Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

biến đổi khí hậu và tần suất thiên tai gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 30 trang )

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ
CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT
TRÌNH CỦA CHÚNG EM
1
CHỦ ĐỀ:
2
Sinh viên thực hiện

Trần Trung Anh

Đào Văn Bách

Trần Văn Cương

Nguyễn Hữu Cường

Nguyễn Chung Đức

Vũ Công Đức
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TẦN SUẤT THIÊN TAI GIA TĂNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU LÀ GÌ
NGUYÊN NHÂN
GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU
ẢNH HƯỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu trên thế
giới


Ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu tới Việt
Nam
GIẢI PHÁP CHO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3
I. Biến đổi khí hậu là gì
4
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương
lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn
nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế
là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện
thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới
hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu
II.Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
5
- Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các
chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh
khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà
kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công
nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí,
dầu tự nhiên và khai thác than.
+ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
+ HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm
phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
+ PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
+ SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.

6
-Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên:
+ Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời,
xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương,
thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.
+ Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái
đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề
mặt trái đất
+ Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một
lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí
quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm. Các hạt
nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ
(năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ
lớp bề mặt trái đất.
+ Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu.
Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu
thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào
trong khí quyển.
7
-Nguyên nhân gây ra BĐKH do con người:
+ Tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do
hoạt động của con người. Các yếu tố nhân sinh đã ảnh hưởng đến khí hậu.
+ Nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ
yếu là do hoạt động của con người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu
hóa thạch (than đá, dầu mỏ, vv) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao
thông vận tải, vv và thay đổi mục đích sử dụng đất (thay đổi albedo bề
mặt đất) bao gồm thay đổi trong nông nghiệp và nạn phá rừng. Ngoài ra
còn một số hoạt động khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch.
A. Mực nước biển dâng


Nước biển dâng cao là do nhiệt độ trên trái đất ngày càng tăng. Nhiệt
độ tăng khiến các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biển và đại
dương trên toàn thế giới tăng theo.
B. Băng tan

Chúng ta dễ dàng nhận thấy diện tích của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần bị thu
hẹp lại. Vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị
lớp băng vĩnh cửu bao phủ, nay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống
của các loài thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất hiện.
III.Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
8
1. TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
C. Nắng nóng
Trong 50 năm trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng từ
2- 4 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm tới, số lượng các đợt nắng nóng
sẽ tăng 100 lần
Theo các chuyên gia, nắng nóng sẽ làm tăng số vụ cháy rừng, các loại
bệnh dịch, và mức nhiệt độ trung bình trên hành tinh trong tương lai
cũng sẽ tăng theo
D. Bão và lũ lụt
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ
trong vòng 30 năm gần đây, những
cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã
tăng lên gấp đôi.
Những vùng nước ấm đã làm tăng
sức mạnh cho các cơn bão. Chính
mức nhiệt cao trên đại dương và
trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn
bão đạt mức kinh hoàng
E. Hạn hán

Khi một số nơi trên thế giới đang
phải hứng chịu cảnh ngập lụt do
mực nước biển dâng và bão lũ,
thì ở nhiều nơi khác, hạn hán lại
đang hoành hành.
Các chuyên gia ước tính tình
trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66%
do khí hậu ngày càng ấm hơn.
Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ
thu hẹp nguồn cung cấp nước,
làm giảm chất lượng các sản
phẩm nông nghiệp, khiến nguồn
cung ứng lương thực toàn cầu trở
nên bấp bênh.
9
F. Dịch bệnh
Nhiệt độ ngày càng tăng
kết hợp với lũ lụt và hạn
hán đang trở thành mối
đe dọa với sức khỏe dân
số toàn cầu. Bởi đây là
môi trường sống lý tưởng
cho các loài muỗi, những
loài ký sinh, chuột và
nhiều sinh vật mang bệnh
khác phát triển mạnh.
G. Thiệt hại kinh tế
Bão lụt cùng với những
tổn thất trong ngành nông
nghiệp đã gây thiệt hại

hàng tỷ USD. Bên cạnh
đó, các chính phủ cũng
cần một lượng tiền lớn để
xử lý và kiểm soát sự lây
lan dịch bệnh.
Năm 2005, cơn bão lịch
sử đã đổ bộ vào
Louisiana, khiến mức thu
nhập của người dân nơi
đây giảm 15% trong
những tháng sau cơn bão,
và thiệt hại về tài sản ước
tính khoảng 135 tỷ USD.
H. Giảm đa dạng sinh
học
Nhiệt độ gia tăng đã đẩy
nhiều loài sinh vật tới bờ
vực suy giảm số lượng
hoặc tuyệt chủng. Nếu
mức nhiệt độ trung bình
tăng từ 1,1ºC – 6,4ºC,
30% loài động thực vật
hiện nay sẽ có nguy cơ
tuyệt chủng vào năm
2050
I. Hủy diệt hệ sinh thái
Những thay đổi trong điều
kiện khí hậu và lượng khí
carbon dioxide tăng nhanh
chóng đã ảnh hưởng nghiêm

trọng tới hệ sinh thái, nguồn
cung cấp nước ngọt, không
khí, nhiên liệu, năng lượng
sạch, thực phẩm và sức khỏe.
Dưới tác động của nhiệt độ,
không khí và băng tan, số
lượng các rạn san hô ngày
càng có xu hướng giảm.
Điều đó cho thấy, cả hệ sinh
thái trên cạn và dưới nước
đều đang phải hứng chịu
những tác động từ lũ lụt, hạn
hán, cháy rừng, cũng như
hiện tượng axit hóa đại
dương.
10
11
2. TỚI VIỆT NAM
Theo Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kể từ năm 1958
đến năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5-0,7 độ C. Nhiệt
độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng
nhanh hơn các vùng phía Nam. Cụ thể như năm 2007, nhiệt độ trung bình cả năm tại Hà
Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0,8-
1,3 độ C; cao hơn thập kỷ 1990-2000 là 0,4-0,5 độ C.
Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta
không rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng khác nhau. Lượng mưa năm giảm ở các vùng
khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam . Tính trung bình trong cả nước,
lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%. Tuy vậy, biến đổi lượng mưa có xu
hướng cực đoan, đó là tăng trong mùa mưa và giảm mạnh trong mùa khô.
Bên cạnh đó, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam cũng giảm rõ rệt trong 2

thập kỷ qua. Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như
đợt lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 30 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc
Bộ, đã gây thiệt hại lớn về cây trồng, vật nuôi cho các địa phương ở đây
12
Đặc biệt, do tác động của biến đổi khí hậu, trong khoảng 5-6 thập kỷ gần đây, tần số xoáy
thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,4 cơn mỗi thập kỷ; tần số
xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam tăng với tốc độ 0,2 cơn mỗi thập kỷ và có
cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo của bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía
Nam và mùa mưa bão kết thúc muộn hơn. Nhiều cơn bão có đường đi bất thường và không
theo quy luật. Điển hình như “siêu” bão số 8 đã hoàng hành suốt dọc các tỉnh ven biển từ
Nghệ An đến tận Quảng Ninh trong mấy ngày vừa qua.
Theo TTXVN, một biểu hiện đáng lo ngại nữa của biến đổi khí hậu là mực nước biển dâng
đã và đang gây ngập lụt trên diện rộng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong
tương lai. Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độ dâng
lên của mực nước biển trung bình hiện nay là 3mm/năm, tương đương với tốc độ tăng
trung bình trên thế giới. Trong 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm Hải văn Hòn Dáu tăng
lên khoảng 20cm.
Những trận mưa đá 'khủng'
(tại Lào Cai, Lai Châu,
Quảng Ngãi ) gây thiệt hại
lớn
Xót cho những đồng lúa
vàng của người dân ở đất
Mũi Cà Mau
Xói lở đe doa trực tiếp đến
tính mạng của mỗi người dân
Ngập lụt ở Hà Nội
13
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
Làm việc gần nhà nhằm hạn chế sử dụng
phương tiện gây ô nhiễm môi trường
Giảm tiêu thụ, tiết kiệm chi tiêu
Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả
Chặn đứng nạn phá rừng
Tiết kiệm điện
Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1 con
Khai phá những nguồn năng lượng mới
Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất
IV.Giải pháp
14
Sự kiện giờ Trái Đất
Chiến dịch 350 chống
biến đổi khí hậu ở Việt
Nam
Hội thi học sinh tiết
kiệm điện
Thanh niên tình nguyện cùng các
chiến sĩ công an trồng rừng
15
TẦN SUẤT THIÊN TAI
GIA TĂNG
THIÊN TAI LÀ GÌ
TÌNH HÌNH THIÊN
TAI
Tình hình thiên
tai trên thế giới
Tình hình thiên
tai ở Việt Nam

ẢNH HƯỞNG CỦA
THIÊN TAI
Ảnh hưởng
trên thế giới
Ảnh hưởng tới
Việt Nam
BIỆN PHÁP
PHÒNG TRÁNH
THIÊN TAI
16
Thiên tai có nghĩa là :các hiện tượng thiên
nhiên gây ra sự tổn hại về người và vật
chất ,hệ sinh thái và động vật như bão ,lũ
lụt,hạn hán,núi lửa phun trào, sóng thần
,vòi rồng(lốc xoáy )núi lở
Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến
tự nhiên (ví dụ lũ lụt, (bão) phun trào
núi lửa, động đất, hay lở đất) có thể
ảnh hưởng tới môi trường, và dẫn tới
những thiệt hại về tài chính, môi
trường và/hay con người. Thiệt hại do
thảm hoạ tự nhiên phụ thuộc vào khả
năng chống đỡ và phục hồi của con
người với thảm hoạ.
I. Thiên tai là gì?
17
Tuy t lế ở Núi l a phun tràoử Sóng th nầ
Đ ng đ tộ ấ Bão Katrina
18
II. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

19
1. TRÊN THẾ GIỚI

Theo nhật báo Pháp Le Monde, sự thất thường của thời tiết được thể hiện rõ ràng nhất
tại Mỹ trong mùa đông qua, nơi thì nhiệt độ xuống đến mức kỷ lục, nơi thì phải chịu
hạn hán nghiêm trọng. Theo ước tính của tập đoàn Moody's, đợt lạnh tại miền Nam
nước Mỹ vừa qua đã khiến từ 75.000 đến 100.000 người mất việc làm trong các ngành
như sản xuất ô tô, dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó, giao thông vận tải cũng bị ảnh nghiêm
trọng. Chi phí cho năng lượng để sưởi ấm trong các gia đình cũng tăng cao.

Theo thống kê từ năm 1980 đến năm 2010, thiên tai tại Bắc Mỹ được đánh giá là
nghiêm trọng nhất trên toàn cầu. Trong giai đoạn này, nước Mỹ bị thiệt hại đến 1.150 tỷ
USD. Nếu tính riêng trong hai năm 2011-2012, nước Mỹ đã phải hứng chịu 98 vụ thiên
tai - một con số vẫn là kỷ lục tính đến hiện tại. Trước thực trạng này, Tổng
thống Barack Obama cam kết sẽ thành lập một quỹ hỗ trợ dành cho biến đổi khí hậu và
thiên tai lên đến 1 tỷ USD.
20

Ở châu Âu. giới chuyên gia nhận định tình hình cũng không khả
quan hơn. Trong mấy thập niên qua, nước Anh ngày càng phải hứng
chịu nhiều trận mưa bão và lũ lụt nghiêm trọng. Mưa lũ hiện tại ở
Anh được đánh giá là nghiêm trọng nhất kể từ 250 năm qua

Ở bờ bên kia của biển Manche, nước Pháp cũng chịu cảnh mưa lũ
tương tự . Chỉ trong vòng một thế kỷ, mực nước biển Manche đã
dâng cao thêm 12 cm và ước tính sẽ tăng thêm từ 11 đến 16 cm từ
nay đến năm 2030. Chính phủ Pháp cũng dự định tăng thuế để có
thêm 600 triệu euro cho việc gia cố hơn 8.000 km đường đê.
21
2. Ở VIỆT NAM

Theo các kịch bản phân tích, dự báo về biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam được đánh giá là một
trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng.

Thiên tai có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp hơn, đó là sự đa dạng về loại hình, gia tăng về
cường độ và tần suất. Có thể kể đến một số trận thiên tai lớn đã xảy ra gây thiệt hại nặng về người,
tài sản và cơ sở hạ tầng như: Lũ lớn ở các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung vào các năm 1999,
2007, 2012, 2013; lũ lớn trên hệ thống sông Hồng năm 1971; lũ lớn trên hệ thống sông Cửu Long
năm 2010, 2011; bão Wayne tại Thái Bình 1986, bão Linda vào Cà Mau 1997; bão Xangsen vào Đã
Nẵng 2006; bão Ketsana 2009 và bão Wuttip, Nari năm 2013 vào các tỉnh miền Trung Hạn hán
vào những năm 1988, 1993, 1998 hay triều cường dâng cao nhất trong vòng 50 năm ở TP Hồ Chí
Minh

Theo số liệu thống kê hơn 30 năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước đã gây
nhiều tổn thất về người và tài sản. Bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500
người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1 - 1,5% GDP. Thiên tai đang là nguy cơ
lớn đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong những năm qua, số lượng xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông có xu
hướng tăng. Khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam theo quan sát của các
nhà khoa học gần đây có xu hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ Việt Nam; số lượng các cơn bão rất
mạnh có xu hướng gia tăng; mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây
III.ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN TAI
22
1. TRÊN THẾ GIỚI
Thống kê từ Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết, trong 30 năm qua, thiên tai đã cướp đi
sinh mạng của hơn 2 triệu người và làm thiệt hại giá trị kinh tế ước tính hơn 1.500 tỷ USD.
Các thảm họa liên quan đến thời tiết, khí hậu, nước như bão nhiệt đới, nước dâng do bão,
sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt, bệnh dịch chiếm gần 90% các loại thảm họa, gây ra hơn 70%
thương vong và gần 80% thiệt hại kinh tế.
Năm 2013, trên thế giới đã xảy ra 880 vụ thiên tai, cướp đi 20.000 sinh mạng, gây thiệt
hại hơn 125 tỷ USD.

Những ngọn sóng
cao quật trùm cả
nhà cửa
Hậu quả để lại
của 1 trận
động đất
Sau khi 1 cơn bão đi
qua…
Rừng cây sau khi bị
thiêu cháy ở texas
23
24
2. Ở VIỆT NAM
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2013 ước
tính gần 30 nghìn tỷ đồng (gấp trên 2 lần năm 2012).
Đặc biệt, theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, số người chết và bị thưởng do thiên tai cũng tăng
hơn nhiều so với năm trước. Cụ thể, nếu trong năm 2012, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 269
người và làm 440 người bị thương thì năm nay con số đó đã tăng lên đáng kể với 313 người chết; 1150
người bị thương.
Trong đó, một số các địa phương có số người bị chết và mất tích nhiều năm nay như: Quảng Bình 46
người; Nghệ An 29 người; Lào Cai 23 người; Quảng Ngãi 22 người; Bình Định 22 người
Về thiệt hai tài sản: cả năm 2013 có 6401 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; trên 692 nghìn ngôi nhà bị
ngập nước, hư hỏng; 88,2 km đê, kè và 894 km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở; gần 8 nghìn
cột điện gãy, đổ; hơn 17 nghìn ha lúa và 20 nghìn ha hoa màu bị mất trắng; gần 117 nghìn ha lúa và
154 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng.
Trong đó, Quảng Bình là địa phương bị thiệt hại nặng nhất về tài sản với gần 204 nghìn ngôi nhà bị
sập đổ, hư hỏng; trên 2 nghìn ha hoa màu bị mất trắng; hơn 4 nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập, hư
hỏng. Tổng thiệt hại khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,6% tổng giá trị thiệt hại của cả nước.
25
thiệt hại nhân mạng do thiên tai từ

1971-1997
thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra
từ 1971-1997

×