Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Vở ghi Thẩm định dự án NEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 105 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
I. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
1. Khái niệm
• Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện

các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra
quyết định đẩu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.
• Các chủ thể thẩm định dự án:

- Nhà nước
- Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
- Nhà đầu tư
- Các đối tác liên quan
2. Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư
Dự án đầu tư phát triển cần thiết phải thẩm định trước khi tiến hành đầu tư bởi những lý do sau:
• Dự án đầu tư phát triển có những đặc điểm rất khác biệt so với các dự án đầu tư khác như:

- Dự án đầu tư phát triển thường đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn và số vốn đỏ sẽ nhằm ứ động
trong suốt quá trình đầu tư. Việc quyết định đầu tư sai lầm vào dự án có thể làm lãng phi, thất thoát
một lượng vốn đầu tư rất lớn. Đồng thời, việc quyết định đầu tư sai lầm vào một dự án cũng có thể
làm mất rất nhiều cơ hội đầu tư vào các dự án khác có khả năng sinh lời tốt hơn. Chính vì vậy, trước
khi quyết định đầu tư vào một dự án, cẩn phải cân nhắc rất kỹ càng. Việc cân nhắc kỹ càng chính là
việc cần phải thẩm định dự án trước khi tiễn hành đầu tư.
- Thời gian để triển khai thực hiện một dự án đầu tư phát triển thường rất dài. Do vậy, dự án đầu tư
thường gặp rất nhiều rủi ro. Để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư vào dự án cần phải xem
xét, cân nhắc và lường trước các rủi ro khi dầu tư vào dự án. Việc cân nhắc, xem xét trước khi tiến
hành đầu tư chính là việc cần phải thẩm định dự án trước khi tiến hành.
- Kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều các yếu tố không ổn định của tự
nhiên, kinh tế xã hội. Trong các yếu tố đó, có những yếu tố tác động đến dự án là yếu tố thuận lợi, có
những yếu tố tác động đến dự án là bất lợi. Để tận dụng tốt các yếu tố thuận lợi nhằm tạo cơ hội cho


dự án và hạn chế yếu tố bất lợi nhằm giảm thiểu rủi ro đối với dự án trước khi tiến hành, cần thiết
phải cân nhắc rất thận trọng trước khi triển khai dự án hay chính phải thẩm định dự án trước khi tiến
hành.
- Thành quả của các dự án đầu tư phát triển có gắn với hoạt động xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi
được tạo dựng và khai thác. Việc lựa chọn sai lầm địa điểm đối với những dự án này sẽ có thể ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng của của dự án. Do vậy, phải cân nhắc và thẩm định rất kỹ địa điểm thực
hiện dự án trước khi tiến hành.


- Thành quả của các dự án đầu tư phát triển sẽ để lại những giá trị sử dụng lâu dài nhưng cũng có thể để
lại những hậu quả nặng nề tiếu ra quyết định đầu tư sai lầm. Chính vì vậy, cần thiết phải thận trọng
trước khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển để tránh những tác hại nặng nề có thể xảy ra đối với nền
kinh tế và nhà đầu tư. Việc thận trọng trước khi tiến hành đầu tư chính là dự án sau khi được lập cần
phải được thẩm định khách quan để đánh giá lại một lần nữa hiệu quả dự án trước khi đầu tư.
• Khắc phục tính chủ quan của cơng tác lập dự án:

- Dự án được lập có thể mang quan điểm chủ quan của nhà đầu tư; nhà đầu tư dự án có thể sẽ cố gắng
lập ra những dự án mà bề ngồi có tính khả thi cao để thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền cấp
phép đầu tư cho dự án hoặc thuyết phục ngân hàng phê duyệt vốn vay cho dự án. Vì vậy, việc thẩm
tra nhằm xác định lại sự cần thiết phải đầu tư vào dự án cũng như tính khả thi của dự án là cần thiết
để đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế cũng như cho các bên có liên quan đến dự án.
- Dự án được lập có thể có những sai sót xảy ra. Vì vậy, việc kiểm tra nhằm phát hiện những sai sót
xảy ra trong quá trình lập dự án là cần thiết để dảm bảo tỉnh chính xác của dự án
II. MỤC DÍCH, VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Mục đích chung
Việc thẩm định dự án nhằm bác bỏ các dự án tồi và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao thơng qua
việc:
• Đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của dự án
• Đánh giá hiệu quả của dự án trên cả 2 góc độ: hiệu quả về tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự


án

• Đánh giá khả năng triển khai thực hiện dự án

2. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư
• Đối với Nhà nước:

Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Kế hoạch và đầu tư: Bộ Tài chính. Bộ Xây dựng; các Bộ quản
lý chuyên ngành; UBND cấp tỉnh – thành phố trực thuộc là các cơ quan được Chính phủ ủy quyền
thẩm định để quyết định đầu tư, cho phép đầu tư.
Với chức năng là cơ quan quản lý, điều phổi và giám sát các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế nên
việc thẩm định dự án có một vai trò rất quan trọng đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ
thể, vai trị của thẩm định dự án đầu tư đối với Nhà nước như sau:
- Giúp cho Nhà nước kiểm tra, kiểm soát sự tuân thủ theo pháp luật của dự án.
- Giúp Nhà nước đánh giá được tính hợp lý, khả thi và hiệu quả của dự án trên góc độ tồn bộ nền
kinh tế - xã hội.
- Giúp Nhà nước xác định được rõ những mặt lợi, mặt hại của dự án để có biện pháp khai thác, khống
chế, đảm bảo lợi ích quốc gia, pháp luật và quy ước quốc tế.


Tất cả những vai trò trên của việc thẩm định dự án đối với Nhà nước sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng về việc đầu tư vào dự án, chấp thuận sử dụng vốn đầu tư của
nhà nước đối với dự án hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án,
• Đối với các tổ chức tài chính:

Các tổ chức tài chính bao gồm: ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, các quỹ tài chính của các tổ
chức quốc tế... là những tổ chức có thể cung cấp và hỗ trợ vốn đầu tư cho dự án. Việc cung cấp và hỗ
trợ vốn này có thể vì mục tiêu phát triển xã hội nhưng cũng có khi đơn thuần vì mục tiêu kinh tế. Việc
cung cấp và hỗ trợ vốn đầu tư cho dự ăn của các tổ chức tài chính này cũng là chính là đầu tư để sinh
lời. Do vậy, việc thẩm định dự án trước khi cung cấp vốn cho dự án là rất quan trọng, bởi lẽ:

- Thẩm định dự án là cơ sở để các tổ chức tài chính xác dịnh số tiền vay, thời gian cho vay và mức thu
nợ hợp lý.
- Thẩm định dự án giúp cho các tổ chức tài chính đạt được các chỉ tiêu về an tồn và hiệu quả trong sử
dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn, nợ khó địi và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Tất cả những vai trị trên của việc thẩm định dự án đối với các tổ chức tài chính sẽ giúp cho các tổ chức
tài chính đưa ra quyết định tải trợ hoặc cho dự án vay vốn.
• Đối với nhà đầu tư:

Nhà dầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân, được giao trách nhiệm trực tiếp tổ
chức quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật. Là người sử dụng vốn, chủ thể đi vay
vốn hay người được ủy quyền để trực tiếp quản lý và sử dụng vốn
- Với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư cơng, thì nhà đầu tư là
• Đại diện cho cơ quan Nhà nước
• Các tổ chức chính trị xã hội
• Đại diện Ban quản lý dự án được chủ đầu tư ủy quyền trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư
• Bộ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
• Chủ tịch UBND các cấp
• Người đứng đầu cơ quan quản lý tài chính của Đảng, các cơ quan trung ương của các tổ chức

chính trị - xã hội

• Giám đốc, Tổng giảm đốc của các Tổng Công ty, doanh nghiệp
- Với các dự án sử dụng nguồn vốn khác: nhà đầu tư là chủ sở hữu vốn hay đại diện hợp pháp của

doanh nghiệp, công ty.

Với các nhà đầu tư thì việc lựa chọn một dự án đầu tư tốt và có tính khả thi sẽ giúp cho nhà đầu tư
tránh được sự lãng phi trong đầu tư và tối đa hóa được lợi ích mang lại từ hoạt động đầu tư của dự án.
Vì vậy, việc thẩm định dự án sẽ giúp cho nhà đầu tư xem xét cân nhắc lại các thông tin trong dự án
nhằm loại bỏ những sai sót có thể xảy ra và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao nhằm đưa ra

quyết định đầu tư chính xác.


3. Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư
3.1. Yêu cầu chung đối với hoạt động thẩm định
• Đảm bảo tính khách quan:

- Hoạt động thẩm định dự án cần phải được thực hiện độc lập và tách rời với hoạt động lập dự án đầu
tư. Người thẩm định dự án không được đồng thời là người lập dự án.
- Người thẩm định dự án được độc lập trong q trình đánh giá dự án, khơng bị chi phối hay rằng
buộc bởi cơ quan quản lý cấp trên và các mối quan hệ cá nhân.
• Đảm bảo tính khoa học: việc thẩm định dự án phải dựa trên các căn cứ pháp lý, các tiêu chuẩn, định

mức kinh tế - kỹ thuật rõ ràng, các số liệu tính tốn & dự báo chính xác, khoa học, cụ thể làm căn cứ
cho q trình thẩm định.
• Đảm bảo tính tồn diện: việc thẩm định dự án phải được thực hiện ở tất cả các nội dung của dự án và

thẩm định trên nhiều quan điểm.

• Đảm bảo tỉnh kịp thời: việc thẩm dự án phải đảm bảo thời gian thẩm định theo đúng quy định. Thời

gian thẩm định dự án có thể là thời gian theo quy định của pháp luật hoặc thời gian theo quy định do cơ
quan có chức năng thẩm định đặt ra.
• Đảm bảo tính pháp lý: Người ra quyết định đầu tư sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức tổ chức

thẩm định dự án và chỉ khi có kết quả thẩm định mới được ra quyết định đầu tư
3.2. Yêu cầu đối với cán bộ thẩm định

• Năm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của ngành đầu tư, của địa phương, các


quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.
• Am hiểu về ngành và lĩnh vực đầu tư của dự án

• Nắm được tỉnh hình sản xuất – kinh doanh, các quan hệ tải chính - kinh tế tỉn dụng của nhà đầu tư với

ngân hàng và ngân sách Nhà nước.

• Biết thu thập và xử lý thông tin thông qua việc khai thác số liệu trên thị trường; trong các báo cáo tài
chính của nhà đầu tư, số liệu của các dự án tương tự và thường xuyên thu thập, đúc kết xây dựng các
tiêu chuẩn, các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở khoa học phục vụ cho cơng tác thẩm định
• Biết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngồi ngành có liên

quan đến dự án trong q trình thẩm định.

• Phải biết sắp xếp, tổ chức cơng việc, có trách nhiệm đối với cơng việc và đặc biệt là phải có đạo đức

nghề nghiệp.

4. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư
• Nhóm nhân tố chủ quan:

- Cán bộ thẩm định: hoạt động thẩm định dự án là hoạt động chủ yếu được thực hiện bởi con người.
Cán bộ thẩm định sẽ là người kiểm tra, đánh giả dự án. Vì vậy, chất lượng của hoạt động thẩm định
phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ thẩm định.


- Thông tin thẩm định, tất cả các căn cứ để đưa ra các đánh giá và kết luận của dự án đểu phụ thuộc
rất nhiều vào nguồn thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định. Vì vậy, nguồn thơng tin phục
vụ cho q trình thẩm định khơng đầy đủ, thiếu chính xác sẽ dẫn đến các kết luận thẩm định khơng
xác đáng. Do vậy,

• Q trình thu thập thông tin cẩn phải dựa vào nguồn số liệu tin cậy, có sự kết hợp giữa nhà nước

với các cơ quan, công ty để thu thập được thông tin từ nhiều nguồn, nhiều chiều

• Thơng tin cần phải thu thập kịp thời. Cần phải xây dựng một hệ thống thơng tin cập nhật, chính

xác là u cầu cần thiết đối với cơng tác thẩm định.

• Việc xử lý thơng tin cần thận trọng, tỉ mĩ, câu nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định chính xác về

hiệu quả dự án.

- Công tác tổ chức thẩm định dự án; công tác tổ chức thẩm định dự án là nội dung cơng việc liên quan
đến việc sắp xếp quy trình thẩm định và bố trí nhân sự cho cơng tác thẩm định. Vì vậy, nếu như quy
trình thẩm định phức tạp, chồng chéo; việc bố trí nhân sự thẩm định khơng phù hợp với trình độ
chuyển mơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí, thời gian cũng như chất lượng của dự án được thẩm
định.
- Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác thẩm định việc thẩm định dự án địi hỏi cần phải có nguồn thơng
tin lớn và phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Vì vậy, các thiết bị hỗ trợ cho việc lưu trữ
thông tin, truy cập tìm kiếm thơng tin và những phẩn mềm ứng dụng cho công tác thẩm định là rất
cần thiết để đảm bảo việc thẩm định được thực hiện chính xác và nhanh chóng
- Thời gian thẩm định: thẩm định dự án là một quá trình xem xét, đánh giả cẩn trọng tất cả các nội
dung cũng như các vấn đề có liên quan đến dự án. Thêm vào đó, mỗi dự án lại có tính chất kỹ thuật
và tính đặc thù khác nhau, mỗi dự án lại liên quan đến các lĩnh vực và chun mơn khác nhau. Chính
vì vậy, việc thẩm định dự án thưởng tổn nhiều thời gian, công sức. Nếu thời gian quy định cho việc
thẩm định quả ít sẽ khơng đủ để đánh giá đầy đủ, chính xác dự án.
- Chi phi thẩm định: thẩm định dự án được thực hiện bởi cán bộ thẩm định. Lợi ích mà cán bộ thẩm
định được hưởng sau khi hồn thành cơng việc cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ
và kết quả của hoạt động thẩm định dự án.
• Nhóm nhân tố khách quan:

- Thông tin cung cấp từ nhà đầu tư: một trong những căn cứ quan trọng để thẩm định dự án là bản dự
án đầu tư cũng như những hồ sơ pháp lý, tải chính có liên quan đến nhà đầu tư và dự án. Tất cả những
tài liệu trên hầu hết đều do nhà đầu tư cung cấp. Nếu như nhà đầu tư không trung thực, cung cấp tài
liệu không chính xác và đầy đủ thì q trình thẩm định sẽ gặp rất nhiều khó khăn và các đánh giá
thẩm định cũng sẽ khơng chính xác.
- Sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội, dự án đầu tư là hoạt động đầu tư được lập cho tương lai.
Các số liệu trong dự án thường là các con số dự bảo, giả định. Vi dụ: giá bán sản phẩm dự kiến, ước
tính giả nguyên vật liệu đầu vào; ước tính mức cơng suất hàng năm của dự án.... Chính vì vậy, khi mà
mơi trường kinh tế, xã hội có sự thay đổi khơng lường trước dược như suy thối kinh tế, lạm phát, bất
ổn chính trị.... dẫn đến thực tế khi dự án đi vào hoạt động có thể khác xa so với con số dự bảo được


tính trong dự án. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các giả định được thiết lập sẵn
trong dự án và ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
- Sự thay đổi của cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước; tất cả các dự án đầu tư khi đi vào triển
khai thực hiện và vận hành đều phải tuân thủ các chính sách và quy định pháp luật của Nhà nước. Vì
vậy, khi chính sách và các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi dẫn đến căn cứ triển khai thực
hiện và hiệu quả thực tế của dự ăn cũng sẽ thay đổi.

CHƯƠNG III: CÔNG TÁC TỔ CHỨC THẢM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. CĂN CỨ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Hồ sơ dự án
Hồ sơ dự án là tài liệu không thể thiếu để thực hiện hoạt động thẩm định dự án. Hồ sơ dự án làm căn cứ
thẩm định dự án bao gồm:
• Dự án đầu tư báo cáo nghiên cứu khả thi gồm:

- Thuyết minh dự án:
• Sự cần thiết và mục tiêu của dự án:

- Đánh giá nhu cầu thị trường

- Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm, hình thức đeầu tư xây dựng cơng trình, địa điểm xây dựng,
nhu cầu sử dụng đất,
- Các điều kiện cung ứng các nguyên liệt, vật liệu và các yếu tố đầu vào
• Mơ tả quy mơ và diện tích xây dựng cơng trình, các hạng mục cơng trình:

- Hạng mục chinh. phụ
- Phân tích, lựa chọn các cơng trình kỹ thuật, cơng nghệ, cơng suất của dự án.
• Các giải pháp để thực hiện:

- Có phương án để giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Có phương án thiết kế kiến trúc đối với cơng trình
- Có phương án khai thác và sử dụng lao động.
- Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức thực hiện của dự án.
• Đánh giá tác động mơi trưởng, các giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an tồn quốc

phỏng

• Tổng mức đầu tư của dự án:

- Quy mô dự án
- Khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, tiến độ cung ứng vốn, nguồn nguy động
- Xem xét phương án hoàn trả vốn


- Các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.
- Thuyết minh thiết kế cơ sở gồm:
• Nội dung của thiết kế
• Tóm tắt thiết kế: tóm tắt cơng trình với quy hoạch, các số liệu về điều kiện tự nhiên, các danh mục

về tiêu chuẩn – quy chuẩn


• Thuyết minh về công nghệ phải giả thiết khái quát phương án công nghệ, sơ đồ công nghệ, danh

mục thiết bị công nghệ với các thơng số kỹ thuật chủ yếu

• Các bản thuyết minh về xây dựng thể hiện khái quát mặt bằng, các bản vẽ liên quan
• Bản vẽ thiết kế cơ sở:

- Bản vẽ công nghệ: thể hiện sơ đồ công nghệ và các thông số kỹ thuật
- Bản vẽ xây dựng
- Bản vẽ sơ đồ phịng chống cháy nổ
• Hồ sơ về nhà đầu tư gồm:

- Hồ sơ pháp lý là các tài liệu pháp lý để chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư khi tham gia đầu
tư vào dự án
- Hồ sơ tài chính là các tài liệu để chứng minh năng lực tài chính và khả năng cần vốn đầu tư cho dự
án của nhà đầu tư
• Khả năng huy động vốn và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện dự án

(đối với các dự án đầu tư cơng)
2. Căn cứ pháp lý

• Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của địa phương thực hiện dự án
• Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của địa phương và quy hoạch phát triển ngành đầu

tư của dự án.

• Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định (đối với các dự án phải xin chủ trương đầu

tư)


• Hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động đầu tư của dự án (bao gồm các văn bản

pháp lý chung và văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp dự án)

• Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật:

- Các quy phạm: quy phạm sử dụng đất khu đô thị, khu công nghiệp, quy phạm về tĩnh không trong
cầu cống, hàng không...
- Các tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cấp cơng trình tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn môi trưởng, tiêu chuẩn
công nghệ, kỹ thuật riêng của từng ngành.....


• Các quy ước và các thông lệ quốc tế đã được ký kết giữa các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ hoặc giữa

các quốc gia như:

- Các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhả nước với nhà nước (về hàng
không, hàng hải, đường sông...)
- Quy định của các tổ chức tài trợ vốn (WB, IMF, ADB...)
- Các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước
- Các quy định về thương mại: tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm....
3. Căn cứ vào thông tin điều tra thực tế và kinh nghiệm thực tiễn
Tất cả các số liệu trong dự án cần phải được kiểm tra tính xác thực. Vì vậy, thông tin điều tra thực tế
cùng với kinh nghiệm thực tiễn là một nguồn dữ liệu quan trọng để kiểm tra tính chính xác của các dữ
liệu được phản ánh trong dự án,
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Hội đồng thẩm định dự án
Đây là hình thức tổ chức thẩm định mà người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định
đầu tư tiến hành thành lập hội đồng thẩm định dự án.

Hội đồng thẩm định được thành lập gồm chuyên gia của các bộ ban ngành, các phịng ban có liên quan
hoặc am hiểu về dự án, cùng tiến hành xem xét đánh giá mọi khía cạnh của dự án hoặc chỉ một nội
dung quan trọng nào đó của dự án một cách thấu đáo để giúp người ra quyết định đầu tư được chính
xác.
Hội đồng thẩm định dự án được thành lập có thể ở cấp trung ương (hội đồng thẩm định Nhà nước), ở
cấp địa phương (hội đồng thẩm định cấp tỉnh) hoặc hội đồng thẩm định do các cơ quan, tổ chức thành
lập
• Hội đồng thẩm định Nhà nước. do Thủ tướng quyết định thành lập, bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư (hoặc Thứ trưởng được ủy quyền)
- Phó chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng: Đại diện lãnh đạo các Bộ ngành, các cơ quan liên

quan như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa học công nghệ. Bộ Tài nguyên
môi trường. UBND các tỉnh... do Thủ tướng quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch – Đầu tư
• Hội đồng thẩm định cấp tỉnh:
- Chủ tịch Hội đồng; Giảm đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư
- Phó Chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng: Đại diện lãnh đạo các Sở ban ngành liên quan
• Hội đồng thẩm định cấp Công ty:
- Chủ tịch Hội đồng: Tổng Giám đốc Giám đốc
- Phó Chủ tịch hội đồng: Phó Tổng Giám đốc Giám đốc
- Thành viên hội đồng: Trưởng phòng ban liên quan.


• Ưu điểm:

- Tập hợp được các chuyên gia có kiến thức chuyên môn, am hiểu về dự án
- Các nội dung của dự án được đánh giá đầy đủ, chi tiết và tồn diện.
• Nhược điểm:

- Thời gian thẩm định lâu
- Chi phí thẩm định lớn

- Phát sinh nhiều mâu thuẫn trong q trình thẩm định
• Ứng dụng: Hình thức này thường được sử dụng đối với các dự án có quy mơ vốn lớn, tính chất kỹ

thuật phức tạp và những dự án ảnh hưởng lớn tới môi trường, xã hội.
2. Cơ quan chuyên trách thẩm định dự án

Đây là hình thức tổ chức thẩm định mà người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ sử dụng ngay cơ
quan chun mơn có chức năng thẩm định đầu tư hoặc cơ quan quản lý hoạt động đầu tư của đơn vị
mình tiến hành thẩm định trước khi ra quyết định đầu tư. Những cơ quan chuyên môn này có thể là các
vụ, các bộ phận thẩm định chuyên trách ở các Bộ, Sở, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc ở các công ty.
Chẳng hạn như: Vụ giám sát và thẩm định đầu tư của Bộ Kế hoạch đầu tư; Phòng đấu thầu, thẩm định
và giám sát đầu tư dự án đầu từ của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội; phòng Quản lý đầu tư của Ban
quản lý các Khu cơng nghiệp Bắc Ninh.
• Ưu điểm:

- Hoạt động thẩm định dự án được chun mơn hóa
- Hoạt động thẩm định được triển khai nhanh khi có dự án cầu thẩm định.
• Nhược điểm: Các kết luận thẩm định có thể bị áp lực và chi phối bởi cơ quan quản lý cấp trên.
• Ứng dụng: Hình thức này được sử dụng để thẩm định các nhóm dự án, đặc biệt là các dự ăn sử dụng

nguồn vốn đầu tư cơng
3. Tư vấn thẩm định

Đây là hình thức tổ chức thẩm định mà người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ tiến hành lựa chọn
các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án để kỷ hợp đồng thẩm định
• Ưu điểm:

- Hoạt động thẩm định được chun mơn hóa cao.
- Kết quả thẩm định có độ chính xác tương đối cao do được lựa chọn nhà tư vấn am hiểu về lĩnh vực
đầu tư của dự án.

- Chi phi thẩm định hợp lý do được lựa chọn nhà tư vẫn có mức giá phù hợp,
• Nhược điểm: Trong trường hợp lựa chọn tổ chức tư vấn không phủ hợp có thể dẫn đến kết quả thẩm

định khơng xác đáng.


• Ứng dụng: Hình thức này thưởng được sử dụng để thẩm định các nhóm dự án hoặc một nội dung nào

đó của dự án.

III. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
Một số dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư công, trước khi được cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước thẩm định để ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần phải được phê
duyệt chủ trương đầu tư. Do vậy mà trước khi xem xét thẩm quyển thẩm định dự án đầu tư cần phải
xem xét thẩm quyền quyết định chủ trương dầu tư đối với một số dự án.
1. Đối với các dự án đầu tư công
Dự án đầu tư công là những dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn đầu tư cơng để thực hiện
dự án. Đối với loại hình dự án này thi hầu hết đều cần được phê duyệt chủ trương đầu tư trước khi trình
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thẩm định. Thẩm quyền thẩm tra, quyết định chủ trương đầu tư
đối với các dự án đầu tư công được thực hiện như sau:
Thẩm quyền
Quốc hội

Loại hình dự án
• Chương trình mục tiêu quốc gia
• Dự án quan trọng quốc gia
• Chương trình đầu tư cơng sử dụng vốn ngân sách trung ương

Chính phủ


• Dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị công lập

dành để đầu tư

• Dự án thuộc lĩnh vực quốc phịng, an ninh có mức độ tuyệt mật; Dự án sản xuất

Thủ tướng
chính phù

Người đứng
đầu các bộ, cơ
quan trung
ương

chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tổng Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng
nghệ cao.
• Dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung
ương quản lý.
• Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ nước ngồi (trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư cơng và
dự ăn do Quốc hội và Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư
• Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ khơng hồn lại trong
trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm
theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh,
tơn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện
Thủ tướng | Chính phủ cho phép sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình,
dự án khu vực
• Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu dài của các nhà tài trợ
nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư
• Dự án nhóm B và nhóm C sử dụng vốn đầu tư cơng do cơ quan, tổ chức minh


quản lý (trừ các dự án do Thủ tưởng quyết định chủ trương đầu tư);
• Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà | tải trợ nước ngoài do cơ
quan mình quản lý


Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh

Dự án nhóm A do địa phương quản lý (trừ dự án đã được Thủ tưởng quyết định
chủ trương đầu tư)

Chương trình, dự án nhóm B và nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao
Hội đồng nhân
gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp
dân các cấp
của địa phương thuộc cấp mình quản lý (trừ dự án do Thủ tướng quyết định chủ
(cấp huyện, xã)
trương đầu tư)
2. Đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) Thẩm quyền Quốc hội
Thẩm quyền
Quốc hội

Dự án PPP
Dự án quan trọng quốc gia
• Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính

Thủ tướng
chính phủ


Bộ trưởng, người
đứng đầu cơ quan
trung ương và các
cơ quan khác
Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh

phủ (đối với dự án đầu tư cơng)
• Dự án di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người
trở lên ở vùng khác
• Đầu tư xây dựng mới cảng hàng không, sân bay, nhà ga hành khách của cảng
hàng không cửa ngõ quốc tế
• Đầu tư xây dựng mới cảng biển, bến cảng chính thuộc cũng đặc biệt
• Có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên
Dự án PPP thuộc phạm vi quản lý (trừ các dự án do Quốc hội và Thủ tướng
quyết định chủ trương đầu tư)
Dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương (trừ các dự án do Quốc hội và
Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư)

3. Đối với các dục án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư khác
Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác thi một số loại hình dự án phải thơng qua chủ trương
đầu tư trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư này được thực hiện như sau:
Thẩm quyền

Loại hình dự án


• Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng


Quốc hội

nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
- Nhà máy điện hạt nhân
- Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta
trở lên; rừng phòng hộ dầu nguồn từ 50 héc ta trở lên rừng phịng hộ chắn gió,
chắn cát bay, chắn sóng, lẫn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên;
rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên
• Sử dụng đất có u cầu chuyển mục đích sử dụng đất trống lúa nước từ hai vụ
trở lên với quy mơ từ 500 héc ta trở lên
• Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên
ở các vùng khác
• Dự án có u cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội
quyết định.


• Dự án không phân biệt nguồn vẫn thuộc một trong các trường hợp sau:

Thủ tưởng
chính phủ

UBND cấp tỉnh

- Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền
núi và 20.000 người trở lên ở vùng khác
- Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay: dường cất hạ cánh
của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng khơng quốc
tế, nhà ga hàng hóa của cảng hàng khơng, sân bay có cơng suất từ 01 triệu
tấn/năm trở lên;

- Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng
không
- Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc
biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tưtừ 2.300 tỷ đồng trở lên
thuộc cảng biển loại là
- Dự án đầu tư chế biến dầu khi
- Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nơ (casino), trừ kinh doanh trị
chơi điện tử có thưởng đánh cho người nước ngoài
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị
trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mơ sử dụng đất từ 50 ha trở lên
hoặc có quy mơ dưới 50 hạ nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại
khu vực đơ thị; dự án đầu tư có quy mơ sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có
quy mơ dưới 100 ha nhung quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực
không phải là đô thị: dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân
số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền cơng nhận là di
tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu cơng nghiệp, khu
chế xuất.
• Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
viễn thơng có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
• Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trưởng đầu tư của từ
02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên
• Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết
định đầu tư của Thủ tưởng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
• Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua dấu

giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khơng thuộc diện phải
có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp

luật về đất đai;
• Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị
trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mơ sử dụng đất dưới 50 ha và có quy
mơ dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị dự án đầu tư có quy mơ sử
dụng đất dưới 100 ha và có quy mơ dân số dưới 10.000 người tại khu vực
không phải là đô thị dự án đầu tư không phân biệt quy mơ diện tích đất dân số
thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án
quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt


• Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh san gon (golf)
• Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, xã phương, thị trấn
ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phịng, an ninh

Ban quản lý
khu công nghiệp, Các dự án tương tự do UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư ở mục a, b, d
khu chế xuất,
được thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
khu công nghệ cao, kinh tế phù hợp với quy hoạch được duyệt.
khu kinh tế

Các dự án đầu tư trên sau khi được thông qua chủ trương đầu tư thi nhà đầu tư sẽ tiến hành triển khai
thực hiện dự án sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư
IV. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
1. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư cơng
• Các dự án đầu tư công là những dự án mà thông thưởng vốn đầu tư cần huy động cho việc thực hiện

dự án là rất lớn. Đối với loại hình dự án này, việc bố trí và cản đối đủ vốn thực hiện dự án là rất quan

trọng. Do vậy, đối với nhóm dự án này, việc thẩm định được tiến hành với 2 nội dung sau:
- Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án.
- Thẩm định dự án đầu tư.
• Thẩm quyền thẩm định 2 nội dung này được quy định cụ thể như sau:
- Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án đầu tư cơng

Chủ trì thẩm định

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Người đứng đầu Bộ, cơ quan
trung ương giáo cơ quan
chuyên quản lý đầu tư công
chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan thẩm định
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
cấp (huyện, xã) giao cơ quan
chun mơn quan lý đầu tư
cơng chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan thẩm định

Loại hình dự án
• Chương trình mục tiêu quốc gia.
• Dự án quan trọng quốc gia,
• Chương trình đầu tư cơng do Chính phủ quyết định chủ trương
đầu tư.
• Chương trình, dự án đầu tư cơng do Thủ tướng Chính phủ quyết
định chủ trương đầu tư
Dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cơ quan minh quân lý trong
phạm vi tổng số vốn đầu tư cơng trung hạn đã được Thủ tướng

Chính phủ thông báo cho giai đoạn sau và tổng mức vốn đầu tư
công trung hạn được Quốc hội quyết định cho Bộ, cơ quan Trung
ương trong giai đoạn trung hạn đang thực hiện (trừ các dự án do Bộ
Kế hoạch và đầu tư thẩm định)
Chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư cũng thuộc cấp minh quản
lý trong phạm vi tổng số vốn đầu tư công trung hạn đã được Thủ
tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền thơng báo cho giai đoạn
sau và tổng mức vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội, Hội
đồng nhân các cấp quyết định cho địa phương.

- Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công


Cùng với việc phân cấp trách nhiệm về thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho
dự án thi thẩm quyền thẩm định dự án được phân định như sau:
Thẩm quyền thẩm định dự án

Loại hình dự án

Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập

Dự án quan trọng quốc gia

Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyện môn quản lý về đầu tư công do người
đứng đầu các Bộ, cơ quan trung ương. Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp
(huyện, xã)
Cơ quan chuyên môn về xây dựng (Bộ Xây dựng, Sở xây dựng: phòng quản lý
xây dụng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ban quản lý khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế)


Dự án khơng có
cấu phần xây dựng
Dự án có cấu phần
xây dựng

Bộ Kế hoạch –
Đầu tư thẩm định

Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tải trợ nước ngồi trong
lĩnh vực an ninh, quốc phịng, tơn giáo (không phải dự án quan trọng quốc gia)

Người dùng đầu
cơ quan chủ quan

Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay tru dãi của các nhà tài trợ nước ngồi thuộc
thẩm quyền quyết định của cơ qn mình

2. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)
Thẩm quyền thẩm định dự án

Loại hình dự án

Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ Dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương
thành lập trên cơ sở đề xuất của Bộ Kế hoạch – Đầu tư đầu tư
Hội đồng thẩm định liên ngành

Dự án do Thủ tướng chấp thuận chủ trường đầu tư

• Hội đồng thẩm định cấp cơ sở Dự án do Bộ trưởng, người dùng dầu cơ quan trung ương, cơ quan
khác. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư

• Giao đơn vị trực thuộc

Hội đồng thẩm định dự án PPP được phép thuê tư vẫn có đủ năng lực, kinh nghiệm hỗ trợ thực hiện
công tác thẩm định.
3. Thẩm quyền thẩm định đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư khác
Đối với các dự án đầu tư khác thuộc diện phải thẩm định để xin quyết định chủ trương đầu tư thì thẩm
quyền thẩm định dự án được quy định như sau:
Thẩm quyền thẩm định dự án
Hội đồng thẩm định Nhà nước
do Thủ tưởng Chính phủ thành lập

Loại hình dự án
Dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư

Bộ Kế hoạch – Đầu tư đầu tư thẩm định dự án
trên cơ sở lấy ý kiến thẩm định chuyên ngành
của các cơ quan Nhà nước có liên quan

Dự án do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư

Cơ quan đăng ký đầu tư thẩm định dự án chủ
trên cơ sở lấy ý kiến thẩm định chuyên ngành
của các cơ quan Nhà nước có liên quan

Dự án do UBND chấp thuận trương đầu tư


Ghi chú:
• Cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu
kinh tế đối với các các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp. Khu chế xuất, Khu cơng nghệ cao, Khu

kinh tế.
• Cơ quan đăng ký đầu tư là Sở Kế hoạch & Đầu tư của tỉnh đối với các dự án đầu tư ngồi Khu cơng
nghiệp, Khu chế xuất. Khu cơng nghệ cao, Khu kinh tế
• Đối với các dự án không thuộc diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký dầu tư

là cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án.

- Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế: đối với các dự
án thực hiện trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế.
- Sở Kế hoạch và đầu tư: đối với dự án được thực hiện ngồi Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất, Khu
công nghệ cao, Khu kinh tế
- Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án hoặc nơi nhà dầu tư đặt hoặc dự kiến đặt
văn phòng điều hành để thực hiện dự án đối với các dự án sau:
• Dự án được thực hiện từ 2 tỉnh thành phố trở lên;
• Dự án được thực hiện ở cả trong và ngồi ngồi Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất, Khu cơng nghệ

cao, Khu kinh tế.

• Dự án đầu tư được thực hiện trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Khu kinh

tế, nơi chưa thành lập Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh
tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu
kinh tế,
V. THẨM QUYỀN THẨM TRA THIẾT KẾ CƠ SỞ CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH

Dự án đầu tư được thực hiện có thể liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Để
đảm bảo các giải pháp kỹ thuật của dự án có tính khả thi, mỗi lĩnh vực đầu tư của dự án khi được thẩm
định cẩn phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Thẩm quyền tham gia đóng góp ý
kiến cho các giải pháp kỹ thuật của dự án được quy định như sau:

• Các Bộ quản lý chuyên ngành sẽ thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án quan trọng quốc gia và dự án

nhóm A thuộc các lĩnh vực đầu tư do Bộ minh quản lý. Cụ thể:

- Bộ công thương: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực như cơ khí, luyện kim;
diệu (nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biển áp); năng lượng mới; năng lượng tái tạo; đầu khi;
hoá chất (bao gồm cả hoá được); vật liệu nổ công nghiệp: hầm mỏ; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp
thực phẩm, công nghiệp chế biển khác.
- Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực
nông nghiệp & phát triển nông thôn như nông nghiệp, lâm nghiệp; diêm nghiệp, thuỷ sản; thuỷ lợi và
phát triển nông thôn.


- Bộ giao thông vận tải; thẩm tra thiết kể cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, vận
tải (gồm cả đường bộ, đường thủy nội địa).
- Bộ xây dựng: thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực cơng trình dân dụng (nhà
ở và cơng sở), cơng trình cơng nghiệp vật liệu xây dựng và cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị (hẻ.
đường đơ thị, cấp nước, thốt nước, chiếu sáng, cơng viên cây xanh, rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ
xe trong đô thị)
- Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an: thẩm định thiết kế cơ sở đối với các cơng trình xây dựng thuộc lĩnh vực
quốc phịng, an ninh
• Các Sở quản lý chuyên ngành sẽ thẩm tra thiết kế cơ sở của các dự án nhóm B, nhóm C thuộc các

lĩnh vực đầu tư do Sở minh quản lý

VI. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN
1. Đối với dự án đầu tư công
Thẩm quyền

Thủ tướng


Người đứng đầu Bộ,
cơ quan trung ương

Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện, cấp xã

Loại hình dự án
• Chương trình mục tiêu quốc gia; dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc
hội quyết định chủ trương đầu tư
• Chương trình đầu tư cơng đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu

• Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đài của các nhà tải
trợ nước ngồi trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, tơn giáo và các chương
trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ
• Quyết định dầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư
công thuộc thẩm quyền quản lý, trú dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều
này
• Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm
B, nhóm C quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan trực thuộc
• Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
chủ trương đầu tư
• Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý
• Chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định

chủ trương đầu tư
• Dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý


2. Dự án PPP
Thẩm quyền
Thủ tướng

Loại hình dự án
Dự án quan trọng quốc gia


• Dự án di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên

ở vùng khác;
• Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổng
mức đầu tư tương đương dự án | nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công,
Bộ trưởng, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
người đứng
• Đầu tư xây dựng mới: càng hàng khơng, sân bay; dường cất hạ cánh của cảng hàng
đầu cơ quan
không, sân bay: nhà ga hành khách | của cùng hàng khơng quốc tế; nhà ga hàng hóa
trung ương,
của cảng hàng khơng, sân bay có cơng suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên
cơ quan
• Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt bến cảng,
khác
khu bến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm Á
theo quy định của pháp luật về đầu tư cơng
• Dự án PPP trong phạm vi quản lý do Bộ trưởng, người dứng đầu cơ quan trung
ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư
• Dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương thuộc các lĩnh vực sau:

- Dự án di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên

ở vùng khác
- Dự án sử dụng vốn ngân sách trung trong do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có
tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về dầu tư
công, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
Chủ tịch Ủy
ban nhân
- Đầu tư xây dựng mới cảng hàng không, sân bay đường cất hạ cánh của cảng hàng
dân cấp tỉnh
không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa
của cảng hàng khơng, sân bay có cơng suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên
- Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt bắn cảng,
khu bến cảng thuộc cảng biển loại 1 có tổng mức đầu tư tương dương dự án nhóm A
theo quy định của pháp luật về đầu tư cơng
• Dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trường đầu tư
VII. PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN Ở NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Phân định trách nhiệm thẩm định dự án
Việc phân định trách nhiệm thẩm định dự án sẽ khác nhau đối với từng Ngân hàng thương mại tùy
thuộc vào đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng đó. Dưới đây là quy định về phân định trách nhiệm
thẩm định của một Ngân hàng thương mại
Thứ
tự

Nội dung
công việc thẩm định

Cán bộ thực hiện

Nhiệm vụ thực hiện


1

Thẩm định hồ sơ vay vốn

Cán bộ thẩm định
(1 người)

Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ →
Lập báo cáo cho trưởng phịng tín dung

2

Thẩm định tính pháp lý
khách hàng vay vốn

Cán bộ thẩm định
(2 người)

Kiểm tra về lịch sử hình thành, tồn tại | của
doanh nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp
→ Lập báo cáo cho trưởng phịng tín dụng


3

Thầm định năng lực tải
chính doanh nghiệp

Cán bộ thẩm định
(2 người)


Lập các bảng tính tốn tổng tài sản của doanh
nghiệp mà lập báo cáo cho trưởng phòng tin
dụng

4

Thẩm định dự án đầu tư

Cán bộ thẩm định
(2 người)

Bao gồm các công việc kiểm tra khía cạnh
pháp lý, thị trườngm kỹ thuật, tài chính, phân
tích độ nhạy của dự án → Lập báo cáo cho
trường phịng tín dụng

5

Thẩm định tài sản đảm
bảo của dự án

Cán bộ thẩm định
(1 người)

Kiểm tra tính pháp lý của tài sản đảm bảo,
tính tốn, định giá giá trị của tài sản đảm bảo
đó → Lập báo cáo cho trưởng phịng tín dụng

6


Tổng hợp các kết quả ở
bước 1-5

Trưởng phịng tín
dụng (1 người)

Trưởng phịng tín dụng tập hợp các kết quả
lại thành tờ trình thẩm định để gửi lên ban tín
dụng hoặc hội đồng tín dụng

2. Thẩm quyền phê duyệt dự án
• Đối với dự án nhỏ, vay từ 2 tỷ đồng trở xuống và có tài sản thế chấp, bảo lãnh thổ chỉ thành lập ban

tin dụng, ban tín dụng sẽ chịu trách nhiệm thẩm định lại và phê duyệt cho vay vốn dự án. Ban tin dụng
bao gồm các thành viên sau:
- Giám đốc Chi nhánh
- Phó Giám đốc chi nhánh
- Trưởng phịng khách hàng doanh nghiệp
• Đối với những dự án lớn, phức tạp, vay trên 2 tỷ đồng thì thành lập hội đồng tín dụng để xem xét,

thẩm định dự án, sau đó mới quyết định hoặc từ chối phê duyệt cho dự án vay vốn. Hội đồng tín dụng
bao gồm các thành viên sau:
- Giám đốc vùng
- Phó Giám đốc vùng
- Giám đốc chi nhánh
- Phó Giám đốc chi nhánh
- Trưởng phịng khách hàng doanh nghiệp
VIII. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư cơng

1.1. Quy trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia


Quy trình thẩm định chi tiết đối với các dự án quan trọng quốc gia được thực hiện cụ thể như sau:
• Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự
án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tưởng Chính phů:
• Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để
thẩm định dự án;
• Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung của dự án theo quy định
• Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bảo cáo cơ quan
chủ quản thông qua; gửi Hội đồng thẩm định nhà nước
• Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dầu tư dự án.
1.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư cơng khơng có cấu phần xây dựng



×