Hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc của anh ( chị ) về tình
cảm gia đình hoặc tình bạn
Như một tín hiệu không rõ ràng cụ thể, thoắt thu sang, những hàng cây ven
đường rùng mình đổi áo mới: Những chiếc là vàng thấm đãm hương vị ngọt ngào se
lạnh của mùa thu lác đác bay. Mỗi lần, nhìn chiếc lá lìa cành chu du cùng cơn gió heo
may, tôi lại nhớ đến ông nội. Những chuổi kỷ niệm về ông như theo cái sắc vàng giòn
tan của mùa thu ùa về trong tâm trí, khiến tôi không khỏi bồi hồi.
Ông tôi là một người mà tôi rất mực yêu mến và kính yêu. Thủa nhỏ, tôi hường
hay tưởng tượng ông như một cây đại thụ: Cái dáng ông cao lớn, bàn tay to bè, làn da
ngăm đen, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt trên
khuôn mặt có phần hơi khắc khổ vì gió sương cuộc đời. Ông tôi đặc biệt yêu thích
cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời
này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Hồi bé, tôi chỉ thích về quê nội chơi, ăn no nên quả
thơm trái ngọt, hay lừa lừ lúc ông không để ý mà vặt trộm bông hóa hiếm hoi của cây
hoa cảnh, làm ông tiếc ngẩn ngơ.
Ông có thói quen ra vườn và nghe cây. Ông cứ đứng đó, giữa vườn cây, nhắm
mắt, nghe cái âm thành xào xạc, ngửi mùi đất hăng nồng, mùi nhựa cây chan chát.
Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn caay, ông dạy tôi cách lắng nghe: Tiếng chim hót,
tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên những bản nhạc yên bình thôn dã.
Không chỉ nghe, tôi còn cảm nhận nhiều hơn nữa từ thiên nhiên: Cái mát lành của gió
mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da, mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa
hè vội vã… Ông tôi gọi cái giây phút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận
sự sống”.
Người già thường luôn có linh cảm về những giây phút cuối cùng của đời
người. Một chiều, ông dần tôi ra vườn. Ông chỉ những chiếc alf vàng bay bay, nói “Đó
là ông.” Ông chỉ những chiếc lá xanh non mỡ mang vẫn con trên cây “Đó là cháu”.
Tôi hỏi tại sao. “Bởi một chiếc là bao giờ cũng phải tuân theo quy luật của tự nhiên.
Muốn co lá xanh, lá vàng phải rụng. Lá xanh góp cái tươi non cho đời, rồi lại trở
thành lá vàng. Con người cũng thế, hãy sống hết mình khi cháu hãy còn xanh, cháu
nhé!” Thưở ấy tôi còn bé quá, chưa hiểu triết lỹ gì sâu xa, chỉ thấy đôi mắt ông buồn
buồn, cảnh vật dường như cũng ảo não theo. Những chiếc lá không còn cháy lên sắc
vàng mật ngọt, chỉ còn một màu héo úa lặng lẽ bay.
Tôi rời xa ông, thoe bố mẹ ra thành phố. Chuyện học hành, thi cử cuốn tôi đi,
khiến cho những phút “cảm nhận sự sống” kia dường như xa lắm. Mọi thứ sang trọng,
tiện nghi của cuộc sống thay thế cho cái dân dã, yên bình của thôn quê. Tôi quên ông
như quên đi vườn cây, quên đi lá vàng…. Chiều chiều, khi những cánh chim bay về tổ
ấm, những áng mây tìm chỗ trú ngụ bình yên nơi cuối trời, ông lặng lẽ thổi cơm. Lùa
trệu trạo vào cái rau, con cá cho qua bữa, ông hay thẫn thờ nhìn ảnh bà tôi, thắp vài
nén hương “Bà trên trời có linh phù hộ cho chúng nó làm ăn phát đạt, con cháu hay ăn
chóng lớn”. Đắp chiếc chăn mỏng, tấm lưng to bè của ông rùng mình theo từng cơn
gió lùa qua cửa sổ. “Đông về rồi đấy”, ông lẩm nhẩm, và trong căn nhà lạnh lẽo này,
mùa đông cũng dài hơn.
Gia đình tôi có hiềm khích. Các chú dì đòi bán khu vườn của ông, lấy tiền đi
làm kinh tế. Ông giận dữ “Khu vườn này của mẹ chúng mày, không được bán”
Nhưng, chuyện người lớn, tôi cũng không thể tham gia, và dần dần quên đi.
Vì lo lắng cho việc này, sức khỏe của ông giảm sút rõ rệt. Tôi đến thăm ông,
nhắc ông giữa gìn sức khỏe rồi lại vội vàng đi ngay. Khu vườn vaanx xào xạc như
nuối tiếc vẫy chào tôi. Để ý thấy, từ khi ông ngã bệnh, khu vườn thiếu bàn tay ông
chăm sóc, xơ xác đi. Lá vàng rụng nhiều hơn, như đời người sắp tàn.
Nhẹ nhàng và thanh thản, ông tôi ra đi, như chiếc lá lìa cành. Ngày đưa tang
ông, trời mưa nhẹ. Tôi tưởng tượng ra rằng, vào những giây phút cuối, ông nghĩ đến
hình ảnh một khu vườn xanh mướt ngập tiếng chim, tiếng cưởi trong trẻo của tôi, nụ
cười hiền hâu của bà. Tôi bỗng tahays hụt hẫng quá, từ trước đến giớ, dường như tôi
đã quên mất cái gì quan trọng lắm. Để bây giwof, khi ông ra đi, tôi mới thấy mất amts
vô cùng, không có gì cứu vãn nổi. Nước mắt tôi cứ tự trò ra từ lúc nào không hay.
Nhưng, chạy ra vườn, những đám lá vẫn xào xạc như vỗ về, ánh nắng, tiếng chim , lá
cây … vẫn hiền hòa như thưở bé, tất cả như bao dung tha thứu. VÀ đâu đó, trên vòm
cây cao kia, dường như vẫn còn vương nụ cười hiền hậu của ông dành cho tôi, Tôi bất
chợt thấy nhẹ nhõm, và bao phút giấy “Cảm nhận sự sống” xưa vẫn còn nguyên vẹn
ùa về.
Đời người như chiếc lá. Thà huy hoàng chợt tắt còn hơn le lói trăm năm, như
một thi sĩ nào đã nói. Trời thu xanh ngắt, lồng lộng. Biết đâu, ở trên cao kia, ông vẫn
đang dõi theo tôi, mỉm cười
Đã có lần em mắc lỗi. Em hãy kể lại lỗi lầm đó
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn
hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói
mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến
người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người
đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ
hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu
thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói
rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy
tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi
được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ
bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ
như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí
nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"?
Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài
được nên viết không kịp” Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài!
“Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là
xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ
tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm
điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít
cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ.
Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa
nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ
sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà
thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy,
tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn
sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một
túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi
lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm:
"Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi
xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm,
rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh
răng rửa mặt xong, đi ra và chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ,
mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn
thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời
xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ.
Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra
được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn
vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".