Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Chính sách bồi thường dự án đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.2 KB, 57 trang )

1


CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG DỰ ÁN
ĐƯỜNG NỐI TÂN SƠN NHẤT-BÌNH LỢI-VÀNH ĐAI NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH


Lời nói đầu

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một chế định quan
trọng của pháp luật đất đai. Chế định này khi đi vào cuộc sống trực tiếp đụng chạm
đến lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của nhà đầu tư
cho nên đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân.
Dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài là một trong
những dự án trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh, đi qua bốn quận Tân Bình,
Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức. Tuy nhiên mới chỉ có quận Bình Thạnh là đã giải
quyết xong việc bồi thường, bàn giao xong mặt bằng cho nhà thầu. Do đó, việc
nghiên cứu làm rõ việc thực hiện chính sách bồi thường của dự án này trên quận
Bình Thạnh sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm và các giải pháp góp phần
xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Xuất phát từ lý do này, em chọn thực hiện đề tài: “Chính sách bồi
thường dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn
quận Bình Thạnh”
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích dữ
liệu từ các nguồn văn bản pháp luật liên quan, tổng hợp thống kê, so sánh từ những
tài liệu, số liệu đã có; tham khảo các báo cáo, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, từ
đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bồi thường, giải
phóng mặt bằng cho các dự án khác trên địa bàn thành phố cũng như cả nước.
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, bài luận văn được chia làm 4 chương.
- Chương I: Tổng quan


2


- Chương II: Chính sách bồi thường dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình
Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh
- Chương III: Những vướng mắc trong vấn đề giải quyết bồi thường dự án
Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình
Thạnh
- Chương IV: Kết luận và kiến nghị
Vì thời gian thực tập và khả năng còn hạn chế nên bài luận không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô.


CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN

I. Khái niệm
1. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Tại khoản 6, điều 4, Luật Đất Đai 2003 có nêu rõ: “Bồi thường khi nhà nước thu
hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất với diện tích đất bị thu hồi
cho người bị thu hồi”.
Như vậy, bồi thường thiệt hại là hậu quả pháp lý trực tiếp của việc Nhà nước thu
hồi đất.

2. Khái niệm hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Theo khoản 7, điều 4, Luật Đất Đai 2003: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là
việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc
làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”.
“Tái định cư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị nơi ở mới, đáp
ứng các điều kiện thuận lợi cho người bị Nhà nước thu hồi đất, giúp họ sớm ổn

định cuộc sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh”.

3


3. Vai trò của bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm bảo đảm lợi ích công cộng.
- Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm giải quyết hài hoà giữa lợi ích của
Nhà nước với lợi ích của người bị thu hồi đất.
- Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm ổn định cuộc sống lâu dài cho người
bị thu hồi đất.

II. Những nghiên cứu trước
1. Nghiên cứu của Trần Mai Phương (2011) về thực trạng công tác thu hồi
đất, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận
Hoàng Mai, Hà Nội.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư của dự án xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt, trong đó làm rõ
nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ thực hiện của dự án. Từ đó đề xuất một số
giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án nghiên cứu nói riêng và cho
công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn
thành phố Hà Nội.

2. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai đăng trên tạp chí khoa học công
nghệ xây dựng ngày 13/8/2012 “Đánh giá các vấn đề thực trạng trong tổ chức môi
trường tái định cư do các dự án phát triển đô thị”.
Thông qua nghiên cứu thực trạng, khảo sát các khu tái định cư tại các thành phố
lớn của Việt Nam, báo cáo tổng kết các vấn đề thực trạng trong công tác tổ chức
môi trường ở tái định cư, rút ra những bất cập và kiến nghị những thay đổi cần thiết
trong phương pháp tiếp cận triển khai thực hiện, để có thể đạt tới hiệu quả cao hơn

đối với các dự án phát triển có kèm theo di dân và tái định cư.

III. Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010
1. Tình hình kinh tế xã hội trên cả nước giai đoạn 2006-2010
4


1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng GDP năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt
6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt 6,78%. Bình quân thời kỳ
2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-
2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm
phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP bình quân theo Quý: Giai đoạn 2006-2010








Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong
đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó
giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%.
- Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-
2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%.

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11.694 nghìn đồng
năm 2006 lên 22.778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11.084
nghìn đồng. Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sản
5


phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1.168 USD
năm 2010, gấp 1,6 lần, tương đương 438 USD.

Biểu đồ 2: Tăng trưởng GDP theo giá so sánh phân theo các khu vực kinh tế








1.2. Về vốn đầu tư
Vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2010 theo giá so sánh 1994 tăng 64,5% so với
năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 vốn đầu tư tăng 13,3%.

Biểu đồ 3: Vốn đầu tư phát triển qua các năm










Vốn đầu tư khu vực Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 42% so với năm 2006,
bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 9,3%. Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà
6


nước thực hiện năm 2010 tăng 47,6% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ
2006-2010 tăng 11,4%. Vốn đầu tư khu vực FDI thực hiện năm 2010 tăng 157,5%
so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 25,7%.
Đầu tư nước ngoài năm 2010 giảm 18 dự án và tăng 54,9% về vốn đăng ký so
với năm 2006. Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2006-2010 có 1253 dự án đầu tư
nước ngoài được cấp phép với vốn đăng ký bình quân 29,4 tỷ USD.

Biểu đồ 4: Vốn đầu tư toàn xã hội 2006-2010.



1.3. Dân số, lao động
Dân số trung bình cả nước năm 2010 tăng 4,34% so với năm 2006, tương đương
3,62 triệu người. Bình quân thời kỳ 2006-2010, mỗi năm dân số trung bình tăng
1,08%. Tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 27,66% năm 2006 lên 29,92% năm 2010. Tỷ
lệ giới tính khi sinh năm 2006 là 109,8 trẻ em trai/100 trẻ em gái; năm 2007 là
111,6/100; năm 2008 là 112,1/100; năm 2009 là 110,5/100 và năm 2010 là
7


111,2/100. Tỷ lệ giới tính năm 2006 là 96,89 nam/100 nữ, tỷ lệ này tăng lên 97,7
nam/100 nữ trong năm 2010.
Cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các khu vực kinh tế có sự

chuyển dịch đáng kể và theo hướng tích cực từ năm 2006 đến 2010, trong đó cơ
cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,4% năm 2006
xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên
22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 25,3% lên 29,4%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động
trong độ tuổi khu vực thành thị giảm từ 4,82% năm 2006 xuống 4,43% năm 2010.

1.4. Giáo dục
Số trường phổ thông năm học 2010-2011 tăng 4% so với năm học 2006-2007.
Bình quân mỗi năm giai đoạn 2006-2010, số trường phổ thông tăng 1,06%. Số giáo
viên phổ thông năm học 2010-2011 tăng 1,06% so với năm học 2006-2007, trong
đó giáo viên tiểu học tăng 1,04%; giáo viên trung học cơ sở tăng 1,03%; giáo viên
trung học phổ thông tăng 1,19%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, số giáo viên phổ
thông tăng 1,4%/năm, trong đó giáo viên tiểu học tăng 0,4%; giáo viên trung học
cơ sở tăng 0,8%; giáo viên trung học phổ thông tăng 5,3%.
Năm học 2010-2011 cả nước có 413 trường đại học và cao đẳng, tăng 91 trường
so với năm học 2006-2007; 2200 nghìn sinh viên, tăng 32% và 78,3 nghìn giáo
viên, tăng 46,6%. Trong thời kỳ 2006-2010, bình quân mỗi năm số trường tăng
8,3%; số sinh viên tăng 9,7% và số giáo viên tăng 10%, trong đó số trường và sinh
viên ngoài công lập tăng mạnh hơn khối công lập: Số trường tăng 18,4% so với
6,6%; số sinh viên tăng 16% so với 8,7%. Tuy nhiên số giáo viên ngoài công lập
tăng ít hơn giáo viên công lập với mức tăng 9,6% so với 10%.

2. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-1010
2.1. Tăng trưởng kinh tế
8


GDP thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh trong giai đoạn 2006 – 2010. Năm
2010 GDP toàn thành phố là 414.068 tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 2006.


Biểu đồ 5: GDP của TPHCM giai đoạn 2006 – 2010











2.2. Về vốn đầu tư

Biểu đồ 6: Vốn đầu tư theo các thành phần kinh tế giai đoạn 2006 – 2010










9



Năm 2010 thành phố Hồ Chí Minh có 375 dự án FDI (tăng 32,51% so với năm

2006) với tổng số vốn là 1.883 triệu USD (gấp 1,16 lần năm 2006,giảm 77,6% so
với năm 2008).

Biểu đồ 7: Số dự án FDI và tổng vốn đầu tư vào TPHCM giai đoạn 2006 - 2010


2.3. Dân số, lao động
Năm 2010 dân số của Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 7.3969.446 người,
gấp 1,13 lần so với năm 2006.

2.4. Giáo dục
Năm 2010 trên địa bàn thành phố có 862 trường phổ thông, tăng 6,55% so với
năm 2006. Cũng năm 2010, thành phố có 75 trường đại học và cao đẳng (tăng
10


29,31% so với năm 2005) với 19.388 giáo viên cùng 640.107 sinh viên theo học
(tăng tương ứng 7,02% và 99,36% so với năm 2005.

3. Tình hình kinh tế xã hội quận Bình Thạnh giai đoạn 2006 – 2010.
Năm 2010 tổng đầu tư được phân cấp về quận là 138,569 tỷ đồng, giảm 72,82%
so với năm 2009, giảm 84,29% so với năm 2008, chiếm 0,074% tổng vốn đầu tư
toàn thành phố.
Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 502,522 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng thu ngân
sách toàn thành phố.
Số trường học phổ thông của quận năm 2010 là 52 trường, chiếm 5,73% tổng số
trường học phổ thông của thành phố.
Dân số quận năm 2010 đạt khoảng 470.054 người, tăng 7,98% so với năm 2005 và
chiếm 6,35% dân số toàn thành phố.


Biểu đồ 8: Tỷ trọng vốn đầu tư của quận Bình Thạnh so với toàn thành phố
giai đoạn 2006 – 2010












11


IV. Chính sách bồi thường áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại
thời điểm thực hiện dự án.
1. Luật đất đai 2003
Luật đất đai 2003 là văn bản pháp lý cao nhất quy định về quyền hạn và trách
nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý
về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
Luật Đất đai năm 2003 sau gần 10 năm thực hiện đã tạo ra những bước đột
phá, mang lại một diện mạo mới trong quản lý và sử dụng đất. Luật cùng với các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã thúc đẩy sử dụng tài nguyên đất ngày càng tiết
kiệm và hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước về đất đai dần đi vào kỷ cương, nền
nếp. Công tác tài chính về đất và giá đất từng bước được hoàn thiện theo hướng
tiếp cận cơ chế thị trường, tạo nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật đang đặt ra không ít khó khăn,
bất cập cần tiếp tục bổ sung và sửa đổi.

2. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007
Nghị định quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đất Đai 2003 và 7 Nghị định của Chính phủ liên
quan đến vấn đề đất đai, nhà ở, đã phát sinh nhiều vướng mắc trong phạm vi thực
hiện các quy trình về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về bồi
thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; quyền khiếu nại, tố cáo
Chính vì vậy, Nghị định 84/2007 ra đời nhằm bổ sung những tồn tại, mà trong
các văn bản pháp luật trước đây không còn phù hợp so với tình hình thực tế. Mục
tiêu của Nghị định 84/2007 là nhằm tạo mọi thuận lợi cho người dân trong việc xin
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cũng như giải quyết mọi khó khăn về đời
12


sống, chỗ ở sau khi nơi ở cũ bị Nhà nước thu hồi đất. Mặt khác, vấn đề về giá cả
bồi thường cũng hợp lý, sát hơn so với giá thị trường.

3. Quyết định 17/2008/QĐ-UBND ngày 14/03/2008 của UBND Thành phố
Hồ Chí Minh.
Quyết định 17/2008 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm cụ thể hóa Luật Đất
Đai 2003 cũng như Nghị định 84/2007.

V. Thực trạng việc thực hiện chính sách bồi thường những năm gần đây trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được thực hiện hơn hai thập kỉ qua.

Nước ta với đầu tàu kinh tế là thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện rất nhiều dự án
với các mục tiêu phát triển các khu công nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng
cho đô thị. Để thực hiện được điều này phải sử dụng đến quỹ đất đã được sử dụng
vào nhiều mục đích khác nhau như đất ở, đất nông nghiệp, đất sử dụng vào các
mục đích kinh doanh… do vậy việc thực hiện việc chuyển quỹ đất vào triển khai
các dự án thực sự là không đơn giản.
Những năm qua, cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước
trong từng giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố
luôn tìm mọi biện pháp và vận dụng tối đa các quy định cả pháp luật để tính hỗ trợ
cho người bị thu hồi đất nhận được mức bồi thường, hỗ trợ tốt nhất. Đồng thời,
việc tổ chức tái định cư ngày càng được quan tâm với mục tiêu tạo chỗ ở mới, cuộc
sống nơi ở mới bằng và tốt hơn nơi ở cũ đối với những người bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên nhiều năm qua, thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp rất nhiều khó khăn
trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Hiện ở thành phố còn rất nhiều dự án
chậm tiến độ do chưa thực hiện xong việc bồi thường giải phóng mặt bằng.
13


Theo ngành chức năng, tiến độ thu hồi đất nhiều dự án còn chậm,thực tế do còn
một số vướng mắc khi áp dụng các chính sách liên quan đến công tác bồi thường.
Vướng mắc lớn nhất là xác định “giá thị trường” như thế nào cho chính xác. Nhiều
năm trước, mức áp giá bồi thường về đất được áp dụng theo khung giá đất được
quy định bởi Nhà nước. Tuy nhiên do quan điểm giảm gánh nặng về thuế liên
quan đến đất đai cho dân nên khung giá này thường được quy định thấp hơn so
với giá thực tế nên có rất nhiều người không đồng tình. Trong những năm gần đây,
để đẩy nhanh công tác bồi thường đất khi thực hiện dự án, Nhà nước có chủ trương
nâng dần khung giá bồi thường sát với giá thị trường để người dân có thể tìm sang
nhượng được đất khác tương đương với đất bị thu hồi. Chủ trương này là rất phù
hợp, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì lại gặp lúng túng khi xác định “giá thị

trường”.

VI. Dự án Đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài
Dự án Đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành đai ngoài là một trong những
dự án trọng điểm của thành phố, bắt đầu từ sân bay Tân Sơn Nhất qua nút giao
thông Nguyễn Thái Sơn, cầu Bình Lợi, đường Kha Vạn Cân và kết thúc tại ngã tư
Linh Xuân; đường dài 13,5 km có lộ giới 60m, đi qua 4 quận Tân Bình,Bình
Thạnh,Gò Vấp,Thủ Đức tạo thành một vành đai ngoài của Thành phố Hồ Chí
Minh. Với 4 cầu và 4 giao lộ,đây là đường nội đô đẹp nhất với chiều rộng 30-60m
(tương đương 6-12 làn xe), tuyến đường này được dự báo sẽ giải tỏa ùn tắc khu vực
thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe là giao lộ Kha Vạn Cân-Quốc lộ 13 cũng như
giải tỏa một lượng lớn phương tiện giao thông của khu vực trung tâm thành phố ở
hướng Đông, đồng thời kết nối các khu công nghiệp, sân bay và cảng biển, là con
đường huyết mạch để phục vụ xuất khẩu, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Quy mô chính của tuyến có mặt cắt ngang rộng 60m,12 làn xe, năng lực thông
xe vào năm 2020 là trên 42.000 xe/ngày đêm. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng
340 triệu USD do công ty TNHH MTV phát triển GS Sài Gòn - Hàn Quốc làm chủ
14


đầu tư theo hình thức BT (xây dựng và chuyển giao), lần đầu tiên được Chính phủ
cho phép.
Dự án có tổng số hộ dân phải giải tỏa là 3.900 hộ, đến nay chỉ có quận Bình
Thạnh bàn giao 100% mặt bằng cho nhà thầu. Vẫn còn hơn 100 hộ dân chưa di dời
ở 3 quận còn lại, trong đó quận Thủ Đức còn 34 hộ, quận Gò Vấp 65 hộ, quận Tân
Bình 36 hộ.
Phần dự án đi ngang qua hai phường 11 và 13 quận Bình Thạnh, từ cầu Bình
Lợi xuyên qua phường 11 và phường 13, cắt một phần trường tiểu học Phan Văn
Trị, quận Gò Vấp. Hướng tuyến này có thuận lợi là phù hợp với quy hoạch của
quận đã được duyệt và đã công bố cho người dân.

Dưới đây là thông tin của dự án Đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai
ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Bảng 1: Khối lượng một số hạng mục chủ yếu của dự án Tân Sơn Nhất – Bình
Lợi – Vành Đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh

Hạng mục
Khối lượng
Tổng diện tích thu hồi
120.000 m
2
- Diện tích phỉa bồi thường, hỗ trợ
86.551,1 m
2

+ Diện tích đất ở,đất NN xen kẽ khu dân cư
84.726 m
2

+ Diện tích sàn trên rạch
1.825,01 m
2

- Diện tích không tính bồi thường, hỗ trợ
33.448,9 m
2

Tổng số trường hợp bị ảnh hưởng
908
- Hộ dân

898
- Tổ chức
10
- Số trường hợp giải tỏa toàn phần
785
15



Bảng 2: Tổng kinh phí đầu tư của dự án trên địa bàn quận Bình Thạnh

Khoản mục chi phí
Kinh phí (đồng)
- CP bồi thường, hỗ trợ (A)
1.095.843.733.118
+ Cp bồi thường về đất ở, đất nông nghiệp xen kẽ
trong khu dân cư và đất sàn trên rạch
968.962.079.282
+ CP bồi thường tài sản, vật kiến trúc
102.358.593.836
+ Các khoản hỗ trợ khác
24.523.100.000
- Cp phục vụ công tác bồi thường (2%xA)
21.916.874.662
- CP lập dự án bồi thường
5.000.000
- CP thẩm định dự án bồi thường
47.635.000
- Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm (5%xA)
47.359.133.789

- Dự phòng phí (10%xA)
94.718.267.578
Tổng:
1.259.890.685.000


CHƯƠNG II.
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG DỰ ÁN ĐƯỜNG NỐI TÂN SƠN NHẤT -
BÌNH LỢI - VÀNH ĐAI NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH.

I. Những nội dung quy định chủ yếu
1. Nguyên tắc bồi thường về đất
1.1. Người bị Nhà nước thu hồi về đất có đủ điều kiện để được bồi thường về
đất thì được bồi thường, trường hợp không đủ điều kiện bồi thường thì xem xét để
được hỗ trợ theo quy định này.
1.2. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi
thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi
16


thường thì được bồi thường bằng nhà ở (căn hộ chung cư) hoặc bằng giá trị quyền
sử dụng đất phù hợp với thực tế tại thời điểm có quyết định thu hồi đất ở địa
phương; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà,nếu có
chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền,cụ thể như
sau:
1.2.1. Người được sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật
nhưng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo đất nông
nghiệp.
1.2.2. Người được sử dụng đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) theo quy
định pháp luật nhưng tự ý dùng làm đất ở thì chỉ được bồi thường theo đất phi nông

nghiệp (không phải đất ở).
1.3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu đất
nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì
phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền bồi thường để
hoàn trả ngân sách. Nghĩa vụ tài chính gồm tiền sử dụng đất phải nộp, tiền thuê đất
đối với đất do Nhà nước cho thuê, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng các thửa
đất khác của người có đất bị thu hồi (nếu có), tiền thu từ xử phạt vị phạm về đất
đai,phí và lệ phí khi sử dụng đất đai. Trường hợp các khoản nghĩa vụ tài chính về
đất đai phải nộp lớn hơn hoặc bằng tiền bồi thường đất thì số tiền được trừ tối đa
bằng số tiền bồi thường đất.
1.4. Diện tích được bồi thường là diện tích được xác định trên thực địa – thực
tế đo đạc diện tích thu hồi của người sử dụng đất. Trường hợp thu hồi mà diện tích
đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ thì bồi thường theo quy định sau:
1.4.1. Nếu diện tích đo đạc thực tế nhở hơn diện tích ghi trên giấy tờ thì bồi
thường theo diện tích đo đạc thực tế. Trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn
diện tích ghi trên giấy tờ do bị sạt lở do các nguyên nhân khách quan gây ra được
Ủy ban nhân dân phường, xã xác nhận thì được tính hỗ trợ,mức hỗ trợ bằng 50%
đơn giá đất để tính bồi thường tương ứng với mục đích sử dụng của đất bị thu hồi.
17


1.4.2. Nếu diện tích đo đạc thực tế lớn hơn diện tích ghi trên giấy tờ do
việc đo đạc trước đây thiếu chinh xác hoặc do khi đăng kí trước đây người sử dụng
không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định và
không có tranh chấp, không lấn chiếm thì được bồi thường theo diện tích đo đạc
thực tế.
1.4.3. Nếu diện tích đo đạc thực tế lớn hơn diện tích ghi trên giấy tờ và
được Ủy ban nhân dân phường, xã xác nhận là do khai hoang hoặc nhận chuyển
quyền sử dụng của người trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp
thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

1.4.4. Không bồi thường về đất đối với phần diện tích nhiều hơn diện tích
ghi trên giấy tờ mà phần diện tích nhiều hơn là do hành vi lấn chiếm mà có.

2. Các điều kiện để người bị thu hồi đất được bồi thường và các trường
hợp không được bồi thường.
2.1. Các điều kiện để được bồi thường về đất
Người bị nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi
thường:
2.1.1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp.
2.1.2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định về luật đất đai.
2.1.3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân
dân phường xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau
đây:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực thiện chính sách đất đai
của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền được cấp hoặc có tên trong sổ đăng kí ruộng đất, sổ địa chính.
18


- Giấy tờ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với
đất trước ngày 15/10/1993 nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là sử dụng
trước ngày 15/10/1993.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng,cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn
liền với đất.
- Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy
định của pháp luật.

- Giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho
người sử dụng đất.
2.1.4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
quy định như trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên cơ quan có liên quan,
nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện chuyển quyền sử
dụng đất,nay được Ủy ban nhân dân phường xác nhận là đất không có tranh chấp.
2.1.5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối tại khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo này
được Ủy ban nhân dân phường nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn
định, không có tranh chấp.
2.1.6. Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 44 Nghị định
84/2007 (trừ điểm d khoản 1).
2.1.7. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định
của tòa án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
2.1.8. Người đang sử dụng đất tại điều 45 Nghị định 84/2007 (trừ điểm d
khoản 1 và khoản 2).
2.1.9. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã
có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước
19


nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử
dụng.
2.1.10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền,
chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được Ủy ban nhân dân cấp phường xác nhận
là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
2.1.11. Tổ chức được sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã
nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Đất được chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho
việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 46 Nghị định 84/2007.

2.2. Những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường.
2.2.1. Những người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại phần
2.1.
2.2.2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền thu được có nguồn gốc ngân
sách nhà nước; được nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
2.2.3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
khoản 2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 và 12 của Luật đất đai 2003.
2.2.4. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
2.2.5. Đất nông nghiệp sử dụng vào các mục đích công ích của phường.
2.2.6. Người bị nhà nước thu hồi có một trong các điều kiện quy định tại
1.2.1 nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1,2,3,4 và 5 mục
1.2.2 của phương án này.
20


2.2.7. Trường hợp đất đang sử dụng thuộc một trong các trường hợp quy
định tại khoản 4 điều 14 Nghị định số 84/2007 hoặc diện tích đất nông nghiệp vượt
hạn mức giao đất quy định tại Điều 70 của Luật đất đai và khoản 1 điều 69 Nghị
định số 181/2004 nhưng không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thì người sử dụng đất không được bồi thường về đất nhưng được xét hỗ trợ

theo mục đích đang sử dụng như sau.
 Trường hợp sử dụng trước ngày 15/10/1993
- Mục đích sử dụng là đất nông nghiệp thì được xét hỗ trợ bằng 100% giá các
loại đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố quy định và công bố hàng
năm. Diện tích để tính hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế nhưng không quá
2000m2/hộ; phần diện tích còn lại (nếu có) không được xét hỗ trợ.
- Mục đích sử dụng đất là đất ở thì được xét hỗ trợ bằng 30% đơn giá đất ở
được tính bồi thường. Diện tích để tính hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế
nhưng không vượt quá 100m2/hộ; phần diện tích còn lại (nếu có) không được xét
hỗ trợ về đất ở, được tính hỗ trợ theo đất nông nghiệp theo quy định nêu trên.
 Trường hợp sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 22/4/2002
- Mục đích sử dụng là đất nông nghiệp thì được xét hỗ trợ bằng 100% giá các
loại đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố quy định và công bố hàng
năm. Diện tích để tính hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế nhưng không quá
2000m2/hộ; phần diện tích còn lại (nếu có) không được xét hỗ trợ.
- Mục đích sử dụng đất là đất ở thì được xét hỗ trợ bằng 20% đơn giá đất ở
được tính bồi thường. Diện tích để tính hỗ trợ là diện tích đang sử dụng thực tế
nhưng không vượt quá 100m2/hộ; phần diện tích còn lại (nếu có) không được xét
hỗ trợ về đất ở, được tính hỗ trợ theo đất nông nghiệp theo quy định nêu trên.
- Không tính hỗ trợ trong trường hợp mục đích sử dụng mục đích sử dụng đất
phi nông nghiệp không phải là đất ở (đất chuyên dùng).
- Trường hợp sử dụng từ ngày 22/4/2002 trở về sau không được tính hỗ trợ về
đất.
21


2.2.8. Đất do lấn, chiếm và đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm
quyền kể từ ngày 1/7/2004 trở về sau thì người có hành vi lấn chiếm hoặc được
giao đất, thuê đất không đúng thẩm quyền không được bồi thường về đất khi thu
hồi đất.


II. Bồi thường, hỗ trợ về đất ở và đất phi nông nghiệp
Đơn giá đất ở và đất phi nông nghiệp để tính bồi thường, hỗ trợ đã được UBND
thành phố phê duyệt tại công văn số 1019/UBND-ĐTMT ngày 15/02/2008 về việc
thẩm định đơn giá bồi thường dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài như
sau:

Bảng 3: Đơn giá đất ở và đất phi nông nghiệp để tính bồi thường cho dự án Đường
nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trên địa bàn quận Bình Thạnh

STT
VỊ TRÍ
ĐƠN GIÁ ĐẤT
Ở ĐỂ TÍNH
BT,HT
ĐƠN GIÁ ĐẤT
PNN ĐỂ TÍNH
BTHT
1
(2)
(3)
(4)=60%x(3)
Phường 11 quận Bình Thạnh
1
Đường Phan Văn Trị (đoạn từ ngã 3 Trần Quý Cáp đến giáp ranh Gò
Vấp)

Mặt tiền đường
25.900.000
15.540.000


Hẻm cấp 1, rộng trên 5m, gồm:
- Hẻm 346: từ giáp căn nhà số
346 đến giáp ranh địa giới
phường 11 và 13
- Hẻm 354: từ giáp ranh căn nhà
số 354 đến cuối hẻm
16.835.000
10.101.000
22



Hẻm cấp 1, rộng từ 3-5m, gồm:
- Hẻm 348: từ giáp căn nhà số
348 đến cuối hẻm

15.540.000
9.324.000

Hẻm cấp 1, rộng dưới 3m, gồm:
- Hẻm 352: từ giáp ranh căn nhà
số 352 đến cuối hẻm
14.425.000
8.655.000

Các cấp hẻm còn lại, gồm:
- Hẻm của các hẻm 346, 348,
352, 354
12.173.000

7.303.800
Phường 13 quận Bình Thạnh
1
Đường Phan Văn Trị (đoạn từ ngã ba Trần Quý Cáp đến giáp ranh Gò
Vấp)


Các cấp hẻm còn lại, gồm:
- Hẻm 346: từ ranh giới giữa
phường 11 và phường 13 đến
giáp rạch Lăng
12.173.000
7.303.800
2
Đường Nơ Trang Long (đoạn từ cầu Băng Ky đến đường Bình Lợi)

Mặt tiền đường
29.730.000
17.838.000

Hẻm cấp 1, rộng từ 3-5m, gồm:
- Hẻm 445: từ giáp căn nhà số
445 đến giáp hẻm 511 và đường
Nguyễn Xí
- Hẻm 511: từ giáp căn nhà 511
đến giáp hẻm 445
- Hẻm 528: Từ giáp căn nhà số
528 đến giáp đất quốc phòng
17.840.000
10.704.000

23


- Hẻm 536: từ giáp căn nhà số
531 đến cuối hẻm

Hẻm cấp 1, rộng dưới 3m, gồm:
- Hẻm 531: từ giáp ranh căn nhà
số 531 đến cuối hẻm
16.350.000
9.810.000

Các cấp hẻm còn lại,gồm:
- Hẻm của các hẻm 445,511,528
14.870.000
8.922.000
3
Đường Nguyễn Xí (đoạn từ Nơ Trang Long đến giáp đường ray xe lửa)

Mặt tiền đường
22.300.000
13.380.000

Hẻm cấp 1, rộng từ 3-5m, gồm:
- Hẻm 295/18B: từ giáp căn nhà
số 295/18B đến cuối hẻm
13.490.000
8.094.000

Các cấp hẻm còn lại, gồm:

- Hẻm của các hẻm trên đường
Nguyễn Xí (đoạn từ Nơ Trang
Long đến giáp đường ray xe
lửa)
12.260.000
7.356.000

Nhận xét:
Bảng giá đất đền bù đã được nghiệm thu từ cơ quan kiểm toán do đó đã sát với
giá thị trường, đảm bảo tính khách quan theo luật ban hành.

III. Bồi thường, hỗ trợ về nhà ở và vật chất kiến trúc khác
Đơn giá xây dựng để tính bồi thường được áp dụng theo đơn giá xây dựng mới
của nhà, công trình (suất vốn đầu tư) do UBND thành phố ban hành tại Quyết định
số 12/2008/QĐ-UBND ngày 20/08/2008 về ban hành biểu giá chuẩn về suất vốn
đầu tư phần xây dựng công trình trên địa bàn thành phố và Quyết định số
24


64/2008/QĐ-UBND ngày 31/07/2008 của UBND thành phố về điều chỉnh, bổ sung
một số nội dung tại Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND. (Xem phụ lục)

IV. Bồi thường tài sản khác
1. Về hệ thống điện, điện thoại, đồng hồ nước, cáp truyền hình…
1.1. Nhà có hệ thống điện thoại, đồng hồ nước, đồng hồ điện, cáp truyền
hình, Internet (thuê bao), giếng nước được bồi thường như sau:
1.2. Điện thoại (thuê bao): bồi thường theo mức giá lắp đặt mới do đơn vị
cung cấp dịch vụ thông báo hoặc chi phí di dời do đơn vị cung cấp dịch vụ thực
hiện.
1.3. Các loại điện kế chính một pha và ba pha: bồi thường theo Bảng chiết

tính của các điện lực khu vực; điện kế phụ (tự câu lại): chủ sử dụng tự thu hồi,
không tính bồi thường, không tính hỗ trợ.
1.4. Đồng hồ nước (thuê bao): bồi thường theo mức giálắp đặt mới hoặc
chi phí di dời do đơn vị quản lý cấp nước thực hiện; đồng hồ nước phụ (tự câu lại):
chủ sử dụng tự thu hồi, không tính bồi thường, không tính hỗ trợ.
1.5. Cáp truyền hình, Internet: bồi thường theo mức giá lắp đặt mới hoặc
chi phí di dời do cơ quan cung cấp dịch vụ thực hiện.
1.6. Giếng nước khoan, giếng nước đào thủ công: bồi thường theo chi phí
thực tế tại địa phương.

2. Bồi thường chi phí bốc mộ và hỗ trợ chi phí cải táng.
Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí vềđất
đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực
tiếp, cụ thể như sau:
2.1. Chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại mộ:
- Mộ đất : 3.000.000 đồng/mộ;
- Mộ xây thường, đá ong : 4.000.000 đồng/mộ;
- Mộ xây bán kiên cố : 6.000.000 đồng/mộ;
25


- Mộ xây kiên cố : 8.000.000 đồng/mộ;
- Mộ cốt cải táng : 2.000.000 đồng/mộ
2.2. Hỗ trợ chi phí cải táng:
- Đối với mộ chôn phân tán trong đất khuôn viên củahộ gia đình hoặc trên
đất do Nhà nước trực tiếp quản lý, thì phần diện tích đất có mộ tính giá bồi thường
theo nguồn gốc pháp lý của đất đang sử dụng và được hỗ trợ thêm chi phí cải táng
là 3.000.000 đồng/mộ;
- Đối với mộ chôn tập trung trong nghĩa địa của dòng họ, gia tộc thì tính
bồi thường theo giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và được hỗ trợ thêm

chi phí cải táng là 3.000.000 đồng/mộ;
- Đất mộ trong khu vực nghĩa trang, nghĩa địa hiện hữu của Nhà nước, chỉ
tính hỗ trợ chi phí cải táng là 3.000.000 đồng/mộ (không tính bồi thường về đất cho
người có mộ).

V. Các khoản hỗ trợ khác
Các hộ gia đình bị thu hồi đất, ngoài mức bồi thường, hỗ trợ về nhà, đất sẽ được
hưởng các chính sách hỗ trợ tại chương IV của quy định kèm theo Quyết định số
17/2008, cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ di chuyển
Đối với hộ dân cư: Trường hợp di chuyển trong thành phố 3.000.000 đồng/hộ.
Riêng nhà cấp 4, nhà tạm 2.000.000 đồng/hộ. Trường hợp di chuyển sang tỉnh,
thành phố khác mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/hộ
Trường hợp phải tháo dỡ, di dời toàn bộ nhà nhưng không bị thu hồi toàn bộ đất,
có đủ điều kiện để xây dựng lại nhà tại nơi cũ trênphần diện tích đất còn lại thì
được tính hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di dời bằng 50% mức hỗtrợ của trường hợp phải
di dời đến nơi khác.đối với cơ quan, đơn vị và tổ chức khác: hỗ trợ theo khối
lượng và chi phí thực tế di chuyển, do Hội đồng Bồi thường của dự ánxem xét, xác
định mức hỗ trợ cụ thể cho từng trường hợp. Trường hợp có khó khăn thì được

×