Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Trình bày hiểu biết về lạm phát. Tìm hiểu về lạm phát ở Venezuela

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.59 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI
Trình bày hiểu biết về lạm phát.
Tìm hiểu về lạm phát ở Venezuela

Mơn

: Nhập mơn Tài chính tiền tệ

Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Thu Trang
Nhóm

: 04

Lớp học phần

: 23107EFIN811

Hà Nội 2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Thời gian: 20h ngày 05/02/2023
Địa điểm: Google Meet


I. Thành phần tham dự
- Chủ trì: Nhóm trưởng Đào Thị Ngọc Mai
- Thư ký: Trần Thị Diệu Linh
- Thành viên nhóm 4
II. Nội dung cuộc họp:
- Nhóm trưởng phổ biến nội dung, đề tài cho các thành viên
-Mọi người đóng góp ý kiến, xây dựng đề cương
- Đề cương hồn thiện
- Phân chia cơng việc phù hợp với từng thành viên
III. Đánh giá:
- Vũ Ngọc Linh tích cực trong việc góp ý làm đề cương
- Nhóm khơng sơi nổi trong việc đưa ra ý kiến

THƯ KÝ

NHÓM TRƯỞNG


LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn đối với nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị
trường và nó xuất hiện khi nền kinh tế chứa đựng dấu hiệu mất cân đối giữa cung –
cầu hàng hóa, mất cân đối giữa cung – cầu tiền tệ. Mỗi lần xuất hiện mang theo một
sức mạnh tàn phát tiềm ẩn làm rối loạn nền kinh tế, làm giảm mức sống của người dân
và ở một mức nào đó thì nó có thể gây rối loạn chính trị xã hội. Khi một nền kinh tế có
lạm phát ở mức độ cao sẽ dẫn đến sụt giảm tiết kiệm, sụp đổ đầu tư, các nguồn vốn
trong nước sẽ chảy ra nước ngoài. Ngoài ra, lạm phát sẽ làm giảm nhịp độ tăng trưởng
kinh tế, mất khả năng thực hiện những kế hoạch dài hạn của quốc gia và cao điểm của
nó tạo nên sự căng thẳng về
chính trị xã hội...
Nói đến lạm phát, một trong những ví dụ điển hình phải kể đến Venezuela, nơi có

nạn lạm phát nổi tiếng mà bất cứ nhà kinh tế nào cũng biết.
Với những lí do trên, chúng tơi quyết định chọn để tài “ Tìm hiểu về lạm phát và
tình hình lạm phát ở Venezuela” hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1


MỤC LỤC
I.Tìm hiểu chung về lạm phát:.....................................................................................3
1.1.

Khái niệm và các mức độ lạm phát:...............................................................3

1.1.1

Khái niệm:.................................................................................................3

1.1.2

Các mức độ lạm phát:...............................................................................3

1.2

Nguyên nhân chủ yếu:.....................................................................................3

1.3

Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế:....................................................3

1.4


Các biện pháp giải quyết:................................................................................4

1.4.1

Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông:.....................................................4

1.4.2. Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thơng:
..................................................................................................................................5
II. Lạm phát ở Venezuela..............................................................................................5
2.1. Tình hình kinh tế chung của Venezuela...........................................................5
2.2. Hoàn cảnh, nguyên nhân gây ra lạm phát.......................................................6
2.2.1. Hồn cảnh......................................................................................................6
2.2.2. Ngun nhân.................................................................................................7
2.3. Q trình lạm phát ở Venezuela........................................................................9
2.4.

Mức độ ảnh hưởng, kết quả..........................................................................10

2.4.1. Mức độ ảnh hưởng lạm phát ở venezuela:...............................................10
2.4.2. Kết quả của lạm phát.................................................................................11
2.5.

Những biện pháp kiểm sốt tình trạng lạm phát ở Venezuela...................13

2.6.

Bài học kinh nghiệm......................................................................................14

2



I.Tìm hiểu chung về lạm phát:
I.1. Khái niệm và các mức độ lạm phát:
1.1.1 Khái niệm:


Là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông vượt quá lượng tiền cần thiết trong

lưu thông, khiến sức mua của đồng tiền giảm, không phù hợp với giá trị danh nghĩa mà
nó đại diện.
1.1.2 Các mức độ lạm phát:
Lạm phát đi từ đơn giản đến phức tạp sẽ bao gồm 3 mức độ chính, được phân
loại dựa theo tỷ lệ phần trăm của lạm phát. Cụ thể:


Lạm phát tự nhiên:  tương ứng với tỷ lệ lạm phát từ 0 đến 10%. Nền kinh tế lúc

này hoạt động bình thường xảy ra ít rủi ro và đời sống ổn định.


Lạm phát phi mã: Là mức độ lạm phát xảy ra với tình trạng giá cả tăng nhanh,

tỷ lệ từ 10 đến 1.000%. Loại này rất dễ gây biến động nền kinh tế.


Siêu lạm phát: là tình trạng lạm phát tăng nhanh, khó kiểm sốt với tốc độ

chóng mặt, tỷ lệ trên 1.000%. Siêu lạm phát để lại hậu quả to lớn, khó lịng có thể khắc
phục. Tuy nhiên, trường hợp siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra.

1.2 Nguyên nhân chủ yếu:


Thứ nhất là do sự tăng giá một cách nhanh chóng về số lượng tiền thực tế trong

lưu thơng hàng hóa (nghiêng về cung).


Thứ hai, lạm phát xảy ra do thiếu hụt nguồn cung của một số hàng hóa cụ thể

nào do nhu cầu cao, khơng đáp ứng kịp thời. Điều này có thể làm tăng giá của mặt hóa
đó, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế. Kéo theo sự tăng giá chung của các hàng hóa và
dịch vụ khác.


Ngồi ra cịn do các nguyên nhân khác như: chiến tranh, dầu mỏ tăng,...

1.3 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế:


Ảnh hưởng tích cực: Lạm phát khi ở mức độ thấp với tỷ lệ 2 – < 10% sẽ không

tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, chúng mang lại lợi ích nhất định như:
lạm phát mức độ nhẹ có khả năng kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư dễ dàng hơn,
giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội nhờ giá cả hàng hóa tăng đều và ổn định.
3





Ảnh hưởng tiêu cực:Tình trạng lạm phát tạo ra sự gia tăng giá cả của hàng hóa

trên thị trường khiến đồng tiền mất giá, giá trị tiền tệ lưu thông trong nước bị suy giảm
và khi mang tiền tệ ra so sánh với quốc gia khác sẽ có những hạn chế đáng kể. Nền
kinh tế, đời sống, an sinh và xã hội cũng từ đó cần một khoản tiền nhiều hơn để phát
triển, khi khơng đủ kinh phí thì việc kinh tế gặp khó khăn là điều tất yếu.
Khi lạm phát tăng q nhanh và khơng kiểm sốt được thì việc vay tiền, đầu tư
có thể gây nên nhiều hậu quả. Thậm chí là sinh ra các khoản nợ của quốc gia. Điển
hình nhất là lãi suất tăng quá cao dẫn đến nền kinh tế của các quốc gia chịu sự suy
thối và tình trạng thất nghiệp dần gia tăng.
1.4 Các biện pháp giải quyết:
Đối với mỗi một quốc gia việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế ln
được đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều cách để kiềm chế lạm phát được áp dụng bao gồm:
1.4.1 Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông:


Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu

thông trong xã hội.


Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị

trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đẳng giữa các ngân
hàng với nhau.


Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế

các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết

khấu. Ngoài ra việc tăng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân
hàng nhiều hơn.


Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ

có giá cho các ngân hàng thương mại.


Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.



Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.



Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội,

tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.

4


1.4.2. Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu
thơng:


Khuyến khích tự do mậu dịch




Giảm thuế



Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu



Đi vay viện trợ nước ngồi



Cải cách tiền tệ

II. Lạm phát ở Venezuela
2.1. Tình hình kinh tế chung của Venezuela
- Kinh tế Venezuela dựa vào dầu mỏ, các ngành công nghiệp nặng như nhôm và
thép, và sự hồi sinh trong nông nghiệp. Venezuela là thành viên lớn thứ năm của
OPEC tính về sản lượng dầu hỏa. Doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm hơn 50%
GDP của cả nước và chiếm khoảng 95% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ những năm
1950 đến đầu những năm 1980 kinh tế Venezuela là một trong những nền kinh tế
mạnh nhất ở Nam Mỹ. Việc tăng trưởng liên tục trong thời kỳ này đã thu hút nhiều
người nhập cư, lúc đó nước này có tiêu chuẩn sống cao nhất ở châu Mỹ Latinh.
=>Cuộc khủng hoảng dầu lửa 1980 đã làm cho nền kinh tế bị thu nhỏ, tiền tệ mất
giá trị, nạn lạm phát tăng vọt đạt đỉnh 84% vào năm 1989 và 99% vào năm 1996, ba
năm trước khi Hugo Chavez nhậm chức.
- Venezuela sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng như thép, nhôm
và xi măng, với sản xuất tập trung xung quanh Ciudad Guayana, gần Đập Guri, một

trong những đập lớn nhất trên thế giới cung cấp khoảng ba phần tư điện tiêu dùng của
Venezuela. Các sản xuất đáng chú ý khác bao gồm thiết bị điện tử và ô tô, cũng như đồ
uống và thực phẩm. Nông nghiệp ở Venezuela chiếm khoảng 3% GDP, 10% lực lượng
lao động, và ít nhất một phần tư diện tích đất của Venezuela. Venezuela xuất khẩu gạo,
ngô, cá, trái cây nhiệt đới, cà phê, thịt lợn và thịt bị. Đất nước này tuy nhiên khơng
phải tự cung tự cấp trong hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp.
*Venezuela là một trong bốn nhà cung cấp hàng đầu dầu mỏ nước ngoài đến Hoa
Kỳ.
5


- Kể từ "cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa" của Hugo Chavez, triệt phá khoảng
phân nửa tập đoàn dầu hỏa khổng lồ PDVSA trong năm 2002 bằng cách sa thải hầu
hết các chuyên gia bất đồng chính kiến trong số 20.000 nhân viên, và áp đặt việc kiểm
soát tiền tệ chặt chẽ trong năm 2003 trong một nỗ lực để ngăn chặn tiền vốn khỏi bị
mang ra nước ngoài, có sự suy giảm đều đặn trong sản xuất dầu và xuất khẩu và một
loạt phá giá tiền tệ nghiêm trọng, làm gián đoạn sự phát triển của nền kinh tế. Hơn
nữa, việc kiểm sốt giá cả, việc sung cơng nhiều đất nông nghiệp và các ngành công
nghiệp khác nhau, trong các chính sách của chính phủ gây tranh cãi khác đưa đến việc
gần như hồn tồn đóng băng trên bất kỳ truy cập đến các ngoại tệ theo tỷ giá hợp lý
"chính thức", dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng tại Venezuela và việc giá cả tăng dốc của
tất cả các hàng hố thơng dụng, bao gồm thực phẩm, nước, sản phẩm gia dụng, phụ
tùng, dụng cụ và vật tư y tế; buộc nhiều nhà sản xuất hoặc là cắt giảm sản lượng hoặc
đóng cửa, với nhiều hãng cuối cùng rời khỏi đất nước, như đã xảy ra với một số công
ty công nghệ và hầu hết các nhà sản xuất ô tô.
=>Năm 2015, Venezuela đã lạm phát hơn 100 % - mức cao nhất trên thế giới và
cao nhất trong lịch sử của nước này - với dự kiến lạm phát đạt 700% vào năm 2016 và
tăng lên gần 2.000% vào năm 2017 trong khi tỷ lệ nghèo đói của dân số là giữa 76%
và 80%  theo nguồn tin độc lập.
2.2. Hoàn cảnh, nguyên nhân gây ra lạm phát

2.2.1. Hồn cảnh
Lạm phát tại Venezuela theo ước tính của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể lên
đến 1.370.000% trong cuối năm 2018. Theo báo cáo được công bố ngày 5/9/2018 của
Quốc hội Venezuela lạm phát đã tăng thêm 200%, có nghĩa vật giá ở đất nước này đã
tăng 200,000% trong chỉ một năm. Tính tới 2020 thì đây là 10 năm liên tiếp quốc gia
này chống chọi với tình trạng suy thối và 3 năm rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Nạn
đói song song với các chỉ số lạm phát khi báo cáo khảo sát điều kiện sống ở Venezuela
cho thấy 75% dân số đất nước này mất 8,7kg trọng lượng.
Lạm phát ở Venezuela bắt đầu từ tháng 11/2017 khi mức lạm phát hàng tháng
vượt ngưỡng 50%. Nền kinh tế Venezuela đã giảm 35% kể từ 2013. Tổng thống
Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế sự tiếp cận của Venezuela với các
thị trường tài chính của Hoa Kỳ khiến chính phủ Venezuela phải đối mặt với các áp
6


lực tài chính. Chính phủ và các cơng ty dầu khí nhà nước phải đưa ra các thơng báo vỡ
nợ. Venezuela ghi nhận nợ trái phiếu 64 tỷ đô, nợ Nga và Trung Quốc 20 tỷ đô và các
khoản vay khác là 5 tỷ đơ (năm 2018).
Trong hồn cảnh, sản xuất trong nước bị đình đốn, người dân khơng có việc làm
để nuôi sống bản thân, nhà nước cạn nguồn tiền để nhập khẩu thì tình trạng thiếu hụt
tất cả các nhu yếu phẩm càng làm xã hội lâm vào tình trạng khó khăn. Hiện nay người
dân Venezuela đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men, lương thực và những
hàng hóa cơ bản. Nước và điện cũng phải chịu sự kiểm sốt và phân phối của chính
phủ do tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
Nạn đói song song với các chỉ số lạm phát khi báo cáo khảo sát điều kiện sống ở
Venezuela cho thấy 75% dân số đất nước này mất 8,7kg trọng lượng. Người dân có
nhiều tiền cũng khơng thể mua được thứ gì. Siêu lạm phát khiến nhiều mặt hàng thiết
yếu ở Venezuela trở nên đắt cắt cổ. Tình trạng thiếu thuốc men càng tàn phá cuộc sống
của người dân khi nạn sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác hoành hành. Theo báo
cáo đầu năm 2017 của Liên đồn dược phẩm Venezuela, ước tính quốc gia này thiếu

85% lượng thuốc cần thiết cho người bệnh hay thậm chí các bệnh viện thiếu cả bơng
băng và các thiết bị y tế cơ bản khác. Nạn cướp phá các kho lương thực, cướp bóc ở
các hiệu thuốc, trung tâm mua sắm, siêu thị đã diễn ra ở nhiều tỉnh của Venezuela.
Nhiều vụ hành hung, đánh đập xảy ra. Một tổ chức nghiên cứu đã thống kê có 28,479
người chết vì bạo lực vào năm 2016. Các cuộc di cư ồ ạt ra nước ngoài của người dân,
bằng cả đường bộ, đường biển và đường hàng không cho thấy cuộc khủng hoảng đang
diễn ra ở quốc gia này. Hàng chục nghìn người Venezuela tràn sang hai nước láng
giềng là Colombia và Brazil để mua lương thực hoặc ở lại lâu dài.
2.2.2. Nguyên nhân
Theo như các báo cáo tài chính, Venezuela lẽ ra phải là quốc gia giàu có bởi
nước này có những nguồn trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn thứ 8 trên thế giới. Nhận ra
được giá trị khổng lồ mà dầu mỏ mang lại, tổng thống Hugo Chavez đã chủ trương xây
dựng các hệ thống lọc dầu và phân phối chúng tới châu Âu và Mỹ nhằm gia tăng sản
lượng dầu mỏ. Tuy nhiên, chính việc này đã khiến Venezuela lâm vào sự phụ thuộc
quá lớn với dầu mỏ. Ngành khai thác dầu chiếm một phần tỷ trọng cực kỳ lớn trong
kim ngạch xuất khẩu với 95% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Một lý do khác khiến đất
7


nước này càng phụ thuộc vào dầu mỏ là bởi vì sự tăng nhanh của giá dầu. Nếu như
năm 1999, giá dầu chỉ 19.35 đơ la/thùng thì trải qua 9 năm, năm 2008, giá dầu là gần
100 đô la/thùng, tăng gấp 5 lần. Chính vì sự phụ thuộc này mà giai đoạn năm 20142019, Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng vì giá dầu thơ xuống dốc.
Bên cạnh đó, Venezuela còn chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế, lệnh cấm
vận của Mỹ. Ngày 25/8/2018, “để chống lại chế độ chuyên quyền và tái lập nền dân
chủ”, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia tăng biện pháp phong tỏa về kinh tế,
thương mại và tài chính đối với Venezuela. Sản lượng xuất khẩu hàng hóa của Hoa
Kỳ sang Venezuela giảm 60% từ năm 2013, từ 13,2 tỷ đô la xuống 5,2 tỷ đơ la vào
năm 2016.Cùng kỳ đó, nhập khẩu hàng hóa từ Venezuela đã giảm khoảng 2/3, từ 32 tỷ
đô la xuống 10.9 tỷ đô la. Điều này khiến Venezuela phải đối mặt với tình trạng thiếu
ngoại tệ, dẫn tới việc khó khăn khi muốn nhập khẩu hàng hóa. Các mặt hàng nhập

khẩu ngày càng trở nên khan hiếm.
Nguyên nhân nữa để đi tới cuộc khủng hoảng này đó là chính sách kinh tế sai
lầm. Nhằm nâng cao đời sống của người dân nghèo và phân phối lại tài sản xã hội,
chính quyền đã thực hiện chính sách Bolivar. Chính sách giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp từ
15% xuống 8%, nghèo đói giảm từ 50% xuống 38% giai đoạn 1999-2011. Nhưng đồng
thời chính sách này cũng đã khiến mức chi tiêu chính phủ chiếm 50% tổng GDP cả
nước. Buộc chính quyền phải vay mượn các quốc gia khác để trả tiền cho chính sách
của mình. Chính sách này cũng khiến các cơng ty trong nước khơng cịn động lực để
sản xuất các mặt hàng cơ bản. Kết quả dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung các sản
phẩm chủ lực trong nền kinh tế.
Ngồi ra, chính quyền tổng thống Hugo Chavez cũng thực hiện biện pháp kiểm
soát việc trao đổi ngoại tệ. Người dân muốn đổi tiền sang đồng đô la phải thông qua
một bên cơ quan tiền tệ do chính phủ điều hành. Chỉ những người có lý do hợp lệ mới
được phép để mua đô la. Việc nhiều người dân không thể tự do mua bán đồng đô la
khiến thị trường chợ đen phát triển mạnh và góp phần gia tăng lạm phát.
Lạm phát ngày càng trở nên trầm trọng khi chính phủ vẫn tiếp tục in thêm tiền
và tăng mức lương cơ bản. Điều này khiến lạm phát tăng theo cấp số nhân, đồng nội
tệ Bolivar nhanh chóng mất giá, dự trữ ngoại hối lao dốc. Người dân đổ xô đi rút tiền
Bolivar từ ngân hàng để mua đô la Mỹ trên thị trường chợ đen để bảo vệ nguồn dự trữ
8


của mình. Doanh nghiệp tư nhân khơng được tiếp cận nguồn đô la Mỹ do nguồn tiền
đô la khan hiếm. Chính vì vậy, những nhu cầu ngoại tệ khơng được thỏa mãn này phải
chuyển sang thị trường chợ đen và áp lực lạm phát càng trở nên trầm trọng hơn với các
đợt bơm tiền ồ ạt từ ngân hàng trung ương để bù đắp thâm hụt tài chính.
2.3. Q trình lạm phát ở Venezuela
Venezuela trở thành nước có lạm phát cao nhất thế giới. Chính phủ của Tổng
thống Venezuela Nicolas Maduro đã phải in thêm tiền trong bối cảnh dự trữ ngoại
hối giảm và đồng nội tệ bolivar đã gần như vô giá trị. Theo một số quan chức cấp

cao của nước này, Venezuela cần phải xây dựng chính sách tài chính và tỷ giá hối
đối mới nhằm ổn định giá trị của đồng nội tệ.
Vào tháng 11 năm 2016, Venezuela chính thức bước vào thời kỳ siêu lạm phát.
Chính phủ Venezuela "về cơ bản" đã ngừng đưa ra các ước tính chính thức về lạm phát
kể từ đầu năm 2018.
Lạm phát đã ảnh hưởng đến người dân Venezuela đến nỗi vào năm 2017, nhiều
người trong số họ đã ồ ạt tham gia các trò chơi điện tử trực tuyến, chẳng hạn như trị
chơi RuneScape với mục đích kiếm được thật nhiều tiền ảo trong trò chơi, rồi đổi số
tiền ảo đó cho những người chơi khác ở nước ngồi để nhận lấy tiền thật. Trong nhiều
trường hợp, những game thủ này kiếm được nhiều tiền hơn cả những người làm công
ăn lương ở Venezuela mặc dù họ chỉ kiếm được vài USD mỗi ngày. Trong mùa Giáng
sinh 2017, một số cửa hàng ở Venezuela đã quyết định không sử dụng thẻ báo giá đối
với các loại mặt hàng được bày bán vì giá cả tăng quá nhanh, vì vậy khách hàng được
yêu cầu hỏi nhân viên tại các cửa hàng số tiền của mỗi món hàng mà họ muốn mua.
Vào tháng 8 năm 2018, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố rằng để
chống lại siêu lạm phát, nước này sẽ phát hành một loại tiền tệ mới, được gọi là
Sovereign Bolivar (đồng Bolivar tối cao). Đồng tiền mới này ít hơn năm số 0 so với
đồng tiền cũ của Venezuela (nghĩa là 1 đồng Bolivar mới có giá trị bằng 100.000 đồng
Bolivar cũ), gồm có các mệnh giá là 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500. Đồng tiền mới
này đã chính thức được phát hành vào ngày 20 tháng 8 năm 2018.
Năm 2020 là năm thứ 7 liên tiếp quốc gia giàu dầu mỏ này rơi vào suy thối.
Quốc gia này đang phải hứng chịu tình trạng lạm phát phi mã, theo báo cáo đã chạm
mức 3.000% vào năm ngối. Hồi cuối tháng 4/2020, Chính phủ của Tổng thống
9


Nicolas Maduro đã tăng 77,7% mức thu nhập tối thiểu cho người dân nước này, bao
gồm cả lương cơ bản và gói trợ cấp lương thực. Song đến nay, khoản thu nhập này chỉ
tương đương với khoảng 2,8 USD, không đủ để mua 1kg thịt lợn. Theo thống kê, mỗi
gia đình gồm có 4 thành viên ở Venezuela cần phải có mức thu nhập khoảng 200 USD

để có thể chi phí cho tất cả các dịch vụ cơ bản.
2.4. Mức độ ảnh hưởng, kết quả
2.4.1. Mức độ ảnh hưởng lạm phát ở venezuela:
Quốc hội Venezuela ngày 12/8 cho biết tỷ lệ lạm phát của nước này trong vòng
một năm qua tính từ tháng 7/2019 đã ở mức 4.099%, trong đó lạm phát trong giai
đoạn từ đầu năm 2020 đến nay là 843%.
Đây được coi là mức siêu lạm phát cao hàng đầu thế giới.
Ngày 12/2, Ngân hàng Trung ương Venezuela (BCV) cho biết tỷ lệ lạm phát của
quốc gia Nam Mỹ này trong năm 2020 đã lên tới 2.959,8%, một trong những nguyên
nhân tiếp tục nhấn chìm nền kinh tế từng được coi là tiềm năng với nguồn dầu mỏ lớn
nhất ở khu vực Mỹ Latinh.
Mặc dù vậy, tỷ lệ lạm phát được BCV công bố vẫn thấp hơn so với mức dự báo
của Quốc hội khóa trước, do phe đối lập kiểm soát, đưa ra hồi tháng 12/2020, theo đó
tỷ lệ này có thể lên tới 3.054,9%.
“Cơn bão” siêu lạm phát vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế
Venezuela trong năm 2021 khi chỉ trong tháng 1 vừa qua đã ghi nhận mức lạm phát
lên tới 46,6%.
Đây là năm thứ 7 liên tiếp Venezuela rơi vào suy thoái khiến cho đồng nội tệ
Bolivar dường như mất hoàn toàn giá trị và người dân thường sử dụng đồng USD để
thực hiện các giao dịch “ngoài luồng”.
Hồi cuối tháng 4/2020, chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đã tăng 77,7%
mức thu nhập tối thiểu cho người dân nước này, bao gồm cả lương cơ bản và gói trợ
cấp lương thực, song đến nay khoản thu nhập này chỉ tương đương với khoảng 2,8
USD, không đủ để mua 1kg thịt lợn.

10


2.4.2. Kết quả của lạm phát
*Theo Ngân hàng nhà nước ở Venezuela, nợ nước ngoài được chia thành 4 loạị:

- Nợ cơng: chiếm 55% tổng số nợ
- Nợ tài chính của cơng ty Dầu khí Venezuela chiếm 21% tổng số nợ
- Nợ nước ngoài chiếm 15% tổng số nợ
- Nợ của CADIVI ( Ủy ban quản lý tiền tệ Venezuela), chiếm 9% tổng số nợ
Cuối tháng 10/2017, Tờ The Economist thống kê rằng tổng số nợ của Venezuela
lên đến 105 tỷ (USD) , tương đương với hơn 25.260.375.000.000.000.000 đồng
Bolivar Venezuela  (VEB)
* Khủng hoảng nhân đạo.
Đến năm 2011, tình trạng khơng có nhà ở cho người dân có chiều hướng gia tăng
đến 2 triệu căn nhà. Vào năm 2012, vật liệu xây dựng ở Venezuela bắt đầu trở nên
khan hiếm làm cho việc xây dựng nhà ngày càng khó khăn và khơng có khả thi và mức
sản lượng kim loại thấp kỷ lục trong 16 năm. Giai đoạn cuối nhiệm kỳ của tổng thống
Chavez năm 2013, con số thiếu hụt nhà ở đây đã tăng lên 3 triệu, bắt đầu những người
ở thủ đô Caracas sống trong các khu ổ chuột.
Người dân đã bắt đầu nổi dậy với những cuộc phản đối khốc liệt đối với những
chính sách của Chavez đề ra. Dẫn đến tình trạng mất kiểm sốt về tình hình tội phạm ở
đây làm cho Venezuela có tỷ lệ tội phạm lớn nhất thế giới, khi cứ 100.000 người thì có
90 vụ giết người. Trong q khứ, người dân đã tổ chức biểu tình trong các trận đấu
bóng chày đề nghị Chavez từ chức, họ cùng hô vang khẩu hiệu: “Chavez, ông đã bị
loại”. Đầu năm 2013, tổng thống Chavez mất và một tờ báo Foreign Policy đã tuyên
bố rằng bất kỳ ai đương nhiệm vị trí của Chavez thì sẽ “thừa hưởng một trong những
nền kinh tế rối loạn nhất ở Châu Mỹ” và khơng ngồi dự đốn, tổng thống đương
nhiệm Nicolas Maduro không những đang kế thừa và còn phát huy “truyền thống” của
tổng thống tiền nhiệm.
Cảnh thiếu hụt được thể hiện qua ống kính của phóng viên khi bắt gặp một người
ở Venezuela đang ngồi ăn thức ăn từ một bãi rác. Nhu yếu phẩm thiếu hụt trên diện
rộng khi tổng thống Chavez đề ra cải cách trong kiểm sốt giá. Sau đó, trong thời tổng

11



thống kế nhiệm Maduro thì tình trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm vẫn khơng khả quan gì
mấy, tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Người dân ở đây đối mặt với cảnh khó khăn nặng nề như thiếu sữa, thịt, gà, bột
sơ chế, cà phê, bơ, … cùng các mặt hàng nhu yếu phẩm khác như thuốc và các đồ vệ
sinh cá nhân. Đồ ăn thức uống trở nên khan hiếm đến nổi mà người dân phải ăn hoa
quả dại để duy trì sự sống của họ và có thể là cả rác nữa.  Cịn những người có túi tiền
khả quan hơn chút thì phải xếp hàng đợi trong các cửa hàng siêu thị để mua đồ ăn thức
uống. Tuy nhiên, họ vẫn chẳng mua được bất cứ món đồ nào bởi các cửa hàng ấy đều
chóng hết sạch.
Đến tháng 01/2016, tỷ lệ khan hiếm nhu yếu phẩm được ước tính dao động trong
khoảng 50 đến 80%. Và hơn 500 người phụ nữ ở Venezuela đã vượt biên để sang các
nước láng giềng để có đồ ăn thức uống (vào ngày 6/7/2016). Sau đó, ngày 10/07/2016
với tình trạng vượt biên ồ ạt như thế quân đội Venezuela tạm thời đóng biên giới với
Colombia. Một phần tư trong số 30 triệu người Venezuela cần được hỗ trợ khẩn, với
hơn 3,7 triệu người bị suy dinh dưỡng và dưới 22% trẻ dưới năm tuổi bị suy dinh
dưỡng. Một thông cáo nội bộ của Liên hợp quốc đã cho rằng có 7 triệu người dân
Venezuela đang cần cứu trợ nhân đạo vì thiếu thức ăn và thuốc men.
* Khủng hoảng chính trị.
Khủng hoảng chính trị đã bùng nổ tại Venezuela bắt nguồn từ mâu thuẫn trong
bộ máy chính trị sau khi Chủ tịch Quốc hội Juan Guardo đã bác bỏ vai trò của tổng
thống đương nhiệm Nicolas Maduro và tự phong mình làm tổng thống lâm thời
Venezuela. Về phía Mỹ và các nước đồng minh khu vực Nam Mỹ đã nắm rõ được tình
hình và nhanh chóng cơng nhận chức danh của ơng Juan Guardo. Trong khi đó, phần
đơng các nước của khối liên minh châu Âu (EU) cũng tích cực hưởng ứng động thái
trên của Mỹ.
Vào tháng 02/2014: Lực lượng an ninh Venezuela đã đầu tạm giữ nhà lãnh đạo
phe đối lập Leopoldo Lopez sau các cuộc biểu tình mang tên gọi “Lối thốt” mục đích
hạ bệ chính chuyền tổng thống Maduro.
Tháng 3/2016: Toà án tối cao ở Venezuela đứng về Đảng xã hội và đưa ra các

cách thức tiếp quản bộ máy Quốc hội. Tuy nhiên, tòa án Venezuela bị chỉ trích và phản

12


đối từ quốc tế và yêu cầu thu hồi các quyết định đề ra. Sau đó những cuộc bạo loạn
liên tiếp nổ ra để chống đối chính phủ làm cho 100 người thiệt mạng.
Tháng 7/2017: Chính phủ Venezuela kêu gọi các một cuộc trưng cầu dân ý để
thành lập cơ quan lập pháp tồn năng có tên Hội đồng lập hiến. Sau những cuộc biểu
tình xảy ra tại thành phố Caracas.
Tháng 2/2018:  Phe đối lập đã bị thất bại trong hoàn cảnh bất đồng về thời gian
cho cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp và cuộc đàm phán hòa giải của Chính phủ Maduro.
Sau đó, Hàng nghìn người dân đã đổ bộ ra đường biểu tình để chống đối chính
quyền tổng thống Venezuela Maduro, ủng hộ ông Juan Guardo và u cầu ơng
Maduro từ chức.
Cho tới nay, tình trạng bất ổn chính trị vẫn đang tiếp diễn giữa hai phe đối lập
khiến người dân Venezuela vẫn đang chịu cảnh khổ.
2.5. Những biện pháp kiểm sốt tình trạng lạm phát ở Venezuela
Venezuela đang trải qua tình trạng lạm phát cao trong nhiều năm qua, đặc biệt là
trong thập kỷ gần đây. Để kiểm sốt lạm phát, chính phủ Venezuela đã thực hiện một
số biện pháp, bao gồm:
Kiểm sốt giá: Chính phủ Venezuela đã thực hiện các biện pháp kiểm soát giá,
đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu. Tuy nhiên,
điều này đã dẫn đến tình trạng hàng hóa khan hiếm và thường xun phải đối mặt với
vấn đề hàng hóa giảm sút.
Tăng cường sản xuất nội địa: Chính phủ Venezuela đang cố gắng khuyến khích
sản xuất nội địa và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, các nỗ lực này đang bị
hạn chế bởi sự thiếu hụt nguồn vốn và kỹ thuật, cũng như một số vấn đề liên quan đến
quyền sở hữu tài sản và quản lý doanh nghiệp.
Giảm chi tiêu chính phủ: Chính phủ Venezuela đang cố gắng giảm chi tiêu công

và tiết kiệm ngân sách để giảm áp lực lạm phát. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến
giảm trưởng thành kinh tế và tăng thất nghiệp.
Tăng lãi suất: Chính phủ Venezuela đã tăng lãi suất để cản trở sự tăng giá của
đồng Bolivar. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh
tế, bao gồm giảm đầu tư và tăng nợ.
13


Tăng cường quản lý tài chính: Chính phủ Venezuela đã tăng cường quản lý tài
chính để giảm thiểu sự lãng phí và tránh đổ lỗi cho tình trạng lạm phát. Tuy nhiên,
điều này đòi hỏi sự cải thiện đáng kể trong năng lực quản lý của chính phủ.
=> Tóm lại, kiểm soát lạm phát là một vấn đề phức tạp và cần phải có nhiều biện
pháp kết hợp để giải quyết. Chính phủ Venezuela đang cố gắng thực hiện một số biện
pháp này, tuy nhiên, các biện pháp này đang gặp phải nhiều vấn đề. Tăng trưởng kinh
tế phải được xây dựng trên nền tảng bền vững: Venezuela đã dựa quá nhiều vào việc
tăng cường chi tiêu và in tiền để hỗ trợ nền kinh tế, tuy nhiên, điều này đã gây ra tình
trạng lạm phát và đẩy nền kinh tế vào khủng hoảng. Việc tăng trưởng kinh tế phải
được xây dựng trên nền tảng bền vững và phải được hỗ trợ bởi các chính sách kinh tế
đúng đắn.
2.6. Bài học kinh nghiệm
Venezuela, nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, là một ví dụ điển hình về
một quốc gia dầu mỏ. Nhiều thập kỷ quản lý yếu kém đã kiến quốc gia từng là một
trong những quốc gia thịnh vượng nhất Mỹ Latinh rơi vào cảnh điêu tàn về kinh tế và
chính trị.
Thứ nhất, phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên dầu mỏ gây khó khăn trong phát
triển kinh tế.
Dầu là “huyết mạch” của nền kinh tế Venezuela, bao gồm 90% xuất khẩu và tạo
ra 60% doanh thu của chính phủ. Nước này gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa nền
kinh tế, và dễ rơi vào các chu kỳ bùng nổ và gánh các khoản nợ khổng lồ phụ thuộc
vào giá dầu ngày càng tăng. Sự bùng nổ dầu mỏ cho phép Venezuela có thặng dư tài

khoản vãng lai lớn, giúp nợ công và tăng dự trữ ngoại hối. Chi tiêu của chính phủ tăng
vọt do vay mượn lớn và nền kinh tế rơi vào tình trạng mất cân bằng. Phụ thuộc quá 
lớn vào doanh thu từ dầu mỏ làm tăng ảnh hưởng trước sự suy giảm của giá dầu.
Năm 2008, Venezuela chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thối tồn cầu, giá dầu
giảm do nhu cầu dùng thấp. Nền kinh tế bị thu hẹp do xuất khẩu giảm và doanh thu
giảm tới gần 40%. Năm 2010, cuộc chiến kinh tế diễn ra nhằm điều tiết giá cả, gây ra
tình trạng thiếu hụt tăng cường vào năm 2015 sau giá dầu thấp. Chính phủ đối phó với
cuộc khủng hoảng bằng cách phát sinh chi phí do thu nhập từ dầu mỏ thấp. Áp bức
chính trị và bất ổn kinh tế cộng với các biện pháp trừng phạt kinh tế từ các quốc gia
14


khác đã nhanh chóng hình thành lạm phát kinh tế. Mặt khác, do giá dầu suy giảm dẫn
đến doanh thu từ dầu mỏ thấp và tạo ra áp lực lạm phát.
- Sai lầm trong các biện pháp kiểm soát giá cả
Tuy đây có lẽ có “mục tiêu sáng suốt” là giữ giá đủ thấp để hàng hóa có thể tiếp
cận rộng rãi, nhưng cũng khiến các nhà sản xuất mất động lực để sản xuất. Nông dân
và chủ nhà máy thua lỗ hoặc hầu như khơng trang trải chi phí. Cùng với việc kiểm soát
giá cả đối với các sản phẩm thực phẩm và việc thành lập các hợp tác xã do chính phủ
tổ chức, nền nơng nghiệp trong nước đã suy yếu và đất nước này phải nhập khẩu ngày
càng nhiều thực phẩm.
Các biện pháp kiểm soát tỷ giá hối đối, khiến tỷ giá hối đối từ đồng đơ la sang
đồng bolívar ở mức thấp khơng được tự nhiên, đã góp phần gây ra nạn tham nhũng
khổng lồ và chênh lệch giá tràn lan. Người dân có xu hướng giữ đơ la thay vì nội tệ và
bán số đơ la đó khi đồng tiền đó bị mất giá. Khi nhu cầu về đô la tăng và trong trường
hợp khan hiếm, giá thị trường chợ đen sẽ tăng lên. Điều này càng đẩy lạm phát lên và
lạm phát cao hơn lại đẩy giá đồng đô la. Theo một cách khác, lạm phát và tỷ giá đô la
nuôi dưỡng lẫn nhau.
- Sự kiểm soát tham nhũng và quản lý hiệu quả ngân sách là cần thiết:
Tham nhũng và quản lý ngân sách khơng hiệu quả đã góp phần gây ra tình trạng

lạm phát ở Venezuela. Chính phủ cần phải đưa ra các chính sách để kiểm sốt tham
nhũng và quản lý ngân sách hiệu quả để tránh tình trạng lạm phát.
- Cần tăng cường quản lý nền tảng tài chính và ngân hàng:
Chính phủ Venezuela cần tăng cường quản lý nền tảng tài chính và ngân hàng để
kiểm sốt tình trạng lạm phát. Việc quản lý tài chính và ngân hàng tốt sẽ giúp ngăn
chặn sự gia tăng nhanh chóng của cung tiền và giảm áp lực lạm phát.
- Sự cân bằng giữa tiền tệ và sản xuất là cần thiết:
Việc tăng cường cung tiền mà không tăng cường sản xuất sẽ gây ra tình trạng
lạm phát. Chính phủ Venezuela cần phải đưa ra các chính sách kinh tế để tăng cường
sản xuất và cân bằng với việc tăng cường cung tiền.

15


Những sai lầm trên của Venezuela là một hồi chuông cảnh tỉnh trong quản lý và
phát triển kinh tế cho bất kỳ quốc gia nào, cần rút ra những bài học quản lý kinh tế
tránh gây ra suy thoái và lạm phát:
-      Tăng xuất khẩu những mặt hàng ít phụ thuộc đầu vào từ nhâp khẩu, hạn chế
nhập khẩu...
-      Tập trung phát triển sản xuất, dịch vụ, cân đối cung cầu hàng hóa chi tiết đến
từng ngành – đây là giải pháp cơ bản gốc để kiềm chế lạm phát nhờ tăng khả năng tiêu
thụ vốn có hiệu quả
-      Thắt chặt tiền tệ và bảo đảm thanh khoản
-      Kết hợp các giải pháp về tiền tệ, tài khóa và điều hành giá ở cấp vĩ mô
-      Phối hợp mở rộng đầu tư Nhà nước với kích hoạt kinh tế phi Nhà nước và
nâng cao hiệu quả chi tiêu công
-      Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo
-      Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại
các địa phương, nhất là các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ hộ nghèo, địa
phương nghèo xuất khẩu lao động; cho vay học sinh, sinh viên...

-      Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
-      In tiền thỏa ý muốn là xấu
 

16




×