Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

SỰ THẬT & TRUYỀN THUYẾT CỦA TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN ĐỒ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.55 KB, 4 trang )

SỰ THẬT & TRUYỀN THUYẾT CỦA TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN
ĐỒ (phần 2)
Võng lọng, kiệu, ngựa đón Phật Hoàng
Đây là bài ký của Hàn lâm tu soạn Tín lâm lang đồng Tu Quốc sử Long (?) sơn Dư Đỉnh "…Trần Quang Chỉ môn đồ Phật giáo
người Giao Chỉ mang bức Trúc lâm Đại sĩ xuất sơn đồ yêu cầu tôi viết bài ký này. Xem bức tranh và lời thuật của "lão Chỉ" khảo với
An Nam chí lược Lê Tắc đại lược như sau: Đại sĩ nguyên là con của quốc vương An Nam…sau vào động Vũ Lâm khoác áo đen
học Thiền, thỉnh thoảng xuất du các danh sơn trong nước, đến tận Chiêm thành rồi về. Ngày thị Tịch đã báo trước cho môn đệ rồi
ngồi ngay ngắn mà hóa. Khi thiêu có thần quang mầu tía sáng suốt đêm, xá lị tu được đầy đấu, như thế biết là đã được chứng
quả…Nay bức tranh vẽ việc ngài từ động Vũ Lâm xuất du vậy. Đại sĩ cưỡi "đâu tử" còn những người đi theo hầu đều mặc áo bỏ vai
(nạp), voi trắng mang kinh đi sau cùng, trước đàn voi có người đội mũ vàng đi xe, đó chính là đạo sĩ Lâm Thời Vũ, người đến đón
bên đường là thế tử Giám quốc vậy. Người Nam Giao vẽ, chuyện nhất thời, vui thích truyền xem. Bởi vì thiền hạnh của Đạo sĩ
được Nam Giao xưng tụng truyền thuật đã lâu. Trước đây Cồ Đàm là con vị quốc vương đã bỏ ngôi, dứt tình, khổ hạnh tu theo đạo
lý "không", bèn lên cõi đại giác, chứng việc quy phật được gọi là Thích ca Mâu ni. Nay chùa chiền trong thiên hạ phần nhiều vẽ sự
tích tu hành của ngài để khuyến khích người cõi tục theo về việc thiện. Quả hạnh của Đại sĩ nối được Thích ca mà mở rộng hơn
lên, đó là điều người đời ít ai làm được… cho nên tôi viết những dòng này ở bên tả bức tranh mà làm bài kí Vĩnh Lạc thứ 18 ngày
rằm tháng 2 năm Canh Tý.
Hàn Lâm tu soạn Tín Lâm lang đồng tu Quốc sử Khuông sơn Dư Đỉnh ký.
Ông Trần Quang Chỉ còn mang bức tranh đến cho Hàn Lâm thị độc học sĩ phụng huấn đại phu biên tu quốc sử Lô Lăng Tào Quy và
nhiều người khác nữa, nhằm ca ngợi Trúc Lâm Đại sĩ, đại lược như sau:
Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn tướng đồ tán
Tích An Nam quốc vương Trần Khâm bỏ ngôi vào động Vũ Lâm tu phật, khi mất thì xá lị của ngài rất khác thường. Người trong
nước tin cho là Phật và từ đấy đạo phật hình thành ở Việt Nam… bây giờ có một người tu hành rập đầu lễ quy y đem đến bức tranh
này… xem truyền thuyết về đạo phật rất nhiều điều thể hiện rõ các tướng ở trên đời, phàm người ta muốn thấy phật ở tâm, có thể
lý giải cũng không nên lời hình thành tu hành tìm phật, không tìm thấy tướng, tất cả đều là chân không.
Hoàng đế Trần Anh Tông đón Phật Hoàng
Vĩnh Lạc năm thứ 18 ngày 12 tháng 12
Hàn lâm thị độc học sĩ phụng huấn đại phu biên tu quốc sử Lô Lăng Tằng Khái thư
Một bài kệ:
Từ vương tự phật lưỡng toàn danh
Tỷ thoát phù vinh nhất giới khinh
Thứu Lĩnh Tổ đăng truyền kỳ diệp


Vũ Lâm thiền ý ngộ tam sinh
Duy trì phạn hạnh minh nam sái
Liễu đạt chư duyên giác hữu tình
Tải đạo an xa tùy xứ ổn
Vĩnh siêu trần kiếp chứng viên minh
Dụ chương Ngô đại tiết
Dịch la::
Bỏ ngôi Vua đến Phật hai danh toàn vẹn
Vứt bỏ phù vinh như vất chiếc dép
Ngọn đèn tổ truyền mấy đời
Vũ Lâm bậc trí tuệ ngộ được ba kiếp
Nối tiếp hạnh của Phật sáng rõ chế độ
ở nước Nam
Giác ngộ hiểu được tình con người
Xe êm chở đạo đến nơi nào cũng ổn
Mãi mãi vượt lên kiếp của cõi trần
Dụ chương Ngô đại tiết
(Dịch PGS- TS Trần Thị Băng Thanh)
Bức tranh Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ được ông Trần Quang Chỉ mang đến cho ông Dư Đỉnh xem năm Vĩnh Lạc 18 (1420) còn
tiếp tục được nhiều danh sĩ ca ngợi nối tiếp, kết thúc vào năm Quý Mão đông chí niên hiệu Vĩnh Lạc 21 (1423). Bài thơ tán của Dự
Chương Ngô đại tiết. Tranh được truyền lại qua hậu duệ nhà Trần ở "Trung Quốc gốc Việt", đã được Hạng Nguyên Biện, một nhà
sưu tầm thư họa nổi tiếng đời Minh lưu giữ coi là báu vật hiếm có. Sang triều Mãn Thanh bức Trúc Lâm đại sĩ còn được lưu giữ
trong cố cung, trở thành báu vật quốc gia được vua Càn Long giao cho nghiên cứu (Thạch từ bi kíp). Trên tranh có nhiều ấn
chương qua các triều vua như Càn Long, Gia Khánh, Tuyên Thống. Đầu thế kỷ XX, Hoàng đế Phổ Nghi tuy đã thoái vị nhưng vẫn
còn bị giam lỏng ở trong Tử Cấm Thành, ông đã lấy "tuồn" ra ngoài 1300 báu vật quốc bảo, trong đó có cả bức tranh Trúc Lâm đại
sĩ xuất sơn đồ này. Các bảo vật lưu lạc trong chiến tranh, đến năm 1949 số báu vật này đã được sưu tầm lưu giữ tại bảo tàng Đông
Bắc (nay là bảo tàng Liêu Ninh- Trung Quốc).
Bức tranh kiệt tác này khi còn lưu lạc trong dân gian thời Minh đã có nhiều người biết đến và đã được ca ngợi về phong cách nghệ
thuật phương nam của Đại Việt. Những mô típ thể hiện trong tranh khác lạ phong cách trang trí voi ngựa, lọng kiệu của vùng Đông
Nam Á đã được nhà điêu khắc nổi danh Trình Quân Phòng chuyển di ảnh bức thư họa sang phù điêu trang trí nghiên mực, loại

"văn phòng tứ bảo" của cung đình, danh sĩ. Hiện nay, còn lưu lại nhiều nghiên mực bằng đá chu sa đời Minh Vĩnh Lạc 1402-1424
đến Minh vạn lịch 1620 chạm khắc lại hình ảnh của tranh Trúc Lâm đại sĩ nhiều mặt của nghiên mực làm cho nghiên mực trở thành
những tác phẩm điêu khắc quý giá. Sức lôi cuốn của tranh còn được các họa sĩ triều Thanh vẽ lại trong đồ gốm sứ khi chế tác
nghiên mực gốm sứ đời Thanh Càn Long (1737-1796). Những hình ảnh tiêu biểu về voi ngựa, trang trí, trang phục được các nhà
làm mỹ thuật rất tôn trọng về tạo hình sông núi, trong một bố cục mới sáu mặt khéo léo, giữ được tinh thần của tranh Trúc Lâm đại
sĩ của Đại Việt.
Trên đây là những nghiên cứu bước đầu, thông qua một số tư liệu thư tịch cổ đặc biệt là những bài tán, bài kệ được sự giúp đỡ quý
báu của PGS- TS Trần Thị Băng Thanh dịch ra để tìm hiểu về các lời bình liên quan đến bức tranh này đã tồn tại ngót 700 năm và
dài tới 9m này. Công việc tìm hiểu tiếp cận với họa phẩm gốc là vô cùng cần thiết và cần có thời gian dài ở phía trước.
Bức tranh Trúc Lâm Đại sĩ vẽ anh hùng dân tộc vị hoàng đế đã hai lần chiến thắng quân Mông Cổ. Ngài đã thoát tục, tu hành trở
thành Phật hoàng và lưu truyền ở Trung Hoa là điều hiếm thấy.
Thời Trần hội họa rất phát triển. Tranh vẽ chân dung, vẽ tranh phong cảnh, tranh quạt, tranh bình phong rất phổ biến. Sau chiến
thắng quân Mông Cổ năm 1289, các tướng lĩnh có công xông lên trước phá trận giặc, lập kỳ công đều được chép vào tập Trung
hưng thư lục để vẽ chân dung. Vua Nhân Tông, Anh Tông đều vẽ giỏi, quan tâm đến chước thuật nhưng viết được gì, vẽ được gì
kể cả tập thơ Thủy vân tùy bút, trước khi mất cũng đốt đi (ĐVSKTT/103/TII). Tranh vẽ bình phong ca ngợi thiên nhiên của Phạm
Mai, Trần Quang Triều vẽ quạt có đề thơ của Liêu Nguyên Long:
Khéo vẽ nên tranh cảnh nước Nam
Khô cỏ bồ mượt quán Tân An
Gió mát trăng thanh đầy năm tháng
Khắc khoải chim kêu dặng trúc ngàn
(Việt Nam cổ văn học sử- Nguyễn Đổng Chi)
Mỹ thuật thời Trần còn để lại nhiều chạm khắc vũ nữ dâng hoa chùa Thái Lạc, nghệ thuật vẽ tiền Thông bảo Hội sao thời Vua Trần
Thuận Tông (1390-1398) tờ 10 đồng vẽ rồng, 3 tiền vẽ lân, 5 tiền vẽ phượng, 1 quan vẽ rồng. Tiền giấy ở nước ta là loại tiền xuất
hiện sớm trên thế giới từ thế kỷ XIV. Bức tranh Trúc Lâm Đại sĩ là một kiệt tác mỹ thuật đã phản ảnh những tư liệu cổ xưa quý giá
bằng hình ảnh về nghi chế, trang phục, kiệu lọng, voi ngựa thời Trần. Những hình ảnh này giúp chúng ta hiểu rõ cụ thể dựng lại
những phim lịch sử, vẽ tranh giáo dục truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến.

×