Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.12 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Trong hệ thống quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử, nguyên lý tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội là một nguyên lý cơ bản, đánh dấu sự đối lập căn
bản giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm về xã hội. Quan điểm
duy vật biện chứng về xã hội không chỉ khẳng định tính quyết định của tồn tại
xã hội đối với ý thức xã hội mà còn làm sáng tỏ những nội dung của tính độc
lập tương đối của ý thức xã hội.
Để hiểu rõ hơn về ý thức xã hội, trong phạm vi bài tập nhóm này, chúng em
xin tìm hiểu và "Phân tích khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã
hội ( không đi sâu vào các hình thái ý thức xã hội)".

1


NỘI DUNG
1. Khái niệm ý thức xã hội
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan
điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… của cộng
đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những
giai đoạn phát triển nhất định.
Cần phải thấy rõ sự khác nhau tương đối giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân.
Ý thức cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội với mức độ khác nhau. Do đó, nó
không thể mang tính xã hội. Song ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng thể
hiện quan điểm tư tưởng, tình cảm phổ biến của một cộng đồng, một tập đoàn
xã hội, một thời đại xã hội nhất định. Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại
trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, thâm nhập vào nhau và làm
phong phú nhau.
Ý thức xã hội có tính giai cấp. Đối với xã hội có giai cấp, các giai cấp có
những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, những lợi ích khác nhau do địa
vị xã hội của mỗi giai cấp quy định, bởi lẽ đó, ý thức xã hội của các giai cấp
có nội dung và hình thức phát triển khác nhau hoặc đối lập nhau.


Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở tâm lý xã hội cũng như ở hệ tư
tưởng xã hội. Về mặt tâm ý xã hội, mỗi giai cấp đều có tình cảm, tâm trạng,
thói quen riêng, có thiện cảm hay ác cảm với tập đoàn xã hội này hoặc tập
đoàn xã hội khác.

2


Ở trình độ hệ tư tưởng xã hội thì tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện sâu
sắc hơn nhiều. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, xã hội đó bao giờ cũng có
những quan điểm tư tưởng hoặc những hệ tư tưởng đối lập nhau: tư tưởng của
giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai
cấp thống trị về kinh tế và chính trị ở thời đại đó.
Nếu hệ tư tưởng của giai cấp bóc lột thống trị ra sức bảo vệ địa vị của giai cấp
đó thì hệ tư tưởng của giai cấp bị trị, bị bóc lột thể hiện nguyện vọng và lợi
ích của quần chúng lao động chống lại xã hội người bóc lột người, xây dựng
một xã hội công bằng không có áp bức bóc lột.
Chủ nghĩa Mác – Leenin là hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp
công nhân, ngọn cờ giải phóng của quần chúng bị áp bức, bóc lột, phản ánh
tiến trình khách quan của sự phát triển lịch sử. Hệ tư tưởng Mác – Leenin đối
lập với hệ tư tưởng tư sản – hệ tư tưởng bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, bảo
vệ chế độ người bóc lột người. Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản hàng thế kỷ nay diễn ra gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, trong
đó, có lĩnh vực hệ tư tưởng.

3


Khi khẳng định tính giai cấp của ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng

thời còn cho rằng, ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại
với nhau. Trong xã hội có áp bức giai cấp, các giai cấp bị trị do bị tước đoạt
tư liệu sản xuất, phải chịu sự áp bức về vật chất nên không tránh khỏi bị áp
bức về tinh thần, không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp
thống trị, bóc lột. Các Mác, Ph. Ăng ghen viết: “Giai cáp nào chi phối những
tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh
thần thành thử nói chung tư tưởng của những người không có tư liệu sản xuất
tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp thống trị đó chi phối”. Tuy nhiên, mức độ
ảnh hưởng của tư tưởng giai cấp thống trị đối với xã hội tùy thuộc vào trình
độ phát triển ý thức cách mạng của giai cấp bị trị.
Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội không chỉ mang dấu ấn của những
điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp, mà còn phản ánh những điều kiện
sinh hoạt chung của dân tộc; những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên hình thành trong quá trình phát triển lâu dài
của dân tộc. Vì vậy, trong ý thức xã hội, ngoài tâm lý và hệ tư tưởng xã hội
của giai cấp, còn bao gồm tâm lý dân tộc, tình cảm, ước muốn, tập quán, thói
quen, tính cách,.. của dân tộc, phản ánh những điều kiện sinh oạt chung của
dân tộc, thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của dân tộc, truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác tạo thành truyền thống dân tộc.

4


Tâm lý dân tộc tuy phản ánh những điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc và
mang tính chất toàn dân tộc, nhưng có mối liên hệ hữu cơ với ý thức giai cấp.
Giai cấp cách mạng tiến bộ phát huy những giá trị tinh thần dân tộc, ngược lại
những tư tưởng giia cấp phản động mâu thuẫn sâu sắc với các giá trị đó.
2. Kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình
thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác nhau.

Chúng ta có thể phân ý thức xã hội thành các dạng sau đây tùy theo góc độ
xem xét.
2.1. Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức, có thể phân biệt ý thức xã hội thành
ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận:
- Ý thức xã hội thông thường: là toàn bộ những tri thức, những quan niệm
của con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một
cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá,
khái quát hóa.
Ý thức xã hội thông thường thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt
cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó.
- Ý thức lý luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát
hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm,
phạm trù, quy luật.

5


Ý thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái
quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật,
hiện tượng vật trong tồn tại xã hội. Ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang
tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng.
Ý thức xã hội thông thường tuy trình độ thấp hơn so với ý thức lý luận nhưng
ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống
hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Ý thức xã hội
thông thường là tiền đề quan trọng cho sự hình thành của học thuyết khoa
học.

6



2.2. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội
Căn cứ vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành, ý thức xã hội gồm
có tâm lý xã hội và hệ tư tưởng:
Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, tâm trạng, tập quán…của
con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh
hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.
Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ảnh một cách trực tiếp điều kiện sinh sống
hàng ngày của con người, là sự phản ánh có tính chất tự phát, thường ghi lại
những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội. Nó không có khả năng vạch ra đầy đủ,
rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của con người. Những quan
niệm của con người ở trình độ tâm lý xã hội con mang tính kinh nghiệm, chưa
được thể hiện về mặt lý luận, yếu tố trí tuệ đan xen với yếu tố tình cảm. Tuy
nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tâm lý xã hội trong sự phát
triển của ý thức xã hội. C.Mác, Ph.Ăng ghen, V.I. Lênin và Hồ Chí Minh rất
coi trọng việc nghiên cứu trạng thái tâm lý xã hội của nhân dân để hiểu nhân
dân, giáo dục nhân dân, đưa nhân dân tham gia tích cực, tự giác vào cuộc đấu
tranh cho một xã hội tốt đẹp.

7


Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành khi con người
nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình. Hệ tư
tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội. Hệ tư tưởng là
nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng
(chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo), kết quả của sự khái quát
hóa những kinh nghiệm xã hội. Hệ tư tưởng được hình thành một cách tự
giác, nghĩa là được tạo ra bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định
và được truyền bá trong xã hội.

Khi nghiên cứu về hệ tư tưởng, cần phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư
tưởng không khoa học. Hệ tư tưởng khoa học phản ánh chính xác, khách quan
các mối quan hệ vật chất của xã hội. Hệ tư tưởng không khoa học tuy cũng
phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội, nhưng dưới một hình thức sai
lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc. Do đó, hệ tư tưởng khoa học thúc đẩy tâm lý xã
hội phát triển theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh có lợi cho tiến bộ xã hội
còn hệ tư tưởng phản khoa học, phản động kích thích những yếu tố tiêu cực
của tâm lý xã hội phát triển.

8


Với tính cách là một bộ phận của ý thức xã hội, hệ tư tưởng ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của khoa học. Lịch sử các khoa học tự nhiên đã cho thấy tác
dụng quan trọng của hệ tư tư tưởng, đặc biệt là hệ tư tưởng triết học đối với
quá trình khái quát những tài liệu khoa học.
Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội: Tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng xã hội tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý
thức xã hội, nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Chúng có cùng
một nguồn gốc là tồn tại xã hội, đều phản ánh tồn tại xã hội. Tâm lý xã hội tạo
điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự hình thành, truyền bá, tiếp thu
của con người đối với một hệ tư tưởng nhất định. Mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ
tư tưởng (đặc biệt là tư tưởng khoa học, tiến bộ) với tâm lý xã hội, với thực
tiễn cuộc sống hết sức sinh động và phong phú sẽ giúp cho hệ tư tưởng xã hội,
cho lý luận bớt xơ cứng, bớt sai lầm. Trái lại hệ tư tưởng, lý luận xã hội, gia
tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội. Tuy nhiên, hệ tư tưởng không ra đời trực
tiếp từ tâm lý xã hội, không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội.
Như vậy, hệ tư tưởng xã hội có mối liên hệ hữu cơ với tâm lý xã hội, chịu sự
tác động của tâm lý xã hội, nhưng nó không đơn giản là sự “cô đặc” của tâm
lý xã hội.

2.3. Ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa
học, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm my
Căn cứ vào nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao
gồm các hình thái ý thức xã hội khác nhau, cụ thể: Ý thức chính trị, ý thức
pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm
mỹ.

9


KẾT LUẬN
Ý thức xã hội là khái niệm dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã
hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai
đoạn phát triển nhất định. Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc
hết sức phức tạp. Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương
diện khác nhau. Từ phương diện cấp độ và giới hạn nhận thức, ý thức xã hội
gồm ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận; Từ phương diện nội dung,
tính chất của các bộ phận hợp thành, ý thức xã hội gồm tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng; theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao
gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý
thức tôn giáo và ý thức thẩm mĩ. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người
nghiên cứu có thể lựa chọn cách tiếp cận phù hợp để tìm hiểu về kết cấu của ý
thức xã hội.

10



×