Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh việt nam và nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.99 KB, 25 trang )

CHỦ ĐỀ : PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI
SINH VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÔNG CỤ
PHÁI SINH
HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Thị Thu Thủy
MSV: 11154348
Học phần : Đề án LTTCTT _2


TÓM TẮT BÀI VIẾT
Nội dung bài viết là nghiên cứu về thị trường chứng khoán phái sinh Việt
Nam . Thị trường chứng khoán phái sinh mới được đưa vào vận hành , áp dụng
ở Việt Nam ; vì thế trước tiên cần hiểu rõ được chứng khoán phái sinh là như thế
nào ? chứng khoán phái sinh là một hợp đồng hay một loại tài chính có giá trị
phụ thuộc vào tài sản cơ sở . Từ đó , hiểu như thế nào là thị trường chứng khoán
phái sinh và thị trường có những đặc điểm gì , những đặc điểm nào là cơ bản
nhất thể hiện rõ tính chất cũng như mục địch của sự ra đời c thị trường . Liệu
có phải đặc điểm về margin thể hiện rõ sự khác biệt giữa thị trường phái sinh và
cơ sở hay khơng . Cơng tác chuẩn bị của chính phủ trong việc vận hành thị
trường chứng khoán phái sinh ra sao ? Chứng khốn phái sinh có vai trị quan
trọng như thế nào , phải chăng vai trò phòng ngừa rủi ro là quan trọng nhất và
tính tất yếu của việc ra đời chứng khoán phái sinh ở Việt Nam . Việc đưa chứng
khoán phái sinh vào hoạt động thì đã đạt kết quả như thế nào trong những tháng
vừa qua thông qua các con số về số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch .
Và để hiểu rõ cụ thể hơn cách vận hành của thị trường thì thử thực nghiệm một
giao dịch trên thị trường để từ đó rút ra được tính ưu hay nhược gì so với thị
trường cơ sở . Và cuối cùng là đánh giá được tiềm năng phát triển và đưa ra giải
pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh trên Thị trường chứng
khoán phái sinh Việt Nam.


Contents


CHỦ ĐỀ : PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
VIÊT NAM..........................................................................................................
PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................
1. Khái niệm
a. Thị trường Chứng khốn phái sinh là gì ?....................................................
b. Đặc điểm của Thị trường Chứng khốn phái sinh........................................
c. Vai trị của Thị trường Chứng khoán phái sinh............................................
d. Cách vận hành , hoạt động của Thị trường chứng khoán phái sinh.............
2. Thực nghiệm
PHẦN 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊU QUẢ SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI
SINH


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ ngữ giải thích

Từ viết tắt

Tổ chức tài chính

TCTC

Ngân hàng thương mại

NHTM

Thị trường chứng khốn

TTCK


Thị trường

TT

Chứng khoán phái sinh

CKPS

Ủy ban chứng khoán nhà nước

UBCKNN

Hợp đồng tương lai

HĐTL

Trái phiếu chính phủ

TPCP

Thị trường giao ngay

TTGN

Sở giao dịch chứng khoán

SGDCK

Trung tâm lưu ký chứng khoán


VSD

Khối lượng giao dịch

KLGD

Giá trị giao dịch

GTGD

Nhà đầu tư

NĐT


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm
a.Thị trường chứng khốn phái sinh là gì ?
Trước khi hiểu Thị trường chứng khốn phái sinh là gì ? Cần hiểu chứng khoán
phái sinh là như thế nào ?
“ Một hợp đồng tài chính được gọi là một chứng khốn phái sinh , hoặc một tài
sản tài chính có giá trị phụ thuộc, nếu giá trị của hợp đồng tài chính đó tại thời
điểm đáo hạn T có thể xác định hồn toàn bởi giá trị thị trường ( thị giá ) của
công cụ tiền mặt ( hay tài sản cơ bản )” (Trích cuốn sách Theory of Financial
Decision Making _Ingersoll)
Từ đó chúng ta có thể hiểu tóm tắt :
Thị trường chứng khốn phái sinh là thị trường dành cho các cơng cụ tài chính
phái sinh- những cơng cụ mang tính hợp đồng, giá trị của chứng khoán phái sinh
phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở .Vậy tài sản cơ sở là những loại tài sản

như thế nào ? Chúng có thể là tài sản phi tài chính như hàng hóa , vàng , dầu mỏ
, kim loại hay nơng sản .. , cũng có thể là các tài sản tài chính như : cổ phiếu ,
trái phiếu ... , sự kiện và các chứn khoán phái sinh khác.
Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, và cũng giống như tất
cả các hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên: người mua và người bán,
trong đó mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ nào đó cho bên kia. Các hợp đồng này
có giá cả và tâm lý chung của người mua thì sẽ cố gắng mua với giá rẻ và người
bán sẽ cố gắng bán với giá cao nhất. Chung quy lại , có thể định nghĩa rằng :Thị
trường chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các
chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền
chọn.
b.Đặc điểm của thị trường Chứng khốn phái sinh ở Việt Nam
Cơng cụ tài chính có giá trị được xác định bởi biến động của biến động cơ
sở .Như vậy , giá trị của 1 Chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào biến động của


biến cơ sở . Ví dụ : hợp đồng tương lai chỉ số VN30 , giá trị của hợp đồng sẽ
được xác định bởi chỉ số VN30.
TT Chứng khoán phái sinh được sinh ra nhằm mục đích phân bổ , chuyển dịch
rủi ro của nền kinh tế , bởi nền kinh tế thế giới có nhiều sự biến động của thị
trường dầu mỏ , xăng dầu ... qua đó đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro của một
số đội tượng và đáp ứng nhu cầu chấp nhận rủi ro của 1 số đôi tượng khác để
kiếm lời
Về bản chất , các sản phẩm Chứng khoán phái sinh là những thỏa thuận tại thời
điểm hiện tại về nghĩa vụ và quyền hạn của các bên sẽ được thực hiện trong lai.
Rổ hàng hóa có thể tham gia vào thị trường Chứng khoán phái sinh là các hợp
đồng tương, quyền chọn , kì hạn , và hốn đổi . Tuy nhiên ở Việt Nam , trong
đề án định hướng phát triển thị trường Chứng khốn phái sinh của chính phủ thì
đi từ đơn giản đến phức tạp nên đã lựa chọn 2 loại hợp đồng là tương lai và
quyền chọn . Trong đó sản phẩm hợp đồng tương lai dễ dàng tiếp cận hơn đối

với nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý . Hai sản phẩm trong hợp đồng
tương đã được lựa chọn là chỉ số cổ phiếu và TPCP . Chỉ số cổ phiếu hay TPCP
có mức độ ổn định tốt . Theo thông lệ quốc tế thì hợp đồng tương chỉ số và
TPCP cũng được các nước trên thế giới lựa chọn khi mới bắt đầu trong quá trình
phát triển đầu tiên . Cũng như mục tiêu của chính phủ đề ra thì thị trường sẽ đi
từng bước từ đơn giản đến phức tạp , để các nhà đầu tư có thời gian tiếp cận dần
độ phức tạp trên thị trường Chứng khoán phái sinh, bởi rõ ràng rằng thị trường
Chứng khoán phái sinh là thị trường tài chính bậc cao , và thật sự là phức tạp để
có thể hiểu và nắm bắt được các quy luật của thị trường .
Chúng ta có thể coi TT CKPS là 1 công cụ đầu tư và sản phẩm đầu tư bình
thường.Khi tham gia thị trường thì nhà đầu tư mở tài khoản , kí quỹ .Cách thức
đặt lệnh thì gần giống với thị trường cơ sở và khác biệt ở chỗ là tỷ lệ margin lên
đến 80-20, 70-30 đối với TT CKPS tùy thuộc vào tỷ lệ mà các cơng ty chứng
khốn u cầu nhà đầu tư kí quỹ , trong khi ở thị trường cơ sở thì tỷ lệ margin
tối đa là 50-50.


Margin ở TT cơ sở là để mua cổ phiếu , trong khi margin của TT CKPS là để
mua chênh lệch giá giữa tại thời điểm mua và thời điểm kết thúc hợp đồng .
Mỗi cá nhân tham gia 1 bên trong giao dịch CKPS phải chịu trách nhiệm và đảm
bảo nghĩa vụ thanh toán, tránh thiệt hại , việc đảm bảo số dư ký quỹ trong suốt
quá trình nắm giữ vị thế giao dịch CKPS là bắt buộc. Không giống với khái
niệm ký quỹ trong TT cơ sở , ký quỹ trong HĐTL chỉ số là tài sản đảm bảo chứ
không phải là khoản vay như của TT cơ sở - hoạt động ký quỹ như là phần hộ
trỡ tài chính của CTCK cho NĐT.
Có 2 loại ký quỹ cơ bản là ký quỹ ban đầu và duy trì
Tuy nhiên theo quy định của VSD thì lại có các loại ký quỹ như :
+) Ký quỹ ban đầu áp dụng cho các vị thế riêng lẻ, không được ghép cặp để
tính các ký quỹ song hành
+)Ký quỹ song hành áp dụng đối với các cặp vị thế có hệ số tương quan đảm

bảo giá trị tối thiểu theo quy định của VSD
+) Ký quỹ biến đổi là khoản lỗ /lãi hàng ngày phát sinh từ hoạt động định giá
lại theo giá TT đối với tất cả vị thế ròng trên tài khoản của NĐT
+) Ký quỹ thanh toán đáo hạn : áp dụng đối với các vị thế ròng thực hiên thanh
toán chuyển giao vật chất tại thời điểm đáo hạn đối với tài khoản tự động bù trừ
và tài khoản tổng.
Yêu cầu tài chính khi giao dịch của TT CKPS là 10-15 % giá trị của giao dịch.
Chu kì thanh tốn thì ứng T+ 0 là ghi nhận vị thế ( với T là ngày ký hợp hợp
đồng ) , và việc ghi nhận lãi lỗ là ứng với T+1
Được bán khi khơng sở hữu chứng khốn là 1 điều kiện bán của TT CKPS cũng
như đấy là 1 ưu điểm của TT .
Khối lượng niêm yết thì khơng giới hạn , thời gian sở hữu chứng khốn là đến
ngày đáo hạn hợp đồng .
Để thúc đẩy cho TT CKPS phát triển , Bộ tài chính đã đưa ra những chủ
trương , ưu đãi khơng áp dụng phí giao dịch , phí thanh tốn bù trừ cũng như là
thuế đối với giao dịch CKPS


Điểm khác biệt lớn nhất của TT CKPS so với TT cơ sở là nhà đầu tư muốn được
giao dịch phải mở tài khoản kí quỹ tại các thành viên bù trừ để thực hiện kí quỹ
cho VSD trước khi thực hiện giao dịch. Tài sản kí quỹ nộp lên VSD thơng qua
thành viên bù trừ - nơi mình mở tài khoản có thể bằng tiền ( tối thiểu là bằng
80% giá trị tài sản ký quỹ ) hoặc bằng chứng khoán ( trong danh mục được
phép làm tài sản đảm bảo).
Thành viên bù trừ cũng phải nộp ký quỹ cho VSD . Cụ thể đối với thành viên bù
trừ trực tiếp là 10 tỷ , và đối với thành viên bù trừ chung là 15 tỷ, là quy mô ban
đầu .
Trong hoạt động giao dịch của CKPS , giao dịch được thực hiện bởi nhà đầu tư,
thế nhưng khi đã thực hiện bởi nhà đầu tư khi thông qua 1 thành viên bù trừ thì
có nghĩa là giao dịch đó, thành viên bù trừ phải chịu trách nhiệm đến cùng trước

VSD về rủi ro giao dịch của nhà đầu tư chứ không phải là nhà đầu tư . Ở đây ,
hơn ai hết thì thành viên bù trừ sẽ phải là lớp phòng vệ rủi ro đầu tiên . Khác với
TT cơ sở là hết sức rủi ro khi nhà đầu tư mất khả năng thanh tốn. Cịn khi ở TT
CKPS thì trách nhiêm sẽ thuộc về thành viên bù trừ khi nhà đầu tư mất khả năng
thanh toán .
Nhà đầu tư có thể bán tài sản khi chưa sở hữu và cũng có thể đóng và mở tài
sản ngay trong ngày, tức là vào thời điểm T0 và với cơ chế market to market cứ
đến cuối ngày sẽ biết lỗ và lãi bao nhiêu, hạch toán ngay trong tài khoản.Nếu
nhà đầu tư lỗ thì lập tức ngay ngày hơm sau nhà đầu tư phải đóng tiền kí quỹ để
đảm bảo duy trì cái vị thế an tồn cho nhà đầu tư .
Vấn đề nữa là nhà đầu tư cần lường trước đó là rủi ro tỷ lệ ký quỹ rất cao, có thể
lỗ ngay lập tức. Vì thế nhà đầu tư cần hiểu rõ về quản trị rủi ro đối với sản
phẩm của mình trước khi tham gia vào thị trường.
=)) Đối với nhà đầu tư nói chung đây vừa là cơ hội vừa là rủi ro.
Với cách điều hành thận trọng và bảo đảm hiệu quả ở mức cao nhất, bởi như đã
trình bày ngay ban đầu thì CKPS chỉ mới thật sự được người dân Việt Nam biết
đến trong thời gian gần đây . Do vậy, các sản phẩm giao dịch trên thị trường


CKPS sẽ theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với sự phát triển của
TT chứng khoán và nhu cầu của thị trường tài chính .
Để giao dịch CKPS , việc phân tích thơng tin , phân tích doanh nghiệp và các
báo cáo tài chính là khơng cần thiết mà quan trọng nhất là phân tích chỉ số ,
phân tích TT.
TT CKPS Việt Nam có 2 loại thành viên giao dịch :
Thành viên thông thường là các CTCK và thành viên đặc biệt là các NHTM
được đầu tư, giao dịch các CKPS có tài sản cơ sở là TPCP.
TT CKPS cũng nằm trong TT CKCS nó khơng cạnh tranh nhau , việc đưa TT
CKPS vào vận hành và hoạt động là tăng sự hấp dẫn . Mục tiêu chính , cốt lõi
của TTCK là huy động càng nhiều nhà đầu tư quan tâm tới thị trường càng

nhiều càng tốt và coi TTCK là nơi giữ tài sản và sinh lời .
c. Vai trò , chức năng của thị trường CKPS
c.1 Thiết lập cơ chế định giá
Thị trường hợp đồng kì hạn và giao ngay là một thơng tin quan trọng về giá.Thị
trường HĐTL trong nhiều trường hợp được coi là phương tiện để xác định giá
giao ngay. Một loại tài sản có rất nhiều giá giao ngay tiềm năng.
Gía HĐTL và kì hạn cũng hàm chứa thơng tin về việc người ta kì vọng về mức
giá giao ngay trong tương lai của tài sản cơ sở là như thế nào .Thực tế thì việc
xác định thơng tin về giá giao ngay từ TTGN là khó hơn từ TT tương lai .
Ngoài ra , giao dich từ TT tương lai thường sôi động hơn nên thông tin thường
đáng tin cậy hơn.
=)) Theo đó, TT HĐTL hay kì hạn được coi là cung cấp một cơ chế xác lập giá
c.2 Là công cụ , phương tiện để quản lý rủi ro
Do CKPS liên quan đến giá của tài sản cơ sở trên TTGN , nên có thể sử dụng
CKPS để giảm thiểu hoặc tăng rủi ro lên.
Mỗi một nhà đầu tư thì có một mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau . Có những
người sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao , tuy nhiên tất cả họ - những nhà đầu
tư đều muốn nắm giữ các khoản đầu tư có mức độ rủi ro có thể chấp nhận


được.TT CKPS sẽ giúp phân bổ rủi ro cho những nhà đầu tư nên có lẽ khơng có
ai phải chịu những rủi ro không mong muốn.Kết quả là, nhiều nhà đầu tư sẵn
sàng bỏ nhiều vốn đầu tư hơn dẫn đến nhiều công ty huy động được vốn nhiều
hơn và giữ chi phí ở mức thấp nhất có thể.
=)) Khi tham gia TT CKPS có chức năng phịng ngừa rủi ro giúp cho nhà đầu tư
yên tâm đầu tư hơn , đổ nhiều nguồn lực hơn ,thu hút được nhiều người tham gia
hơn, để họ không phải chần chừ , phải tính tốn nhiều.
c.3 Tăng tính hiệu quả đầu tư
+ Chi phí giao dịch trên TT CKPS thường thấp hơn so với giao ngay
+ Tính thanh khoản thường cao hơn TTGN hay là cơ sở , vì thế NĐT sẽ quan

tâm nhiều hơn, ưa thích đầu tư hơn.
+ Về việc bán khống , nhiều nhà đầu tư bán khống trên TT CKPS thay vì trên
TT CK cơ sở bởi TT CKPS có 1 chức năng là phịng ngừa rủi ro hiệu quả, và có
tính ưu thế so với TT cơ sở .
+ Kinh doanh đầu cơ trên thị trường , đối với nhà đầu tư nhanh nhạy có thể tận
dụng sự chênh lệch giá để đầu cơ .
+ Khi tham gia TT CKPS sẽ giúp nhiều định chế có được mức tín nhiệm tốt hơn.
Ví dụ như ngân hàng cấp tín dụng cho các tổ chức , định chế tài chính, ngân
hàng thấy rằng các tổ chức, định chế này có biện pháp phịng vệ rủi ro, dẫn đến
các định chế có được đánh giá tốt của ngân hàng , vì thế các tổ chức , định chế
có những khoản vay tốt hơn.
+ Giup cho các đội tượng đầu tư chuyên nghiệp như các công ty quản lý quỹ đa
dạng hóa danh mục đầu tư .
c.4 Tăng tính hiệu quả thị trường
Gía trị CKPS thì nó biến động xung quanh , ảnh hưởng lớn đến TT CK cơ sở .
Hai thị trường có mối quan hệ cơ hữu với nhau . TT CKPS ra đời giúp cho TT
CK cơ sở hoạt động hiệu quả hơn , bởi sẽ có những khoản thời gian trên TT cơ
sở giá cổ phiếu không khớp nhau , TT phái sinh đóng vai trị là thị trường kì


vong hoặc một thị trường phản ánh nhu cầu sẵn sàng của các nhà đầu tư kì vọng
vào thị trường , làm cho nhà đầu tư nhìn vào thị trường chuẩn xác hơn.
d. Cách vận hành trên TT CKPS Việt Nam
Năm 2015, UBCKNN , SGDCK Hà Nội và VSD đã được chính phủ giao nhiệm
vụ chuẩn bị ra mắt TT CKPS vào năm 2017. Kể từ đó, UBCKNN đã gấp rút
hoàn thành các quy định , các hành lang pháp lý về việc tổ chức và vận hành TT
CKPS cũng như xây dựng các nguyên tắc cho sự phát triển của thị trường và
được cụ thể hóa thơng qua Nghị định 42/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã ban
hành .
SGDCK Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm về tổ chức và vận hành TT CKPS . Cụ thể ,

Về thiết kế sản phẩm : SGDCK PS thiết kế , niêm yết các sản phầm PS , việc
chọn tài sản cơ sở không chỉ tốt mà còn phải nhận được sự quan tâm lớn của thị
trường , đồng thời cần phải đa dạng hóa các loại sản phẩm.Vì thế , sản phẩm PS
được lựa chon ban đầu là HĐTL với tài sản cơ sở là TPCP và chỉ số cổ phiếu .
Về việc tổ chức giao dịch qua Hệ thống giao dịch phái sinh. Cụ thể là Sở giao
dịch CKPS có trách nhiệm vận hành hệ thống giao dịch CKPS tương tự như trên
TTCK cơ sở như những chức năng cơ bản về khớp lệnh như là : Lệnh giới hạn,
lệnh thị trường… hoặc các quy định về biên độ dao động giá, giới hạn khối
lượng lệnh.
Bên cạnh đó, cơ chế giao dịch CKPS các sản phẩm CKPS sẽ được niêm yết và
giao dịch theo từng tháng đáo hạn với các mã hợp đồng riêng. Ngồi ra, các hợp
đồng PS cũng có các thơng số phức tạp như giá thanh toán hàng ngày, giá thanh
tốn cuối cùng, số lượng vị thế mở, phí quyền chọn..
VSD cũng sẽ thực hiện các chức năng cụ thể như
+)  Bù trừ, thanh toán cho giao dịch CKPS: VSD đóng vai trị là đối tác bù trừ
trung tâm ; Là trung gian mua và bán cho khách hàng. Đồng thời, đảm bảo việc
thanh toán giao dịch ngay cả trong trường hợp một bên khách hàng trong giao
dịch ban đầu khơng thực hiện được nghĩa vụ thanh tốn của nó.


+)  Quản trị rủi ro cho các thành viên bù trừ: Để quản lý rủi ro thanh toán, VSD
đang triển khai việc tính tốn giá trị vị thế liên tục. Trong trường hợp có tài
khoản vượt ngưỡng quy định, VSD sẽ gửi thông tin đề nghị Sở để ngừng nhận
lệnh giao dịch của các tài khoản đó.
+) Quản lý tài sản thế chấp và ký quỹ của  NĐT: Trong trường hợp thành viên
bù trừ hoặc khách hàng thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, VSD được
sử dụng các nguồn hỗ trợ để bù đắp theo trình tự sau:
- Phần ký quỹ của thành viên bù trừ, của khách hàng mất khả năng thanh tốn;
- Khoản đóng góp của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán trong Quỹ bù
trừ tại VSD;

- Khoản đóng góp của thành viên bù trừ khác trong Quỹ bù trừ tại VSD theo tỷ
lệ do VSD quy định sau khi được UBCKNN chấp thuận;
- Quỹ dự phịng rủi ro thanh tốn của VSD;
- Các nguồn vốn hợp pháp của VSD.
Vòng đời của HĐTL là như thế nào ?
Một HĐTL được tạo ra và giao dịch của ngày đầu tiên với giá tham chiếu là giá
lý thuyết theo quy định. Sau đó HĐTL liên tục được giao dịch từ thứ 2-thứ 6 .
Giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận với các phiên ATO , phiên liên tục và phiên
ATC ; biên độ của HĐTL là 7%.
HĐTL sẽ giao dịch cho đến ngày đáo hạn, đó là ngày thứ 5 thứ 3 của tháng đáo
hạn. NĐT sẽ tiến hành mở và đóng vị thế của mình trong suốt thời gian HĐTL
có thể giao dịch .
Vậy mở vị thế là như thế nào ? Là việc NĐT tham gia 1 bên của hợp đồng , có
thể là mở vị thế mua hoặc bán . Sau khi tiến hành mở vị thế thì NĐT có thể
đóng vị thế lại. Mở vị thế diễn ra trước và đóng vị thế là việc chấm dứt vị thế
của 1 hợp đồng .
Tại Việt Nam giao dịch CKPS được thực hiện tại SGDCK Hà Nội các lệnh sau
khi được khớp trên sở giao dịch sẽ được bù trừ và thanh toán chứng khốn tại
VSD. Theo đó, cơ chế vận hành và giao dịch của  NĐT được thực hiện như sau:


(1)  NĐT mở tài khoản giao dịch và tài khoản bù trừ tại thành viên giao dịch là
CTCK;
(2) Trước khi giao dịch, NĐT nộp ký quỹ ban đầu cho thành viên giao dịch với
mức ký quỹ và tài sản ký quỹ theo quy định và yêu cầu của thành viên.  NĐT
được ký quỹ bằng tiền và bằng chứng khoán.
- Chứng khoán ký quỹ: Các loại chứng khoán được phép ký quỹ được VSD quy
định chi tiết trong Quy chế bù trừ thanh toán giao dịch CKPS; Đồng thời, danh
sách các mã chứng khốn sẽ được cơng bố trên trang web của VSD.
- Tiền ký quỹ: NĐT được phép nộp ký quỹ bằng tiền và chứng khốn, tuy nhiên

phải ln đảm bảo tỷ lệ ký quỹ bằng tiền (tiền ký quỹ/tổng giá trị tài sản ký quỹ
hợp lệ) không nhỏ hơn mức tối thiểu theo quy định.
(3)  NĐT tiến hành đặt lệnh giao dịch. Số lượng ký quỹ ban đầu phải tương ứng
với lệnh đặt, đồng thời, phải đảm bảo nếu lệnh được khớp thì tổng số vị thế nắm
giữ của  NĐT sẽ không vượt quá giới hạn vị thế. Lệnh bao gồm thông tin: Mua
hay bán loại hợp đồng nào? Tháng đáo hạn của hợp đồng đó? Giá muốn
mua/bán của NĐT là bao nhiêu ? Số lượng HĐTL muốn giao dịch?
(4) Hệ thống giao dịch xác nhận lệnh được khớp, gửi kết quả giao dịch lại cho
thành viên giao dịch và cho VSD. Thành viên giao dịch thông báo kết quả khớp
lệnh cho  NĐT;
(5) Dựa vào kết quả giao dịch, VSD tính tốn ra giá thanh tốn hàng ngày của
hợp đồng. VSD, dựa trên giá thanh tốn, sẽ tính tốn lãi lỗ của từng vị thế trong
ngày giao dịch đó;
(6) VSD tiến hành yêu cầu ký quỹ đối với những tài khoản có số dư ký quỹ dưới
mức quy định.
(7) Khi nhận được yêu cầu ký quỹ, NĐT thực hiện nộp đầy đủ số ký quỹ bị thiếu
hụt. Nếu tài khoản ký quỹ có số dư, NĐT có thể rút phần dư này không quá mức
cho phép.
2. Thực nghiệm
Cách mua / bán 1 hợp đồng , và giả sử là HĐTL


Trước khi để thực hiện mua/ bán một loại hợp đồng của CKPS thì nhà đầu tư
cần phải mở tài khoản CK và tài khoản CK phải được đăng kí CKPS .
Khi đó , khách hàng có thể xem bảng giá HĐTL có thể tại 2 website
http: //banggia2.ssi.com.vn/Future.aspx
http: //banggia.mbs.com.vn/v2
Để mua 1 hợp đồng , khách hàng cần bỏ ra bao nhiêu tiền ?
Gỉa sử hiện tại , 1 HĐTL VN30F1803 là 790 điểm , 1 điểm tương ứng với
100.000 VNĐ, vì vậy HĐTL này trị giá là 79.000.000 VNĐ.

Khách hàng cần chỉ cần ký quỹ khoảng 15% để mua được hợp đồng này , tương
ứng với 11.850.000 VNĐ. Khách hàng không phải bỏ hết 79.000.000 , nhưng
thực chất số tiền bỏ ra là bao nhiêu để mua 1 hợp đồng ? bởi vì , để mua 1 hợp
đồng khách hàng cần phải ký quỹ thêm nữa chứ không phải chỉ mỗi tỷ lệ 15% .
Trong ví dụ trên , để mua 1 hợp đồng , khách hàng bỏ ít nhất là 16.000.000
VNĐ. Vậy 16.000.000 sẽ đi đâu ? Tại SSI sẽ giữ 5% tương ứng với
800.000VNĐ , phần còn lại là 15.200.000 sẽ được đưa vào VSD để mua CKPS
hay là mua HĐTL . Khi khách hàng có 15.200.000 , sức mua của khách hàng là
80% và khách hàng phải ký quỹ thêm 20% nữa , tương ứng với 3.040.000
VNĐ, và khi đó sức mua cịn lại của khách hàng là 12.160.000 VNĐ .
Vậy để mua 1 hợp đồng , khách hàng cần phải có 11.850.000 VNĐ , và khi
khách hàng bỏ vào 16.000.000 VNĐ và sức mua của khach hàng là 12.160.000
thì khi đó vừa đủ để mua 1 hợp đồng và còn dư 1 chút . Vậy số tiền tối thiểu là
khoảng 16.000.000 VNĐ để mua hợp đồng này . Khi đó tương ứng địn bẩy
khoảng gấp 5 lần , vì mình bỏ ra 16.000.000 VNĐ để mua 1 hợp đồng có giá là
79.000.000


PHẦN 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH
1.Thực tiễn
Tính từ ngày CKPS chính thức đi vào hoạt động là 10/8,tổng khối lượng hợp
đồng giao dịch trong 1 tháng đầu tiên là 85.641 hợp đồng, tương ứng giá trị giao
dịch (theo quy mô danh nghĩa ) đạt 6.450 tỷ đồng. Tính bình qn, khối lượng
giao dịch đạt 4.078 hợp đồng/phiên, giá trị giao dịch bình qn theo quy mơ
danh nghĩa đạt 307,1 tỷ đồng/phiên. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch
ngày 8/9, khối lượng hợp đồng đang lưu hành (OI) là 2.709 hợp đồng.
Với tỷ lệ ký quỹ là 10%, ước tính số tiền "thực" mà nhà đầu tư đã bỏ ra để giao
dịch CKPS trong 1 tháng đầu tiên là 645 tỷ đồng.
( Theo thống kê của Sở GDCK
Hà Nội)

Thanh khoản của TT phái sinh  cũng gia tăng nhanh chóng. Ngày đầu tiên 10/8
thì thị trường chỉ giao dịch 36,5 tỷ đồng giá trị cả 4 kỳ hạn hợp đồng. Ngày
17/8, giá trị giao dịch đã vọt lên, tăng gần 5 lần tương ứng con số trên 178,8 tỷ
đồng giá trị giao dịch.
Tính đến 10h30 của phiên sáng ngày 18/8, giá trị giao dịch trên TT phái sinh đã
đạt trên 97 tỷ đồng. Đặc biệt kỳ hạn ngắn nhất là Hợp đồng tháng 9, đáo hạn
ngày 21/9/2017 đã giao dịch hơn 1.070 hợp đồng. Tổng số lượng hợp đồng giao
dịch cho 4 kỳ hạn là 1.300 hợp đồng.
Cũng theo thống kê của Sở GDCK Hà Nội, trong tháng 2/2018 KLGD bình
quân và GTGD bình quân trên TT CKPS đều tăng kỷ lục lần lượt 51,37% và
51,04% so với tháng trước. Cụ thể, KLGD bình quân đạt 28.122 đồng/phiên,
GTGD bình quân đạt 2.977,96 tỷ/phiên, với mức tăng kỷ lục lần lượt 51,37% và
51,04% so với tháng trước. TT CKPS cũng chứng tỏ vai trị của mình trong nền
kinh tế, là một kênh đầu tư cũng như phòng vệ rủi ro hiệu quả, có tác dụng ổn
định tâm lý nhà đầu tư đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động đột ngột.
Trong hai ngày 5 và 6/2, khi VNIndex của thị trường cơ sở giảm tổng cộng hơn
93 điểm, giao dịch trên TT CKPS lại diễn ra sôi động với khối lượng giao dịch


lập kỷ lục mới ngày 6/2, đạt 39.311 hợp đồng tương ứng 3.913,82 tỷ đồng
GTGD.
Sau 5 tháng vận hành, các HĐTL dần bám sát chỉ số cơ sở hơn, tình trạng tăng
nóng đã giảm đáng kể và chênh lệch với chỉ số cơ sở được thu hẹp so với năm
2017 khi đỉnh điểm chênh lệch được nới rộng lên 52,8 điểm và đã gây ra nhiều
rủi ro cho nhà đầu tư.
Thực tế đã chứng minh vai trò TT phái sinh khi TT cơ sở có diễn biến xấu.
Việc biến động mạnh của TT cơ sở trong giai đoạn này cũng khiến cho biên độ
về giá là khá lớn của các giao dịch HĐTL, vì thế, tạo cơ hội tìm kiếm lợi nhuận
ngay trong phiên cho các nhà đầu tư.
Nhờ đó thanh khoản thị trường tăng tốt, KLGD bình quân phiên đạt mức 23

nghìn hợp đồng (2.500 tỷ đồng) so với 16 nghìn hợp đồng (1.400 tỷ đồng) trong
tháng 11-12/2017. Quy mơ giao dịch này là rất tích cực nếu so sánh với TT cơ
sở với giá trị giao dịch bình quân phiên là 8.800 tỷ đồng trong quý I/2018.
=)) Đây là những chỉ báo tích cực cho thấy TT phái sinh đã có những bước phát
triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, giao dịch trong
phiên vẫn chiếm tỷ trọng lất át, với khối lượng giao dịch trong ngày cao gấp 2-3
lần khối lượng mở cuối phiên. Vai trò của TT phái sinh thiên về đầu cơ theo xu
hướng giá hơn là phòng vệ rủi ro.
2. Ưu , nhược điểm của giao dịch CKPS so với giao dịch trên TTCK cơ sở
Ưu điểm
+) Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán ngay cả khi thị trường đang giảm
+) TT CKPS tiếp cận mọi đối tương : những NĐT kinh doanh chênh lệch giá để
kiếm lãi, những nhà đầu cơ, và NĐT phòng ngừa rủi ro . Điểm khác biệt của TT
CKPS so với TT cơ sở là phịng ngừa rủi ro.
+) Lượng hàng hóa trên thị trường rất nhiều nên nhà đầu tư sẽ không sợ khan
hiếm về nguồn hàng . TT CKPS lấy các chỉ số cổ phiếu , TPCP , các loại hợp
đồng về nhiều loại hàng hóa , ... , dù Việt Nam đang giới hạn các loại sản phẩm
phái sinh nhưng về mặt hàng hóa của TT CKPS là rất nhiều và đa dạng .


+) Mua bán được thực hiện trong ngày , sau T+1 thực hiện thanh toán lãi lỗ
+) Nhà đầu tư có thể bán khống mà khơng cần tài khoản có tiền
+) Tính thanh khoản trên TT CKPS cao hơn so với cơ sở , khi trên TT CKPS
mới có ít các loại hợp đồng., tính thanh cao do một phần nguyên nhân là được
niêm yết và giao dịch tập trung trên SGDCK.
+) Cơ chế thanh toán hàng ngày. Nhà đầu tư khi giao dịch và nắm giữ các vị thế
trong các hợp đồng CKPS sẽ phải thực hiện thanh toán tồn bộ lãi lỗ phát sinh
từ các vị thế đó mỗi ngày: Nếu tài khoản CKPS của nhà đầu tư lỗ rịng: nhà đầu
tư sẽ phải thanh tốn đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày
hôm sau, và ngược lại nếu tài khoản CKPS của nhà đầu tư lãi ròng: nhà đầu tư

sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.
+) VSD sẽ giúp triệt tiêu rủi ro khi bị mất thanh tốn từ 1 phía bởi nhà đầu tư A
chuyển giao cho VSD rồiVSD chuyển giao cho nhà đầu tư B .Trong khi TT cơ
sở thì A sẽ trực tiệp chuyển cho B “payment”
Nhược điểm
+) Khi đặt cả lệnh mua và bán sẽ khó quản lý và nhìn nhận thị trường
+) Địn bẩy thị trường lớn dẫn đến rủi ro cao
+) Thị trường thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư
+) Cần có nhiều thời gian để theo dõi biểu đồ
+) Yêu cầu về ký quỹ bổ sung . Khi NĐT lỗ thì cần phải ký quỹ bổ sung để
được tiếp tục giao dịch và nắm giữ hợp đồng để giữ vị thế của NĐT , nên khi
yêu cầu phải ký quỹ bổ sung thì NĐT cần phải chuẩn bị tình hình tài chính của
mình .
+) Mức độ rủi ro cao hơn so với CKCS ,CKCS có thể lỗ trong ngắn hạn , nhưng
nếu nhà đầu tư mua 1 cổ phiếu tốt thì trong dài hạn vẫn có thể có lãi ; cịn với
CKPS thì nếu lỗ thì nhà đầu tư lỗ ln. Vì thế , nhà đầu tư cần nên kiên nhẫn
chờ đợi cơ hội , bởi cơ hội xuất hiện trên TT CKPS thường là cao . Nhà đầu tư


nên kiên trì phương pháp đầu tư có bài bản , tránh những diễn biến tâm lý ngắn
hạn.
3. Đánh giá khả năng phát triển của TT CKPS
TT CKPS ở Việt Nam có những cơ hội lớn như
3.1 Đối với các CTCK
+) TT CKPS có thể tác động lên lợi nhuận của các CTCK , cụ thể doanh thu môi
giới đối với chứng khốn gốc có thể tăng lên do TTCK tăng thanh khoản và tăng
giá trị giao dịch.
+) Các CTCK có thể tham gia giao dịch và mơi giới chính CKPS cho khách
hàng.
3.2Với tiềm năng phát triển TT CKPS ở Việt Nam là tương đối lớn, đặc biệt

khi Việt Nam là nước đi sau trong việc phát triển TTPS .
+)Tài sản cơ sở để phát triển TTPS tương đối phong phú: cổ phiếu, trái phiếu,
chỉ số, hàng hóa, kim loại , nông sản .. Hiện tại, TT CKPS Việt Nam mới chỉ
phát triển dựa trên 2 loại tài sản cơ sở là chỉ số VN30 Index, sau đó là trái phiếu.
+) các loại hình cơng cụ phái sinh để Việt Nam triển khai tương đối nhiều: hợp
đồng quyền chọn, hợp đồng hốn đổi, các loại chứng khốn nợ hóa (ABS),...
bên cạnh loại hình hợp đồng tương lai như hiện tại.
+) Tiềm năng phát triển của TTCK nói chung của Việt Nam khá lớn nên TT
phái sinh cũng không phải ngoại lệ. Thị trường trái phiếu còn tương đối sơ khai,
thị trường cổ phiếu còn nhiều tiềm năng khi các doanh nghiệp nhà nước cổ phần
hóa, vốn hóa thị trường cổ phiếu mới chỉ ở mức 65% GDP, ...
1. CKPS có chỉ số địn bẩy tài chính lớn nên mức sinh lời cũng rất lớn.
2. Nhu cầu phát triển tất yếu trong hội nhập kinh tế trên thế giới. TT CKPS
mới được đưa vào Việt Nam , nên có thể thấy được sự tiền năng lớn của
thị trường này .
3. Nhu cầu quản lý rủi ro biến động của hàng hóa ở Việt Nam ngày càng
tăng . Việc cầu thị trường tăng lên nên cung nhất định sẽ đi theo sự tăng
lên của TT CKPS bởi vai trò cốt lõi của CKPS là phòng ngừa rủi ro.


4. Cơ hội đến từ nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đối với TT CKPS rất rộng
mở .
Bên cạnh những cơ hội , tiềm năng của TT CKPS thì TT vẫn cịn những thách
thức khó khăn:
1. Đưa ra sản phẩm phái sinh phù hợp . Sản phẩm cần phù hợp với nhiều
yếu tố như cơng nghệ hiện tại đó có phù hợp khơng ? các tính chất pháp lý ra
sao ? Nhân tố tình hình kinh tế đất nước hiện tại như thế nào .Ban đầu ,TT
CKPS ở Việt Nam đưa ra sản phẩm phái sinh là HĐTL chỉ số và TPCP có thể
nói là phù hợp nhưng chắc hẳn rằng , không chỉ dừng lại ở 2 loại sản phẩm phái
sinh này mà Chính phủ cần phải tiếp tục lộ trình phát triển thị trường này nữa ,

nên điều chắc chắn rằng sẽ có thêm nhiều sản phẩm phái sinh nữa . Vì thế cần
phải có những phân tích , nhận định phù hợp để đưa ra các sản phẩm phù hợp
với thị trường nhất .
2. Khung pháp lý vận hành thị trường, cơ sở hạ tầng cần được hồn thiện
hơn để góp phần phát triển TT CKPS vì TTPS khá phức tạp, độ rủi ro cao, và có
yêu cầu cao về mặt kiến thức đối với các nhà đầu tư.
3. Thị trường đang còn non trẻ , thiếu những nhà đầu tư kinh nghiệm .Điều
dễ hiểu khi TT CKPS ở Việt Nam mới được đưa vào vận dụng , nên còn nhiều
thách thức về NĐT
4. Thị trường hàng hóa cơ sở chưa thật sự phát triển .Sản lượng nơng nghiệp
dồi dào nhưng sản xuất nơng nghiệp cịn mang tính tự phát, và giá cả phụ thuộc
nhiều vào giá trên thị trường thế giới .
5. Vấn đề thanh khoản đang là một thách thức lớn . Bởi quy mơ TTCK của
Việt Nam đang cịn khá nhỏ , các nhà đầu tư đang khiêm tốn trong quá trình đầu
tư .
6. Địn bẩy tài chính lớn cũng là một thách thức cho TT CKPS , bởi địn bẩy
cao thì rủi ro gặp phải cũng không nhỏ .
7. Không phải CTCK nào cũng có thể tham gia vào thị trường đầy tiềm
năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro này. Hiện nay ,chỉ có khoảng 20 CTCK


đáp ứng được những điều kiện về vốn , cụ thể : tự doanh CKPS vốn điều lệ là
600 tỷ , trong khi dịch vụ mô giới là 800 tỷ vốn điều lệ . Như vậy, TT CKPS
hiện nay sẽ chỉ là sân chơi của những CTCK lớn.



×