ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH KHÁNH HÒA
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH
Nghiên cứu xu hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2010 đến 2020
Cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Xuân Bá
Hà Nội, tháng 7 năm 2010
2
Danh sách các thành viên:
1. TS. Trần Kim Chung (thư ký đề tài)
2. ThS. Nguyễn Thị Huy
3. ThS. Nguyễn Kim Anh
4. ThS. Đinh Trọng Thắng
5. ThS. Phạm Thiên Hoàng
6. ThS. Trần Toàn Thắng
7. ThS. Nguyễn Hữu Thọ
8. ThS. Tạ Minh Thảo
9. ThS. Hồ Công Hòa
10.CN. Bế Thu Trang
11. ThS. Đinh Xuân Nghiêm
12.CN. Trần Ngọc Xuân
13.CN. Lê Văn Hoa
14.ThS. Văn Công Minh
15.CN. Lê Quang Vinh
16.CN. Nguyễn Hữu Nghị
1
17. CN. Phùng Văn Hoàng
2
Mục lục
Danh mục các bảng 5
Danh mục các hình 5
Đặt vấn đề 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
2.1. Ngoài nước 7
2.2. Trong nước 7
3. Mục tiêu nghiên cứu 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4.1. Đối tượng nghiên cứu 9
4.2. Phạm vi nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài 10
6. Kết cấu của đề tài 12
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
1.1.1. Cơ cấu kinh tế 13
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế 14
1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh 21
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước 23
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước giai đoạn 2000-2009 27
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số địa phương 33
1.3. Những bài học kinh nghiệm 44
1.3.1. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc 44
1.3.2. Bài học từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước 45
1.3.3. Bài học từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu từ Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng
Ninh và Quảng Nam 46
Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2010 49
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2010 49
2.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa 49
2.1.2. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa 2000-2010: những
thành tựu chủ yếu 53
2.1.3. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 58
2.2. Thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2010 62
2.2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành có bước chuyển dịch đúng hướng 62
2.2.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần phát triển theo hướng tăng tỷ trọng thành phần
kinh tế ngoài nhà nước 65
2.2.3. Ba vùng kinh tế trọng điểm đã được chú trọng để tạo động lực tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh 67
2.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khánh Hòa giai
đoạn 2000-2010 69
2.3.1. Nguồn lực lao động đã được huy động nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế 69
2.3.2. Đầu tư đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng chưa đúng tầm 73
3
2.3.3. Những yếu tố khác (trong đó có quản lý nhà nước) đã có tiến bộ nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế 77
Chương 3: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 đến 2020
82
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế giai đoạn 2010-2020 82
3.1.1. Bối cảnh quốc tế đối với Việt Nam nói chung 82
3.1.2. Triển vọng của Khánh Hòa giai đoạn 2010-2020 86
3.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa 94
3.2.1. Quan điểm, định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khánh Hòa giai đoạn
2010-2020 95
3.2.2. Các kịch bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khánh Hòa đến 2020 95
3.2.3. Căn cứ lựa chọn kịch bản 106
3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 - 2020
108
3.4.1. Giải pháp chung 108
3.4.2. Một số giải pháp cụ thể 118
3.4.3. Tổ chức thực hiện 120
3.4.4. Một số đề xuất với Trung ương 123
Kết luận 124
Tài liệu tham khảo 126
Phụ lục 129
Phụ lục 1. Các bước tính toán đánh giá tác động của các nguồn lực đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế 129
Phụ lục 2. Phương pháp dự báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 133
Phụ lục 3. GDP tỉnh Khánh Hòa chia theo ngành cấp 1 (%) 135
4
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước 54
Bảng 2.2: Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010: 57
Bảng 2.3: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009 của Khánh Hòa và một số
tỉnh, thành phố 59
Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa (%) 62
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp và nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2000 -2010 63
Bảng 2.6: Dịch vụ, du lịch giai đoạn 2000-2010 64
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động phân theo ngành 70
Bảng 2.8: Tác động của lao động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2008 72
Bảng 2.9: Tác động của vốn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2008 77
Bảng 2.10: Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa qua các năm 2005-2009 78
Bảng 2.11: Tác động của TFP đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2008 80
Bảng 3.1: Kết quả kịch bản 1 97
Bảng 3.2: Kết quả kịch bản 2 101
Bảng 3.3: Kết quả kịch bản 3 104
Danh mục các hình
Hình 1.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành của Trung Quốc
thời kỳ 1970-2000 (%, giá hiện hành) 24
Hình 1.2. Cơ cấu kinh tế ngành từ năm 2000 đến năm 2009 28
Hình 2.1. Đóng góp của các nguồn lực vào tăng trưởng GDP của Khánh Hòa từ 2006-2008
58
Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế (%) 66
Hình 2.3. Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2009 (%) 74
Hình 2.4. Vốn đầu tư xã hội chia theo ngành kinh tế (%) 75
5
Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu trong
phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Từ năm 2000
đến năm 2009, cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đã chuyển dịch theo hướng
tích cực, đó là tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản
phẩm của tỉnh giảm từ 26,9% xuống 15,%; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây
dựng và dịch vụ-du lịch tăng tương ứng từ 35,3% và 37,8% lên 41,7% và
43,3% (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa). Tuy nhiên, chất lượng phát
triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa còn yếu kém; tăng
trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố chiều rộng, hay nói cách khác là dựa
vào những ngành, những sản phẩm truyền thống, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn
và lao động. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa khai thác hết tiềm năng
phát triển ngành công nghiệp, du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Cơ cấu thành
phần kinh tế cũng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Cơ cấu
đầu tư chưa hướng mạnh vào chiều sâu. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiếu
đồng bộ Do đó, yêu cầu về đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều
sâu, đồng thời đưa Khánh Hòa phát triển ở tầm cao hơn trở thành yêu cầu cấp
bách.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố tác động đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên
cứu đó tập trung chủ yếu trên bình diện cả nước, chưa có nhiều nghiên cứu xem
xét đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở cấp tỉnh, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa. Hơn nữa, trong bối cảnh hội
nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, có nhiều yếu tố tác động
đến những điểm mạnh của Khánh Hòa như du lịch, kinh tế biển, cảng trung
chuyển Nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế của Khánh Hòa giai đoạn
2010 đến 2020 cũng như các giải pháp thực hiện định hướng này phải dựa vào
năng lực nội tại của tỉnh cũng như các yếu tố tác động bên ngoài (vùng, cả
nước và quốc tế), từ đó giúp tỉnh đưa ra các quyết sách đúng đắn.
6
Vì vậy, việc nghiên cứu định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khánh
Hòa là một mục tiêu nghiên cứu không phải chỉ của bản thân Khánh Hòa mà
còn là của cả vùng duyên hải miền Trung và của cả nước.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Ngoài nước
Đối với các nghiên cứu trên thế giới, việc xem xét chuyển dịch cơ cấu đã
được đặt ra từ lâu về cơ cấu các ngành kinh tế (điển hình là nghiên cứu của
Lewis năm 1954). Những năm gần đây, cùng với việc các nước Đông Âu và
Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS - SNG) chuyển sang nền kinh tế thị
trường, các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu thành phần cũng đã được nghiên
cứu (thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu từ thành phần kinh tế nhà nước
sang các thành phần kinh tế khác, Barbone et al. 1996; Hay J.R. et al., 1996 ),
nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu vùng (Soltwedel Rudiger, 2003 và Yanrui Wu,
2002). Việc nghiên cứu các chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động của vốn
(Feldstein, M. and Horioka, C., 1980), và năng suất tổng hợp các yếu tố cũng
đang được đặt ra trong bối cảnh các nước Đông Á bị khủng hoảng và tiến trình
hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ (Pacicfic Economic Cooperation Council,
2000, trích dẫn theo Trần Kim Chung, 2004).
2.2. Trong nước
Cho đến nay, tại Việt Nam, các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu tập
trung vào ba khía cạnh, chuyển dịch cơ cấu ngành (Nguyễn Xuân Thu, 2000;
Lưu Bích Hồ và các đồng nghiệp, 2003; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2000, 2002;
Bùi Tất Thắng và các đồng nghiệp, 2006), cơ cấu thành phần (Vũ Đình Bách
và các tác giả khác, 2000; Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 1996;
Lương Xuân Quỳ, 2002 ), cơ cấu vùng (Nguyễn Bá Ân, 2000; Lưu Bích Hồ
và các đồng nghiệp, 2003 ). Xem xét tác động của vốn đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2000, 2002), tác động của nguồn lực lao động
đến đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nguyễn Đăng Thảo, 2001; Nguyễn Hoàng
Thụy, 2003, Trần Thị Bích Hạnh, 2003 và Phạm Thế Tri, 2003) cũng như tác
động của năng suất đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế (Trần Kim
Chung và các đồng nghiệp, 2002) hay tác động của các nguồn lực đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế (Trần Kim Chung, 2004).
7
Xét về các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu gồm có bốn yếu tố cơ
bản. Một là, yếu tố thị trường. Dưới tác động của yếu tố thị trường, nguồn lực
sẽ được phân bổ đến những bộ phận hoạt động có hiệu quả nhất. Đồng thời, nó
sẽ điều chỉnh sản phẩm, đầu ra của các bộ phận sao cho phù hợp nhất. Qua đó,
nó điều chỉnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hai là, tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho ra đời một sản phẩm, một ngành
hàng, một bộ phận trong nền kinh tế, và cùng với nó là sự mất đi của những bộ
phận khác, đương nhiên, dẫn đến tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ba
là, các nguồn lực và lợi thế của nền kinh tế. Với mỗi một quốc gia, một vùng,
một lãnh thổ, một ngành hàng, muốn tăng trưởng hay giảm sút phải dựa vào
thực tế nguồn lực của mình. Trong các bối cảnh kinh tế khác nhau, các nhu cầu
và sự đáp ứng các nhu cầu sẽ khác nhau. Qua đó, tác động đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Bốn là môi trường thể chế. Yếu tố xã hội, chính sách có những vai
trò tác động to lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc chọn lựa chiến lược
hướng nội hay hướng ngoại, việc lựa chọn phát triển độc tôn một ngành hàng,
hay một thành phần sẽ có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
(Nguyễn Đình Phan, 1999).
Để đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
ngành vào tăng trưởng năng suất ở Việt Nam, Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị
Tuệ Anh (2008) đã sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng. Đây
là phương pháp đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu ở nước ngoài nhằm
phân tích đóng góp của tăng trưởng năng suất lao động ngành và của cấu phần
chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng năng suất lao động tổng thể nền kinh tế
hoặc của từng ngành. Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ năm 1991 đến 2006
cho 20 phân ngành kinh tế cấp hai trên bình diện cả nước. Dựa vào phân tích
định lượng đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành vào
tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam, các tác giả đã đưa ra một số kiến
nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công
nghiệp hóa.
Trong bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa
đến năm 2020 (Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2006) đã đánh giá thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1995 đến năm 2005 và dự báo đến năm
2020. Phương pháp tiếp cận của dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh
Hòa dựa vào các phương án tăng trưởng theo mục tiêu. Phương pháp này xuất
8
phát từ quan điểm phát triển và nâng dần vị trí, vai trò của Khánh Hòa đối với
cả nước nói chung và vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói riêng; đặt phát triển
của Khánh Hòa trong tổng thể phát triển chung của cả nước đồng thời xem xét
đến các khả năng phát triển của Khánh Hòa.
Trong bối cảnh hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian
tới, có nhiều yếu tố tác động đến những điểm mạnh của Khánh Hòa như phát
triển công nghiệp, du lịch, kinh tế biển, cảng trung chuyển Bên cạnh đó, cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của cả nước
nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Do đó, yêu cầu về đẩy nhanh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trước mắt, đồng thời đưa
Khánh Hòa phát triển ở tầm cao hơn trở thành yêu cầu cấp bách.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2000-2010. Trên cơ sở đó, dự báo xu hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2020.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và
vùng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2010;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Khánh Hòa;
- Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2010-2020;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Khánh Hòa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung xét trên bình diện tổng thể. Một là cơ cấu
ngành: nông nghiệp (theo nghĩa rộng), công nghiệp và dịch vụ. Hai là cơ cấu
thành phần: nhà nước, dân doanh trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Do
9
hạn chế về mặt số liệu nên cơ cấu vùng kinh tế ít được đề cập trong nghiên cứu
này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
(1) Về mặt không gian: Tỉnh Khánh Hòa
(2) Về mặt thời gian: Thời gian đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ năm 2000 đến năm 2010; thời kỳ dự báo xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và các giải pháp từ năm 2010 đến năm 2020.
(3) Về mặt nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích cơ cấu kinh tế
Khánh Hòa những năm 2000-2010 và định hướng cơ cấu kinh tế 2010-2020
cùng những giải pháp để đạt được cơ cấu kinh tế đó. Do nguồn số liệu hạn chế
nên đề tài tập trung nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo ngành và thành phần kinh
tế. Trong cơ cấu ngành kinh tế, đề tài tập trung vào ba ngành lớn: công nghiệp,
dịch vụ và nông nghiệp (theo nghĩa rộng).
5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
(1) Phương pháp tổng quan, nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu bàn giấy
về những vấn đề cơ bản liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
(2) Khảo cứu thực tiễn để nắm bắt thực trạng tình hình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
(3) Phương pháp phân tích định tính và phân tích thống kê mô tả qua sử
dụng chuỗi số liệu thống kê, so sánh; phương pháp phân tích SWOT (điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức);
(4) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Đề tài triển khai lấy ý kiến
chuyên gia của các cơ quan hữu quan của Trung ương và Khánh Hòa trong
phân tích đánh giá các vấn đề liên quan đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; tiềm năng, triển vọng của Khánh Hòa;
(5) Phương pháp sử dụng các phân tích định lượng: được áp dụng ở phần
đánh giá tác động của các nguồn lực đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh
10
tế và phần dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020,
trong đó:
(i) Đánh giá tác động của các nguồn lực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Khánh Hòa:
Phương pháp đánh giá tác động của các nguồn lực đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế được sử dụng phương pháp gồm 2 bước được trình bày tại Phụ lục
1. Việc xem xét tác động của các yếu tố nguồn lực tới chuyển dịch cơ cấu kinh
tế là một bài toán khá phức tạp, không đơn thuần dựa trên tác động của nguồn
lực địa phương. Nghiên cứu này bước đầu kết hợp giữa phương pháp phân tích
truyền thống (sử dụng hàm sản xuất để xác định tăng trưởng và từ đó xem xét
tới cơ cấu) kết hợp với phương pháp kinh tế lượng không gian - dựa trên việc
xem xét tương tác giữa các địa phương trong tốc độ tăng trưởng của một vùng
cụ thể - để tính toán tác động của 3 yếu tố cơ bản (lao động, vốn và năng suất
các yếu tố tổng hợp - TFP) tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh hòa.
(ii) Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa
đến năm 2020:
Trong thực tế, có nhiều cách khác nhau để dự báo tăng trưởng. Cách cơ
bản nhất thường dùng là dựa trên hàm sản xuất. Với chuỗi số liệu theo thời
gian, hàm sản xuất có thể được ước lượng, các điểm dự báo được tính toán dựa
trên các tham số. Điểm yếu của phương pháp dự báo theo tham số là cần một
chuỗi thời gian đủ dài (ít nhất 20 năm để tăng được độ tin cậy của các kết quả
dự báo. Một cách khác cũng thường được áp dụng khi dự báo đó là dựa trên
phương pháp phi tham số. Theo đó, nền kinh tế được mô hình hóa thành hệ các
phương trình khác nhau. Tăng trưởng được tính toán dựa trên việc thay đổi của
các biến độc lập trong mô hình. Ví dụ điển hình của loại dự báo này là mô hình
cân bằng tổng thể với hàng loạt các phương trình khác nhau mô hình hóa mối
quan hệ phức tạp giữa các ngành cũng như mối quan hệ giữa nguồn lực và tăng
trưởng. Một hạn chế quan trọng của mô hình kiểu này là đòi hỏi số liệu phức
tạp và chi tiết ở mức độ cao mà ít địa phương nào có thể cung cấp đầy đủ.
Nghiên cứu này dựa trên cách tiếp cận thứ hai kể trên-phương pháp phi
tham số-tuy nhiên do hạn chế về nguồn số liệu chúng tôi đã giản lược đi rất
nhiều. Điều này có nghĩa là mô hình dự báo sẽ không thể bao hàm được các
quan hệ phức tạp của tăng trưởng GDP. Cũng khác với các báo cáo khác sử
11
dụng hàm tăng trưởng từ phía cầu (GDP=f(Chi tiêu, đầu tư, xuất nhập khẩu)),
hàm sản xuất trong báo cáo này được xây dựng từ phía cung nhằm thể hiện
được quan hệ dài hạn về lao động và đầu tư tới tăng trưởng hơn là quan hệ
ngắn hạn trong cách tiếp cận từ phía cầu (được trình bày trong Phụ lục 2).
Thực tế việc xác định các biến ngoại sinh kể trên có thể đặt ra nhiều câu
hỏi về mặt lý thuyết, ví dụ cầu về lao động là một hàm của tăng trưởng, hoặc
tương tự như thế tăng trưởng của một năm (ví dụ 2015) phụ thuộc vào tăng
trưởng của năm trước đó. Hoặc ngược lại đầu tư của năm 2020 có thể lại phụ
thuộc vào tăng trưởng của năm 2015 hoặc các năm liền kề… Trong khuôn khổ
của nghiên cứu này có nhiều giới hạn về nguồn lực, đặc biệt do hạn chế về số
liệu theo chuỗi thời gian mà nghiên cứu này tiếp cận một cách đơn giản nhất,
với giả định các biến ở phụ lục 2 là ngoại sinh.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề tài có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2000-2010
Chương 3: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2010 đến 2020
12
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm
cơ cấu kinh tế (Nguyễn Xuân Thu, 1998). Dưới góc độ triết học, khái niệm cơ
cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối liên hệ giữa các
bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp
những mối liên hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất
định. Cơ cấu kinh tế được nêu với khái niệm là: “tổng thể các ngành, lĩnh vực,
bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ
tương đối ổn định hợp thành” (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
2002). Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu
phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu cơ
cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố của nền kinh tế quốc
dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng
và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể,
chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này, cơ
cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã
hội. Một cách tiếp cận khác thì cho rằng: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ
là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với
nhau trong những thời gian và không gian nhất định, trong những điều kiện
kinh tế xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về
số lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Vấn đề thứ nhất, cơ cấu kinh tế được xác định bằng tỷ trọng giá trị sản
lượng (hoặc GDP) của từng bộ phận chiếm trong tổng giá trị sản lượng (hay
GDP) của toàn bộ nền kinh tế. Tỷ trọng này phụ thuộc vào vị trí của mỗi bộ
phận trong nền kinh tế (của từng bộ phận trong hệ thống). Những bộ phận
chiếm tỷ trọng lớn thường đóng những vai trò quan trọng (tuy không phải là
quyết định). Những bộ phận then chốt, mũi nhọn lúc đầu vẫn có thể chiếm tỷ
13
trọng nhỏ nhưng dần sẽ lớn lên vì chúng được ưu tiên phát triển. Những bộ
phận “mới” lúc đầu thường chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ trọng này sẽ dần tăng lên
cùng sự trưởng thành của chúng.
Vấn đề thứ hai là số lượng và tỷ trọng của các nhóm ngành và của các
yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Theo
thành phần kinh tế thì có thể có các thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp
tác, kinh tế cá thể - tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo vùng có thể phân chi tiết thành: thành
thị, nông thôn, ven biển, miền núi, miền xuôi
Vấn đề thứ ba liên quan đến các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các
nhóm ngành, yếu tố hướng vào các mục tiêu đã xác định. Cơ cấu kinh tế còn
là phạm trù trừu tượng; muốn nắm vững bản chất của cơ cấu kinh tế và thực thi
các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả cần xem
xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân. Vấn đề là làm sao để cơ
cấu kinh tế sử dụng một cách hiệu quả nhất những nguồn lực của nền kinh tế
phục vụ cho tăng trưởng, phát triển và ngược lại, tăng trưởng, phát triển hướng
tới dịch chuyển cơ cấu kinh tế đến một cơ cấu tối ưu.
Vấn đề thứ tư, các cơ cấu kinh tế khác nhau cũng có mối quan hệ qua lại
lẫn nhau. Trong cơ cấu thành phần kinh tế có cơ cấu ngành kinh tế. Chẳng hạn,
trong cơ cấu thành phần bao gồm trong nó cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ. Ngược lại, mỗi một vùng kinh tế cũng hàm chứa trong nó cơ cấu
thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế.
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
Các loại cơ cấu kinh tế sau đây thường hay được đề cập, đó là: cơ cấu
kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần (hoặc sở hữu), và cơ cấu kinh tế
theo vùng (hoặc vùng lãnh thổ).
1.1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Loại cơ cấu kinh tế này phản ánh mối quan hệ giữa các ngành hợp thành
nền kinh tế quốc dân. Trình độ sản xuất càng cao thì tập hợp ngành kinh tế
càng trở nên phức tạp và đa dạng. Điều này thấy khá rõ giữa một bên là các
nước phát triển và một bên là các nước đang phát triển, có mức thu nhập thấp.
Ở các nước kém phát triển, nông nghiệp được coi là ngành thống trị, trong khi
thiếu vắng nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ mà chỉ xuất hiện khi đạt trình độ
14
phát triển cao hơn. Đó cũng là lý do khiến cơ cấu ngành trở thành một chỉ tiêu
để đánh giá quá trình công nghiệp hóa của một quốc gia.
Có ba trường phái nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế chính là kinh tế học
Mác-xít, kinh tế học trào lưu chính và kinh tế phát triển. Học thuyết của Mác
về phân công lao động nhấn mạnh đến sự phân công lao động và trao đổi giữa
các ngành không chỉ giới hạn trong phạm vi một nước mà mở rộng ra phạm vi
thế giới. Kinh tế học trào lưu chính thừa nhận vai trò của Nhà nước bổ trợ cho
khiếm khuyết của thị trường nhưng nhấn mạnh vai trò quyết định của cơ chế thị
trường. Các lý thuyết của kinh tế học phát triển như lý thuyết phân kỳ, lý thuyết
phát triển không cân đối, lý thuyết "đàn nhạn bay" thừa nhận vai trò dẫn đầu,
lôi kéo của một số ngành kinh tế và nhấn mạnh tới việc tạo ra một cơ cấu có
các ngành kinh tế liên kết, thúc đẩy, lôi kéo lẫn nhau (Trần Kim Chung, 2004).
1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần hoặc theo sở hữu
Loại cơ cấu kinh tế này phản ánh mối quan hệ về sở hữu đối với tư liệu
sản xuất giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển. Ở
Việt Nam, nếu theo tiêu chí sở hữu, cơ cấu kinh tế được chia theo ba khu vực
sở hữu là khu vực kinh tế nhà nước, khu vực ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân
và cá thể) và khu vực có vốn nước ngoài. Thông qua tỷ trọng của từng khu vực
trong GDP có thể nắm bắt được xu hướng vận động của từng thành phần kinh
tế trong quá trình phát triển.
Trong một xã hội, luôn tồn tại các thành phần kinh tế khác nhau, đại diện
cho các phương thức sản xuất khác nhau, trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội
nào cũng có phương thức sản xuất giữ địa vị chi phối, phương thức sản xuất
của các xã hội trước và phương thức sản xuất mầm mống của xã hội tương lai.
Các phương thức sản xuất này ở vào địa vị phụ thuộc, bị chi phối bởi phương
thức sản xuất thống trị. V.I. Lê Nin đã chỉ ra rằng ở các nước khác nhau đi lên
chủ nghĩa xã hội, số lượng các thành phần kinh tế tồn tại ở các nước đó không
giống nhau. Mặc dù có sự khác nhau về điều kiện lịch sử, điều kiện khách quan
và chủ quan, nhưng nhìn chung ở các nước này thường có ba thành phần kinh
tế cơ bản. Một là, kinh tế xã hội chủ nghĩa; Hai là, kinh tế tư bản chủ nghĩa; Ba
là, kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ (Trần Kim Chung, 2004).
Tại Việt Nam, kinh tế nhà nước là tâm điểm của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Các hình thức sở hữu cơ bản hình thành nên các
15
thành phần kinh tế và phát triển cùng với nhận thức về vị trí, vai trò của các
hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Nền kinh tế đã chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung bao cấp, dựa chủ yếu vào hai hình thức sở hữu với hai
thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể, chuyển sang sản xuất hàng
hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những nét chủ yếu
nhất, đồng thời cũng là một trong những kết quả quan trọng nhất của đường lối
đổi mới của Đảng, góp phần giải phóng sức sản xuất, khai thác khả năng tiềm
tàng của các nguồn lực, tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục
trong thời gian qua.
1.1.2.3.Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ
Loại cơ cấu kinh tế này phản ánh mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ
trên cả nước hoặc một tỉnh trong hoạt động kinh tế tổng thể. Phân tích cơ cấu
kinh tế vùng có ý nghĩa cho xây dựng chính sách phát triển vùng trên cơ sở
phát huy tiềm năng của từng vùng và đóng góp của vùng vào nền kinh tế.
Ngoài ra, cơ cấu kinh tế vùng thường được sử dụng để nghiên cứu về sự chênh
lệch phát triển giữa các vùng, theo dõi xu hướng thay đổi mối tương quan giữa
vùng động lực với vùng nghèo và các vùng khác. Từ đó gợi mở chính sách
hướng tới giảm mức độ chênh lệch về phát triển giữa các vùng (Đinh Văn Ân,
Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2008).
Vùng kinh tế có thể phân định theo nhiều tiêu chí, trong đó theo địa giới
hành chính như các vung Bang ở nước Cộng hòa liên bang Đức hay các vùng
như Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây nguyên,
Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam; theo vai trò, vị trí của
vùng (như vùng kinh tế đầu tầu, vùng kinh tế trọng điểm ), theo địa hình (như
vùng đồng bằng, vùng trung du miền núi ) hoặc theo vùng kinh tế trọng điểm
và vùng ít lợi thế (Trần Kim Chung, 2004).
Cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của hệ
thống thống nhất và là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu lãnh
thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế.
Trong cơ cấu vùng kinh tế, có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ
thể của không gian lãnh thổ. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là
phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một vài ngành và gắn liền với sự hình
thành sự phân bổ dân cư phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế
16
của lãnh thổ. Việc chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế phải bảo đảm sự hình thành
và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế theo
lãnh thổ và trên phạm vi cả nước, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã
hội, phong tục tập quán, truyền thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế
mạnh của vùng đó.
1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu
vùng kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế
chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên
phạm vi cả nước. Mặt khác, việc phân bổ không gian lãnh thổ một cách hợp lý
có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên
lãnh thổ. Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu
tố hợp thành. Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan
hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc triệt tiêu
của một số ngành. Tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế
thường không đồng đều. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là
sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch
cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới
tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới
hiện đại và phù hợp hơn.
Trong một nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể diễn ra một
cách tự phát hoặc có sự can thiệp của nhà nước hoặc kết hợp cả hai (Đinh Văn
Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2008).
1.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự phát - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo mô hình hai khu vực của Lewis
Quá trình này diễn ra theo tín hiệu của thị trường, nhưng quyết định đầu
tư vào một ngành nào đó được thực hiện một cách tự phát và người đầu tư kỳ
vọng hoạt động của họ sẽ có lợi nhuận. Xu hướng này nhiều khi nằm ngoài tầm
kiểm soát của quản lý nhà nước. Đến khi hiệu quả thực tế không như mong đợi,
dòng đầu tư lại chảy vào các ngành khác. Một nguyên nhân của hiện tượng
chuyển dịch tự phát là do tồn tại của thông tin bất đối xứng và chậm phản ứng
của các chủ thể kinh tế, chủ thể quản lý. Sự xuất hiện của thông tin bất đối
17
xứng làm cho tín hiệu của thị trường trở nên thiếu chính xác, dẫn đến lựa chọn
ngược. Chuyển dịch tự phát rất có thể dẫn đến lãng phí các nguồn lực, nhất là
khi thay đổi lĩnh vực đầu tư một cách liên tục, tự phát trở thành “phong trào”
mà không được kiểm soát.
Lý thuyết của Lewis cho rằng ở các nền kinh tế có hai khu vực kinh tế
song song tồn tại: khu vực truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và có
đặc trưng là rất trì trệ, năng suất lao động rất thấp (năng suất lao động biên tế
xem như bằng không) và lao động dư thừa; khu vực công nghiệp hiện đại có
đặc trưng năng suất lao động cao và có khả năng tự tích lũy. Do lao động dư
thừa nên việc chuyển một phần lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp sang
khu vực công nghiệp không gây ảnh hưởng gì đến sản lượng nông nghiệp. Do
có năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên khu vực công nghiệp thu
hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang, và do lao động
trong khu vực nông nghiệp quá dư thừa và tiền công thấp hơn nên giới chủ
công nghiệp có thể thuê mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền
công, lợi nhuận của họ ngày càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được
đem tái đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công
nghiệp ngày càng tăng lên.
Như vậy, để thúc đẩy sự phát triển, các quốc gia đang phát triển cần phải
mở rộng khu vực công nghiệp hiện đại bằng mọi giá mà không quan tâm đến
khu vực truyền thống. Sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp tự nó sẽ thu hút
hết lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp chuyển sang và từ trạng thái nhị
nguyên, nền kinh tế sẽ chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển.
1.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có chủ đích - Lý thuyết phát triển
không cân đối hay các “cực tăng trưởng”
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu xác định trước và có sự can
thiệp, điều chỉnh của nhà nước vì lợi ích kinh tế toàn xã hội. Thông qua vai trò
của mình, nhà nước thực hiện chính sách phát triển ngành trong đó ưu tiên các
ngành mũi nhọn, qui hoạch ngành, chính sách hội nhập nhằm đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo các mục tiêu đề ra. Trong những điều
kiện nhất định, nhiều biện pháp hỗ trợ, trợ cấp được thực hiện như ưu đãi thuế,
tín dụng Nhà nước có thể thực hiện biện pháp can thiệp trực tiếp, như sử
dụng tiềm lực kinh tế của mình (thông qua các doanh nghiệp nhà nước và đầu
tư ngân sách nhà nước) để thay đổi cơ cấu ngành.
18
Điểm khác nhau duy nhất giữa chuyển dịch có chủ đích và chuyển dịch
tự phát là nguồn lực có thể sẽ không đến được các ngành mà chủ thể kinh tế,
chủ thể quản lý khuyến khích, ưu tiên phát triển hay các ngành có ý nghĩa đối
với phát triển của quốc gia trong dài hạn. Trong điều kiện hiện nay, phần lớn
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở các nước là có chủ đích và chính phủ
can thiệp, điều chỉnh thông qua chính sách ngành, chính sách cơ cấu ngành,
chính sách đầu tư công v.v. Tuy vậy, chuyển dịch tự phát vẫn tồn tại ở bất kỳ
nền kinh tế nào (Đinh Văn Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2008).
Những đại diện tiêu biểu của lý thuyết “cực tăng trưởng” (A. Hirschman,
F. Perrons) cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền
vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Lý
thuyết này dựa căn bản trên một số luận điểm. Một là, việc phát triển không
cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư. Nếu cung bằng cầu trong tất cả các ngành
thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Ðể phát triển được,
cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định, tạo ra một "cú hích" thúc
đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theo kiểu lý thuyết số
nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế. Hai là, trong mỗi giai đoạn
phát triển, vai trò “cực tăng trưởng” của các ngành hoặc vùng trong nền kinh tế
là không giống nhau. Vì vậy, cần tập trung những nguồn lực (vốn khan hiếm)
cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định. Ba là, do trong thời
kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triển rất thiếu các
nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúc đồng bộ tất
cả các ngành hiện đại. Vì thế, phát triển không cân đối gần như là một sự lựa
chọn bắt buộc.
Cách đặt vấn đề phát triển một cơ cấu không cân đối và mở cửa ra bên
ngoài của lý thuyết này là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế, mà thường thì các quốc gia chậm phát triển chịu nhiều thiệt thòi hơn cho
nên lúc đầu lý thuyết này không được các nước đang phát triển theo mô hình
công nghiệp hóa hướng nội và phát triển cân đối quan tâm, nhưng càng về sau,
lý thuyết này càng được thừa nhận rộng rãi, nhất là từ sau sự thành công của
các nước công nghiệp hóa mới (NICs). Từ thập niên 1980 trở lại đây, lý thuyết
này đã được nhiều nước đang phát triển áp dụng với mô hình công nghiệp hóa
mở cửa và hướng ngoại.
19
1.1.3.3. Các cấp độ của chuyển dịch cơ cấu - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Moise Syrquin
1
Lịch sử phát triển của kinh tế thế giới đã cho thấy quá trình phát triển
kinh tế cũng đồng nghĩa với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến lên một nền kinh tế công nghiệp hóa và dần
chuyển sang một nền kinh tế mà trong đó dịch vụ đóng vai trò quan trọng nhất
hay còn gọi là một nền kinh tế đã phát triển. Theo Moise Syrquin, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế gồm ba giai đoạn: (1) sản xuất nông nghiệp, (2) công nghiệp
hóa, và (3) nền kinh tế phát triển.
Giai đoạn 1: có đặc trưng chính là sự thống trị của các hoạt động của
khu vực khai thác, đặc biệt là nông nghiệp, như là nguồn lực chính trong việc
gia tăng sản lượng của các hàng hóa khả thương. Mặc dù khu vực khai thác
thông thường có tốc độ tăng trưởng chậm hơn khu vực chế biến nhưng ở mức
thu nhập bình quân đầu người thấp, thì sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng đó
được bù trừ hoàn toàn bởi nhu cầu hạn chế về các mặt hàng công nghiệp chế
biến. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung khá chậm mà một
trong những nguyên nhân chính là do tỷ trọng tương đối cao của khu vực nông
nghiệp trong tổng giá trị gia tăng (hay GDP). Nếu xét ở mặt cung, thì trong giai
đoạn 1 có những đặc trưng chính là tỷ lệ tích lũy tư bản còn khiêm tốn nên tỷ lệ
đầu tư thấp, tốc độ tăng trưởng cao của lực lượng lao động, và tốc độ tăng
trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) rất thấp, và nhân tố sau cùng này
tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung hơn là yếu tố tỷ lệ đầu tư
thấp.
Giai đoạn 2 (giai đoạn công nghiệp hóa): có đặc điểm nổi bật là tầm
quan trọng trong nền kinh tế đã được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực chế biến và chỉ tiêu chính để đo lường sự dịch chuyển này là tầm quan
trọng của khu vực chế biến trong đóng góp và tăng trưởng kinh tế chung ngày
càng tăng lên. Sự dịch chuyển này xuất hiện ở các nước có mức thu nhập bình
quân đầu người cao hơn hay thấp hơn, phụ thuộc vào yếu tố nguồn tài nguyên
sẵn có cũng như chính sách ngoại thương của các nước đó. Xét ở mặt cung, sự
đóng góp vào tăng trưởng của nhân tố tích lũy tư bản vẫn được giữ ở mức cao
trong hầu hết giai đoạn 2 do có sự gia tăng mạnh của tỷ lệ đầu tư.
1
Nguyễn Thị Hà, Một số lý thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
/>.
20
Giai đoạn 3 (nền kinh tế phát triển): Sự chuyển tiếp từ giai đoạn 2 sang
giai đoạn 3 có thể được hiểu theo nhiều cách. Nếu xét về mặt cầu, thì trong giai
đoạn này độ co giãn theo thu nhập của hàng công nghiệp chế biến đã giảm đi;
và ở một thời điểm nào đó, tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong cơ cấu nhu
cầu nội địa bắt đầu giảm xuống. Mặc dù xu hướng này có thể bị lấn át ở một
giai đoạn nào đó bởi xuất khẩu vẫn tiếp tục gia tăng ở mức cao, nhưng cuối
cùng nó đều được phản ảnh qua việc giảm sút tỷ trọng của khu vực công
nghiệp trong cơ cấu GDP hay trong cơ cấu lực lượng lao động. Khu vực dịch
vụ trở thành khu vực quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu
GDP cũng như cơ cấu lao động. Sự thay đổi này xuất hiện rất rõ ràng ở tất cả
các nước công nghiệp phát triển trong suốt 20 năm qua. Ở mặt cung, sự khác
biệt chủ yếu giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là sự suy giảm trong đóng góp vào
tăng trưởng của cả hai nhân tố sản xuất tư bản và lao động theo cách tính qui
ước. Ðóng góp vào tăng trưởng của nhân tố tư bản (vốn) giảm xuống bởi cả
hai yếu tố tốc độ tăng trưởng chậm hơn và tỷ trọng ngày càng thấp hơn. Hơn
nữa, vì có sự suy giảm trong tốc độ gia tăng dân số, chỉ có một vài nước phát
triển là có sự gia tăng đáng kể trong lực lượng lao động. Như vậy, trong giai
đoạn này, nhân tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng là nhân tố năng suất các
nhân tố tổng hợp.
Ở những nước phát triển hơn, tăng trưởng TFP có tác động lan tỏa đến
toàn nền kinh tế rộng lớn hơn so với trong giai đoạn 2. Thay đổi dễ nhận thấy
nhất là trong khu vực nông nghiệp, mà đã từ khu vực có tăng trưởng năng suất
thấp trở thành khu vực có năng suất lao động cao nhất trong hầu hết các nền
kinh tế phát triển (đơn cử một ví dụ là ở Mỹ, dân số lao động trong nông
nghiệp chỉ chiếm 1% tổng dân số lao động nhưng có thể cung cấp đủ lương
thực cho cả nước). Nguyên nhân nội tại là do sự tiếp tục dịch chuyển của lao
động từ nông nghiệp sang các khu vực khác và chênh lệch về tiền lương giữa
khu vực nông nghiệp và các khu vực khác ngày càng được thu hẹp lại, mà đã
thúc đẩy sự thay thế của tư bản cho lao động cũng như đẩy mạnh những cải tiến
về công nghệ.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh gồm có
các yếu tố trong địa bàn và các yếu tố ngoài địa bàn. Ngoài ra, có thể chia các
21
yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành hai nhóm: (i) Các yếu
tố đầu vào của sản xuất; và (ii) Các yếu tố đầu ra của sản xuất.
1.1.4.1. Các yếu tố trong địa bàn
Một là, các lợi thế về tự nhiên của tỉnh cho phép phát triển ngành nào
một cách thuận lợi; quy mô dân số, trình độ lao động, điều kiện kinh tế và văn
hóa của tỉnh;
Hai là, nhu cầu của xã hội, thị trường ở từng giai đoạn khác nhau dẫn
đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng các ngành kinh tế;
Ba là, lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có
quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế của các ngành, các thành phần, các
vùng. Như vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu sẽ liên quan trực tiếp đến chuyển
dịch nguồn lực cho tăng trưởng của các ngành. Nói cách khác, chuyển dịch
nguồn lực có tác động lớn tới chuyển dịch cơ cấu của các ngành.;
Bốn là, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế của
tỉnh tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi các ngành kinh tế chịu sự
chi phối thông qua việc khuyến khích hay hạn chế đầu tư, phát triển theo mục
đích đề ra trong từng giai đoạn nhất định.
1.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài địa bàn
Một là, sự thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước cũng như các
nước khác, đặc biệt là các nước lớn sẽ tác động mạnh đến dòng hàng hóa trao
đổi giữa các nước, từ đó ảnh hưởng đến vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ
đến một tỉnh, do đó tỉnh phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với
động thái chung của cả nước đồng thời đảm bảo lợi ích mình;
Hai là, xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh bởi có thể khai thác, trao đổi những thế mạnh
của nhau về nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật, công nghệ, Từ đó tạo điều kiện
cho địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả;
Ba là, những thành tựu về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin giúp cho việc trao đổi thông tin nhanh chóng, góp phần điều chỉnh
sản xuất, kinh doanh nhanh nhạy hơn, hiệu quả hơn. Điều này làm cho sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh phù hợp với thị trường hơn.
22
Bốn là, trong bối cảnh mở cửa và tự do hóa các quan hệ kinh tế, việc di
chuyển các nguồn lực từ con người, vốn tới tài nguyên thiên nhiên giữa các
tỉnh là một điều tất yếu, có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của một tỉnh cụ thể sẽ phụ thuộc vào không chỉ nguồn lực của
tỉnh đó mà còn phụ thuộc vào các tỉnh lân cận, thậm chí là các tỉnh ở xa nếu
như hình thành mối quan hệ về nguồn lực và thị trường giữa các tỉnh đó.
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước
1.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc
(i) Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Từ năm 1977 đến năm 2007, GDP thực của Trung Quốc đã tăng 16 lần.
GDP tăng thêm của năm 2008 so với năm 2007 cao hơn tổng sản lượng của
năm 1977 (Dapice, 2010). Đây là mức tăng trưởng ngoạn mục của một quốc
gia lớn với mức tăng trưởng cao liên tục trên 30 năm.
Cơ cấu ngành kinh tế của Trung Quốc đã có sự chuyển dịch rõ rệt. Tỷ
trọng ngành nông nghiệp giảm từ 40% (năm 1970) xuống còn 16% (năm
2000), tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh (Hình 1.1).
23