Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Môn chính sách đối ngoại việt nam ii đề tài lợi ích quốc gia – dân tộc, hòn đá tảng trong hoạch định chính sách đối ngoại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.88 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
======*****======

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II
ĐỀ TÀI: LỢI ÍCH QUỐC GIA – DÂN TỘC, HỊN
ĐÁ TẢNG TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

:
:
:
:

GS. TS. Vũ Dương Huân
Nguyễn Thu Thuỷ
LQT48C1 - 0529
CSĐNVN II (1)

Hà Nội, tháng 01/2021


_________________________________________________________________________

Mục lục


MỞ ĐẦU........................................................................................................................2
I. Khái niệm lợi ích quốc gia - dân tộc....................................................................................2

1. Tranh luận về lợi ích dân tộc.................................................................................................................2
2. Khái niệm lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, lợi ích giai cấp..................................................................4
2.1. Khái niệm lợi ích dân tộc....................................................................................................................4
2.2. Khái niệm lợi ích quốc gia..................................................................................................................5
2.3. Lợi ích giai cấp...................................................................................................................................6
3. Lợi ích quốc gia - dân tộc trong chính sách đối ngoại...........................................................................6

II. Phân loại lợi ích dân tộc.....................................................................................................7

1. Phân loại theo nội dung.........................................................................................................................7
1.1. Lợi ích chính trị - an ninh...................................................................................................................7
1.2. Lợi ích kinh tế.....................................................................................................................................7
1.3. Lợi ích văn hoá – xã hội.......................................................................................................................8
2. Phân loại theo tầm quan trọng..............................................................................................................8
2.1. Lợi ích sống cịn..................................................................................................................................8
2.2. Lợi ích thiết yếu..................................................................................................................................9
2.3 Lợi ích thơng thường...........................................................................................................................9
3. Phân loại theo thời gian.........................................................................................................................9

III. Xác định lợi ích quốc gia....................................................................................................10
1. Nhân tố địa lý.......................................................................................................................................10
2. Nhân tố thực lực quốc gia...................................................................................................................10
3. Bối cảnh quốc tế..................................................................................................................................11
4. Yêu cầu của đất nước..........................................................................................................................11

IV. Lợi ích quốc gia – dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam........................................11
1. Tình hình Việt Nam từ 1986 đến nay...................................................................................................11

1.1. Giai đoạn 1986 - 2000.......................................................................................................................11
1.2. Giai đoạn 2001 đến nay....................................................................................................................12
2. Lợi ích quốc gia – dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam.........................................................13
2.1. Lợi ích quốc gia – dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000.................13
2.2. Lợi ích quốc gia – dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay...............15

KẾT LUẬN.....................................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19

3


_________________________________________________________________________

MỞ ĐẦU
Chính sách đối ngoại là những chiến lược, mục tiêu và hành động mà
một quốc gia thực hiện trong quan hệ với các quốc gia khác. Chính vì vậy, nó
khơng chỉ đóng vai trị đặc biệt với một quốc gia mà cịn tác động khơng nhỏ
đến cục diện chính trị thế giới. Vấn đề về lợi ích quốc gia - dân tộc trong
chính sách đối ngoại của quốc gia đã được nhận thức từ lâu trong lịch sử. Đây
là vấn đề tối hệ trọng của mỗi quốc gia trong q trình hoạch định, thực thi
chiến lược, chính sách phát triển, bảo vệ đất nước và hợp tác quốc tế. Hầu hết
các nước trên thế giới khi thực hiện chính sách đối ngoại đều nhấn mạnh đến
lợi ích quốc gia – dân tộc. Đối với nước ta, lợi ích quốc gia dân tộc đặc biệt
được coi trọng, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
I. Khái niệm lợi ích quốc gia - dân tộc
1. Tranh luận về lợi ích dân tộc
Trong giới nghiên cứu chính trị quốc tế, nhận thức về lợi ích dân tộc rất
khác nhau. Việc hình thành lợi ích dân tộc ở mỗi quốc gia lại khác nhau, là
quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp của việc kết hợp nhiều nhân tố khác nhau

như chính trị, kinh tế, văn hố,…
Hai trường phái hàng đầu, có ảnh hưởng trong nghiên cứu chính trị
quốc tế: chủ nghĩa hiện thực chính trị và chủ nghĩa tự do đưa ra những quan
điểm khác nhau về lợi ích dân tộc. Đầu tiên là quan điểm của trường phái chủ
nghĩa hiện thực chính trị. Hans Morgenthau cho rằng: “tiêu chí chính để giúp
chủ nghĩa hiện thực chính trị tìm được hướng đi trong chính trị quốc tế là khái
niệm “lợi ích” được định nghĩa bằng quyền lực. Khái niệm này tạo ra mắt
xích giữa sự lập luận để hiếu về chính trị quốc tế và những thực tế cần phải
hiểu”1. Trong chính sách đối ngoại của bất kì quốc gia nào, lợi ích dân tộc
chính là hịn đá tảng, nhân tố cực kì quan trọng trong việc hoạch định chính
sách đối ngoại. Ơng cũng cho rằng: Lợi ích dân tộc là thực thể khách quan,
được hình thành dựa trên cơ sở đặc thù của địa chính trị, sự phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội và bản chất mơi trường quốc tế. Nó chính là cơ sở bền vững
của chính sách quốc tế của quốc gia. Những nhân tố như tình hình địa chính
trị, mơi trường xung quanh, bản chất các mối đe doạ, thách thức mà quốc gia
đang đối mặt cũng như truyền thống văn hoá-xã hội của dân tộc, cấu trúc đặc
thù của ngoại thương của quốc gia không thay đổi hàng ngày và không phụ
thuộc vào ý muốn, hoặc mong muốn của Quân vương.2 Nhận thức của trường
1

Học viện Quan hệ quốc tế : Lý luận quan hệ quốc tế, HN-2007, quyển 1, tr.33.
P.A.Sưgancov: Lý luận quan hệ quốc tế, Nxb. Garodariki, Matxcova 2005,tr.289-290 ( Tiếng Nga).

2

4


_________________________________________________________________________


phái chủ nghĩa chính trị hiện thực cơ bản được nhất trí cao bởi các nhà nghiên
cứu ở Liên bang Nga. Giáo sư K.X. Gagiev có cùng nhận định với Hans
Morgenthau, cho rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định chính
sách đối ngoại và được biểu hiện tập trung qua quan điểm lợi ích dân tộc 3. Vai
trị của lợi ích dân tộc được khẳng định lần nữa bởi một nhà nghiên cứu khác:
Hồn tồn khơng có cơ sở và quá vội vàng để toan tính việc xố bỏ ý nghĩa
khái niệm lợi ích dân tộc như một cơng cụ phân tích và chuẩn mực chính sách
đối ngoại quốc gia.4 Giữa thế kỷ 19, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Quốc nói về ý
nghĩa của lợi ích dân tộc: Chỉ có lợi ích là vĩnh viễn, khơng có kẻ thù vĩnh
viễn, cũng khơng có đồng minh vĩnh viễn.5
Khác với trường phái chủ nghĩa hiện thực chính trị, trường phái chủ
nghĩa tự do cho rằng quyền lực quốc gia đang bị xói mịn bởi các chủ thể
xun quốc gia, nhất là các cơng ty đa quốc gia. Lợi ích quốc gia không được
sử dụng với tư cách là chuẩn mực để đánh giá chính sách đối ngoại, phân tích
chính sách đối ngoại. Họ cho rằng ngôn ngữ, tôn giáo và giá trị lịch sử, văn
hoá là cơ sở thống nhất dân tộc, là bản sắc dân tộc và là động lực thúc đẩy
quan hệ quốc gia.
Ở trong những điều kiện nhất định, lợi ích quốc gia mới tồn tại được:
lợi ích quốc gia, các vấn đề tồn cầu phải được công nhận là quy phạm đạo
đức và khi bảo vệ chủ quyền, gắn liền là mong muốn quốc gia lớn mạnh trong
điều kiện sự lệ thuộc lẫn nhau mất dần ý nghĩa. Bên cạnh những nhà nghiên
cứu theo trường phái chủ nghĩa hiện thực chính trị, ở Liên bang Nga cũng có
những học giả đứng trên quan điểm chủ nghĩa tự do. Do hậu quả trong quá
khứ ở nước Nga đương đại, việc hình thành nền dân chủ là nguy hiểm và khái
niệm “lợi ích dân tộc” khơng được chấp nhận. Họ cho rằng lợi ích dân tộc chỉ
có thể áp dụng ở phương Tây, bác bỏ giá trị của lợi ích dân tộc. Nó đã được
đánh giá q cao, nó khơng phái là một khái niệm rõ ràng.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lý luận quan hệ quốc tế cịn q mới mẻ,
việc nghiên cứu về lợi ích dân tộc chưa nhiều. Vai trị cơng cụ phân tích và
nhân tố cơ bản hoạch định chính sách đối ngoại của khái niệm “lợi ích dân

tộc” đã được thừa nhận trong các văn kiện của Đảng và các cơng trình nghiên
cứu của học giả Việt Nam6.
3

K. X. Gagiev: Nhập môn địa chính trị, Nxb. Golos, Matxcova 2001, tr. 361 ( Tiếng Nga).
P.A, Sưgancov: Sdd., tr. 295.
5
Trần Triều, Hồ Lê Trung: Thập đại tùng thư- 10 nhà ngoại giao lớn thế giới, Nxb. Văn Hố -Thơng tin HN
2003, tr.70.
4

5


_________________________________________________________________________

2. Khái niệm lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, lợi ích giai cấp
2.1. Khái niệm lợi ích dân tộc
Dân tộc là cộng đồng xã hội – tộc người tương đối ổn định, bền vững,
được thành lập trong lịch sử, bao gồm những cá nhân, nhóm, tập đồn, cộng
đồng người… có quan hệ cộng đồng thường xuyên, trực tiếp về các mặt: ngôn
ngữ, lãnh thổ, không gian kinh tế và sinh hoạt kinh tế, nhà nước và pháp luật,
bản sắc văn hóa, tâm lý tính cách, do đó có quan hệ cộng đồng về những lợi
ích có tính lịch sử, những lợi ích dân tộc 7. Lợi ích dân tộc là một trong những
yếu tố cơ bản nhất, là cơ sở và động lực của sự phát triển của các dân tộc.
Các học giả đã đưa ra nhiều định nghĩa về lợi ích dân tộc. Theo
G.Rodenao, một người theo chủ nghĩa hiện thực chính trị, định nghĩa dân tộc
khơng bao giờ có thể khác được, ngồi là hệ thống các kết luận xuất phát từ
sự phân tích và hệ thống các giá trị của chính sách8.
Từ định nghĩa nêu trên, khái niệm lợi ích dân tộc là một khái niệm có

nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả bao hàm trong đó tất cả những gì tạo
thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc
gia dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc lập, lãnh thổ toàn vẹn; cho sự phát
triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật
chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự
nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc
gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trị, uy tín quốc tế của quốc gia dân tộc9.
Lợi ích dân tộc bao gồm những nhân tố tự nhiên: đất đai, sông hồ, biển
đảo, tài nguyên,… và những điều kiện xã hội: truyền thống, văn hoá, lịch sử,
dân cư,…Trong những nhân tố này, có những nhân tố mang giá trị lâu dài,
vĩnh cửu, bất biến; có những nhân tố chỉ tồn tại trong thời gian nhất định, dễ
thay đổi. Vì vậy, lợi ích dân tộc khơng bất biến mà thay đổi theo từng hồn
cảnh cụ thể. Nó khơng phải những mong muốn, áp đặt chủ quan mà là những
yếu tố, quan hệ khách quan hình thành trong lịch sử cần được nhận thức và xử
lý đúng đắn.
2.2. Khái niệm lợi ích quốc gia
Trong chính sách đối ngoại lẫn trong quá trịnh vận hành của một quốc
gia, từ lâu lợi ích quốc gia đã là một nội dung quan trọng. Các nhà chính
6

Nghị quyết 13/ BCT 20/5/1988; Nguyễn Đình Ln: Lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế, Đề tài NCKH
cấp cơ sở, 2004 ; Đoàn Văn Thắng: Quan hệ quốc tế. Các phương pháp tiếp cận,Nxb Thống Kê,HN 2003.
77
GS, TS Trần Hữu Tiến: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 11-2014
8
K.X. Gagiev: Sdd., tr. 362.
9
GS, TS Trần Hữu Tiến: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 11-2014

6



_________________________________________________________________________

khách, học giả đã sử dụng thường xuyên thuật ngữ này, đặc biệt từ khi khái
niệm về “quốc gia – dân tộc” – một chủ thể trong quan hệ quốc tế - được hình
thành10.
Đến tận năm 1935, khái niệm lợi ích quốc gia mới chính thức được sử dụng
như một thuật ngữ khoa học đầu tiên trong giới khoa học. Cuốn “The
International Relations Dictionary” xuất bản ở Mỹ đưa ra khái niệm về lợi ích
quốc gia: Đây là khái niệm mang tính khái quát cao bao gồm những nhu cầu
sống còn của một quốc gia: tự bảo vệ, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh
quân sự và thịnh vượng về kinh tế. Nó là mục tiêu cơ bản và là nhân tố quyết
định cuối cùng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại 11. Vào năm 1953,
viện nghiên cứu Brooking giải thích về khái niệm lợi ích quốc gia: “Lợi ích
quốc gia là mục tiêu phổ quát và xuyên suốt cho mọi hành động của một quốc
gia”12
Lerch và Said cũng có cùng ý kiến, cho rằng lợi ích quốc gia là “tất cả các
mục tiêu chung dài hạn và xuyên suốt mà một quốc gia, nhà nước, chính phủ
xem mình là người phục vụ”13.
Các nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam cũng đưa ra nhiều nhận định về
lợi ích quốc gia. Trong cuốn “Từ điển Thuật ngữ Ngoại giao Việt - Anh –
Pháp” do Tiến sỹ Dương Văn Quảng, Tiến sỹ Vũ Văn Huân chủ biên, lợi ích
quốc gia được định nghĩa rằng: “lợi ích chung của cộng đồng những người
sống trên một đất nước, có chung nguồn gốc, lịch sử, phong tục, tập quán và
phần nhiều còn chung cả tiếng nói, chữ viết” 14. Tiến sỹ Nguyễn Đình Luân
cho rằng toàn bộ những nhu cầu tồn vong và phát triển của quốc gia đã được
nhận thức và biến thành mục tiêu của chính sách đối ngoại trong quan hệ với
thế giới còn lạỉ ở mỗi thời kỳ nhất định là lợi ích quốc gia 15. Một định nghĩa
khác về lợi ích quốc gia được đưa ra bởi tác giả Đồn Văn Thắng: “Việc xác

định lợi ích quốc gia là vấn đề mấu chốt trong hoạch định và thực hiện chính
sách đối ngoại, cũng là điểm mấu chốt để đánh giá bản chất giai cấp và khả
năng ảnh hưởng của một chính quyền. Lợi ích quốc gia thể hiện ở nhu cầu,
Neucheterlin, D., National Interest and Foreign Policiy: A Conceptual Framework for Analysis and
Decision-Making, Vol. 2, No. 3, British Journal of International Studies. 1976, p.246
11
Jack C. Plano, Roy Olton, The International Relations Dictionary, California: ABC-CLIO Santa Barbarra,
Third Editions, 1982, p.9
12
Brooking Institue, Major Problems of United States’ Foreign Policy, The Brooking Instituation,
Washington D.C, 1953.
13
Lerche C., Said A., Concepts of International Politics, New Jersay: Prentice-Hall, 1963.
14
TS. Dương Văn Quảng, TS. Vũ Dương Huân: Từ điển Thuật ngữ Ngoại giao Việt – Anh – Pháp, Nxb. Thế
giới, H.2002, tr.63.
15
Nguyễn Đình Luân: Sdd., tr.8
10

7


_________________________________________________________________________

mục tiêu mà một quốc gia theo đuổi thực hiện ở trong nước cũng như trong
quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế”16.
Theo quan điểm của Việt Nam, “lợi ích quốc gia” hay “lợi ích dân tộc”
là khái niệm đồng nghĩa. Vì khi nói đến quốc gia dân tộc là nói đến chủ thể
thực sự trên trường quốc tế, đại diện cho dân tộc trên trường quốc tế chính là

quốc gia. Lợi ích quốc gia - dân tộc là tồn bộ những lợi ích mà nhân dân ta
có được, giành được, phát triển và giữ gìn trong q trình xây dựng và bảo vệ
đất nước; là tồn bộ những nhu cầu sống còn và phát triển quốc gia; là cơng
cụ cực kỳ quan trọng trong phân tích, hoạch định chính sách đối ngoại.
2.3. Lợi ích giai cấp
Trong lợi ích dân tộc có những yếu tố mang tính giai cấp. Nhà nước,
luật pháp, những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội trong xã hội có giai cấp đều
mang tính giai cấp. Lợi ích dân tộc trong mỗi thời đại lịch sử lại gắn với một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định mà cơ sở của nó là một kết cấu giai cấp
nhất định.
Giai cấp là một bộ phận của dân tộc, tuy nhiên không phải lúc nào lợi ích gia
cấp cũng phù hợp, thống nhất với lợi ích dân tộc. Do địa vị, lợi ích khác nhau
nên thái độ xử lý vấn đề về lợi ích dân tộc của các giai cấp cũng khác nhau,
đặc biệt trong lúc lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp mâu thuẫn với nhau. Không
phải lúc nào nhân dân và giới cầm quyền cũng có quan niệm giống nhau về
bản chất lợi ích dân tộc. Các lợi ích dân tộc chân chính, chính đáng tự bản
thân chúng khơng mâu thuẫn, đối lập với nhau. Vì vậy, cần giải quyết đúng
đắn các mâu thuẫn để tạo nên sự phù hợp giữa lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc
và lợi ích giai cấp.
3. Lợi ích quốc gia - dân tộc trong chính sách đối ngoại
Lợi ích quốc gia là nội dung quan trọng trong các lý thuyết chủ đạo của
quan hệ quốc tế, đóng vai trị chủ đạo trong q trình hoạch định chính sách
đối ngoại của một quốc gia. Cần xác định đúng lợi ích quốc gia chân chính để
hoạch định, triển khai chính sách đối ngoại. Để xác định và đạt được lợi ích
quốc gia, mỗi quốc lại có những phương pháp, cách thức khác nhau. Nhìn
chung, các quốc gia đều muốn nâng tầm ảnh hưởng của mình đối với thế giới
và sẽ kiên trì theo đuổi nó 17. Khái niệm “lợi ích quốc gia” đã thể hiện tính đa
dạng của mình trong từng trường hợp, bối cảnh cụ thể. Nó ln giữ vững vị
16


Đồn Văn Thắng: Sdd., tr.75-76.
Randall L.Schweller, Deadly Imbalance: Tripolarity and Hitlers Strategy of Word Conquest, Columbia
University Press, New York, 1998, p.18-26
17

8


_________________________________________________________________________

trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại bởi chính tư duy duy lý cùng sự phức
tạp của nền chính trị toàn cầu.
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, các quốc gia đều theo
đuổi lợi ích quốc gia, vốn là mục tiêu hướng đến của mọi hoạt động quốc gia
trong cả hai lĩnh vực đối nội và đối ngoại, gồm nhiều nội dung, trong đó bao
gồm bộ phận cốt yếu thể hiện rõ lợi ích quốc gia là độc lập dân tộc và chủ
quyền quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, vai trị và vị trí của lợi ích quốc gia
được khẳng định rất rõ: đây là nhân tố quan trọng, toàn bộ mọi hoạt động của
quốc gia đều hướng đến việc xác định và bảo vệ lợi ích quốc gia.
II. Phân loại lợi ích dân tộc
Đây là một cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố. Lợi ích dân tộc được phân
loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: nội dung, tầm quan trọng của lợi ích, thời
gian,…
1. Phân loại theo nội dung
1.1. Lợi ích chính trị - an ninh
Theo Lenin, trong khi sai lầm về kinh tế chỉ dẫn đến đói nghèo nhất thời,
sai lầm về chính trị có thể dẫn dân tộc đến những hậu quả thảm khốc, phải đối
mặt với những cuộc chiến tranh khốc liệt bởi chính trị liên quan đến hàng
triệu con người. Độc lập về chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề
cốt lõi của chính trị, quyết định đến vận mệnh của quốc gia. Đây là những lợi

ích tối thượng, thiêng liêng của bất kỳ quốc gia nào. Lợi ích chính trị - an
ninh được thể hiện qua các nội dung18:
- Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia
- Sự toàn vẹn lãnh thổ;
- Sự an tồn của thể chế hợp hiến;
- Vị trí, vai trị trong nền chính trị thế giới.
1.2. Lợi ích kinh tế
Sau các sự kiện chính trị đều có yếu tố kinh tế. Kinh tế là nhân tố vô cùng
quan trọng để phát triển quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh xu tồn cầu hố.
Mỗi quốc gia đều ưu tiên phát triển kinh tế để xây dựng đất nước. Đem lại sự
tịnh vượng cho quốc gia, cho nhân dân là lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia 19.
Nó bao gồm các nhân tố sau:
18

 PGS. TS. Vũ Dương Huân: Một sô vấn đề QHQT,CSĐN và Ngoại giao Việt Nam, Nxb. Chính trị-Hành
chính, Hà Nội, 2009, tập 1, tr. 147-160.      
19
PGS. TS. Vũ Dương Huân: Một sô vấn đề QHQT,CSĐN và Ngoại giao Việt Nam, Nxb. Chính trị-Hành
chính, Hà Nội, 2009, tập 1, tr. 147-160. 

9


_________________________________________________________________________

- Chủ quyền về tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản, thương mại, thuế quan,
tài chính..;
- Mức độ về số lượng, chất lượng cụ thể của sự phát triển lực lượng sản
xuất, năng suất lao động của khu vực và thế giới;
- GDP chung của quốc gia và tính theo đầu nguời trong so sánh với khu

vực và thế giới.20
1.3. Lợi ích văn hoá – xã hội
Văn hoá – xã hội là một trong những nội dung quan trọng thuộc lợi ích dân
tộc. Nó là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử. Văn kiện Đại hội VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận
định: “Văn hoá vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Mỗi dân tộc lại có bản sắc văn
hố của riêng mình, dù có giao lưu, ảnh hưởng bởi các nên văn hố khác
trong q trình hội nhập thì bản sắc riêng của dân tộc không bao giờ mất đi.
Đây chính là cội nguồn sức mạnh của một dân tộc. Nội dung văn hoá – xã hội
được thể hiện qua các nhân tố:
- Bản sắc văn hoá dân tộc;
- Mức độ bình đẳng giữa các dân tộc, nhóm xã hội;
- Chất lượng cuộc sống, trình độ dân chủ và tự do của công dân.
2. Phân loại theo tầm quan trọng
Thơng thường, lợi ích quốc gia được phân loại theo tầm quan trọng bao gồm
những loại sau: lợi ích sống cịn, lợi ích thiết yếu hay lợi ích quan trọng và lợi
ích thơng thường
2.1. Lợi ích sống cịn
Trong Chiến lược An ninh quốc gia năm 1999, Báo cáo đánh giá quốc
phòng thường kỳ 30/9/2001, chính quyền Mỹ đã xác định lợi ích sống cịn là
những lợi ích liên quan đến sự tồn vong, an ninh và sinh tồn của nước Mỹ. Cụ
thể là đảm bảo an ninh và quyền tự do hành động của Mỹ; là chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và tự do của nước Mỹ; sự an tồn của cơng dân Mỹ ở trong nước
và nước ngoài; bảo vệ cơ sở hạ tầng của Mỹ và của đồng minh. Nếu lợi ích
trên bị đe doạ, Mỹ sẽ dùng mọi biện pháp kể cả quân sự đơn phương khi cần
thiết21.
20

Nguyễn Đình Luân: Sdd., tr.11.

PGS. TS. Vũ Dương Huân: Một sô vấn đề QHQT,CSĐN và Ngoại giao Việt Nam, Nxb. Chính trị-Hành
chính, Hà Nội, 2009, tập 1, tr. 147-160. 
21

10


_________________________________________________________________________

Theo các chuyên gia thuộc Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phịng ở
Liên bang Nga, lợi ích sống cịn của nước Nga đối với các nước thuộc Liên
Xơ cũ là những lợi ích mà quốc gia phải sẵn sàng bảo vệ bằng mọi phương
tiện, kể cả quân sự. Cũng giống lợi ích sống cịn của nước Mỹ, lợi ích sống
còn của Nga bao gồm đảm bảo tự do, tăng trưởng phúc lợi của nhân dân Nga,
toàn vẹn lãnh thổ, độc lập của nước Nga. Ngồi ra cịn có thêm những nội
dung khác: ngăn chặn sự thống trị, đặc biệt về mặt quân sự - chính trị của
những cường quốc khác trên lãnh thổ Liên Xô cũ; ngăn chặn việc hình thành
trên thế giới các liên minh chống lại nước Nga, kể cả việc trả đũa lại những
hành động của Liên bang Nga trên lãnh thổ Liên Xô cũ…
2.2. Lợi ích thiết yếu
Đối với nước Mỹ, lợi ích thiết yếu khơng xác định sự sống cịn của đất
nước, tuy nhiên vẫn ảnh hưởng đến sự phồn vinh quốc gia và đặc điểm thế
giới trong đó có nước Mỹ. Lợi ích thiết yếu bao gồm tôn trọng những cam kết
quốc tế bao gồm an ninh và thịnh vượng của các đồng minh và bạn bè; ngăn
chặn sự thống trị của kẻ thù đối với những khu vực quan trọng như châu Âu,
Đông Bắc Á, Trung Đông và Tây Nam Á; hồ bình ổn định ở Tây bán cầu.
Khác với nước Mỹ, lợi ích thiết yếu của nước Nga được xác định là
đảm bảo sự tiếp cận các thị trường nguyên, nhiên liệu, lao động, hàng hoá của
các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, đặc biệt là dầu lửa khu vực Biển Caxpia; xây
dựng các điều kiện chính trị, kinh tế, luật pháp cần thiết cho việc triển khai

các chính sách trên; cùng sử dụng biên giới, lãnh thổ và một phần tiềm lực
quốc phòng các quốc gia láng giềng (theo thoả thuận) nhằm ngăn chặn việc
xuất hiện sự đe doạ quân sự đối với nước Nga, bất ổn nội bộ do tội phạm
bn bản ma tuy, vũ khí ngun liệu hạt nhân lưỡng tiện; sử dụng tiềm năng
chính trị, kinh tế, quân sự và các tiềm năng khác của các nước thuộc Liên Xô
cũ để củng cố (trong trường hợp xây dựng đưộc quan hệ liên minh gần gũi) vị
trí chính trị quốc tề của nước Nga và các nước đó.22
2.3 Lợi ích thơng thường
Khả năng tồn tại, phát triển bền vững và sức sản xuất của nền kinh tế
toàn cầu; an ninh của vùng biển, vùng trời, không gian và các tuyến thông tin
liên lạc quốc tế; quyền tiếp cận các thị trường chủ chốt và những nguồn tài
nguyên chiến lược được xác định là lợi ích thơng thường của nước Mỹ.
22

PGS. TS. Vũ Dương Huân: Một sô vấn đề QHQT,CSĐN và Ngoại giao Việt Nam, Nxb. Chính trị-Hành
chính, Hà Nội, 2009, tập 1, tr. 147-160. 

11


_________________________________________________________________________

Đối với nước Nga, lợi ích ít quan trọng bao gồm đảm bảo phát triển dân
chủ các quốc gia liền kề, củng cố cấu trúc nhiều mặt của Cộng đồng các quốc
gia độc lập23.
3. Phân loại theo thời gian
Bên cạnh những tiêu chí trên, học giả người Mỹ Holsti cịn đề nghị gọi
lợi ích dân tộc là nhiệm vụ đối ngoại trong một khoàng thời gian, được phân
thành ba loại: cơ bản, lâu dài và trung hạn. Theo tác giả này, nhiệm vụ cơ bản
là nhiệm vụ liên quan đến sự sống còn của quốc gia, độc lập, chủ quyền, toàn

vẹn lãnh thổ và sự phồn vinh của nhân dân. Phát triển quan hệ quốc tế vì tiến
bộ kinh tế là nhiệm vụ trung hạn. Luật lệ hệ thống tổ chức quốc tế và luật lệ
quan hệ giữa các quốc gia có liên quan đến nhiệm vụ lâu dài.
III. Xác định lợi ích quốc gia
Việc xác định lợi ích quốc gia – dân tộc bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách
quan và chủ quan khác nhau.
1. Nhân tố địa lý
Nhân tố địa lý bao gồm vị trí địa lý, dân số, vị trí địa chiến lược, tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu, địa hình,… Đây là những nhân tố ít thay đổi, có
ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và phát triển quốc gia, đóng vai trị khá quan
trọng trong việc xác định lợi ích quốc gia – dân tộc. Vị trí địa lý tạo ra vị trí
địa chiến lược của quốc gia. Khi quốc gia nằm ở vị trí địa chiến lược, tầm
quan trọng của quốc gia được tăng cường đồng thời cũng dễ bị các cường
quốc nhịm ngó. Thực tế lịch sử đã chứng minh, các nước kề cận với các
cường quốc, ở vùng đệm giữa các cường quốc, vấn đề an ninh quốc gia vô
cùng phức tạp, khó tránh khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột. Ví dụ, Việt
Nam nằm ở vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, gần đường biển,
đường hàng hải không quốc tế, đây là vị trí địa chiến lược nên trong lịch sử,
nhiều lần Việt Nam bị nước lớn xâm lược. Tài nguyên thiên nhiên nói lên
điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi của quốc gia để phát triển. Nhật Bản
là một nước ít tài nguyên, nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, chịu nhiều
thiên tai nên quốc gia này vô cùng coi trọng nguồn nguyên nhiên liệu từ bên
ngoài.24
2. Nhân tố thực lực quốc gia
23

Chiến lược cho nước Nga-Chương trình nghị sự cho Tổng thống năm 2000 ( Tiếng Nga).
PGS. TS. Vũ Dương Huân: Một sô vấn đề QHQT,CSĐN và Ngoại giao Việt Nam, Nxb. Chính trị-Hành
chính, Hà Nội, 2009, tập 1, tr. 147-160. 
24


12


_________________________________________________________________________

Thực lực quốc gia, vị trí quốc gia trên bàn cờ chính trị thế giới là một
nhân tố rất quan trọng để xác định lợi ích quốc gia. Bên cạnh sức mạnh cứng
như trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, sức mạnh quân
sự,.. cũng cần phân tích đến sức mạnh mềm gồm văn hố, truyền thống dân
tộc,… bởi bản sắc văn hố chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc. Đây đều
là những yếu tố liên quan chặt chẽ đến việc xác định và hiện thực hố lợi ích
dân tộc.25
3. Bối cảnh quốc tế
Mỗi quốc gia là một bộ phận không thể tách rời của thế giới. Cần nắm
bắt đặc điểm tình hình thế giới, dự đoán được xu hướng phát triển của thế
giới, từ đó nhận ra được những thuận lợi và khó khăn để xác định đúng yêu
cầu đối với đất nước, mục tiêu quốc gia và lợi ích quốc gia – dân tộc. Cần đặc
biệt lưu ý cơ cấu quốc tế cũng như trật tự thế giới.
4. Yêu cầu của đất nước
Mỗi giai đoạn của lịch sử lại yêu cầu quốc gia có những nhiệm vụ ưu
tiên, nhiệm vụ trọng tâm khác nhau. Lợi ích quốc gia là phục vụ nhiệm vụ
trọng tâm đó.
Cần xác định đúng lợi ích quốc gia – dân tộc, phân loại lợi ích sống
cịn, lợi ích thiết yếu hay lợi ích thông thường trên cơ sở các nhân tố kể trên.
Trong quá trình nghiên cứu những nhân tố tác động đến lợi ích quốc gia cũng
như xác định lợi ích quốc gia, bao giờ cũng có yếu tố chủ quan. Trong lịch sử
đã xuất hiện nhiều trường hợp xác định khơng đúng lợi ích dân tộc chính
đáng. Cần nghiên cứu cẩn thận, tránh xác định khơng đúng lợi ích quốc gia.
IV. Lợi ích quốc gia – dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam

1. Tình hình Việt Nam từ 1986 đến nay
1.1. Giai đoạn 1986 - 2000
Trong giai đoạn 1986 – 2000, nhờ quá trình “khu vực hố”, “tồn cầu
hố” cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, quan hệ đối
ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nhờ những chính sách “Đổi
mới” phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và tình hình đất nước, Việt
Nam đã cải thiện dần các mối quan hệ đa phương và song phương với một số
nước, từ đó mở ra cơ hội bình thường hố quan hệ với các nước, mở rộng thị
trường, tham gia sâu hơn vào sự phân cơng lao động quốc tế. Bên cạnh đó,
25

PGS. TS. Vũ Dương Huân: Một sô vấn đề QHQT,CSĐN và Ngoại giao Việt Nam, Nxb. Chính trị-Hành
chính, Hà Nội, 2009, tập 1, tr. 147-160. 

13


_________________________________________________________________________

Việt Nam cũng nỗ lực thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật nước ngoài, học hỏi
thêm kinh nghiệm từ những nước phát triển hơn.
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế có những
chuyển biến tích cực: nền kinh tế thị trường nhiều thành phần bước đầu được
hình thành, nguồn lực sản xuất của xã hội được phát huy tốt hơn, tốc độ lạm
phát được kìm chế, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện,…
Bên cạnh nền kinh tế ngày càng phát triển, tình hình chính trị của Việt Nam
dần ổn định, quốc phòng và an ninh được đảm bảo, từng bước phá thế bao
vây cấm vận, quan hệ quốc tế được mở rộng, tạo ra môi trường thuận lợi hơn
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước 26. Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt
Nam thực hiện thắng lợi giữ vững hồ bình, dựa vào việc tranh thủ điều kiện

quốc tế thuận lợi để tập trung sức mạnh đất nước. Mối quan hệ với Liên Xô,
các nước Đông Âu, Lào và Campuchia được kịp thời đổi mới. Ngoài ra, Việt
Nam còn mở rộng quan hệ nhiều mặt với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và
nhiều nước độc lập dân tộc khác. Quan hệ với Trung Quốc tiếp tục kiên trì
thúc đẩy bình thường hố quan hệ và từng bước phát triển với Mỹ.
1.2. Giai đoạn 2001 đến nay
Cục diện kinh tế - chính trị thế giới có nhiều biến động, tạo ra nhiều
thuận lợi để Việt Nam phát triển đất nước đồng thời xuất hiện nhiều khó
khăn, thách thức. Tuy nhiên, nước ta vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Trong lĩnh vực kinh tế, nền công nghiệp đạt được nhiều thành tích:
“Nếu so với năm 1990, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 tăng gấp 6,5
lần”27. Thành tựu nổi bật phải kể đến thành tựu của nền nông nghiệp, đảm bảo
an ninh lương thực cho người dân và đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Từ một nước nơng nghiệp
thuộc nhóm nghèo nhất thế giới với mức GDP bình quân đầu người là 98
USD, Việt Nam đã phát triển hơn, gia nhập nhóm các quốc gia có mức thu
nhập bình đầu người trung bình thấp vào năm 2011. Năm 2013, GDP bình
quân đầu người đạt mức 1910 USD, cao gấp gần 7 lần so với năm 2000 và 9,5
lần năm 1986. Từ mức trên 85% dân số năm 1993, tỷ lệ nghèo giảm xuống
còn khoảng 13% năm 2013 và tình trạng nghèo cùng cực gần như biến mất28.
TS. Bùi Văn Hùng, Ngoại giao Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB. Tư pháp, Hà
Nội, 2011, tr. 32.
27
Một vài nét về kinh tế - xã hội Việt Nam, đăng trên trang Cổng thơng tin điện tử Chính phủ nước Cộng hồ
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
28
PGS. TS. Trần Đình Thiên, ThS. Chu Minh Hội, Đánh giá thành tựu 30 năm đổi mới và định vị kinh tế
Việt Nam
26


14


_________________________________________________________________________

Trong lĩnh vực giáo dục – y tế, Việt Nam đạt được nhiều sự thay đổi
tích cực. Quy mơ, loại hình trường lớp, cấp bậc học được đa dạng hố, nạn
mù chữ được xố bỏ, có nhiều người có cơ hội được phổ cập giáo dục hơn:
“Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học; dự tính đến cuối năm 2010, hầu hết các tỉnh, thành sẽ đạt chuẩn
phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ
đã tăng từ 84% cuối những năm 1980 lên 90,3% năm 2007. Từ năm 2006 đến
nay, trung bình hằng năm quy mơ đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng 10%;
cao đẳng và đại học tăng 7,4%. Năm 2009, trên 1,3 triệu sinh viên nghèo
được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi để theo học” 29.
Vấn đề chăm sóc sức khoẻ của người dân được quan tâm, công tác chăm sóc
sức khoẻ nhân dân được chú trọng, có những tiến bộ rõ rệt. Vì vậy, chỉ số
phát triển con người (HDI) của nước ta ngày càng tăng: “từ 0,561 năm 1985
lần lượt tăng lên 0,599 năm 1990; 0,647 năm 1995; 0,690 năm 2000; 0,715
năm 2005 và 0,725 năm 2000.”30
2. Lợi ích quốc gia – dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam
2.1. Lợi ích quốc gia – dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn
1986 – 2000
Bước vào thời kỳ Đổi mới, Việt Nam đứng trước tình cảnh vơ cùng khó
khăn: khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng , kéo dài trong nước; thế bao
vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bị cơ lập về chính
trị, sự tồn vong của đất nước bị đe doạ. Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ diễn ra nhanh chóng, xu thế khu vực hố và tồn cầu hoá
nổi lên, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi và đặt ra nhiều thách thức cho các quốc
gia trong đó có Việt Nam31. Cuộc chiến tranh lạnh đi vào hồi kết thúc, trật tự

thế giới hai cực bị phá vỡ, nổi lên nhiều cường quốc mới, xu thế phát triển
chung của thế giới là hồ bình và hợp tác. Trước tình cảnh khó khăn của đất
nước và tình hình thế giới phức tạp, tồn tại trong trạng thái vừa thống nhất
vừa đấu tranh, địi hỏi tư duy tồn diện về thế giới, đường lối chính sách đối
nội, đối ngoại đúng đắn để mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, bổ
sung và ngày càng hoàn thiện nền kinh tế.
ThS. Đỗ Thị Thảo, ThS. Nguyễn Thị Phong Lan, “Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay”, đăng ngày 31/5/2013, trên trang Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh.
30
Phạm Xuân Nam, “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong mơ hình phát triển
của Việt Nam ở thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 – 2010, tr. 10.
31
Nguyễn Dy Niên, “Chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới”, Tạp chí Cộng sản,
Số 17, 2005, tr. 30.
29

15


_________________________________________________________________________

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã mở ra bước ngoặt
trong quá trình phát triển đất nước, quá trình đổi mới tư duy trong lĩnh vực
đối ngoại, bao gồm việc xác định lại lợi ích quốc gia – dân tộc trong thời kỳ
đổi mới: “ Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại,
nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là
với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội
chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học
- kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các

tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngồi trên ngun tắc bình đẳng cùng có
lợi”32. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khố VI năm 1988 cũng khẳng định:
“ Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hịa
bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế ”33.
Xu thế hồ hỗn trong quan hệ quốc tế, q trình quốc tế hoá các lực
lượng sản xuất và hợp tác kinh tế giữa các quốc gia không phân biệt hệ tư
tưởng và chế độ chính trị đang diễn ra mạnh mẽ là những thay đổi quan trọng
dẫn đến sự đổi mới tư duy của Đảng về mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia –
dân tộc và nghĩa vụ quốc tế. Bước vào thời kì đổi mới, việc giữ vững mơi
trường hồ bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích quốc gia cao
nhất. Khi công cuộc đổi mới thành công, một nước Việt Nam ổn định và giàu
mạnh sẽ là phần đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế
giới vì hồ bình, độc lập, dân chủ và phát triển 34. Đây là cách tốt nhất để Việt
Nam vừa thực hiện nghĩa vụ quốc tế mà vẫn đảm bảo thực hiện lợi ích quốc
gia: xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh. Đây
cũng là hai nhiệm vụ chiến lược mà hoạt động đối ngoại hướng đến.
Đầu thập niên 1990, khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa rơi vào
khủng hoảng trầm trọng, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6 – 1991) xác
định đặt lên hàng đầu là mục tiêu phát triển đất nước song song với mục tiêu
bảo đảm an ninh quốc gia: giữ vững hồ bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và
hợp tác nhất là hợp tác kinh tế, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần vào cuộc
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội,
tr. 81
33
Nguyễn Cơ Thạch (1990), “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của chúng ta”, Tạp chí Quan hệ
Quốc tế, số 1, tr. 7.
34
Vũ Dương Huân (2007), “Về vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam”, Tạp chí

Nghiên cứu quốc tế, số 1 (68), tr. 9-19.
32

16


_________________________________________________________________________

đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội35.
Đến cuối năm 1991, trước sự kiện Liên Xô tan rã và hệ thống xã hội
chủ nghĩa sụp đổ, vị trí của lợi ích quốc gia – dân tộc được khẳng định rõ
trong chính sách đối ngoại Việt Nam ở Hội nghị Trung ương 3 khoá VII (6 –
1992): “Tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc
lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động,
linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hồn cảnh cụ thể của nước ta cũng
như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực”36. Bốn phương châm xử lý
các mối quan hệ đối ngoại cũng được Hội nghị đưa ra, trong đó phương châm
đầu tiên là bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính37.
Cơng tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước từ Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII chuyển hướng mạnh sang “phục vụ kinh tế”, gắn ngoại
giao kinh tế với việc chủ động hội nhập kinh tế, thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với phương châm chủ động
hội nhập kinh tế, trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giữ vững độc lập, tự
chủ, bản sắc văn hoá dân tộc, định hướng xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia
và ổn định đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) đã đề ra
chiến lược cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đến năm 2020, trong đó sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước phải gắn liền với xu hướng
khu vực hố, tồn cầu hố của thế giới. Ngồi ra, quan niệm của Đảng về lợi
ích an ninh cũng chuyển từ an ninh truyền thống sang “an ninh toàn diện”38.

2.2. Lợi ích quốc gia – dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn
2001 đến nay
Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở,
chính sách đa phương hố, đa dạng hố các quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI.
Phục vụ lợi ích quốc gia – dân tộc ngày càng trở thành nguyên tắc tối thượng
cho mọi chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại của các quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Lợi ích quốc gia – dân tộc là hòn đá tảng, kim chỉ
nam, nguyên tắc chỉ đạo trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Vì vậy,
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội,
tr. 88.
36
Hồng Hà (1992), “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của ta”, Tlđd, tr. 10 – 14.
37
Bùi Văn Hùng, 2011, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà
Nội, tr. 39.
38
Nguyễn Nam Dương (2011), “Vấn đề lợi ích quốc gia, dân tộc trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam đến
năm 2020”, trong sách Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, NXB Chính trj quốc
gia, Hà Nội, tr. 217.
35

17


_________________________________________________________________________

mọi chính sách đối ngoại, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đều cần phải
tính đến việc phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc.
Hội nghị Trung ương 8 khoá IX (7-2003) đã kế thừa quan điểm từ Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và tiếp tục phát triển: “Chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia”39. Từ chủ trương “hội nhập
kinh tế quốc tế”, Đảng ta đã có bước phát triển sang chủ trương “hội nhập
quốc tế” tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1-2011), với hội nhập
quốc tế là toàn diện, đa phương hoá, đa dạng hoá lĩnh vực đối ngoại. Trên cơ
sở này, Đại hội XII khẳng định việc bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc là kim
chỉ nam, là mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất, có nghĩa định hướng hoạt
động đối ngoại trên tất cả lĩnh vực, đặc biệt là trong q trình hội nhập quốc
tế của tồn Đảng, toàn dân ta. Đây là cơ sở để xây dựng nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa và việc xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là
phù hợp với lợi ích quốc – dân tộc.
Về lĩnh vực, lợi ích quốc gia – dân tộc gồm các lĩnh vực: kinh tế, chính
trị, văn hố – xã hội, quốc phịng – an ninh và đối ngoại. Được hính thành từ
các q trình kinh tế, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, lợi ích kinh tế là trung tâm của mọi lợi ích. Lợi
ích chính trị gắn liền với sự ổn định, vững mạnh và sự lãnh đạo, quản lý, vận
hành hiệu lực, hiệu quả của thể chế chính trị được xác lập trong Hiến pháp.
Lợi ích văn hóa góp phần tạo ra những giá trị làm nền tảng tinh thần của xã
hội. Lợi ích quốc phịng - an ninh, đối ngoại gắn với độc lập, chủ quyền,
thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, sự ổn định chính trị và mơi trường hịa bình, ổn
định của đất nước là cơ sở, nền tảng để bảo vệ và phát huy, phát triển, mở
rộng lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội 40. Về tính chất, Việt Nam có 2
nhóm lợi ích quốc gia – dân tộc: nhóm các lợi ích sống cịn và nhóm các lợi
ích phát triển. Nhóm các lợi ích sống cịn bao gồm giữ vững chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; giữ vững hịa bình với bên ngồi, bảo
đảm ổn định và trật tự bên trong; bảo đảm cuộc sống an toàn cho nhân dân;
bảo đảm an ninh kinh tế của quốc gia; giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhóm các lợi
ích phát triển bao gồm không ngừng nâng cao khả năng giữ vững chủ quyền,
39


Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia,
H.2001, tr.120.
40
PGS.TS. Trần Vi Dân, Lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế,
Học viện Chính trị Cơng an nhân dân, 27/10/2020 

18


_________________________________________________________________________

thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân; mở rộng không gian phát triển; phát huy bản
sắc dân tộc; phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế41.
Trong bối cảnh tồn cầu hố, khi các quốc gia không thể sống biệt lập,
tự ý theo đuổi lợi ích quốc gia của mình, để bảo đảm lợi ích quốc gia trong
chính sách đối ngoại cần lưu ý những điều kiện sau. Thứ nhất, cần nâng cao
sức mạnh tổng hợp quốc gia để nâng cao sức cạnh trạnh và khả năng thích
ứng của nền kinh tế trước các biến động của thế giới; tăng cường tiềm lực về
an ninh, quốc phịng; thiết lập và duy trì trạng thái quan hệ quốc tế cân bằng
với các nước lớn, các trung tâm tài chính, kinh tế lớn,… 42Đây chính là cơ sở
để bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc, vì thực lực quốc gia đến đâu thì phạm
vi lợi ích quốc gia được điều chỉnh đến đó. Bên cạnh đó, cần kiên quyết bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc. Thứ ba là đoàn kết và hợp tác quốc tế, chủ động tham gia vào các tiến
trình hội nhập quốc tế. Cuối cùng là tích cực nâng cao vị thế quốc tế của quốc
gia, góp phần phục vụ trực tiếp cho lợi ích an ninh và phát triển của Việt
Nam.
Ngồi ra, trong hoạch định chính sách đối ngoại, cũng cần chú ý những

nội dung sau để bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. Đầu tiên, cần phải thống
nhẩt nhận thức trong toàn Đảng, hệ thống chính trị và tồn dân về vị trí, vai
trị của lợi ích quốc gia – dân tộc. Tiếp theo, cần chú trọng đến công tác tư
tưởng, lý luận, tập trung làm rõ nội hàm và các yếu tố cốt lõi của lợi ích quốc
gia – dân tộc để làm cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại. Về đối ngoại, tiếp
tục quán triệt quan điểm đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng
hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên
ngoài để phát triển đất nước. Bên cạnh đó, về đối nội, cần giữ vững mơi
trường hịa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ;
bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật Nhà nước; bảo vệ nhân dân, nền văn hiến, truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng,
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức; xây
41

Đặng Đình Q: “Bàn thêm về lợi ích quốc gia dân tộc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn
mới”, trong cuốn Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, Phạm Bình Minh (Chủ
biên), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 208 - 209
42
Trần Nam Tiến, Lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam, số 10 (71) - 2013

19


_________________________________________________________________________

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong
sạch, liêm chính, hiện đại, năng động. Cuối cùng cần đẩy mạnh công cuộc

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong thời
kỳ phát triển mới của đất nước, lợi ích quốc gia – dân tộc là cái bất biến, là cơ
sở gốc để hoạch định chính sách đối ngoại, từ đó xây dựng một đường lối đối
ngoại linh hoạt, đưa đất nước hội nhập sâu, toàn diện vào với thế giới.

20


_________________________________________________________________________

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Học viện Quan hệ quốc tế : Lý luận quan hệ quốc tế, HN-2007, quyển 1,
tr.33.
(2) P.A.Sưgancov: Lý luận quan hệ quốc tế, Nxb. Garodariki, Matxcova
2005,tr.289-290 ( Tiếng Nga).
(3) K. X. Gagiev: Nhập môn địa chính trị, Nxb. Golos, Matxcova 2001, tr.
361 - 362 ( Tiếng Nga).
(4) Trần Triều, Hồ Lê Trung: Thập đại tùng thư- 10 nhà ngoại giao lớn thế
giới, Nxb. Văn Hố -Thơng tin HN 2003, tr.70.
(5) Nghị quyết 13/ BCT 20/5/1988; Nguyễn Đình Ln: Lợi ích quốc gia
trong quan hệ quốc tế, Đề tài NCKH cấp cơ sở, 2004 ; Đoàn Văn Thắng:
Quan hệ quốc tế. Các phương pháp tiếp cận,Nxb Thống Kê,HN 2003.
(6) GS, TS Trần Hữu Tiến: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 112014, ngày truy cập 19/1/2021
(7) Neucheterlin, D., National Interest and Foreign Policiy: A Conceptual
Framework for Analysis and Decision-Making, Vol. 2, No. 3, British Journal
of International Studies. 1976, p.246
(8) Jack C. Plano, Roy Olton, The International Relations Dictionary,

California: ABC-CLIO Santa Barbarra, Third Editions, 1982, p.9
(9) Brooking Institue, Major Problems of United States’ Foreign Policy, The
Brooking Instituation, Washington D.C, 1953.
(10) Lerche C., Said A., Concepts of International Politics, New Jersay:
Prentice-Hall, 1963.
(11) TS. Dương Văn Quảng, TS. Vũ Dương Huân: Từ điển Thuật ngữ Ngoại
giao Việt – Anh – Pháp, Nxb. Thế giới, H.2002, tr.63.
(12) Randall L.Schweller, Deadly Imbalance: Tripolarity and Hitlers Strategy
of Word Conquest, Columbia University Press, New York, 1998, p.18-26
(13) PGS. TS. Vũ Dương Huân: Một số vấn đề QHQT,CSĐN và Ngoại giao
Việt Nam, Nxb. Chính trị-Hành chính, Hà Nội, 2009, tập 1, tr. 147-160.      
(14) TS. Bùi Văn Hùng, Ngoại giao Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội
nhập quốc tế, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2011, tr. 32.
(15) Một vài nét về kinh tế - xã hội Việt Nam, đăng trên trang Cổng thơng tin
điện tử Chính phủ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam., ngày truy cập
19/1/2021
(16) PGS. TS. Trần Đình Thiên, ThS. Chu Minh Hội, Đánh giá thành tựu 30
năm đổi mới và định vị kinh tế Việt Nam
(17) ThS. Đỗ Thị Thảo, ThS. Nguyễn Thị Phong Lan, “Những thành tựu cơ
bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay”, đăng
ngày 31/5/2013, trên trang Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày
truy cập 19/1/2021.

21



×