Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Sổ Tay Hướng Dẫn Viên Dạy Bơi Ban Đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 114 trang )

SỔ TAY HƯỚNG DẪN VIÊN DẠY BƠI BAN ĐẦU
NỘI DUNG
PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐẺ CHUNG
I.

Mục đích, u cầu của lóp hướng dẫn viên (HDV) dạy bơi ban đầu

II. Đặc điểm học viên - Đặc điểm giáo trình - Cách thức kiểm tra cuối khóa
III. Những điểm khác nhau giữa dạy bơi ở Việt Nam và dạy bơi ở các nước

tiên tiến
PHẨN B: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ “DẠY” VÀ “HỌC”
I.

“Mười điều răn” của công tác dạy học

II. Các giai đoạn học
III. Bốn nhân tố của việc học

IV. Quy luật học tập của THORNDIKE
PHẨN C: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ “DẠY BƠI” VÀ “HỌC BƠI”
I.

Vai trò của HDV dạy bơi ban đầu + Thế nào là một HDV dạy bơi giỏi

II. Các nguyên tắc chung khi dạy bơi
III. An toàn - Rủi ro và quản lý rủi ro
IV. Giáo dục an toàn dưới nước cho học viên
V. Cấu trúc một buổi học bơi cơ bản
VI.


Lập kế hoạch buổi tập

VII. Thuận lợi, khó khăn của việc tổ chức dạy bơi theo cấp độ

PHẢN D: BỘ CÔNG CỤ DẠY BƠI BAN ĐẦU
I.

Sắp xếp đội hình khi dạy bơi

II. Trang thiết bị, dụng cụ tập bơi
III. Sử dụng trò chơi cho người học bơi
IV. Kỹ thuật 4 kiểu bơi và những lỗi thường mắc

PHẦN E: PHỤ LỤC
-

Hệ thống các bài tập dạy bơi ban đầu

-

Các giáo án mẫu dạy bơi ban đầu

-

Cách phân chia chương trình dạy bơi của Singapore Swim Club

1


PHẢN A -NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

a. Mục đích, yêu cầu của lớp HDV dạy bơi ban đầu
1.

Muc đích:

1.

Xuất phát từ yêu cầu quản ỉỷ nhà nước của ngành đối với lực lượng dạy

bơi ban đầu của thành phố. Tiêu chuẩn về “nhân viên chuyên môn hướng dẫn
tập luyện” theo quy định tại Điểm 1 Mục I Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT
ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban Thể dục thể thao được xác định như sau:
-

Vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên (tuy nhiên, VĐV đẳng cấp có

kỹ năng tốt nhưng thiếu lý luận giảng dạy, cách thức và phong cách giảng dạy
chịu ảnh hưởng nhiều của HLV cũ, chưa kể có kỹ năng tốt không phải là điều
kiện cần để trở thành người dạy bơi giỏi).
-

Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên

(tuy nhiên, thực tế kiến thức dạy bơi ban đầu ở các bậc học này cũng chỉ ở mức
giới thiệu cơ bản, chưa sâu).
-

Có giấy chứng nhận chun mơn do Liên đồn thể thao quốc gia, Liên

đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp (tuy nhiên, Hiệp hội TTDN Việt Nam chưa

to chức, tổ chức thế thao dưới nước quốc tế tố chức lớp ở Việt Nam cịn hạn
chế).
-

Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp (Sở ủy quyền cho Liên đoàn tổ chức
lớp đế cấp giấy chứng nhận theo quy định).
2.

Xuất phát từ yêu cầu cẩp thiết, thời sự của thực tiễn dạy bơi hiện nay của

thành phổ nhằm đảm bảo quyền lợi và an toàn cho người học. Thực trạng về
người dạy bơi tại thành phố cho thấy: số lượng người dạy bơi ngày một tăng
nhưng chất lượng người dạy bơi lại chưa được chuẩn hóa và chưa được kiểm
soát, chưa tạo được sự yên tâm cho người học khi đăng ký các khóa học bơi.
3.

Xuất phát từ yêu cầu tạo chuẩn kiến thức nền tảng ban đầu để học viên có

tịiể tiếp tục học nâng cao lấy thêm các bằng cấp dạy bơi có giả trị quốc tế.
2.

Yêu cầu:

Đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu của người dạy bơi. Mặc dù hiệu quả giảng dạy
2


có thể khác nhau (vì trình độ và kinh nghiệm giảng dạy khác nhau) nhưng học

viên sau khóa học phải có phong cách của một người thầy chuẩn mực, có
phương pháp sư phạm đúng đắn, có đủ khả năng tổ chức lớp học an toàn và hiệu
quả. Giấy chứng nhận của lóp được xã hội cơng nhận, người có giấy chứng nhận
phải có sự khác biệt rõ ràng về chất với người chưa có giấy chứng nhận.
b. Đặc điểm học viên - Đặc điểm giáo trình – cách thức kiểm tra cuối

khóa.
1. Đăc điểm hoc viên:
-

Mọi người ít nhiều đều đã kinh qua cơng tác giảng dạy

-

Trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của học viên chênh lệch khá xa

-

Thời gian học khơng nhiều

2.

Đăc điêm giáo trình:

-

Mang tính hệ thống hóa, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hành

-


Những vấn đề ít nhiều học viên đã “va chạm” trong thực tế (kỹ thuật các

kiểu bơi, bài tập giảng dạy từng kỹ năng) sẽ được trình bày dưới dạng như “bộ
cơng cụ” để người dạy có thể tùy chọn ứng dụng trong việc soạn giáo án giảng
dạy phù hợp với đặc điểm người học.
-

Tập trung đi sâu vào trách nhiệm, phong cách sư phạm của người đứng

lớp; cách thức đánh giá rủi ro khi dạy bơi; các học thuyết về “ DẠY” và “ HỌC”
-

Đề xuất phương án cải tổ công tác dạy bơi ban đầu cho các CLB.

3.

Cách thức kiểm tra cuối khóa.

- kiểm tra lý thuyết: theo dạng đề mở, học viên được phép sử dụng tài liệu
tham khảo để làm bài.
- kiểm tra thực hành: chủ yếu kiểm tra lại năng lực bơi 4 kiểu.

3


c. Những điểm khác nhan giữa dạy bơi ở Việt Nam và dạy bơi ở các nước
tiên tiến
Đặc điêm
Tiêu chuân
Giáo trình


Các nước tiên tiến
Ai có bằng mới được dạy

Việt Nam
Ai dạy cũng được

Có một tổ chức chịu trách nhiệm

Chưa có tổ chức chịu trách nhiệm

soạn thảo
Phương
châm giảng
Mục
dạy tiêu

soạn thảo

Vui - Khỏe - An tồn

Mau biết bơi

+ Khuyến khích trẻ học bơi đủ 4

+ Học bơi được 1-2 kiểu là xong

kiểu và tập luyện lâu dài để nâng
dần cự ly bơi (vì sức khỏe)


+ Đảm bảo cho người học bơi có
được kỹ năng về bơi lội nhưng chưa

+ Đảm bảo cho người học bơi đủ để họ an tồn sơng nước sau này.
được an tồn sơng nước lâu dài.
Phương
pháp

+ Dạy bơi sải trước. Ưu điểm:

+ Dạy bơi êch trước. Ưu địêm:

giúp học viên duy trì được tư thế giúp, học viên mau biết bơi.
thăng bằng trong nước - một yêu

+ Dạy cấp tốc, bỏ qua một số kỹ

cầu bắt buộc đối với người mới học năng quan trọng (và hết sức cơ bản)
bơi.

như: làm quen nước, nổi và di chuyển

+ Dạy theo từng kỹ năng, chia trong nước, bước xuống bể và rời khỏi
thành nhiều cấp độ để người học bể,..
hoàn thành dần

4


+ Lông ghép cả kiên thức và kỹ


+ Không chú ý dạy kiên thức và kỹ

năng ăn toàn dưới nước khi dạy bơi năng an toàn cho học viên mới học bơi
ban đầu
+ Sử dụng hợp lý cho từng giai

Trang thiêt
bị, dụng cụ

đoạn học cụ thể.

+ Quá lạm dụng phao đeo tay và phao
đeo lưng, dẫn đến người tập mất tư thế

+ Có nhiều dụng cụ hỗ trợ cho

nằm ngang trong nước

việc lam quen nươc (đo chơi nôi,

+ Thiếu hẳn các dụng cụ hỗ trợ cho

bóng, vịng, nệm hơi, vật dụng màu việc làm quen nước
sắc để người học mò tìm dưới nước,
...)
Hơ bơi

+ Sử dụng hơ bơi có độ sâu khác


+ Thiêu quy chuân chung trong kêt cấu

nhau như một phương tiện trong hồ dạy bơi, nơi quá cạn, nơi quá sâu, nơi
tiến trình dạy bơi từ thấp lên cao

vừa cạn vừa sâu.

+ Phần lớn hồ bơi đều có mái che

+ Đa số hồ bơi khơng có mái che nên
gây nhiều khó khăn cho học viên khi tập
bơi ngửa (vì nắng)

Tơ chức tập

Có chương trình, giáo án cụ thể

Khơng có chương trình, giáo án cụ thê

Chịu trách nhiệm trước pháp luật

Tính trách nhiệm chưa cao (cịn lơ

luyện
Trách nhiệm

về tính an toàn của người học

đễnh, cẩu thả, chưa nắm các ngun tắc an
tồn chung)


Chât lượng

Tương đơi đồng đều và thơng
nhất ở tất cả các CLB

Không đồng đều, chưa tạo được sự tin
cậy của cộng đồng. Vì vậy, người muốn
học bơi thường phải thăm dò ý kiến người
thân, bạn bè xem cho nào dạy tốt

Ngoài ra, người dạy bơi ở thành phố cịn có khái niệm chưa chuẩn xác về “Thế nào là
người biết bơi?”, về mặt lý luận, có 2 khái niệm cần lưu ý:
-

Theo Úc: bơi lội là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi sức mạnh, sự phối hợp và tập

luyện. Rất nhiều, rất nhiều sự tập luyện. Người học phải có thể bơi được khoảng 300m liên
tục mới gọi là đủ an toàn để bơi ở mực nước quả đầu.
-

Theo Canada: mọi người cần phải đạt đến “Chuẩn Bơi để sống sót”, đó là một

tiêu chuẩn đơn giản, dễ hiểu nhằm định rõ các kỹ năng bơi tối thiểu, cần thiết để sống sót khi

5


bất ngờ rơi xuống nước sâu
- Chuẩn Bơi để sống sót của Canada =

LẶN xuống nước sâu + ĐỨNG NƯỚC (1 phút) + BƠI 50m
Kỹ năng cân thiêt và lý do cơ bản
Tự định hướng ngay bề mặt nước khi bất ngờ bị roi xuống nước
Rơi xuống nước là một động tác bị mất phương hướng và là mối đe
dọa của sự hơ hấp bình thường

Nhiệm vụ
Lặn xng nước
sâu
Độ sâu an toàn tối
thiểu để giảng dạy là

Tự chèo chống ngay bề mặt nước

Đứng nước
2s0m trong

Nước thường lạnh nên dễ gây ra phản xạ thở gấp khi cơ thể bất ngờ

vòng 1 phút

bị ngâm trong nước. Khả năng đứng nước cho phép bạn bảo vệ sự
thơng khí trong lúc lấy lại sự kiểm sốt hơi thở của mình.
Bơi để an tồn

Boi 50m

Nghiên cứu của Hội cứu hộ Canada cho thấy phần lớn các ca chết
đuối đều xảy ra trong vòng từ 3 đến 15m cách vị trí an tồn (nơi tàu
đậu, dãi đất ven bờ, thành hồ, .. .) Vì năng lực của bạn có thể bị suy

yếu do nước lạnh, quần áo, ... nên cự ly 50m là một chuẩn hợp lý.
Trong khi đó, qua kết quả khảo sát của đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố năm
2008, với câu hỏi “Thế nào là một người đã biết bơi? ”, đã có gần 60% HDV bơi lội thành
phố chọn phương án trả lời là bơi được từ 25m trở xuống, kể cả ý kiến cho rằng chỉ cần biết
đứng nước đã gọi là biết bơi! Vì vậy, điều không ngạc nhiên là với câu hỏi thứ hai ‘‘Thời
gian người học biết bơi kiểu đầu tiên là bao lâu?”, 70% người được hỏi trả lời trong khoảng
từ 9 - 12 buổi học. Nếu học 3 buổi/tuần thì thời gian biết bơi kiểu đầu tiên của người học là
đúng 1 tháng!
PHẦN B - LÝ LUẬN CƠ BẢN VÈ “DẠY” VÀ “HỌC”
I.

“Mười điều răn” của công tác dạy học

1.

Tự thúc đẩy Bản thân trước

2.

Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên

3.

Chấp nhận quan điểm “Ước muốn HỌC TẬP là một đặc điểm bẩm sinh của con

người”
4.

“DẠY” không thể xảy ra nếu khơng có “HỌC”


5.

Đặc điểm quan trọng nhất của một giáo viên giỏi là thái độ chu đáo, nhiệt tình, tơn

trọng đối với TẤT CẢ người học
6.

Cho học viên của bạn biết “Tại sao” bạn làm những việc mà bạn (và họ) đang làm.
6


7.

Đảm bảo giảng dạy theo một phương pháp phù hợp với nhu cầu và sự quan tâm của

học viên
8.

Luôn tự nhắc nhở với bản thân rằng MỌI VIỆC mình làm đều nhằm nâng cao

việc HỌC!
9.

Liên tục chú ý vào việc giảng dạy “có suy nghĩ’.

10. Ln ln đảm bảo rằng Bạn và Học viên của bạn đều
vui vẻ Ghi chú:
-

Sư PHẠM là gì? Sư có nghĩa là thầy. Thầy khơng chỉ dạy chữ mà thầy còn phải dạy


cho học trò “nên người”. Cho nên đi học là học chữ, nhưng cịn là “học ăn, học nói, học gói,
học mở”. Thế cịn chữ PHẠM? Trong sư phạm thì phạm có nghĩa là khuôn thước, là mẫu
mực. Yêu cầu về sự mẫu mực, khuôn thước này nhất định phải được đặt ra trước tiên cho
người đã chọn nghiệp làm thầy. Chấp nhận làm thầy giáo nghĩa là bạn đã chấp nhận làm một
tấm gương.
-

Đừng nhầm lẫn giữa “Khó Khăn” với “Khắt Khe”:

+ “Khắt khe” là sự phản ánh những chuẩn mực hoặc kết quả mà bạn yêu cầu bản thân
và học viên của bạn phải tn thủ.
+ “Khó khăn” mơ tả q trình mà theo đó các chuẩn mực hoặc kết quả sẽ đạt được.
+ Giáo viên giỏi ln địi hỏi sự khắt khe ở mức độ cao nhất nhưng liên tục nỗ lực để
tối thiểu hóa sự khó khăn liên quan đến quy trình dạy-học.
II. Các gỉai đoạn học.
Chủ đề về việc học, làm thế nào học và nhớ là chủ đề chính của ngành tâm lý học. Để
trở thành một giáo viên tốt, cần phải hiểu người ta học bằng cách nào. Có 3 giai đoạn học
tập về kỹ năng:
-

Nhận thức - chuyển động chậm, vụng về là người học đang cố gắng kiểm sốt

một cách có ý thức, người học phải suy nghĩ trước khi thực hiện vận động. Sự thể hiện
động tác ở giai đoạn này thường không tốt và người học thường mắc rất nhiều lỗi trong
những động tác chậm chạp này
-

Liên tưởng - không mất nhiều thời gian để suy nghĩ chi tiết nữa và bắt đầu liên hệ


chuyển động đang học với chuyển động khác đã biết. Sự thể hiện động tác đã được cải
thiện, ít lỗi hơn, phản ứng nhanh hơn, hiểu biết tổng quát về mỗi chuyển động.
-

Tự động hóa - mức độ thể hiện động tác khá, các chuyên động chính xác và

nhanh, nhận biết theo bản năng điều phải làm ở hầu hết các trường hợp. Ở giai đoạn này,
việc học gần như hồn tất, mặc dù cá thể có thể tiếp tục tơi luyện kỹ năng thơng qua tập
luyện.
Vì vậy, cần phải nhớ rằng có sự khác nhau rõ rệt giữa học và thực hiện. Ví dụ: một học .
7


(ên có thể thực hiện được kỹ năng nào đó, tuy nhiên, trừ khi kỹ năng đó có thể thực hiện lặp
lại liên tục trong một khoảng thời gian, còn khơng thì khơng thể gọi là kỹ thuật đó dã được
học (vì mới ở giai đoạn 1 của việc học tập). Để có thể đánh giá liệu học viên có học khơng,
giáo viên cần phân tích cách họ thực hiện để xem họ có tiến bộ khơng - nếu có, giáo viên phải
nhận ra họ ít phạm lỗi hơn, thực hiện chính xác và tốc độ hơn, cần ít thời gian để thực hiện
hướng đẫn hơn.
III.

-

Bốn nhân tố của việc học (MARS)
Thúc đẩy (Motivation): là sự nỗ lực tự thân giúp cho người học ln tiến về phía mục

tiêu. Muốn vậy, người dạy không tạo áp lực cho người học, không đưa ra thông tin phản hồi
tiêu cực và biết cách đặt mục tiêu thực tế, phù hợp cho người học phấn đấu.
-


Liên tưởng (Association): là q trình trong đó kỹ năng đã được học trước ảnh hưởng

đến những kỹ năng mới học. Có 3 sự chuyển tiếp trong việc học mới một kỹ năng:


Chuyển tiếp zero xảy ra khi người hướng dẫn cố gắng liên hệ 2 kỹ năng mà chúng

khơng hề có sự liên quan với nhau. Ví dụ: chân sải và ếch


Chuyển tiếp phủ định xảy ra khi 1 kỹ năng được học trước cản trở việc học kỹ năng

mới. VD : trườn sấp - chuyển từ vung tay thẳng sang vung tay gập khuỷu.


Chuyển tiếp thuận là dạng chuyển tiếp tốt nhất bởi vì nó làm cho việc học kỹ năng

mới dễ dàng hơn. YD: chân sải và chân ngửa.
-

Lập lại (Repetition): là sự lập đi lập lại các kỹ năng để tạo sự định hình động tác.

-

Sử dụng các giác quan (Senses): nói chung, càng nhiều các giác quan được sử dụng

khi học và thực hành một kỹ năng thì khả năng học càng nhanh và chính xác. Vì vậy, một
lớp được cho xem video hoặc xem thị phạm và làm động tác trước trên cạn thì sẽ học được dễ
dàng hơn lớp chỉ được nghe chỉ dẫn.
IV. Quy luật học tập của THORNDIKE

-

Quy luật về sự tác động nêu rằng người học có xu hướng lặp lại những gì họ thấy

hài lịng và khơng lặp lại những gì mà họ khơng hài lịng.
-

Quy luật về sự sẵn sàng chỉ đơn giản có nghĩa là cá nhân đó thực hiện một việc khi

họ đã sẵn sàng về cả tâm - sinh lý để thể hiện.
-

Quy luật về sự thường xuyên nêu rằng việc học đòi hỏi sự lập lại đối với kỹ năng

cần hồn thiện.

Tóm lai:
Người thầy cần hiểu người học và cơ chế làm cách nào để họ tiếp thu nhanh, đó là: vui
(quy luật về sự tác động) - ngắn gọn (giai đoạn 1 của việc học) - dễ liên tưởng (sử dụng
nhiều giác quan) - phù hợp vói trình độ (quy luật về sự sẵn sàng) - nhận được phản hồi
tích cực (nhân tố thúc đẩy của việc học).
8


Không nên

nên

PHẦN C - L Ý LUẬN CƠ BẢN-VÈ “DẠY BƠI” VÀ “”HỌC BƠI”
I.


Vai trò của HDV dạy bơi ban đầu + Thế nào là một HDV dạy bơi giỏi?

1.

Vai trò của HDV dạy bơi bạn đầu: trọng trách của HDV dạy bơi ban đầu là:

-

Truyền thụ tình u mơn bơi lội cho người tập để họ trở thành người tập luyện bơi lội

thường xuyên sau này (không phải học để biết bơi rồi thôi)

-

Giảm thiểu tai nạn chết đuối của cộng đồng.

2.

Thế nào là một HDV dạy bơi giỏi?

-

Tác phong chun nghiệp

-

Có kiến thức chun mơn tốt, xây dựng được giáo án tập luyện phù hợp với độ khó

tăng dần và phù hợp với kỹ năng và thể lực của học viên


-

Đảm bảo lớp học diễn ra tuyệt đối an tồn và vui vẻ

-

Hiểu biết về chuẩn thành tích có thể đạt được ở tất cả cấp độ

-

Có kiến thức làm thế nào để sử dụng các trang thiết bị phù họp nhất nhằm hỗ trợ tốt

nhất cho việc chỉnh sửa và phát triển kỹ năng.

-

Có khả năng xử lý linh hoạt mọi vấn đề trong buổi tập, có khả năng quan sát phản ứng

của học viên đối với bài tập và quyết định nên làm gì tiếp theo, ví dụ: điêu chỉnh bài tập (nên
làm cho nó dễ hơn hay khó hơn?), điêu chỉnh sự trợ giúp (nên hỗ trợ nhiều hơn hay ít hơn?),
điều chỉnh giáo án (nên tăng thêm hay giảm đi số lần lập lại?), ...

-

Có khả năng phân tích việc thực hiện bài tập của học viên để có lời khen ngợi hoặc

sửa sai phù hợp.
Ghi chú:


-

HDV dạy bơi giỏi không phải là người nhiều kinh nghiệm mà là người chịu khó học

tập để thường xuyên cập nhập kiến thức mới (người có đầu óc mở)

-

HDV dạy bơi giỏi không phải là người có khả năng thị phạm tốt mà là người nắm

chắc các bước tiến hành giảng dạy một cách hợp lý (việc thị phạm có thể nhờ một học viên có

9


kỹ năng tốt thực hiện).

II. Các nguyên tắc chung khi dạy bơi
1. Ba (03) nguyên tắc chung khi tổ chức dạy bơi:
Nguyên tắc an toàn: Sự an toàn đối với học viên là nhăn tố quan trọng nhất trong

-

mọi tình huống giảng dạy bơi lội.
Nguyên tắc lấy việc học là ưu tiên: tạo ra các hoàn cảnh để học viên học tốt nhât.

-

Điêu đó có nghĩa ỉà HDV phải hiêu rõ các học viên và cách thức làm thế nào việc học có thể
diễn ra

Ngun tắc tơn trọng sự khác biệt và tận dụng sự tương đồng của các cá nhân (cá biệt hóa
và phân nhỏm): Mặc đù sự khác biệt giữa các cá nhân thường được nhân mạnh (lý thuyêt
tương đối của Albert Einstein: mỗi cá nhân là duy nhất),
nhưng trong thực tế sự tương đồng giữa các nhóm học viên mới làm cho việc dạy/huấn
luyện theo nhóm trở thành một giải pháp thực tế.
2. Mười (10) nguyên tắc chung khi đứng lớp dạy bơi
1. Chương trình khung chỉ là cơ sở cho việc định hướng giáo án từng buổi học. HDV vân
phải xem xét sự tiến bộ về kỹ năng của học viên như một yếu tổ chủ đạo khi xây dựng kế
hoạch cho từng buổi học cụ thể. Các mục tiêu của từng buối học phải: Thực tế + Thích hợp +
Vừa phải

"Đừng nên lập mục tiêu quá cao! ”

2. Luôn luôn giữ lớp trong tầm kiểm soát. ,
3. Cứng rắn, nhưng ÂN CẦN và KIÊN NHẪN.
4. Thiết lập kỷ luật ngay từ đầu. Kỷ luật là điều cần

thiết để đảm bảo an tồn và tạo ra

mơi trường học tập tốt đẹp. Khi ở dưới nước, lớp phải học cách đứng/ngơi im, nhìn vào HDV
và n lặng khi HDV giải thích.
5. Khuyến khích thật nhiều. Ln ln tích cực. Đảm bảo học viên kết thúc buổi tập
được nhận xét tốt.
6. Thể hiện sự nhiệt tình trong giảng dạy.
7. Phát triển các kỹ năng theo trình tự
8. Lập lại tất cả các bài tập kỹ thuật là cực kỳ quan trọng.
9. Không cho phép học viên đeo những vật sắc nhọn vì lý do sức khỏe và an toàn.
10



10.Sử dụng đúng chức năng các dụng cụ bổ trợ giảng dạy.
3. Mười (10) kỹ năng sư phạm khi dạy bơi.
1. Đúng giờ khi bắt đầu và kết thúc.
2. Đứng ở vị trí để có thể dễ dàng quan sát mọi người trong lớp và mọi người có thể nhìn
thấy mình.
3. Đừng cơ gắng hị hét để mọi người nghe mình. Hãy đợi lớp n lặng mới tiếp tục nói.
Nếu cần thiết có thể đến gần học viên hơn.
4. Yêu cầu học viên tập trung chú ý và thực hiện ngay các chỉ dẫn.
5. Khi giảng dạy các kỹ năng mới, chú ý trực tiếp vào những điểm chính trước tiên.
6. Đừng nói quá nhiều về một hoạt động nào đó. Học viên rất khó nhớ nhiều thứ cùng

một lúc.
7. Dùng ký hiệu thị giác như 1 công cụ giảng dạy hổ trợ cho việc lập lại các kỹ năng.
8. Áp dụng một cách cứng rắn bất cứ quy định nào nếu thấy cần thiết (tuy nhiên, càng ít

quy định càng tốt).
9. Chọn các hoạt động bơi có thể tối đa hóa sự tham gia của người học (học viên đứng

lâu dễ bị lạnh và dễ bị phân tâm).
10. Đánh giá học viên là một nhân tố quan trọng để tạo một chương trình thăng tiến. .

4. Trình tự giảng dạy kỹ năng dưới nước
• Thị phạm và giải thích cơ chế động tác, bao gồm các bộ phận cấu thành của nó. Việc
thị phạm phải làm chậm rãi và lập lại nhiều lần.
• Hướng dẫn các động tác riêng lẻ hoặc tồn bộ động tác.
• Thị phạm kỹ năng trên cạn, nếu có thể.
• Cho người học tập luỵện các bài tập trên cạn trước, nếu được. Tùy vào kỹ năng, người
học có thể đứng, ngồi ở thành hồ, hoặc nằm xuống.
• Thị phạm kỹ năng dưới nước. Đối với động tác phức tạp, thực hiện nó riêng lẻ từng
phần.

• Cho học viên thực hành kỹ năng dưới nước. Người học có thể được mang phao, bạn
cùng nhóm hỗ trợ, hay các dụng cụ nổi khác nếu cần thiết.
• Thị phạm kỹ năng và giải thích cơ chế của nó một lần nữa.

III. An.tồn - Rủi ro và quản lý rủi ro
1. An tồn
• Bảy (7) điều quy định đối vói học viên:
1. Khơng được tham gia tập luyện nếu thường xun khơng chấp hành các hướng dẫn an

tồn;
2. Không được tập luyện nếu mắc những bệnh lây nhiễm, có vết thương nhiễm trùng

11


hoặc nghi ngờ lây nhiễm.
3. Không được chạy nhảy trong bể bơi;
4. Không được xuống nước khi HDV chưa cho phép;
5. Cởi bỏ những vật dụng trang điểm và trang sức có thể gây tổn thương cho bản thân

hoặc cho những người khác xung quanh.
6. Cột chặt tóc để khơng bị ảnh hưởng đến tầm nhìn, động tác thở hoặc bị vướng vào các

thiêt bị (nên khuyến khích học viên đội nón bơi trong giờ học).
7. Ln ln lắng nghe cẩn thận mọi lời chỉ bảo của HDV

* Bốn (4) điều quy định đối với HDV:
1. Không bao giờ được rời bỏ lớp vì bất cứ lý do gì.
2. Phải đảm bảo khơng có học viên nào rời khỏi khu vực của mình phụ trách mà khơng
hay biết. Kiểm tra số lượng học viên vào đầu buổi học, trong suốt buổi học và khi học viên rời

khỏi hồ bơi vào cuối buổi học
3. Luôn luôn mặc quần áo bơi và sẵn sàng xuống nước trong các buổi học.
4. Giám sát liên tục học viên của mình. Các điểm chính của việc giám sát:
+ Giám sát liên tục nghĩa là giáo viên ln ở cách học viên của mình khơng q một
cánh tay và có thể tiếp cận học viên trong vòng 5 giây. Điều này là cần thiết đoi với những
trường họp cần mức trách nhiệm chăm sóc cao, chẳng hạn như đơi với học viên mới.
+ Phải ln có thể nhìn thấy trực tiếp tất cả học viên. HDV khơng bao giờ được quay
lưng lại phía học viên hoặc thực hiện một hoạt động yêu cầu học viên di chuyên xa khỏi tâm
quan sát của HDV.
+ Sự giám sát phải được thay đổi hợp lý khi mức độ rủi ro của một hoạt động tăng lên
hoặc khả năng của học viên giảm xuông.
+ Không bao giờ ngừng giám sát học viên trong suốt buổi học.
*

Hai (2) biện pháp an tồn trong lóp học
1. Hãy chia học viên thành từng cặp để giữ an toàn.
2. Xây dựng một hệ thống đồng nhất về hiệu lệnh thổi cịi và giải thích với học viên vào

đầu buổi học. Việc an tồn địi hỏi sự tuân thủ nghiêm túc mọi hiệu lệnh. Gác hiệu lệnh được
thiết lập như sau:
+ Một tiếng thổi còi - dừng lại, nhìn và lắng nghe
+ Ba tiếng thổi còi dài - kết thúc bài học
+ Nhiều tiếng thổi còi ngắn liền nhau và HDV vẫy tay cao trên đầu - TRƯỜNG HỢP
KHẨN CÂP. Rời khỏi nước ngay lập tức và tập trung tại một khu vực an toàn theo chỉ định
của HDV.
* Tỷ lệ Học viên/Giáo viên: Theo quy định của Hiệp hội Bơi lội Úc về vấn đề giám sát
12


an toàn khi giảng dạy và huấn luyện bơi lội, tỷ lệ học viên, giáo viên trong đa số các trường

hợp dạy bơi không được vượt quá 20:1, trong một số trường hợp thậm chí tỷ lệ này cịn phải
thấp hơn. Tỷ lệ này dựa trên yêu cầu an toàn chứ không phải là tiêu chuẩn để giảng dạy và
được quy định như sau:

STT

Tỷ lệ

Đặc điêm đối tượng người học

Ngoại lệ

học viên:giáo viên

1

Người lớn và trẻ em học chung
(Trẻ < 5 tuổi)

2

3

Mỗi giáo viên dạy tối đa lớp không cho phép thực
12 cặp (1 lớn và 1 trẻ

hiện theo đúng các tỷ lệ trên.

12:1
em)


Trong trường hợp đó, cần có

Người mới học bơi (thường là trẻ
em lứa tuổi tiểu học và người lớn

một người trách nhiệm khác

mới học bơi

đứng trên thành bể quan sát,

Người đã bơi được thành thạo ít

20:1

phát hiện và phản ứng kịp
thời với học sinh nào gặp

nhất 10m và phải đồng trình độ
4

Đơi khi nhu cầu về tổ chức

12:1

Người đã bơi được thành thạo ít

20:1


khó khan. Trong trường học,

nhất 25m và có thể đứng nước

người này có thể là một vị

trong 2 phút

phụ huynh hoặc một giáo

5

VĐV bơi thi đấu (chỉ TL)

30:1

6

VĐV bơi khuyết tật

8:1

viên phụ tá.

2. Rủi ro và quản lý rủi ro
Cho dù có cẩn thận đến đâu vẫn ln có rủi ro. Đe hạn chế rủi ro, một HDV dạy bơi cần
phải biết quản lý rủi ro. Mục tiêu là xác định, đánh giá,

và kiểm soát rủi ro nhằm giảm


khả năng xảy ra và áp dụng có hiệu quả các biện pháp kiểm sốt nhằm giảm mức độ nghiêm
trọng và hậu quả của các rủi ro xảy ra đến mức chấp nhận được. Có 6 nhân tố quan trọng về
độ an toàn cần lưu ý khi quản lý rủi ro:

- Thiết kế hồ bơi: sự thích hợp về thiết kế chung của khu vực hồ bơi dành cho giảng
dạy và huấn luyện, bao gồm:
+ Hình dáng và những điểm mù (do thiết bị che khuất, do vị trí đứng)
+ Ánh chói, ánh phản chiếu, ánh đèn và tiếng ồn
- Độ sâu: có liên quan đến năng lực và chiều cao của người học, bao gồm:

+ Độ sâu và phạm vi khu vực nước cạn (không nhảy chúi được)
+ Phạm vi khu vực nước sâu

13


+ Hình dáng đáy hồ, đặc biệt là những thay đổi đột ngột về độ sâu
+ Khả năng có thể phân cách khu vực nước cạn (bằng dây phao chẳng hạn)
- Chất lượng nước:

+ Nhiệt độ của nước hồ (hoặc khơng khí)
+ Độ trong của nước hồ
- Tổ chức hoạt động ở dưới hồ:

+ Ai chịu trách nhiệm ngoài hồ bơi?
+ Có được dành riêng để sử dụng khơng?
+ Có phải chia sẻ với những hoạt động khác không?
+ Nếu phải chia sẻ sử dụng thì trách nhiệm cứu hộ ra sao?
-


Nhân viên:

+ Số lượng và chất lượng (được đào tạo bài bản) của giáo viên, HDV và cứu hộ viên
+ Kỹ năng của giáo viên, HDV và cứu hộ viên
+ Mức độ hỗ trợ và trợ giúp của những đối tượng như phụ huynh, giáo viên trường học
và người phụ tá.
-

Học viên và năng lực:

+ Tuổi của học viên
+ Khả năng bơi của họ. HLV phải nắm được đặc điểm này, và mỗi học viên mới phải
được kiểm tra ngay tò buổi học đầu tiên ở mực nước cạn.
+ Có cần các dụng cụ hỗ trợ khơng
+ Khả năng lĩnh hội những lời hướng dẫn của HĐV
+ Có bị khuyết tật gì về thể chất hoặc có những trở ngại gì trong học tập khơng?
LN LUỒN NHỚ:
Khơng người nào an tồn tuyệt đối ở dưới nước
Ngăn ngừa ln tốt hơn cứu chữa
IV. Giáo dục an tồn dưói nước cho học viên
Khái niệm an toàn nước bao gồm cả việc hiểu biết làm thế nào để được an toàn khi ở trên,
trong và gần nước.
1. Hiểu biết về những nguy cơ: Học viên phải biết rằng ở mỗi nơi riêng biệt thì có
những mối nguy cơ khác nhau.
a. Sơng, suối và kênh đào
-

Dịng nước

-


Những vật thể chìm khơng nhìn thấy

-

Dốc và trơn trượt

-

Thay đổi về mực nước và tốc độ dòng chảy
14


-

Sạt lở bờ

-

Lịng sơng khơng an tồn và khơng bằng phang

b. Hồ
-

Những điêm chảy vào sơng

-

Nước lạnh


c. Biển
-

Sóng

-

Nước xốy

-

Tàu bè

d. Tại nhà

-

-

Hồ bơi riêng

-

Hồ cá
Bồn tắm

2. Hiểu biết về những nguyên tắc ứng xử: Biết cách xử sự thế nào cho đúng khi ở trên,
trong và gần môi trường nước để ngăn ngừa tai nạn
- Đi cùng nhau: cùng chơi hoặc bơi dưới nước với những người bạn
- Biết những nguy cơ có thể xảy ra: cẩn trọng với những mối nguy hiểm dưới nước

cho các hoạt động dưới nước.
- Nổi và vẫy tay: nếu bạn gặp nguy hiểm dưới nước, hãy bình tĩnh, quay sang nằm ngửa
và vẫy bằng một tay
- Học cách giúp đỡ: nếu ai đó cần giúp đỡ, đừng lao ngay vào họ. Hãy nằm
xuống và tiếp xúc họ bằng một khúc cây dài hoặc quăng cho họ phao.
3. Lời khuyên an toàn:
a. Khi đi bơi
- Nghe lời cứu hộ viên
- Học các kỹ năng bơi lội
- Biết các mối nguy hiểm
- Không xô đẩy
- Tuyệt đối không chạy nhảy trên bờ hồ ẩm ướt
b. Khi ở quanh khu vực sông nước
- Cẩn thận bờ trơn trượt
- Không đi thuyền quá tải
- Luôn phải mặc áo phao/đồ bảo hộ
- Tránh xa khu vực có đá hoặc nước xiết
- Học và rèn luyện những kỹ năng an toàn chuẩn xác
15


c. Ý thức được sự nguy hỉểm
- Vùng nước lạ
- Dịng chảy xiết
- Đáy biển và chỗ trũng khơng bằng phẳng
- Nền trơn và dốc
- Thời tiết bão bùng
d. Trong lúc gặp nạn
- Bình tĩnh
- Thả nổi ngửa

- Vẫy tay kêu cứu
- Bám vào cái gì đó có thể nổi được
- La to để kêu gọi chú ý
4. Giúp đỡ người khác:
a. Nhận biết nạn nhân
- Người bơi yếu
- Người không biết bơi
- Nạn nhân bất tỉnh
- Nạn nhân bị chấn thương
b. Cứu đuối
- Trò chuyện
- Chạm tới nạn nhân bằng cây
- Ném dây hoặc phao
- Lội qua
- Chèo thuyền hoặc canoe
5. Kỹ năng an toàn trong nước: Giáo dục kỹ năng an toàn trong nước được kết hợp
trong chương trình dạy bơi ban đầu.

16


a. Xuống nước
Vấn đề quan trọng là học viên phải luôn luôn được giảng dạy để xuống nước đúng và
không gặp rủi ro nào. Đây là vấn đề thực hành chung được sử dụng trong mọi lóp.

b. Ra dấu hiệu cần sự giúp đỡ

c. Nổi
Do cấu tạo cơ thể và tuổi tác, một số người cảm thấy khó khăn, hoặc thậm chí
khơng thế duy trì độ nổi trong lúc bất động. Tuy nhiên, độ nổi là một kỹ năng tồn tại

quý giá và phải được dạy sớm vì sự an toàn và sự phát triển kỹ năng tồn tại của
người học. Có thể sử dụng các dụng cụ bổ trợ hoặc phao nổi khi tập luyện độ nổi.

17


d. Các kỹ năng dưới mặt nước
Phát triển khả năng di chuyển dưới mặt nước một cách tự tin là điều cần thiết. Bơi dưới
mặt nước và thực hiện các nhiệm vụ như tìm vật, thắt và cởi nút là những hoạt động có thể
được rèn luyện.

V. Câu trúc một buôi học bơi cơ bản

❖ Phần giới thiệu (10%): Khởi động = các hoạt động sôi động, vui vẻ + xác lập nội dung
chính của buổi tập.
❖ Ơn tập (15%): Ôn lại các hoạt động đã học
❖ Tập luyện những nội dung mới (60%): có nhiều cách thực hiện hoạt động như tập ở
độ sâu khác nhau, tập với dụng cụ bổ trợ, tập với bạn.
❖ Trò chơi (10%): chọn những trị chơi liên quan đến nội dung chính và những hoạt
18


động mới, tối đa hóa yếu tố vui vẻ và sự tham gia của học viên.
❖ Kết thúc, nhận xét, đánh giá (5%)
Giả sử trong một buổi học 45 phút:
- Phần giới thiệu, khởi động: 5 phút
- Ôn các bài tập cũ: 7 phút
- Tập các bài tập mới: 25 phút
- Trò chơi: 5 phút
- Kết thúc, nhận xét, đánh giá: 3 phút


Hoặc đơn giản là:
• GIỚI THIỆU/ƠN LẠI (5-10 phút)
• PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG (20-25 phút)
• ĐIỂM NHẤN/KẾT THÚC (5-10 phút)
Nêu tơ chức trị choi

Nêu khơng tơ chửc trị choi

Giới thiệu/Ôn lại: 10 phút

Giới thiệu/ Ôn lại: 10 phút

Phát triển kỹ năng: 20 phút

Tập các bài tập mới: 30 phút

Trò chơi + Kết thức/Nhận xét: 15 phút

Kết thúc/Nhận xét: 5 phút

VI. Lập kế hoạch buổi tập

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch:
1. Số lượng học viên của lớp - điều này ảnh hưởng đến việc phải mất bao lâu để tổ chức

một bài tập, thực hành một kỹ năng, và cho thông tin phản hồi đến nhóm và mỗi cá nhân.
2. Năng lực của học viên - học viên cùng năng lực như nhau sẽ làm cho việc lập kế

hoạch được dễ dàng hơn.

Xây dựng một giáo án
Một giáo án hiệu quả nên bao gồm:
• Các chủ đề an tồn - hữu ích để dạy các vấn đề an tồn có liên quan đến kỹ năng đã
được giới thiệu hay tập luyện.
• Dụng cụ - lên danh sách tất cả học cụ cạn thiết.
• Mở rộng - tất cả các bài học nên có một hoạt động mở rộng
• Ơn tập kỹ năng - thị phạm, trình chiếu video, giảng giải về kỹ năng, hướng dẫn bài
tập, thực hành.
• Thi pham kỹ năng mới — giải thích bằng lời và thi pham.
• Thực hành kỹ năng mới - có nhiều cách. Một số kỹ năng có thể được học bằng cách
tập toàn bộ động tác. số khác, phức tạp hơn thì nên chia thành từng phần nhỏ và tập từng phần
19


một.
• Kết thúc - Bao gồm phần ơn miệng những gì học viên đã học trong buổi tập và những
gì sẽ học trong buổi ké tiếp. Tập một số bài học viên u thích hoặc cho họ chơi trị chơi.
Xây dựng một kể hoạch phác thảo
Một kế hoạch phác thảo là một biểu mẫu cho phép HDV có cái nhìn tổng qt về khóa
học của mình. Bằng cách lập kế hoạch những phần chính của lớp từ đầu đến cuối, HDV sắp
xếp trình tự các buổi học một cách hợp lý để chắc chắn rằng không một kỹ năng hay thơng tin
nào bị bỏ qn.
• hơng tin về an tồn - két hợp các kỹ năng an toàn xuyên suốt kế hoạch.
• Dụng cụ
• Ơn lại kỹ năng - giúp tăng cường và củng cố tiến trình học tập. Ơn tập kỹ năng giúp
bạn giới thiệu kỹ năng mới bằng cách kết nối nó với kỹ năng cũ đã học. Dạy từ cái đã biết đến
cái liên quan chưa biết là một phương pháp dạy logic và giúp các học viên đạt được thành
cơng.
• Học kỹ năng mới - dựa trên u càu của khóa học
Ví dụ sau là mẫu kế hoạch của một lớp trẻ em.

BUỔI TẬP
KỸ NĂNG

1

2

3

4

5

6

Kiến thức an toàn dưới

x

. x

x

x

x

x

x


Sải
nước

x

x

x

x

x

x

x

Ngữa

x

x

Ếch

x

x


Bơi nghiêng

17TẬP 8

x
x
x

x

10

11

12

x

x

x

x

'x

x

x


x
x

9

x
x

x

x

Ngửa Ngửa

x

Sải

Sải

x

Đứng nước

x

x

x


x

x

x

Chống chết đuối

.x

x

x

x

x

x

Tiếp cận hỗ trợ

x

x

a

20


'x

x

x

x


MẴU GIÁO ÁN NGÀY
Hướng dân viên: Nguyên Văn A

Trình độ khóa học: Người mới băt đâu

Bài: 5/10

Ngày: 12/12/2012

Thời gian: 15.30 - 16.00

Sô lượng học viên: 8

Dụng cụ: 8 ván bơi; 4 khăn lơng

Thịi gian

Hoạt động
Hình thức tơ chức lớp
(phút)
4

1. Giới thiệu: Trườn sâp, nhân mạnh động tác quạt tay dài Một hàng ngang
+ thở
2. Kỹ năng mới: bơi nghiêng (tiêp tục từ bài 4)

8

5

-

Động tác chân + phối họp

-

Sửa lỗi từng người + thực hành

-

Động tác dừng - lướt
3. Ôn tập: Đứng nước - chống chết đuối
- Chơi “nói nhanh cụm từ khó” trong lức đứng nước

Một hàng ngang

Đứng rải rác quanh khu
vực nước sâu

- Nhấn mạnh đến tư thế thân thẳrig đứng người (để chống
chết đuối)
3


4. Kiên thức vê an tồn nước

Thảo luận: ở góc hơ

- Liên quan đến tiếp cận hỗ trợ
7

3

5. Kỹ năng mới: tiêp cận hô trợ

Tình hng

- Nước cạn:cá nhân + nhóm

Phương pháp - vị trí tự do

6. Kêt thúc : Trị chơi

Vị trí tự do

VII. Thuận lợi, khó khăn của việc tổ chức dạy bơi theo cấp độ
Chương trình dạy bơi ban đầu của các nước thường được chia ra làm nhiều cấp độ với
những quy định về kỹ năng và độ dài bơi tối thiểu cần đạt ở mỗi cấp độ, giúp người học
“thấy” được sự phát triển của mình và thực sự là “người biết bơi” và “tồn tại” được trong môi
trường nước. Ở thành phố, việc chuyển tiếp giữa các cấp độ học bơi rất tùy tiện và không coi
trọng chất lượng đạt được của từng kỹ năng. Việc học chia theo cấp độ trong môn bơi lội
cũng tương tự như việc học ngoại ngữ, học nhiếp ảnh, học đàn, học múa, học nấu ăn…
Đó là những hoạt động địi hỏi nhiều kỹ năng và không thể “ một sớm một chiều” tiếp thu

được.

21


1. Đặc điểm chung của việc tổ chức dạy bơi theo cấp độ
• Mọi người dạy theo chương trình, giáo án khung đã định sẵn
• Học viên được kiểm tra đầu vào và đầu ra
• Khi kết thúc nào thì được cấp giấy chứng nhận hồn thành khóa học của cấp
độ đó. Giấy chứng nhận nhằm mục đích: a) Xác nhận người học đã đạt được đúng
những kỹ năng theo quy định; b) Người học có giấy chứng nhận ở cấp độ dưới
mới đủ điều kiện đăng ký học tiếp cấp độ liền kề.
2. Thuận lợi của việc tổ chức dạy boi theo cấp độ
• Học viên có nhu cầu học dần lên cấp độ cao hơn, do đó thời gian tập luyện của họ
nhiều hơn (không phải 1-2 tháng học bơi rồi nghỉ), kỹ năng an toàn dưới nước của họ cũng
tăng cao hơn và họ dễ có khuynh hướng chọn môn bơi lội là môn thể thao tập luyện thường
xun hơn.
• HDV dạy một nhóm có cùng trình độ và kỹ năng, đỡ vất vả hơn
• HDV khơng cố gắng lơi kéo học trị cho riêng mình
3. Khó khăn của việc tổ chức dạy bơi theo cấp độ
• Nhận thức của phụ huynh: muổn học mau biết bơi để đỡ tốn tiền, tốn thời gian
• Nhận thức của HDV: muốn có nhiều học trị riêng hơn
• Nhận thức của lãnh đạo CLB: khơng muốn thay đổi vì chưa biết hiệu quả
• Nhận thức của Ban chun mơn từng CLB: ngại bắt tay vào làm quá nhiều việc:
+ Xây dựng chương trình, giáo án khung
+ Thống nhất với tồn bộ HDV về cách làm: phân công HDV phụ trách từng cấp độ,
từng HDV phải nắm vững về yêu cầu kỹ năng từng cấpđộphải đạt (chương trình khung và
cách đánh giá từng kỹ năng), thống nhất về cách phân chia tiền công đứng lớp
+ Thiết kế mẫu đồng phục giảng dạy dưới nước cho HDV
+ Thiết kế mẫu giấy kiểm tra kỹ năng cuối khóa của từng cấp độ

+ Thiết kế mẫu giấy chứng nhận kết thúc từng cấp độ
+ Thiết kế brochure về tồn bộ chương trình mới cho khách hàng nhận diện và đãng ký


Học viên khơng rảnh vào những giờ theo quy định của cấp độ

LUÔN LUÔN NHỚ:

/

.

You can't do anything by doing nothing

22


PHẦN D - BỘ CÔNG CỤ DẠY BƠI BAN ĐẦU
I.

Sắp xếp đội hình khi dạy bơi
Có một vài kiểu đội hình thường được sử dụng trong lớp bơi. Vị trí của giáo viên trong

mối tương quan với lớp sẽ thay đổi theo điều kiện khí hậu như nắng và gió, những nhân tố
làm cản trở việc lắng nghe và tầm nhìn của lớp, và cả khu vực giảng dạy là trong điều kiện tự
nhiên hay trong hồ bơi. Điều cần quan tâm nhất vẫn là sự an toàn cho người học.
Đơi hình vịng cung
Đội hình vịng cung đảm bảo mỗi học sinh đều nhìn thấy giáo
viên và giáo viên có thể nhìn thấy mọi học sinh
Đường thẳng (dọc hoặc ngang)

Đội hình này được dùng khi tất cả học sinh đều tập cùng 1 lúc, trong
khi đội hình hang song sogg dung để tập theo từng cặp.
Đội hình góc vng
Đội hình này giúp cho mọi người có thể thấy rõ động tác thị phạm
những kỹ năng không chuyển động như động tác đứng nước.
Đội hình làn sóng
Đây là đội hình tập luyện linh hoạt. Học sinh đứng thành hàng với
khoảng cách vừa phải và cùng bơi một lúc với tốc độ riêng của mình.
Đội hình bơi 2 vịng trịn
Được sử dụng khi muốn học sinh bơi lập lại nhiều lần

23


II.

Trang thiết bị, dụng cụ tập bơi
Các dụng cụ bổ trợ làm cho người học thích thú hơn với việc học hoặc giúp nâng đỡ tạm

thời cơ thể người tập, làm cho họ có thể chú tâm hơn và đạt được những kỹ năng thực hiện
động tác. Những ví dụ về việc này rất dễ tìm thấy. Một món đồ chơi có thể được sử dụng để
khuyến khích một đứa bé nhút nhát chịu úp mặt xuống nước để lấy món đồ chơi ấy và điều đó
cũng có thể giúp nó hiểu được cách nổi trên mặt nước. Một tấm ván bơi, có cơng dụng làm
người tập phát triển được tư thế thân người đúng và thở một cách dễ dàng trong khi học động
tác chân. Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức các học cụ bổ trợ có thể làm cho người học nghĩ
rằng họ không thể làm được động tác đó nếu như khơng có sự hỗ trợ của các học cụ kia. Điều
này thỉnh thoảng cũng xảy ra nếu như người mới tập bơi luôn luôn sử dụng ván để giúp mình
nổi và sẽ khơng bao giờ làm được động tác nếu thiếu nó. Kết quả khảo sát cho thấy, có 95%
HLV, HDV dạy bơi tại thành phố có sử dụng các dụng cụ hỗ trợ dạy bơi, theo thứ tự từ sử
dụng nhiều đến sử dụang ít là các dụng cụ sau: ván bơi (90%), phao lưng (75%), phao đeo tay

(60%), chân vịt (5%) và các phương tiện khác (5%). Đây là các dụng cụ sẵn có và gần như
duy nhất trên thị trường TP.HCM hiện nay vì vậy, do thị trường trang thiết bị, dụng cụ phục
vụ cho việc dạy bơi tại thành phố còn chưa phong phú và đa dạng (các dụng cụ, đồ chơi nhiều
màu sắc ở dưới nước) nên phong trào dạy bơi ban đầu tại TP.HCM vẫn cịn thiếu tính thu hút
và hấp dẫn, đặc biệt đối với lứa tuổi nhi đồng
Dụng cụ cho

Hình ảnh minh

người mói

họa

Cách sử dụng

học bơi
Ván bơi tay
(PullBouy)

Ván bơi chân là một trong những dụng cụ phô biến
nhất trong bơi lội. Dụng cụ đơn giản này hỗ trợ thân

& phao chân

trên và giúp bạn thở dễ hơn khi tập chân. Bằng cách

(Leg Float)

này, bạn có thể học kiểu chân mới hay tập luyện kiểu
chân cũ. Ván bơi chân cũng làm bạn bị cản nước, nên

cũng có thể dùng nó để tăng thêm tải trọng trong
phần tập luyện ưa khí của buổi tập hoặc trong phần
tăng cường sức mạnh.
Ván bơi chân cũng được dùng để hỗ trợ các bài tập
kỹ thuật (drill). Nó cho phép bạn bơi với một tay.
Xoay cạnh ván bơi đối diện với bạn, giúp bạn phát
triển thăng bằng khi tập kiểu bơi mới.


ván bơi tay

+ Ván bơi tay thường được làm từ 2 miêng nhựa bọt

(PullBuoy) &

hình trụ và được nối lại với nhau bằng dây nylon.

phao chân (Leg

Được kẹp giữa bên trong hai đùi hoặc thấp hơn nên

Float)

bạn không thể đập chân. Ván bơi tay giúp chân bạn
nổi nên có thể bơi tay riêng lẻ. Với sự hỗ trợ này, bạn
có thể tập kiểu bơi mới, cải thiện động tác tay và sức
mạnh thân trên. Ván bơi tay có thể được sử dụng
cùng với bàn quạt (hoặc không).
+ Phao chân được làm bằng miếng bọt biển hình số
8. Phần hẹp giữa được kẹp vào 2 đùi hoặc phân chân

phía dưới. Sử dụng như ván bơi tay.

Phao đeo tay
(swim wings)

Phao đeo lưng
(swim belts)

Chân vịt

Chân vịt rất hữu dụng cho cả người mới học và

(fins)

người bơi tốt. Chúng làm tăng sức đẩy cùng với phát
triển sức mạnh cơ chân và tăng độ dẻo cổ chân.
Người bơi yếu sẽ thấy tự tin hơn, bơi nhanh hơn và
làm tăng cảm giác về tư thế thân người trong nước.
Bạn có thể dùng nó khi bơi hoặc với ván bơi để tập
cho chân.
Chân vịt cũng có rất nhiều kiểu. Bản dẻo dễ sử dụng
hơn loại cứng. Hãy chắc là mình chọn chân mang

Đệm hơi
(water mats)
Các vật dụng đủ màu sắc để tập
ngụp lặn, như
Vòng
(dive rings)


thoải mái và khơng cạ vào cổ chân hay gót chân. Nếu
chân vịt quá nhỏ, chúng có thể làm chân đễ bị chuột
rút. Nếu quá to, nó sẽ làm giộp chân. Đây là một ý
kiến hay để thử chân vịt trước khi mua.


×