Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đọc - hiểu tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.71 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam đang trong thời kì hội nhập - nhu cầu vươn tới một nền
giáo dục chất lượng cao đào tạo ra những con người có trình độ khoa học, có kiến
thức và có khả năng thích nghi được với cuộc sống hiện đại. Đó là cái đích hướng
tới của giáo dục nói chung trong đó mơn Ngữ văn là mơn học đóng vai trị quan
trọng nằm trong việc thực hiện mục tiêu chung ấy.
Từ trước tới nay, môn Ngữ văn được coi là môn học đặc thù với rất nhiều
chức năng: rèn luyện ngơn ngữ, rèn luyện tư duy hình tượng, rèn năng lực cảm thụ
cái đẹp… Trong đó Văn học sử là một phần kiến thức quan trọng. Theo GS.Phan
Trọng Luận thì “Văn học sử là phân mơn chủ đạo của bộ môn văn học”[tr.714 –
Tuyển tập Phan Trọng Luận]. Văn học sử hoàn thiện tri thức văn học cho học sinh
ở cấp độ khái quát và hệ thống hóa kiến thức cao. Trong chương trình Ngữ văn ở
THPT thực hiện từ năm 2007 đã rất chú ý đến tri thức Văn học sử và được dành
một vị trí xứng đáng trong chương trình Ngữ văn.
Theo điều tra của nhiều nhà giáo có tâm huyết về việc dạy – học Ngữ văn
hiện nay thì số học sinh u thích bộ mơn này rất đáng báo động. Trong tình hình
chung đó thì phân mơn Văn học sử đáng báo động hơn cả. Nhiều giáo viên và học
sinh không hứng thú với phần kiến thức này. Hơn nữa, giờ Văn học sử ở trường
THPT chưa được thực sự chú ý.
Là sinh viên sắp tốt nghiệp, chúng tôi xác định: trong các kiến thức Văn học
sử thì kiến thức về tác gia chiếm một vị trí quan trọng. Khơng có tác gia văn học sẽ
khơng có nền văn học với đỉnh cao sáng tạo nghệ thuật. Bài học về tác gia giúp học
sinh hiểu được cuộc đời, sự nghiệp văn học, tài năng và những đóng góp của họ
trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc... Làm thế nào để đạt được mục đích đó


trong một tiết học một cách hiệu quả đã thực sự trở thành câu hỏi lớn đặt ra đối với
các nhà sư phạm.
2. Lịch sử vấn đề
Theo tiến trình phát triển lịch sử xã hội, nhu cầu đổi mới toàn diện trong


đó đổi mới sách giáo khoa và chương trình Ngữ văn THPT là một yêu cầu tất
yếu .Sách giáo khoa Ngữ văn có sự thay đổi khơng chỉ về nội dung mà còn thay
đổi về phương pháp. Cho đến nay phương pháp đọc - hiểu văn bản nói chung và
phương pháp đọc - hiểu Văn học sử nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu đề
cập đến.
TS. Đỗ Ngọc Thống là người đã phân tích về phương pháp đọc - hiểu
trong bài viết “Sách giáo khoa Ngữ văn cần giúp học sinh tự đọc - hiểu văn bản tác
phẩm văn học’’. Tác giả đã lí giải cụ thể “Với chương trình và Sách giáo khoa Ngữ
văn mới, dạy văn thực chất là dạy cho học sinh phương pháp đọc - hiểu. Đọc - hiểu
ở đây được hiểu một cách khá toàn diện…Đọc hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu,
hiểu nghĩa của từ và sắc thái biểu cảm… hiểu ý nghĩa trong quá trrình học, đọc.
Học sinh sẽ biết cách đọc để tích luỹ kiến thức, đọc để lí giải, đọc để đánh giá và
đọc sáng tạo, phát hiện…[18.16]
PGS.TS Lê Nguyên Cẩn cũng có những đóng góp rất lớn khi ơng đi sâu
giải thích phân tích về phương pháp đọc - hiểu “Dạy cách đọc - hiểu là dạy cách tự
học để học suốt đời… đọc - hiểu chính là cách đọc thẩm mĩ, đọc để khám phá. Do
đó vai trị của học sinh là chủ đạo trong mọi hoạt động kể cả học trên lớp lẫn tự
học ở nhà. Hiểu ở đây là một khái niệm triết học bao gồm sự nhận thức, đánh giá
bao gồm cả việc đánh giá, sáng tạo…”[12.37]
Như vậy có thể thấy PGS.TS Lê Nguyên Cẩn đã giúp người dạy người học
có cách nhìn, cách hiểu sâu sắc, tồn diện hơn về phương pháp đọc - hiểu về tác
giả, tác phẩm.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, Văn học sử là một phần kiến thức
quan trọng. Phương pháp đọc - hiểu Văn học sử mặc dù vẫn mang những nét


chung của phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học song vẫn có những nét riêng
biệt. SGK Ngữ văn 10 nâng cao tập 2 đã biên soạn tiết học “Luyện tập về đọc hiểu’’. Trong tiết học này, sách giáo khoa giúp người học nắm được phương pháp
đọc - hiểu nói chung cũng như phương pháp đọc – hiểu Văn học sử nói riêng.
Với đề tài Đọc - hiểu tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong

chương trình Ngữ văn Trung học phổ thơng người nghiên cứu từng bước đi sâu
tìm hiểu phân tích bản chất của phương pháp đọc - hiểu trong một bài dạy về tác
gia văn học trên cơ sở sự kế thừa những tài liệu nghiên cứu đó đồng thời có sự bổ
sung phát triển và hồn thiện.
Từ cơ sở lí thuyết về phương pháp đọc - hiểu khoá luận đã vận dụng vào
việc thiết kế bài học về Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhằm hiện thực
hố lí thuyết và vận dụng vào giảng dạy Ngữ văn THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu phương pháp đọc - hiểu trong bài dạy học tác gia văn học
và bài bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
- Đưa ra một số quan điểm mới giúp giáo viên phổ thơng có quan điểm
tiếp cận và phương pháp giảng dạy tác gia một cách đúng đắn, đạt hiệu quả cao
theo hướng đổi mới bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những phương pháp truyền thống trong dạy học Văn học sử
và bước đầu tìm hiểu về phương pháp đọc - hiểu.
- Những hiểu biết về nhà văn, sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm (Cuộc
đời, sự nghiệp văn học, phong cách, quan điểm nghệ thuật…)
- Những tri thức về lí luận văn học, về hình thức và thể loại văn học.
- Vận dụng những kiến thức đó lựa chọn, bổ sung và kết hợp phương pháp
đọc - hiểu để thiết kế bài học về Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp tra cứu.
- phương pháp lịch đại và đồng đại.
- Phương pháp khảo sát phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm.
6. Phạm vi nghiên cứu

* Nội dung
Khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về Tác gia Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh
* Tư liệu
Khoá luận nghiên cứu tư liệu bằng tiếng Việt và sách dịch, khơng nghiên
cứu sách nước ngồi.
7. Đóng góp của khóa luận
Thực hiện đề tài này, người nghiên cứu mong muốn khóa luận sẽ góp phần
bổ sung, hồn thiện, cụ thể hóa việc dạy học Văn học sử nói chung cũng như nâng
cao chất lượng dạy bài học về Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng
trong chương trình Ngữ văn THPT.
8. Bố cục khố luận
Khoá luận gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Vận dụng phương pháp đọc - hiểu vào bài dạy tác gia Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh .
Chương 3: Thiết kế giáo án thử nghiệm bài dạy tác gia Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh .


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Những phương pháp thường dùng trong dạy học Văn học sử ở trường
Trung học phổ thông
Dạy học Văn học sử Việt Nam là đi tìm hiểu một lịch sử văn học phát triển tiến bộ. Do đó mà trong từng thời kì, từng mơi trường giáo dục khác nhau, vị trí,
vai trị của thầy và trị đã có sự thay đổi. Phương pháp dạy học hiện đại coi trọng
việc phát huy tối đa khả năng tiếp thu chủ động sáng tạo của học sinh. Trong
nhiều năm qua dạy Văn học sử đã được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau…
1.1. Phương pháp diễn giảng
* Định nghĩa
Phương pháp diễn giảng là phương pháp mà trong đó “Giáo viên phân tích,
trình bày các tri thức kết hợp với việc ghi bảng cịn học sinh thì nghe, hiểu và ghi

vào vở riêng’’ [3.247]
Không chỉ với phân môn Văn học sử, nhiều phân môn khác cũng sử dụng
phương pháp này như một phương tiện phổ biến để truyền đạt tri thức.
Về bản chất, đây là phương pháp giáo viên dựa vào sách giáo khoa trình bày lại nội
dung hình thức trong sách giáo khoa trên cơ sở giảng giải, cắt nghĩa minh họa thêm
để học sinh hiểu sách giáo khoa. Từ đó, học sinh có thể tự khái quát theo cách hiểu
của mình.
Trong bài Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có nhiều nội dung kiến
thức có thể sử dụng sử dụng phương pháp diễn giảng như ở phần Tiểu sử, đặc biệt
là ở phần sự nghiệp văn học có khá nhiều nội dung có thể sử dụng phương pháp
này như: quan điểm sáng tác, di sản văn học… Đối với phần phong cách nghệ
thuật sử dụng phương pháp này sẽ giúp giáo viên có thể truyền đạt kiến thức một
cách hệ thống hơn.


Tuy nhiên, trên đây là những phương pháp quen thuộc đã sử dụng phổ biến
trong dạy học Văn học sử nhưng chưa là những phương pháp tối ưu duy nhất. Bởi
vì nó có những ưu, nhược sau:
* Ưu điểm
Văn học sử với lượng kiến thức lớn lại mang tính khái quát cao, sử dụng
phương pháp diễn giảng sẽ tiết kiệm được thời gian mà vẫn truyền tải tri thức cho
học sinh đầy đủ hệ thống và lôgic. Nếu người giáo viên biết lựa chọn những dẫn
chứng tiêu biểu sinh động, hấp dẫn kết hợp với khả năng diễn thuyết phù hợp sẽ
tạo ra được hiệu quả cao trong giờ dạy học.
* Nhược điểm
Sử dụng phương pháp này người làm việc chính là giáo viên, học sinh thụ
động trong việc tiếp nhận tri thức. Học sinh không phát huy được vai trị chủ động,
tích cực của mình dễ nảy sinh thái độ chán nản, khơng thích học.
1.2. Phương pháp đặt câu hỏi
* Định nghĩa

Phương pháp đặt câu hỏi là “phương pháp trong đó thầy giáo tác động đến
hoạt động quan sát, tư duy độc lập của học sinh bằng các câu hỏi của mình về bài
học và bắt học sinh phân tích, so sánh các hiện tượng, các nhận định trên cơ sở đó
dẫn dắt học sinh đến các kết luận và khái quát cần định hướng’’ [3.248]
Khi áp dụng phương pháp đặt câu hỏi, giáo viên phải căn cứ vào nội dung,
mức độ khó dễ để đặt câu hỏi hợp lí. Phương pháp đặt câu hỏi có thể vận dụng cho
cả bài học hoặc một phần của bài học. Câu hỏi Văn học sử có thể có các nội dung
sau đây: câu hỏi phân tích khái quát Văn học sử, câu hỏi phân tích minh hoạ Văn
học sử, câu hỏi so sánh – khái quát đồng đại, câu hỏi liên kết – khái quát lịch đại…
* Ưu điểm
Đây là phương pháp phát huy đầy đủ năng lực, trí tuệ của học sinh trong giờ
Văn học sử nhất là khi sử dụng những câu hỏi mang tính phát hiện, khái quát.


Trong bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, giáo viên có thể đưa
ra một số tình huống gợi ý có tính chất phát hiện như “Yếu tố nào chi phối đến
hoạt động văn nghệ của Hồ Chí Minh?” hay “Quan niệm nào đã chi phối tạo nên
sự nghiệp văn chương phong phú và đa dạng của Người?”, “Ở mỗi thể loại, Người
đã có những đóng góp lớn nào?” với mỗi câu hỏi như vậy sẽ khơi gợi khả năng
phân tích, tư duy của học sinh giúp các em hiểu sâu bài học.
* Nhược điểm
Sử dụng phương pháp này, giáo viên khó làm chủ được kiến thức nếu thiếu
năng lực Sư phạm. Nhiều ý kiến của học sinh tản mạn, chệch quỹ đạo kiến thức đã
định hướng. Hơn nữa, nội dung và thời gian qui định của bài dạy có giới hạn nên
có thể xảy ra tình trạng hết thời gian mà nội dung kiến thức chưa truyền tải hết.
1.3. Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa
* Định nghĩa
Sách giáo khoa là tài liệu chứa đựng đầy đủ, chính xác nhất nội dung chương
trình, được sắp xếp một cách có hệ thống, lơgic và khoa học. Sách giáo khoa là
công cụ, phương tiện đắc lực giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên và quá

trình lĩnh hội của học sinh.
Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa là phương pháp trong đó “Học sinh
có thể tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tự lĩnh hội bài học… Giáo viên chỉ
có thể hướng dẫn học sinh tự học và kiểm tra kết quả đó trên lớp”. [3.249]
Ví dụ trong bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, các phần mục
đều có thể áp dụng phương pháp này. Giáo viên gọi học sinh đọc bài, kiểm tra sự
chuẩn bị bài của học sinh ở nhà, yêu cầu học sinh tóm tắt, nêu những ý chính của
kiến thức cần nắm vững, giáo viên sử dụng những câu hỏi mang tính định hướng,
gợi mở hay tạo những tình huống có vấn đề để học sinh được làm việc một cách
hiệu quả.
* Ưu điểm


Phương pháp này góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, rèn luyện năng lực tự học, tự lĩnh hội trong quá trình tiếp thụ văn bản.
* Nhược điểm
Học sinh tự học là việc làm khó khăn. Phương pháp này chỉ phù hợp với học
sinh lớp chọn, chuyên, những lớp nhiều học sinh khá. Học sinh tự mình tìm ra
những nhận định, những nội dung then chốt không phải em nào cũng làm được sẽ
dẫn đến tình trạng nhiều em ỷ nại, lười suy nghĩ .
1.4. Phương pháp trần thuật và kể chuyện có nghệ thuật
* Định nghĩa
Phương pháp trần thuật và kể chuyện có nghệ thuật là phương pháp trong
đó“ Giáo viên hướng dẫn trần thuật theo sách giáo khoa hoặc kể có nghệ thuật về
lịch sử thời đại, về cuộc sống nhà văn, về sự ra đời của tác phẩm, về một sự kiện
văn hố có liên quan đến tác phẩm… để đi đến những kết luận văn học cần thiết
cho bài giảng” [3.250]
Phương pháp này dùng vào việc trình bày lơgic về bối cảnh, về tiểu sử tác giả, về
kết cấu tác phẩm góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.
Trong bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, phương pháp này

giáo viên có thể kết hợp với phương pháp diễn giảng để dạy phần tiểu sử tác gia
Nguyễn Ái Quốc giúp các em thấy được những nét chính về cuộc đời và con người
của Bác đồng thời còn giúp các em hiểu được“một nhân cách lớn”.
* Ưu điểm
Trong bài Văn học sử, việc sử dụng phương pháp trần thuật và kể chuyện có
nghệ thuật sẽ làm lượng kiến thức mang tính khái quát, trừu tượng trở nên sinh
động, hấp dẫn lôi cuốn. Học sinh sẽ tiếp thu bài học một cách dễ dàng và ghi nhớ
nội dung bài học một cách sâu sắc.
* Nhược điểm


Sử dụng phương pháp này nếu giáo viên không khéo léo dễ dẫn đến kể lan
man, dài dòng làm học sinh phân tán tư tưởng, thiếu tập trung trong việc lĩnh hội
tri thức. Đồng thời, với lượng thời gian có hạn nên việc đảm bảo truyền thụ hết
kiến thức là rất khó.
1.5. Phương pháp trực quan
Đây là phương pháp quan trọng trong phân môn Văn học sử. Giờ học sẽ trở
nên hấp dẫn sinh động khi được đồ dùng trực quan được sử dụng trong giờ học.
Phương pháp trực quan không dùng độc lập luôn được kết hợp với các phương
pháp đã trình bày ở trên. Phương pháp trực quan là phương pháp mà trong đó
“Người giáo viên vẽ ra bức tranh của xã hội, dựng lại cuộc đời nhà văn sao cho tất
cả trở nên sống động, truyền cảm, tạo khơng khí đi vào tác phẩm” [3.250]
Trong bài dạy Văn học sử, phương tiện trực quan là tranh ảnh về lịch sử, con
người, sơ đồ, đường biểu diễn mô tả các giai đoạn lịch sử, văn học, cuộc đời tác
giả. Hiện nay, với phương tiện kĩ thuât hiện đại băng hình, máy ghi bảng và hình
ảnh trong máy tính với chương trình Powerpoint…có thể hỗ trợ đắc lực cho giờ
Văn học sử.
Trong bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, phương pháp trực
quan có thể áp dụng ở tất cả các phần. Ngay từ phần mở đầu, giáo viên có thể cho
học sinh nghe một đoạn nhạc hát về Bác để vào bài, đặc biệt trong phần tiểu sử thì

việc minh họa bằng những hình ảnh hay đoạn băng tư liệu về những chặng đường
hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sẽ giúp cho giờ học trở nên cuốn hút và sinh động
hơn.
* Ưu điểm
Phương pháp trực quan có khả năng tác động trực tiếp tới sự tri giác của học
sinh, khiến học sinh hứng thú tiếp nhận hơn khi phối hợp với lời thuyết giảng sẽ
đạt hiệu quả cao .
* Nhược điểm


Sử dụng phương pháp trực quan sẽ hạn chế khả năng diễn đạt, khả năng trình
bày hệ thống một vấn đề, một yêu cầu cần đạt được.Với học sinh mà khả năng liên
tưởng và tiếp thu bài chậm thì phương pháp này áp dụng sẽ không thành công.
* Ý kiến đề xuất
Học văn trước hết phải biết cách đọc văn. Văn bản nghệ thuật là một văn bản
kí mã bất động. Hoạt động đọc – tri giác của người tiếp nhận giúp cho việc hiểu
văn bản như một sự giải mã.
Tri thức Văn học sử là loại tri thức mang tính khái qt cao mang sức nặng
của độ nén thơng tin. Đọc làm sao để hiểu được nội dung tri thức cần tiếp thu và
minh hoạ được nó là một điều đáng phải bàn, suy nghĩ. Phương pháp đọc - hiểu
mới được đề xuất và được biết đến như một“gương mặt lạ trong môi trường đọc
văn quen thuộc’’(chữ dùng của GS.Nguyễn Thanh Hùng). Cụ thể về phương pháp
đọc - hiểu như thế nào chúng tơi sẽ trình bày ở phần tiếp sau.


2. Phương pháp đọc – hiểu trong dạy học Văn học sử ở nhà trường phổ thông
hiện nay
2.1. Khái niệm đọc - hiểu
Một trong những điểm quan trọng của chương trình sách giáo khoa Ngữ văn
mới là đổi mới về phương pháp dạy học. Xuất phát từ thực tế dạy học mà nhiều

nhà nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng đúng phương pháp trong
dạy học trong đó đọc – hiểu được coi là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất ở
trường phổ thông hiện nay.
Về khái niệm đọc, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa hay
những quan niệm khác nhau. Chẳng hạn đọc là “cơng việc giải mã những kí hiệu
đã được viết ra thành văn bản”. (C.C.Walcutt) “là dung nạp và suy nghĩ về một hay
những thông tin nào đó”(M.A.Tunker). Một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng
“Đọc là một hoạt động văn hóa – một hoạt động đặc trưng của con người. Con
người thực hiện hoạt động này là một hình thức tiếp nhận thơng tin hướng tới thỏa
mãn một nhu cầu nào đó trong cuộc sống. Và theo GS. Nguyễn Thanh Hùng thì
“đọc văn chỉ thực sự là một hoạt động khoa học khi người đọc biết kết hợp hoạt
động nhận thức nội dung, tư tưởng cua tác phẩm với đánh giá những điều đọc trên
lớp, trường cá nhân của kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghệ thuật và thưởng thức
thẩm mĩ.” [9.56]
Mục đích chính trực tiếp của việc đọc là hiểu. Cũng theo GS. Nguyễn Thanh
Hùng hiểu trong dạy đọc – hiểu về phương diện nào đó là sự vượt qua khoảng cách
mơ hồ, chưa nhận thức ra một cách đầy đủ hoàn chỉnh giữa chủ thể đọc tác phẩm
và văn bản nghệ thuật.
Theo đó, hiểu còn được xem xét là “một khái niệm triết học bao gồm sự nhận
thức, đánh giá, bao gồm cả việc đánh giá sáng tạo, tạo nghĩa mới, cách hiểu mới”
[8.28]


Biết chữ và biết đọc là có thể đọc mọi văn bản. Điều đó đúng nhưng chưa đủ
để đọc văn bản văn học. Yêu cầu đặt ra là người đọc văn bản văn học phải có tri
thức nền tảng về văn và phải có phương pháp đọc – hiểu. Khái niệm đọc – hiểu
mới chỉ chính thức xuất hiện ở Việt Nam trong mấy năm gần đây và trong chương
trình Ngữ văn THPT thành ra thuật ngữ này vừa quen lại như “một gương mặt lạ”
trong họat động học văn, đọc văn từ xưa đến nay. Điều đó dẫn tới một thực tế việc
đưa ra một khái niệm thống nhất, cố định duy nhất về khái niệm đọc – hiểu là điều

khó khăn, chưa thể thực hiện được.
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 đưa ra khái niệm về đọc – hiểu như
sau:“Đọc – hiểu là phương thức đọc văn nhằm mục đích hiểu biết chính xác, cặn kẽ
tác phẩm văn chương, khám phá những giá trị văn chương (văn hóa, xã hội) mới
mẻ, lớn lao, hữu ích” [20.38].
Theo PGS.TS. Nguyễn Thái Hịa thì “một cách khái qt đọc – hiểu dù đơn
giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác
bằng cơ quan thị giác, thính giác, để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội
dung thơng tin, cấu trúc văn bản”[11.264].
Coi đọc – hiểu là một phương pháp, PGS.TS đã trình bày rất kĩ lưỡng những
khía cạnh, đặc điểm trong nội dung của phương pháp. Còn GS.TS. Nguyễn Thanh
Hùng thì cho rằng “đọc – hiểu văn chương là cái chủ quan của người viết bằng
cách đồng hóa tâm hồn tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách. Đọc – hiểu
không chỉ tái tạo âm thanh từ chữ viết mà cịn là q trình thức tỉnh cảm xúc, q
trình nhuần thấm tín hiệu nghệ thuật chứa mã văn hóa đồng thời với việc huy động
vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ
và ý nghĩa vốn có của tác phẩm văn chương” [8.15].
Có thể thấy, mỗi người lại có cách phát biểu, định nghĩa hay quan niệm khác
nhau về đọc – hiểu nhưng chung quy lại thì đọc – hiểu là con đường tiếp cận văn
bản văn học một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
2.2. Các bước đọc – hiểu


2.2.1. Đọc thông – đọc thuộc
Đọc thông là một hoạt động tri giác ngơn ngữ. u cầu của nó là đọc rõ
ràng, mạch lạc, chính xác đúng chính âm, đúng ngữ điệu. Là hoạt động nhằm
chuyển đổi ngôn ngữ từ dạng kí hiệu – chữ viết sang tín hiệu âm thanh nhằm tạo ra
sự tác động đồng thời của các giác quan vào kí ức vào tưởng tượng và liên tưởng
của người đọc. Trước hết phải hiểu ngôn ngữ văn bản, có cái nhìn bao qt tồn bộ
văn bản, độ dài hình thức tổ chức, lượng thơng tin. Nó được xem như một hoạt

động mở đầu cho quá trình khám phá. Hoạt động này khá đơn giản nhưng không
thể thiếu trong quá trình tiếp nhận văn bản.
Đọc thuộc là ghi nhớ văn bản Văn học sử mà khơng cần có văn bản in hoặc
viết... Để đạt được yêu cầu này người đọc phải chú ý đến các tình tiết, chi tiết tiêu
biểu, có khả năng tóm tắt văn bản đó một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất. Đây cũng là
một bước không thể thiếu trong việc lĩnh hội văn bản Văn học sử.
2.2.2. Đọc kĩ – đọc sâu
Đọc kĩ là đọc lại nhiều lần, chú ý các từ ngữ, chi tiết, sự kiện, hình ảnh hoặc
những biến cố, tình tiết của văn bản. Từ đó hiểu văn bản một cách chính xác. Đọc
kĩ phải gắn liền với hoạt động ghi nhớ.
Đọc sâu không chỉ là đọc nhiều lần ghi nhớ về một số thông tin. Đọc sâu là
đọc để phát hiện ra cấu trúc nội tại của các thông tin chứa đựng trong văn bản.
Trong dạy học Văn học sử, đọc sâu giúp người đọc ghi nhớ các lôgic của luận
điểm, hệ thống các sự kiện, chi tiết quan trọng.
2.2.3. Đọc hiểu – đọc sáng tạo
Đọc là để tiếp nhận thơng tin, tìm hiểu văn bản. Muốn hiểu văn bản thì phải
khám phá văn bản ấy bằng một hệ thống kiến thức. Đọc hiểu vừa là mục tiêu vừa
là yêu cầu để đón nhận lượng thơng tin. Người đọc phải có kiến thức về ngơn ngữ,
lịch sử, văn hố...như vậy gọi là đọc – hiểu.
Đọc sáng tạo được áp dụng chủ yếu cho các văn bản nghệ thuật vì tác phẩm
nghệ thuật là sản phẩm của tưởng tượng, hư cấu... Trong Văn học sử, văn bản vừa


mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật nên có thể sử dụng phương pháp đọc
sáng tạo. Học sinh có thể tưởng tượng, tái tạo lại cuộc đời của nhà văn – chân dung
người nghệ sĩ... Như vậy đọc sáng tạo là một yêu cầu dành cho các văn bản Ngữ
văn trong đó có văn bản Văn học sử (khi đọc bắt buộc người đọc phải tưởng tượng,
phải phán đốn suy xét...). Nghĩa của văn bản khơng hồn tồn phụ thuộc vào văn
bản mà lệ thuộc vào người đọc.
2.2.4. Đọc đánh giá – đọc ứng dụng

Đọc đánh giá bao gồm hai nội dung. Thứ nhất người đọc đánh giá khách quan
về hình thức tổ chức, về nội dung thơng tin của văn bản Ngữ văn. Thứ hai là bày tỏ
thái độ cá nhân của người đọc. Những thái độ này có thể rất chủ quan riêng tư. Nó
phụ thuộc vào thái độ của người đọc đối với văn bản. Sự đánh giá góp phần dân
chủ hóa q trình nhận thức làm phong phú thêm các giá trị phù hợp với quy luật.
Mỗi độc giả là một cá nhân duy nhất.
2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy đọc – hiểu tác gia Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh
Công nghệ thông tin là một trong những khái niệm khá mới trong dạy học
đặc biệt đối với giờ dạy văn học. Theo nghĩa rộng, cơng nghệ thơng tin có thể được
hiểu một cách khái quát nhất là toàn bộ phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại.
Theo nghĩa hẹp thì nó là một trong những thuật ngữ dùng để chỉ một số phương
tiện kĩ thuật thông tin liên lạc, truyền thơng hiện đại có thể ứng dụng trong dạy học
bao gồm: mạng internet (webside, blog, chat…), các loại từ điển điện tử, thư điện
tử e-mail…
Với những tiện ích hết sức to lớn, ngày nay công nghệ thông tin đã và đang
được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong dạy học mà còn với nhiều ngành khác.
Đặc biệt trong dạy học, việc áp dụng công nghệ thông tin đã thể hiện được nhiều
tính năng vượt trội như:
2.3.1. Phần mềm Powerpoint


Phần mềm powerpoint 2007 là một phần mềm “thông minh” do hãng
Microsoft sản xuất. Nhờ có nhiều hỗ trợ đa phương tiện về hình ảnh, âm thanh, các
đoạn phim, các dòng chữ chuyển động theo nhiều kiểu mà làm cho bản trình diễn
sinh động, hấp dẫn và có hiệu quả cao nhất.
Thao tác tiến hành một bài trình diễn tạo bởi powerpoint như sau: người dung
sẽ nhập vào các slide trống nội dung cần trình diễn, sau đó sử dụng các cơng cụ
phong phú của powerpoint để bài trí bài trình diễn sao cho đẹp mắt và hấp dẫn
người xem Powerpoint chỉ cung cấp các cơng cụ cịn viêc sử dụng các cơng cụ đó

như thế nào cho hợp lí lại tùy thuộc vào khả năng thẩm mĩ của từng người. Sau khi
soạn thảo xong bản trình diễn sẽ được lưu lại trên đĩa của máy tính dưới dạng các
file và có thể in ra giấy phát cho mọi người. Để trình diễn các file này cho nhiều
người cùng xem cần phải có thêm một máy Projecter nối với máy tính chứa file
trình diễn làm nhiệm vụ chiếu nội dung của file trình diễn lên bảng theo từng slide
dưới sự điều khiển của một thuyết minh viên.
Bài dạy về Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với lượng kiến thức khá
lớn tuy nhiên lại rất quen thuộc đối với học sinh. Làm thế nào để các em thấy hứng
thú và thực sự nắm được nội dung cơ bản của bài học như quan điểm sáng tác
cũng như phong cách nghệ thuật đa dạng thống nhất của tác gia Nguyễn Ái Quốc
là một một việc khó. Tuy nhiên nếu giáo viên biết khai thác tiện ích cũng như tính
năng ưu việt của phần mềm powerpoint chắc chắn bài dạy sẽ đạt hiệu quả cao.
Chẳng hạn khi học phần I – Vài nét về tiểu sử , giáo viên có thể cho học sinh xem
một số hình ảnh về những năm tháng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước
ngoài. Để giúp học sinh hiểu thêm về một số tác phẩm tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật của Người trong phần II, cần khai thác thêm các hình ảnh hoặc các đoạn
băng tư liệu sau đó đặt câu hỏi để dẫn dắt các em vào vấn đề trọng tâm của bài học.
2.3.2. Giáo án điện tử
Giáo án điện tử là giáo án đang được sử dụng rộng rãi trong nhà trường
THPT. Đây là cách áp dụng công nghệ thông tin thay cho bảng đen, phấn trắng. Sử


dụng giáo án điện tử thành thạo hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn. Giáo án điện tử được
thiết kế và triển khai trong môi trường đa phương tiện nghĩa là các nội dung và
hoạt động dạy học đều được Multimedia hóa tức là được chuyển hóa dưới nhiều
dạng thức khác nhau như: Text, Picture, Image, Animation, Graphic, Sound, Film,
Videoclip…
2.3.3. Bài học tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với việc ứng dụng cơng
nghệ thơng tin
Vị trí của bài học tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

- Bài học Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tìm hiểu nghiên cứu sau bài
Tun ngơn độc lập. Mục đích của bài học này nhằm cung cấp những kiến thức cơ
bản về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Giúp học sinh hiểu được cuộc đời
cách mạng và quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh, nhận thức được một
cách khái quát tính chất phong phú, đa dạng của văn thơ Hồ Chí Minh từ nội dung
đến hình thức. Từ đó, học sinh nắm được những đặc điểm chung nhất của phong
cách nghệ thuật Hồ Chí Minh, làm tiền đề cơ sở để học sinh đi sâu vào tìm hiểu tác
phẩm. Lơgic nội dung bài học Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được triển
khai như sau:
I. Vài nét về tiểu sử
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm sáng tác
2. Di sản văn học
3. Phong cách nghệ thuật
III. Kết luận
Trình tự trình bày các nội dung và mức độ kiến thức của bài khi ứng dụng
cơng nghệ theo lơgic trên. Ngồi ra, giáo viên có thể sử dụng những hình ảnh âm
thanh liên quan đến nội dung bài học để làm phong phú sinh động giờ học.



CHƯƠNG 2: VẬn dỤng phƯƠng phÁp ĐỌc – hiỂu vÀO BÀI DẠY
TÁC gia NguyỄn ÁI QuỐc – HỒ ChÍ Minh

1. Đặc trưng của văn bản Văn học sử
Từ thực tiễn văn học của một đất nước qua các giai đoạn lịch sử, các nhà
nghiên cứu khái quát thành những tri thức văn học sử. Để phù hợp với đối tượng
học sinh trong nhà trường phổ thông, việc tổ chức và phân bố những tri thức mang
tính khoa học ấy phải phù hợp theo lứa tuổi cũng như thời lượng qui định cho
phép. Các nhà nghiên cứu khẳng định “Bộ môn văn học trong nhà trường phổ

thơng có hai đặc trưng kết hợp chặt chẽ với nhau và được quán triệt qua nội dung,
phương pháp giảng dạy các phân mơn. Đó là hai đặc trưng khoa học và đặc trưng
nghệ thuật’’ [16.21]. Phân môn Văn học sử cũng mang những đặc trưng chung đó.
1.1. Đặc trưng khoa học
Bất kì một dạng văn bản Văn học sử nào cũng chứa đựng trong nó tri thức
khoa học. Nói đến tri thức và tư duy mang tính khoa học là nói đến “hệ thống khái
niệm và nhận định văn học sử về giai đoạn, về thể loại, về tác giả , về tác phẩm có
khi bao gồm cả tri thức về lịch sử, địa lí, nghệ thuật, xã hội , văn hố… Đồng thời
cũng nói đến năng lực định nghĩa, phát hiện và phân tích luận điểm, minh họa luận
điểm, năng lực khái quát hơn, hệ thống tri thức hóa, đối chiếu tri thức...” [16.12]
thơng thường, trình tự sắp xếp các tri thức về Văn học sử theo tiến trình lịch
sử. Điều gì xảy ra trước, có trước sẽ phản ánh vào văn học qua các bài học Văn học
sử được phân bố theo từng cấp học, lớp học. Tri thức Văn học sử đồ sộ, phong phú
song không hề chồng chéo, lấn lướt mà chỉ là sự bao hàm, bổ sung tương tác lẫn
nhau. Tập hợp hệ thống tri thức Văn học sử làm nên bản chất khoa học của môn
học.


Chương trình Văn học sử ở cấp THPT đã thực sự góp phần hình thành đặc
trưng khoa học của bộ môn văn học trên cơ sở tiếp nối và nâng cao các kiến thức
văn học phổ thơng cơ sở. Nó đem đến cho học sinh những tri thức cơ bản về lịch
sử của nền văn học dân tộc và những khái niệm Văn học sử như: giai đoạn, tác giả,
tác phẩm, thể loại, nội dung kiến thức, trào lưu, phương pháp cũng như những
nhận định Văn học sử mang tính khái quát cao.
Trong bài học Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh học sinh sẽ được
cung cấp một số tri thức khoa học về quan điểm sáng tác văn học của Người. Từ
đó hiểu được tính chất phong phú, đa dạng của văn thơ Hồ Chí Minh từ nội dung
đến hình thức và nắm được phương pháp tìm hiểu các tác phẩm của Người. Những
khái niệm và nhận định Văn học sử được lựa chọn một cách cơ bản và được trình
bày sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ.


Tính hệ thống khơng chỉ được trình bày

có tính lịch đại mà còn được xác lập chặt chẽ trong mối quan hệ giữa tri thức khái
quát với tri thức cụ thể trong từng chương, mục, bài học. Vì vậy, khi học bài Tác
gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước hết cần cho học sinh tìm hiểu phần I
(Vài nét về tiểu sử ) để thấy được những nét khái quát nhất trong quá trình hoạt
động dẫn đến sự nghiệp văn chương của Người. Sau đó dẫn dắt học sinh đến việc
nắm bắt được những đặc điểm quan trọng trong quan điểm sáng tác văn học: đó là
quan điểm hết sức nhất qn và chính nó giải thích vì sao Người đã tạo nên một sự
nghiệp văn học phong phú và đa dạng. Từ đó, giúp học sinh hiểu được những nét
thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Người – một phong cách nghệ thuật
độc đáo, đa dạng ở mỗi thể loại. Qua cấu trúc bài học như vậy học sinh mới có cái
nhìn tồn diện về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn học hết sức phong phú của một
bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng” [13.27].
Đặc trưng khoa học của bài học Văn học sử cịn được thể hiện ở tính hiện đại
của các tri thức Văn học sử, ở sự lựa chọn tác giả, tác phẩm, ở sự mạnh dạn khai
thác các yếu tố mới về nội dung nhân bản, về thi pháp lịch sử, phong cách nghệ


thuật. Do đó mà tư duy cũng như nhận thức của học sinh ngày càng được rèn luyện
và nâng cao.
Đối với bài dạy Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh khi dạy giáo viên
cần lưu ý để học sinh hiểu việc lựa chọn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh - một vị
nguyên thủ quốc gia ở vị trí tác gia văn học lớn của chương trình văn học trong nhà
trường là một việc hiếm thấy xưa nay nhưng khơng phải vì người là lãnh tụ mà là
vì Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhà thơ, nhà văn thực thụ, một tác gia
văn học lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại như các nhà nghiên cứu trong và
ngồi nước đã khẳng định. Chính giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật ở các tác phẩm
văn chương của Người đã tạo dựng cho Người vị thế tác gia văn học lớn. Khơng

riêng gì ở phổ thơng mà trong các giáo trình văn học Việt Nam từ trước đến nay
tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng có một vị trí đặc biệt như thế. Và
không phải chỉ ở Việt Nam mà nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt
động chính trị thế giới cũng coi Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một tác gia văn
học lớn. Axtroghindo Perei (Braxin)“Tôi thật ngạc nhiên khi đọc những bài thơ
của chủ tịch Hồ Chí Minh in trong cuốn Nhật kí trong tù… Một con người vừa làm
lãnh tụ cách mạng lớn lại vừa làm nhà thơ lớn thì vẫn là một chuyện hiếm thấy xưa
nay”. Rơger Denuc (Pháp) “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những nhà thơ Việt Nam
lớn nhất hiện nay”.
1.2. Đặc trưng nghệ thuật
“Nói đến tri thức và tư duy mang tính nghệ thuật là nói đến nghệ thuật minh
họa cho văn học sử bằng tác phẩm” [17.37]. Nghệ thuật minh họa trước hết địi hỏi
tính tồn diện, cụ thể, tiêu biểu và đặc biệt là thẩm mĩ, có ý nghĩa là phải tạo ra
được rung động cho học sinh. Những rung động ngắn ngủi như thế lại tạo cho học
sinh khắc sâu các khái niệm, nhận định vào tâm hồn. Nó địi hỏi khả năng của giáo
viên biết dồn nén vào trong vài câu bình mà tốt lên được cái “thần” của tác phẩm
hoặc tập hợp tác phẩm dẫn chứng gây một xúc cảm lắng đọng trong học sinh. Khi


giới thiệu các khái niệm, phân tích diễn giảng, lí giải các nhận định có thể sử dụng
cách diễn đạt hình tượng dựa trên tư duy hình tượng. Điều này thể hiện ở những
đoạn văn có sử dụng những từ ngữ, hình ảnh bóng bảy, trau chuốt giàu sức gợi
hình.
Chẳng hạn, khi đánh giá về văn phong của Hồ Chí Minh, Tố Hữu nhận
xét:“Văn phong Hồ Chí Minh là tiêu biểu rõ ràng nhất của văn chương mới theo
phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng. Văn Hồ Chủ Tịch bao giờ cũng bình dị
và sâu sắc, sáng rõ và gọn gàng, mãnh liệt và đầm ấm thiết thực mà bóng bảy, lắm
khi hài hước mà vẫn giữ mức trang nghiêm soi vào trí thấm vào long của nhân dân
như ánh sáng mùa xuân ấm áp. Nó kết hợp một cách kì diệu những tư tưởng khoa
học với điệu cảm, cách nói của dân tộc.” [21.437]

Chính những cách diễn đạt kiểu như vậy trong Văn học sử đã gây ấn tượng sâu
đậm, lâu bền trong kí ức học sinh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc học sinh có
thể phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng cần thiết trong các giờ Văn học sử.
Để làm rõ nhận định trên giáo viên có thể dẫn ra một số tác phẩm văn chính
luận của Bác như: Tun ngơn độc lập, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con Rồng
Tre, Vi hành…để thấy được tính “dân tộc, khoa học, đại chúng”… đồng thời cịn là
những áng văn chính luận mẫu mực có giá trị hết sức to lớn của Người.
Có thể thấy, một trong những điểm khác biệt của văn bản Văn học sử với các
loại văn bản nghệ thuật khác thể hiện ở sức khái quát, trừu tượng của tri thức. Vì
vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc, khám phá, đánh giá để hiểu sâu
sắc và trọn vẹn văn bản Văn học sử. Muốn làm được điều đó địi hỏi giáo viên phải
tìm ra cách truyền đạt có hiệu quả nhất. Phương pháp đọc – hiểu dưới sự tổ chức
điều khiển của giáo viên sẽ giúp học sinh bóc trần những lớp vỏ đa nghĩa, trừu
tượng từ những dẫn chứng cụ thể sẽ soi sáng cho những nhận định, khái niệm
mang tính khái quát cao. Học sinh sẽ chuyển được những tri thức từ văn bản Văn
học sử vào sự tiếp nhận của chính mình.


2. Những tri thức cơ bản trong bài học tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh.
2.1. Tri thức khái quát.
Theo Từ điển tiếng Việt của GS Đào Duy Anh thì “Tri thức khái qt là
những hiểu biết có hệ thống mang tính chung nhất cho một loạt sự vật, hiện tượng
phải có mối liên hệ nhất định” [1.56].
Trong Văn học sử, theo GS Phan Trọng Luận thì “tri thức khái quát bao
gồm chủ yếu là các nhận định Văn học sử (giai đoạn, xu hướng, tác giả , thể loại,
tác phẩm)...”[17.32]. Đồng tình với cách hiểu trên TS. Nguyễn Trọng Hoàn cũng
cho rằng: “Tri thức khái quát là những nhận định, nhận xét đánh giá, kết luận là kết
quả khái quát nhất những giá trị văn học. Nó nói lên bản chất của các vấn đề văn
học” [6.10].

Như vậy là các tác giả đều có chung một nhận định rằng tri thức khái quát
trong các bài Văn học sử chính là những nhận định, nhận xét đánh giá về các sự
kiện, hiện tượng văn học. Vì nó là kết quả tổng hợp về các sự kiện, hiện tượng văn
học nên nó bao hàm một lượng thơng tin rất lớn, cô đọng, hàm súc và trừu tượng.
Nắm được tri thức khái quát tức là đã nắm được chân giá trị của các sự kiện, hiện
tượng văn học.
Cấp độ khái quát lớn nhất trong bài học tác giả là những nhận định về vai
trị, vị trí của tác gia trong giai đoạn tác gia sống và sáng tác cũng như trong tiến
trình lịch sử văn học dân tộc. Tri thức khái quát ở cấp độ nhỏ sẽ là những nhận xét,
đánh giá vế tác phẩm được giới thiệu như một minh chứng cho sự nghiệp sáng tác
của tác gia.
Trong bài học về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có thể xem đây
là nhận định khái quát nhất:“Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để
lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc, tư tưởng, phong phú về thể loại và đa
dạng về phong cách nghệ thuật.”[13.25].


Nhận định trên đã thâu tóm được vai trị, vị trí khơng thể thay thế được của
Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử văn học nước nhà.
Khơng chỉ có những nhận định khái quát như vậy mà bài học về tác gia còn
bao gồm những nhận định khái quát ở cấp độ nhỏ về tác phẩm. Chẳng hạn, khi
đánh giá về Nhật kí trong tù Đặng thai Mai đã nói “Đọc Nhật kí trong tù chúng ta
thực sự cảm thấy đứng trước một thi sĩ và một con người cao cả vĩ đại” hay có nhà
phê bình đã từng nhận xét “Thơ Nhật kí trong tù có bài hồn hậu trong trẻo như thơ
dân gian, cũng có bài trang trọng bát ngát như thơ Đường, thơ Tống”, giữ cốt cách
Á Đông mà thơ vẫn hiện đại, giản dị phong phú mà vẫn có phong cách riêng. Nhật
kí trong tù là một tập thơ có nghệ thuật đặc sắc.” [21.43]
Trong các bài Văn học sử nói chung và bài học tác gia nói riêng thì dung
lượng tri thức khái qt là rất lớn. Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn đã xác định đặc
điểm bài khái quát giai đoạn văn học là “bao gồm một khối lượng kiến thức đồ sộ,

khái quát nhiều tầng bậc về những vấn đề lớn lao của nền văn học dân tộc” [5.320].
Bài học về tác gia cũng vậy, nó bao gồm các nhận định, đánh giá về cuộc đời, đặc
điểm con người, đặc điểm từng chặng đường sáng tác, những kết luận về vị trí tác
gia trong giai đoạn và trong nền văn học. Những nhận định, đánh giá ấy sẽ đề cập
đến các khái niệm lí luận, khái niệm văn học sử như: quan điểm nghệ thuật,
phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật cá nhân, nội dung tư tưởng, quan
điểm thẩm mĩ, các khái niệm về hình thức và thể loại văn học (thơ, tiểu thuyết,
truyện ngắn, tùy bút...). Bởi vì, một trong những yêu cầu quan trọng của bài học
tác gia là phải hình thành khái niệm lí luận văn học cho học sinh. Vì vậy, trong các
bài học tác gia có những phần, những đoạn biên soạn về chức năng thì phân biệt
được tri thức khái quát và tri thức cụ thể nhưng về bản chất thì đều là tri thức mang
tính khái qt.
Trong bài học về Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có đoạn viết
“Trong cuộc đời cách mạng của mình, khi ở nước ngồi cũng như ở trong nước vì


nhằm vào những mục tiêu chính trị cụ thể khác nhau, Hồ Chí Minh đã sáng tạo nên
một sự nghiệp văn học rất phong phú gồm nhiều thể loại và phong cách khác nhau,
khi viết bằng tiếng Pháp, khi viết bằng tiêng Hán, tiếng Việt. Đáng chú ý nhất là các
tác phẩm chính luận, truyện ngắn, thơ ca và hồi kí”. [21.334]
Ở ví dụ trên ta thấy ý đầu là tri thức khái quát nhất. Các tri thức cụ thể diễn
giải ngắn gọn, phù hợp nhưng lại là những tri thức khái qt trên bình diện khác.
Vậy mục đích của việc đưa tri thức khái quát với dung lượng lớn vào bài
Văn học sử là gì? Khơng thể phủ nhận rằng tri thức khái quát có ý nghĩa hết sức
quan trọng vì nó nói lên bản chất của sự kiện, hiện tượng văn học. Kiến thức trong
bài Văn học sử cũng như bài học về tác gia rất lớn nên người đọc không thể ghi
nhớ kiến thức nếu chúng tồn tại ở dạng cụ thể, chi tiết tủn mủn. Do đó, mục đích
của tri thức khái qt là tiền đề quan trọng khi khám phá, đánh giá các sự kiện văn
học. Vì vậy, để tăng cường những kiến thức vững chắc, có hệ thống về lịch sử văn
học và lí luận văn học thì phải tăng cường kiến thức khái quát cho học sinh phổ

thông.
Đối với giáo viên, tri thức khái quát giúp cho người dạy xác định được
trọng tâm bài giảng, các vấn đề bổ sung, các khái niệm lí luận có liên quan cần
được huy động trong bài giảng khi xác định tri thức khái quát cần truyền đạt thì
giáo viên sẽ lựa chọn phương pháp cho phù hợp để học sinh có thể tiếp nhận một
cách nhanh nhất.
2.2. Tri thức cụ thể
“Tri thức cụ thể trong bài văn học sử được hiểu là những tri thức ở dạng tư
liệu, dẫn chứng minh họa cho kiến thức khái quát”[4.11]. Theo GS Phan Trọng
Luận tri thức cụ thể là “tri thức minh họa cho những nhận định văn học sử hoặc tri
thức về tác giả, tác phẩm có khi là những câu thơ, những đoạn trích” [17.33].
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu tri thức cụ thể là những dẫn chứng
minh họa cho những nhận định khái quát và mức độ lí giải phụ thuộc vào tri thức


khái quát mà nó minh họa. Khi minh họa tri thức khái quát về giai đoạn thì tri thức
về xu hướng là cụ thể. Minh họa cho tri thức tác giả thì tri thức về tác phẩm là cụ
thể. Tính chất cụ thể, tiêu biểu của tác gia thể hiện qua việc học khái quát tác
phẩm. Theo GS. Phan Trọng Luận để “cắt nghĩa, đánh giá một tác gia phải căn cứ
vào tác phẩm của họ, để làm sáng tỏ sự thành bại của nhà văn chúng ta cần tìm
hiểu mối quan hệ giữa tư tưởng lí luận và sáng tác của tác gia” [17.87].
Đối với tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, cuộc đời của Người đã
trải qua hai thời kì lịch sử, sự nghiệp sáng tác mang tính “chuyển tiếp có tính phát
triển” từ thời kì đất nước bị nơ lệ sang thời kì độc lập, tự do được giữ gìn, bảo vệ
vơ cùng cam go… Việc xếp tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vào thời kì
1931 – 1945 dù sau cách mạng tháng Tám, Bác vẫn tiếp tục sáng tác là một dụng ý
có ý nghĩa, ngồi u cầu cần tập trung vào việc minh họa bằng các sáng tác trước
1945 đặc biệt là Nhật kí trong tù cịn cần phải thấy rằng văn học như một hình thái
ý thức thượng tầng có thể xuất hiện khi cơ sở xã hội của nó chưa đầy đủ. Tun
ngơn độc lập được coi là một trong những áng văn, văn kiện lịch sử tiêu biểu thể

hiện quan điểm và tài năng của Người. Hồ Chí Minh quan niệm khi viết một tác
phẩm trước hết phải xác định“Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?” sau đó mới xác
định “Viết cái gì?” và “Viết như thế nào?”. Như vậy, theo quan điểm của Người
đối tượng và mục đích quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Đối tượng và
mục đích của Tun ngơn độc lập là gì? Chúng ta thấy rằng ngay ở hai câu đầu,
Người viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới với mục đích tuyên bố độc
lập. Nhưng đặt tác phẩm vào trong hoàn cảnh ra đời chúng ta sẽ thấy thêm một
hiện thực khác Tuyên ngôn độc lập không chỉ hướng đến nhân dân thế giới chung
chung mà đối tượng ở đây là bọn thực dân Pháp và đế quốc Anh, Mĩ. Hơn nữa,
Tuyên ngôn độc lập không chỉ nhằm tuyên bố độc lập một cách đơn thuần mà cịn
nhằm bác bỏ những lí lẽ xảo trá nêu trên của bọn xâm lược, dư luận tiến bộ thế
giới. Xác định được mục đích, đối tượng như vậy chúng ta sẽ thấy cả một hệ thống


×