
2.1. Tâm lý tôn giáo:............................................................................................7
2.2. Hệ tư tưởng tôn giáo:...................................................................................8
II. Ý thức đạo đức:...............................................................................................8
1. Khái niệm:........................................................................................................8
2. Cấu trúc ý thức đạo đức:.................................................................................9
2.1. Tri thức đạo đức:..........................................................................................9
2.2. Tình cảm đạo đức:......................................................................................10
2.3. Lý trí đạo đức:.............................................................................................10
2.4. Ý chí đạo đức:..............................................................................................11
III. Vai trị của ý thức tơn giáo và ý thức đạo đức đối với hoạt động xây dựng
pháp luật và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay:.....................................11
1. Khái quát hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ở nước ta
hiện nay:.............................................................................................................11
1.1. Xây dựng pháp luật:....................................................................................11
1.2. Thực hiện pháp luật:..................................................................................12
2. Vai trị của ý thức tơn giáo và ý thức đạo đức:.............................................13
C. KẾT LUẬN....................................................................................................17


A. LỜI MỞ ĐẦU
Theo quan điểm duy vật về lịch sử của triết học Mác – Lê nin, nếu tồn tại
xã hội là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất (hoạt động
thực tiễn) và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những điều kiện
vật chất khách quan quy định sự sinh tồn, phát triển của xã hội, thì ý thức xã hội
là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tồn bộ những quan điểm, tư


tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống…của những cộng đồng xã
hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn
phát triển nhất định. Đó là hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một thể thống nhất,
có mối liên hệ bản chất, quy định và tác động lẫn nhau một cách tất yếu theo
những quy luật khách quan; thông qua nhận thức và hoạt động thực tiễn của con
người nhằm giải thích cho sự vận động, hình thành và phát triển của lịch sử xã
hội lồi người. Trong mối quan hệ có tính biện chứng đó, ý thức đạo đức và ý
thức tơn giáo với tính cách là các hình thái ý thức xã hội có vai trị, ý nghĩa quan
trọng (phản ánh tính thứ hai) đối với thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật và
thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
B. NỘI DUNG:
I. Ý thức tôn giáo:
1. Khái niệm:
Ý thức tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh thế giới hiện thực
một các hoang đường, hư ảo và thần thánh hóa. Sự phản ánh của ý thức thức tôn
giáo thực hiện chức năng đền bù – hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù –
hư ảo mà trong đó người cịn bất lực trước những sức mạnh tự nhiên và những
điều kiện khách quan của đời sống xã hội (nguồn gốc nhận thức do tuyệt đối hóa
vai trị của ý thức, tách ý thức ra khỏi con người). Những mâu thuẫn của đời
sống hiện thực, những bất lực thực tiễn của con người được giải quyết một cách
hư ảo trong ý thức của họ với những ước mơ, khát vọng được giải thốt (nguồn
gốc xã hội). Trong ý thức tơn giáo, những hiện tượng xã hội được thần bí hóa và


mang dáng vẻ của những lực lượng siêu nhiên, như Ăngghen đã nêu: “ Bất cứ
tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta sức mạnh ở bên
ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó
những sức mạnh ở thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian”. Vì vậy,
tơn giáo ln được các giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ áp bức tinh
thần, một phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ.

2. Cấu trúc của ý thức tơn giáo:
Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức tôn giáo bao gồm tâm lý tôn giáo và
hệ tư tưởng tôn giáo. Về mặt lịch sử, tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo là
hai giai đoạn phát triển của ý thức tôn giáo, nhưng chúng liên hệ tác động và bổ
sung nhau. Tâm lý tôn giáo đem lại cho hệ tư tưởng tôn giáo một tính chất đặc
trưng, một sắc thái tình cảm riêng. Hệ tư tưởng tôn giáo “thuyết minh” những
hiện tượng tâm lý tôn giáo, khái quát chúng, làm cho chúng biến đổi theo những
chiều hướng nhất định.
2.1. Tâm lý tôn giáo:
Tâm lý tơn giáo là tồn bộ những biểu tượng, tình cảm, niềm tin, tập quán
tâm trạng, thói quen của quần chúng về tín ngưỡng, tơn giáo. Những biểu tượng,
tình cảm, tâm trạng thói quen của quần chúng về hiện thực khách quan một cách
hư ảo như là sự tôn thờ, niềm tin vào một thế lực siêu nhiên… khi đã trở thành
yếu tố bền vững trong cộng đồng người thì nó thường được thể hiện trong các
phong tục, tập quán của cộng đồng đó. Khi đó, chúng đã được văn hóa hóa và
trở thành các tín ngưỡng, tơn giáo, là những yếu tố quan trọng trong nền văn hóa
truyền thống. Trong thực tế, tâm lý tôn giáo thể hiện trong những tín ngưỡng tại
Việt Nam. Chẳng hạn:
Trong tín ngưỡng phồn thực, đó là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái sự
sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người. Tín ngưỡng phồn thực hình thành từ
xa xưa, trên cơ sở tư duy trực quan, cảm tính của con người trước sự sinh sơi để
duy trì sự sống. Họ nhìn thấy ở thực tiễn có một sức mạnh siêu nhiên và sùng
bái các hiện vật, các hiện thực đó như thần thánh. Từ những niềm tin, cảm xúc
đó của con người Việt Nam mà hình thành lên việc thờ sinh thực khí gọi là thờ


cúng Nõ Nường (Nõ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam, Nường tượng trưng
cho bộ phận sinh dục nữ). Ngồi ra, tín ngưỡng phồn thực cịn có các biến thể
như: Thờ cột đá tự nhiên, thờ các kẽ đá nứt tự nhiên có hình dáng như bộ phận
sinh dục nam, nữ;…

Hay như trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, người Việt Nam thường có
thói quen thờ Tam phủ, Tứ phủ. Tam phủ thờ ba vị thánh thần: Bà Trời (hay
Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay
Mẫu Thoải). Tứ phủ gồm ba vị Mẫu đã nêu cộng thêm Mẫu Địa phủ…
2.2. Hệ tư tưởng tơn giáo:
Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành khi con
người nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình.
Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội. Hệ tư
tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư
tưởng, kết quả của sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội. Hệ tư tưởng
được hình thành một cách tự giác, nghĩa là được tạo ra bởi các nhà tư tưởng
của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội. Hệ tư tưởng tôn
giáo được hiều là hệ thống giáo lý, tín điều do các giáo sĩ, các nhà thần học tạo
ra và truyền bá trong xã hội.
Giáo lý, tín điều theo nghĩa rộng là bất cứ niềm tin xác tín nào khơng thể
nghi vấn. Giáo điều là những nguyên lý mà người ta tiếp thu một cách mù
quáng, bằng sự tín ngưỡng, khơng có phê phán. Giáo điều chỉ tư tưởng và hành
động tuyệt đối hóa lý luận, coi thường, hạ thấp thực tiễn, hoặc áp dụng lý luận
mà khơng tính tới kinh nghiệm thực tiễn. Dựa trên những giáo lý, tín điều, con
người tuân theo với niềm tin tuyệt đối không sẵn sàng tham gia thảo luận một
cách có lý trí. Theo như giáo lý, tín điều của Thiên chúa giáo, nguồn gốc của
con người là sinh ra từ mối tình của Adam và Eva được Chúa trời tạo ra. Từ đây,
những tín đồ Thiên chúa giáo có niềm tin và có cái nhìn rằng con người được
tạo ra từ Chúa trời… Nhưng thực tế, con người chưa có bằng chứng chứng minh
về sự tồn tại của Chúa trời.
II. Ý thức đạo đức:


1. Khái niệm:
Cùng với ý thức tơn giáo, hình thái ý thức đạo đức ra đời từ rất sớm, ngay

từ xã hội nguyên thủy; biểu hiện trong quan niệm về đạo và đức và những quy
tắc đơn giản điều chỉnh hành vi của con người. Đó là khả năng đánh giá, xét
đoán những hành vi theo tiêu chuẩn đúng sai hoặc thiện ác mang tính người;
đồng thời, đó cũng là khả năng thúc đẩy, hướng dẫn con người biết làm điều
lành, tránh điều xấu xa, biết lựa chọn đâu là nẻo đúng, đường sai - đánh giá các
trạng thái ý thức, các phán đoán theo tiêu chuẩn thiện ác, đúng sai.
Khi xã hội xuất hiện các giai cấp, ý thức đạo đức được hình thành và phát
triển như một hình thái ý thức xã hội riêng có tính giai cấp. Ý thức đạo đức và
đạo đức nói chung khơng phát triển tách rời, mà gắn liền với sự phát triển của xã
hội. Nó phản ánh sự tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của
con người chủ yếu bằng dư luận xã hội. Sự ý thức về lương tâm, danh dự và
lòng tự trọng… phản ánh khả năng tự chủ của con người là sức mạnh đặc biệt
của đạo đức, là nét cơ bản quy định gương mặt đạo đức của con người, cũng là
biểu hiện bản chất xã hội.
Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức, hiểu biết và trạng thái
xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về những giá trị thiện, ác, lương
tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh
giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân và cá nhân
trong xã hội.
2. Cấu trúc ý thức đạo đức:
Ý thức đạo đức phản ánh tồn tại xã hội theo một cách riêng so với các hình
thái ý thức xã hội khác. Ý thức đạo đức có cấu trúc bao gồm: Tri thức đạo đức,
tình cảm đạo đức, lý trí đạo đức và ý chí đạo đức.
2.1. Tri thức đạo đức:
Tri thức đạo đức là kết quả của quá trình con người nhận thức về những giá
trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, hạnh phúc, công bằng… và tư
tưởng về những giá trị đó; về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử


giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân và cá nhân trong xã hội và với bản thân

mình. Tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi trong cấu trúc ý thức đạo đức.
2.2. Tình cảm đạo đức:
Tình cảm đạo đức là những rung động cảm xúc của con người khi có sự tác
động trực tiếp từ hiện thực những hành vi, ứng xử đạo đức, các quan hệ đạo đức
- xã hội. Tình cảm đạo đức là yếu tố đặc biệt quan trọng, nếu thiếu nó thì những
khái niệm, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu nhận bằng con đường
lý tính khơng thể chuyển hóa thành hành vi đạo đức.
Khi ta thực hiện việc ác hoặc có các hành vi xấu xa, ta cảm thấy xấu hổ, hối
tiếc, cắn rứt, ăn năn… Nhờ đó, việc tu tỉnh, hối cải về sự sai trái trong con người
ta sẽ dễ hơn. Hành vi thiện, ác, tốt, xấu của những người khác cũng gây ra trong
lương tâm ta những tình cảm đạo đức khác nhau như quý trọng, cảm phục, kính
nể, khen ngợi hoặc bức xúc, thương hại, khinh bỉ, chê bai, v.v..
Các bậc hiền triết, các nhà tư tưởng xem yếu tố tình cảm rất quan trọng để
có ý thức đạo đức. Chẳng hạn, Khổng Tử ln đề cao đức Nhân; Malebranche
đề cao “tình u được soi sáng, biết lựa chọn”; Max Scheler lại đề cao loại tình
yêu thuần khiết hướng về nhân loại. Cho nên, khi thiếu yếu tố tình cảm hay một
loại người mà ta hay gọi là “vơ cảm” sẽ khó có được ý thức đạo đức, khó có
được lương tâm.
2.3. Lý trí đạo đức:
Yếu tố tình cảm của lương tâm tùy thuộc vào yếu tố lý trí. Sự suy tư của lý
trí đưa đến những phán đốn về giá trị, nhờ đó con người mới khái quát thành
các nguyên lý, đưa ra các khái niệm về đạo đức như điều thiện, bổn phận, quyền
lợi, cơng bình, nhân ái, v.v..
Renouvier (Triết gia Pháp 1815-1903) cho rằng các ý niệm về đạo đức có
tính cách tuyệt đối và lý tưởng như các ý niệm tốn học (hình trịn, đường
thẳng…), nghĩa là chúng giữ ngun giá trị của mình một cách trừu tượng, thuần
lý mà khơng cần để ý đến trong thực tế có đáp ứng được hay khơng.
Lalande (nhà thiên văn tốn học Pháp 1732-1807) lại chứng minh lý trí có
tính cách quy phạm. Lý trí thiết lập và định đẳng cấp giá trị nên nó đóng một vai



trò quan trọng trong đời sống đạo đức: Trước khi hành động, lý trí giúp ta nhận
định, tính tốn về công việc sẽ làm. Sau hành vi đạo đức, lý trí giúp ta phán
đốn về giá trị hành động của ta.
2.4. Ý chí đạo đức:
Ý chí là yếu tố khơng kém phần quan trọng nhằm thúc đẩy lương tâm con
người hướng tới điều thiện và hành động theo những gì lương tâm cho là tốt đẹp
dưới sự hướng dẫn của lý trí.
I. Kant (Triết gia Đức 1724-1804) cho rằng thiện ý và thiện chí (bonne
volonté) với ý chí bao hàm bên trong đã thúc đẩy chúng ta làm điều thiện. Nó có
giá trị vừa là sự hiểu biết sự việc, vừa là hành động đi kèm (tri đi đôi với hành).
Ngoài ra, Kant cũng xác định đạo đức là hiện thân của lý trí nhưng là lý trí thuần
túy (raison pure) chuyển sang thực hành (raison pratique) biểu lộ qua thiện chí.
Và những mệnh lệnh của lương tâm đều là những qui luật của lý trí nên có tính
cách phổ biến và tất yếu.
III. Vai trị của ý thức tơn giáo và ý thức đạo đức đối với hoạt động xây
dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay:
1. Khái quát hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ở
nước ta hiện nay:
1.1. Xây dựng pháp luật:
Xây dựng pháp luật là hoạt động phức hợp bao gồm phạm vi rộng lớn các
hành vi kế tiếp nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau; do nhiều chủ thể có vị trí, chức
năng, quyền hạn khác nhau tiến hành nhằm chuyển hóa ý chí của giai cấp cầm
quyền thành những quy tắc pháp lý, thể hiện chúng dưới những hình thức pháp
luật. Thực chất của quá trình này là hoạt động xuất phát từ nhận thức và những
yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn khách quan và vì nhu cầu, lợi ích của xã hội nói
chung và của giai cấp cầm quyền nói riêng để từ đó làm thế nào tạo ra một
khn khổ pháp lý có tính áp đặt bằng quyền lực của Nhà nước đối với các cơ
quan nhà nước và các giai tầng trong xã hội. Mục đích là nhằm quản lý chặt chẽ,
thống nhất, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả mọi phương diện, lĩnh vực của đời

sống xã hội.


Hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, thể hiện
q trình nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các quy luật xã hội, nhất
là quy luật về lợi ích, đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của các quan hệ xã hội
cơ bản cần có pháp luật điều chỉnh; trên cơ sở đó, xác định phạm vi và phương
pháp điều chỉnh phù hợp với từng loại quan hệ xã hội. Thông qua việc sử dụng
các quy tắc đặc thù của kĩ thuật lập pháp, nhà nước chuyển ý chí của các giai
cấp, các tầng lớp nhân dân thành các chuẩn mực pháp luật có tính bắt buộc thực
hiện chung. Các chuẩn mực đó được chứa đựng trong các hình thức văn bản
pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.
Bản chất đặc thù của hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay là
vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính dân chủ rộng rãi, vừa là hoạt động có tính
chất nghề nghiệp. Do có sự thống nhất cao về mặt lợi ích cơ bản của giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
hoạt động xây dựng pháp luật hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật
thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân, phản ánh và thể hiện lợi ích của dân tộc,
của nhân dân trong công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
1.2. Thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành
động) được tiến hành phù hợp với những quy định và yêu cầu của pháp luật,
không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thực hiện
pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao
tác nhất định (hành động) nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động,
tức là khơng tiến hành vượt q xử sự bị pháp luật cấm (không hành động).
Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức
khác nhau.

Thực hiện pháp luật có bao gồm 04 hình thức:
- Tuân thủ pháp luật:


Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, trong đó các chủ
thể kiềm chế, khơng tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm; những quy
phạm pháp luật cấm đốn được thực hiện ở hình thức này.
- Thi hành pháp luật (hay chấp hành pháp luật):
Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động, trong đó các chủ
thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực; những quy
phạm pháp luật bắt buộc, những quy phạm quy định nghĩa vụ được thực hiện ở
hình thức này.
- Sử dụng pháp luật:
Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động, trong đó các chủ
thể thực hiện các quyền của mình mà pháp luật cho phép (có thể thực hiện hoặc
khơng thực hiện tuỳ theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc phải thực hiện);
những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do pháp lý của các tổ
chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này.
- Áp dụng pháp luật:
Đây là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thơng qua các cơ
quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực
hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của
pháp luật để ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc
chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong một số trường hợp đặc biệt,
theo quy định của pháp luật, một số tổ chức xã hội cũng có thể được thực hiện
hoạt động này.
2. Vai trị của ý thức tơn giáo và ý thức đạo đức:
Với tính cách là các hình thái ý thức xã hội ln có mối quan hệ biện chứng
với tồn tại xã hội, với các điều kiện vật chất khách quan cũng như hoạt động
thực tiễn của con người mà một dạng thức cụ thể là hoạt động xây dựng pháp

luật và hoạt động thực hiện pháp luật. Hình thái ý thức tơn giáo và hình thái ý
thức đạo đức tồn tại trong xã hội có vai trị thực tế rất to lớn là có thể điều chỉnh,
khuôn phép những hành vi, xử sự của một cá thể người, một bộ phận người, một
cộng đồng tôn giáo… theo những quy ước, chuẩn mực tôn giáo hay đạo đức xã


hội mà không cần đến việc sử dụng quyền lực nhà nước can thiệp, mục đích là
nhằm làm cho con người tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng ổn định và phát triển
hơn. Những điểm tích cực, tiến bộ đó cùng với những quy tắc, quan niệm, tri
thức… thuộc ý thức tôn giáo, ý thức đạo đức mà đến nay vẫn cịn có giá trị,
được cả cộng đồng, xã hội thừa nhận và thực hiện. Trong khi đó, pháp luật vẫn
chưa hoàn thiện, chưa kịp thời điều chỉnh, bổ sung thì nhiệm vụ của pháp luật,
của những nhà làm luật là phải tìm tịi, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, để kịp
thời thể chế hóa chúng thành các quy phạm pháp luật. Ở đây, ý thức tôn giáo và
ý thức pháp luật có vai trị định hướng đồng thời là cơ sở và động lực thúc đẩy
hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta.
Ý thức tôn giáo, ý thức đạo đức hỗ trợ hoạt động xây dựng pháp luật và
hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta phát triển hoàn thiện và đi vào chiều
sâu, có hiệu lực, hiệu quả.
Thứ nhất, hầu hết các tơn giáo đều có giáo lý, giáo điều ln khun răn
con người làm việc thiện, góp phần xây dựng tình đồn kết nội bộ, giải quyết
linh hoạt, kịp thời, có tình, có lý các mâu thuẫn trong cộng đồng, điều này hỗ trợ
cho việc hoàn thiện cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật. Xuất phát từ tình
hình thực tế, các cơ quan pháp luật và nhà chức trách có thể dự báo trước được
nguy cơ mà tôn giáo đem đến hay phát hiện ra những bất cập thiếu sót trong hệ
thống pháp luật hiện hành, từ đó pháp luật sẽ được điều chỉnh để hồn thiện hơn.
Ngồi ra, với những tín điều, giáo lý hầu hết là khuyên con người hướng thiện
và khi các tín đồ tơn giáo thực hiện theo những tín điều này thì phần nào giúp
cho xã hội ổn định, phát triển. Bên cạnh đó, có một số tín điều tơn giáo đã được
nâng lên thành luật nên chỉ cần các tín đồ nghe theo các tín điều tơn giáo đó thì

cũng như là họ đã thực hiện pháp luật. Như vậy, có thể thấy nhờ tơn giáo mà
cơng việc quản lý, kiểm soát xã hội của pháp luật nhẹ đi phần nào.
Việt Nam là một nước đa dạng về tín ngưỡng, tơn giáo, tập qn, tục lệ…
Vì vậy, khi thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội của mình, pháp luật đã có
những quy định nhằm quản lý tơn giáo, nhưng điều tốt đẹp của tôn giáo sẽ được
pháp luật thừa nhận, bảo vệ và đảm báo thực thực thi. Ví dụ: nhiều quy định tiến


bộ của tôn giáo được pháp luật thừa kế, đạo phật có điều răn phải kính trọng ơng
bà, cha mẹ… các điều răn này phù hợp với sự phát triển của xã hội nên cũng
được nhà nước pháp điển hóa tại khoản 1 điều 69 Luật hôn nhân và gia đình
2014:
“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo
dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người
con hiếu thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã hội.”
Những điều tiêu cực, tư tưởng lạc hậu của tơn giáo sẽ được pháp luật loại
bỏ, hạn chế. Ví dụ như: Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 có quy định tại điều
320: “1. Người nào dùng bói tốn, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị
đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng.”

Thứ hai, ý thức đạo đức là cơ sở xây dựng pháp luật và là nền tảng tinh
thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Các cá nhân trong xã hội thực hiện
một hành vi pháp luật hợp pháp khơng phải vì họ hiểu các quy định của pháp
luật mà có thể do xuất phát từ các quy tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu,
đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy
phạm pháp luật.
+ Đạo đức là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực
hiện pháp luật. Đạo đức là yếu tố không thể thiếu được trong mỗi con người.


Những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần
làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Đối với
những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực
hiện pháp luật trong thực tế.
+ Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật, nhiều quy
tắc đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật qua
đó góp phần tạo nên pháp luật.
Có thể thấy trong các quan hệ pháp luật, đặc biệt là quan hệ pháp luật dân
sự, chuẩn mực đạo đức là một chuẩn mực quan trọng và xuyên suốt. Theo quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 nước Việt Nam quy định:
“Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội”. Điều cấm của pháp luật là những quy định của
pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức
xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống
xã hội được mọi người thừa nhận và tôn trọng. Quy định này địi hỏi người xác
lập giao dịch dân sự khơng chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phải cân
nhắc đến những quy tắc đạo đức.
+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ trở
thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, từ đó cũng góp
phần hình thành nên pháp luật.

+ Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp
luật. Người có ý thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực
hiện pháp luật, không lợi dụng sơ hở, hạn chế mà lách luật, trốn luật.


C. KẾT LUẬN
Quan niệm, tư tưởng đạo đức, tôn giáo có nhiều điểm tích cực, phù hợp với
xã hội ta hiện nay. Song, cũng sẽ là không khoa học, nếu chúng ta tuyệt đối hố
đạo đức tơn giáo, thổi phồng vai trị của nó.
Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, việc phân tích vai trị của đạo đức tơn
giáo để khẳng định một cách khách quan, khoa học những đóng góp, đồng thời
chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội là điều cần thiết.
Chúng ta hy vọng rằng, những giá trị nhân văn, hướng thiện, những chuẩn mực
đạo đức tiến bộ trong tôn giáo sẽ góp phần làm phong phú hệ giá trị đạo đức của
dân tộc và hữu ích trong cơng cuộc xây dựng xã hội mới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mac – Lênin, NXB Chính trị quốc gia.
2. TS Ngọ Văn Nhân – Chuyên đề 6: “Ý thức xã hội và triết học về con
người”
3. Viện triết học , bài viết “Về vai trị của đạo đức tơn giáo trong đời sống xã
hội”,

Tạp

chí

Triết


học,

số

2

(189),

tháng

2



2007,

/>4. Bài viết “Tín ngưỡng là gì? Phân loại tín ngưỡng Việt Nam,
/>5. Bộ mơn tơn giáo học, bài viết: “Một số vấn đề về mối quan hệ giữa
pháp luật và tôn giáo ở Việt nam hiện nay”, Tác giả bài viết: Tư liệu Thăng

Long

Library,

/>
pham/mot-so-van-de-ve-moi-quan-he-giua-phap-luat-va-ton-giao-o-vietnam-hien-nay-92.html?
fbclid=IwAR3OjVfzJkXFNY4thbPReXnw0u0hYM1ycvmIIHhcS8Q4X5
71I7leIl0y-mE
6. Tạp chí Cơng thương, bài viết: “Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức”,
THS. MAI VÂN ANH (Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà

Nẵng), />fbclid=IwAR3z5R8DEf8_Ua03vc486I6t8rgHgtDGp9PgbnmDFXiZOIdK
-F6uYhvJpHs
7. Luật Hoàng Phi, bài viết “Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức”,
Nguyễn

Nam,

/>
dao-duc/?
fbclid=IwAR3ZZGqFZcDlBWWTuqENDgf6VIRKIE2eqrLknj9P2fjeCl_
XF1PjYBOC3Go



×