Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm báo cáo ngành của công ty cổ phần nghiên cứu ngành và tư vấn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.19 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
-----------o0o-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÁO CÁO NGÀNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU NGÀNH VÀ TƯ VẤN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH:

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực tập:

- Họ và tên: PGS.TS Cao Tuấn Khanh

- Họ và tên:

- Bộ môn:

- Lớp:
- Mã sinh viên:

HÀ NỘI, 2022


LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn


Việt Nam – VIRAC, em đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu nhiều kiến thức thực
tế. Từ đó, em nhận thấy, việc cọ sát thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên
xây dựng nền tảng lý thuyết được học ở trường vững chắc hơn. Trong quá trình thực
tập, từ chỗ cịn bỡ ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn
nhưng với sự giúp đỡ tận tình của q thầy cơ khoa Marketing và sự nhiệt tình của
anh chị trong cơng ty VIRAC đã giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để
hoàn thành tốt kỳ thực này cũng như viết lên luận văn này.
Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các cô
chú, anh chị trong công ty VIRAC – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em được tiếp cận thực tế hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ của
công ty.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học
Thương Mại, quý thầy cô khoa Marketing đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức, knh nghiệm quý báu cho em. Đặc biệt, em xin cảm ơn Phó giáo sư – Tiến
sĩ Cao Tuấn Khanh – người đã tận tình hướng dẫn em để hồn thành khóa luận này.
Vì thời gian va kiến thức cịn hạn hẹp nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong sự góp ý của doanh nghiệp, quý thầy cô và các bạn để em
rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC....................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ......................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.........................................2

3. Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài......................................................................3
4. Các mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp...........................................................................5
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP
MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN
PHẨM DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY KINH DOANH................................................6
1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................6
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh......6
1.1.2. Phân loại đối thủ cạnh tranh............................................................................6
1.1.3. Sự cần thiết và vai trị nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty kinh
doanh............................................................................................................................7
1.2. Phân định nội dung về giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho sản phẩm dịch vụ của công ty kinh doanh...............................................8
1.2.1. Nhận diện và lựa chọn thị trường mục tiêu....................................................8
1.2.2. Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
dịch................................................................................................................................9
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh...........12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của công ty kinh doanh...................................13
1.3.1. Môi trường vĩ mô.............................................................................................13
1.3.2. Môi trường ngành............................................................................................15

ii


1.3.3. Mơi trường nội bộ cơng ty..............................................................................17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN

PHẨM BÁO CÁO NGÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU
NGÀNH VÀ TƯ VẤN VIỆT NAM – VIRAC.........................................................19
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh và tình hình các yếu tố nội bộ của
cơng ty kinh doanh....................................................................................................19
2.1.1. Đánh giá tổng quan tình hình cơng ty...........................................................19
2.1.2. Tác động của yếu tố nội bộ đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Báo cáo
ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam....................................21
2.2. Tác động của yếu tố môi trường đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Báo
cáo ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam.............................22
2.2.1. Môi trường vĩ mô.............................................................................................22
2.2.2. Môi trường ngành............................................................................................24
2.3. Kết quả phân tích thực trạng giải pháp marketing nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm Báo cáo Ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt
Nam.............................................................................................................................25
2.3.1. Thực trạng nhận diện và lựa chọn thị trường mục tiêu sản phẩm Báo cáo
Ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam...................................25
2.3.2. Thực trạng giải pháp marketing nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
Báo cáo Ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam.....................29
2.3.3. Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm Báo cáo
Ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam...................................37
2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng giải pháp
marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Báo cáo ngành
của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam...............................................37
2.4.1. Những thành công...........................................................................................38
2.4.2. Những hạn chế.................................................................................................38
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế...................................................................39

iii



CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM BÁO CÁO NGÀNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NGHIÊN CỨU NGÀNH VÀ TƯ VẤN VIỆT NAM – VIRAC.................40
3.1. Dự báo các thay đổi của các yếu tố môi trường, thị trường của CTCP
Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam trong thời gian tới..................................40
3.1.1. Dự báo về triển vọng về các yếu tố môi trường, thị trường của CTCP
Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam trong ngành............................................40
3.1.2. Phương hướng giải hoạt động marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm Báo cáo Ngành của CTCP Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt
Nam trong thời gian tới.............................................................................................40
3.2. Đề xuất các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm Báo cáo ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam....41
3.2.1. Giải pháp nhận diện và lựa chọn thị trường mục tiêu.................................41
3.2.2. Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Báo
cáo ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam.............................42
3.2.3. Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm Báo cáo
ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam....................................46
3.3. Các đề xuất của sinh viên qua thực ở công ty liên quan tới các vấn đề chuyên
môn của ngành và chuyên ngành.............................................................................46
3.4. Các kiến nghị chủ yếu với giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm Báo cáo ngành của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn
Việt Nam.....................................................................................................................47
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước............................................................................47
3.3.2. Kiến nghị đối với công ty................................................................................47
KẾT LUẬN................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................50
PHỤ LỤC 1:

iv



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 01: Kết quả kinh doanh của CTCP Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam
(2019 -2021)................................................................................................................21
Bảng 02: Doanh số sản phẩm báo cáo ngành theo khu vực địa lý (2019 – 2021).......27
Bảng 03: Doanh số sản phẩm báo cáo ngành theo khách hàng (2019 – 2021)...........27
Bảng 04: Danh mục sản phẩm Báo cáo Ngành của VIRAC.......................................30
Bảng 05: Giá sản phẩm Báo cáo ngành của VIRAC và các đối thủ cạnh tranh khác. 31
DANH MỤC HÌNH
Hình 01: Cơ cấu tổ chức của VIRAC..........................................................................20
Hình 02: Giao diện trang chủ website của VIRAC.....................................................33
Hình 03: Giao diện website trang Báo cáo Ngành......................................................33
Hình 04: Giao diện website trang Báo cáo Ngành......................................................34

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

1

VIRAC


Vietnam Industry Research
And Consultancy

Công ty cổ phần nghiên cứu
ngành và tư vấn Việt Nam

2

CTCP

3

SEO

Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm

Seo Engine Optimmization

4

Ads

Quảng cáo

Advertising

5

DEMO


Bản giới thiệu, bản thử
nghiệm

Demonstration

Công ty cổ phần

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“ Thương trường như chiến trường” là một cụm từ dùng để miêu tả tính chất
khốc liệt của thị trường hiện nay mà rất nhiều chủ doanh nghiệp, người kinh doanh
thường nói. Với sự ra đời hàng loạt doanh nghiệp, công ty khiến cho thị trường kinh
doanh ngày nay càng tấp nập hơn nhiều. Và tất nhiên rằng với những doanh nghiệp
không có những chiến lược đúng đắn, khơng kịp thời nắm bắt tình hình thì rất dễbị tụt
lại phía sau và lâu dần dẫn đến phá sản. Cạnh tranh là sự tất yếu của thương trường.
Cạnh tranh giữa các doanh nhiệp là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cạnh tranh cơ
bản giữa các doanh nghiệp, những đe dọa thách thức hoặc cơ hội của doanh nghiệp
chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Cạnh tranh trên nhiều
phương diện từ thiết kế thương hiệu đến pháp triển chất lượng sản phẩm dịch vụ, mẫu
mã, giá cả. Vì thế, các doanh nghiệp ln cố gắng tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị
phần và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Do vậy để có thể tồn tại, đứng
vững trên thương trường và thắng được đối thủ cạnh tranh thì tất yếu doanh nghiệp
phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách khơng ngừng nâng cao chất
lượng, hạ giá thành, áp dụng học hỏi những công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử
dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học sáng tạo.
“Trong xu thế tồn cầu hóa, nền kinh tế mở cửa, ngày càng có nhiều doanh

nghiệp, cơng ty gia nhập thị trường kể cả trong nước và ngồi nước. Các cơng ty,
doanh nghiệp đều phải chuẩn bị cho mình một khối lượng thơng tin nhất định về tình
hình thị trường để có thể đưa ra các quyết định, chiến lược kinh doanh cho phù hợp
với nguồn lực của doanh nghiệp và thích ứng với thị trường. Thơng tin có vai trị rất
quan trọng đối với ban giám đốc và là cơ sở, căn cứ để nhà đầu tư hay các tổ chức,
doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý. Nhận biết được tầm quan trọng của thông tin,
Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) với chức năng hỗ
trợ các nhà đầu tư, các tổ chức, doanh nghiệp, ngân ngành hay các công ty đa quốc
gia đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình,
cơng ty cung cấp sản phẩm báo cáo về các ngành kinh tế trên thị trường Việt Nam.”
“Bước vào thị trường từ năm 2015 với sự cạnh tranh khốc liệt, công ty đã đạt
được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của VIRAC trên thị
trường còn hạn chế, so với các đối thủ cạnh tranh khác sản phẩm của VIRAC cịn
chưa hồn thiện, hoạt động xúc tiến – truyền thơng cịn chưa hiệu quả. Chính vì thế,
em lựa chọn đề tài “Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm báo cáo ngành của công ty cổ phần nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam” để
1


phân tích cụ thể thực trạng của cơng ty từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế trên và phát triển vị thế cạnh tranh của VIRAC trên thị trường.”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
[1] Khóa luận tốt nghiệp (2021), “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao
nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế của Cơng ty TNHH giao nhận vận tải Cargotrans
Việt Nam, sinh viên Nguyễn Thị Mai, trường Đại học Thương Mại
Nhận xét:
- Đề tài đã chỉ ra năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh cùng
ngành những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ
- Đề tài đã giải quyết được vấn đề: Làm thế nào để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

đối với nhà sản xuất và chọn lựa sản phẩm phù hợp, dễ dàng tiếp cận đến người tiêu
dùng?
- Tuy nhiên đề tài này nói chung về năng lực cạnh tranh tuy nhiên trong các giải
pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh thì chưa đề cập đến giải pháp marketing, mà
chỉ đề cập đến giải pháp mở rộng quy mơ, tăng chất lượng nhân sự,...
[2] Khóa luận tốt nghiệp (2021), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
dịch vụ mơi giới chứng khốn của cơng ty cổ phần chứng khóa VNDIRECT tại thị
trường miền Bắc” – sinh viên Phạm Văn Quang, khoa Marketing, trường Đại học
Thương Mại
Nhận xét:
- Tổng quan đề tài nghiên cứu có nội dung mạch lạc, logic và khoa học bao gồm
3 chương. Đề tài đã đề xuất giải pháp nâng cao năng lực nhân sự cùng với phát triển
dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ mơi giới chứng
khốn.
- Phần cơ sở lý thuyết chưa có các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của
công ty kinh doanh
- Đề tài hướng đến là sản phẩm dịch vụ nhưng lý thuyết, thực trạng chưa đề cập
đến: giải pháp marketing con người, giải pháp marketing quy trình cung ứng dịch vụ,
giải pháp marketing bằng chứng vật chất.
[3] Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của công
ty cổ phần sản xuất TLG Việt Nam”, Nguyễn Mạnh Tùng, 2021
Nhận xét:
- Đề tài đã trình bày được lý thuyết cơ bản về cạnh tranh, các trường phái định
nghĩa về cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2


- Ngoài ra, đề tài cũng đã nêu ra được thực trạng khả năng cạnh tranh của công
ty cổ phần sản xuất TLG Việt Nam.

- Tác giả đã đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh như mở rộng quy
mơ sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng cường hoạt động marketing, áp dụng
thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh
“Nhìn chung những nghiên cứu về đề tài “Giải pháp marketing nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh” trong những năm gần đây đã đưa ra những phương án tốt cho
vấn đề nghiên cứu ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên mỗi đề tài thiên về sản phẩm riêng.
Đây không phải là đề tài mới, nhưng nghiên cứu vấn đề “Giải pháp marketing nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm báo cáo ngành của CTCP Nghiên cứu
ngành và Tư vấn Việt Nam” thì đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu. Với việc đi
sâu vào tìm hiểu thị trường cạnh tranh của các sản phẩm báo cáo cung cấp thông tin
về ngành kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm báo cáo của VIRAC, em tin
rằng đề tài của em đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và hỗ trợ đắc lực cho chiến
lược kinh doanh, marketing của CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam.”
3. Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài
- Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Báo cáo ngành của
công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam là gì?
- Thực trạng giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm Báo cáo ngành của công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam
như thế nào? Ưu thế và hạn chế?
- Các giải pháp marketing chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
Báo cáo ngành của công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam?
4. Các mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Đề xuất một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho sản phẩm Báo cáo ngành của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và
Tư vấn Việt Nam
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và marketing
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của cơng ty kinh doanh.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho sản phẩm Báo cáo Ngành của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và

Tư vấn Việt Nam
+ Đề xuất giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm Báo cáo ngành của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam

3


5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:“Năng lực cạnh tranh và giải pháp marketing – mix
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Báo cáo Ngành của CTCP Nghiên cứu
ngành và Tư vấn Việt Nam thông qua nội dung và các tiêu chí đánh giá
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Báo cáo Ngành của
CTCP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam có tín đến đối thủ cạnh tranh chủ yếu
trên thị trường mục tiêu
- Không gian nghiên cứu: Hà Nội dưới góc độ của Cơng ty Cổ phần Nghiên cứu
ngành và Tư vấn Việt Nam
- Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp của 3
năm 2019, 2020, 2021 và dữ liệu sơ cấp thu thập được từ bảng hỏi. Trên cơ sở đó, đề
xuất và kiến nghị một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
sản phẩm Báo cáo Ngành của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt
Nam đến năm 2025.
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Dữ liệu thứ cấp
- Các loại dữ liệu thứ cấp cần thu thập:
 Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của cơng ty
 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
 Đặc điểm sản phẩm, thị trường sản phẩm và đối thủ cạnh tranh của công ty
 Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và marketing nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của công ty kinh doanh
- Các nguồn thơng tin thu thập: Báo cáo tài chính và báo cáo liên quan của

CTCT Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam – VIRAC (từ năm 2019 đến năm
2020); Các tạp chí, website có liên quan.
+ Dữ liệu sơ cấp
- Các thông tin cần thu thập
 Thị trường mục tiêu của công ty kinh doanh
 Mục tiêu, định hướng phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty
 Ý kiến của khách hàng về thực trạng giải pháp marketing nhằm nâng cao
năng lực canh cho sản phẩm Báo cáo Ngành của VIRAC
- Phương pháp phỏng vấn
Danh sách phỏng vấn:
1. Anh Nguyễn Hữu Đức – Trưởng phòng Marketing CTCT Nghiêcn cứu ngành
và Tư vấn Việt Nam
4


Thời gian phỏng vấn: 9h sáng ngày 25/10/2022 tại trụ sở chính của cơng ty
VIRAC
- Phương pháp khảo sát: Thu thập sự đánh giá và sự hài lòng của 20 khách hàng
về thực trạng giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
Báo cáo Ngành của VIRAC so với đối thủ cạnh tranh.
7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và marketing nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của cơng ty kinh doanh
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng giải pháp marketing nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Báo cáo Ngành của Công ty Cổ phần Nghiên
cứu ngành và Tư vấn Việt Nam
- Chương 3: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
cho sản phẩm Báo cáo Ngành của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn
Việt Nam


5


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP
MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN
PHẨM DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY KINH DOANH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh
Cạnh tranh là một khái niệm không quá xa lạ với chúng ta, khái niệm này cả
trong mọi lĩnh vực của đời sống như: Văn hóa, thể thao, kinh tế, chính trị. Theo từ
điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992: “Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, sự
kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trưởng nhằm tranh giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo từ điển Bách
khoa toàn thư Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản
xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu
thụ và thị trường có lợi nhất”.
Ban chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị
trường kiến giành giật khách hàng được diễn ra trong điều kiện của cơ chế thị trường.
Có thể thấy, ở góc độ thương mại thì cạnh tranh là cuộc chiến giữa các doanh nghiệp
cùng ngành nhằm chiếm được thị phần vì sự trung thành của khách hàng.
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Là sự thể hiện sức mạnh và lợi thế vượt
trội của mình sao với các đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn các yêu cầu và mong
muốn của khách hàng nhằm mang về nguồn lợi nhuận lớn hơn. Hiểu theo một cách
khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần,
thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Với việc sử dụng những thế mạnh bên trong và bên
ngồi nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm, dịch vụ giá trị và thu hút người tiêu
dùng thì các cơng ty đã nới rộng thêm khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường.  

Năng lực cạnh tranh được tạo ra từ những điểm mạnh của doanh nghiệp. Được
đo bằng những tiêu chí như: Kỹ thuật cơng nghệ, tài chính, nguồn nhân lực, kế hoạch
tổ chức và quản trị doanh nghiệp, ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị
trường… Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thường gắn với thị phần mà họ nắm
giữ, vì vậy những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn thường là những doanh nghiệp có
năng lực cạnh tranh tốt trong ngành.”
1.1.2. Phân loại đối thủ cạnh tranh
Theo Philip Kotler căn cứ vào cấp độ thay thế của sản phẩm, có thể phân biệt
bốn loại đối thủ cạnh tranh :
6


 “Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu: Một doanh nghiệp có xem đối thủ cạnh
tranh là các doanh nghiệp khác đưa ra một sản phẩm và các dịch vụ tương tự cho
cùng một số khách hàng ở mức giá tương tự. Ví dụ, Sony có thể xem Matsushita là
đối thủ cạnh tranh của mình như một nhãn hiệu danh tiếng về các sản phẩm nghe nhìn
điện tử, nhưng khơng thấy mình đang cạnh tranh với Daewoo.
 Đối thủ cạnh tranh ngành: Một doanh nghiệp có thể xem đối thủ cạnh tranh
của họ là các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm hay các loại sản phẩm trong
cùng một ngành. Trong trường hợp này, Sony coi đối thủ cạnh tranh là tất cả các hãng
sản xuất sản phẩm nghe nhìn điện tử.
 Đối thủ cạnh tranh hình thức sản phẩm: Một doanh nghiệp có thể xem đối
thủ cạnh tranh của mình một cách rộng hơn nữa như tất cả các doanh nghiệp cung
ứng cùng một dịch vụ. Trường hợp này, Sony nhận thấy mình đang cạnh tranh với tất
cả các hãng sản xuất các sản phẩm khác nhau nhưng đều phục vụ nhu cầu nghe nhìn,
như các hãng sản xuất máy vi tính hay thiết bị viễn thơng có gắn các thiết bị nghe
nhìn.
 Đối thủ cạnh tranh chung: Một doanh nghiệp có thể xem các đối thủ cạnh
tranh còn rộng hơn nữa khi các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm tiền của cùng
một khách hàng. Như vậy, Sony có thể thấy mình đang cạnh tranh với những công ty

sản xuất các sản phẩm dùng lâu bền, như hàng nội thất, xe máy đến những thứ như
lương thực, thực phẩm hay ca nhạc, thời trang.”
1.1.3. Sự cần thiết và vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty kinh
doanh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh tế khách
quan và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh để cạnh tranh trên thị trường ln
là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên thị
trường khi xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh về tài
chính, cơng nghệ, quản lý và có nhiều kinh nghiệm trên thị trường.
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện băng khả
năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp phải nỗ lực tăng cường năng lực
cạnh tranh của chính mình bằng việc nghiên cứu và triển khai công nghệ, nâng cao
chất lượng sản phẩm,... tạo điều kiện hạn giá thành và giá bán ra của sản phẩm hàng
hóa.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranhh sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển
trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp cần
phải có các chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội
7


hơn so với đối thủ. Điều này sẽ giúp giải quyết sự sống còn của doanh nghiệp. Nâng
cao năng lực cạnh tranh khơng chỉ nhằm mục đích đem lại lợi ích cho doanh nghiệp
mà cịn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành và cả quốc gia.”
1.2. Phân định nội dung về giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của công ty kinh doanh
1.2.1. Nhận diện và lựa chọn thị trường mục tiêu
- Nhận diện thị trường mục tiêu
Theo Mc.Carthy thì “thị trường có thể hiểu được là nhóm khách hàng tiềm năng
với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những bán đưa ra các sản phẩm khác

nhau với cách thức khác nhau để làm thỏa mãn nhu cầu đó. Cịn theo Philip Kotler,
thị trường là tập hợp những hiện đang mua và những người sẽ mua một sản phẩm
nhất định. Vì vậy có thể hiểu thị trường tổng thể bao gồm một lượng rất lớn khách
hàng với những nhu cầu, đặc điểm và khả năng tài chính khác nhau.
Do vậy, lựa chọn thị trường mục tiêu được coi là động thái tiền đề đầu tiên cho
việc thực hiện các hoạt động marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và có
quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó, trên thị
trường, ngồi doanh nghiệp cịn có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp mặt hàng
đó với mức độ và phạm vi cạnh tranh ngày càng gay gắt, tinh vi. Vì thế các doanh
nghiệp ln cần lựa chọn cho mình một phân đoạn thị trường mục tiêu để phục vụ
khách hàng trong phân đoạn đó.”
- Tiêu thức phân đoạn thị trường: Khách hàng tổ chức
 Các biến số hoạt động
 Các cách mua hàng
 Các nhân tố tình huống
 Các đặc điểm cá nhân
 Các biến số nhân khẩu học
Rackman & Vincentis đưa ra mô hình phân đoạn nhóm gộp khách hàng tổ chức
vào 3 nhóm:
 Khách hàng định hướng giá cả
 Khách hàng định hướng giải pháp
 Khách hàng định hướng giá trị chiến lược
- Lựa chọn thị trường mục tiêu: 5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu:
“+ Tập trung vào một thị trường: Với việc dồn toàn bộ nguồn lực vào việc tập
trung và phát triển trong một phân khúc thị trường thì cơng ty sẽ nắm rõ được hành vi
tiêu dùng, nhu cầu và hành vi của khách hàng trong phân khúc đấy hơn những đối thủ
cạnh tranh khác.
8



+ Chun mơn hóa có chọn lọc: Các cơng ty sẽ lựa chọn một số phân khúc thị
trường nhằm mục đích hạn chế rủi ro theo ngun tắc. Khơng bỏ hết trứng vào một
giỏ, do đó các phần khúc sẽ tạo ra nguồn doanh thu, lợi nhuận bổ trợ cho nhau để
công ty không gặp phải những rủi ro như việc kinh doanh chỉ ở một phân khúc.
+ Chuyên môn hóa về thị trường: Ở đây, các cơng ty tập trung vào việc phục
vụ các nhu cầu của một nhóm khách hàng mục tiêu vì vậy khả năng chun mơn hoá
sẽ cao hơn những đổi thủ khác. Đồng thời điều này như một thông điệp truyền thông
gửi đến các khách hàng tiềm năng và những sản phẩm của công ty giúp thúc đẩy quá
trình mua hàng của mọi người hơn. 
+ Chun mơn hóa về sản phẩm: Lợi thế của chiến lược này đã là giúp cơng
ty có thể tạo ra những dòng sản phẩm với chất lượng tốt nhất trong một số phân khúc,
qua đó khẳng định vị thế của công ty trong việc sản xuất các sản phẩm chuyên dụng
trong ngành
+ Phục vụ cho toàn bộ thị trường: Những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành
sẽ cạnh tranh ở mọi phân khúc để phục vụ nhóm khách hàng đơng đảo ở thị trường
đó. Doanh thu cũng như lợi nhuận của họ sẽ rất cao, nhưng bù lại chi phí họ bỏ ra
cũng rất lớn.”
1.2.2. Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm dịch
1.2.3.1. Giải pháp marketing sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ là một dạng sản phẩm vơ hình mà ta khơng thể cảm nhận được bằng
nhựng hành vi: sờ mó, nhìn, ngửi.
Dịch vụ khơng chỉ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ mà còn được cung
cấp bởi các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá hữu hình: dịch vụ bảo hành, lắp đặt, sửa
chữa, chăm sóc – phục vụ khách hàng,…
Dịch vụ là tồn bộ các hoạt động kinh tế mà kết quả của nó khơng hữu hình.
Nhìn chung sản phẩm dịch vụ được tiêu dùng ngay tại thời điểm nó được tạo ra và nó
cung cấp một giá trị tăng thêm bằng những hình thức khác biệt: sự tiện lợi, sự thích
thú,… Càng cung cấp thêm giá trị gia tăng thì sẽ càng tạo nên năng lực cạnh tranh
cho sản phẩm dịch vụ

1.2.3.2. Giải pháp marketing giá
Giá có một vai trị chính yếu trong giải pháp marketing dịch vụ, định giá sẽ tác
động tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Những quyết định về giá thì có ý
nghĩa trong việc xác định giá trị cung cấp cho khách hàng và có vai trị trong việc xây
dựng hình tượng của dịch vụ. Giá cũng tạo ra sự nhận thức về mặt chất lượng. Những
quyết định về giá thường được hình thành bằng việc cộng thêm một tỷ lệ phần trăm
9


lợi nhuận trên giá vốn. Tuy nhiên, các tiếp cận này thường bỏ qua những lợi ích mà
một chiến lược định giá có thể tạo ra trong chiến lược marketing. Các công ty kinh
doanh dịch vụ nên sử dụng cách thức định giá mang tính chiến lược nhằm gia tăng lợi
thế cạnh tranh.
1.2.3.3. Giải pháp marketing phân phối
Phân phối dịch vụ được đề cập bao bao gồm địa điểm và xác định kênh phân
phối. Quyết định về kênh phân phối và địa điểm liên quan đến việc xem xét bằng
cách nào để phân phối dịch vụ đến khách hàng hiệu quả nhất và nên thực hiện ở đâu.
Điều này có mối quan hệ đến quá trình chuyển giao dịch vụ bởi vì dịch vụ thường thì
khơng dễ dự trữ, cũng như sản xuất và tiêu dùng cùng một lúc. Phân phối cũng có ý
nghĩa như là mơi trường, khi mà tại đó dịch vụ được chuyển giao, được phân phối
như thế nào, là một phần trong giá trị và lợi ích của dịch vụ được nhận thức.
Tính đa dạng của các dịch vụ tạo ra những khó khăn trong tổng hợp các chiến
lược phân phối. Vấn đề này liên quan đến việc xem xét bản chất cửa sự tương tác
giữa các nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, quyết định của tổ chức dịch vụ liệu có
cần một địa điểm phân phối hay nhiều địa điểm phân phối. Các nhà quản trị dịch vụ
nên tìm kiếm nhằm phát triển cách thức tiếp cận phân phối dịch vụ cho hợp lý, mang
lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của công ty kinh doanh.
1.2.3.4. Giải pháp marketing xúc tiến thương mại
Xúc tiến trong giải pháp marketing sản phẩm dịch vụ có một vai trị quan trọng
trong hỗ trợ truyền thông định vị của các dịch vụ đến khách hàng và các thị trường có

mối liên hệ chính yếu khác. Xúc tiến làm tăng ý nghĩa của dịch vụ, có thể làm tăng
tính hữu hình và giúp cho khách hàng có một sự đánh giá tốt hơn đối với các dịch vụ
được cung cấp. Xúc tiến trong dịch vụ gồm có một số hoạt động sau:
+ Quảng cáo: Là hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu với khách hàng về
hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình. Các phương tiện để quảng cáo
hiện nay la: Truyền hình, bảng hiệu, mạng xã hội, hội chợ triển lãm,...
+ Quan hệ công chúng: Là sự giao tiếp giữa doanh nghiệp với các chủ thể như:
tổ chức, khách hàng, chính phủ,... nhằm tạo ra hình ảnh và mối quan hệ tốt với họ.
Các hình thức quan hệ cơng chúng: Quan hệ với báo chí; Tổ chức họp báo; Soạn thảo
thơng cáo báo chí;...
+ Khuyến mãi: Là hình thức kích thích ngắn hạn để khách hàng mua những sản
phẩm của công ty. Một số hoạt động khuyến mãi như: Giảm giá, tặn voucher, bốc
thăm trúng thưởng,...

10


+ Bán hàng cá nhân: Là sự giao tiếp của nhân viên bán hàng với những khách
hàng tiềm năng nhằm mục đích bán sản phẩm thơng quan giới thiệu, truyền tải thông
tin và thuyết phục mua hàng.
+ Marketing trực tiếp: Là hoạt động sử dụng các công cụ như: Điện thoại, thư
từ, email,... để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình đến với khách hàng hàng.
Sự lựa chọn các phương tiện truyền thông được xác định thông qua những quyết
định là bằng cách nào để tạo ra sự nhận biết cho khách hàng mục tiêu. Khi công ty
kinh doanh lựa chọn đúng các công cụ, phương tiện truyền thơng thì sẽ giúp tiếp cận
đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
dịch vụ của công ty kinh doanh.
1.2.3.5. Giải pháp marketing con người
Yếu tố con người trong giải pháp marketing dịch vụ rất quan trọng. Sự thành
công trong hoạt động quản trị dịch vụ được gắn chặt với sự lựa chọn, huấn luyện, sự

động viên và quản lý con người. Yếu tố con người trong phối thức marketing dịch vụ
liên quan đến marketing nội bộ. Marketing nội bộ ngày càng được nhận thức cao
trong các công ty dịch vụ nhằm giúp cho sự thành công trong tiếp thị đến khách hàng
bên ngoài, marketing nội bộ hướng đến nhân viên là chủ yếu.
Yếu tố con người được thể hiện qua những đặc tính:
Tính hữu hình: Bao gồm các yếu tố về hình thức như cử chỉ, thái độ... và hình
ảnh của nhân viên trong cơng ty
Tính đáng tin cậy: Nhân viên có vai trị xác nhận những mong muốn và u cầu
riêng của khách hàng trong từng trường hợp, vì vậy một người cung cấp dịch vụ tốt là
người hỗ trợ được những mong muốn và yêu cầu của họ qua đó tạo được lịng tin đối
với khách hàng
Sự sẵn lịng đáp ứng: Những tố chất của từng nhân viên như: Phong cách, kỹ
năng, kinh nghiệm,... đóng vai trị to lớn trong quá trình cung ứng dịch vụ kịp thời
cho khách hàng.
Sự đảm bảo: Để tạo ra sự yênn tâm cho tất cả khách hàng thì mỗi nhân viên phải
hồn thành tốt nhiệm vụ của mình để từ đó khách hàng dẽ được trải nghiệm dịch vụ 1
cách tốt nhất
Sự thấu cảm: Nhân viên cần có khả năng giao tiếp tốt đồng thời có tư duy nhạy
bén và sự thấu cảm đối với khách hàng.
1.2.3.6. Giải pháp marketing quá trình cung ứng dịch vụ
Quá trình cung ứng dịch vụ được hình thành và được phục vụ cho khách hàng là
một yếu tố chính yếu trong giải pháp marketing dịch vụ. Quy trình liên quan đến các
trình tự, các cơng việc theo kế hoạch, kỹ thuật, các hoạt động và các công việc
11


thường ngày, sao cho một sản phẩm dịch vụ được phục vụ cho khách hàng. Quy trình
bao gồm những quyết định về cách cư xử giữa sự tham gia từ phía khách hàng và
quyền hạn xử lý từ phía nhân viên. Trong quy trình này nếu khách hàng nhận thấy
được chất lượng dịch vụ tốt, ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh thì cơng ty kinh

doanh sẽ càng có năng lực cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.
1.2.3.7. Giải pháp marketing bằng chứng vật chất
Bằng chứng vật chất được xem là môi trường vật chất của công ty dịch vụ.
Trong đó dịch vụ được tạo ra, làm gia tăng những yếu tố hữu hình của dịch vụ. Trong
kinh doanh dịch vụ, các cơng ty kinh doanh nên tìm kiếm những sự bù đắp cho yếu tố
vơ hình thơng qua việc cung cấp những hình ảnh vật chất để cũng cố sự định vị và
hình tượng. Bên cạnh đó là gia tăng các sản phẩm phụ. Bằng chứng hữu hình bao
gồm thiết kế bên ngồi và bên trong văn phịng, các trang thiết bị, cách bày trí, phong
cảnh, mơi trường xung quanh, cùng với những minh chứng hữu hình khác như ấn
phẩm, danh thiếp, trang phục nhân viên, trang web của cơng ty.
Bằng chứng hữu hình giúp cho việc định vị của một công ty dịch vụ và tạo ra
những hỗ trợ hữu hình đối với những trải nghiệm về dịch vụ được mong đợi. Thực tế,
trước đây các ngân hàng thường xây dựng văn phòng thể hiện bên ngồi, tiền sảnh và
các phịng ốc một cách cơng phu và trang hoàng, nhằm tạo ra một cảm giác về niềm
tin và sự vững chắc. Ngày nay, các ngân hàng đã đầu tư nhiều tiền vào việc xây dựng
thương hiệu, trang trí, kiến thức, thiết kế nội thất, đồng phục và lựa chọn màu sắc của
công ty, nhằm củng cố hình tượng mong muốn và định vị.”
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm Báo cáo Ngành nói riêng, có thể dựa vào
các tiêu chí sau:
+ Định tính:
 Chất lượng dịch vụ:
Chất lượng dịch vụ là một chỉ tiêu định tính, có tính khái qt cao và khó đánh
giá hơn so với chất lượng hàng hóa do tính chất vơ hình của nó. Chất lượng dịch vụ là
tiêu chuẩn đầu tiên trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của
công ty kinh doanh trên thị trường mục tiêu.
Tùy vào đặc điểm, tính chất của từng loại sản phẩm dịch vụ mà có các bộ tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng kèm theo. Tùy thuộc vào trình độ sản xuất của từng quốc
gia mà tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, đánh giá chất

lượng của sản phẩm dịch vụ nói chung vẫn thống nhất trên ba khía cạnh là đảm bảo
chất lượng đầu vào, đảm bảo quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng đầu ra.
12


 Giá trị thương hiệu của sản phẩm:
Uy tín và thương hiệu đã trở thành tiêu chí quyết định của mỗi doanh nghiệp vì
nó tác động trực tiếp đến q trình ra quyết định chọn lựa của khách hàng. Thương
hiệu thể hiện chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và thể hiện uy tín của mỗi doanh
nghiệp. Nó chính là hình ảnh, tượng trưng cho doanh nghiệp và ddppngf thời cũng
mang lại những lợi ích to lớn như:
– Tạo lịng tin cho khách hàng đối với tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp.
– Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường khi đã có
thương hiệu và uy tín.
– Tạo sự tự tin và tự hào cho mỗi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
một thương hiệu có uy tín.
– Tạo được sự thu hút nguồn nhân lực tài năng cho đội ngũ nhân viên của doanh
nghiệp.
+ Định lượng:
 Thị phần của sản phẩm dịch vụ: Thị phần là tiêu chí thể hiện vị thế cạnh
tranh sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Tiêu chí này được đo bằng tỷ lệ doanh thu
hay số lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng
doanh thu hay sản lượng tiêu thụ trên thị trường.
 Doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm dịch vụ: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp,
phản ánh kết quả kinh doanh nhưng đồng thời cũng phản ánh năng lực cạnh tranh sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Khi đánh giá chỉ tiêu này thông thường chủ đầu tư
xem xét lợi nhuận của sản phẩm dịch vụ qua nhiều năm (từ 3 – 5 năm), tính tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận hàng năm đồng thời kết hợp với việc đánh giá chỉ tiêu hoàn
thành trong năm.”

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp marketing nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của công ty kinh doanh.
1.3.1. Môi trường vĩ mô.
1.3.1.1. Môi trường nhân khẩu học
“Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số dựa vào các yếu tố như: Tỷ lệ
tăng trưởng, cơ cấu dân cư, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ văn hóa giáo dục... Để từ
đó doanh nghiệp sẽ xác định hướng đi chính xác hơn cho chiến lược tiếp thị sản phẩm
hoặc dịch vụ của họ, đồng thời luôn cập nhật nhanh nhất sự thay đổi của các nhóm
nhân khẩu học theo thời gian kha chịu ảnh hương của hoàn cảnh kinh tế, chính trị và
văn hóa, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phân bổ vốn cho quá
trình sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.”
13



×