Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giải pháp thu hút FDI cho ngành công nghiệp của Viêt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.39 KB, 39 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư trực tiếp nước noài là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với
đầu tư và phát triển không chỉ ở các nước nghèo, mà kể cả các nước đang phát triển và
các nước đã phát triển.
Việt Nam là một nước đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,
do vậy nguồn vốn FDI đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng công nghệ và tạo việc làm cho người lao động,
… Đồng thời FDI là một trong những tiêu thức đánh giá mức độ hội nhập nền kinh tế
Việt nam với nền kinh tế các nước trên thế giới. Tính cấp thiết và vai trò quan trọng của
nó chính là lý do em chọn đề tài “giải pháp thu hút FDI cho ngành công nghiệp
của Viêt Nam”
Do thời gian nghiên cứu có hạn ,trình độ hiểu biết và ttổng hợp tài liệu còn hạn
chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót,rất mong nhận đựơc sự nhận xét của thầy

cấu trúc bài làm gồm 3 phần
Chương 1 : Những lý luận về nguồn vốn FDI
Chương 2 :Thực trạng thu hút FDI trong cả nước và ngành công nghiệp nói riêng
Chương 3 : các giải pháp để khắc phục

1
CHƯƠNG 1 :NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I Những vấn đề cơ bản về FDI
1 Khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Khái niệm
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuẩt,kinh
doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Tuy nhiên cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về FDI:
- Theo IMF, FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một
doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó, nhà đầu tư phải có vai trò


quyết định trong quản lý doanh nghiệp.
- Theo OECD (Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế), FDI bao gồm các hoạt động
kinh tế của các cá nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại
nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây
ảnh hưởng thực sự về quản lý.
- Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1), FDI là việc nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động
đầu tư.
2.Các hình thức đầu tư FDI
2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là bên hợp doanh)quy dịnh rõ
trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất
kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân
2.2 Doanh nghiệp liên doanh
Là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với nước
tiếp nhận đầu tưcùng góp vốn ,cùng kinh doanh ,cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi do
theo tỷ lệ vốn góp
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hưu
hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư
2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hay cá nhân
nước ngoài) do nhà đầu tư thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
Ngoài ra FDI còn tồn tại theo hình thức Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-
chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây
dựng-chuyển giao (BT).
II Vai trò của FDI
1Vai trò của FDI cho sự phát triển chung của nền kinh tế
1,1 Những lợi ích thu được
1.1.1 Đối với nước đi đầu tư

2
Thông qua đầu tư FDI các nước đi đầu tư tận dụng được những lợi thế về chi
phí sản xuât thấp của nước tiếp nhận đầu tư như giá nhân công rẻ chi phí khai thác
nguyên vật liệu tại chỗ thấp để hạ giá thành sản phẩm ,giảm chi phí vận chuyển đối với
hàng sản xuất thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư .Nhờ đó mà nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống
của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ tại thị truờng trong nước.và tạo thêm phần
lợi nhuận rất lớncho nhà đầu tư bằng cách chuyển các sản phẩm ở chu kỳ cuối sang
nước tiếp nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới
Giúp các công ty chính quốc tìm được thị trường cung cấp nguyên vật liệu rồi
dào ổn định với giá rẻ
Cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế tăng cường khả năng
ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,và
tránh được hang rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư,giảm giá thành sản phẩm
tăng sức cạnh tranh với hang hoá nhập từ nước khác
1.1.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư
a) Đối với phát triển kinh tế.
ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư
phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế,đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các
nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng
trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa
vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI.

ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng
lực sản xuất công nghiệp:FDI từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc
gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao
động.,làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển,thúc đẩy tính năng động và
khẳ năng cạnh tranh trong nước ,tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của
đất nước.Điều đó tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích

cực
ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ:thông qua FDI các công ty nước ngoài đã
chuyển giao công nghệ từ nước mình hay nuớc khác sang cho nước tiếpp nhận đầu
tư,do vậy những nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ tiien tiến
hiện đại (thực tế có những công nghệ không mua được bằng quan hệ thương mại đơn
thuần )những kinh nghiệm quản lý ,năng lực marketing,đội ngũ lao động được đào tạo
rèn luyện về mọi mặt
Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị
tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh
nghiệp có vốn ĐTTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh
hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.

Tác động lan tỏa của ĐTNN đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế:Hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp
tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành
phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với
3
các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ
doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp
trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành.
Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

ĐTNN đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô:FDI góp phần tăng thu
ngân sách cho nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước ngoài.Thông
qua hợp tác nước ngoài ,nước tiếp nhận đầu tư có thâm nhập vào thị trường thế giới từ
đó có khả năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho các dự án phát triển
ĐTNN tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối
ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển
vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê

đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu...
b)Đối với phát triển xã hội
ĐTNN góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải
thiện nguồn nhân lực: khu vực có vốn ĐTNN tạo ra việc làm lao động trực tiếp và kéo
theo hàng hàng triệu lao động gián tiếp,tạo công ăn việc làm cho nhân dân góp phần
nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa
mức GDP đầu người tăng lên hàng năm.
Thông qua việc chuyển giao công nghệ nước tiếp nhận đầu tư sẽ hình thành đội ngũ
cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận
được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ
luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực
và thế giới: tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và
đa dạng hóa, thúc đẩy các nước chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy
nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư
C Về mặt môi trường
Các doanh Nghiệp FDI tuân thủ các điều kiện tiêu chuẩn về môi trường của các
nước tiếp nhận đầu tư,đồng thời họ cũng có những chính sách để khắc phục,cải tạo ô
nhiễm môi trường do doanh nghiệp họ tạo ra
1.2 Những mặt hạn chế
A Đối với nước tiếp nhận đầu tư
Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ:
Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự
án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, va họ đàư tư vào những
nơi có cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi.Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý,
những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được ĐTNN nhiều, do đó tốc độ
tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó,
4
những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án ĐTNN, tốc độ tăng trưởng kinh tế

vẫn thấp.
Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải
quyết kịp thời.
Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp
mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng
được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu
thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi
công làm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ
Mặc dù công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp ĐTNN thường cao hơn mặt
bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước kém phát triển. Nhưng so
với múc độ phát triển về khoa học công nghệ hiện nay thì đó vẫn là nhưng công nghệ
lạc hậu và kém phát triển.việc chuyển giao công nghệ có thể dẫn đến tình trạng các
nước tiếp nhận đầu tư là nơi chứa rác thải công nghiệp của các nước phát triển
b Đối với nước đi đầu tư
 .Đầu tư nước ngoài có nguy cơ bị nhiều rủi ro khi gặp các điều kiện về cơ sở hạ
tầng hay chính trị không phù hợp
 Đầu tư nước ngoài có nguy cơ bị nhiều rủi ro khi gặp các điều kiện về cơ sở hạ
tầng hay chính trị không phù hợp
1.3.Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế
1.3.1 Nguyên nhân của thành tựu
FDI là nguồn vốn của các tư nhân nước ngoài do vậy số luợng vốn lớn và ổn
dịnh,hình thức vay đơn giản không có sự ràng buộc về kinh tế
Với nhữg nước có điều kiện chính trị ổn định chính là cơ sở thúc đẩy cho việc đầu
tư,gia tăng mạnh nguồn vốn trong nứơc
Các nươc tiếp nhận đầu tư thường là những nước đang phát triển nơi co nguồn tài
nguyên phong phú và có sẵn những yếu tố về nguôn lực,có dân số đông nguồn lao động
dồi dào,và là nơi có thị truờng tiêu thụ sản phẩm rộng
1.3.2 Nguyên nhân của hạn chế

Vốn dược đầu tư nhiều nhưng hiệu quả sủ dụng vốn chưa cao,lượng vốn thoát
lớn.Chính vì vậy một trong những vấn đề được nhà nứơc quan tâm hiện nay là thực thi
các chính sách làm tăng khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp
Các doanh nghịêp trong nước phụ thuộc nhiều vào vốn FDI,giảm khả năng cạnh
tranh trong nước
Các nước tiếp nhận đầu tư là nơi tiếp nhận trình độ công nghệ kém hiệu quả,là bãi
rác công nghệ của các nước phat triển

2 Vai trò của FDI đối với sự phát triển ngành công nghiệp
2.1 Đặc điểm ngành công nghiệp
2.1.1 Đặc điểm
5
Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định,
thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.
a) Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn.
Quá trình sản xuất công nghiệp thường được chia thành hai giai đoạn :
*Giai đoạn tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra nguyên
liệu (khai thác than, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ…)
*Giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu
dùng (sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm…).
Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp nhưng có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ các ngành công nghiệp khai thác khoáng
sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể
hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất
định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng
lớn sản phẩm.
c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và
có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu
mỏ…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành này kết hợp
chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công
nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức
chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công
nghiệp.
Hiện nay có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp. Cách phân loại phổ biến
nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động. Theo cách này, sản xuất công
nghiệp được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế
biến. Còn dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, thì sản xuất công nghiệp được chia
thành hai nhóm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).
2.1.2 Vai trò của ngành công nghiệp
Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho
xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung
cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành
kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế
và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông
nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng. Không
một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp.
Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh
lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
Ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất
6
nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao
động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập.
Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát
triển ổn định về kinh tế - xã hội, cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp
hiện đại và đa dạng, trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn phải được chú ý thích

đáng. Quá trình một xã hội chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông
nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là quá
trình công nghiệp hoá.
2.2 Đặc điểm ngành công nghiệp đến thu hút FDI
Là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao,và đóng góp lớn vào GDP
của cả nứơc,do vậy khi đầu tư vào ngành công nghiệp nhà đầu tư có có hội thu đựơc lợi
nhuận lớn
Là ngành kinh tế có tính ổn định cao ,không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự
nhiên giống ngành nông nghiệp do đó nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn yên tâm về
quyết định đầu tư của mình
Công nghiệp ngày càng đựơc nhà nước quan tâm,là nơi có cơ sở ha tầng tưong
đối ổn định và phát triển do vậy khi đầu tư vào ngành này nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn với
quyết định đầu tư của mình
2.3 Vai trò của FDI đối với phát triển công nghiệp
Trong 20 năm qua ĐTNN đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của
nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành
nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và
tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào
sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng
trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình
điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức
tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tăng tỷ trọng của khu vực
kinh tế có vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp qua các năm (từ 23,79% vào năm 1991
lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm 2006).
Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong 5 năm qua
chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Cụ thể tỷ trọng trên
tăng từ 41,3% vào năm 2000 lên 43,7% vào 2 năm 2004 và 2005. Đặc biệt, một số địa
phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc..) tỷ lệ này đạt đến 65-70% giá trị sản xuất

công nghiệp của địa bàn.
ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều
ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện
tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may…
Hiện ĐTNN đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết
7
bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế
chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc.
ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu
quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ.
III Nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
1 Nhân tố khách quan
1.1Địa điểm khu vực công nghiệp
Mục đích các nhà đầu tư là lợi nhuận do vậy khi quyết định đầu tư họ phai xem xét
về địa điểm các khu công nghiệp,đó phải là nơi có địa hình đẹp ,thuận tiện về đường
giao thong,có tiềm năng để phát triển và lưu thông với những khu công nghiệp khác
1.2 Môi trường kinh tế vĩ mô
A Thể chế chính sách
Hệ thống chính sách pháp luật ,các cơ chế đối với nhà đầu tư có vai trò 4
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.Một môi trường thông thoáng thuận lợi hay không
thể hiện ngay ở những thủ tục hành chính cho việc đầu tư
Một hệ thống pháp luật chặtchẽ các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn về quyết định
đầu tư của mình
Chính sách hỗ trợ của nước tiếp nhận đầu tư cũng là những động lực thúc đẩy nhà
đầu tư tham gia
B Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng to lớn tới lợi nhuận cũng như các yếu ttố khác ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư
C Tài nguyên thiên nhiên

Một đất nước với dữ lượng tài nguyên phong phú đồi dào sẽ là miếng mồi ngon
để thu hút nhà đầu tư nước ngoài,bởi trong quá trình đầu tư họ sẽ tận dụng đươc lợi thế
về nguồn nguyên liệu rẻ của nước bạn
1.3 Các điều kiện chính trị xã hội
Sự ổn định chính trị xã hội cũng là yếu tố tác động đến các quyết định đầu
tư,bởi đây là yếu tố tác động đến tính bền vững của hiệu quả đầu tư mà nhà đầu tư hi
vọng nhận được
1.4 Chất luợng nguồn lao động
Khi quyết định đầu tư thì nhà đầu tư cũng phải cân nhắc xem xét về lực lượng
lao động của nước tiếp nhận đầu tư (số lượng ,chất lượng ,thị trường tiêu thụ )vì nó ảnh
hưởng đến chi phí và doanh thu các dự án đầu tư
IVBài học kinh nghiệm về thu hút vốn FDI
4.1. Thái Lan:
Từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, Thái Lan đã trở thành một nước
công nghiệp mới nhờ vai trò quan trọng của chính sách thu hút vốn nước ngoài thích
hợp và hiệu quả trong giai đoạn đầu.
Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm1954, đến năm
1972 ban hành luật đầu tư nước ngoài và sau đó sửa đổi vào năm 1986, 1989. Luật đầu
tư nước ngoài không cho phép người nước ngoài đầu tư vào nghành trồng lúa, nghề khai
8
thác muối (muối mỏ), buôn bán nông sản trong nước, buôn bán bất động sản, xây
dựng…
* Thời kỳ 1961-1971: là thời kỳ nền kinh tế thiếu cả vốn lẫn kỹ thuật để phát
triển kinh tế trong nước. Vì thế trong giai đoạn này chính sách đầu tư tập trung khuyến
khích phát triển các liên doanh với nước ngoài.
* Thời kỳ 1972-1986: là thời kỳ thực thi chính sách giảm nhập khẩu, chỉ cho
phép nhập khẩu chủ yếu là máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu chưa sản xuât
được trong nước. Trong giai đoạn này, chính sách đầu tư tập trung vào khuyến khích
các dự án làm hàng xuất khẩu, các dự án phải tạo ra 80% sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
*Thời kỳ 1987-1997: là thời kỳ khuyến khích mạnh mẽ các dự án sản xuất hàng

xuất khẩu. Những công ty có 50% sản phẩm làm ra để xuất khẩu thì các nhà đầu tư
nước ngoài có thể chiếm phầm lớn cổ phần, còn các công ty có 100% sản phẩm phục vụ
xuất khẩu thì có quyền bỏ 100% vốn để mua cổ phần công ty đó. Giảm bớt các dự án
tập trung ở Bangkok, đồng thời cũng cho phép các nhà tư bản Thái Lan đầu tư ra nước
ngoài. Năm 1989, đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan đạt 492 triệu USD và con số đó
ngày một gia tăng.
4.2. Malaysia:
Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành công trong
thu hút FDI để thực hiện công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đa sắc tộc,
tích luỹ nội địa thấp, Malaysia luôn coi trọng nguồn vốn FDI đối với sự phát triển nền
kinh tế đất nước vì coi đây là yếu tố then chốt đẻ thực thiện công nghiệp hóa. Do quan
điểm như vậy. Malaysia đã luôn tích cực cải thiện môi trường đầu tư của mình để thu
hút đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, dòng FDI đổ vào Malaysia ngày càng tăng và đã đóng
góp to lớn tạo ra sự tăng trưởng “thần kỳ” cả nền kinh tế nước này trong nhiều năm qua.
Nhờ vào chính sách đầu tư thông thoáng, đầu tư nước ngoài của Malaysia năm1991 đạt
6,4 tỷ USD và đến năm 1996 chiếm hơn ½ tổng số vốn đầu tư trong cả nước. Các nước
đầu tư lớn nhất vào Malaysia là Nhật Bản, Đoài Loan, tương ứng đạt 7,02 tỷ USD và
2,29 tỷ USD.
Mới 20 năm trước đây, Malaysia vẫn còn là nước xuất khẩu dầu thô, đầu thực vật, cao
su, chì, gỗ và các nguyên liệu khác, tỷ lệ của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch
xuất khẩu chỉ đạt 22% vào những năm 1980. Nhưng từ năm 1996, tỷ lệ đó đã lên 80 %
và hiện nay Malaysia là một trong những trung tâm sản xuất điện tử cao cấp trên thế
giới.
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Malaysia chủ yếu tập trung vào:
• Xây dựng hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc;
• Hệ thống giáo dục vững mạnh;
• Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại;
• Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng;
9
• Có chương trình khuyến khích đầu tư tích cực cho cả người đầu tư trong và

ngoài nước
Tóm lại, Việt Nam là nước đi sau trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
nên chúng ta có cơ hội tiếp cận bài học kinh nghiệm của những nước đi trước, đặc biệt
là những nước Đông Nam Á, vì có những điểm tương tự với nước ta. Từ đó, có thể học
cái hay từ những chính sách của họ và tránh đi những sai lầm mà các nước này đã mắc
phải để có thể thu hút và quản lý có hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài.
4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ thực tiễn hoạt động ĐTNN tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm của một
số nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học sau:
Một là, cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh tế, chính trị, nắm
bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ được những khó khăn, thách thức từ bên trong cũng như
bên ngoài để kịp thời đề ra được chủ trương, đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng,
giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy sinh. Chủ trương, đường lối khi đã đề ra phải được
quán triệt thông suốt, đầy đủ từ trung ương đến địa phương và phải được cụ thể hóa kịp
thời, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo
thành công.
Hai là, các chủ trương, phương hướng lớn phải được nhanh chóng thể chế hóa thành
pháp luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, tạo đủ hành lang pháp lý cho việc thực
hiện. Pháp luật và văn bản liên quan về ĐTNN phải minh bạch, rõ ràng và phù hợp với
thông lệ quốc tế có chú ý tới điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Cơ chế, chính
sách phải đồng bộ thể hiện tính khuyến khích và canh tranh cao so với các nước trong
khu vực, có tính tới quy luật cạnh tranh và xu hướng tự do hóa trong thu hút đầu tư phù
hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đồng thời tạo điều kiện,
khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người thực hiện.
Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương
trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với
người đứng đầu. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành
chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí,
không gây phiều hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư.

Bốn là, công tác cán bộ cần luôn được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác
kinh tế đối ngoại không những tinh thông nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đối ngoại, mà
còn trong sạch về phẩm chất, đạo đức, vì đây là cầu nối giữa nhà đầu tư với nước chủ
nhà, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại.
Năm là, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ
động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết,
chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa
mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhà
đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững trên địa bàn và trên cả nước.
CHƯƠNG 2 : FDI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT
NAM
I Thực trạng thu hút FDI của cả nước
10
1.1 Quy mô và nhịp độ tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian
qua
Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tạo nên một diện mạo mới cho nền kinh tế nước ta
.tính từ năm 1988 đến nay nó được chia làm 4 thời kỳ

Năm
Số
dự án
được
Vốn
đăng ký
Vốn
thực
hiện
cấ
p giấy

phép
(triệu
USD)
(triệu
USD) Năm
Số
dự án
được
Vốn
đăng ký
Vốn
thực
hiện
cấp
giấy
phép
(triệu
USD)
(triệu
USD)
1988 38 322 0 1998 285 4877 2367
1989 68 526 0 1999 311 2264 2335
1990
10
8 735 0 2000 389 2696 2414
1991
15
1 1292 329 2001 550 3230 2451
1992
19

7 2209 575 2002 802 2963 2591
1993
27
4 3347 1018 2003 748 3146 2605
1994
36
7 4535 2041 2004 723 4222 2852
1995
40
8 7696 2556 2005 922 6339 3298
1996
38
7 9735 2714 2006 987
1200
4 4100
1997
35
8 6055 3115 2007
154
4
2134
7 8030
tổng
cộng
961
7
9954
0 45391

11

0
5000
10000
15000
20000
25000
1988
1990
1992
1994
1996
1998
2000
2002
2004
2006
Năm
Triệu USD
FDI đăng ký
FDI thực hiện
Nguồn bộ kế hoạch và đầutư
*1988-1990: Thời kỳ khơỉ đầu của FDI với tổng ssố vốn đăng ký gần 1.6 tỷ
USD còn vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục
cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư
*1991-1997 : FDI tăng trưởng nhanh và có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế-xã
hội của Việt Nam .Tính trong hai năm 1996_1997 FDI đạt đỉnh cao với khoảng 15.8 tỷ
USD vốn đăng ký và gần 6 tỷ USD vốn thực hiện
*1998-2000 : FDI suy giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ
Châu Á,tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1999.Vốn FDI thực hiện trong thời gian này
chỉ đạt biình quân 2.3 tỷ USD/năm

*2001-2007 : FDI phục hồi và bắt đầu tăng tốc .Tổng FDI gồm vốn đăng ký mới
và vốn thực hiện đều tăng lên ,đỉnh cao vào năm 2006 với 12004 vốn đăng ký và 4100
vốn thực hiện.Năm 2007 với 21347 vốn đăng ký và 8030 vốn thực hiện,cao nhất kể từ
1998 đến nay .trong giai đoạn này FDI đăng ký taăng bình quân 18.8%,FDI thực hiện
tăng 6.4%.Có nhiều dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao ,dự án công nghiệp có trình
độ hiện đại tạo nên nét mới cho chất lượng FDI vàoViệt Nam
1.2 Cơ cấu FDI theo ngành
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67% về số dự án
và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,3% về số dự án
và 34,3% (tăng từ mức 30,7% đến hết năm 2006) về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại
thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
12
60
34.3
7.7
công nghiệp
dịch vụ
nông nghiệp
67
22.3
10.7
công nghiệp
dịch vụ
nông nghiệp
FDI theo số dự án FDI theo vốn đăng ký
nguồn bộ: kế hoạch và đầu tư

Nhìn vào biểu đồ ta thấy cơ cấu FDI theo ngành chưa hợp lý theo vốn đăng ký và
theo số dự án,côg nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất ,dịch vụ và cuối cùng là nông nghiệp
Ngành nông nghiệp chưa được chú trọng đầu tư mặc dù đây là ngành kinh tê chủ

lực của nước ta,cả nước có đến 80 % dân số hoạt động trong lĩnh vự này.Đây là ngành
cũng có đóng góp không nhỏ cho GDP
Trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước thì Công nghiệp vẫn là
ngành được các nhà đầu tư tin tuởng với tổng số vốn đăng ký thực hiện rất cao và tăng
đều qua các năm
1.3Cơ cấu FDi theo lãnh thổ
Qua 20 năm thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương
“trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh
tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận
Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24
tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực
hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ
USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng
13
Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ
USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398
dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của Vùng
Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6
tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước,
trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh
miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD
Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn như vùng
Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4
triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số
dự án.
Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn ĐTNN còn thấp so với các vùng khác,
chiếm 3,6% về số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.
Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý-
kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn

này còn rất thấp.
1.4Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư
FDI được phân thành 5 nhóm các nước như sau: Nics + Nhật Bản; Châu Âu; Bắc Mỹ;
ASEAN; Các nước khác.
Đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các
nước châu Á chiếm 66% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn
đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký. Riêng 4 nền kinh tế đứng đầu trong
đầu tư vào Việt Nam theo thứ tự: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản đã
chiếm 55% tổng vốn đăng ký
.
Nước đầu tư Số dự
án
Tổng vốn đầu tư (triệu
USD)
Singapore
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
British Virgin Islands
Hồng Kông
Malayxia
Pháp
187
352
255
207
66
184
63
89

5.686
4.302
3.296
3.194
2.681
2.411
1.343
1.332
14

×