NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
..
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÓNG THẦN
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhật
SVTH: Hoàng Minh Thành
LỚP: DH26D1
MSSV: 030126100839
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 2 năm 2014
MỤC LỤC
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
PGD Phòng giao dịch
NHNT Ngân Hàng Ngoại Thương
NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
NHTM Ngân Hàng Thương Mại
VCB VIETCOMBANK
CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước
TCTD Tổ Chức Tín Dụng
HĐQT Hội Đồng Quản Trị
TMCP Thương mại cổ phần
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Danh mục sơ đồ, bảng biểu và biểu đồ Trang
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức 3
Sơ đồ 2.1: quy trình bảo lãnh tại ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh
Sóng Thần
11
Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn theo đối tượng của ngân hàng
VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần giai đoạn 2010 – 2012
5
Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng theo thời hạn của ngân hàng
VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần giai đoạn 2010 – 2012
6
Bảng 2.1: Doanh số bảo lãnh của VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần
giai đoạn 2010 – 2012
16
Bảng 2.2: Dư nợ bảo lãnh của VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần
giai đoạn 2010 – 2012
18
Bảng 2.3: Cơ cấu theo loại hình bảo lãnh ngân hàng VIETCOMBANK chi
nhánh Sóng Thần giai đoạn 2010 – 2012
19
Bảng 2.4: Doanh thu từ phí hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2010 – 2012 21
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh số bảo lãnh năm 2010 – 2012 16
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng các loại bảo lãnh giai đoạn 2010 –
2012
20
4
Chương 1. Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
Việt Nam – chi nhánh Sóng Thần
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương (NHNT - VIETCOMBANK) được
thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ
Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung Ương (nay là NHNN). Tuy nhiên,
ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Sóng Thần mới được hình thành và phát triển
trong khoảng 8 năm (ra đời vào 12/12/2006).
Ngày 12/2/2003 ngân hàng Ngoại thương khai trương chi nhánh cấp II
Sóng Thần trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM theo quyết định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là chi nhánh cấp 2 thứ hai được khai trương của
VIETCOMBANK trong năm 2003, đưa chi nhánh cấp 2 lên con số 16. Qua 3 năm
thăng trầm và phát triển, VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần từ tháng 12 năm
2006 chính thức trở thành chi nhánh cấp 1 hoạt động độc lập và bước đầu đạt được
những thành tựu đáng khích lệ.
Ngày 12/12/2006, Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh cấp II Sóng Thần
được chuyển thành Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Sóng Thần trực thuộc hội
sở chính. Đây là một sự tiến bộ của VIETCOMBANK Sóng Thần khi chuyển từ chi
nhánh cấp II sang chi nhánh trực thuộc hội sở chính, một bước tiến quan trọng cho
thấy tiềm năng phát triển, sự chuẩn bị, tích lũy của Hội đồng quản trị, ban giám đốc
trong quá trình phát triển VIETCOMBANK Sóng Thần.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Sóng
Thần
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
Cũng giống như hệ thống VIETCOMBANK, VIETCOMBANK chi nhánh Sóng
Thần có chức năng như một ngân hàng thương mại nói chung và những nhiệm vụ
nói riêng do Hội sở chính yêu cầu. Chi nhánh thực hiện nhiệm cơ bản của ngân hàng
là huy động vốn và cho vay vốn, là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ
5
các nơi nhàn rỗi và bơm vốn vào những nơi thiếu hụt. Hoạt động của ngân hàng
nhằm mục đích kinh doanh vốn - tiền, trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất
cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng
thương mại. Hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ mọi nhu cầu về vốn của tầng
lớp dân chúng, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
Bên cạnh những nhiệm vụ chính, VIETCOMBANK Sóng Thần mang lại những
sản phẩm tiện ích của một ngân hàng hiện đại thông qua công nghệ thông tin, đóng
góp một phần quan trọng trong cầu nối thanh toán trên địa bàn.
1.2.2 Phạm vi hoạt động
Tính đến hết thời điểm tháng 03 năm 2012 VIETCOMBANK chi nhánh Sóng
Thần đã mở rộng 4 phòng giao dịch tại Bình Dương và Tp.HCM là: PGD Bình Phú
(Thuận An), PGD Hiệp Bình Phú (Thủ Đức), PGD Nơ Trang Long (Bình Thạnh), PGD
Đông Hòa (Dĩ An).
Với thị trường mục tiêu là thị trường bán lẻ, khách hàng mục tiêu là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, các phòng giao dịch sẽ
góp phần giải quyết các vấn đề về huy động vốn tại địa bàn giáp ranh tỉnh Bình
Dương và TP.HCM. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch xây dựng mạng lưới chi
nhánh nhằm phát triển thị trường bán lẻ của VIETCOMBANK ở các khu vực ngoại ô,
thành phố, khu dân cư mới. Với vị thế nằm tiếp giáp TP.HCM và tỉnh Bình Dương,
gần các khu công nghiệp, chi nhánh Sóng Thần sẽ rất thuận tiện cho việc phục vụ
giao dịch cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và dân cư thuộc các quận 2,
9, 12, Thủ Đức của TP.HCM và địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.2.3 Các sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm chủ yếu:
- Nhận tiền gởi thanh toán bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và cá
nhân.
- Huy động tiền gởi tiết kiệm, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
6
Giám đốc
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch
Phòng kế toán
Phòng kế toán
Tổ tổng hợp
Tổ tổng hợp
tổ kiểm tra nội bộ
tổ kiểm tra nội bộ
Phòng hành chính NS
Phòng hành chính NS
Phòng khách hàng
Phòng khách hàng
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch
Phòng TT&KDDV
Phòng TT&KDDV
Phòng ngân quỹ
Phòng ngân quỹ
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và
đầu tư.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán, xuất nhập khẩu.
- Chuyển tiền trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối.
- Thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Mastercard, American
Express, JCB Card, Dinner Club và các thẻ VIETCOMBANK phát hành như
VIETCOMBANK visa, VIETCOMBANK Master card, phát hành thẻ rút tiền tự
ATM Connect 24 và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.
1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần
1.3.1 Bộ máy tổ chức
Sơ đồ 1.1:
7
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Chi nhánh VIETCOMBANK Sóng Thần gồm 9 phòng ban và 2 tổ nghiệp vụ.
Trong đó:
- Phòng Thanh toán dịch vụ chịu trách nhiệm quản lý 5 nghiệp vụ chính là:
Thanh toán quốc tế, tiết kiệm, thẻ, quản lý tài khoản cá nhân và hệ thống các
máy ATM của chi nhánh.
- Phòng Ngân quỹ chịu trách nhiệm quản lý thu, chi tiền mặt.
- Phòng Hành chính nhân sự quản lý nhân sự của toàn chi nhánh, thực hiện
công tác tuyển dụng, những vấn đề liên quan đến nhân sự của chi nhánh.
- Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm quản lý các nghiệp vụ cho vay của khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp.
- Các phòng giao dịch thực hiện công tác huy động vốn và các nghiệp vụ khác
của ngân hàng.
- Tổ kiểm tra nội bộ công tác kiểm tra quy trình thực hiện các nghiệp vụ của
các phòng ban.
- Tổ tổng hợp thực hiện công tác báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của
chi nhánh cho Ban giám đốc và Hội sở chính, thực hiện công tác chăm sóc
khách hàng.
Nhìn chung, lượng nhân sự được phân bổ vào các phòng ban tương đối hợp
lý, đảm bảo tốc độ xử lý công việc của từng phòng.
1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh VIETCOMBANK chi nhánh
Sóng Thần
Tình hình huy động vốn: ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần
rất chú trọng đến công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động
của ngân hàng. Hiện nay, chi nhánh áp dụng khá nhiều hình thức huy động vốn
phong phú và đa dạng như: Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, huy động từ
dân cư, cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn…
8
Bảng 1.1: Hoạt động huy động vốn theo đối tượng của ngân hàng
VIETCOMBANK Chi nhánh Sóng Thần giai đoạn 2010-2012.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ trọng
Tổng tiền
huy động
1,257,20
2
100%
1,912,30
2
100%
2,882,20
1
100%
Doanh
nghiệp
513,110 40.81% 692,019 36.19% 807,117 28.0%
Cá nhân
744,092 59.19%
1,220,28
3
63.81%
2,075,08
4
72.0%
Nguồn: Số liệu từ phòng Tổng hợp.
Với việc áp dụng các sản phẩm huy động đa dạng và hiệu quả, do đó nguồn
vốn huy động của ngân hàng trong những năm qua liên tục tăng trưởng đều đặn.
Trong năm 2010 tổng số tiền mà chi nhánh huy động là 1,257,202 triệu đồng trong
đó số vốn huy động từ khách hàng cá nhân là 744,092 triệu đồng chiếm 59.19%
tổng số vốn huy động. Phần còn lại được huy động từ đối tượng là các doanh nghiệp
với số tiền là 513,110 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40.81%. Tận dụng thế mạnh là uy
tín và lòng tin của dân chúng dành cho ngân hàng, năm 2011 số vốn huy động tiếp
tục tăng và đạt 1,912,302 triệu đồng, tăng 52.1% so với năm 2010. Số tiền huy động
ở khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng lên đạt 63.81%
tương ứng với số tiền là 1,220,283 triệu đồng. Trong khi đó số tiền huy động từ
khách hàng doanh nghiệp là 692,019 triệu đồng, chiếm 36.19%. Có thể nói ngân
hàng đã đạt được thành công trong huy động vốn năm 2012 khi mà số vốn huy
động tăng đến 50.7% so với năm 2011, đạt 2,882,201 triệu đồng. Đối tượng khách
hàng cá nhân tiếp tục là nguồn cung vốn lớn cho ngân hàng với số tiền huy động
được là 2,075,084 triệu đồng chiếm tỷ trọng rất lớn 72.0%. Về phần khách hàng
doanh nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực với số tiền huy động trong năm là
807,117 triệu đồng, tuy nhiên tỷ trọng khá nhỏ chỉ 28.0%.
9
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của ngân hàng trong giai đoạn 2010-
2012 đã đạt mức trăng trưởng ổn định, số vốn huy động tăng dần qua các năm và
tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng cá nhân. Do đó, để tận dụng hiệu quả
nguồn lực cũng như khai thác những khách hàng tiềm năng thì ngân hàng cần phải
chú trọng hơn nữa và tập trung huy động vốn ở các doanh nghiệp, để tiềm lực tài
chính của ngân hàng ngày càng nâng cao hơn nữa.
Tình hình cho vay: trong những năm qua ngân hàng luôn chú trọng đến
công tác đầu tư vốn tín dụng cho tất cả thành phần kinh tế với mục tiêu tăng
trưởng tín dụng lành mạnh, vững chắc.
Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng theo thời hạn của ngân hàng VIETCOMBANK
chi nhánh Sóng Thần giai đoạn 2010-2012.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Khoản mục
2010 2011 2012
Tổng dư nợ 1,065,152 1,476,461 1,812,617
Dư nợ ngắn hạn 625,028 827,847 1,203,908
Dư nợ trung, dài hạn 435,863 643,151 604,177
Tổng nợ quá hạn 4,261 5,463 4,532
Tỷ trọng dư nợ quá hạn
(%)
0.4% 0.37% 0.25%
Nguồn: Số liệu từ phòng Tổng hợp.
Qua số liệu của bảng trên cho thấy chi nhánh đã tích cực mở rộng hoạt động
tín dụng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Tổng dư nợ của chi nhánh tăng đều qua
các năm. Năm 2010, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1,065,152 triệu đồng. Năm 2011,
tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng đạt 1,476,461 triệu đồng tăng 411,309 triệu đồng
tương ứng với tốc độ tăng 138.62% so với năm 2010. Bước sang năm 2012 tình
hình hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển nhanh với tổng dư nợ là
10
1,812,617 triệu đồng, tăng 336,156 triệu đồng tương ứng với tốc độ 22.77% so với
năm 2011.
11
Chương 2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần
2.1 Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh
2.1.1 Điều kiện bảo lãnh
Chi nhánh thực hiện bảo lãnh khi bên được bảo lãnh là người cư trú và các
bên liên quan (nếu có) đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định
của pháp luật và Bên được bảo lãnh.
- Nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bào lãnh là hợp pháp.
- Bên được bảo lãnh có khả năng thực hiện đúng và đây đủ nghĩa vụ cam kết
với các bên Liên quan trong phạm vi được bảo lãnh.
- Tuân thủ quy định về bảo đảm tín dụng của NHNN và VCB trong từng thời kỳ.
- Trường hợp Chi nhánh phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng hoặc
xác nhận bảo lãnh do TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng
nước ngoài phát hành thì TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân
hàng nước ngoài đó phải đáp ứng các điều kiện về cấp tin dụng đối với khách
hàng là định chế tài chính theo quy định của VCB trong từng thời kỳ.
- Trường hợp Bên được bảo lãnh là người không cư trú: Thực hiện theo
hướng dẫn của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ, theo nguyên tắc thận
trọng và phù hợp với quy định hiện hành của NHNN.
2.1.2 Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
Bao gồm tối thiểu các loại hồ sơ, giấy tờ sau:
- Các hồ sơ liên quan chứng minh Bên được bảo lãnh và các bên liên quan (nếu
có) đáp ứng đủ các điều kiện bảo lãnh.
12
- Văn bản (thư, điện tín) đề nghị bảo lãnh của Bên được bảo lãnh và/hoặc các bên
liên quan (Bên bảo lãnh đối ứng hoặc Bên bảo lãnh để nghị VCB xác nhận), bao
gồm việc nêu rõ các nội dung về mục đích, loại hình bảo lãnh, điều kiện thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh của Bên bảo lãnh (VCB), bên nhận bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh,
thời hạn bảo lãnh, giá trị bảo lãnh, tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ của khách
hàng (nếu có), cam kết bồi hoàn trong trường hợp VCB phải thực hiện nghĩa vụ
thay cho Bên được bảo lãnh.
- Các hồ sơ, tài liệu khác theo hướng dẫn của Tống Giám đốc trong từng thời kỳ
(nếu có).
2.1.3 Giới hạn bảo lãnh
Đối với một khách hàng:
- Giới hạn bảo lãnh không vượt quá 15% vốn tự có của VIETCOMBANK.
- Giới hạn của cho vay và bảo lãnh không được vượt quá 25% vốn tự có của
VIETCOMBANK.
- Đối với một nhóm khách hàng có liên quan:
- Giới hạn cho vay và bảo lãnh không được vượt quá 60% vốn tự có của
VIETCOMBANK.
2.1.4 Thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh
HĐQT xem xét phê duyệt đối với các khoản cấp bảo lãnh có giá trị bằng hoặc
lớn hơn 1000 tỷ VNĐ song không lớn hơn 15% vốn tự có của VCB tại thời điểm cấp
bảo lãnh.
Tổng Giám đốc xem xét phê duyệt đối với các khoản cấp bảo lãnh có giá trị
dưới 1000 tỷ VNĐ.
Trong phạm vi thẩm quyền được HĐQT phân cấp, Tồng Giám đốc quy định cụ
thể về thẩm quyền phê duyệt đối với từng cấp có thầm quyền tại Hội Sở chính và Chi
nhánh trên cơ sở đánh giá năng lực và chất lượng hoạt động tín dụng của từng cấp
13
có thẩm quyền. Mức thẩm quyển tối đa giao cho Chi nhánh (không bao gồm các cấp
có thẩm quyền tại Hội sở chính) là 150 tỷ VNĐ đối với mỗi khoản cấp bảo lãnh.
2.1.5 Phí bảo lãnh
Giao Tổng Giám đốc quy định về việc thu phí bảo lãnh theo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với quy định của pháp luật liên quan trong từng thời kỳ.
- Phí bảo lãnh được tính từ ngày phát hành bảo lãnh hoặc ngày bắt đầu có
hiệu lực của bảo lãnh tùy thuộc vào ngày nào đến trước đến ngày hết hiệu
lực của bảo lãnh.
- Chi nhánh thực hiện thu phi bảo lãnh ngay tại thời điềm phát hành bảo lãnh
hoặc thu theo định kỳ tùy theo thỏa thuận giữa các bên.
- Phạt đối với chậm trả phí bảo lãnh: Chi nhánh thỏa thuận với bên được bảo
lãnh và/hoặc các bên liên quan (nếu có) áp dụng hoặc không áp dụng mức
phí phạt đối với việc chậm trả phí bảo lãnh phù hợp với quy định của pháp
luật và VCB trong từng thời kỳ.
Trường hợp đồng bảo lãnh: Trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên tham gia
đồng bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới: Chi nhánh thỏa thuận với
từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng đối với
mỗi khách hàng.
Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ: Chi nhánh và các bên thỏa thuận
thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của
chi nhánh tại thời điểm thu phí.
2.1.6 Quy trình cấp bảo lãnh
Trình tự, thủ tục cấp bảo lãnh được thực hiện tương tự trình tự, thủ tục cấp
một khoản vay đối với khách hàng.
14
Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách
hàng.
Quyết định bảo lãnh
Thông báo khách hàng từ chối bảo lãnhPhát hành bảo lãnh
Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh
Kết thúc bảo lãnh
Giao Tổng Giám đốc ban hành quy trình bảo lãnh cụ thể, phù hợp với các nội
dung và đảm bảo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm các cá nhân tham gia, trách
nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp bảo lãnh.
Sơ đồ 2.1: Quy trình bảo lãnh tại ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần.
Bước 1: Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh và hướng dẫn khách
hàng.
Cán bộ thực hiện bảo lãnh là đầu mối tiếp thị, tiếp nhận cho nhu cầu sử dụng
các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng VIETCOMBANK từ khách hàng. Trên cơ sở nhu
cầu của khách hàng, cán bộ thực hiện bảo lãnh hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
bảo lãnh gồm:
- Giấy đề nghị bảo lãnh.
15
(1)
(2)
(3’)
(5)
(4)
(3)
- Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
- Hồ sơ về tình hình tài chính khách hàng.
- Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh.
- Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh (tùy thuộc từng trường hợp cụ
thể).
Khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ thực hiện bảo lãnh lập phiếu tiếp nhận hồ sơ của
khách hàng vào danh mục hồ sơ.
Bước 2: Quyết định bảo lãnh.
Đánh giá, phân tích và lập tờ trình bảo lãnh.
Căn cứ vào hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, cán bộ thực hiện bảo lãnh tiến
hành nghiên cứu đánh giá, phân tích những nội dung sau:
- Đánh giá chung khách hàng: tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo
lãnh, năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh, việc chuyển tiền ký quỹ
vào tài khoản ký quỹ để thực hiện bảo lãnh.
- Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.
- Chấm điểm tín dụng khách hàng.
- Tính khả thi và năng lực trả nợ của dự án (đối với bảo lãnh thanh toán và
bảo lãnh vay vốn).
- Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành
của VIETCOMBANK.
- Đánh giá toàn diện rủi ro và biện pháp phòng ngừa.
Lập tờ trình bảo lãnh:
Sau khi thẩm định các nội dung trên, căn cứ ý kiến của phòng nghiệp vụ liên
quan (nếu có) cán bộ thực hiện bảo lãnh lập tờ trình bảo lãnh thể hiện quan điểm cá
nhân của cán bộ thực hiện bảo lãnh và phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của
các thông tin liên quan đến phán quyết bảo lãnh. Cán bộ thực hiện bảo lãnh đưa ra
ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối có lý do cụ thể.
Trưởng phòng thực hiện bảo lãnh kiểm tra lại các nội dung trong tờ trình
bảo lãnh, ghi ý kiến vào tờ trình, ký kiểm soát và trình lãnh đạo chi nhánh.
16
Ra quyết định bảo lãnh:
Sau khi xem xét tờ trình của phòng thực hiện bảo lãnh, lãnh đạo chi nhánh ra
quyết định về việc bảo lãnh. Nếu dự án phức tạp, lãnh đạo quyết định đưa ra họp
HĐTD. Cán bộ thực hiện bảo lãnh chuận bị tài liệu và báo cáo tại phiên họp HĐTD
theo quy chế hoạt động của HĐTD.
- Trường hợp thuộc thẩm quyền: nếu các loại bảo lãnh thuộc ủy quyền
thường xuyên trong mức phán quyết của chi nhánh, lãnh đạo chi nhánh ra
quyết định về việc bảo lãnh.
- Trường hợp vượt thẩm quyền: nếu đồng ý bảo lãnh, cán bộ thực hiện bảo
lãnh thảo tờ trình, trưởng phòng và lãnh đạo chi nhánh ký gửi Hội sở chính
xem xét ủy nhiệm. Nếu không đồng ý bảo lãnh, cán bộ thực hiện bảo lãnh
thảo công văn từ chối trình lãnh đạo ký trả lời khách hàng.
Bước 3: Phát hành bảo lãnh.
- Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu).
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo: sau khi có quyết định phê duyệt bảo lãnh
của lãnh đạo chi nhánh, cán bộ thực hiện bảo lãnh yêu cầu khách hàng thực
hiện các biện pháp đảm bảo (trừ bảo lãnh ký quỹ 100% vốn tự có) đã cam
kết nghĩa vụ được bảo lãnh như: cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh bên thứ
3…
- Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh: cán bộ thực hiện bảo lãnh
tiến hành soạn thảo hợp đồng, trưởng phòng thực hiện bảo lãnh kiểm soát
để trình lãnh đạo ký phát hành bảo lãnh và gửi cho khách hàng.
- Về thời hạn xem xét phát hành bảo lãnh: theo yêu cầu của khách hàng, chi
nhánh xem xét quyết định bảo lãnh. Trường hợp cần phải có đủ thời gian
xem xét tối đa không quá 30 ngày kể từ khi chi nhánh nhận hồ sơ đầy đủ và
hợp lệ của khách hàng.
Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh.
17
• Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
- Cán bộ thực hiện bảo lãnh theo dõi về việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối
với các loại bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh
khác.
- Cán bộ thực hiện bảo lãnh theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ đối với bảo
lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn.
• Hạch toán số dư bảo lãnh.
• Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh:
- Kiểm tra, theo dõi khách hàng (trừ trường hợp bảo lãnh ký quỹ 100% vốn
tự có). Cán bộ thực hiện bảo lãnh theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng từ khi phát sinh đến lúc kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh.
- Thu phí bảo lãnh.
- Kiểm tra tài sản đảm bảo cho bảo lãnh.
- Đôn đốc nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh.
- Gia hạn bảo lãnh.
- Xử lý khi phải trả nợ thay:
Ngân hàng sẽ trích tiền gửi ký quỹ để thanh toán trả cho bên nhận bảo
lãnh (nếu có).
Đàm phán với bên cho vay gia hạn cho khách hàng (đối với bảo lãnh vay
vốn).
Cho khách hàng vay theo kế hoạch tín dụng đầu tư (nếu có) để trả nợ
thay (nếu khách hàng được chính phủ cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu
tư để trả nợ khách hàng).
Cho khách hàng vay tạm thời chờ thanh toán để trả nợ thay (nếu khách
hàng bị chậm thanh toán và có nguồn trả nợ rõ ràng).
Cho khách hàng vay bắt buộc để trả nợ theo quy định của ngân hàng.
Xử lý các vướng mắc khác (nếu có).
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh.
- Tất toán bảo lãnh.
- Giải tỏa tài sản bảo đảm bảo lãnh: giải chấp tài sản, xuất kho tài sản hoặc
giấy tờ tài sản thế chấp…giải tỏa tiền ký quỹ (nếu có). Tham chiếu quy trình
tín dụng ngắn hạn và trung, dài hạn.
18
- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.
- Lưu trữ hồ sơ.
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng VIETCOMBANK
chi nhánh sóng thần
Sau 8 năm thành lập và phát triển, ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh
Sóng Thần đã đạt được những thành quả nhất định. Chất lượng các sản phẩm ngân
hàng ngày càng được nâng cao đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Nghiệp vụ bảo
lãnh cũng không ngoại lệ. Hiện nay, bảo lãnh đang dần trở thành một hoạt động
quan trọng trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh ngày một phát
triển về cả số lượng và chất lượng, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh góp phần làm
tăng doanh thu chung của chi nhánh, cũng nhờ vào sự hiệu quả của hoạt động bảo
lãnh mà uy tín, sức cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn ngày càng được nâng
cao. Mặc dù vậy ngân hàng vẫn cần phải chú trọng hơn nữa để nghiệp vụ bảo lãnh
ngày một phát triển trở thành một trong các sản phẩm mang lại nguồn lợi lớn cho
ngân hàng.
2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh.
Với việc thực hiện cung cấp rất nhiều loại bảo lãnh khác nhau, tổng doanh số
bảo lãnh của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm 2010, 2011, 2012, cụ
thể như sau:
Bảng 2.1: Doanh số bảo lãnh của VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần giai
đoạn 2010-2012.
Đơn vị: triệu đồng
19
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Số tiền
Tăng/giả
m (%)
Số tiền
Tăng/giảm
(%)
Doanh số
bảo lãnh
501,298 751,947 (+) 50% 572,430 (-) 23.9%
Nguồn: Số liệu từ phòng Tổng hợp.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh số bảo lãnh năm 2010 - 2012
Qua số liệu và biểu đồ trên ta nhận thấy rằng doanh số bảo lãnh của ngân
hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, doanh số bảo lãnh đạt 501,298 triệu
đồng. Sang năm 2011 doanh số bảo lãnh tăng với tốc độ là 50% so với năm 2010 và
đạt 751,947 triệu đồng điều này cho thấy nhu cầu bảo lãnh của khách hàng là rất
lớn và có chiều hướng tăng lên. Đặc biệt năm 2012 doanh số bảo lãnh giảm xuống
chỉ còn 572,430 triệu đồng giảm 23.9% so với năm trước. Đây là một dấu hiệu
không khả quan lắm cho nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.
Nguyên nhân: Mặc dù ngân hàng đã tận dụng lượng khách hàng tiềm năng
chưa khai thác hết và nguồn lực của mình đồng thời thực hiện tăng cường công tác
tiếp thị, chú trọng tiếp cận khách hàng, cung cách phục vụ của nhân viên, vừa để
đáp ứng những khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới. Song
hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chỉ tăng trưởng mạnh trong năm 2010 và 2011,
đến năm 2012 thì doanh số bảo lãnh lại giảm sút. Có thể giải thích bởi bối cảnh
chung của nền kinh tế nước ta trong năm qua, nền kinh tế tăng trưởng chậm làm
cho hoạt động sản xuất kinh doanh ảm đạm, kém nhộn nhịp và nhu cầu bảo lãnh
cũng vì thế mà thấp hơn năm trước. Ngoài ra cũng phải kể đến nguyên nhân từ phía
ngân hàng, trước tình hình nợ xấu tăng cao trong ngành ngân hàng nói chung và
VIETCOMBANK nói riêng, thì ngân hàng phải thận trọng hơn trong quyết định của
mình, chính sách tín dụng thắt chặt hơn trước. Những điều này đã dẫn đến sự giảm
sút doanh số bảo lãnh năm 2012 của ngân hàng.
20
Từ những số liệu về doanh số bảo lãnh trên có thể thấy được phần nào quy
mô của nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng. Mặc dù trong những năm qua doanh số
bảo lãnh tăng lên nhưng mức tăng trưởng không đều, riêng năm 2012 có phần
giảm nhẹ. Chính vì vậy ngân hàng cần có những giải pháp hiệu quả hơn nữa để giữ
vững và phát triển thị phần của mình trong thời gian tới.
2.2.2 Tình hình dư nợ bảo lãnh tại ngân hàng
Để nắm rõ hơn về tình hình hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần ta xét đến dư nợ bảo lãnh của ngân hàng
trong những năm gần đây:
Bảng 2.2: Dư nợ bảo lãnh của VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần giai đoạn
2010-2012.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Dư nợ bảo lãnh 250,649 190,810 300,491
Tốc độ tăng/giảm (+/-) % 23.87% 57.48%
Nguồn: Số liệu từ phòng Tổng hợp.
Dư nợ bảo lãnh của ngân hàng trong những năm qua tăng giảm khá thất
thường, năm 2010 dư nợ bảo lãnh là 250,649 triệu đồng. Năm 2011 mặc dù doanh
số bảo lãnh tăng cao lên đến 751,947 triệu đồng như đã phân tích ở trên song dư nợ
bảo lãnh giảm 59,839 triệu đồng so với năm 2010 chỉ còn 190,810 triệu đồng. Điều
này cho thấy số lượng khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình tăng lên, đồng thời
các khoản cho vay bắt buộc do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng giảm
xuống. Công tác đánh giá, lựa chọn khách hàng đã được ngân hàng thực hiện tốt
21
hơn. Đến năm 2012, dư nợ bảo lãnh có chiều hướng tăng trở lại đạt 300,491 triệu
đồng tăng 57.48% so với năm 2011. Dư nợ bảo lãnh thực chất giống như dư nợ cho
vay, dư nợ bảo lãnh tăng lên là cơ hội giúp ngân hàng tăng thêm nguồn thu từ tiền
lãi thu được, nhưng cũng là thách thức đối với vấn đề uy tín ngân hàng với bên
nhận bảo lãnh. Riêng về dư nợ quá hạn trong giai đoạn 2010-2012 của ngân hàng
hầu như không có.
Từ những số liệu trên có thể nhận thấy rằng dư nợ bảo lãnh của ngân hàng
VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần trong những năm qua đặc biệt là năm 2012 có
sự tăng trưởng đáng kể, chứng tỏ rằng ngân hàng đã mở rộng hoạt động của mình
ở nhiều sản phẩm mới, không chỉ tập trung vào hoạt động cho vay truyền thống nữa
mà hoạt động bảo lãnh cũng được ngân hàng quan tâm, tiến tới mục tiêu xây dựng
ngân hàng đa năng và kinh doanh hiệu quả.
2.2.3 Cơ cấu hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
Ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần hiện nay đang cung cấp một
danh mục bảo lãnh khá đa dạng hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khách hàng. Dựa trên doanh số bảo lãnh của các
loại bảo lãnh có thể nhận diện cơ cấu bảo lãnh cũng như loại bảo lãnh nào là thế
mạnh của ngân hàng từ đó xây dựng định hướng phát triển cho hoạt động này.
Bảng 2.3: Cơ cấu theo loại hình bảo lãnh ngân hàng VIETCOMBANK chi
nhánh Sóng Thần giai đoạn 2010-2012.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tổng doanh số 501,298 100% 751,947 100% 572,430 100%
Bảo lãnh dự thầu 126,969 25.33% 180,933 24.06% 132,334 23.12%
Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng
195,125 38.92% 308,024 40.96% 248,562 43.42%
22
Bảo lãnh hoàn
tiền tạm ứng
36,681 7.32% 56,308 7.49% 33,008 5.77%
Bảo lãnh bảo
hành
113,875 22.72% 160,227 21.31% 117,718 20.56%
Các loại bảo lãnh
khác
28,648 5.71% 46,455 6.18% 40,808 7.13%
Nguồn: Số liệu từ phòng Tổng hợp.
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy rằng ngân hàng VIETCOMBANK chi
nhánh Sóng Thần đang cung cấp một danh mục sản phẩm bảo lãnh đa dạng. Với
bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh đảm bảo chất lượng
sản phẩm là những loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số bảo lãnh
liên tục qua các năm, đặc biệt là bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng các loại bảo lãnh giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: Bảng số liệu 2.3.
Năm 2010, doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng là 195,125 triệu đồng
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số bảo lãnh lên đến 38.92%, tiếp đến là
bảo lãnh dự thầu với doanh số bảo lãnh 126,969 triệu đồng chiếm 25.33%, bảo lãnh
bảo hành cũng chiếm tỷ trọng khá cao 22.72% đạt doanh số bảo lãnh là 113,875
triệu đồng, các loại bảo lãnh còn lại có tổng doanh số là 65,329 triệu đồng.
Trên đà phát triển, năm 2011 doanh số bảo lãnh tăng mạnh, trong đó doanh
số bảo lãnh thực hiện hợp đồng tăng đột biến đạt 308,024 triệu đồng tăng 57.86%
so với năm trước, do đó tỷ trọng đóng góp của loại bảo lãnh này vào doanh số bảo
lãnh của ngân hàng tăng lên 40.96%. Bảo lãnh dự thầu tăng lên 53,964 triệu đồng,
đạt mức 180,933 triệu đồng chiếm 24.06%. Cũng trên đà tăng trưởng bảo lãnh đảm
bảo chất lượng sản phẩm tăng 46,352 triệu đồng và đạt doanh số là 160,227 triệu
đồng, tuy nhiên do tốc độ tăng chậm hơn các loại hình bảo lãnh còn lại nên tỷ trọng
23
giảm nhẹ còn 21.31%. Các loại bảo lãnh còn lại tăng lên 37,434 triệu đồng đạt
102,763 triệu đồng.
Năm 2012 có sự đổi chiều đột ngột, doanh số bảo lãnh các loại bảo lãnh giảm
đáng kể. Đặc biệt bảo lãnh thực hiện hợp đồng giảm còn 248,562 triệu đồng, giảm
19.30% so với năm 2011; bảo lãnh dự thầu giảm 48,599 triệu đồng với giá trị
doanh số là 132,334 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23.12%; bảo lãnh bảo hành cũng
không tránh khỏi xu thế này, doanh số bảo lãnh giảm 26.53% so với cùng kỳ năm
ngoái chỉ còn 117,718 triệu đồng. Doanh số các loại bảo lãnh khác cũng giảm đáng
kể. Xét về mặt tỷ trọng trong doanh số bảo lãnh thì có thể thấy rằng tỷ trọng doanh
số từ các loại bảo lãnh khác ngày càng gia tăng, chứng tỏ ngân hàng ngày càng đa
dạng danh mục sản phẩm bảo lãnh của mình. Nhìn chung ngân hàng đã đáp ứng
khà tốt nhu cầu bảo lãnh của khách hàng trên địa bàn, song vẫn cần tiếp tục hoàn
thiện hơn nữa để duy trì mức tăng doanh số bảo lãnh, không để tình trạng doanh số
sụt giảm doanh số như năm 2012 vừa qua.
2.2.4 Thu nhập hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh
Sóng Thần
Bảng 2.4: Doanh thu từ phí hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2010-2012.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Khoản mục
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh 49,413 81,152 72,593
Tổng doanh thu của toàn chi
nhánh
373,468 529,955 501,249
Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh trên
tổng doanh thu (%)
13.23% 15.31% 14.48%
Nguồn: Số liệu từ phòng Tổng hợp.
Nghiệp vụ bảo lãnh là một thế mạnh của ngân hàng VIETCOMBANK chi
nhánh Sóng Thần, do đó nghiệp vụ này đóng góp một phần không nhỏ vào tổng
24
doanh thu của toàn chi nhánh. Trong năm 2010, doanh thu hoạt động bảo lãnh là
49,413 triệu đồng đóng góp 13.23% vào tổng doanh thu. Năm 2011, hoạt động bảo
lãnh mang lại doanh thu tăng vượt bậc so với năm trước với tốc độ tăng 64.23% so
với năm trước và đạt 81,152 triệu đồng. Tuy nhiên, do sự giảm sút của doanh số,
bảo lãnh trong năm 2012 nên doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
giảm 8,559 triệu đồng so với năm 2011 chỉ còn 72,593 triệu đồng, chiếm 14.48%
tổng doanh thu.
Nhìn chung hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng đạt được kết quả khá cao,
mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. So với các ngân hàng trên cùng địa
bàn thì hoạt động bảo lãnh của ngân hàng được đánh giá mạnh, ngân hàng cần tận
dụng lợi thế này để mang lại nguồn thu lớn hơn nữa.
2.3 Đánh giá về hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng VIETCOMBANK chi nhánh
Sóng Thần
2.3.1 Những kết quả đạt được
Từ những phân tích trên có thể thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
VIETCOMBANK chi nhánh Sóng Thần từ năm 2010 đến nay đã đạt được những kết
quả khả quan.
Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh
thu. Đây là hoạt động có chi phí thấp mà mang lại lợi nhuận lớn và ngân hàng đã
tận dụng uy tín của mình để khai thác nguồn thu hiệu quả. Hoạt động bảo lãnh có
sự tăng trưởng qua các năm, tỷ trọng doanh thu bảo lãnh trên tổng doanh thu của
toàn chi nhánh tăng ngày càng lớn. Từ đó, hoạt động bảo lãnh đã giúp tăng năng
lực tài chính, khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng của chi nhánh. Số lượng
khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh tăng lên hàng năm, đa dạng về lĩnh vực như
sản xuất kinh doanh, xây dựng và thương mại dịch vụ.
Doanh số bảo lãnh cao, quy mô bảo lãnh lớn và đa dạng về loại hình chứng tỏ
rằng khách hàng ngày càng tin tưởng vào uy tín của ngân hàng. Mặc dù doanh số
25