Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mặt trái của việc bảo bọc con quá kĩ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.54 KB, 4 trang )

Mặt trái của việc bảo bọc con quá kĩ
Chị biết rằng nguyên nhân khiến bé Lan trở nên nhút nhát, khó hòa đồng với môi
trường xung quanh là do trước đây chị bảo bọc con quá kỹ.
Tự tin lên con!

Chị Mỹ Linh (Trung Hòa – Nhân Chính, Hà Nội) có cô con gái tên là Mỹ Lan, bé rất xinh
đẹp, tuy nhiên dù đã bước vào lớp 1 nhưng bé rất nhút nhát. Đến cô giáo cũng phải nói
chuyện riêng với chị rằng, trong khi các bé khác nô nức chạy nhảy ngoài sân trường thì
Lan thường lủi thủi ở trong lớp.

Thậm chí có cô bạn ngồi bàn dưới ra bắt chuyện nhưng Lan cũng quay đi, ngại ngùng
không đáp lại. Thế là dù nửa học kỳ đã trôi qua nhưng Lan vẫn quyết chui vào "vỏ ốc".

Chị Linh cũng lo ngay ngáy và nhớ lại, lần nào đưa con đến nhà bạn bè chơi, bé cũng hấp
háy mắt và một mực trốn sau lưng mẹ. Chị phải nhắc mãi, bé mới lí nhí chào hỏi.

Khuyên con đủ điều nhưng bé vẫn không thay đổi. Chị biết rằng nguyên nhân khiến bé
Lan trở nên nhút nhát, khó hòa đồng với môi trường xung quanh là do trước đây chị bao
bọc con quá kỹ.


Tự tin lên con yêu!

Bà Phúc – mẹ chồng chị lúc này mới thở dài chia sẻ: “Trước tôi khuyên các con bao
nhiêu, rằng không cần giữ Lan thế này. Trong khi các bé khác ít tuổi hơn còn tung tăng
ngoài sân vậy mà bé Lan suốt ngày bị nhốt trong nhà, bé có đúng cái tivi là người bạn
thân”.

Dạy con hòa đồng, tự tin, không nhút nhát

Chị Tuyết Ngọc (Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội) chia sẻ: “Rút kinh nghiệm bé đầu, đứa


thứ hai mình cho con đi chơi tối ngày”.

Bé đầu nhà chị do cũng được bao bọc kỹ quá, thêm cái tình hiền hiền của con nên mãi khi
đi học rồi mà con chẳng có người bạn nào. Bé lúc nào cũng tỏ ra nhút nhát, khép kín. Thế
nên bé Cu thứ 2, ngay từ bé, chị đã năng cho con đi tới những công viên, nơi vui chơi
công cộng để bé có thể dễ dàng hòa đồng với mọi người.

Chị Hòa Bình (An Dương Vương, TP HCM) cho rằng: “Việc hòa đồng hay không còn
tùy thuộc vào tính cách của từng đứa trẻ. Những bé có thái độ tích cực, hiếu động thường
dễ thích nghi với môi trường mới và có nhiều bạn hơn. Những trẻ hay xấu hổ, rụt rè, nhút
nhát thì thường chậm thích nghi, có ít bạn bè hơn”.

Bé An nhà chị trước cũng rất nhút nhát, ít bạn nhưng chị được cô giáo tư vấn rằng cách
ghép nhóm con với những bé có tính cách tương tự. Sự giống nhau, tương đồng này sẽ
giúp bé cảm thấy “an toàn”, không có cảm giác bị cô lập. Quả thật, sau một thời gian
ngắn bé lại hòa đồng rất nhanh.

Chuyên gia tâm lý Hồng Hà (Chuyên viên tư vấn tâm lý trẻ em ở đường dây nóng 1088)
cho rằng, việc bé nhút nhát, khó hòa đồng với bạn bè là do cha mẹ quá bao bọc.

Để con dễ hòa đồng, tự tin, đầu tiên cha mẹ nên giúp bé tham gia chơi chung nhóm với
những đứa trẻ xung quanh khu vực mình đang sinh sống.

Chuyên gia Hồng Hà cho rằng, cha mẹ nên gần gũi để hiểu cảm giác của con lúc đó. Mỗi
ngày cha mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện về tình bạn, lòng nhân ái, sự dũng
cảm giúp con dần cảm thấy thú vị với “nhóm”, tự tin hơn với chính mình để kết nối thành
công với bạn bè.

Chuyên gia đưa ra lời khuyên thêm rằng, cha mẹ nên tích cực khen ngợi khi thấy bé biết
chia sẻ, chủ động làm quen với bạn bè khác. Cha mẹ nên khuyến khích bé tham gia chơi

một nhóm với những bé khác. Cha mẹ hãy dành những lời động viên, chỉ dẫn, sửa lỗi cho
bé nhà mình để việc hợp tác với nhóm kia được dễ dàng.

Cha mẹ tuyệt đối không “bêu rếu” con với mọi người rằng: “Ôi, con bé này nhát thỏ đế, ít
nói lắm”… Điều này sẽ khiến bé càng thu mình lại và tự mặc định rằng: Mình đúng là
con vịt xấu xí rồi, cố làm gì nữa. Thay vào đó, bạn nên năng khen ngợi con về sự đáng
yêu, đặc điểm nổi trội của bé. Sự dịu dàng, phương pháp làm bạn với con trong trường
hợp này sẽ hưu ích, bố mẹ sẽ giúp con thoát khỏi vỏ ốc của mình.

×