Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo " Toạ đàm về một số thuật ngữ tội phạm học " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.8 KB, 10 trang )



Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2009 75





TS. TrÇn H÷u Tr¸ng *

ược phép của Hiệu trưởng Trường Đại
học Luật Hà Nội, ngày 8/4/2009, Tạp
chí Luật học phối hợp với Trung tâm tội
phạm học thuộc Khoa luật hình sự tổ chức
buổi tọa đàm về một số thuật ngữ tội phạm
học. Tham dự buổi tọa đàm có các nhà khoa
học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về
tội phạm học ở Việt Nam như: GS.TS.
Nguyễn Ngọc Hoà - Phó hiệu trưởng Trường
Đại học Luật Hà Nội, Phó tổng biên tập Tạp
chí Luật học; GS.TS. Đỗ Ngọc Quang - Viện
trưởng Viện nghiên cứu tư vấn chính sách,
pháp luật và phát triển; GS.TS. Hồ Trọng Ngũ
- Uỷ ban quốc phòng an ninh của Quốc hội;
PGS.TSKH. Lê Cảm - Giám đốc Trung tâm
luật hình sự, tội phạm học - Khoa luật Đại
học quốc gia Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Tất
Viễn - Giám đốc nhà xuất bản Tư pháp;
PGS.TS. Lê Thị Sơn, Phó hiệu trưởng Trường
Đại học Luật Hà Nội, Thư kí toà soạn Tạp


chí Luật học; TS. Nguyễn Ngọc Chí - Khoa
luật Đại học quốc gia Hà Nội; TS. Phạm Văn
Tỉnh - Viện nhà nước và pháp luật, Viện
khoa học xã hội Việt Nam.
Mở đầu, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà, chủ
tọa buổi tọa đàm đã nêu rõ: Mục đích của
cuộc tọa đàm là tập trung làm rõ thực tế sử
dụng một số thuật ngữ trong tội phạm học
hiện nay ở nước ta, không đi sâu trao đổi về
nội dung chi tiết của các khái niệm, thuật
ngữ. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học cùng
nhau trao đổi để có thể thống nhất được cách
sử dụng một số thuật ngữ khoa học của tội
phạm học. Trong trường hợp không đạt được
sự thống nhất thì các nhà khoa học cũng cho
ý kiến về việc chấp nhận các cách sử dụng
khác nhau về thuật ngữ khoa học nào đó.
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà cũng hướng
cuộc tọa đàm vào các vấn đề chính sau:
- Về cách hiểu khái niệm “tội phạm”
trong tội phạm học và phân biệt khái niệm
này với khái niệm “tội phạm” được sử dụng
trong khoa học luật hình sự.
- Về cách hiểu khái niệm “tình hình tội
phạm” - hiểu theo nghĩa là tình hình của hiện
tượng tội phạm hay theo nghĩa là khái niệm
trong tội phạm học tương ứng với khái niệm
tội phạm trong luật hình sự.
- Về cách hiểu cụm từ “nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm”; “nguyên

nhân và điều kiện của tội phạm”, “nguyên
nhân của tội phạm”…
- Về cách sử dụng các cụm từ “đấu
tranh phòng, chống tội phạm”; “đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm”; “phòng ngừa
tội phạm”
Sau đây tác giả xin tóm lược các ý kiến
trao đổi của các nhà khoa học trong buổi toạ
đàm theo các nội dung trên.
Đ

* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội


Th«ng tin
76 t¹p chÝ luËt häc sè 7
/2009
1. Về cách hiểu khái niệm “tội phạm”
trong tội phạm học
Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà cần phân
biệt rõ khái niệm “tội phạm” được sử dụng
trong khoa học luật hình sự và khái niệm “tội
phạm” được sử dụng trong tội phạm học. Cả
hai lĩnh vực khoa học này đều nghiên cứu về
tội phạm nhưng dưới những góc độ khác
nhau. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà cũng chỉ rõ
trong ngôn ngữ của một số quốc gia, cùng
thuật ngữ chỉ “tội phạm” nhưng trong khoa
học luật hình sự và trong tội phạm học, các

nhà nghiên cứu đã sử dụng các thuật ngữ
khác nhau. Ví dụ, trong tiếng Đức, thuật ngữ
“Straftat” hoặc “Delikt” được sử dụng trong
khoa học luật hình sự để chỉ tội phạm (hành
vi phạm tội), còn thuật ngữ “Kriminalität”
cũng có nghĩa là “tội phạm” thì được sử
dụng trong tội phạm học. Trong tiếng Anh,
thuật ngữ “Ofence” hoặc “Criminal offence”
thường được sử dụng trong luật hình sự để
chỉ tội phạm, còn thuật ngữ “Crime” thường
được sử dụng trong tội phạm học. Trong
tiếng Pháp, các thuật ngữ “Infraction” hoặc
“Délit” thường được sử dụng trong khoa học
luật hình sự, còn thuật ngữ “Criminalité”
được sử dụng trong tội phạm học.
Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ “tội phạm”
được sử dụng trong khoa học luật hình sự.
Còn trong tội phạm học, nhiều nhà nghiên
cứu thường không sử dụng thuật ngữ “tội
phạm” mà sử dụng thuật ngữ “tình hình tội
phạm”. Như vậy, khái niệm tình hình tội
phạm được sử dụng trong tội phạm học theo
hai nghĩa khác nhau:
- Tình hình tội phạm được sử dụng trong
tội phạm học tương đương với khái niệm tội
phạm được sử dụng trong luật hình sự;
- Tình hình tội phạm được sử dụng trong
tội phạm học để chỉ trạng thái và xu hướng
vận động của hiện tượng tội phạm. Bởi vậy,
việc trao đổi làm rõ khái niệm “tội phạm”

được sử dụng trong tội phạm học và phân
biệt với khái niệm “tội phạm” dùng trong
khoa học luật hình sự, cũng như phân biệt
với các khái niệm “tình hình tội phạm” sẽ có
ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Theo quan điểm của PGS.TS. Lê Thị
Sơn, trước hết chúng ta cần xuất phát từ khái
niệm “tội phạm”. PGS.TS. Lê Thị Sơn khẳng
định: Tội phạm học là hệ thống tri thức của
loài người trong quá trình đấu tranh chống
và phòng ngừa tội phạm. Một khi đã thừa
nhận đây là hệ thống tri thức lí luận chung
của nhân loại thì cần xem xét các khái niệm
trong tội phạm học vừa phù hợp với thuật
ngữ tiếng Việt, vừa phải phù hợp với quan
điểm khoa học quốc tế. PGS.TS. Lê Thị Sơn
cho rằng “tội phạm” vừa là đối tượng nghiên
cứu của khoa học luật hình sự, vừa là đối
tượng nghiên cứu của tội phạm học. Tuy
nhiên, khái niệm “tội phạm” trong hai lĩnh
vực khoa học này là khác nhau. Trong khi
khoa học luật hình sự nghiên cứu tội phạm
trên cơ sở phân tích các dấu hiệu (đặc điểm)
của hành vi phạm tội (các dấu hiệu pháp lí
hình sự của tội phạm) thì tội phạm học lại
nghiên cứu các hành vi phạm tội thực tế đã
xảy ra. Hơn nữa tội phạm học nghiên cứu tội
phạm như là hiện tượng xã hội của số đông
hành vi phạm tội cũng như số đông người
thực hiện hành vi phạm tội trong phạm vi

thời gian và vùng lãnh thổ (ngành) cụ thể.
Như vậy, khái niệm “tội phạm” dưới góc độ
tội phạm học phải được hiểu là hiện tượng
xã hội của nhiều người (Massenphänomen


Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2009 77

hay Makrophänomen).
(1)
Đây chính là khái
niệm cơ bản được sử dụng trong tội phạm
học chứ không phải là khái niệm “tình hình
tội phạm” như một số quan điểm của các nhà
nghiên cứu tội phạm học nước ta từ trước
đến nay. PSG.TS. Lê Thị Sơn cũng đã phân
tích việc sử dụng khái niệm “tội phạm” trong
khoa học luật hình sự và tội phạm học trong
ngôn ngữ của một số quốc gia. Ví dụ, trong
tiếng Đức, thuật ngữ “Straftat” được sử dụng
trong khoa học luật hình sự để chỉ tội phạm
(hành vi phạm tội), còn thuật ngữ
“Kriminalität” được sử dụng trong tội phạm
học. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “Crime”
được sử dụng chung trong cả luật hình sự và
cả trong tội phạm học.
PGS.TS. Lê Thị Sơn cũng không đồng ý
với quan điểm là trong tội phạm học, khái
niệm “tội phạm” và khái niệm “tình hình tội

phạm” được hiểu như nhau. PGS.TS. Lê Thị
Sơn cho rằng không thể đồng nhất hai khái
niệm “tội phạm” và “tình hình tội phạm”
được vì khái niệm “tội phạm” trong tội phạm
học dùng để chỉ hiện tượng xã hội của nhiều
người (hay nhiều vụ việc) phạm tội còn khái
niệm “tình hình tội phạm” là khái niệm chỉ
diễn biến (động thái) của các hiện tượng xã
hội - ở đây là các hiện tượng tội phạm.
Trong ngôn ngữ của nhiều nước thì hai khái
niệm này cũng được phân biệt rất rõ. Ví dụ:
Trong tiếng Anh, khái niệm “tội phạm” là
“crime”, còn khái niệm “tình hình tội phạm”
là “situation of crime”, trong tiếng Đức, khái
niệm tội phạm là “Kriminalität” còn khái
niệm tình hình tội phạm là “Situation der
Kriminalität”; trong tiếng Pháp, khái niệm
tội phạm là “Criminalité” còn khái niệm tình
hình tội phạm là “Situation de la criminalité.
(2)

GS.TS. Hồ Trọng Ngũ cũng đồng quan
điểm với PGS.TS. Lê Thị Sơn coi “tội phạm”
là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học như: Khoa học luật hình sự, tội
phạm học, tâm lí học tội phạm hay xã hội
học tội phạm. Tuy nhiên, khái niệm “tội
phạm” được sử dụng trong khoa học luật
hình sự và khái niệm “tội phạm” được sử
dụng trong tội phạm học phải khác nhau.

GS.TS. Hồ Trọng Ngũ cũng cho rằng các
khái niệm, thuật ngữ trong tội phạm học phải
được xây dựng vừa trên nền tảng tiếng Việt,
vừa phải nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc
cách sử dụng ngôn ngữ quốc tế để làm giàu
cho ngôn ngữ tiếng Việt, có trường hợp
chúng ta phải chấp nhận sử dụng ngôn ngữ
nước ngoài đã phổ biến thay cho tiếng Việt
nếu như không thể tìm được thuật ngữ tiếng
Việt tương đương. Đặc biệt, GS.TS. Hồ
Trọng Ngũ cũng nhấn mạnh là cần phải chấp
nhận thực tế có một số thuật ngữ, khái niệm
vì trải qua một thời gian nhất định đã bộc lộ
sự thiếu chính xác, không phù hợp nên cần
phải được sửa đổi cho phù hợp và một số
khái niệm, thuật ngữ đã được sử dụng trong
các văn bản pháp luật thì phải coi đây là một
trong những cơ sở để xem xét vận dụng. Tuy
nhiên, khác với quan điểm của PGS.TS. Lê
Thị Sơn, GS.TS. Hồ Trọng Ngũ cho rằng
qua nghiên cứu cách dùng trong tiếng Nga
và tiếng Anh và cả trong các công trình
nghiên cứu tội phạm học bằng tiếng Việt thì
khái niệm “tội phạm” trong khoa học luật
hình sự được hiểu như nội dung của Điều 8
BLHS. Trong tiếng Nga, thuật ngữ tội phạm
được sử dụng trong khoa học luật hình sự là
“Преступление” còn khái niệm “tội phạm”
sử dụng trong tội phạm học phải được hiểu



Th«ng tin
78 t¹p chÝ luËt häc sè 7
/2009
là “tình hình tội phạm” (“Преступность”).
Khái niệm này có nội dung được thừa nhận
phổ biến là thực trạng, diễn biến, cơ cấu và
tính chất của tình hình tội phạm.
TS. Phạm Văn Tỉnh cũng đồng quan
điểm cho rằng “tội phạm” trong tội phạm
học hoàn toàn khác với “tội phạm” trong
khoa học luật hình sự. Hạt nhân của “tội
phạm” trong tội phạm học chính là “tội
phạm” trong luật hình sự và “tội phạm”
trong tội phạm học được xem xét trên hai
giác độ: Tội phạm với tính cách là hành vi
và tội phạm với tính cách là hiện tượng xã
hội, tức là tình hình tội phạm. §ây là hai
khách thể nghiên cứu cơ bản của tội phạm
học. Mối quan hệ giữa “tội phạm” với tính
cách là hành vi và “tình hình tội phạm” là
mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung theo
đúng nghĩa triết học của cặp phạm trù riêng -
chung hoặc ngược lại. Lí tưởng nhất là dùng
“hành vi phạm tội” và “tình hình tội phạm”
để chỉ hai khách thể nghiên cứu cơ bản của tội
phạm học Việt Nam. Theo TS. Phạm Văn
Tỉnh, nếu lấy thuật ngữ tiếng nước ngoài làm
chuẩn thì khái niệm “tội phạm” trong tội phạm
học phải là “Преступность” (tiếng Nga) và

“Kriminalität” (tiếng Đức). Tương ứng với
những thuật ngữ đó ở tiếng Việt chỉ có thể là
“tình hình tội phạm”.
PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn cũng nhất trí
cho rằng phải coi khái niệm “tội phạm” là
khái niệm hạt nhân của tội phạm học chứ
không phải là khái niệm “tình hình tội
phạm”. Trong tất cả các nghị quyết, các văn
bản pháp luật hay các chương trình quốc gia
phòng chống tội phạm chúng ta đều sử dụng
thuật ngữ “tội phạm” chứ không dùng thuật
ngữ “tình hình tội phạm”. Ví dụ, Nghị quyết
số 09/1998/NQ-CP “về tăng cường công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”
chứ không nói là “về tăng cường công tác
phòng, chống tình hình tội phạm trong tình
hình mới”. Cụm từ “tình hình tội phạm” chỉ
được sử dụng trong các báo cáo, ví dụ “báo
cáo về tình hình tội buôn lậu…”. Như vậy,
có thể trong chừng mực nào đó, một số người
đã sử dụng hai khái niệm là “tội phạm” và
“tình hình tội phạm” với cùng nội dung.
Như vậy, về nội dung này đa số các nhà
khoa học đều thống nhất phải xem khái niệm
“tội phạm” là khái niệm cơ bản của tội phạm
học và khái niệm này có nội hàm khác với
khái niệm “tội phạm” được sử dụng trong khoa
học luật hình sự. Trong khoa học luật hình sự,
khái niệm “tội phạm” được hiểu là các dấu
hiệu (đặc điểm) của tội phạm được mô tả

trong Điều 8 BLHS. Còn khái niệm “tội
phạm” trong tội phạm học phải được hiểu là
hiện tượng xã hội của nhiều người phạm tội
trong khoảng thời gian và địa bàn cụ thể.
2. Về cách hiểu các khái niệm “tình
hình tội phạm” và “tình trạng phạm tội”
cũng như phân biệt các khái niệm này với
khái niệm “hiện tượng tội phạm”
Về vấn đề này, GS.TS. Nguyễn Ngọc
Hoà nêu rõ hiện nay cụm từ “tình hình tội
phạm” được sử dụng rất khác nhau, nhất là
khi đề cập tình hình của một nhóm hay một
tội cụ thể. Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà
hiện nay có ba cách sử dụng chính là “tình
hình tội phạm tội (tên tội danh)”; “tình
hình tội phạm…(tên tội danh)” và “tình tình
tội…(tên tội danh)”. Ví dụ: Đối với tội cướp
tài sản, có ba cách sử dụng như sau: “tình
hình tội phạm tội cướp tài sản”; “tình hình
tội phạm cướp tài sản” và “tình hình tội


Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2009 79

cướp tài sản”. Vấn đề đặt ra ở đây là nên
thống nhất sử dụng cụm từ nào là phù hợp
nhất. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà cũng lưu ý
các nhà khoa học thảo luận về thực trạng,
diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình

tội phạm, nhất là vấn đề có nên hiểu thực
trạng của tình hình tội phạm trên hai góc
độ là thực trạng về lượng và thực trạng về
chất hay không, vì vấn đề này sẽ liên quan
đến diễn biến của tình hình tội phạm (diễn
biến về lượng và diễn biến về chất của tình
hình tội phạm).
Theo GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, khái niệm
“tình hình tội phạm” là khái niệm được ghép
từ hai danh từ “tình hình” và “tội phạm”.
“Tình hình” theo Từ điển tiếng Việt có
nghĩa: “trạng thái và xu thế phát triển của
sự vật”.
(3)
“Tội phạm” là các hành vi thoả
mãn các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm
theo quy định của BLHS. Như vậy “tình
hình tội phạm” được hiểu là số liệu về tội
phạm được điều tra, truy tố, xét xử. Thuật
ngữ “tình trạng phạm tội” là danh từ ghép
của hai cụm từ “tình trạng” và “phạm tội”.
Cụm từ “tình trạng” có nghĩa là “tình hình”
và “hiện trạng” của sự vật, hiện tượng. Vì
vậy, khái niệm “tình trạng” đã bao hàm “tình
hình” và “hiện trạng” của sự vật, hiện tượng
trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát
triển của nó. Cụm từ “phạm tội” với ý nghĩa
là tính từ đi kèm với danh từ “tình trạng” và
nội hàm của thuật ngữ “phạm tội” rộng hơn
nhiều so với nội hàm của thuật ngữ “tội

phạm”. Nếu như “tội phạm” theo quy định
của BLHS phải có đầy đủ 4 dấu hiệu thì
“phạm tội” chỉ cần thoả mãn một trong các
dấu hiệu của tội phạm. Như vậy, khái niệm
“tình trạng phạm tội” không chỉ bao hàm
“tình hình tội phạm” mà còn bao hàm cả các
hành vi có dấu hiệu tội phạm (ví dụ các hành
vi không thoả mãn dấu hiệu chủ thể tội
phạm; các hành vi phạm tội được miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự v.v.). Theo GS.TS.
Đỗ Ngọc Quang, tội phạm là đối tượng
nghiên cứu của tội phạm học. Nhưng khái
niệm tội phạm trong Điều 8 BLHS là chỉ
một hành vi phạm tội cụ thể: “Tội phạm là
(một) hành vi nguy hiểm cho xã hội…”, chứ
trong Điều 8 không nêu “Tội phạm là
(những) hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Do
vậy, không nên đặt tội phạm trong tội phạm
học theo nghĩa rộng, chỉ một hiện tượng xã
hội. Một hiện tượng xã hội liên quan đến tội
phạm trong tội phạm học chỉ có thể là “tình
trạng phạm tội”.
Với quan niệm như vậy, khái niệm “tình
trạng phạm tội” có nội hàm rộng hơn nhiều
so với khái niệm “tình hình tội phạm”. “Tình
trạng phạm tội” không chỉ bao gồm tổng số
người phạm tội, tổng số vụ việc phạm tội
(tình hình tội phạm) mà còn bao gồm cả
những người, những vụ việc tương tự hành
vi phạm tội nhưng không được điều tra, truy

tố, xét xử vì những lí do khác nhau, ví dụ,
chủ thể sau khi thực hiện hành vi phạm tội
đã chết hay trường hợp không truy cứu trách
nhiệm hình sự do sự thay đổi tình hình…
Theo GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, tội phạm ẩn
nằm trong phạm trù “tình trạng phạm tội”
chứ không thuộc phạm trù “tình hình tội
phạm”. Chính vì trong các sách báo pháp lí
chỉ sử dụng cụm từ “tình hình tội phạm” để
chỉ “tình trạng phạm tội” nên trong nghiên
cứu về tội phạm đã bị thiên lệch theo hướng
chỉ đề cập những vụ việc đã bị khởi tố điều
tra, truy tố, xét xử có số liệu thống kê trong


Th«ng tin
80 t¹p chÝ luËt häc sè 7
/2009
tàng thư của các cơ quan tư pháp, mà bỏ qua
các sự kiện phạm tội không có trong các số
liệu thống kê tội phạm do các cơ quan tư
pháp chỉ thống kê những vụ việc được điều
tra, truy tố, xét xử. Tương tự như thế, do
hiểu chưa chính xác nên đối với việc nghiên
cứu tội phạm ẩn còn rất hời hợt, chưa phản
ánh đúng thực tế những gì đã và đang xảy ra.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá
đúng thực trạng tình hình và dự báo tình
trạng phạm tội trong những năm tiếp theo
cũng như đưa ra các biện pháp đấu tranh

phòng chống.
Xuất phát từ sự phân tích trên, GS.TS.
Đỗ Ngọc Quang cho rằng cần dùng cụm từ
“tình trạng phạm tội” thay cho cụm từ “tình
hình tội phạm”. Đây cũng chính là quan
điểm của PGS.TSKH. Lê Cảm. PGS.TSKH.
Lê Cảm hoàn toàn đồng ý với việc chỉ nên
sử dụng cụm từ “tình trạng phạm tội” thay
cho cụm từ “tình hình tội phạm”. Tuy nhiên,
trái với quan điểm của GS.TS. Đỗ Ngọc
Quang, PGS.TSKH. Lê Cảm cho rằng nội
hàm của khái niệm “tình hình tội phạm”
rộng hơn so với khái niệm “tình trạng phạm
tội”. “Tình trạng phạm tội” được hiểu là tổng
thể các hành vi bị luật hình sự cấm và số
lượng người thực hiện các hành vi đó. Khái
niệm “tình hình tội phạm” trước hết bao hàm
khái niệm “tình trạng phạm tội” cộng thêm
đặc điểm về thời gian và lãnh thổ. “Tình
hình tội phạm” là tổng thể các hành vi phạm
tội và người thực hiện hành vi phạm tội
trong khoảng thời gian nào đó và phạm vi
lãnh thổ nào đó.
Đồng quan điểm với PGS.TSKH. Lê
Cảm, GS.TS. Hồ Trọng Ngũ cho rằng khái
niệm “tình hình tội phạm” có nội hàm rất
rộng và là khái niệm luôn luôn động. Khi
chúng ta chụp ảnh “bức tranh” của “tình
hình tội phạm” (tình hình tội phạm ở trạng
thái tĩnh) thì gọi là “tình trạng phạm tội”.

Thuật ngữ “tình trạng” ở đây có nghĩa là
“thực trạng tình tình”, do đó “tình trạng
phạm tội” là khái niệm dùng để chỉ hoàn
cảnh cụ thể thực hiện hành vi phạm tội. Như
vậy, khái niệm “tình hình tội phạm” là khái
niệm có nội hàm rộng hơn nhiều so với khái
niệm “tình trạng phạm tội”. GS.TS. Hồ
Trọng Ngũ cho rằng khi nói đến “tình trạng
phạm tội” là nói đến hoàn cảnh cụ thể của
việc thực hiện hành vi phạm tội.
Theo PGS.TS. Lê Thị Sơn thì cụm từ
“tình hình tội phạm” chủ yếu được sử dụng
trong các báo cáo hay các trang web để nói
lên diễn biến của hiện tượng tội phạm hay
nói đến tình hình của loại tội nào đó trong
khoảng thời gian nhất định. Trong các sách
chuyên nghiên cứu về tội phạm học, thuật
ngữ “tình hình tội phạm” hầu như không
được sử dụng. PGS.TS. Lê Thị Sơn chỉ rõ
không thể coi “tình hình tội phạm” là hiện
tượng xã hội được mà “tình hình tội phạm”
chỉ là diễn biến, là sự phản ánh của hiện
tượng tội phạm dưới góc độ là hiện tượng xã
hội. PGS.TS. Lê Thị Sơn cũng nhấn mạnh là
không đồng ý với quan điểm coi khái niệm
“tình hình tội phạm” là khái niệm cơ bản
trong tội phạm học mà khái niệm cơ bản
trong tội phạm học như trên đã phân tích
phải là khái niệm tội phạm được hiểu là hiện
tượng xã hội của nhiều người (hay nhiều vụ

việc) phạm tội.
Theo quan điểm của TS. Nguyễn Ngọc
Chí, sử dụng cụm từ “tình hình tội phạm” là


Thông tin
tạp chí luật học số 7/2009 81

phự hp ch hin tng xó hi vi nhng
c im (ni hm): L hin tng tõm lớ-xó
hi tiờu cc; l hin tng lch s-phỏp lớ
hỡnh s v mang tớnh giai cp c th hin
qua cỏc thụng s v tỡnh trng, ng thỏi, c
cu, tớnh cht, c cỏc c quan cú thm
quyn phỏt hin, x lớ, thng kờ v ton b
nhng ti phm ó xy ra trong thc t
nhng cha b phỏt hin, x lớ hoc cha
c thng kờ (ti phm n). S dng khỏi
nim tỡnh trng phm ti l khụng phự
hp. Phm ti l ng t ch trng thỏi
hnh ng ca con ngi nờn khỏi nim
tỡnh trng phm ti s c hiu vi ngha
l tng s nhng hnh vi phm ti din ra
ti thi im, trờn a bn nht nh. Vi
cỏch hiu ú tỡnh trng phm ti chớnh l
b phn ca nhng thụng s ca tỡnh hỡnh
ti phm. Nh vy, khỏi nim tỡnh trng
phm ti s khụng bao gm ht ni hm
ca hin tng xó hi nh ó nờu trờn.
PGS.TS. Nguyn Tt Vin cho rng dự

khụng coi khỏi nim tỡnh hỡnh ti phm l
khỏi nim c bn ca ti phm hc nhng
núi n tỡnh hỡnh ti phm l chỳng ta
cp tình trng (tức là mức độ), c cu, tớnh
cht v ng thỏi (din bin) ca nú.
Nh vy, hin vn tn ti cỏc quan im
khỏc nhau gia cỏc nh khoa hc liờn quan
n khỏi nim tỡnh trng ti phm v tỡnh
hỡnh ti phm.
3. V cỏch hiu cm t nguyờn nhõn
v iu kin ca tỡnh hỡnh ti phm;
nguyờn nhõn v iu kin ca ti phm,
nguyờn nhõn ca ti phm
GS.TS. Nguyn Ngc Ho ó ch rừ hin
nay trong nhiu ti liu nghiờn cu v ti
phm hc u chia thnh nguyờn nhõn v iu
kin nhng li khụng lm rừ õu l nguyờn
nhõn, õu l iu kin. Vỡ vy cú nờn gp
chung hai phm trự ny hay khụng? GS.TS.
Nguyn Ngc Ho cng ch rừ, hin nay khi
bn v nguyờn nhõn v iu kin ca mt ti
c th cng cú ba cỏch s dng l nguyờn
nhõn v iu kin ca tỡnh hỡnh ti phm ti
X; Nguyờn nhõn v iu kin ca ti phm
X v Nguyờn nhõn v iu kin ca ti X.
Theo GS.TS. Ngc Quang, ch nờn
cp nguyờn nhõn ca tỡnh trng phm
ti m khụng nờn phõn bit nguyờn nhõn
v iu kin ca tỡnh trng phm ti vỡ
trờn thc t rt khú phõn bit gia nguyờn

nhõn v iu kin. GS.TS. Ngc Quang
cng cho rng khi nghiờn cu tng loi ti
phm c th thỡ hon ton cú th phõn bit
gia nguyờn nhõn v iu kin ca nú. Vớ
d, ti trm cp ti sn, chỳng ta hon ton
cú th phõn bit nguyờn nhõn ca ti trm
cp v iu kin ca loi ti trm cp.
Theo GS.TS. Ngc Quang thỡ iu kin
ca ti trm cp ti sn l nhng s h ca
ch ti sn khụng cú ý thc t bo v ti
sn ca mỡnh nh khụng khúa xe mỏy cn
thn hoc cm chỡa khoỏ xe mỏy khoỏ
m khụng cú ai coi gi Trong hon cnh
(iu kin) thun li ny, ngi cú sn
lũng tham mun chim ot ti sn ngi
khỏc ó ly ti sn ú.
Trỏi vi quan im trờn, PGS.TSKH. Lờ
Cm cho rng khụng ch phõn bit nguyờn
nhõn v iu kin ca tng loi ti phm c
th m cn phi phõn bit nguyờn nhõn v
iu kin ca tỡnh trng phm ti cng nh
cn phõn bit nguyờn nhõn v iu kin ca


Th«ng tin
82 t¹p chÝ luËt häc sè 7
/2009
tình hình tội phạm. Nguyên nhân của tình
trạng phạm tội là những nguyên nhân của
các nhóm và các loại tội phạm. Nguyên nhân

của tình hình tội phạm là nguyên nhân chung
của toàn bộ tổng số tội phạm (tổng số người
thực hiện các hành vi phạm tội).
Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà, nên phân
biệt rõ khái niệm tội cụ thể và trường hợp
phạm tội cụ thể. Trong trường hợp phạm tội
cụ thể, chúng ta mới nên phân biệt rõ nguyên
nhân và điều kiện. Ví dụ, trường hợp phạm
tội trộm cắp xe máy do chủ xe lơ là mất cảnh
giác vẫn cắm chìa khoá xe máy ở ổ khoá tạo
điều kiện cho việc thực hiện tội trộm cắp
được dễ dàng. Đây là trường hợp phạm tội
cụ thể của tội phạm cụ thể là tội trộm cắp tài
sản. PGS.TS. Lê Thị Sơn xuất phát từ quan
niệm: Tội phạm trong tội phạm học phải
được hiểu là tổng số người (vụ việc) phạm
tội (tức là tội phạm phải được hiểu là hiện
tượng xã hội của tổng số người đã thực hiện
hành vi phạm tội), do vậy sử dụng cụm từ
“nguyên nhân của tội phạm” là chính xác
nhất. Trong tiếng Đức thuật ngữ được sử
dụng cũng là “nguyên nhân của tội phạm” -
“Ursachen der Kriminalität”, tương tự như
vậy, thuật ngữ được sử dụng trong tiếng Anh
là “Causes of crime”; trong tiếng Pháp là
“Causes de la criminalité”. Như vậy, trong
các tài liệu nước ngoài nghiên cứu về tội phạm
học chỉ đề cập các nguyên nhân của tội phạm
(với nghĩa là hiện tượng xã hội của nhiều
người hay nhiều vụ phạm tội) mà không đề

cập “nguyên nhân của tình hình tội phạm”.
Với quan điểm coi khái niệm “tình hình
tội phạm” là khái niệm cơ bản của tội phạm
học, TS. Nguyễn Ngọc Chí cho rằng vẫn nên
dùng cụm từ “nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm” vì nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm là hai phạm trù
khác nhau đã được chỉ rõ trong triết học và
cần được nghiên cứu. Theo TS. Nguyễn Ngọc
Chí thì không thể dùng cụm từ “Nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm”.
Về vấn đề này GS.TS. Hồ Trọng Ngũ
cũng cho rằng nguyên nhân và điều kiện
theo triết học là hai phạm trù khác nhau.
Trong tội phạm học, thường có sự chuyển
hoá giữa nguyên nhân và điều kiện và trên
thực tế rất khó phân biệt chúng chính vì vậy,
GS.TS. Hồ Trọng Ngũ cho rằng cả hai quan
điểm: quan điểm nghiên cứu nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm hay quan
điểm chỉ nghiên cứu nguyên nhân của tình
hình tội phạm đều chấp nhận được tuỳ theo
cách nghiên cứu của từng nhà nghiên cứu.
TS. Phạm Văn Tỉnh lại cho rằng không
thể chỉ nói đến nguyên nhân của tình hình tội
phạm mà phải nói nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm thì mới đầy đủ.
PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn cũng đồng
quan điểm không nên phân chia thành
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vì

chúng ta rất khó phân biệt giữa nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm nói chung. Chỉ
trong những trường hợp phạm tội cụ thể thì
chúng ta mới xác định chính xác được đâu là
nguyên nhân, đâu là điều kiện phạm tội.
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà cũng nhấn
mạnh ở đây cần nói đến nguyên nhân của
hiện tượng xã hội - ở đây là hiện tượng tội
phạm (tức là chỉ có thể nói đến nguyên nhân
của tội phạm) chứ không thể nói đến nguyên
nhân của tình hình tội phạm được. Đồng


Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2009 83

quan điểm này, PGS.TS. Lê Thị Sơn cũng
cho rằng ở đây nên sử dụng cụm từ “nguyên
nhân của tội phạm” chứ không nên phân biệt
“nguyên nhân và điều kiện”. Quan điểm này
cũng chính là quan điểm của đa số các nhà
khoa học trong buổi toạ đàm.
4. Về cách sử dụng các cụm từ “đấu
tranh phòng chống tội phạm”; “đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm”; “phòng
ngừa tội phạm”…
Theo quan điểm của GS.TS. Đỗ Ngọc
Quang, trong luật hình sự, các khái niệm “tội
trộm cắp tài sản” hay “tội cướp tài sản” là
tên các tội danh. Tên các tội danh này xuất

phát từ định nghĩa tội phạm theo Điều 8
BLHS. Trong luật hình sự, tội phạm được
định nghĩa là “hành vi nguy hiểm cho xã
hội…” chứ không định nghĩa là “một hành
vi nguy hiểm cho xã hội”. Tuy nhiên thực tế,
chỉ một hành vi phạm tội cụ thể đã thể hiện
đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm. Chính vì vậy, sử dụng cụm từ “đấu
tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài
sản” sẽ chính xác hơn cụm từ “đấu tranh
phòng chống tội trộm cắp tài sản”. Trong
cụm từ này không nên bỏ chữ “phạm” đi.
GS.TS. Đỗ Ngọc Quang cũng nêu rõ trong
lời nói đầu cũng như trong Điều 1, Điều 4
của BLHS đều sử dụng thuật ngữ “đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm”; trong
BLTTHS thì tại Điều 1 và Điều 25, 26 cũng
sử dụng cụm từ “đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm”; “đấu tranh” ở đây chính là
điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội.
“Đấu tranh” theo nghĩa này thuộc phạm trù
nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự.
Còn “phòng ngừa” là ngăn ngừa không cho
tội phạm xảy ra. Đây chính là một trong
những nội dung nghiên cứu của tội phạm
học. Mặc dù “chống” và phòng ngừa tội
phạm là hai phạm trù có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Tuy nhiên mỗi ngành khoa
học đều có mục đích, nhiệm vụ khác nhau.
Khoa học điều tra hình sự có nhiệm vụ

nghiên cứu các biện pháp, phương pháp,
chiến thuật điều tra khám phá tội phạm, còn
tội phạm học thiên về việc nghiên cứu các
biện pháp phòng ngừa tội phạm. Từ sự phân
tích trên, GS.TS. Đỗ Ngọc Quang cho rằng
việc đặt vấn đề đấu tranh phòng chống là
hoàn toàn chấp nhận được vì cụm từ này thể
hiện việc phòng ngừa tội phạm là chính còn
“chống” tội phạm là sự bổ xung cho việc
phòng ngừa tội phạm.
PGS.TSKH. Lê Cảm thì lại cho rằng việc
sử dụng cụm từ “tình hình tội phạm của tội
phạm…(tên tội danh)” là cách sử dụng không
thông dụng. Chỉ nên sử dụng cụm từ “Đấu
tranh phòng chống tội (tên tội cụ thể)”.
Theo quan điểm của TS. Nguyễn Ngọc
Chí thì “đấu tranh” là từ Hán Việt tương
đương với “chống” nên sử dụng cụm từ “đấu
tranh chống và phòng ngừa tình hình tội
phạm” sẽ bị trùng về mặt nghĩa của từ. Mặt
khác, đấu tranh và phòng ngừa là hai nội
dung của chính sách hình sự, nên nếu chỉ
dùng “phòng ngừa” sẽ không thể hiện hết
nội dung này. Hơn nữa, đấu tranh và phòng
ngừa ở đây là đấu tranh phòng ngừa đối với
toàn bộ tội phạm chứ không phải chỉ đấu
tranh với những tội phạm đơn lẻ. Chính vì
vậy không thể dùng đấu tranh và phòng ngừa
tội phạm. Từ sự phân tích trên, TS. Nguyễn
Ngọc Chí cho rằng nên sử dụng cụm từ “đấu



Th«ng tin
84 t¹p chÝ luËt häc sè 7
/2009
tranh và phòng ngừa tình hình tội phạm” là
chính xác nhất.
Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn
Tất Viễn thì tội phạm học không đề cập vấn
đề đấu tranh chống tội phạm. Đấu tranh
chống tội phạm phải được hiểu là sự đấu
tranh trực diện, đấu tranh một mất một còn
và vì vậy, trong tội phạm học không nghiên
cứu hình thức đấu tranh này. Mục đích chủ
yếu của tội phạm học là nghiên cứu phòng
ngừa tội phạm. Còn đấu tranh chống tội
phạm thuộc phạm trù nghiên cứu của các
ngành khoa học khác như khoa học luật
hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự, khoa
học điều tra hình sự
Mặc dù thừa nhận mỗi ngành khoa học
đều có nhiệm vụ, có đối tượng riêng nhưng
GS.TS. Hồ Trọng Ngũ cho rằng không có khoa
học nào chỉ thiên về phòng cũng như không
có khoa học nào chỉ thiên về chống tội phạm.
Theo GS.TS. Hồ Trọng Ngũ, đấu tranh luôn
bao gồm hai phương diện: đấu tranh và
phòng ngừa, vì vậy cách dùng các cụm từ
“đấu tranh chống và phòng ngừa” hay “đấu
tranh phòng chống” đều chấp nhận được.

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà cho rằng “phòng
ngừa” là ngăn chặn không để cho tội phạm
xảy ra, còn “đấu tranh chống tội phạm” là
việc áp dụng các biện pháp xử lí tội phạm đã
được thực hiện. Mặc dù chống và phòng ngừa
tội phạm luôn là hai phạm trù có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau nhưng mỗi ngành khoa học
sẽ đi sâu nghiên cứu những nội dung nhất
định. Tội phạm học chủ yếu nghiên cứu các
biện pháp phòng ngừa. Các ngành khoa học
khác như điều tra hình sự nghiên cứu các biện
pháp, phương pháp phát hiện tội phạm (chống
tội phạm). PGS.TS. Lê Thị Sơn cũng tán
thành quan điểm sử dụng cụm từ “phòng
ngừa tội phạm” sẽ phù hợp với lĩnh vực
nghiên cứu của tội phạm học được đề cập
trong rất nhiều sách báo pháp lí nước ngoài.
Bảng liệt kê một số thuật ngữ của tội phạm học trong ngôn ngữ một số quốc gia
Tiếng Việt

T
ội phạm
(dùng trong luật
hình sự)
Tội phạm
(dùng trong
tội phạm học)

Tình hình tội
phạm

Nguyên nhân
của tội phạm
Tội phạm học

Tiếng Anh Ofence” hoặc
“Criminal offence”

Crime Situation of the
crime
Causes of crime

Criminology
Tiếng Đức Straftat hoặc
Delikt
Kriminalität Situation der
Kriminalität
Ursachen der
Kriminalität
Kriminologie
Tiếng Pháp Délit hoặc
Infraction
Criminalité Situation de la
criminalité
Causes de la
criminalité
Criminologie


(1).Xem: Bernd-Dieter Meier, Kriminologie, München 2005, tr. 5.
(2).Xem: Bảng liệt kê một số thuật ngữ của tội phạm học trong ngôn ngữ một số quốc gia ở cuối bài viết.

(3).Xem: Bùi Đức Thịnh, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002.

×