Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Hàng Hải Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 71 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 1 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế.Có thể nói ngân hàng là mạch huyết lưu thông đối với toàn thế giới nói chung
và với mỗi một quốc gia nói riêng,nó giúp quá trình hoạt động sản xuất,kinh
doanh của một nước trở nên hiệu quả,phát triển và bền vững đồng thời qua nó
chính phủ đã sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của mình nhằm điều tiết
mọi hoạt động của nền kinh tế vĩ mô phát triển theo định hướng đã định.
Ở Việt Nam từ khi chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đặt dưới sự quản lý của Nhà
nước thì ban đầu cũng đã giành được những thành tựu nhất định.Cùng với sự
phát triển nhanh chóng của tiến trình toàn cầu hóa kinh tế.Đặc biệt vào ngày
11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO đã đánh
một dấu mốc quan trọng đối với nền kinh tế nước ta.Thấy được những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình hội nhập,hệ thống Ngân hàng nói chung và nhất là
Ngân hàng Công Thương một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất nước
ta đã và đang không ngừng hoàn thiện,đổi mới mọi hoạt động nhằm góp phần
vào sự phát triển của nền kinh tế trong nước.
Ngành ngân hàng với nhiều hoạt động truyền thống như hoạt động huy
động vốn, hoạt động đầu tư cho vay thì một số hoạt động mới cũng ra đời đáp
ứng đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế. Hoạt động bảo lãnh cũng là một hoạt
động ra đời theo yêu cầu đó - yêu cầu khách quan và chủ quan hạn chế rủi ro
trong hoạt động kinh doanh nhằm phòng ngừa rủi ro, thúc đẩy quá trình sản
xuất kinh doanh thông qua việc đảm bảo cho khách hàng bằng uy tín của ngân
hàng. Hoạt động bảo lãnh không những tạo điều kiện cho khách hàng nắm bắt
được các cơ hội kinh doanh mà còn nâng cao uy tín cũng như vị thế của ngân
hàng trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nghiệp vụ bảo lãnh quan trọng như vậy nhưng so với các nghiệp vụ


truyền thống khác thì nghiệp vụ bảo lãnh còn khá mới mẻ. Do đó, nghiệp vụ
bảo lãnh chưa được hoàn thiện về mặt quy trình, về trình độ chuyên môn nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 2 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
vụ của cán bộ, một số loại hình bảo lãnh và các sản phẩm từ hoạt động bảo lãnh
vẫn chưa được thực hiện. Đôi khi, rủi ro phát sinh ngay từ chính bản thân doanh
nghiệp. Xuất phát từ những lý do đó, việc phát triển hoạt động bảo lãnh theo
chiều rộng và theo chiều sâu là vô cùng cần thiết để đáp ứng những đòi hỏi cấp
bách của nền kinh tế
Từ những lý do đó, đồng thời được thực tập tại Phòng giao dịch số 1 và
Phòng khách hàng doanh nghiệp trong Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bỉm
Sơn Thanh Hóa và tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng nên em đã
chọn đề tài: “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Bỉm
Sơn Thanh Hóa” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương :
Chƣơng I : Tổng quan về ngân hàng Công Thương Bỉm Sơn-Thị
Xã Bỉm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa
Chƣơng II : Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHCT Bỉm Sơn
Thanh Hóa
Chƣơng III : Giải pháp & kiến nghị về phát triển hoạt động bảo
lãnh tại NHCT Bỉm Sơn
Dưới sự giúp đỡ của các anh,chị cán bộ phòng giao dịch số 1, phòng tín
dụng doanh nghiệp của Ngân hàng, đồng thời được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận
tình của TS Đoàn Thu Quỳnh đã giúp em hoàn thành chuyên đề này . Em xin
chân thành cảm ơn!
Sau đây là những nội dung trong chuyên đề thực tập của em:








Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 3 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
CHƢƠNG I:
Tổng quan về NH Công Thƣơng Bỉm Sơn-Thị Xã Bỉm Sơn
Tỉnh Thanh Hóa

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Bỉm Sơn
1.1.1. Giới thiệu về NHCT Bỉm Sơn
1.1.1.1. Tên ngân hàng
- Tên thƣơng mại : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam Chi nhánh Bỉm Sơn.
- Tên tiếng anh : Vietnam Joint Stock Commercial Bank for
Industry and Trade.
- Tên viết tắt : VietinBank Bỉm Sơn.
1.1.1.2. Hình thức pháp lý
- Là Công ty thương mại Cổ phần
- Mã số thuế: 0100111948085
1.1.1.3. Địa chỉ giao dịch
- Trụ sở giao dịch: Số 169 đường Trần Phú, phường Ba Đình, Thị
xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
- Điện thoại: 0373.824.218
- Fax: 0373.824.162
- Swift Code: ICBVVNVX424

1.1.1.4. Ngành nghề kinh doanh
NHCT Bỉm Sơn là một đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được tổ chức
và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Vietinbank;
NHCT Bỉm Sơn cung cấp các sản phẩm dịch vụ như: Huy động vốn VNĐ và
ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân; thanh toán; chuyển tiền; cho vay ngắn, trung
và dài hạn; bảo lãnh; dịch vụ thẻ; dịch vụ kiều hối; ngân hàng điện tử…

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 4 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của NHCT Bỉm Sơn
1.1.2.1. Sự ra đời
Thi hành Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI về đường lối đổi mới,
chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất là từ nền kinh tế phân phối bằng hiện vật
Hàng – Tiền – Hàng, nay thay thế bằng nền kinh tế tiền tệ Tiền – Hàng – Tiền +
tiền. Đồng tiền từ vị trí trung gian thứ yếu chuyển sang vị trí chính yếu. Do đó
vai trò vị trí của Ngân hàng cũng phải chuyển đổi theo cho phù hợp với yêu cầu
đổi mới của nền kinh tế. Sau một thời gian thử nghiệm, ngày 26/03/1988, chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Nghị định
53/HĐBT. Tại điều 1: “ NHNN Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng
được tổ chức thành hệ thống thống nhất cả nước, gồm hai cấp: NHNN và các
Ngân hàng chuyên doanh…”. Đây là mốc son lịch sử đánh dấu sự khởi đầu của
hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch rõ ràng chức năng quản lý Nhà nước đối
với các Tổ chức tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Từ việc
triển khai Nghị định này, ngày 01/07/1988, NHCT Việt Nam đã ra đời và đi vào
hoạt động. Hội sở chính của NHCT được hình thành trên cơ sở Vụ tín dụng
công nghiệp – vận tải và Vụ tín dụng thương nghiệp của NHNN chuyển sang.
Một tuần sau, ngày 08/07/1988, theo Quyết định số 65/NH-QĐ của Tổng

giám đốc NHNN Việt Nam, NHCT Bỉm Sơn được thành lập.
1.1.2.2. Quá trình phát triển
Khi mới thành lập ngân hàng chỉ có một số hoạt động nghiệp vụ thuần
túy,đơn giản với cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn và lạc hậu, đội ngũ cán bộ
thiếu cả về lượng và chất.
Trong quá trình khẳng định uy tín, thương hiệu và phát triển, CNNHCT
Bỉm Sơn đã xây dựng được một số bạn hàng truyền thống, trong đó Công ty CP
Xi măng Bỉm Sơn, bạn hàng lớn nhất của Chi nhánh. Năm 1998, Chi nhánh đầu
tư cải tạo dây chuyền 02, đem lại hiệu quả cao, và hiện nay đang rải ngân tiếp
cho Dự án dây chuyền mới nhà máy xi măng Bỉm Sơn có công suất thiết kế 2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 5 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
triệu tấn xi măng/năm. NHCT là nhà đầu tư chính và đóng vai trò là ngân hàng
đầu mối thu xếp vốn, cho vay trên 3000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 72% tổng số vốn
đầu tư của Dự án. Với những thành tích đã đạt được, năm 1998 CNNHCT Bỉm
Sơn đã vinh dự được Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam tặng
giấy khen Đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong 10 năm đổi mới; được Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng Bằng khen Đơn vị hoành thành xuất sắc
nhiệm vụ năm 2001 và được Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
tặng giấy khen đơn vị đạt thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp xây dựng
và phát triển Ngân hàng Công thương.
Để phù hợp với hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện đại hóa ngân
hàng, từ ngày 28/05/2005 NHCT Bỉm Sơn đã chuyển đổi mô hình tổ chức phụ
thuộc NHCT Việt Nam, hướng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Bộ máy tổ
chức của NHCT Bỉm Sơn hình thành các nhóm kinh doanh, nhóm quản lý và
nhóm hỗ trợ.Đồng thời Chi nhánh Ngân hàng Công thương (CNNHCT) Bỉm
Sơn được nâng cấp thành Ngân hàng cấp I, là đơn vị thành viên thuộc Ngân
hàng Công thương Việt Nam. Với những kết quả đạt được VietinBank Bỉm Sơn

luôn bám sát những định hướng của cấp trên để thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ đề ra.Tiêu biểu năm 2005 - 2006, NHCT Bỉm Sơn đã cho Công ty Cổ phần
Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn vay hơn 10 tỷ đồng để đầu tư Dự án nâng cấp, mở
rộng sản xuất lò nung gạch tuynen, và trên 10 tỷ đồng cho dây chuyền nghiền Xi
măng. Trong những thành tích của công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, Công ty
Cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn, chi nhánh NHCT Bỉm Sơn đã có đóng
góp một phần công sức thầm lặng mà hiệu quả.Có được những kết quả đó một
phần do sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp và sự phối hợp chặt chẽ của các
ngành trong địa phương đồng thời một yếu tố quan trọng nữa là nỗ lực,quyết
tâm và tinh thần lao động sáng tạo của ban lãnh đạo,đội ngũ nhân viên trong
ngân hàng đã không ngừng học hỏi để nâng cao chất lượng cũng như số lượng
hiệu quả kinh doanh.
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 6 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
Năm 2011, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế nói
chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng, nhưng với sự cố gắng tập thể cán bộ
nhân viên cùng sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng, chi nhánh đã đạt được
những thành công nhất định. Nguồn vốn của toàn Chi nhánh đạt 1.200 tỷ đồng,
tăng trưởng 90%; dư nợ đạt 2.000 tỷ đồng, tăng trưởng 25%; chất lượng tín
dụng được đảm bảo, không có nợ xấu; doanh số chi trả kiều hối đạt 12 triệu
USD và 3.5 triệu EUR…Vietin Bank Bỉm Sơn được đánh giá là 1 trong 10 Chi
nhánh có chất lượng tín dụng tốt nhất trong toàn hệ thống.
Đến nay, quy mô mạng lưới hoạt động của VietinBank Bỉm Sơn ngày
càng được mở rộng với 6 phòng chuyên môn, 8 PGD thuộc địa bàn 5 huyện, thị
xã, TP trong tỉnh; phục vụ nhu cầu vay, chuyển tiền cho 4.000 khách hàng với
hơn 100.000 tài khoản.Bên cạnh những nỗ lực mở rộng kinh doanh, chi
nhánh còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, tăng cường mối quan hệ
với địa phương. Năm 2011, Chi nhánh đã tài trợ 150 triệu đồng xây dựng được 3

căn nhà tình nghĩa, tài trợ 500 triệu đồng xây dựng 1 Trường mầm non tại huyện
Hậu Lộc, ủng hộ 350 triệu đồng Quỹ hỗ trợ trẻ em tàn tật, mồ côi, chất độc màu
da cam, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt Miền Trung, ủng hộ xây dựng các công trình
phúc lợi xã hội cho các vùng khó khăn, nuôi duỡng gia đình Liệt sĩ…
Phát huy những kết quả đã đạt được, Năm 2012, VietinBank Bỉm Sơn
phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn đạt 50%; dư nợ tăng trưởng 30%; đầu tư xây
dựng Trung tâm thương mại Plaza Bỉm Sơn, xây dựng 4 trụ sở PGD tại các
huyện, thị xã, TP trong tỉnh; tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội
với việc thực hiện các công trình: Xây dựng 6 trường học, 30 căn nhà tình nghĩa
trên địa bàn Tỉnh với tổng vốn đầu tư 7,2 tỷ đồng.
Với phương châm phục vụ: "tin cậy, hiệu quả, hiện đại" chắc chắn trong
thời gian tới Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa
góp phần vào sự phát triển chung của NHCT Việt Nam và chung tay góp sức
vào sự trưởng thành của thị xã công nghiệp Bỉm Sơn.
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 7 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHCT Bỉm Sơn
1.2.1 .Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý


























Phòng quản
lý rủi ro
Phòng điện
toán
Phòng tiền
tệ kho quỹ
Phòng
khách hàng
Phòng kế
toán
Phòng kế
hoạch
Các phòng
giao dịch
Phòng hành

chính
Giám đốc chi
nhánh loại 1
Phó giám đốc
chi nhánh loại 1
1
Phó giám đốc
chi nhánh loại 1
Phó giám đốc chi
nhánh loại 1
Phòng kiểm
tra,kiểm soát
nội bộ
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 8 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
1.2.2.1.Giám đốc
-Là người có quyền lực cao nhất trong chi nhánh và chịu trách nhiệm
trước pháp luật với ngân hàng cấp trên về mọi hoạt động của ngân hàng mình.
-Là người vạch ra các chiến lược,chính sách và đưa ra các phương hướng
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Chỉ đạo các phòng ban trong ngân hàng
thực hiện theo đúng định hướng đã vạch.
1.2.2.2.Phó giám đốc
-Là người điều hành mọi hoạt động thường ngày của ngân hàng,chịu trách
nhiệm về các quyền và nghĩa vụ được giao đối với từng phòng nghiệp vụ đồng
thời được ủy quyền chỉ đạo việc kinh doanh khi giám đốc vắng mặt.
1.2.2.3.Phòng kế hoạch
-Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh,điều

hành,quản lý cân đối nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách
hàng,huy động vốn tại địa phương.
-Quản lý thông tin(thu thập,tổng hợp,lưu trữ,cung cấp) về kế hoạch phát
triển,tình hình thực hiện kế hoạch
-Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế
hoạch của toàn chi nhánh
1.2.2.4.Phòng khách hàng
-Tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh về chiến lược tín dụng của
khách hàng,phân loại khách hàng,đưa ra các chính sách ưu đãi đối với từng loại
khách hàng
-Phân tích kinh tế theo nghành,danh mục khách hàng,địa bàn để lựa chọn
các biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
-Thường xuyên phân loại dư nợ,phân tích nợ quá hạn tìm nguyên nhân và
đề ra phương hướng khắc phục
-Hướng dẫn khách hàng,giải đáp thắc mắc về các quy định trong quy trình
cấp tín dụng.
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 9 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
-Tiếp nhận các chương trình,dự án,trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn
vốn thuộc Chính phủ,Bộ và các tổ chức kinh tế cá nhân trong,ngoài nước khác
1.2.2.5.Phòng kế toán
-Trực tiếp hạch toán kế toán,hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của Nhà nước.
-Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán,quyết toán và các
báo cáo theo quy định.
-Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định.Có trách nhiệm chấp
hành đầy đủ các chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
-Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy,quản lý

quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và
NHCT.
1.2.2.6.Phòng điện toán
-Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu,những thông tin liên quan đến hoạt
động của chi nhánh.
-Làm dịch vụ tin học,quản lý,bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị
công nghệ thông tin nhằm đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng
ngân hàng,máy tính của chi nhánh.
1.2.2.7.Phòng Tổ chức hành chính
-Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ
trương chính sách của ngân hàng Nhà nước và NHCT quy định.
-Thực hiện công tác quản lý văn phòng nhằm phục vụ hoạt động kinh
doanh tại chi nhánh
-Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh,thực hiện công tác hành
chính,văn thư,lễ tân,phương tiện giao thông,bảo vệ,y tế của chi nhánh.
-Chịu trách nhiệm công tác công đoàn,đoàn thể và chăm lo đời sống vật
chất ,văn hóa tinh thần,thăm hỏi ốm đau đối với toàn thể cán bộ công nhân viên
trong chi nhánh.
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 10 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
-Thực hiện chế độ tiền lương,bảo hiểm,quản lyw lao động,theo dõi nội
quy lao động và các thỏa ước lao dộng tập thể.
-Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các văn bản
định chế của chi nhánh.
1.2.2.8.Phòng Kiểm tra,kiểm soát nội bộ
-Tuân thủ đúng sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra,kiểm toán toàn chi nhánh.
-Thường xuyên giám sát,tổ chức thực hiện việc kiểm tra,kiểm soát theo
chương trình công tác và kế hoạch của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn trong

hệ thống kinh doanh của ngân hàng.
-Phối hợp với các đoàn kiểm tra của ngân hàng,các cơ quan thanh
tra,kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh theo quy định.
-Thực hiện sơ kết,tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng tháng,quý,6
tháng,năm.
-Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra theo đúng thời hạn
quy định của chi nhánh.
-Tổ chức kiểm tra,xác minh làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham
nhũng,tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động phòng chống tham ô,lãng phí và
thực hành tiết kiệm tại đơn vị.
-Bảo mật hồ sơ,tài liệu,thông tin liên quan đến công tác kiểm tra,thanh
tra,thực hiện quản lý thông tin và lập báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.

1.2.2.9.Phòng tiền tệ kho quỹ
-Quản lý an toàn kho quỹ,quản lý tiền mặt theo quy định của ngân hàng.
-Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy
giao dịch
-Thu ,chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt lớn.



Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 11 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
1.2.2.10.Phòng quản lý rủi ro
-Nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro
của chi nhánh.
-Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay,đầu tư đảm bảo tuân thủ
các giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng

-Tiến hành phân loại,nhóm các rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng
nhà nước quy định nhằm đánh giá kịp thời và có biện pháp xử lý nhanh chóng
để giảm tối thiểu những ảnh hưởng xấu đến hoạt động khác của ngân hàng.
-Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng,dự án,phương án đề nghị cấp
tín dụng
-Thực hiện chức năng đánh giá,quản lý rủi ro ttrong toàn bộ quá trình hoạt
động kinh doanh của chi nhánh.
1.2.2.11.Phòng giao dịch
-Trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng,các doanh nghiệp để khai
thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.
-Tiếp thị,giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng,tiếp nhận các ý kiến
phản hồi từ khách hàng về dịch vụ đồng thời tiếp thu và đề xuất nhằm cải tiến
các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
-Đề xuất,tham mưu với giám đốc chi nhánh về các chính sách phát triển
sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới,cải tiến quy trình giao dịch.
-Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu,tiếp thị thông tin tới từng
khách hàng về hoạt động dịch vụ của chi nhánh.
-Thực hiện quản lý,giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo
quy định của ngân hàng.
-Giải đáp những thắc mắc của khách hàng,xử lý các tranh chấp,khiếu nại
phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc phạm vi xử lý.
-Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý,điểm giao
dịch.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 12 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Bỉm Sơn
1.3.1. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NH

1.3.1.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của ngân
hàng,ngân hàng tiến hành huy động vốn thông qua hệ thống các phòng giao dịch
của mình nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ bộ phận dân cư.Trong công tác
huy động vốn, Chi nhánh xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt hoạt
động kinh doanh của mình, do đó VietinBank Bỉm Sơn đã phát triển và mở rất
nhiều kênh huy động vốn khác nhau gồm : Kênh thu hút tiền gửi tiết kiệm bằng
VNĐ và ngoại tệ,đây là kênh huy động vốn lớn nhất của chi nhánh, bên cạnh đó
ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động tiền gửi của các tổ
chức kinh tế, tiền gửi của dân cư, mở tài khoản thanh toán cá nhân và của doanh
nghiệp nằm thu hút tiền gửi thanh toán,ký quỹ,chuyển tiền và lưu ký tiền gửi
qua đêm; bán chéo sản phẩm của các doanh nghiệp,cá nhân có nhiều sản
phẩm,dịch vụ thanh toán qua ngân hàng,ký các hợp đồng cung cấp sản phẩm
trọn gói cho khách hàng, mở kênh chuyển tiền kiều hối,chuyển tiền dịch vụ
trong nước để thu hút số dư tài khoản hàng ngày, mở thẻ ATM,bảo hiểm,tài
khoản kinh doanh chứng khoán,các dịch vụ trên thẻ ATM như : dịch vụ trả
lương qua thẻ của các doanh nghiệp,tổ chức. Ngoài ra, VietinBank Bỉm Sơn
đang triển khai mạnh mẽ các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, đã có
các sản phẩm dịch vụ mới mang tiện ích cao và hiện đại như: Dịch vụ gửi tiết
kiệm qua thẻ thanh toán,và cung cấp các dịch vụ tiện ích cho nhân dân và nền
kinh tế như: Chương trình “Lãi suất tiền gửi tiết kiệm rút gốc kinh hoạt, Tiết
kiệm dự thưởng Thần tài gõ cửa,May mắn nhân đôi niềm vui gấp bội”… Đồng
thời, Chi nhánh đang tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo trên nhiều phương
tiện truyền thông và mở nhiều đợt quay số trúng thưởng,khuyến mại nhằm thu
hút khách hàng.


Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 13 -

Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
1.3.1.2. Hoạt động tín dụng
Bên cạnh hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng cũng không kém
phần quan trọng vì mục đích hoạt động của ngân hàng là lợi nhuận đồng thời
ngân hàng là nghành có mối quan hệ mật thiết với tất cả các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất khác,nó cung cấp nguồn vốn cần thiết cho hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp,thúc đẩy quá trình sản xuất,lưu thông hàng
hóa,tăng tốc độ luân chuyển vốn trong xã hội,góp phần tái mở rộng sản xuất,tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững.Hiện nay theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước,các tổ chức tín dụng được áp dụng các phương thức tín dụng
sau:
Hoạt động cho vay:
 Cho vay từng lần
 Cho vay theo hạn mức tín dụn
 Cho vay theo dự án đầu tư
 Cho vay hợp vốn
 Cho vay trả góp
 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát sinh và sử dụng thẻ
 Cho vay theo hạn mức thấu chi
 Hoạt động bảo lãnh,bao thanh toán
 Hoạt động cho thuê tài chính…
+Đối với hoạt động cho vay thì bên cạnh những bạn hàng với quy mô vốn
lớn, Chi nhánh định hướng cho vay sang đối tượng khách hàng là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hộ sản xuất, tập trung vào những khu vực kinh tế năng động và có
tiềm năng, tránh tập trung vào một số khách hàng lớn nhằm đảm bảo phân tán
rủi ro. Tiếp cận cho vay những ngành kinh tế có tiềm năng phát triển nhằm
chuyển dần dư nợ ở ngành có độ rủi ro cao sang các ngành phát triển ổn định và
an toàn hơn theo định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh
Thanh Hoá.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 14 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
+Đối với các hoạt động bảo lãnh,bao thanh toán,cho thuê tài chính thì với
uy tín và kinh nghiệm của mình, VietinBank Bỉm Sơn hiện đang cung cấp cho
khách hàng tất cả các phương thức bảo lãnh thông dụng đang được sử dụng
trong nền kinh tế. Đặc biệt trong thương mại quốc tế,các doanh nghiệp trong địa
bàn cần bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, vay vốn với bảo lãnh của bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo
lãnh tạm ứng, cho thuê tài chính thì VietinBank sẽ cung cấp đầy đủ các chứng
thư bảo lãnh theo tiêu chuẩn quốc tế và được chấp nhận rộng rãi bởi trên 450
ngân hàng đại lý trong và ngoài nước của VietinBank.Tuy vậy thì đây là những
dịch vụ mới phát triển tại chi nhánh đồng thời số lượng doanh nghiệp vẫn hạn
chế vì vậy quy mô của hoạt động này còn hạn chế và nhỏ lẻ.

1.3.1.3. Hoạt động kinh doanh khác
Ngoài 2 loại hình kinh doanh chủ yếu ở trên thì ngân hàng còn thực hiện
một số dịch vụ kinh doanh khác như:chuyển tiền điện tử,dịch vụ chuyển tiền
nhanh,thực hiện chi trả kiều hối,kinh doanh ngoại tệ,đại lý chứng khoán,môi
giới…nhằm mở rộng các hoạt động dịch vụ góp phần đa dạng hóa sản phẩm,tạo
lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác và tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng
thông qua các biểu phí dịch vụ.
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 15 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
1.3.2. Tình hình kinh doanh của NH
1.3.2.1. Huy động vốn


Bảng1.3.2.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2009 - 2011 của NHCT Bỉm Sơn
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn
2009
2010
2011
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1.Theo cơ cấu sản phẩm
- TG thanh toán
- TG tiết kiệm,GTCG
- Nguồn vốn ATM
425.893
58.857
363.435
3.601
100
13,9
85,3
0,8

628.933
115.405
507.123
6.405
100
18,4
80,6
1
1.071.770
213.017
845.253
13.500
100
19,9
78,9
1,2
2.Theo cơ cấu loại tiền
- TG bằng đồng VND
- TG ngoại tệ quy VND
425.893
381.589
44.304
100
89.6
10,4
628.933
563.174
65.759
100
89,5

10,5
1.071.770
1013.761
58.009
100
94,6
5,4
3. Theo cơ cấu thời hạn
- TG không kỳ hạn
- TG KH < 12 tháng
- TG KH 12-24 tháng
- TG KH > 24 tháng
- Các GTCG
- TG của các ĐCTC
425.893
68.995
271.719
26.831
39.182
17.035
2.131
100
16,2
63,8
6,3
9,2
4
0,5
628.933
126.415

394.341
37.107
53.459
13.207
4404
100
20,1
62,7
5,9
8,5
2,1
0,7
1.071.770
226.517
680.767
38.177
102.677
20.844
2.736
100
21,1
63,5
3,6
9,6
1,9
0,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh NHCT Bỉm Sơn 2009-2011)

Nhìn chung từ bảng trên thì nguồn vốn của các năm sau tăng hơn so với
năm trước.Trong đó năm 2010 tăng về số tuyệt đối 203.040 trđ

(628.933/425.893) tương đương với 47,67% so với năm 2009,còn bước sang
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 16 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
năm 2011 thì nguồn vốn tăng lên 442.837 trđ (1.071.770/628.933) tương ứng
với 70,41% so với năm 2010.
Đi sâu vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy đối với cơ cấu theo sản phẩm thì nguồn vốn
chủ yếu được huy động từ TGTK và GTCG (năm 2009:85,3% ; năm
2010:80,9% ; năm 2011:78,9%) qua số liệu thì ta thấy tuy TGTK chiếm tỷ trọng
cao trong tổng nguồn vốn nhưng lại có xu hướng giảm so với các năm trước là
do chính sách nới lỏng của nhà nước đồng thời do yếu tố lạm phát ở mức cao (>
2 con số) và giá vàng luôn đạt ở mức cao (4,5-4,9 trđ/chỉ) khiến tâm lý của bộ
phận dân cư đổ xô đầu tư vào vàng nhằm thu lợi nhuận.Bên cạnh đó thì nguồn
tiền gửi thanh toán và nguồn vốn ATM cũng có chút tăng trưởng nhưng vẫn còn
khá hạn chế do hệ thống máy ATM và thanh toán vẫn còn chưa đồng bộ,nhiều
khu vực vẫn chưa có máy ATM trong khi đó số lượng thẻ phát hành ra cho các
đơn vị kinh doanh,hành chính sự nghiệp lại tăng lên và thêm vào đó thói quen
dùng tiền mặt chi tiêu của khách hàng đã trở thành cố hữu.
Theo cơ cấu loại tiền thì do địa bàn thị xã Bỉm Sơn chủ yếu là các doanh
nghiệp tư nhân,có hoạt động nhỏ lẻ nên TG bằng VNĐ là chiếm chủ yếu (>90%)
đồng thời lãi suất huy động TG bằng VNĐ (năm2011:14%) cao hơn lãi suất huy
động TG ngoại tệ (năm 2011:5-6%) nên khách hàng nói chung đều có xu hướng
chuyển ngoại tệ sang VNĐ để gửi nhằm hưởng mức lãi suất cao.
Theo cơ cấu thời hạn thì nhìn chung TG có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ
trọng lớn (>60%) như năm 2010 tăng 122.622trđ (394.341/271.719) tương ứng
45,13% so với năm 2009,còn năm 2011 tăng 214.426 trđ (608.767/394.341)
tương ứng với 54,3% so với năm 2010 đây là tín hiệu mừng cho hoạt động huy
động vốn tuy tỷ trọng chiếm trong tổng nguồn vốn có giảm nhưng không đáng
kể.Còn các loại TG khác thì nhìn chung đều tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng

nhỏ,riêng GTCG thì các năm sau lại giảm so với các năm trước (năm 2009:4%;
năn 2010 :2,1% ; năm 2011:1,9%) cho thấy tình hình vốn của ngân hàng là khá
vững mạnh và bên cạnh đó thì việc huy động vốn qua kênh này lại được ít người
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 17 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
quan tâm,chỉ có một số ít doanh nghiệp tổ chức mua lại GTCG.Chính vì vậy mà
huy động qua GTCG lại giảm và chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
1.3.2.2. Hoạt động tín dụng
Bảng1.3.2.2. Tình hình tín dụng của NHCT Bỉm Sơn 2009 - 2011
Đơn vị:Triệu đồng
Tín dụng
2009
2010
2011
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1.Theo cơ cấu đồng tiền
- VNĐ

- Ngoại tệ quy VNĐ
1.271.704
784.641
487.063
100
61,7
38,3
1.642.449
832.722
809.727
100
50.7
49.3
1.970.000
1.173.000
797.000
100
59,6
40.4
2. Theo cơ cấu kỳ hạn
- Dư nợ ngắn hạn
- Dư nợ trung hạn
- Dư nợ dài hạn
- Cho vay tài trợ, ủy thác
1.271.704
582.440
36.116
651.112
2.036
100

45,8
2,84
51,2
0,16
1.642.449
775.236
33.506
839.291
5.584
100
47,2
2,04
51,1
0,34
1.970.000
904.744
17.652
1.045.700
1.904
100
46
0,9
53
0,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011)

Nhìn chung hoạt động tín dụng của NH giai đoạn 2009-2011 tăng so với
các năm trước như năm 2010 tăng 370.745 trđ (1.642.449 – 1.271.704) tương
ứng với 29,15% so với năm 2009, năm 2011 tăng 327.551 trđ (1.970.000 –
1.642.449) tương đương với 19,94% so với năm 2010.Trong đó theo cơ cấu kỳ

hạn thì dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (>50%) trong tổng dư nợ tín dụng
của chi nhánh là do các hợp đồng cho vay chủ yếu là các công ty lớn như :Cty
Xi măng, Cty Lilama….với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.Nhưng bên cạnh
những khách hàng lớn thì một bộ phận kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương, cá nhân
… cũng góp phần vào tăng thêm phần dư nợ tín dụng và doanh thu từ hoạt động
này cho ngân hàng.Chúng ta còn thấy được phần lớn các khoản dư nợ đều có
TSBĐ (chiếm trên 97% tổng dư nợ) và tỷ lệ nợ xấu chiếm một phần rất nhỏ
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 18 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
trong tổng dư nợ, đặc biệt năm 2011, không có một khoản nợ nào bị xếp vào nợ
xấu. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn rất hiệu quả.
Phân loại theo cơ cấu đồng tiền thì chủ yếu là hoạt động cho vay trên
đồng VNĐ,nhưng bên cạnh đó thì tỷ trọng tín dụng ngoại tệ cũng chiếm một tỷ
trọng không nhỏ ( ± 45%) cho thấy lĩnh vực ngoại tệ cũng đã đạt được những
hoạt động hiệu quả trong việc thu hút khách hàng điển hình như: Cty Tiên Sơn,
Cty VEAM…
Đối với hoạt động bảo lãnh tuy là hoạt động thuộc ngoại bảng của ngân
hàng nhưng nó là hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng.Từ bảng trên cho
thấy dư nợ tài trợ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong việc sử dụng vốn (+/-3%)
việc này là do nghiệp vụ bảo lãnh vẫn đang còn khá mới đối với các doanh
nghiệp,và họ cũng chưa thực sự hiểu hết về hiệu quả mà bảo lãnh mang lại cho
nền kinh tế nói chung và cho hoạt động kinh doanh của họ nói riêng.

1.3.2.3. Hoạt động kinh doanh khác
Ngoài 2 nghiệp vụ kinh doanh chính ở trên thì ngân hàng còn mở rộng
thực hiện các dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền, phát hành thẻ, chi trả kiều
hối…tiêu biểu đối với phát hành thẻ ATM thì trong năm 2011 toàn chi nhánh đã
phát hành 10.986 thẻ đạt 110% so với kế hoạch nâng tổng số thẻ tính đến năm

2011 là 41.811 thẻ,còn về phía dịch vụ thanh toán thì năm 2011 nhìn chung có
giảm so với năm 2010 như thanh toán nội bộ doanh số 237.600trđ giảm 211.755
trđ so với 2010,thanh toán liên ngân hàng và thanh toán bù trừ đạt 1040 giao
dịch,giảm 71% so với năm 2010. Ta thấy hoạt động thanh toán giảm chủ yếu là
do nguyên nhân khách quan mà cụ thể là ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của
nhà nước “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát,dẫn đến lãi suất cho vay quá cao
khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm các hoạt động của mình lại nên đã kéo
theo dịch vụ thanh toán của ngân hàng cũng bị giảm sút.
Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ,thì do nhà nước cấm buôn bán trên
thị trường tự do nên tỉ giá USD/VNĐ có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ giá chính
thức và tỷ giá trên thị trường tự do,hơn nữa trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn có số
doanh nghiệp hoạt động XNK rất ít,hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu tập
trung vào Cty Xi măng Bỉm Sơn,Cty Tiên Sơn,Cty VEAM và khối doanh
nghiệp Tân Thành.
Về hoạt động tiền tệ kho quỹ thì ngân hàng đã đạt được kết quả sau :
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 19 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
- Tổng thu tiền mặt VNĐ là 6.571 tỷ đồng,tăng 2.933 tỷ đồng so với năm
2010 và 4.147 tỷ so với năm 2009
- Tổng chi tiền mặt VNĐ là 6.561 tỷ đồng,tăng 2.985 tỷ đồng so với 2010
và 3.803 tỷ đồng so với 2009
- Tổng thu ngoại tệ USD là 9.611.003 USD, tăng 72% So với 2010
- Tổng chi ngoại tệ USD là 10.847.520 USD, tăng 83% so với năm 2010
- Nộp vào ngân hàng nhà nước và điều chuyển các NH trên địa bàn 1.479
tỷ đồng tăng 215 tỷ so với năm 2010

1.3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Từ những hoạt động kinh doanh trên thì NHCT Bỉm Sơn đã đạt được

những kết quả sau:

Bảng 1.3.2.4 : Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011 tại NHCT Bỉm Sơn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tổng thu nhập
116.585
165.410
241.498
Tổng chi phí
97.713
141.916
227.066
Lợi nhuận
18.871
23.494
37.363
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank Bỉm
Sơn năm 2009-2011)
Số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong
những năm gần đây phát triển tương đối tốt. Năm 2010, lợi nhuận đạt được là
23.494 triệu đồng, tăng 24,45% so với năm 2009 với con số tăng tuyệt đối là
4.623 triệu đồng (23.494 - 18.871). Với tốc độ tăng trưởng 59,03% ở năm 2011
lợi nhuận đã tăng thêm 13.869 triệu đồng so với năm 2010. Từ những con số
trên cho thấy Chi nhánh NHCT Bỉm Sơn thực sự hoạt động kinh doanh có hiệu
quả và hứa hẹn đạt được nhiều thành công hơn nữa trong những năm tới.



Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 20 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
CHƢƠNG II :
Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHCT Bỉm Sơn
Tỉnh Thanh Hóa
2.1. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHCT Bỉm Sơn
2.1.1. Hình thức phát hành bảo lãnh tại NHCT Bỉm Sơn
2.1.1.1. Điều kiện bảo lãnh của Vietinbank Bỉm Sơn
Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới tại Việt Nam, các quy định về nghiệp vụ
được ban hành và sửa đổi nhiều lần theo quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN 14
về hoạt động bảo lãnh như QĐ 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của thống
đốc NHNN về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng.
Trên cơ sở những văn bản đó,để các chi nhánh trong hệ thống thực hiện
một cách có hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh,NHCT Việt Nam lần lượt ban hành các
văn bản,quyết định hướng dẫn hoạt động bảo lãnh và mới nhất là QĐ 311/QĐ-
HĐQT-NHCT 35 ngày 14/07/2008 về "Quy định bảo lãnh đối với khách hàng
trong hệ thống NHCT Việt Nam " và quyết định 1328/QĐ-HĐQT-NHCT 35
ban hành sửa đổi cho quyết định 311/QĐ-HĐQT-NHCT 35.

Điều kiện bảo lãnh :
Theo điều 12 của quyết định QĐ 311/QĐ-HĐQT-NHCT35 các điều kiện
sau đối với khách hàng sẽ được xem xét bảo lãnh:
+ Đã được NHCT cấp GHBL/GHTTTM(đang có hiệu lực và đáp ứng các
điều kiện sử dụng GHBL/GHTTTM kèm theo nếu có) hoặc đủ các điều kiện cấp
GHTD/GHGD.
+ Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy
định của pháp luật và đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ NHCT bảo

lãnh
+Mục đích đề nghị NHCT cấp bảo lãnh là hợp pháp.Đối với bảo lãnh
phục vụ nhu cầu SXKD,dịch vụ và đầu tư phát triển,mục đích đề nghị bảo lãnh
phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy đăng ký doanh
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 21 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
nghiệp,giấy chứng nhận đầu tư…Trường hợp bảo lãnh vay vốn nước ngoài
trung,dài hạn:khách hàng phải có xác nhận của NHNN về đăng ký vay trả nợ
nước ngoài.
+ Ngành nghề kinh doanh có được pháp luật cho phép và ngân hàng có
chức năng bảo lãnh trong vấn đề đó.
+ Có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý và cung cấp đầy đủ các thông tin cần
thiết liên quan đến bảo lãnh
+ Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi đề
nghị bảo lãnh vay vốn.
+ Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo
đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu.
+ Khách hàng là tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư, kinh doanh hoặc tham
gia đấu thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
+ Mở TKTG thanh toán tại NHCT bảo lãnh và có trụ sở (đối với tổ
chức),hộ khẩu thường trú (đối với cá nhân,hộ gia đình) nơi NHBL đóng trụ sở.

2.1.1.2. Hình thức phát hành bảo lãnh
Cũng như các ngân hàng khác, NHCT Bỉm Sơn cung cấp cho khách hàng
đa dạng các hình thức phát hành bảo lãnh khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu của
khách hàng trong giấy đề nghị bảo lãnh mà cam kết bảo lãnh có thể được phát
hành bằng thư hoặc bằng điện, hoặc bằng hình thức ký xác nhận bảo lãnh trên
các thương phiếu, lệnh phiếu. Cam kết bảo lãnh bằng thư ở ngân hàng NHCT

Bỉm Sơn được phát hành làm 2 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau, trong đó
có 1 bản được lưu lại tại ngân hàng, một bản gửi cho bên nhận bảo lãnh( và một
bản sao gửi cho khách hàng) hoặc gửi cho khách hàng để cho khách hàng gửi
cho bên nhận bảo lãnh. Còn cam kết bảo lãnh bằng TELEX hoặc SWIFT phải
do phòng nghiệp vụ gửi qua hệ thống thông tin có mã hoá hợp lệ và gửi đến một
ngân hàng có quan hệ đại lý với NHCT có trụ sở ở nơi người nhận bảo lãnh,
Vietinbank phải uỷ quyền cho ngân hàng đại lý thông báo bảo lãnh cho người
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 22 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
nhận bảo lãnh. Bản chính của cam kết bảo lãnh được hiểu là bản in của bức
điện( TELEX hoặc SWIFT) đính kèm với bản chính thư thông báo của ngân
hàng đại lý được Vietinbank uỷ quyền. Ngoài ra, việc ký xác nhận bảo lãnh trên
các thương phiếu, lệnh phiếu phải được thực hiện theo pháp luật về thương
phiếu.

2.1.1.3. Thời hạn bảo lãnh
Thời hạn của bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa
vụ được bảo lãnh của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có
các thỏa thuận hoặc cam kết khác. Việc gia hạn bảo lãnh phải được bên nhận
bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.

2.1.1.4. Mức phí bảo lãnh tại NHCT Bỉm Sơn
Mức phí bảo lãnh do 2 bên tự thỏa thuận, mức tối đa không quá 2%/năm
tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.
Ngoài ra, có thể thanh toán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thỏa thuận
bằng văn bản của 2 bên. Sau đây là mức phí bảo lãnh của NHCT Bỉm Sơn :

Nội dung

Mức phí áp dụng(chưa bao gồm VAT)
Mức/tỷ lệ phí
Tối thiểu
1. Phát hành bảo lãnh
1% - 2%/năm
300.000 đ/món
- Phát hành bảo lãnh bằng Tiếng
nước ngoài (ngoài phí phát hành bảo
lãnh)
200.000 đ

2. Sửa đổi tăng tiền, gia hạn
1% - 2%/năm

3. Sửa đổi khác
Theo thỏa thuận
100.000 đ/lần
4. Huỷ bỏ bảo lãnh
100.000 đ/lần

5. Thanh toán bảo lãnh do NHCT
phát hành
0,2%/ số tiền thanh toán
100.000 đ
(Bảng phí bảo lãnh của NHCT Bỉm Sơn)
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 23 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
- Công thức tính phí bảo lãnh:





- Đối với trường hợp hợp đồng bảo lãnh thì khách hàng phải trả phí bảo
lãnh cho tổ chức tín dụng làm đầu mối,sau đó các tổ chức tín dụng khác sẽ được
hưởng phí bảo lãnh theo tỷ lệ tham gia của mình từ tổ chức tín dụng đầu mối.
- Khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng sẽ chịu
lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong
trường hợp bảo lãnh vay vốn, hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín
dụng đó đang thực hiện đối với một số phí trả chậm của các loại bảo lãnh
khác,kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.

2.1.1.5. Bảo đảm cho bảo lãnh
Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính
và uy tín của khách hàng, NHCT Bỉm Sơn và khách hàng thỏa thuận áp dụng
hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo
đảm cho bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh
của bên thứ 3 và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản thế chấp là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng
dễ dàng thì phải có chứng nhận quyền sở hữu, có công chứng của cơ quan nhà
nước
- Trường hợp với doanh nghiệp quốc doanh việc sử dụng tài sản hình
thành bằng nguồn vốn ngân sách phải có sự đồng ý của cơ quan tài chính bằng
văn bản.Trong thời hạn bảo lãnh, ngân hàng phải chịu trách nhiệm quản lý,theo
dõi trên tài khoản ký quỹ và thế chấp,cầm cố.
- Đối với tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá, hết hạn trước khi thời hạn
của bảo lãnh kết thúc thì khách hàng phải đổi tài sản khác đủ tiêu chuẩn làm tài
Giá trị BL x Mức phí BLx Thời gian BL
360

Phí bảo lãnh =
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 24 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
sản đảm bảo. Nếu không thực hiện thì bên xin bảo lãnh phải chịu phạt với mức
1%/tháng tính trên giá trị tài sản đảm bảo còn thiếu.
2.1.1.6 Các loại hình bảo lãnh của NHCT Bỉm Sơn
- Bảo lãnh tham gia dự thầu là một bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng phát
hành cho chủ thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng.
Trong trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không
nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
Giá trị bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu thường chiếm từ 1 đến 5% giá
trị hợp đồng kinh tế giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh sẽ
hết hiệu lực khi người tham gia dự thầu không trúng thầu hoặc đã trúng thầu và
ký kết hợp đồng với chủ thầu. Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu tránh cho chủ
thầu bị thiệt hại khi người tham gia dự thầu rút lui hoặc thay đổi không ký hợp
đồng khi đã trúng thầu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một bảo lãnh của ngân hàng cho bên
nhận bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách
hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách
hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thì tổ chức
tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
Bảo lãnh thường được phát hành cho người bán. Giá trị bảo lãnh từ 5 đến
10% giá trị hợp đồng theo thoả thuận của các bên. Trong trường hợp đặc biệt,
giá trị bảo lãnh có thể lên đến 15% hoặc giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp
đồng.
- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước (tạm ứng) là một bảo lãnh
ngân hàng đảm bảo cho bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả

tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.
Trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng với bên nhận bảo lãnh và phải
hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ tiền ứng
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng

- 25 -
Nguyễn Thị Thu TCNH3A_K5
trước cho bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên
nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh
rằng ngân hàng cam kết sẽ thanh toán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho
người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ. Giá trị
bảo lãnh có thể là 100% hoặc 110% trị giá hợp đồng tuỳ theo các bên thoả
thuận. Loại hình bảo lãnh này đảm bảo cho nhà cung cấp được thanh toán đầy
đủ và đúng hạn sau khi đã giao hàng hoá cho bên mua.

2.1.1.7. Quy trình bảo lãnh tại NHCT Bỉm Sơn
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh.
Cán bộ tín dụng, bảo lãnh tiếp nhận nhu cầu khách hàng, tư vấn theo yêu
cầu về hồ sơ sau đó tiếp nhận hồ sơ .
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng gồm:
 Hồ sơ chung:
+ Đơn đề nghị bảo lãnh (theo mẫu)
+ Tờ khai hồ sơ khách hàng (theo mẫu)
+ Hồ sơ về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng:
* Đối với cá nhân: hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân…
* Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, hồ sơ pháp lý gồm:
-Quyết định thành lập
-Giấy đăng ký kinh doanh
-Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng

Khách hàng được NHCT Bỉm Sơn bảo lãnh từ lần thứ hai trở đi không
phải cung cấp lại các tài liệu quy định tại điểm này trừ trường hợp có thay đổi
như: bổ xung vốn điều lệ, địa chỉ, người đại diện, loại hình kinh doanh… thì
khách hàng phải gửi các tài liệu liên quan đến sự thay đổi cho Ngân hàng để bổ
xung hồ sơ.
+ Các tài liệu liên quan đến giao dịch xin bảo lãnh (nếu có)

×