Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những thực phẩm mẹ cần đặc biệt chú ý khi cho bé ăn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.23 KB, 6 trang )

Những thực phẩm mẹ cần đặc biệt chú ý khi cho bé ăn
Các mẹ đã biết cách lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho bé yêu của mình chưa? Khi
cho bé ăn những thực phẩm sau đây các mẹ hãy đặc biệt chú ý nhé.
Thực phẩm nhiều gia vị
Những món ăn nhiều gia vị như nước chấm chua ngọt, sốt cà chua, tương ớt, mù
tạt, bột ngọt, hoặc quá nhiều đường và các gia vị khác sẽ làm tăng gánh nặng cho
thận của bé, cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác của cơ thể.
Thủy sản lạnh
Thủy sản lạnh như: cá sống, hàu và các hải sản khác ngay cả khi được mua tươi
sống, nhưng quá trình nấu nướng không đúng cách dễ bị nhiễm trùng và dẫn đến
hiện tượng dị ứng.

Những thực phẩm có vỏ cứng dễ làm cho bé bị nghẹt thở.
Thực phẩm có vỏ cứng
Những thực phẩm có vỏ cứng như lạc, quả hạch, bỏng ngô, quả óc chó hay các loại
thực phẩm khác dễ làm cho bé bị nghẹt thở. Vì thế các mẹ không nên để cho bé tự
ăn.
Mật ong
Mật ong là một thực phẩm tự nhiên và không thể được khử trùng hoàn toàn. Do sự
hiện diện của bào tử Clostridium botulinum rất dễ gây ngộ độc cho trẻ. Vì thế, các
mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khi được hơn 1 tuổi.
Rau bina
Rau bina có chứa axit oxalic rất khó hấp thu bởi cơ thể, ngay cả đối với người lớn.
Trẻ ăn nhiều có thể bị thiếu canxi (do axit oxalic cản trở sự hấp thụ canxi của cơ
thể) và chứng loạn sản răng.
Sữa ong chúa
Sữa ong chúa có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tuy nhiên nó lại có tác dụng kích
thích tăng trưởng. Vì thế cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của trẻ.

Sữa ong chúa có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tuy nhiên nó lại có tác dụng kích


thích tăng trưởng.
Cá muối
Trẻ em ăn cá muối sớm (trước 10 tuổi) có nguy cơ ung thư khi trưởng thành cao
hơn 30 lần so với những người khác.
Thực phẩm đóng hộp
Chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ em, dễ dẫn
đến ngộ độc mãn tính.
Mì ăn liền
Mì ăn liền là loại thực phẩm khá phổ biến. Vì hương vị đặc biệt của nó nên rất
nhiều trẻ thích ăn. Nhiều cha mẹ thường sử dụng mỳ ăn liền như là thực phẩm
chính trong chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, nhược điểm của mỳ ăn liền là thiếu protein, chất béo, vitamin và
nguyên tố vi lượng vốn là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển mô
của các cơ quan khác nhau của trẻ nên cha mẹ không nên cho con ăn thường
xuyên.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương có chứa các axit béo không bão hòa, trẻ em ăn nhiều có thể ảnh
hưởng đến chức năng của các tế bào gan.
Đồ uống có ga
Đồ uống có ga có chứa một lượng caffeine nhất định, có thể ảnh hưởng đến hệ
thống thần kinh trung ương nên trẻ em không nên uống nhiều.
Mỡ động vật
Mỡ động vật ăn nhiều không chỉ gây ra béo phì, mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thu
canxi.
Thịt nướng
Trẻ em ăn thức ăn nướng, đồ hun khói sẽ tích trữ nhiều chất gây ung thư khiến
chúng có nguy cơ bị ung thư cao hơn khi trưởng thành.

Ăn quá nhiều sô cô la không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Sô cô la

Ăn quá nhiều sô cô la làm cho hệ thống thần kinh trung ương dễ rơi vào trạng thái
kích thích, dẫn đến lo lắng, nhịp tim nhanh, ảnh hưởng đến sự ngon miệng.
Gan
Trẻ em ăn nhiều gan sẽ làm tăng nồng độ cholesterol dễ gây ra bệnh tim mạch và
mạch máu não.
Thức ăn nhanh kiểu Tây
Thức ăn nhanh phương Tây do hương vị thơm ngon, dễ ăn nên hấp dẫn trẻ em ở
mọi lứa tuổi. Thấy con ăn nhiều lại rất ngon miệng nên nhiều cha mẹ khá “hào
phóng” mua cho trẻ ăn. Nhưng thức ăn nhanh lại tiềm ẩn nguy cơ làm tăng huyết
áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì và một loạt các “căn bệnh của nền văn
minh” khác.
Ngoài ra, thức ăn nhanh cung cấp lượng nhiệt khá cao, lên đến hơn 1000 kcal,
trong đó hàm lượng chất béo cũng lớn. Lượng nhiệt quá lớn được nhập vào cơ thể
bé, tích trữ lại sẽ vượt qua sự trao đổi chất bình thường, tích tụ chất béo trong cơ
thể, sau đó chuyển đổi khiến bé dễ bị béo phì.

×