Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHÂN TÍCH CÔNG TY VINAMILk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.81 KB, 5 trang )

1. PHÂN TÍCH CÔNG TY
1. Giới thiệu công ty
1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Lĩnh vực kinh doanh
 Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành,
nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác;
 Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu.
 Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh
doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá;
 Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay–
phin – hoà tan;
 Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;
 Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa.
 Phòng khám đa khoa.
Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa bột, sữa tươi, sữa
chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và các sản phẩm chức năng
khác.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
 Năm 1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương
Thực, với 6 đơn vịtrực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà
máy sữa Dielac, Nhà máyCafé Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico.
 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập dựa trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN
ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa
Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam.
 Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn
điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.
 Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định
và sáp nhập vào Vinamilk.
 Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 với khối lượng niêm yết là 159 triệu cổ phiếu. Khi
đó vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ


là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
 Năm 2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007,
có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.

1.2. So sánh công ty với có các công ty khác
 Trung bình mỗi ngày VNM sản xuất và đưa ra thị trường 9-10 triệu sản phẩm với doanh
số hẳng ngày đạt 62-63 tỷ VND.
 Hiện Vinamilk là một trong những Công ty có giá trị vốn hóa cao nhất trên sàn chứng
khoán HOSE (khoảng 2,7 tỉ USD). Trong đó, Nhà nước chỉ nắm 47%, nhà đầu tư nước ngoài
nắm 49%, còn lại là cổ đông cá nhân và tổ chức Việt Nam.
 Tính đến ngày 30.6.2012, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Vinamilk chỉ 0,3.
 Trong giai đoạn từ 2006-2011, doanh thu của Vinamilk tăng bình quân 29%/năm và lợi
nhuận tăng 50%/năm. Đến năm 2011, doanh thu của Vinamilk đã đạt trên 1 tỉ USD. Và
Vinamilk cũng đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh số đạt hơn
22.279 tỷ đồng, tăng 37%.
 Trong nhiều năm qua VINAMILK giữ được vai trò chủ đạo trên thị trường trong nước và
quốc tế, chiếm 39% trên thị trường nội địa trong đó sữa đắc chiếm 80%, sữa tươi 53%,
sữa chua 95% và sữa bột 30% so với Dutch Lady thị phần là 24%, các sản phẩm sữa bột
nhập khẩu 22%, 15% khác thuộc hãng nội địa : NUTIFOOD, HANOIMILK, ANCO MILK,
VINASOY,
 Năm 2011, EPS 4 qu{ gần kề là 8.006, con số này khá ấn tượng so với ngành trong bối
cảnh kinh tế khó khăn hiện nay và được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình
chọn là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004.
 EPS 6 tháng đầu năm 2012 của Vinamilk đạt 4.953 đồng, trong đó riêng qu{ II đạt 2.684
đồng. Lợi nhuận gộp quý II của Vinamilk đạt 2.410 tỷ đồng, chi phí tài chính quý II của
Vinamilk là 29,2 tỷ đồng.
 Nguyên nhân giúp lợi nhuận quý II của công ty tăng 36,46% so với cùng kz năm ngoái là
do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất tăng, trong đó doanh thu tăng gần 30%. Trong khi đó,
chi phí tài chính giảm gần 78%, chủ yếu do hoàn nhập dự phòng.
 Chiến lược của Vinamilk trong thời gian tới là phấn đấu trở thành 1 trong 50 doanh

nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017, nhảy khá nhiều bậc so
với vị trí thứ 68 hiện nay.

Số liệu năm 2011:

Vinamilk
Trung bình
ngành
Tỷ lệ tăng Eps
19%
14%
Tỉ lệ tăng doanh
thu
37%
33%
Tỉ lệ tăng vốn
chủ sở hữu
55.9%
34%
Giá trị tài sản
15583 tỷ đồng

Chỉ số thanh
toán nhanh
21,0
16.2
Chỉ số thanh
toán hiện hành
31.1
21.9





Biểu đồ thị phần của các công ty trên thị trường sữa năm 2012









19%
37%
55.90%
14%
33%
34%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Tỷ lệ tăng Eps Tỉ lệ tăng doanh
thu
Tỉ lệ tăng vốn chủ

sở hữu
Vinamilk
Trung bình ngành
40%
25%
10%
5%
5%
15%
Thị phần 2012
Vinamilk
Dutch lady
Mộc Châu
CTCP sữa quốc tế
Hà Nội milk
Công ty khác

Biểu đồ tăng trưởng doanh thu trong 5 năm từ năm 2007 đến 2011.




 VNM có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty cùng ngành nhờ vào lợi thế về quy mô
lớn với tổng giá trị tài sản là 15583 tỷ đồng, chiếm thị phần cao nhất trên thị trường sữa và
một số sản phẩm của VNM gần như độc quyền là sữa chua với thị phần chiếm 95%, sữa
đặc 85%.
 Tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu cao hơn trung bình ngành . Cơ cấu vốn của Vinamilk chủ yếu
là vốn chủ sở hữu 36,3% vì vậy chỉ số thanh toán của VNM là rất tốt.
6,675
8,381

10,820
16,081
22,071
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu ( tỷ đồng)
tổng doanh thu
955
1,371
2731
4,251
4,979
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2007 2008 2009 2010 2011
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)
Lợi nhuận trước thuế
 Tỷ lệ tăng doanh thu và Eps tăng cao hơn trung bình ngành cho thấy tình hình hoạt động
và sản xuất kinh doanh của công ty đang tiến triển tốt và đang trên đà phát triển tốt với tỷ
lệ tăng trưởng 16,6% . So với các doanh nghiệp cùng ngành, với năng lực tài chính vững

mạnh và sức mạnh thương hiệu, Vinamilk đã và đang dẫn đầu ngành công nghiệp chế biến
sữa tại Việt Nam.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×