Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại Cty Tu tạo & Phát triển nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.5 KB, 53 trang )

Những từ ngữ viết tắt
AT-VSLĐ : An toàn -vệ sinh lao động.
ATLĐ-VSLĐ: : An toàn lao động- Vệ sinh lao động.
VSV : Vệ sinh viên.
BHLĐ : Bảo hộ lao động.
BNN : Bệnh nghề nghiệp.
CĐ : Công đoàn.
CBCNVC : Cán bộ công nhân viên chức.
CNV : Công nhân viên.
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá.
CNVC : Công nhân viên chức.
ĐKLĐ : Điều kiện lao động.
ĐKLV : Điều kiện làm việc.
KTAT : Kỹ thuật an toàn.
KHKT : Khoa học kỹ thuật.
NLĐ : Ngời lao động.
NSDLD : Ngời sử dụng lao động.
MTLV : Môi trờng làm việc.
MTLĐ : Môi trờng lao động.
PCCC : Phòng cháy chữa cháy.
PCCN : Phòng chống cháy nổ.
PTBVCN : Phơng tiện bảo vệ cá nhân.
TLĐLĐVN : Tổng liên đoàn lao động Việt nam.
TNLĐ : Tai nạn lao động.
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép.
1
Lời nói đầu
Trong quá trình hoạt động việc tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho
xã hội, con ngời làm việc ở những ĐKLV khác nhau, nhng cũng thờng xuyên tiếp
xúc với các yếu tố nguy hiểm độc hại phát sinh trong sản xuất. Các yếu tố này ảnh
hởng đến tính mạng, sức khoẻ ngời lao động là nguy cơ gây TNLĐ và BNN. Vì


vậy, việc chăm lo cải thiện ĐKLV, bảo đảm AT-VSLĐ cho NLĐ là nhiệm vụ của
công tác BHLĐ. Trong đó, hoạt động BHLĐ là hoạt động đồng bộ trên các mặt
luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, KHKT. Nó gắn liền với hoạt động
sản xuất và công tác của con ngời. Nó phát triển phụ thuộc vào trình độ kinh tế,
KHKT và yêu cầu phát triển của mỗi nớc. Nhng dù ở xã hội nào đi chăng nữa
thì :Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất vẫn là câu tâm niệm.
ở Việt nam, công tác BHLĐ đợc quan tâm ngay từ khi thành lập nớc, trong
sắc lệnh đầu tiên về lao động đó là sắc lệnh số 29/SL do Hồ Chủ Tịch ký và ban
hành năm 1947 đã có những điều quy định về AT-VSLĐ. Cùng với quá trình xây
dựng và bảo vệ đất nớc, Đảng và nhà nớc ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị,
văn bản pháp luật về BHLĐ nh: Pháp lệnh đã đợc hội đồng Nhà nớc ban hành
tháng 9/1991. Tháng 6/1994 Bộ luật lao động đã đợc quốc hội thông qua và ban
hành, trong đó có toàn bộ chơng IX nói về AT-VSLĐ.Đó là những văn bản pháp
luật chủ yếu của nớc ta về BHLĐ.
Là sinh viên lớp B8-Khoa BHLĐ thuộc trờng Đại học Công Đoàn. Để góp
phần sức lực của mình vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nớc qua lĩnh vực
BHLĐ nói chung và công tác BHLĐ trong Công ty nói riêng là nhờ việc nối tiếp
học hỏi những ngời đi trớc, cùng với kiến thức nhà trờng đã trang bị trong 4 năm
học.
Đợt đi khảo sát thực tập tại Công ty Tu tạo và Phát triển nhà đã giúp em nắm
bắt đợc trong thực tế việc chỉ đạo và thực hiện công tác BHLĐ của ngời sử dụng
lao động và ngời lao động. Biết đợc cách tổ chức công tác BHLĐ và thực trạng
công tác BHLĐ của Công ty.
2
CHƯƠNG I : NHữNG vấn đề cơ bản về BHLĐ
I. Tầm quan trọng của công tác BHLĐ
1. Khái niệm BHLĐ
1.1.. BHLĐ:
BHLĐ mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn vệ sinh lao động là các
hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa

học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ ngời lao động
Hoạt động bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của
con ngời. Nó phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, khoa học,
công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi nớc. Bảo hộ lao động là một yêu
cầu khách quan để bảo vệ ngời lao động. Yếu tố chủ yếu và năng động nhất của
lực lợng sản xuất xã hội .
1.2.Điều kiện lao động :
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ
thuật đợc biểu hiện thông qua các công cụ và phơng tiện lao động, đối tợng lao
động, quá trình công nghệ, môi trờng lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong
phông gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng với ngời lao động tại chỗ
làm việc, tạo nên một điều kiện lao động nhất định cho con ngời trong quá trình
lao động, tình trạng tâm lý của ngời lao động tại chỗ làm việc cũng đợc coi nh một
yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.Môi trờng lao động là nơi mà ở đó con ngời
trực tiếp làm việc, tại đây thờng xuất hiện rất nhiều yếu tố, có thể rất tiện nghi,
thuận lợi cho ngời lao động song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con ngời
mà ta thờng gọi là yếu tố nguy hiểm và có hại .
1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại:
Trong điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật
chất có ảnh hởng xấu, có hại và nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động
3
hoặc bệnh nghề nghiệp cho ngời lao động. Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh
trong quá trình sản xuất đa dạng và nhiều loại. Đó có thể là:
- Các yếu tố vật lý nh nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hoá và không
ion hoá ), bụi, tiếng ồn, rung, thiếu ánh sáng
- Các yếu tố hoá học nh chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng
xạ.
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh
trùng, các loại côn trùng, rắn...

- Các yếu tố bất lợi về t thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà x-
ởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý
1.4. Tai nạn lao động :
Tai nạn lao động là tai nạn xẩy ra trong quá trình lao động do kết quả của
sự tác động đột ngột từ bên ngoài hoặc làm tổn thơng hoặc làm phá huỷ chức năng
hoạt động của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi ngời lao động bị nhiễm độc đột
ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lợng lớn chất độc, có thể gây chết ngời ngay
lập tức hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và
cũng đợc coi là tai nạn lao động .
1.5. Bệnh nghề nghiệp:
Là một hiện tợng bệnh lý mang tính chất đặc trng nghề nghiệp hoặc liên
quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thờng xuyên và kéo
dài của điều kiện lao động xấu. Cũng có thể nói rằng đó là sự suy yếu dần về sức
khỏe gây bệnh tật cho ngời lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh
trong sản xuất lên cơ thể ngời lao động .
Từ khi có lao động, con ngời cũng bắt đầu phải chịu ảnh hởng của tác hại
nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. Hiện nay có 21 bệnh nghề
nghiệp đợc bảo hiểm ở nớc ta.
4
2. Mục đích, tính chất, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động .
2.1. Mục đích:
Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa
học, kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm
và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thích nghi,
thuận lợi và ngày càng đợc cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng nh những thiệt hại khác
đối với ngời lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ sức khoẻ và phát triển lực lợng
sản xuất tăng năng suất lao động.
Rõ ràng ở đâu có sản xuất công tác, có con ngời làm việc thì ở đó phải tiến
hành công tác BHLĐ. Bởi vậy, BHLĐ trớc hết là phạm trù của sản xuất, gắn liền

với sản xuất nhằm bảo vệ năng động nhất của lực lợng sản xuất là ngời lao động.
Mặt khác, nhờ chăm lo bảo vệ sức khỏe ngời lao động, mang lại hạnh phúc cho
bản thân gia đình họ mà công tác BHLĐ có một hệ quả xã hội và nhân đạo hết sức
to lớn của Đảng và Nhà nớc ta, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lợc phát
triển Kinh tế-Xã hội của nớc ta. Nó đợc phát triển trớc hết vì yêu cầu tất yếu,
khách quan của sản xuất, của sự phát triển kinh tế đồng thời nó cũng vì sức khoẻ
và hạnh phúc của con ngời nên nó mang ý nghĩa chính trị, xã hội chủ nghĩa và
nhân đạo sâu sắc. Có nhận thức đúng nh vậy thì mới đặt nhiệm vụ BHLĐ đúng vị
trí và đúng tầm quan trọng của nó, mới đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ của
công tác BHLĐ trong lòng sự phát triển Kinh tế Xã hội của đất nớc.
2.2. Tính chất của công tác BHLĐ:
Để đạt đợc mục tiêu kinh tế Xã hội nh đã nêu, nhất thiết công tác BHLĐ
phải mang đầy đủ 3 tính chất :
- Tính chất KHKT: Vì mọi hoạt động của có để loại trừ các yếu tố nguy
hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều xuất phát
từ những cơ sở khoa học và bằng các biện pháp KHKT. Các hoạt động điều tra,
khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hởng các yếu tố nguy hiểm có
hại cho con ngời cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an
5
toàn đều là những hoạt động khoa học sử dụng các dụng cụ, ph ơng tiện khoa
học và do các cán bộ KHKT thực hiện.
- Tính pháp lý thể hiện ở chỗ muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật,
các biện pháp về tổ chức xã hội về BHLĐ đợc thực hiện thì thể chế hoá thành
những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định, hớng dẫn để buộc mọi cấp
quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm túc thực hiện. Đồng thời phải tiến
hành thanh kiểm tra một cách thờng xuyên, khen thởng và xử phạt nghiêm minh
và kịp thời thì công tác BHLĐ mới đợc tôn trọng và có hiệu quả thiết thực.
- Tính chất quần chúng rộng rãi và tất cả mọi ngời từ ngời sử dụng lao
động đến ngời lao động đều là đối tợng cần đợc bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ
thể phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ ngời khác.

Mọi hoạt động của công tác BHLĐ chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi
ngời sử dụng lao động, đông đảo các bộ KHKT và ngời lao động tự giác tích cực
tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện
làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
BHLĐ là hoạt động hớng về cơ sở và vì con ngời, trớc hết là vì ngời lao
động .
3. Những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ .
Để đạt đợc mục tiêu và 3 tính chất nh đã nêu trên thì công tác BHLĐ phải
bao gồm những nội dung chủ yếu sau :
- Những nội dung về KHKT.
- Những nội dung về xây dung và thực hiện luật pháp, chính sách chế độ về
BHLĐ.
- Những nội dung về tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng làm tốt
công tác BHLĐ.
6
3.1. Nội dung KHKT:
Trong hệ thống các nội dung của công tác BHLĐ thì nội dung KHKT chiếm
một vị trí rất quan trọng, là phần cốt lõi để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại,
cải thiện điều kiện lao động .
Khoa học kỹ thuật BHLĐ là lĩnh vực khoa học rất tổng hợp và liên nghành,
đợc hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng các thành tựu của nhiều
ngành khoa học khác nhau từ khoa học tự nhiên(toán, lý, hoá, sinh ...) khoa học kỹ
thuật chuyên ngành (y học, kỹ thuật thông gió, kỹ thuật ánh sáng..) đến các ngành
khoa học kinh tế, xã hội học kinh tế lao động, luật học, xã hội chủ nghĩa học.Phạm
vi và đối tợng nghiên cứu KHKT BHLĐ rất năng động, song rất cụ thể gắn liền với
điều kiện khí hậu, đặc điểm thiên nhiên và con ngời cũng nh đặc điểm sản xuất và
tình hình kinh tế của mỗi nớc. KHKT BHLĐ kết hợp chặt chẽ giữa các khâu điều
tra khảo sát, nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Những nội
dung nghiên cứu chính của KHKT BHLĐ bao gồm các vấn đề y học lao động, kỹ
thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn và phơng tiện bảo vệ cá nhân. Kỹ thuật phòng

chống cháy nổ cũng là bộ phận quan trọng liên quan đến công tác BHLĐ, song
cũng có những tính chất và đặc điểm riêng của nó .
3.1.1Khoa học về y học lao động :
Đi sâu khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản
xuất, nghiên cứu ảnh hởng của chúng đến cơ thể ngời lao động từ đó đề ra các tiêu
chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, nghiên cứu để ra các chế độ nghỉ
nghơi hợp lý, các biện pháp y học và các phơng hớng cho các giải pháp đó đối với
sức khoẻ ngời lao động. Khoa học y học lao động có nhiệm vụ quản lý và theo dõi
sức khỏe ngời lao động, phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp và đề xuất các giải
pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp .
7
3.1.2 Các ngành khoa học kỹ thuật vệ sinh :
Đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp KHKT để loại trừ các yếu tố
có hại trong sản xuất, cải thiện môi trờng lao động, làm cho trờng trong khu vực
sản xuất trong khu vực đợc tiện nghi hơn, nhờ đó ngời lao động làm việc dễ chịu
hơn, thoải mái và có năng suất cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
cũng giảm đi.
3.1.3 Kỹ thuật an toàn:
Là hệ thống các biện pháp và phơng tiện về tổ chức kỹ thuật nhằm bảo vệ
ngời lao động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thơng trong sản xuất.Để đạt đợc
điều đó, khoa học về kỹ thuật an toàn đi sâu nghiên cứu và đánh giá tình trạng an
toàn của các thiết bị và quá trình sản xuất để đề ra những yêu cầu an toàn, sử dụng
các cơ cấu an toàn để bảo vệ con ngời khi tiếp xúc với những bộ phận nguy hiểm
của máy móc, tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình hớng dẫn, nội quy an
toàn buộc ngời lao động phải tuân theo khi làm việc. Việc áp dụng các thành tựu
mới của tự động hoá, điều khiển học để thay thế các thao tác nhằm cách ly ngời
khỏi những nơi nguy hiểm và độc hại là một phơng hớng hết sức quan trọng của
kỹ thuật an toàn. Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại ngay từ đầu
trong giai đoạn thiết kế, thi công các công trình thiết bị máy móc là một phơng h-
ớng mới tích cực để thực hiện việc vận chuyển từ Kỹ thuật an toàn sang An

toàn kỹ thuật.
3.1.4 Khoa học kỹ thuật về các phơng tiện bảo vệ ngời lao động .
Ra đời với nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế chế tạo những phơng tiện bảo vệ
tập thể hoặc cá nhân ngời lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại
những ảnh hởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại khi các biện pháp về kỹ thuật
vệ sinh và kỹ thuật an toàn không thể loại trừ đợc chúng. Ngày nay, trong rất
nhiều ngành sản xuất, nhiều loại phơng tiện bảo vệ, phơng tiện bảo vệ cá nhân nh
mũ chống chấn thơng sọ não, mặt nạ lọc hơi khí độc, các loại kính chống bức xạ
có hại, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giầy ủng cách
8
điện là những ph ơng tiện thiết yếu đợc coi là các công cụ không thể thiếu trong
quá trình lao động.
3.2. Nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chính sách chế độ
về BHLĐ.
Các văn bản pháp luật, chế độ, quy định về BHLĐ là nhằm thể hiện đờng
lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nớc về công tác BHLĐ.
Nó đòi hỏi mội ngời phải nhận thức và tự giác thực hiện, lại vừa có tính bắt
buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Nội dung xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật chế độ quy định về
BHLĐ bao gồm rất nhiều vấn đề. Có thể nêu một số đIểm chủ yếu
- Văn bản pháp luật chủ yếu về BHLĐ.
- Những chỉ thị, thông t, nghị quyết, văn bản hớng dẫn của nhà nớc và các
nghành liên quan về BHLĐ .
- Vấn đề khai báo, thống kê, và điều tra về tai nạn lao động.
- Công tác thanh kiểm tra về BHLĐ.
3.3 Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ:
- Bằng mọi hình thức tuyên truyền, giáo dục cho ngời lao động sự cần thiết
phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, phải nâng cao hiểu biết của mình về BHLĐ
để tự bảo vệ mình. Huấn luyện cho ngời lao động thành thạo về tay nghề và phải
nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất .

- Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, đảm bảo nguyên tắc an toàn trong
sản xuất, thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, chống
làm bừa, làm ẩu.
- Vận động quần chúng phát huy sáng kiến tự cải tạo đIều kiện làm việc,
biết làm việc với các phơng tiện bảo vệ cá nhân, bảo quản, giữ gìn và sử dụng
chúng tốt nh là các công cụ sản xuất .
- Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, tại đơn vị sản xuất
cơ sở. Duy trì tốt mạng lới an toàn vệ sinh viên hoạt động trong các tổ sản xuất,
phân xởng và xí nghiệp .
9
- Từ góc độ của ngời sử dụng lao động, nội dung vận động quần chúng làm
tốt công tác BHLĐ còn có ý nghĩa là họ cũng phải tự giác thấy rõ trách nhiệm,
nghĩa vụ cũng nh quyền hạn trong công tác BHLĐ đợc pháp luật quy định để thực
hiện tốt công tác chế độ, chính sách, kế hoạch biện pháp BHLĐ.
Là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn nhất của ngời lao động, tổ chức công
đoàn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo phong trào quần chúng
làm BHLĐ.
II.Các quy định nhà nớc về BHLĐ .
1. Các văn bản của chính phủ .
Đối với mỗi quốc gia, để thực hiện quan điểm và đờng lối, chính sách của
mình về công tác BHLĐ thông thờng đợc đa ra một luật riêng hay thành một ch-
ơng về BHLĐ trong Bộ luật lao động, ở nớc ta Nhà nớc đã ban hành những văn
bản pháp luật về bảo hộ lao động:
- Tháng 8 năm 1947 trong sắc lệnh lao động đầu tiên của nớc ta có 19SL,
trong các điều 113 và 140 đã nêu rõ : Các xí nghiệp phải có đủ phơng tiện đảm
bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân. Những nơi làm việc phải rộng
rãi, thoáng khí và ánh sáng mặt trời.
- Ngày 18 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ có nghị định 181/CP
ban hành điều lệ tạm thời về BHLĐ. Đây là văn bản tơng đối toàn diện và hoàn
chỉnh về BHLĐ ở nớc ta và chính thức đợc ban hành từ đó đến cuối năm 1991.

Điều lệ gồm 6 chơng, 38 điều.
Tháng 9 năm 1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban hành
pháp lệnh BHLĐ, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1992.
- Ngày 23 tháng 6 năm 1994 luật BHLĐ đợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp
khoá IX và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Ngoài chơng IX và chơng
X quy định về an toàn lao động và những quy định riêng đối với lao động nữ còn
hàng chục điều ở các chơng khác liên quan đến BHLĐ.
10
- Ngoài ra, nhà nớc còn ban hành hàng chục thông t hớng dẫn, các chỉ thị về
các nội dung cụ thể của công tác bảo hộ lao động, đã thúc đẩy mạnh công tác
BHLĐ ở nớc ta.
- Nghị định 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định
chi tiết và hớng dẫn thi hành một số điều của BHLĐ về thời gian làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
- Chỉ thị 13/CT/TTg ngày 26 tháng 03 năm 1998 của Thủ tớng Chính phủ
về tăng cờng chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới.
2. Các văn bản liên bộ.
- Trong thông t liên Bộ 03/TT-LB ngày 28 tháng 01 năm1994 của liên Bộ lao
động Thơng binh Xã hội y tế qui định các điều kiện lao động có hại và các
công tác làm việc cấm sử dụng lao động vị thành niên.
- Thông t liên tịch số 03/1998TTL-BLĐTB và XH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26
tháng 03 năm 1998 của Bộ lao động Thơng binh và Xã hội, Bộ y tế và Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam hớng dẫn về khai báo và điều tra tai nạn lao động.
- Tháng t liên tịch số 08/1998 TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 04 năm
1998 hớng dẫn thực hiện các qui định về bệnh nghề nghiệp.
- Thông t liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31
tháng 10 năm 1998 hớng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Thông t liên tịch số 10/1999 TTLT BYT- TLĐLĐVN ngày 17 tháng 3
năm 1999 hớng dẫn chế độ bồi dỡng bằng hiện vật đối với ngời lao động làm việc

với các yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Thông t số 08/LĐTB và XH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ lao động Thơng
binh và Xã hội hớng dẫn công tác huấn luyện về vệ sinh lao động và an toàn lao
động .
- Thông t số 23/LĐTBXH-TT ngày 18/11/1996 của Bộ lao động Thơng binh
và Xã hội hớng dẫn chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động .
- Thông t số 20/1997 TT- LĐTB và XH ngày 17/12/1998 hớng dẫn về việc
khen thởng hàng năm về công tác BHLĐ.
11
- Thông t số 10/1998 TT-LĐTBXH ngày 28/5/1998 hớng dẫn thực hiện trang
bị phơng tiện bảo vệ cá nhân .
- Thông t số 13/TT-BYT ngày 2/10/1996 của Bộ y tế hớng dẫn thực hiện việc
quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ ngời lao động và bệnh nghề nghiệp .
* Ngoài ra còn một số văn bản khác có những điều, nội dung liên quan đến
BHLĐ quy định đối với các cơ sở nh :
+ Luật công đoàn 1990.
+ Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991.
+ Luật bảo vệ môi trờng 1993
+ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1998.
Điều đó chứng tỏ công tác BHLĐ là một lĩnh vực rộng lớn liên nghành, đợc
đề cập trong tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ và công tác của xã hội .
III. Bộ máy tổ chức, quản lý công tác BHLĐ.
1. Hội đồng BHLĐ doanh nghiệp:
Đợc thành lập theo thông t số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày
31/10/1998. Là tổ chức phối hợp, t vấn về BHLĐ trong doanh nghiệp để đảm bảo
quyền tham gia và kiểm tra giám sát về BHLĐ trong doanh nghiệp để đảm quyền
tham gia và kiểm tra giám sát về BHLĐ của tổ chức công đoàn.
Cơ cấu hội đồng BHLĐ gồm:
- Chủ tịch hội đồng là đại diện có thẩm quyền của ngời sử dụng lao động
- Uỷ viên thờng trực hay th ký hội đồng là trởng phòng an toàn hay cán bộ

chuyên trách về BHLĐ .
Những doanh nghiệp lớn có thể thêm uỷ viên là đại diện phòng kỹ thuật,
phòng tổ chức.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng BHLĐ.
- Tham gia t vấn với ngời sử dụng lao động, phối hợp với các hoạt động trong
việc xây dựng quy chế, quản lý kế hoạch BHLĐ .
Sơ đồ bộ máy tổ chức làm công tác BHLĐ
tại doanh nghiệp
12
Tư vấn
kiểm tra
Khối trực tiếp sản
xuất
Quản đốc phân xư
ởng
Tổ trưởng sản
xuất
An toàn vệ sinh
viên
Người lao động
Các phòng ban
Công đoàn bộ
phận hoặc tổ
Công đoàn
Hội đồng BHLĐ
Giám đốc
(Người sử dụng lao động)
Công đoàn cơ sở
(Đại diện người lao động
Phòng quản lý

tổng hợp
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế toán tài
vụ


13
Định kỳ 6 tháng, 1năm, Hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực
hiện công tác BHLĐ ở các phân xởng. Nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, có
quyền yêu cầu ngời quản lý sản xuất có biện pháp loại trừ nguy cơ đó .
2. Phòng ban BHLĐ.
Theo thông t 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 31/10/98 quy
định:
Doanh nghiệp dới 300 lao động phải có ít nhất 1 cán bộ bán chuyên trách về
BHLĐ.
Doanh nghiệp có 300 đến 1000 lao động phải có ít nhất 1 cán bộ chuyên
trách BHLĐ.
Các doanh nghiệp có trên 1000 lao động phải có ít nhất 2 kỹ s BHLĐ.
Cán bộ làm công tác BHLĐ phải có hiểu biết về sản xuất của doanh nghiệp
đợc đào tạo chuyên môn và có hiểu biết về khoa học BHLĐ có nhiệt tình với công
tác BHLĐ.
2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng ban BHLĐ.
* Nhiệm vụ:
- Phổ biến chính sách, chế độ, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động, quy
chế, chỉ thị về BHLĐ đến doanh nghiệp. Đề xuất việc tuyên truyền về an toàn vệ
sinh lao động và theo dõi việc thực hiện.
- Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp phòng kế hoạch, phòng kỹ
thuật đôn đốc thực hiện.
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật và quản đốc phân xởng xây dựng quy trình,

biện pháp an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, theo dõi việc kiểm định
xin cấp giấy phép cho các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
- Phối hợp với bộ phận lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xởng tổ
chức huấn luyện về BHLĐ .
Phối hợp với bộ phận y tế đo đạc các yếu tố có hại trong môi trờng lao động,
theo dõi tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đề xuất với ngời sử dụng lao
động các biện pháp khắc phục, biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ.
14
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ BHLĐ đề xuất biện pháp khắc phục.
- Điều tra thống kê các vụ tai nạn lao động theo quy định.
- Tổng hợp đề xuất kịp thời với ngời sử dụng lao động giải quyết các kiến
nghị của đoàn thanh tra kiểm tra và của ngời lao động.
- Dự thảo trình lãnh đạo, duyệt các báo cáo về BHLĐ của doanh nghiệp.
* Quyền.
- Đợc tham gia cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh
doanh, thực hiện BHLĐ.
- Đợc tham dự các cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và duyệt
đồ án thiết kế, thi công nghiệm thu tham gia ý kiến về an toàn vệ sinh lao động .
- Có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc (nếu thấy khẩn cấp) hay yêu
cầu ngời phụ trách sản xuất ra lệnh đình chỉ để thi hành các biện pháp cần thiết
đảm bảo an toàn và báo cáo với ngời sử dụng lao động .
a.Bộ phận y tế ( phòng y tế )
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức cho ngời lao động cách sơ cứu, tổ chức và bảo quản tủ thuốc , hộp
cấp cứu, thờng trực theo ca làm việc.
- Theo dõi tình hình sức khoẻ, khám sức khỏe định kỳ.
- Kiểm tra chấp hành điều lệ vệ sinh, phối hợp với bộ phận BHLĐ đo đạc các
yếu tố nguy hiểm độc hại.
- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trờng lao động .
- Theo dõi, hớng dẫn chế độ bồi dỡng bằng hiện vật.

- Tham gia điều tra các vụ tai nạn.
- Thực hiện thủ tục giám định thơng tật cho ngời lao động .
- Xây dựng báo cáo quản lý sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp.
* Quyền: Ngoài quyền giống bộ phận BHLĐ, còn có các quyền:
- Đợc dùng con dấu riêng để giao dịch chuyên môn.
- Đợc tham gia các cuộc họp của y tế địa phơng, nâng cao nghiệp vụ.
15
b. Quản đốc phân xởng: Là ngời Giám đốc thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi
phân xởng và chính là ngời chịu trách nhiệm hoàn toàn về sản xuất, BHLĐ trong
phân xởng.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức huấn luyện kèm cặp hớng dẫn ngời lao động mới tuyển dụng ,huấn
luyện về an toàn lao động.
- Không cho ngời lao động làm việc nếu không thực hiện các biện pháp an
toàn vệ sinh lao động.
- Bố trí ngời lao động làm việc đúng nghề, đợc đào tạo và học qua lớp về an
toàn vệ sinh lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra đôn đốc các tổ trởng sản xuất và ngời lao động thực
hiện các quy phạm về BHLĐ.
- Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch BHLĐ, xử lý những thiếu sót của phân x-
ởng và báo cáo với cấp trên những trờng hợp ngoài kiểm soát về BHLĐ.
- Thực hiện khai báo thống kê các tai nạn lao động ở phân xởng .
- Phối hợp với công đoàn bộ phận, định kỳ tổ chức tự kiểm tra BHLĐ . Tạo
điều kiện cho mạng lới an toàn vệ sinh hoạt động có hiệu quả .
* Quyền:
- Từ chối nhận ngời lao động không đủ trình độ .
- Đình chỉ công việc đối với ngời lao động tái vi phạm các quy định đảm bảo
an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
c.Tổ trởng sản xuất :
* Nhiệm vụ:

- Hớng dẫn và thờng xuyên kiểm tra đôn đốc ngời lao động thực hiện đúng
quy trình làm việc an toàn, sử dụng đúng phơng tiện BHLĐ.
- Tổ chức nơi làm việc an toàn, vệ sinh.
- Báo cáo kịp thời những hiện tợng thiếu an toàn, vệ sinh.
- Kiểm định, đánh giá an toàn, vệ sinh lao động trong tổ trong buổi họp về
sản xuất.
* Quyền:
16
- Từ chối nhận ngời lao động không đủ trình độ.
- Từ chối nhận ngời công việc hay dừng công việc của tổ nếu có nguy cơ đe
doạ tính mạng của tổ viên. Báo cáo kịp thời cho phân xởng để xử lý.
- Các phòng ban khác ngoài chức năng riêng của mình còn phải giúp bộ phận
BHLĐ theo dõi đánh giá, lập kế hoạch, biên soạn quy trình quy phạm, mua sắm
trang thiết bị bảo vệ cá nhân, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, kiểm
tra an toàn, vệ sinh lao động trong công tác BHLĐ.
IV.công tác BHLĐ của tổ chức Công đoàn việt nam .
Công đoàn làm công tác BHLĐ vì BHLĐ có liên quan tới ba chức năng của
công đoàn .
Công tác BHLĐ của công đoàn đợc dựa trên cơ sở pháp lý là Bộ luật lao
động (1995) đã quy định cụ thể. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn về an toàn vệ
sinh lao động đợc quy định rõ tại nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính
phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn doanh nghiệp còn đợc quy định trong
thông t 14/1998 ngày 31/10/1998 của lên đoàn BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN.
Nội dung của công tác BHLĐ của Công đoàn nói chung đợc quy định theo
nghị quyết 01 ngày 21/07/1995 của TLĐVN, nghị quyết gồm tám nội dung hoạt
động:
- Tham gia với cấp chính quyền, cơ quan quản lý, ngời sử dụng lao động xây
dựng các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, chế độ chính
sách BHLĐ các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động .
- Tham gia với cơ quan nhà nớc xây dựng chơng trình BHLĐ Quốc gia, tham

gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chơng trình, đề tài nghiên cứu kế hoạch
BHLĐ.
- Cử đại diện tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động phối hợp theo dõi
tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Tham gia xét khen thởng, kỷ luật các vi phạm về BHLĐ .
- Thay mặt ngời lao động ký thoả ớc lao động tập thể với ngởi sử dụng trong
đó có nội dung BHLĐ.
17
- Thực hiện quyền kiểm tra giám sát luật pháp, chế độ chính sách tiêu chuẩn
quy định về BHLĐ, việc thực hiện các điều về BHLĐ trong thoả ớc lao động tập
thể .
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh lao động chế độ
chính sách BHLĐ .Giáo dục vận động ngời lao động và ngời sử dụng lao động
thực hiện tốt trách nhiệm về BHLĐ tham gia huấn luyện về BHLĐ .
-Tổ chức tốt phong trào quần chúng về BHLĐ, phát huy sáng kiến cảI thiện
điều kiện làm việc,tổ chức quản lý mạng lới an toàn vệ sinh viên và những đoàn
viên tích cực hoạt động công tác BHLĐ.ực hiện quan điểm và đờng lối, chính sách
của mình về công tác BHLĐ thông thờng đợc đa ra một luật riêng hay thành một
chơng về BHLĐ trong Bộ luật lao động, ở nớc ta Nhà nớc đã ban hành những văn
bản pháp luật về bảo hộ lao động:
- Tháng 8 năm 1947 trong sắc lệnh lao động đầu tiên của nớc ta có 19SL,
trong các điều 113 và 140 đã nêu rõ : Các xí nghiệp phải có đủ phơng tiện đảm
bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân. Những nơi làm việc phải rộng
rãi, thoáng khí và ánh sáng mặt trời.
- Ngày 18 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ có nghị định 181/CP
ban hành điều lệ tạm thời về BHLĐ. Đây là văn bản tơng đối toàn diện và hoàn
chỉnh về BHLĐ ở nớc ta và chính thức đợc ban hành từ đó đến cuối năm 1991.
Điều lệ gồm 6 chơng, 38 điều.
- Tháng 9 năm 1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban
hành pháp lệnh BHLĐ, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1992.

- Ngày 23 tháng 6 năm 1994 luật BHLĐ đợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp
khoá IX và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Ngoài chơng IX và chơng
X quy định về an toàn lao động và những quy định riêng đối với lao động nữ còn
hàng chục điều ở các chơng khác liên quan đến BHLĐ.
- Ngoài ra, nhà nớc còn ban hành hàng chục thông t hớng dẫn, các chỉ thị về
các nội dung cụ thể của công tác bảo hộ lao động, đã thúc đẩy mạnh công tác
BHLĐ ở nớc ta.
18
- Nghị định 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định
chi tiết và hớng dẫn thi hành một số điều của BHLĐ về thời gian làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
- Chỉ thị 13/CT/TTg ngày 26 tháng 03 năm 1998 của Thủ tớng Chính phủ
về tăng cờng chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới.
19
Chơng II
Giới thiệu chung về Công ty tu tạo và
phát triển nhà
I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Công ty Tu tạo & Phát triển nhà thuộc Tổng Cty Đầu t và phát triển
nhà Hà nội là một doanh nghiệp mạnh của Nhà nớc bao gồm 6 Xí nghiệp thành
viên với bề dày kinh nghiệm trên 40 năm kinh nghiệm, Công ty Tu tạo & Phát
triển nhà có một đội ngũ kỹ s, công nhân kỹ thuật lành nghề nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực xây lắp, quản lý, thực hiện các dự án phát triển nhà khu dân c, khu
đô thị mới trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh khác.
Tiền thân là Công ty sửa chữa nhà cửa Tu tạo & Phát triển nhà thuộc Tổng
Cty Đầu t & Phát triển nhà Hà nội là một doanh nghiệp kinh tế mạnh của Nhà nớc
bao gồm 6 Xí nghiệp thành viên với bề dày kinh nghiệm Hà nội đợc thành lập năm
1961 theo quyết định thành lập số 732/UB/TCCQ ngày 10/11/1961 của UBND
Thành phố Hà nội, đến năm 1991 đổi tên là Công ty Tu tạo & Phát triển nhà theo
quyết định số 1301/QĐ/TCCQ ngày 27/7/1991 và quyết định thành lập Công ty số

180/QĐUB ngày 16/1/1993 của UBND Thành phố Hà nội.
Công ty Tu tạo & Phát triển nhà đã và đang đổi mới, vơn lên tầm cao mới
đóng góp to lớn vào việc phát triển đô thị của Thủ đô hà nội nói riêng và cả nớc
nói chung.
- Cho đến nay, Công ty Tu tạo và Phát triển nhà có 1475 cán bộ công nhân
viên, trong đó có 249 cán bộ công nhân viên là nữ.
* Cơ cấu tổ chức Công ty bao gồm:
- Các phòng ban chức năng thuộc cơ quan văn phòng Công ty:
+ Phòng Tổ chức lao động tiền lơng
+ Phòng Tài chính kế toán
+ Phòng Hành chính quản trị
20
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp
+ Phòng Quản lý xây lắp
+ Ban dự án đầu t số 1
+ Ban dự án đầu t số 2
+ Ban dự án đầu t số 3
+ Ban dự án đầu t số 4
+ Ban dự án liên doanh mở rộng Somerset Westlake ( liên doanh với Singapo
xây dựng và khai thác Khu căn hộ cao cấp Somerset Westlake tại 254D
Thuỵ Khuê - BĐ- HN)
- Các xí nghiệp thành viên
+ Xí nghiệp Tu tạo và Phát triển nhà số 13
+ Xí nghiệp Tu tạo và Phát triển nhà số 15
+ Xí nghiệp Tu tạo và Phát triển nhà số 19
+ Xí nghiệp Điện nớc và xây dựng
+ Xí nghiệp thực nghiệm phát triển nhà
+ Xí nghiệp Xây lắp và sản xuất cấu kiện Xây dựng
+ Câu lạc bộ Tân ấp
21

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty
: Sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện. : Quan hệ hỗ trợ
Công ty Tu tạo và Phát triển nhà thuộc Tổng công ty đầu t và phát triển nhà
Hà nội là một doanh nghiệp kinh tế mạnh của Nhà nớc bao gồm 6 xí nghiệp thành
viên với bề dày kinh nghiệm trên 40 năm. Trong suốt quá trình hoạt động của
Công ty, nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo Công ty và tất cả CBCNV trong Công ty
22
Ban giám đốc
công ty
XN tu tạo & PTN
số 13
XN tu tạo & PTN
số 15
XN tu tạo & PTN
số 19
XN điện nước
& xây dựng
XN xây lắp & SX
cấu kiện xd
XN thực nghiệm
ptn
câu lạc bộ tdtt
phòng tcLĐTL
Phòng HCQT
phòng TCKT
phòng khTH
phòng qlxl
các ban dự án
đầu tư số
1,2,3,4 và

Ban DA Liên doanh
mở rộng
nên Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đợc giao. Kết quả hoạt động sản
xuất của Công ty trong những năm vừa qua đã đợc các cấp các nghành đánh giá
cao thể hiện qua những phần thởng xứng đáng:
Huân chơng lao động hạng III : năm 1965
Huân chơng chiến công hạng III : năm 1972
Huân chơng lao động hạng III : năm 1976
Huân chơng lao động hạng III : năm 1981
Huân chơng lao động hạng III : năm 1983
Huân chơng lao động hạng II : năm 1990
Huân chơng lao động hạng II : năm 1995
Đợc Bộ Xây Dựng tặng cờ danh hiệu đơn vị lao động giỏi ngành nghề xây
dựng 1991-1995
II- Tình hình sản xuất của Công ty.
1.Loại hình và khả năng sản xuất :
- Lập dự án xây dựng quần thể chung c cao tầng.
- Giải phóng mặt bằng di dân và xây dựng chung c cao tầng phục vụ tái
định c .
- Sửa chữa nhà nguy hiểm, tu sửa cải tạo, nâng cấp, xây xen, xây mới các
công trình dân dụng, công nghiệp, đờng xá, các công trình hạ tầng. Xây dựng
các công trình dân dụng và các công trình công nghiệp, giao thông đờng bộ,
thuỷ lợi.
- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công
trình điện nớc trang thiết bị nội thất .
- Thiết kế và nhận thầu thi công cấp điện, cấp nớc, tranh trí nội ngoại thất,
thiết kế nhà để bán cho mọi đối tợng.
- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Lập và quản lý, thực hiện các dự án đầu t xây dựng phát triển nhà, khu dân
c và khu đô thị mới.

23
- T vấn đầu t về xây dựng, t vấn và làm dịch vụ về công tác giải phóng mặt
bằng cho các Chủ đầu t trong và ngoài nớc.
- Xây dựng lắp đặt các công trình thể thao, Kinh doanh và dịch vụ thể thao
vui chơi giải trí, khách sạn.
- Môi giới dịch vụ mua bán nhà và xây dựng
2. Điều kiện làm việc :
- Loại hình sản xuất đa dạng và phức tạp.
- Đối với công trình sửa chữa xây dựng thờng phải làm việc trong môi trờng
giao thông chật hẹp, nằm giữa các khu dân c đông đúc nên phơng thức
chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ giới.
- Đối với công trình nhà cao tầng thời gian thi công kéo dài phải đòi hỏi
thiết bị thi công đa dạng, hiện đại lúc đó lực lợng công nhân có trình độ
kỹ thuật cha đáp ứng yêu cầu, công nhân thợ bậc cao thiếu.
- Đáp ứng yêu cầu, công nhân thợ bậc cao thiếu.
3. Thuận lợi :
Cơ cấu tổ chức của Công ty ổn định, Hội đồng BHLĐ của Công ty đợc tổ
chức hoàn thiện, làm việc nề nếp, tự giác và có kế hoạch chỉ đạo cụ thể đến từng
công việc.
Công tác AT- BHLĐ đợc phân cấp cụ thể, bám sát thực tế sản xuất, có quy
chế thởng phạt nghiêm minh.
Ban giám đốc Công ty rất coi trọng công tác ATLĐ luôn đôn đốc và tạo
mọi điều kiện để Hội đồng BHLĐ hoạt động tốt.
Ngoài ra Hội đồng BHLĐ của Công ty còn đợc sự hỗ trợ tích cực và cộng
tác có hiệu quả của các cấp :
- Liên đoàn lao động TP Hà Nội.
- Hội đồng bảo hộ lao động Tổng công ty đầu t và phát triển nhà.
- Sở Y tế Hà nội.
- Sở Lao động thơng binh xã hội.
24

4. Khó khăn và hạn chế :
Do cơ cấu, phơng thức phải thích ứng với nhu cầu của thị trờng nên phát
sinh việc thuê mớn lao động hợp đồng ngắn hạn. Lực lợng này rất hạn chế về kiến
thức ATLĐ, cha hiểu hết tầm quan trọng của công tác AT- BHLĐ nên nguy cơ
xảy ra tai nạn ở lực lợng này rất lớn.
Lần đầu tiên đồng loạt các Xí nghiệp trong Công ty xây dựng nhà cao tầng,
một vài công trình cao tầng đợc 2 Xí nghiệp trong Công ty cùng thi công. Do vậy
việc tổ chức thực hiện An toàn vệ sinh lao động chung trong công trờng còn gặp
nhiều khó khăn.
Do công trình phân tán ở nhiều nơi, nhiều công trình cao tầng xây xen trong
khu dân c chật hẹp vì vậy nguy cơ xảy ra tai nạn lao động lớn.
III.Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ.
Nhận thức đợc vấn đề tạo tâm lý thoải mái cho NLĐ có ảnh hởng rất lớn
đến năng suất, chất lợng sản phẩm mà một trong những yếu tố tạo nên tâm lý đó là
phải làm sao để cho NLĐ luôn cảm thấy An toàn khi lao động trong một môi tr-
ờng vệ sinh. Do đó, ban giám đốc Công ty đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo
ATLĐ-VSLĐ cho NLĐ. Công ty đã thành lập một HĐBHLĐ do Giám đốc ra
quyết định và thành lập các tiểu ban ATLĐ tại xí nghiệp do Giám đốc xí nghiệp
quyết định.
25

×