Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 20 trang )



Trang 1

Kênh thông tin
Tài chính-Chứng khoán CafeF












Báo cáo
Kinh tế-Tài chính
6 tháng 2013









Thực hiện bởi Ban biên tập


& Bộ phận phân tích dữ liệu CafeF

Địa chỉ: Tầng 18, tòa nhà VTC Online,
18 Tam Trinh, Hà Nội
Điện thoại: 04 – 39743410. Máy lẻ: 295
Fax: 04 – 39744082
Email:






Nội dung chính

Kinh tế thế giới 2


Kinh tế Trung Quốc bất ổn
• Kinh tế Mỹ xuất hiện nhiều điểm sáng
• Châu Âu chưa thoát khủng hoảng
• Nhật Bản tung gói kích thích lớn chưa từng có
• 6 tháng tồi tệ của thị trường trái phiếu
• Vàng diễn biến xấu nhất trong 32 năm, giá hàng hóa “lún” sâu

Kinh tế Việt Nam 4
• GDP 6 tháng tăng 4,9% so với cùng kỳ 2012
• CPI 6 tháng tăng 2,4% so với đầu năm, tăng 6,69% so với cùng kỳ
• Nhập siêu 1,4 tỷ USD trong 6 tháng
• Tỷ giá điều chỉnh lần đầu tiên kể từ cuối năm 2011

• Tín dụng tăng 4,5% so với cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 4,65%
• NHNN giảm 2% các lãi suất chủ chốt trong 6 tháng
• Ngân hàng chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng
• Ban hành nhiều chính sách quản lý chặt hơn thị trường tài chính

Giá xăng ở mức 24.110 đồng/lít (cao hơn 960 đồng/lít của năm 2012)

Thị trường chứng khoán Việt Nam 10
• 6 tháng đầu năm thị trường sôi động với 3 sóng lớn
• Khối ngoại bán ròng 1.700 tỷ đồng sau 5 tháng đầu mua ròng
• 10 CTCK chiếm 63% thị phần HOSE, 54% thị phần HNX
• Thời gian giao dịch buổi chiều sẽ kéo dài đến 15h
• Hủy niêm yết tự nguyện thành “trào lưu”
• PVFC và WesternBank đồng thuận hợp nhất tỷ lệ 1:1

Thị trường Bất động sản 13
• Thị trường 6 tháng có nhiều chuyển biến tốt
• Gói tín dụng hỗ trợ mua nhà 30.000 tỷ đồng có hiệu lực từ 1/6
• Tồn kho BĐS 6 tháng đầu năm tăng hơn 20% so với cuối 2012

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư mới

Vingroup đón dòng vốn ngoại “khủng” từ Warburg Pincus

Tổng hợp dữ liệu TTCK 16

Các dự án Bất động sản tiêu biểu 18

100 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam 20



Trang 2

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
KINH TẾ THẾ GIỚI
 Quý I, Trung Quốc tăng trưởng 7,7%-thấp nhất từ
khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhiều nhà phân
tích dự báo Trung Quốc sẽ không đạt mục tiêu tăng
trưởng 7,5% cho năm 2013 sau 15 năm liên tiếp
vượt kế hoạch. Hoạt động sản xuất trong tháng 6
tiếp tục thu hẹp khi chỉ số PMI giảm xuống 48,2
điểm từ mức 49,2 điểm của tháng 5.
 Tháng 3, Trung Quốc hoàn thành chuyển giao
quyền lực. Đội ngũ lãnh đạo mới phát đi những tín
hiệu cải cách kinh tế.
 Cuối tháng 6, xuất hiện tình trạng căng thẳng tiền
mặt. Lãi suất qua đêm tăng 5,27% trong một ngày,
cao nhất mọi thời đại. Hai ngân hàng lớn ngừng cho
vay. TTCK rơi vào thị trường con gấu. Giới chuyên
gia cảnh báo Trung Quốc đứng trước một cuộc
khủng hoảng tài chính khổng lồ.


Mỹ phục hồi chậm chạp bất chấp viêc Tổng thống
Barack Obama ký lệnh cắt giảm chi tiêu tự động trị
giá 85 tỷ USD mà ông cảnh báo có thể khiến tăng
trưởng kinh tế giảm đi 0,5% và làm mất 750.000
việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần. Thị trường
nhà đất cải thiện theo từng tháng. Niềm tin tiêu
dùng tháng 5 cao nhất trong vòng 6 năm.

 Nhiều ý kiến trái chiều về chương trình nới lỏng
định lượng. Ngày 19/6, Chủ tịch Fed Ben Bernanke
cho biết có thể bắt đầu giảm chương trình mua trái
phiếu trị giá 85 tỷ USD/tháng trong năm nay và
ngừng hoàn toàn vào giữa năm 2014 nếu nền kinh
tế tăng trưởng bền vững.


Đảo Síp gây chấn động với đề xuất đánh thuế vào
tiền gửi tiết kiệm để đổi lấy gói cứu trợ 10 tỷ euro.
Hệ thống ngân hàng Síp đóng cửa 2 tuần. Lo ngại
khủng hoảng ở Eurozone sẽ leo thang tái xuất hiện
khi cuộc bầu cử ở Italy lâm vào bế tắc.
 GDP quý I của Eurozone suy giảm 0,2%. Tính
chung cả 27 nước trong liên minh châu Âu, GDP
giảm 0,1%. Nền kinh tế Pháp chính thức rơi vào đợt
suy thoái thứ 3 trong 4 năm trở lại đây. Tỷ lệ thất
nghiệp tháng 5 lập kỷ lục mới ở mức 12,1% với
19,2 triệu người thất nghiệp.
 Ngày 2/5, NHTW châu Âu quyết định hạ lãi suất cơ
bản nhằm kích thích kinh tế.
 NHTW Nhật Bản bơm lượng tiền kỷ lục vào nền
kinh tế. Lượng tiền cơ sở của Nhật trong tháng
6/2013 tăng 36% so với năm trước, đánh dấu mức
cao kỷ lục trong tháng thứ tư liên tiếp.
 Đồng yên phá vỡ mốc 100 yên/USD, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà xuất khẩu. Kinh tế khởi sắc
nhờ Abenomics. GDP sau điều chỉnh lạm phát trong
3 tháng đầu năm tăng trưởng 0,9% so với quý
trước - cao nhất trong năm. Tiêu dùng tăng 0,9%,

xuất khẩu tăng 3,8%.Tuy nhiên, chính sách phá giá
đồng yên bắt đầu có tác dụng phụ khi lợi suất trái
phiếu biến động mạnh.


Trái phiếu giảm tổng cộng 1,8% trong quý II và ghi
nhận quý giảm kỷ lục kể từ năm 1997. Lợi suất tăng
lên 2,06% sau khi ở mức thấp kỷ lục 1,51% trong
tháng 5. Tháng 5 là tháng tồi tệ nhất của thị trường
trái phiếu chính phủ toàn cầu kể từ năm 2004.
Lượng tiền bị rút ra khỏi các quỹ trái phiếu ở mức
cao kỷ lục.
 5 tháng đầu năm, tiền liên tục đổ vào TTCK toàn
cầu. Các chỉ số chính liên tục phá vỡ các kỷ lục. Chỉ
số S&P 500 tăng 7 tháng liên tiếp và có chuỗi tăng
dài nhất kể từ năm 2009. Tuy nhiên, kết thúc tháng
6, chỉ số MSCI All-Country World index giảm 3,1%.
Hơn 2.700 tỷ USD vốn hóa “bốc hơi” khỏi TTCK
toàn cầu với 44/45 chỉ số chính giảm điểm.
 USD vẫn là tài sản đầu tư an toàn với chỉ số Dollar
Index tăng tổng cộng 4,2% trong 6 tháng.


Nửa đầu năm 2013, giá vàng giảm 27% - chuỗi
giảm sâu nhất từ năm 1981. Riêng quý 2, giá vàng
giảm 23%, là quý giảm mạnh nhất trong 45 năm.
Ngày 28/6, giá vàng chạm đáy của 34 tháng tại
1.180,5 USD/ounce.
 Các quỹ ETF liên tục bán vàng. 6 tháng đầu năm đã
bán tổng cộng 586,5 tấn, nhiều hơn sản lượng của

các mỏ ở Nam Phi sản xuất trong 3 năm. Đến 28/6,
các quỹ còn giữ 2.045,4 tấn vàng, trị giá 81,1 tỷ
USD, giảm so với 147,7 tỷ USD cuối năm 2012.
 Riêng SPDR Gold Trust đưa lượng nắm giữ vàng
xuống dưới 1.000 tấn lần đầu tiên trong 4 năm, bán
gần 400 tấn trong 6 tháng qua.
Kinh tế Trung Quốc bất ổn
Kinh tế Mỹ xuất hiện nhiều điểm sáng
Châu Âu chưa thoát khủng hoảng
Nhật Bản tung gói kích thích lớn chưa từng có
6 tháng tồi tệ của thị trường trái phiếu
Vàng diễn biến xấu nhất trong 32 năm


Trang 3

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013

Giá hàng hóa, từ đồng, vàng, dầu mỏ đến các nông
sản như cà phê, đường, ngô cùng sụt giảm mạnh.
 Dẫn đầu đà giảm là bạc khi để mất gần 35%, tiếp
đó là vàng với 27%, ngô hơn 26%, cà phê và
đường cùng mất xấp xỉ 15%, đồng hạ hơn 14%, lúa
mì mất 16%, dầu Brent hạ 8,3%
 Trong số các hàng hóa, chỉ có 3 mặt hàng tăng đó
là bông, dầu thô WTI và ca cao. Giá dầu tăng 5,1%,
bông tăng 9,5% và ca cao tăng gần 1%.
 Giá giảm mạnh vì lo ngại Fed sẽ rút kích thích kinh
tế, tình hình ở châu Âu chưa lạc quan trong khi tăng
trưởng ở Trung Quốc yếu đi. Riêng nhóm nông sản

và ngũ cốc còn bị tác động bởi các yếu tố cơ bản là
cung cầu và dự trữ.


Nhà đầu tư liên tục rút tiền khỏi thị trường hàng
hóa, đặc biệt trong tháng 6, vì Fed phát đi tín hiệu
sẽ sớm rút gói kích thích kinh tế bên cạnh thị
trường chứng khoán thăng hoa. Nhiều ý kiến cho
rằng thập kỷ tăng giá của hàng hóa đã chấm dứt.
 Nỗi lo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại
cũng tác động làm hàng hóa mất đi hấp dẫn do đây
là thị trường tiêu thụ nhiều nhất.
 Các quỹ phòng hộ và nhà đầu cơ lớn nắm giữ vị thế
mua với hàng hóa kỳ hạn và quyền chọn thấp nhất
trong vòng 6 năm tại 31.197 hợp đồng, trong khi giữ
vị thế bán ở mức cao kỷ lục.


Ngày 12/6, World Bank dự báo kinh tế thế giới sẽ
tăng trưởng 2,2% trong 2013, thấp hơn so với dự
báo 2,4% được đưa ra hồi tháng 1 và cũng thấp
hơn mức 2,3% của năm ngoái.
 George Soros: Thế giới đang đứng trước 'bong
bóng tín dụng'. Các lý thuyết kinh tế được áp dụng
lâu nay đã "sụp đổ" trước thực tế.
 Nouriel Roubini: Fed có thể khiến khủng hoảng
2008 lặp lại bởi quá trình thoát khỏi gói kích thích.
 Danske Bank dự báo giá vàng sẽ về 1.000 USD/
ounce trong 3 tháng tới.
 Societe General dự báo nhu cầu vàng của các

NHTW sẽ giảm trong năm nay do đồng USD mạnh
và trái phiếu chính phủ tăng giá.
 UBS dự báo giá vàng ở mức 1.250 USD/ounce
trong vòng 1 tháng tới.
Biến động của một số chỉ số chứng khoán chính
trên thế giới 6 tháng 2013 (nguồn: FT)

Biến động của một số loại tiền tệ lớn trên thế giới
so với USD 6 tháng 2013 (nguồn: FT)
Biến động giá hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2013
(nguồn: CafeF)

Nhận định chuyên gia
Giá hàng hóa lún sâu
Dòng tiền rời bỏ hàng hóa


Trang 4

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
KINH TẾ TRONG NƯỚC
 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối
mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài
chính toàn cầu đã và đang được cải thiện nhưng
nhìn chung chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng
chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi.
 Chính sách bảo hộ hàng hóa nội địa diễn ra tại
nhiều nước gây ảnh hưởng đến cầu thị trường.
Thất nghiệp vẫn là mối quan tâm chính ở các nước
phát triển. Sản xuất kinh doanh trong nước vẫn khó

khăn, cầu nội địa yếu. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
chậm. Nợ xấu đang là gánh nặng cho nền kinh tế.
Tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể
hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra. Việc
làm của người lao động bấp bênh dẫn đến thu nhập
giảm sút.


Chính thức tăng lương cơ sở thêm 100.000 đồng từ
1/7. Theo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang, Chính phủ quyết định tăng lương cơ sở thêm
100 nghìn đồng so với mức lương hiện đang áp
dụng, lên 1,15 triệu đồng/tháng. Nghị định này có
hiệu lực từ 15/8/2013, tuy nhiên mức lương cơ sở

được tính từ 1/7/2013 và thay thế mức lương tối
thiểu chung quy định tại các văn bản về chế độ tiền
lương khác.
 Từ 1/7, Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực,
chính thức nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản
thân người nộp thuế lên 9 triệu đồng và cho một
người phụ thuộc lên 3,6 triệu đồng. Bên cạnh đó,
nếu trước kia thu nhập bình quân để xác định người
phụ thuộc ở mức 500.000 đồng/tháng, thì nay được
nâng lên 1 triệu đồng/tháng.
 Áp thuế suất thu nhập doanh nghiệp 22% từ
1/1/2014 sẽ tạo cú hích lớn, tạo điều kiện cho do-
anh nghiệp phục hồi và tăng trưởng sản xuất và
cũng là nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài cho nền kinh

tế đất nước.
 Áp thuế GTGT 5% từ 1/7/2013 đến 30/62014 với
nhà ở xã hội và nhà ở có diện tích dưới 70 m
2
, giá
dưới 15 triệu đồng/m
2
sẽ chỉ phải chịu thuế suất
5%, giảm một nửa so với mức cũ. Việc giảm thuế
sẽ tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư có thu
nhập trung bình và thấp được tiếp cận với nhà ở xã
hội.
 Việc lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp cao lần đầu
tiên được thực hiện.
 GDP 6 tháng đầu năm 2013 ước tăng 4,9% so với
cùng kỳ 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng
5%. Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2013 xấp xỉ
mức tăng cùng kỳ 2012 (4,93%) nhưng thấp hơn
nhiều mức tăng 6,22% của cùng kỳ 2010 và mức
tăng 5,92% của cùng kỳ 2011.
 CPI tháng 6/2013 tăng 0,05% so với tháng trước.
Lạm phát 6 tháng đầu năm nhìn chung không có
biến động lớn. Riêng chỉ số giá mặt hàng lương
thực và thực phẩm chỉ tăng vào 2 tháng đầu năm,
các tháng sau có chỉ số giá giảm.
 CPI tháng 6/2013 tăng 2,4% so với tháng 12/2012
và tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá
tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng
6,73% so với cùng kỳ năm 2012.
 Chỉ số giá vàng tháng 6/2013 giảm 4,11% so với

tháng trước; giảm 15,1% so với tháng 12/2012;
giảm 7,83% so với cùng kỳ năm trước.
Quốc hội thông qua nhiều chính sách quan trọng
Giá hàng hóa ổn định, CPI 6 tháng tăng 6,69%
GDP 6 tháng tăng 4,9%


Trang 5

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
 Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2013 tăng 0,26% so với
tháng trước; tăng 0,84% so với tháng 12/2012; tăng
0,68% so với cùng kỳ năm 2012.


Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện 6 tháng
đầu năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt
448,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm
trước và bằng 29,6% GDP.
 FDI từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2013 đạt
10.473,9 triệu USD, bằng 115,9% cùng kỳ năm
trước. FDI thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt
5,7 tỷ USD, bằng 105,6% cùng kỳ năm trước.
 Vốn FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo với 9.307,7 triệu USD, chiếm
88,9% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất
động sản đạt 419,7 triệu USD, chiếm 4%; các
ngành còn lại đạt 745,5 triệu USD, chiếm 7,1%.



Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6 ước đạt
11,4 tỷ USD. Tính chung 6 tháng đầu năm đạt 62 tỷ
USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước (thấp
hơn mức tăng 23% của cùng kỳ năm 2012).
 Xuất khẩu tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài. EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn
nhất. Cơ cấu có sự thay đổi so với cùng kỳ năm
trước khi nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng
sản tăng trong khi nhóm hàng nông, lâm, thủy sản
giảm.
 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6 ước tính
đạt 11,6 tỷ USD. Tính chung 6 tháng đạt 63,4 tỷ
USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2012 (cao
hơn nhiều so với mức tăng 7,4% của cùng kỳ năm
2012).
 Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Cơ
cấu hàng hóa nhập khẩu cũng có sự thay đổi so với
cùng kỳ năm trước khi tỷ trọng nhóm máy móc thiết
bị, dụng cụ, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng
mạnh trong khi nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu
và nhóm hàng tiêu dùng giảm.
 Nhập siêu tháng 6/2013 ước tính đạt 200 triệu USD,
bằng 1,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập
siêu 6 tháng đầu năm ước tính 1,4 tỷ USD, bằng
2,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước
tại thời điểm 01/7/2013 ước tính 53,3 triệu người,
tăng 715.600 người so với tại thời điểm 1/7/2012 và
tăng 308.000 người so với tại thời điểm 01/4/2013.
 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu

năm 2013 ước tính 2,28%; tỷ lệ thiếu việc làm trong
độ tuổi lao động ước tính 2,95%; tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên ước tính là 6,07% (được tính cho
những người từ 15-24 tuổi).
 Nhìn chung, thất nghiệp có xu hướng tăng do sản
xuất gặp khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực
thành thị của thanh niên gấp 4,5 lần tỷ lệ thất
nghiệp của người lớn.


Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm
giảm 4,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ
số giá quý II giảm 0,14% so với quý trước và giảm
4,11% so với cùng kỳ năm 2012.
 Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm
giảm 2,56% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ
số giá quý II giảm 0,53% so với quý trước và giảm
2,29% so với cùng kỳ năm 2012.
 Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng
nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm
2013 giảm 2,51% so với cùng kỳ năm trước, trong
đó chỉ số giá quý II tăng 2,44% so với quý trước và
tăng 0,54% so với cùng kỳ năm 2012.
 Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng
công nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4,18% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá quý II
tăng 2,99% so với quý trước và tăng 4,77% so với
cùng kỳ năm 2012.
Thất nghiệp có xu hướng tăng
Thông tin vĩ mô khác

Vốn đầu tư 6 tháng bằng 29,6% GDP
Nhập siêu 1,4 tỷ USD trong 6 tháng


Trang 6

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến
15/6/2013 ước đạt 324.400 tỷ đồng, bằng 39,8% dự
toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt
409.100 tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán năm.


Tín dụng toàn hệ thống đến cuối tháng 6 ước tăng
4,5% so với cuối năm 2012, trong đó tín dụng bằng
VND tăng 7,55%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm
9,4%.
 Tại Hà Nội, tín dụng tại thời điểm cuối tháng 6 ước
tăng 1,7% so cuối năm 2012, trong đó dư nợ ngắn
hạn tăng 1,3%, dư nợ trung và dài hạn tăng 2,3%.
 Tại TP.Hồ Chí Minh, tín dụng đến cuối tháng 6 ước
tăng 3,1% so với cuối năm 2012.
 Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến hết tháng
5, nợ xấu của toàn hệ thống giảm xuống 4,65% trên
tổng dư nợ, thay vì 6% vào khoảng tháng 2 và
8,6%-10% hồi tháng 10/2012. Nợ xấu của các
TCTD tại T.P Hồ Chí Minh là 5,91%, nợ xấu của
các TCTD tại Hà Nội là 6,58%.
 Dù lãi suất ở xu hướng giảm mạnh, đến cuối tháng

6 chỉ còn 7%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng và kỳ
hạn dài chỉ còn từ 8 – 10%/năm nhưng huy động
vốn vẫn tăng mạnh. Huy động vốn của toàn hệ
thống đến 20/5/2013 tăng 5,8% so với cuối năm
2012 và ước trong 6 tháng đầu năm đạt mức tăng
khoảng 7%.
 Tại Hà Nội, đến cuối tháng 6, huy động vốn của các
tổ chức ước tăng 5,7% so với cuối năm 2012, trong
đó tiền gửi tiết kiệm tăng 11,2%, tiền gửi thanh toán
 Huy động vốn của hệ thống các ngân hàng tại T.P
Hồ Chí Minh đến cuối tháng 6 tăng 5% so với cuối
năm 2012.
 Lãi suất huy động và cho vay đều ở xu hướng giảm
mạnh. Trong 6 tháng đầu năm, NHNN có 3 lần điều
chỉnh giảm lãi suất.
 Ngày 26/3, NHNN giảm 1% các lãi suất chủ chốt
gồm tái cấp vốn (còn 8%), tái chiết khấu (6%), cho
vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng (9%),
lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên (10%/năm). Trần
lãi suất huy động giảm từ 8% xuống 7,5%/năm.
 Ngày 10/5, NHNN giảm tiếp 1% các lãi suất chủ
chốt. Lãi suất tái cấp vốn còn 7%/năm; lãi suất tái
chiết khấu còn 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm
trong thanh toán điện tử liên ngân hàng còn 8%/
năm. Lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên giảm
còn 10%/năm.
 Ngày 28/6, NHNN giảm 0,5% trần lãi suất huy động
kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống 7%/năm, kỳ
hạn 6 tháng trở lên được thả nổi, trần lãi suất kỳ
hạn dưới 1 tháng còn 1,2%/năm. Trần lãi suất USD

cũng giảm 0,75% xuống còn 1,25%/năm.
 Đến cuối tháng 6, lãi suất cho vay tại các NHTM
Nhà nước còn dưới 13%/năm bao gồm cả các
khoản vay cũ và mới, giảm mạnh so với mức 15%
cuối năm 2012. Lãi suất cho vay của các NHTM cổ
phần cũng giảm mạnh, với lãi suất trung, dài hạn
hiện phổ biến còn quanh 13 – 14%/năm, lãi suất
ngắn hạn còn 9,5 – 11,5%/năm.
 Lãi suất huy động liên tục giảm do tín dụng tăng
yếu,ngân hàng thừa vốn. Đến cuối tháng 6, lãi suất
huy động kỳ hạn ngắn dao động từ 5% - 7%/năm,
lãi suất kỳ hạn dài từ 7,1% - 10%/năm.


NHNN đã tích cực can thiệp nhằm bình ổn thị
trường vàng. Trong hơn 3 tháng (tính đến 5/7),
NHNN đã tổ chức 40 phiên đấu thầu bán vàng
miếng, tổng lượng vàng bán ra là 1.076.900 lượng,
ước tính thu về khoảng 43.000-44.000 tỷ đồng.
Phần chênh lệch giữa giá bán vàng đấu thầu so với
giá thế giới (từ 4-5 triệu đồng/lượng) được đưa vào
ngân sách.
 Các TCTD đã mua vàng liên tục từ NHNN và hoàn
thành tất toán trạng thái vàng vào ngày 30/6, chấm
dứt 12 năm huy động và cho vay vàng diễn ra mạnh
mẽ.
Tăng trưởng tín dụng, nợ xấu
Thu, chi ngân sách
Lãi suất
Huy động vốn

Thị trường vàng


Trang 7

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
 Giá vàng trong nửa đầu năm biến động mạnh, có
ngày tăng giảm tới trên 2 triệu đồng/lượng theo giá
thế giới. Tính chung 6 tháng, giá vàng giảm trên 9
triệu đồng/lượng trong khi vàng thế giới giảm 27%.
 Khoảng cách chênh lệch giữa vàng trong nước và
thế giới dao động từ 4 – 6 triệu đồng/lượng, có lúc
lên tới 7 triệu đồng/lượng, tương đương chênh lệch
khoảng 20%.


Doanh số giao dịch và khối lượng giao dịch 6 tháng
đầu năm 2013 đạt 1.665.019 tỷ đồng, tương đương
với mức giao dịch bình quân là 14.472 tỷ đồng/
ngày, chưa bằng nửa doanh số giao dịch cùng kỳ
năm ngoái (tương ứng lần lượt là 3.597.115 tỷ đồng
và là 29.948 tỷ đồng/ngày).
 Giao dịch trên liên ngân hàng chủ yếu tập trung vào
kỳ hạn dưới 1 tháng, chiếm khoảng 86% tổng
doanh số giao dịch.
 Dư nợ trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm
mạnh, tính đến thời điểm ngày 19/6, dư nợ trên thị
trường liên ngân hàng là 179.091 tỷ đồng, giảm
23.230 tỷ đồng so với cuối năm 2012 và giảm
98.062 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.

 Lãi suất giao dịch bình quân giảm đối với hầu hết
các kỳ hạn; trong đó, lãi suất giao dịch bình quân
qua đêm đã rơi xuống mức rất thấp, chưa đến 1%/
năm.
Lãi suất liên ngân hàng 6 tháng 2013 (nguồn: NHNN)

Tỷ giá nhìn chung tương đối ổn định, chỉ xảy ra một
vài đợt biến động nhưng không quá mạnh và NHNN
đã kịp thời can thiệp bằng cách bán USD cho các
NHTM để đáp ứng nhu cầu.
 Đến tháng 6, tỷ giá chịu sức ép do thâm hụt thương
mại, giá vàng biến động mạnh và cao hơn thế giới
trên 5 triệu đồng/lượng, các NHTM phải tất toán
trạng thái vàng, một số ngân hàng phải mua bù
USD để cân bằng trạng thái. Giá USD trong ngân
hàng neo ở mức kịch trần trong khi trên liên ngân
hàng có lúc vượt quá cả mức trần.
 Ngày 28/6, NHNN quyết định nới tỷ giá bình quân
thêm 1% lên 21.036 đồng, lần điều chỉnh đầu tiên
kể từ cuối năm 2011.


Tổng cộng trong 6 tháng, NHNN hút ròng 8.836 tỷ
đồng trên thị trường mở (OMO), giảm mạnh so với
lượng hút hơn 60.500 tỷ cùng kỳ năm 2012.
 Tính đến 25/6, trạng thái mua kỳ hạn trên OMO âm
21.186 tỷ đồng, trong đó lượng trúng thầu là 91.847
tỷ và đến hạn thanh toán 113.033 tỷ đồng. Trạng
thái bán tín phiếu là dương 12.350 tỷ đồng, trong đó
trúng thầu 132.491 tỷ đồng và đến hạn thanh toán

144.841 tỷ đồng.
 Mặt bằng lãi suất phát hành và giao dịch trái phiếu
giảm mạnh từ 1% đến 2,5% so với thời điểm đầu
năm, sát với diễn biến lãi suất trên thị trường ngân
hàng và tiền tệ.
 Trên thị trường sơ cấp đã diễn ra 117 phiên đấu
thầu với tổng khối lượng trúng thầu đạt hơn 116,47
tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu toàn thị trường tăng từ 52%
năm 2012 lên 68,9% trong 6 tháng đầu năm 2013.
 Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch TPCP bình
quân phiên tăng đáng kể, đạt hơn 1.900 tỷ đồng
(gấp hơn 2 lần so với năm 2012). Trong đó, có sự
giao dịch tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài
với tổng giá trị giao dịch mua bán của khối ngoại
trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 100 nghìn tỷ, xấp xỉ
80% GTGD của khối này trong cả năm 2012.


Mùa ĐHCĐ năm nay, các ngân hàng rầm rộ lên kế
hoạch tìm kiếm đối tác để mua bán, sáp nhập. Hoạt
động tái cấu trúc cũng diễn ra sôi nổi. Các ngân
hàng có kế hoạch M&A như HDBank, DaiABank,
ABBank, MBBank, MaritimeBank, Sacombank,
Eximbank, SouthernBank…
 HDBank và DaiABank đã ký thỏa thuận về việc sáp
nhập/hợp nhất. Hiện HDBank đang là đầu mối tổ
chức triển khai. Người của HDBank cũng đã sang
làm quản lý tại DaiABank.
Ngoại hối
Liên ngân hàng

Trái phiếu Chính phủ
Thị trường mở
Tái cấu trúc ngân hàng


Trang 8

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
 PVFC và WesternBank đã thống nhất việc hợp
nhất. Ngân hàng sau hợp nhất có tên là Ngân hàng
Đại chúng.
 TrustBank sau khi bán cổ phần cho cổ đông mới đã
thay toàn bộ Hội đồng quản trị. Ngân hàng này cũng
đã đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
(VNCB).
 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương đổi tên thành
Ngân hàng Hợp tác xã và đi vào hoạt động từ 24/6.
 Ngày 7/1/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
01/NQ-CP Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều
hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.
 Ngày 7/2/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải
quyết nợ xấu.
 Từ 10/1/2013, Nghị định 24 và Thông tư 16 về quản
lý thị trường vàng chính thức có hiệu lực. Chỉ
những doanh nghiệp, TCTD được NHNN cấp phép
mới được kinh doanh, mua bán vàng miếng.
 Thông tư số 35/2012/TT-NHNN của NHNN quy định

về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa chính thức có hiệu
lực từ 1/3.
 Này 12/3, NHNN ban hành Thông tư số 06/2013/
TT-NHNN hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng
miếng trên thị trường trong nước của NHNN.
 Ngày 4/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
ký Quyết định 16/2013/QĐ-TTg về việc mua, bán
vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN.
 Ngày 14/3, NHNN ban hành Thông tư số 07/2013/
TT-NHNN Quy định về việc kiểm soát đặc biết đối
với tổ chức tín dụng.
 Ngày 25/3/2013, NHNN ban hành Quyết định số
643/QĐ-NHNN về giảm 1% lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong
thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù
đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.
 Ngày 10/5, NHNN ban hành Quyết định số 1073/
QĐ-NHNN về giảm 1% lãi suất tái cấp vốn, lãi suất
tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh
toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu
hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt
Nam đối với các ngân hàng.
 Ngày 18/5, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị
định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt
động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam (VAMC).
 Ngày 27/5/2013, NHNN ban hành Thông tư số
12/2013/TT- NHNN về việc gia hạn áp dụng Thông
tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân

loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro trong hoạt động của TCTD thêm 1 năm đến
1/6/2014.
 Ngày 27/6, NHNN ban hành ba Thông tư số
14/2013/TT-NHNN, 15/2013/TT-NHNN, 16/2013/
TT-NHNN về việc giảm lãi suất tối đa đối với tiền
gửi bằng đồng Việt Nam, lãi suất tiền gửi tối đa
bằng USD, lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên.
 Ngày 27/6, NHNN ban hành Quyết định số 1459/
QĐ-NHNN về việc thành lập Công ty TNHH MTV
Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(Công ty VAMC).

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
 Trong 6 tháng đầu năm giá xăng có 6 lần điều
chỉnh, trong đó có 3 lần tăng và 3 lần giảm. Lần giá
xăng điều chỉnh tăng mạnh là ngày 28/3 với 1.400
đồng/lít, đưa giá xăng trong nước lên mức cao kỷ
lục 24.550 đồng/lít.
 Do tăng mạnh hơn giảm nên giá xăng hiện cao hơn
960 đồng/lít so với thời điểm cuối năm 2012. Giá
xăng Ron92 bán lẻ đang là 24.110 đồng/lít.
Chính sách mới
6 lần điều chỉnh giá xăng


Trang 9

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013

 Giá gas giảm liên tục trong 5 tháng đầu năm, tổng
cộng giảm 68.000 đồng/bình, và sau đó là tăng trở
lại trong tháng 6 và đầu tháng 7, mức tăng 14.000
đồng/bình.
 Giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng hiện là
375.000-380.000 đồng/bình 12kg, thấp hơn 64.000
đồng/bình so với cuối năm 2012.
 Nối tiếp những khó khăn của năm 2012, trong 6
tháng đầu năm nay ngành vật liệu xây dựng vẫn
tiếp tục “đóng băng”. Đến cuối tháng 6, thị trường
mới xuất hiện một vài tín hiệu tích cực nhờ kỳ vọng
vào gói kích cầu bất động sản 30.000 tỷ đồng.
 Trong 6 tháng, sản xuất thép ước đạt 2,254 triệu
tấn, giảm 32.000 tấn tức 1,4% so với cùng kỳ năm
2012. Tiêu thụ thép cùng thời gian này tăng 18.000
tấn tức 0,8% lên 2,256 triệu tấn.
 Đến cuối tháng 6, lượng thép thành phẩm còn tồn
khoảng 310.000 tấn, giảm 40.630 tấn tức 11,58%
so với cùng kỳ năm trước; phôi chuẩn bị cho sản
xuất tháng 7 là 450.000 tấn, giảm 50.000 tấn tương
đương 10% so với cùng kỳ năm trước.
 Tiêu thụ xi măng nội địa trong 6 tháng ước đạt 24
triệu tấn, bằng khoảng 50% kế hoạch năm, trong khi
xuất khẩu khoảng 4,5 triệu tấn xi măng và clinker.
Bộ Xây dựng tính toán nhu cầu xi măng năm 2013
vào khoảng 56-57 triệu tấn, tăng 4-5% so với năm
2012, trong đó xi măng nội địa khoảng 48,5-49 triệu
tấn, xuất khẩu 7,5 - 8,0 triệu tấn.
 Giá thực phẩm biến động liên tục trong 6 tháng đầu
năm nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ.

Nhìn chung giá thực phẩm giảm trong phần lớn thời
gian, chỉ tăng trong dịp Tết Nguyên đán, những
ngày trời nắng nóng hoặc mưa to và có dấu hiệu
nhích lên chút ít trong tháng 6 sau khi giá xăng điều
chỉnh 2 lần tăng liên tiếp.
 Dù các cơ quan chức năng đã siết chặt hoạt động
kiểm tra an toàn thực phẩm song thực phẩm bẩn
vẫn tràn lan như bún ế tái chế bằng hóa chất, thực
phẩm thối nhập lậu, cà phê trộn hương liệu, trà sữa
dùng phẩm màu vượt quá quy định, đồ nướng tẩm
hương liệu làm từ hóa chất…
 Thời tiết thay đổi, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường
khiến tôm, ngao nuôi tại miền Nam và miền Trung
chết hàng loạt. Thủy sản nuôi trồng chết làm cho
hàng ngàn người mất việc, hàng trăm hộ dân rơi
vào cảnh khốn đốn, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
 Người nuôi trồng còn đối mặt với giá sản phẩm đầu
ra ở mức thấp, doanh nghiệp xuất khẩu thì gặp khó
ở các thị trường quan trọng do bị kiểm dịch chặt
chẽ trong khi còn bị áp thuế chống bán phá giá ở
mức cao. Hai mặt hàng chịu áp lực nhất là tôm và
cá tra.
 Doanh nghiệp thủy sản cũng gặp khó vì chi phí sản
xuất cao (thức ăn chăn nuôi đắt đỏ, lãi suất vay
ngân hàng vẫn cao và khó vay). Nhiều “đại gia” thủy
sản rơi vào cảnh vỡ nợ và phá sản.
 Từ đầu năm 2012, giá thịt lợn (heo) liên tục giảm,
giá gà cũng luôn bấp bênh ở mức thấp, cá biệt có
lúc xuống đến “đáy” là 12.000 đồng/kg gà trắng.
Trong khi đó, giá thức ăn luôn ở mức cao là 11.000-

12.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng
nề, nhiều người đã bỏ cuộc.
 Ngoài dịch bệnh, ngành chăn nuôi còn phải đối mặt
với tình trạng nhập lậu diễn ra phức tạp và có phần
mạnh mẽ hơn chỉ bởi phía Trung Quốc bán tháo
những phế phẩm gà loại, heo bệnh.
Vật liệu xây dựng vẫn “đóng băng”
Thực phẩm giảm giá, thực phẩm bẩn tràn lan
7 lần điều chỉnh giá gas
Nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng,
xuất khẩu gặp khó
Ngành chăn nuôi kêu cứu


Trang 10

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
 VN-Index chốt phiên giao dịch cuối tháng 6/2013
đạt 481,12 điểm, giảm 7,19% so với tháng trước,
giảm 2,02% so với cuối quý 1 nhưng so với cuối
năm 2012 vẫn tăng 16,29%. HNX-Index chốt tháng
6 ở mức 62,59 điểm, giảm 3,14% so với cuối tháng
5 nhưng 6 tháng vẫn tăng 9,63%.
 Trong 6 tháng, thị trường đã tạo 3 bước sóng lớn:
(1) đợt 1 từ cuối tháng 11, đạt đỉnh 494,82 điểm vào
ngày 20/2, sau đó giảm xuống 460 điểm; (2) đợt 2
từ 5/3 đến 9/4, VN-Index đạt đỉnh 510 điểm, sau đó
giảm xuống 466 điểm; (3) đợt 3 từ tháng 4 đến 7/6,
VN-Index lên gần 528 điểm nhưng ngay sau đó thị

trường giảm rất mạnh do ảnh hưởng b
ởi động thái
rút vốn của các quỹ ETF.
 6 tháng đầu năm 2013, 14,2 tỷ cổ phiếu được
chuyển nhượng trên 2 sàn, GTGD đạt 178.000 tỷ
đồng (khoảng 8,48 tỷ USD), trên HOSE đạt hơn
127.500 tỷ đồng, HNX đạt 50.500 tỷ đồng .
 KLGD bình quân trên HOSE trong tháng 6 chỉ đạt
hơn 67,3 triệu đơn vị/phiên, tuy nhiên GTGD vẫn ở
mức cao (đạt 1.196 tỷ đồng/phiên) do giá các cổ
phiếu đã tăng mạnh. KLGD bình quân trên HNX
trong tháng 6/2013 chỉ đạt hơn 44,2 triệu đơn vị/
phiên, giảm gần 50% so với tháng 1/2013 và giảm
nhẹ 1,1% so với tháng 5.
 Vốn hóa thị trường hai sàn đều tăng mạnh trong 6
tháng đầu năm 2013. Giá trị vốn hóa trên HOSE
tăng gần 122.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
2013, nhưng giảm 54.200 tỷ so với cuối tháng 5.
Vốn hóa trên HNX đạt 99.870 tỷ đồng, tăng 21.000
tỷ so với đầu năm. Tính chung vốn hóa hai sàn tại
thời điểm 30/6/2013 đạt hơn 900.166 tỷ đồng,
(42,86 tỷ USD), tăng 6,8 tỷ USD so với đầu năm.
 Hàng loạt cổ phiếu bị tạm ngưng giao dịch để
giải trình lý do lỗ 2 năm liên tiếp như NTB, SJS,
DRH, HAX, VHG, DTT, VID SJS đã được giao
dịch trở lại dưới dạng kiểm soát trong 15 phút cuối.
 6 tháng đầu năm 2013, HNX có 11 mã bị hủy niêm
yết là AVS (tự nguyện), HBD, S27, SCC, SD8, SDJ,
SVS, TLC, VHC, HPR, SHC (do lỗ 3 năm liên tiếp
hoặc âm vốn chủ sở hữu). Có 6 mã niêm yết mới là

DHP, LKW, PSD, TTZ, HLD, SHA trong đó PSD
ngày đầu tiên chào sàn với giá 68.000 đồng/cp.
 Trên HOSE 5 mã bị hủy niêm yết là SBS, VES,
DDM, VFC, IFS. NTB bị tạm ngưng giao dịch. 3 mã
niêm yết mới là HAR (tăng 99%), NLG và FCM.
 Tổng huy động trên TTCK thông qua phát hành cổ
phiếu, đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu
Chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 114.840
tỷ đồng (tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012).
 Tuy nhiên, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu
giảm mạnh, chỉ đạt 2.344 tỷ đồng (giảm 58% so với
cùng kỳ năm ngoái); đấu giá cổ phần hoá đạt 420 tỷ
đồng (tăng 75% so với cùng kỳ). Tổ chức được 110
đợt đấu thầu TPCP với tổng giá trị trúng thầu đạt
trên 112.000 tỷ đồng (chiếm 67% so với tổng khối
lượng trúng thầu cả năm 2012).
 6 tháng đầu năm 2013, TTCK Việt Nam bị ảnh
hưởng mạnh bởi giao dịch của các quỹ ETF. Giai
đoạn từ 1/1/2013 đến 4/5/2013, quỹ FTSE Vietnam
UCITS ETF do Deustche Bank quản lý có thời điểm
cao nhất huy động thêm được 3.385.000 chứng chỉ
quỹ mới, tương đương huy động thêm được 126
triệu USD. Số chứng chỉ quỹ của quỹ Market Vector
tăng từ 16 triệu đơn vị lên cao nhất gần 23 triệu đơn
vị vào tháng 4/2013. Kết thúc tháng 6, số chứng chỉ
quỹ này giảm còn 19,955 triệu ccq (tương đương
nhà đầu tư rút ra khoảng 62 triệu USD trong 2 tháng
5 và 6.
 Khối ngoại đã mua ròng gần 5.900 tỷ đồng trên
TTCK Việt Nam trong 5 tháng đầu năm.

 Tuy nhiên sau đó khối ngoại rút ròng mạnh tại các
thị trường mới nổi, bắt đầu từ 10/4/2013, FTSE bị
rút ròng liên tục hơn 2,4 triệu chứng chỉ quỹ, tương
đương 108,9 triệu USD. Khối ngoại đã bán ròng
1.767 tỷ đồng trên HOSE trong tháng 6/2013 và
mua ròng 223 tỷ đồng trên HNX.
Huy động vốn qua TTCK
Các quỹ ETF tác động mạnh tới thị trường
Tổng quan thị trường


Trang 11

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
 Giao dịch của khối ngoại trong 6 tháng cũng ảnh
hưởng bởi động thái cơ cấu danh mục của các quỹ
ETF. FTSE loại CTG và thêm GMD vào rổ trong kỳ
đánh giá tháng 3. Đến tháng 6, quỹ VNM không
thêm bớt mã chứng khoán nào, trong khi quỹ FTSE
loại PGD, NTL và thêm PPC, PET, CSM vào rổ
FTSE Vietnam Index.
Nhìn lại tổng thể bức tranh 6 tháng, khối tự doanh
CTCK vẫn bán ròng 19 triệu đơn vị, giá trị bán ròng
gần 340 tỷ đồng. Khối này chỉ mua ròng trong tháng 3
(208 tỷ đồng) và tháng 6 (126 tỷ đồng), còn lạ
i bán
ròng, rất mạnh trong tháng 1 (528 tỷ đồng).
 CTCP Chứng khoán Sacombank bất ngờ tuyên bố
kế hoạch sáp nhập với CTCP Chứng khoán
Phương Nam (PNS). Cổ phiếu SBS bị hủy niêm yết

ngày 22/3 do âm vốn điều lệ.
 Đại hội cổ đông CTCP Chứng khoán MB (MBS)
cũng thông qua việc sáp nhập MBS với một CTCK
khác đảm bảo MB vẫn nắm giữ hơn 60% vốn của
công ty hợp nhất.

 Nhiều CTCK nhỏ thu hẹp hoạt động, đóng cửa chi
nhánh, rút tư cách thành viên 2 sở để cắt giảm chi
phí như chứng khoán Âu Việt, Liên Việt, Thủ
Đô chứng khoán Chợ Lớn thông qua việc giải thể,
chứng khoán GBS bị tạm ngưng hoạt động, chứng
khoán Hồng Bàng bị đưa vào diện kiểm soát do có
tỷ lệ an toàn vốn 120%.
 Về thị phần môi giới, nhóm 10 CTCK có thị phần
lớn nhất HOSE trong quý 2/2013 chiếm 63% thị
phần toàn thị trường, trong khi con số này trên sàn
Hà Nội là 54%. HSC đứng đầu hai sàn, VPBS bất
ngờ vào top 10 thay cho Bảo Việt (sàn HoSE) và
BSC (sàn Hà Nội).

 Dòng vốn mới vào các CTCK trong 6 tháng đầu
năm 2013: Ông Tong Chin Hen nhận chuyển
nhượng 15% cổ phần của CTCP Chứng khoán
Hùng Vương, nâng tỷ lệ sở hữu lên 45,51%. Chứng
khoán VITS trước đó công bố chuyển nhượng
915.400 cổ phần (19,9% vốn điều lệ) cho Công ty
Chứng khoán Art Securites Co.Ltd (Nhật Bản) và
3.454.600 cổ phần (75,1% vốn điều lệ) cho Công ty
TNHH Vietnam Investment Partners nhưng chưa
thấy công bố kết quả

.
Hoạt động các CTCK
Tự doanh các CTCK bán ròng gần 340 tỷ đồng


Trang 12

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
 UBCK chấp thuận cho HOSE kéo dài thời gian giao
dịch buổi chiều từ 13h00 đến 15h00, thời gian áp
dụng từ ngày 22/7/2013; sàn Hà Nội áp dụng từ
ngày 29/7. Ngoài ra sàn Hà Nội cũng đưa vào áp
dụng các lệnh giao dịch (ATC, MTL, MAK, MOK).
 Thông tư 73: UBCK siết quy định về việc niêm yết
sau hợp nhất, sáp nhập
.

Thông tư liên tịch số 10 được ban hành bởi Bộ Tư
pháp- Công an- Tòa án Nhân dân tối cao- Viện
Kiểm sát Nhân dân tối cao- Bộ Tài chính áp dụng từ
15/8/2013 về quy định hình sự đối với tội phạm
chứng khoán.
 Thông tư số 87/2013/TT-BTC hướng dẫn giao dịch
điện tử trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 15/8/2013 yêu cầu giao dịch trực
tuyến trên môi trường internet của công ty chứng
khoán (qua website, email) phải được xác thực bởi
chứng thư số.
 Theo thông tư số 229/2-12/TT-BTC của Bộ Tài
chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi

danh mục (ETF) áp dụng chính thức từ 1/9/2013,
CTCK phải duy trì vốn khả dụng tối thiểu đạt 220%
trong 12 tháng gần nhất mới được lập qũy ETF.
 Thị trường chờ đợi Bộ Tài chính sẽ ký duyệt cho
khối ngoại được mua 49-100% vốn của CTCK, cũng
như được mua trên 49% vốn tại doanh nghiệp niêm
yết bằng cổ phiếu không có quyền biểu quyết
nhưng tới quý 2/2013 vẫn chưa được thông qua
.
 UBCK lên dự thảo chấm điểm công ty quản lý quỹ
theo chuẩn CAMELS gồm: vốn (Capital), tài sản
(Assets), năng lực quản trị (Management), kết quả
kinh doanh (Earning), thanh khoản (Liquidity).
 Hai quỹ mở đầu tiên của Việt Nam là 2 quỹ trái
phiếu có quy mô vốn ban đầu 50 tỷ đồng là của MB,
VFF của VinaWealth.
 Quỹ VFMVF1, VFMVF4, VFMVFA của công ty quản
lý quỹ VFM đều thông qua chuyển thành quỹ mở.
 Đại hội nhà đầu tư không thông qua chuyển sang
quỹ mở của MAFBF1.
 UBCK yêu cầu Công ty quản lý quỹ (QLQ) Hữu
Nghị tạm ngưng hoạt động, đình chỉ hoạt động
Công ty QLQ Thành Việt, Công ty QLQ Minh Việt
vào diện kiểm soát đặc biệt.
TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NỔI BẬT
 Hủy niêm yết tự nguyện thành trào lưu với lý do
việc niêm yết không giúp các doanh nghiệp thuận
lợi hơn trong việc huy động vốn cùng với việc cổ
phiếu giao dịch èo uột, thị giá thấp hơn nhiều giá trị
thực. Nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch tự

nguyện xin hủy niêm yết như: ALP, MPC, VHG,
AGD, GFC, NVN, HBD, HPR,…
 Tăng vốn khủng là điều có thể thấy trong các bản
nghị quyết của nhiều doanh nghiệp như TTF, HAG,
ITA, DIG, TRA, CAP, NHS, FDC. Đáng chú ý nhất
là có nhiều phương án phát hành để cấn trừ công
nợ như ITA, HQC…
 Bán tài sản là trào lưu nổi bật nhất trong các doanh
nghiệp bất động sản và vận tải biển - hai ngành
điêu đứng trong năm 2012. LCG lên kế hoạch sẽ
bán bất kỳ dự án BĐS nào có thể và thu hồi một số
công nợ trị giá gần 140 tỷ đồng; HDG có thể bán vài
dự án trong năm nay để thu về khoảng 1.400 tỷ
đồng; SSG lên kế hoạch bán 1-2 tàu; VNA dự kiến
bán 1-2 tàu; VOS dự kiến bán 8 tàu cũ và mua 8 tàu
mớ
i, hiện đại trong giai đoạn 2013 - 2017
 CII chấp nhận hy sinh lợi nhuận trong 3-5 năm
cho mục tiêu dài hơi. Công ty dự kiến tập trung
các nguồn lực để phát triển dự án mới, tạo tiền đề
khai thác nguồn thu ổn định cho các năm tiếp theo
đồng thời đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn
các khoản nợ gốc, lãi vay cho các chủ nợ.
 HAG lên chủ trương bán các dự án thuỷ điện
theo tiêu chí có lãi. Hoàng Anh Gia Lai sẽ tái cấu
trúc các đơn vị thuộc ngành thuỷ điện bằng cách
bán các dự án đã đi vào hoạt động và đang trong
giai đoạn đầu tư.
 Sau khoản lỗ nghìn tỷ năm 2012, VSP bất ngờ
đặt kế hoạch lãi trước thuế trên 1.800 tỷ đồng

kèm các giả định về tình hình kinh doanh, khả năng
hoán đổi nợ, tìm đối tác, chuyển nhượng tài sản…
 Quỹ Đầu tư Tăng trưởng của TPG (“TPG Growth”)
đã chính thức ký hợp đồng để mua lại 49% cổ phần
của Công ty TNHH Hoa Mười Giờ (sắp tới chuyển
tên thành Masan Agriculture) từ Masan Consumer
với giá khoảng 50 triệu USD.
Quỹ đầu tư
Nhiều bất ngờ với kế hoạch kinh doanh 2013
Những vụ M&A đình đám
Các chính sách ban hành


Trang 13

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
 GMD chuyển nhượng toàn bộ Nước khoáng Vĩnh
Hảo cho Masan Consumer, thu về 8,2 triệu USD.
Trước đó, MSF đã thâu tóm Vĩnh Hảo từ các chủ sở
hữu khác.
 Hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, giải thể:
Theo Bộ KH-ĐT, 6 tháng đầu năm 2013, số doanh
nghiệp phá sản và giải thể đã trên 24.000 doanh
nghiệp. Trong năm 2012 cũng đã có 55.000 doanh
nghiệp giải thể và phá sản.
 Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, đang
tồn tại tổng cộng khoảng 86.000 doanh nghiệp
không còn hoạt động nhưng không thực hiện quy
trình phá sản, giải thể theo quy định.
 Thị trường nguyên vật liệu tác động mạnh đến

kết quả kinh doanh các nhóm ngành: Chưa bao
giờ thị trường nguyên liệu lại tác động lớn đến hoạt
động của doanh nghiệp lớn như thời gian qua. Giá
cao su tự nhiên giảm sút mạnh khiến lãi của các
doanh nghiệp cao su tự nhiên lao dốc. Ngược lại,
các doanh nghiệp săm lốp lại được hưởng lợi đáng
kể. Mía đường nghẽn hàng tồ
n kho. Thuỷ điện cạn
nước. Thuỷ sản vướng cáo buộc phá giá, trợ cấp.
Các doanh nghiệp thép lần đầu tiên phải đề nghị
điều tra chống bán phá giá phòng vệ cho bản thân
trước những chiêu cạnh tranh thiếu lành mạnh.
 HAG bị Global Witness cáo buộc đưa hối lộ, lợi
dụng quan chức tham nhũng để chiếm đoạt đất
của dân và khai thác gỗ bất hợp pháp tại Lào và
Campuchia, nơi tập đoàn này có hàng vạn hecta
cao su. Việc khởi kiện Global Witness về những
thông tin không chính xác cũng như thiệt hại gây
nên cũng đã được HAG tính tới. Đến cuối quý 2, vụ
việc giữa HAG và Global Witness vẫn chưa đi đến
kế
t luận cuối cùng.
 Vingroup đón dòng vốn đầu tư “khủng” từ nước
ngoài. Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pin-
cus rót 200 triệu USD vào Vincom Retail, một công
ty con của Vingroup thông qua thỏa thuận mua 20%
cổ phần trong Vincom Retail. Vincom Retail là công
ty sở hữu và quản lý, vận hành hàng loạt các TTTM
lớn, sang trọng bậc nhất Việt Nam như Vincom
Center B Tp.HCM, Vincom Center Bà Triệu, Vincom

Long Biên (Hà Nội). VIC lãi sau thuế 4.300 tỷ đồng
từ thương vụ bán Vincom A. Giao dịch được thực
hiện đầ
u tháng 6/2013.
 Thương vụ hợp nhất giữa PVFC và Western-
bank được đồng thuận. 2 tổ chức đã đồng thuận
hợp nhất và tỷ lệ hoán đổi cổ phần là 1:1. Ngân
hàng hợp nhất có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, tổng tài
sản hơn 100.000 tỷ đồng.
 Tập đoàn Mai Linh dự kiến chào bán riêng lẻ 100
triệu cổ phiếu cho NĐT chiến lược nhằm thanh
khoản vốn vay ngắn hạn 800 tỷ đồng và bổ sung
quỹ đầu tư phát triển 200 tỷ đồng. Năm vừa qua,
MLG gặp nhiều khó khăn với kết quả kinh doanh
thua lỗ và vướng nợ thuế, nợ Bảo hiểm…
 Khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp lỗ 2012, rơi
vào diện bị cảnh báo, kiểm soát: PVX, KBC, LCG,
KDH, KSH, VOS, PVL, XMC, PHC, SCL, PVV, TNT,
WSS, VPC, VE1, VE8, ALT, PNC…
 Nhiều doanh nghiệp cán đích lợi nhuận 2013:
PPC bất ngờ lãi trước thuế quý 1 trên nghìn tỷ, gấp
2,5 lần kế hoạch cả năm. HSG ước đạt 513 tỷ đồng
LNST 8 tháng đầu niên độ tài chính 2012 – 2013,
vượt 28% kế hoạch cả năm. VIP cũng sắp sửa cán
đích với 112 tỷ đồng LNST quý 1, thiếu 6,5 tỷ đồng
để hoàn thành kế hoạch cả năm.

BẤT ĐỘNG SẢN
 Bất động sản 6 tháng 2013 có nhiều thay đổi về
chính sách từ Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn

cho thị trường. Từ Nghị quyết 02 của Chính phủ hồi
đầu năm, đưa ra các giải pháp đến việc thành lập
Công ty Quản lý tài sản VAMC xử lý nợ xấu, ban
hành Thông tư hướng dẫn chi tiết hỗ trợ BĐS với
gói tín dụng 30.000 tỷ đồng ban hành vào tháng
5/2013… giảm 50% VAT cho người mua nhà thu
nhập thấp từ
1/7.
 Thị trường BĐS nửa đầu năm 2013 đã có những
biến chuyển tốt, thanh khoản tăng lên. Tuy nhiên,
hậu quả để lại từ việc phát triển “nóng” vẫn còn dư
âm và có thể kéo dài trong những năm tới.
 Nổi bật là động thái triển khai, chuyển đổi công
năng, chia nhỏ diện tích căn hộ từ các dự án nhà ở
thương mại sang nhà ở xã hội. Tuy mới chỉ là bước
khởi đầu nhưng điều này sẽ đánh dấu cho một thời
kỳ mới của thị trường khi nguồn cung dần hướng
đến đúng nhu cầu của người mua, với giá căn hộ
dướ
i 10 triệu đồng/m
2
.
Tin doanh nghiệp đáng chú ý
Hoạt động thị trường


Trang 14

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
 Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 157 dự án nhà

ở xã hội, tổng mức đầu tư 19.900 tỷ đồng. Tại T.P
Hồ Chí Minh và Hà Nội có khoảng 50 dự án được
chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
 Bên cạnh đó, thị trường cũng không tránh khỏi
những hệ lụy xấu. Nhiều dự án BĐS vẫn đang dính
“bê bối” như CT3B Trung Văn, 52 Lĩnh Nam, 409
Lĩnh Nam, Victoria Văn Phú, Hesco Văn Quán, U-
Silk City… Khách hàng vẫn đang đấu tranh để đòi
lại quyền lợi của họ ở những dự án này.
 Trong những khoảng tối đó thì thị trường vẫn có
những điểm sáng, các công trình vẫn rầm rộ triển
khai, bàn giao nhà cho người mua nhà đúng tiến độ
như Royal City, Times City, Lê Văn Lương Residen-
tial, CT3 Cổ Nhuế, Mandarin Garden, Hà Đô Park
View, CT6 Đặng Xá, 136 Hồ Tùng Mậu, Spring
home, Hei Tower, Vinconex 7, Phúc Thịnh Tower,
HUD3 Tower… vẫn có nhiều dự án đạt hiệu quả
kinh doanh tốt.
 Hai đơn vị thứ cấp dự án Văn Phú bị đình chỉ
hợp đồng: Ngày 20/6, CTCP Đầu tư Văn Phú-
Invest chủ đầu tư dự án chung cư Văn Phú-Victoria
(Hà Đông, Hà Nội) đã đình chỉ 2 công ty thứ cấp
của dự án này là CTCP Đầu tư xây dựng bất động
sản Landmark và CTCP Tập đoàn Đông Thiên Phú
do không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
 Tồn kho bất động sản vẫn tiếp tục tăng: Bộ Xây
dựng cho biết hàng tồn kho tăng hơn 20% so với
cuối năm 2012. Về căn hộ, hàng tồn kho tăng thêm
gần 34.000 căn hộ, đất nền tăng thêm 3% (1 triệu
m

2
). Ước tổng giá trị hàng tồn kho khoảng hơn
111.900 tỷ đồng, trong đó T.P Hồ Chí Minh là
30.000 tỷ đồng và Hà Nội là hơn 14.000 tỷ đồng.
 Chủ đầu tư khẳng định dự án Kim Văn-Kim Lũ
chỉ có 39 tầng: Ông Lê Thanh Thản-Giám đốc
Công ty tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu khẳng
định tòa nhà CT11 Kim Văn - Kim Lũ chỉ có 39 tầng.
Còn việc rao bán từ tầng thứ 40 trở đi là việc của
các sàn.
 Hơn 30% doanh nghiệp xây dựng, BĐS báo lỗ:
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong năm 2012,
số doanh nghiệp ngành xây dựng có lãi là 37.197;
số doanh nghiệp thua lỗ là 17.000, tăng hơn 2.000
doanh nghiệp thua lỗ so với năm 2011
.
 Từ 1/7, mua một số loại nhà ở được giảm 50%
VAT: Từ 1/7 các hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê
mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở sẽ
áp dụng mức thuế suất VAT là 5%. Từ 01/07/2013
đến 30/06/2014, thực hiện giảm 50% VAT đối với
các hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở
thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn
dưới 70 m
2
và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m
2
.
 Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện gói hỗ trợ
30.000 tỷ đồng: Sau gần một tháng triển khai gói

hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, đại diện một số ngân hàng
thương mại cho biết đã có những người dân đầu
tiên được giải ngân từ gói hỗ trợ này. Để hỗ trợ
phía ngân hàng giải quyết vấn đề này, ngày 25/6
vừa qua, Bộ Xây dựng đã gửi văn bả
n tới NHNN và
5 ngân hàng thương mại hướng dẫn xác định đối
tượng, điều kiện và trình tự thủ tục khi vay tiền
trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
 Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ nhà chung
cư mới Đối với nhà chung cư không có thang máy
có mức giá từ 450-5.000 đồng/m
2
, nhà chung cư có
thang máy từ 800-16.500 đồng/m
2
.
 Tạm dừng xem xét đề xuất xây nhà thương mại:
Ngày 21/3, UBND T.P Hà Nội cho biết, để giảm
nguồn cung ra thị trường bất động sản đang tồn kho
lớn, T.P sẽ tạm dừng, không xem xét các đề xuất
đầu tư xây dựng kinh doanh phát triển nhà ở
thương mại trên địa bàn Hà Nội đến 31/12/2014.
 Bộ Xây dựng đồng ý chia nhỏ căn hộ và chuyển
nhà thương mại sang nhà ở xã hội: Ngày 08/3,
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 02 /2013/TT-BXD
hướng dẫn việc chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội
và cấu căn hộ thương mại có diện tích lớn sang loại
căn hộ có diện tích nhỏ.



Vingroup mua lại 73% vốn của Xavico: Tập đoàn
Vingroup công bố quyết định của Tổng giám đốc về
việc chuyển nhượng cổ phần. Theo đó, VIC quyết
định chi 208,5 tỷ đồng (tính theo mệnh giá) để mua
lại 20,805 triệu cổ phần từ cổ đông của CTCP Bất
động sản Xavico, tương đương 73% vốn của công
ty này.
Chính sách nổi bật
Tin tức nổi bật
Hoạt động doanh nghiệp


Trang 15

Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013
 Tuyên bố phá sản Công ty Sỹ Ngàn, chủ dự án
Ngọc Viên Islands: Ngày 24/4, Toà án nhân dân
TP. Hà Nội vừa có Quyết định số 118/QĐ – MTTPS
về việc mở thủ tục phá sản với CTCP Sỹ Ngàn, chủ
dự án Ngọc Viên Islands. Trong thời hạn 60 ngày
kể từ ngày bố cáo cuối cùng được phát đi, các chủ
nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án nhân dân T.P
Hà Nội.
 Thua kiện, Quốc Cường Gia Lai sẽ kháng cáo:
Do không đồng ý với bản án của Tòa án nhân dân
Quận 3 đã tuyên ngày 17/06/2013. Ngày 25/6, Quốc
Cường Gia Lai đang nộp hồ sơ kháng cáo đề nghị
Tòa án nhân dân Quận 3 xem xét giải quyết. Trước
đó, TAND quận 3 (T.P Hồ Chí Minh) đã tuyên bản

án sơ thẩm, buộc Công ty TNHH Đầu tư phát triển
nhà Quốc Cường phải bồi thường cho khách hàng
Nguyễn Thị Bích Ngọc (chủ căn hộ A1507, chung
cư Quố
c Cường Gia Lai, P.Tân Kiểng, Q.7) số tiền
258 triệu đồng.
 Cushman & Wakefield mua PSG của Singapore:
Công ty Tư vấn Bất động sản tư nhân Cushman &
Wakefield đạt được thỏa thuận mua lại Công ty
Cung cấp dịch vụ Quản lý dự án Project Solution
Group PSG (trụ sở tại Singapore). Theo Cushman
& Wakefield, thỏa thuận mua lại này góp phần đẩy
mạnh hoạt động của công ty tại khu vực châu Á
Thái Bình Dương.




Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013


1. Thống kê tăng, giảm giá cổ phiếu


  




























Tháng 6 tại HOSE
Mã % tăng
KLGD
trung bình
tháng
Mã % giảm
KLGD
trung bình

tháng
CLG
46.6% 111,359
SGT
-45.7% 497
VLF
42.9% 796
NBB
-33.2% 78,694
DTT
41.1% 470
GMD
-25.4% 470,136
HAR
34.1% 459,937
TDC
-24.8% 398,045
CMX
29.6% 372,954
ACC
-23.6% 13,562
NHW
24.4% 289
DIG
-22.4% 551,511
TAC
21.8% 10,748
CMV
-22.4% 2,481
CNT

19.5% 5,178
LCM
-20.0% 615,030
VNS
18.2% 3,666
MSN
-19.8% 113,244
TCM
17.1% 539,994
OGC
-19.2% 1,353,342

Tháng 6 tại HNX
Mã % tăng
KLGD
trung bình
tháng
Mã % giảm
KLGD
trung bình
tháng
GFC
82.6% 1,043
HPS
-47.1% 671
MMC
78.6% 1,471
THV
-42.9% 518,733
PMS

72.0% 695
LKW
-40.0% 15
HNM
57.5% 143,848
SPI
-38.8% 8,919
SDY
55.6% 219
GBS
-36.4% 167,886
DPC
44.7% 1,729
L14
-32.2% 12,110
VIX
42.9% 4,629
QHD
-31.8% 95
SD5
42.6% 103,410
DHL
-31.6% 100
VE1
42.1% 11,362
HDA
-28.4% 762
BHC
41.7% 700
ITQ

-27.0% 117,362
(*) Số liệu tính tới ngày 30/11/2012
Tăng/Giảm mạnh nhất HOSE
trong 6 tháng đầu năm 2013
Mã % tăng Mã % giảm
CLG
261.7%
ALP
-62.2%
TCM
124.1%
DHM
-58.1%
BTP
121.3%
SGT
-57.8%
HSG
114.6%
SVT
-48.9%
PTB
113.4%
VNH
-47.8%
PPC
96.6%
HHS
-46.9%
CMX

94.4%
LCM
-44.1%
OPC
84.2%
PTK
-43.0%
AGF
82.3%
PDR
-40.0%
NSC
75.8%
AGM
-36.4%
Tăng/Giảm mạnh nhất HNX
trong 6 tháng đầu năm 2013
Mã % tăng Mã % giảm
SD5
141.7%
THV
-60.0%
HLY
129.9%
HTB
-56.5%
CAP
129.0%
GBS
-54.8%

VBC
128.6%
PXA
-54.8%
SMT
110.6%
PPE
-51.2%
NPS
102.6%
HHL
-50.0%
DST
96.3%
ITQ
-49.3%
VNR
94.9%
PVR
-49.3%
TCT
94.0%
MIH
-49.1%
PMC
92.5%
TSM
-46.5%
Tổn
g

h

p
d

li

u TTCK tron
g
6thán
g
đầu năm 2013



Báo cáo kinh tế - tài chính 6 tháng đầu năm 2013

2. Quy mô giao dịch của NĐTNN trong 6 tháng đầu năm 2013


Mua/Bán ròng mạnh nhất
tháng 6/2013 trên HOSE

Khối
lượng
mua
ròng
Giá
trị
mua

ròng

Khối lượng
bán ròng
Giá trị
bán
ròng
VIC
2,014,020 122.9
HAG
-18,728,210 -416.3
CSM
1,034,510 43.1
STB
-12,018,260 -206.3
GAS
598,540 33.5
DPM
-3,701,180 -152.1
ITA
2,861,760 22.9
BVH
-2,684,910 -126.4
SBT
912,550 15.6
OGC
-10,705,120 -121.1
FCN
581,660 13.1
HPG

-4,083,530 -116.2
BIC
1,229,340 11.7
PVF
-13,033,710 -105.5
TCM
856,930 10.9
DRC
-2,333,300 -87.7
FCM
724,310 10.1
MSN
-928,920 -85.8
VFMVF1
470,660 7.7
PPC
-3,729,190 -83.4
CTG
198,510 5.6
PVD
-1,626,710 -78.5
KHP
423,940 5.3
GMD
-2,453,860 -70.6
TLG
152,610 5.2
HSG
-1,205,560 -54.5
HBC

251,620 4.6
PGD
-1,915,140 -49.5
SJD
228,840 4.3
NTL
-3,176,740 -43.8
Màu xanh là cp thuộc VN30Index (*) Giá trị: tỷ đồng
Mua/Bán ròng mạnh nhất
tháng 6/2013 trên HNX

Khối
lượng
mua ròng
Giá
trị
mua
ròng

Khối
lượng
bán ròng
Giá trị
bán
ròng
PVS
6,390,315 113.4
SQC
-1,100,000 -66.0
VCG

4,141,468 58.9
KLS
-2,820,400 -25.6
PVX
8,076,180 47.3
SHB
-607,060 -4.5
VND
2,819,800 27.4
SCR
-344,760 -2.7
PVC
722,284 11.7
SHS
-203,032 -1.4
PGS
594,800 11.4
NBC
-97,800 -1.3
TTZ
245,000 7.4
ARM
-35,200 -0.9
PMC
169,116 6.2
THT
-68,000 -0.7
DXP
75,000 4.2
WSS

-150,000 -0.6
EBS
433,100 3.7
VFR
-116,000 -0.5
DBC
153,767 3.6
PVI
-30,102 -0.5
SD5
127,500 3.0
VNC
-32,500 -0.4
HDO
396,600 2.4
TNG
-37,600 -0.4
PLC
137,300 2.2
KHL
-191,500 -0.4
HAD
66,500 2.1
DAD
-26,900 -0.3
Màu xanh là cp thuộc HNX30Index (*) Giá trị: tỷ đồng
Mua/Bán ròng mạnh nhất
6 tháng đầu năm 2013 trên HOSE

Khối

lượng
mua ròng
Giá
trị
mua
ròng

Khối lượng
bán ròng
Giá trị
bán
ròng
VIC
10,327,254 657.8
CTG
-22,046,240 -392.4
MSN
5,100,560 608.7
HAG
-18,548,890 -378.2
GAS
10,900,010 532.1
EIB
-10,854,910 -159.7
HPG
18,321,470 463.7
REE
-5,512,780 -122.6
DPM
6,533,640 293.1

DRC
-1,612,930 -68.3
MBB
15,106,930 210.8
OGC
-6,623,350 -66.8
PET
12,666,930 210.7
STB
-5,383,930 -50.1
CSM
5,097,690 173.5
NTL
-3,170,770 -40.0
VCB
4,759,840 164.6
PVD
-807,500 -39.3
KDC
3,093,520 155.8
VHC
-1,341,660 -34.7
PPC
8,447,470 134.8
VSH
-1,568,160 -31.7
ITA
16,725,500 119.4
PGD
-1,236,760 -26.7

TLG
2,985,880 82.2
PVT
-3,518,840 -19.7
HSG
2,966,930 79.8
BCI
-894,720 -15.1
PHR
2,067,840 65.0
IJC
-2,531,070 -15.0
Màu xanh là cp thuộc VN30Index (*) Giá trị: tỷ đồng
Mua/Bán ròng mạnh nhất
6 tháng đầu năm 2013 trên HNX

Khối
lượng
mua ròng
Giá
trị
mua
ròng

Khối
lượng
bán ròng
Giá trị
bán
ròng

VCG
15,631,068 194.7
SQC
-1,099,800 -66.0
PVS
1,344,063 193.9
SCR
-5,379,144 -47.6
PVX
14,736,380 91.2
KLS
-5,385,270 -39.0
PVC
5,784,414 87.4
GLT
-1,771,636 -19.6
SHB
7,691,622 54.4
VC1
-340,100 -5.6
DBC
2,389,367 51.7
AAA
-355,900 -5.3
PGS
2,790,900 51.0
NBC
-292,499 -3.9
DXP
829,735 47.7

THT
-319,650 -3.4
TCT
238,650 37.4
PVE
-389,340 -2.9
VNR
1,093,910 21.5
TC6
-213,240 -2.4
VND
1,913,800 18.6
CTS
-283,200 -2.1
EBS
1,847,400 15.7
PVI
-105,406 -1.7
NET
316,800 13.8
VCS
-190,586 -1.6
TTZ
489,600 12.2
AME
-497,400 -1.3
SED
804,200 8.6
TDN
-108,100 -1.2

Màu xanh là cp thuộc HNX30Index (*) Giá trị: tỷ đồng
Báo c
á

STT
1
2
3
4


á
o kinh tế - tài
Tên
dự án
Tây Nam
Linh Đàm
Khu nhà ở
xã hội
Sunny Garden
City
Khu nhà ở
ICON4
Khu nhà ở
xã hội
143 Trần Phú
chính 6 tháng
đ
Chủ
đầu tư

HUD và
BIC Việt Na
m

C.E.O Grou
p
ICON4
Sông Đà
Urban
đ
ầu năm 2013
Ph

Tổng
mức
đầu tư
m

710
tỷ đồng
p

350
tỷ đồng
1

9
507,4
tỷ đồng


lục 2 - Các
d
Diện
tích
2,2
ha
Tây
N
1
0.528
m
2

Quố
c
9
1.720
m
2


14
3
H


d
ự án Bất đ



Vị trí
KĐT
N
am Linh Đàm,
Hà Nội
c
Oai, Hà Nội
Từ Liêm
3
T
r
ần Phú,
H
à Đông

ng sản tiêu
Tiến độ
Động thổ
Động thổ
Chấp thuận
1/500
Quý 2/2013-
Quý 4/2015
biểu
Tổng số 9 tòa
cao từ 9-18 tầ
n
75.815m
2
. Dự

cung cấp 1.03
7
Dự án có diệ
n
24,4 ha của k
h
án cung cấp
m
2
/căn hộ, dự
Dự án gồm 6
0
tầng, 33.227
m
m
2
đất đường
m
2
đất xây dự
n
Quy mô 35 tầ
n
sang làm nhà

trí tầng 2, tần
g
thể thao; tầng
Mô tả
nhà chung cư t

n
g với tổng diệ
n
kiến sẽ hoàn
t
7
căn hộ
n
tích 10.528
m
h
u đô thị mới
S
500 căn hộ v

kiến sẽ hoàn th
à
0
.369 m
2
đất ở,
m
2
đất công vi
ê
. Ngoài ra, dự
n
g công trình h

n

g với tổng số
5

xã hội, chủ đ

g
3 là nhà t
r
ẻ,
m
1 là nhà sinh h
o
rong 6 khối nhà
n
tích xây dựng
t
hành trong nă
m
m
2
, nằm trong q
u
S
unny Garden
C

i diện tích từ
à
nh vào năm 2
0

15.795 m
2
đất
ê
n cây xanh,…;
án còn có trên

n hợp
5
12 căn hộ. Khi

u tư có trách n
h
m
ẫu giáo, khu y
o
ạt cộng đồng
, chiều
khoảng
m
2015,
u
ần thể
C
ity. Dự
30 -70
0
15
ở thấp
13.268

12.000
chuyển
h
iệm bố
tế, khu
Báo c
á

STT
5
6
7

á
o kinh tế - tài
Tên
dự án
Số 4
Trần Duy Hưn
g
Starcity Centr
e
PARCSpring
chính 6 tháng
đ
Chủ
đầu tư
g

ICC, UDIC,

UAC,
Invencon
e
OceanGrou
p
CapitaLand
đ
ầu năm 2013
Ph

Tổng
mức
đầu tư

2.500
tỷ đồng
1
p

d

2

lục 2 - Các
d
Diện
tích
1
0.297
m

2

N04
H
Tru
n
5 ha
KĐT
Đ
Du
y
2
9.000
m
2
T.
P


d
ự án Bất đ


Vị trí
H
oàng Đạo Thú
y
n
g Hòa, Hà Nội
Đ

ông Nam T
r

n
y
Hưng, Hà Nội
Q.9,
P
Hồ Chí Minh



ng sản tiêu
Tiến độ
y
,
Đang thi
công hầm,
mở bán
n

Chấp
thuận
đầu tư
Cất nóc
biểu
Dự án gồm kh
phòng cao cấ
p
tầng hầm. Că

n
28,2 triệu đồn
g
Là dự án trọn
g
là 5 ha và 400
.
Gồm ba khối
Nguyễn Duy
T
cấp cho thị tr
ư
hộ tại dự án n
à
Mô tả
ối đế 5 tầng dù
n
p
, 3 tòa tháp c
ă
n
hộ có từ 2-3
g
/m
2

g
điểm của khu
.
000m

2
sàn xây
nhà cao từ 1
2
T
rinh đã hoàn
ư
ờng hơn 400
c
à
y có giá từ 1,5
n
g làm thương
m
ă
n hộ cao 29 tầ
n
phòng ngủ, giá
vực với tổng d
dựng
2
-18 tầng trên
thành, sẵn sà
n
c
ăn hộ. Được
b
tỷ đồng/căn
m
ại-văn

n
g và 4
bán từ
iện tích
đường
n
g cung
b
iết căn

×