Tìm hiểu bài TAM ĐẠI CON GÀ NHƯNG
NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
I.Tìm hiểu chung
- Thể loại: truyện cười có 2 loại chính
+ Truyện khôi hài: nhằm mục đích giải trí, mua vui ít nhiều có tính giáo dục.
+ Truyện trào phúng: phê phán những kẻ thuộc giai cấp quan lại bóc lột ( trào
phúng thù), phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân (trào phúng bạn).
II- Đọc - hiểu
Truyện cười rất ít nhân vật.
+ Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếu của tiếng cười.
+ Truyện cười ko kể về số phận, cuộc đời nhân vật như truyện cổ tích.
+ Mọi chi tiết trong truyện đều hướng về tình huống gây cười.
1. Cái cười:
* Nhân vật: là anh học trò dốt hay nói chữ, hay khoe khoang và rất liều lĩnh .
Cái cười thể hiện nhiều lần:
- Lần thứ nhất: chữ kê thầy không nhận ra mặt chữ. Học trò hỏi gấp, thầy nói
liều “Dủ dỉ là con dù dì” => cái dốt đã được định lượng. Vừa dốt kiến thức sách vở,
vừa dốt kiến thức thực tế.
- Lần thứ 2: cười vì sự giấu dốt và sĩ diện hão của anh học trò làm thầy dạy
học; dùng láu cá vặt để gỡ bí, đó là cách giấu dốt
- Lần thứ 3: thầy tìm đến thổ công cái dốt ngửa ra cả ba đài âm dương.
=> Cái dốt được khuếch đại lên và được nâng lên.
- Lần 4: chạm trán chủ nhà; thói giấu dốt bị lật tẩy.
* Nhân vật chính- viên lí trưởng xử kiện
- Giới thiệu sự việc một cách ngắn gọn: viên lí trưởng “…nổi tiếng xử kiện
giỏi”.
- Cải, Ngô đánh nhau rồi mang nhau kiện.
+ Cải sợ kém thế lót trước thầy lí năm đồng.
+ Ngô biện chè lá mười đồng (gấp đôi Cải).
=> Kết quả xử kiện Ngô thắng Cải thua.
- Cái cười còn được miêu tả đầy kịch tính qua cử chỉ và hành động gây cười.
- Cử chỉ:
+ “Cải vội xoè năm ngón tay ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm”, muốn nhắc thầy
lí số tiền anh ta “lót” trước.
=> Giống nhân vật kịch câm ( lấy cử chỉ hành động thay cho lời nói).
+ “Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt”, cái phải đã bị
cái khác úp lên che lấp mất rồi, ai nhiều tiền thì sẽ thắng.
- Hình thức nghệ thuật chơi chữ để gây cười.
+ “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày”.
- Từ ngữ mang nhiều nét nghĩa:
+ Lẽ phải, chỉ cái đúng đối lập với cái sai, lẽ trái.
+ Là điều bắt buộc cần phải có.
=> Lời thầy lí lập lờ cả hai nghĩa ấy
2. Ý nghĩa của cái cười:
- Phê phán, tố cáo bộ mặt thực con người trong xã hội phong kiến, mang tính
hóm hỉnh, sâu sắc và mang đậm bản chất dân gian.
- Đánh giá hạng "thầy" trong xã hội phong kiến suy tàn => thầy đồ dạy chữ.
- Nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ hôm nay cũng mắc bệnh hay khoe chữ nghĩa
nhưng thực chất chỉ là "thùng rỗng kêu to".
- Tiếng cười vui cửa vui nhà, vui anh vui em, tiếng cười động viên nhau…
trong cuộc sống. - Trong mọi hoàn cảnh "làm người" cần có sự trong sáng, minh bạch.
- Giải trí gây cười và giáo dục con người về luân lí, xã hội.
II. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Phê phán những thói hư tật xấu, sự ích kỉ nhỏ nhen, tính khoe mẽ,… của con
người trong cuộc sống xã hội.
- Cần biết và sửa chữa đúng lúc sự thiếu sót để có thể tự hoàn thiện mình trong
cuộc sống. Đồng thời phải tự nâng cao hiểu biết vốn sống, vốn văn hoá.
2. Nghệ thuật:
- Truyện ít nhân vật, bố cục chặt chẽ, ngắn gọn hấp dẫn người đọc, người nghe.
- Xây dựng và tạo tình huống truyện đặc sắc quan những mâu thuẫn kịch.