Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Quyền con người, tuyên ngôn thế giới về quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.6 KB, 34 trang )

Phần 1
Chương 1
Quyền con người, tuyên ngôn thế giới về quyền con người
Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Tất cả các quốc gia,
dân tộc, đều có những đóng góp vào giá trị đó. Quyền con người gắn liền
với bản chất con người và lịch sử loài người, gắn liền với các cuộc đấu
tranh chống áp bức về chính trị - tinh thần, chống bóc lột lao động, chống
chiến tranh xâm lược, chống thảm họa tự nhiên và chống sự suy thoái về
đạo đức lối sống của chính con người.
Trong lịch sử lâu dài của mình, thế kỷ XX là thế kỷ mà loài người
đã trải qua những biến động dữ dội nhất, đau thương nhất, đồng thời cũng
là thế kỷ của những tiến bộ vượt bực trong sự nhận thức và cải tạo xã hội,
cải tạo và thích ứng với tự nhiên. Các cuộc cách mạng xã hội rung chuyển
các châu lục, hình thành nhiều hệ thống chính trị xã hội, khai sinh hàng loạt
các nền độc lập dân tộc. Các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại trên các lĩnh vực năng lượng, sinh học..., đặc biệt là khoa học và công
nghệ thông tin..., có thể nói đã mở ra một nền văn minh mới với những cơ
hội và thách thức đối với nhân loại. Điều đáng tiếc là, sau nửa thế kỷ ra đời
Bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trên hành tinh chúng ta vẫn
đang tồn tại những sự vi phạm về nhân quyền một cách hệ thống và phổ
biến. Đó là tệ nạn phân biệt đối xử - nhất là đối với phụ nữ; tình trạng bất
bình đẳng về kinh tế - nhất là sự phân cực nghèo đói trong mỗi quốc gia
cũng như giữa các khu vực trên thế giới; đó là sự suy thối mơi trường sinh
thái ngày càng gia tăng; đó là nguy cơ tái chạy đua vũ trang hạt nhân trong
khu vực và toàn cầu. Gần đây nhân loại lại đang phải đối diện với chủ
nghĩa dân tộc vị kỷ và chủ nghĩa khủng bố quốc tế với quy mơ và tính chất
ngày càng lớn và nguy hiểm. Những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong
việc xây dựng các nguyên tắc và chuẩn mực pháp luật quốc tế đang đứng
trước nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, thế kỷ XX cũng là thế kỷ của độc lập dân
1



tộc, thế kỷ của các quốc gia, dân tộc ngày càng xích lại gần nhau hơn.
Nhân loại ngày càng ý thức rõ rằng, có nhiều vấn đề mà mỗi quốc gia, dân
tộc khơng thể tự mình giải quyết được, rằng hành tinh là cái nôi chung và
hết sức mỏng manh của tất cả các dân tộc. Sự tồn tại và phát triển của mỗi
quốc gia, dân tộc một phần quan trọng tùy thuộc vào sự ổn định về chính
trị, kinh tế, xã hội quốc tế.
Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử, có truyền thống văn
hiến, thời nào cũng có cách quản lý xã hội dựa trên tinh thần tơn trọng lợi
ích cộng đồng, nhân đạo và khoan dung. Tuy nhiên, mỗi khi mất nước thì
các quyền con người lại bị trà đạp. Dưới chế độ thực dân, phong kiến, nhân
dân ta, không kể giai cấp, tầng lớp nào đều không được hưởng các quyền
con người. Chỉ đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, với chế độ dân
chủ cộng hòa và xã hội XHCN nhân dân ta mới được hưởng các quyền
con người.
Cách đây trên một phần hai thế kỷ, ngày 10 tháng 12 năm 1948 Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người(1)(1), đây là một sự kiện chính trị trọng đại của cộng đồng nhân loại.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Liên Hợp Quốc - tổ chức quốc tế rộng rãi nhất,
mặc dù vẫn còn nhiều sự khác biệt và bất đồng giữa các quốc gia thành
viên đã nhất trí thơng qua văn kiện quan trọng này, khẳng định phẩm giá
vốn có và các quyền cơ bản của con người như là những chuẩn mực và mục
tiêu chung mà nhân loại phải vươn tới, như là những nghĩa vụ cao cả mà tất
cả các chính phủ phải có trách nhiệm thực hiện. Sự ra đời của Tuyên ngơn
là một bước đột phá quan trọng, quốc tế hóa những giá trị nhân quyền
mang tính quốc gia, đồng thời tạo lập cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền
con người trên phạm vi quốc tế.
Hơn một nửa thế kỷ qua, mặc dù chưa phải là hồn thiện, Tun
ngơn vẫn giữ nguyên giá trị to lớn của một văn kiện quốc tế về đạo lý,
chính trị và pháp lý. Theo thời gian, uy tín và ảnh hưởng của Tuyên ngôn

(1)(1)

Từ đây gọi tắt là Tuyên ngôn.

2


ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển của Liên Hợp Quốc (1)(1). Tuyên
ngôn đã được dịch ra trên 300 ngơn ngữ khác nhau trên thế giới. Có thể
nói, cùng với Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền
con người là văn kiện quan trọng nhất, phổ biến nhất thế giới.
I. quyền con người

1. Nguồn gốc lịch sử và sự phát triển của quyền con người
Nhiều cơng trình nghiên cứu hiện đại cho rằng tư tưởng về quyền
con người xuất hiện rất sớm, cả ở phương Tây và phương Đông.
ở phương Tây, từ thời cổ đại, Hamurabi, người sáng lập ra nhà
nước Ba-bi-lon, đã nói rằng "công lý bùng nổ để ngăn chặn kẻ mạnh làm
hại người yếu". Spác-ta-quýt, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của những
người nơ lệ cũng đã nói rằng, những người nơ lệ có quyền chống lại áp bức.
ở phương Đơng, cách đây 300 năm Mạnh Tử - một học giả lớn của Trung
Quốc - đã từng nói: Cá nhân con người là quan trọng, nhân cách của vua
chúa là ít quan trọng hơn... Tuy nhiên, chế định quyền con người chỉ gắn
với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. ở thời đại tư bản chủ nghĩa, cơ cấu
tam quyền phân lập, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, kinh tế hàng hóa
và cơ chế thị trường đã đem lại một bước tiến lớn về quyền con người,
đồng thời đã làm nảy sinh những vấn đề mới về nhân quyền. ở nhiều quốc
gia phương Tây vào thế kỷ XVII, XVIII đã ra đời nhiều học thuyết về nhân
quyền. Những nhà tư tưởng lớn như: Spinoza (1632 - 1677), Locke (1632 1704, Kant (1724 - 1804), Montesquieu (1689 - 1755), Rousseau (1712 1778), C.Mác (1818 - 1883)... đã đưa ra những quan niệm sâu sắc về quyền
con người. Trường phái Pháp luật tự nhiên cho rằng, quyền con người là

một loại quyền đặc biệt, đó là quyền tự nhiên vốn có của con người, và
quyền này phải được xếp "cao hơn pháp luật của nhà nước". Theo Locke,
quyền tự nhiên bao gồm: Quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu tài sản.
Cũng trong thời gian này pháp luật về quyền con người đã có
những bước phát triển quan trọng.
(1)(1)

Từ 58 thành viên vào năm 1946, nay đã lên tới 191 thành viên.

3


ở Anh, sau cuộc Cách mạng dân chủ tư sản (1689), nhà nước đã thông
qua "Luật về các quyền", thừa nhận nhiều quyền cơ bản của con người.
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ 1776 đã đồng thời khẳng định quyền độc
lập dân tộc và quyền con người. Tuyên ngôn ghi: "Tất cả mọi người sinh ra
đều có quyền bình đẳng...; trong những quyền ấy có quyền được sống,
quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc" (1)(1). ở Pháp, "Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền" được Quốc hội thông qua vào năm 1789, như
là thành quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ qn
chủ chun chế. Tun ngơn này có thể nói là một trong những văn kiện
quốc tế đã đề cập tới nhiều nguyên tắc và chuẩn mực trên lĩnh vực nhân
quyền như: "Tất cả mọi người sinh ra phải được tự do và bình đẳng về
quyền lợi". Mọi người phải có quyền được "đảm bảo an ninh và chống áp
bức"; "tự do bao gồm quyền có thể làm mọi điều không gây hại cho người
khác"; "pháp luật là sự biểu hiện ý chí chung". "Mọi cơng dân đều bình
đẳng trước pháp luật...". Mặc dầu vậy, sau các Tuyên ngôn, Hiến pháp ra
đời từ những cuộc cách mạng dân chủ tư sản vẫn cịn nhiều bất cơng và bất
bình, trước hết là đối với chủng tộc da màu, với phụ nữ, với những người
nghèo và với người dân ở các thuộc địa.

Dựa trên triết học duy vật biện chứng, một mặt C. Mác khẳng định
những giá trị tự nhiên vốn có của con người, mặt khác Mác cho rằng những
giá trị xã hội của con người, quyền con người là một sản phẩm mang tính
lịch sử gắn liền với những chế độ chính trị, kinh tế nhất định. Theo Mác
mặc dù CNTB đã đem lại một bước tiến lớn lao về quyền con người, song
trong xã hội TBCN quyền con người vẫn còn rất nhiều hạn chế. Mác cho
rằng bảo đảm các quyền con người có nghĩa là giải phóng con người thốt
khỏi mọi sự tha hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển "tự do của tất cả mọi
người". Mác viết: "Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người" (2)(2). Đây là một tư tưởng lớn về nhân
quyền đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
(1)(1)
(2)(2)

Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb CTQG, H. 1998, tr. 9.
C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyền tập (6 tập), tập 1, Nxb Sự thật, H. 1980, tr. 569.

4


Sau Cách mạng tháng Mười, năm 1918, Hiến pháp Liên bang Cộng
hịa XHCN Xơ viết Nga, sau đó là Hiến pháp Liên bang Cộng hịa XHCN
Xơ viết - (Liên Xơ) ra đời năm 1936. Đây là hai văn kiện đầu tiên của hệ
thống XHCN, đánh dấu một quan niệm mới về quyền công dân, quyền con
người, quyền của các dân tộc. Lần đầu tiên quyền bình đẳng giữa các dân
tộc được khẳng định trong một văn kiện pháp luật quốc gia. Quyền dân chủ
được thực hiện ngay, khơng có một sự hạn chế nào về giới, cũng như về tài
sản. Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được nhà nước bảo đảm. Lần đầu
tiên quyền bảo trợ xã hội được khẳng định trong pháp luật quốc gia.
Sau chiến tranh thế giới thứ II (1945), sự ra đời của Liên Hợp Quốc,

đánh dấu một bước quan trọng, đi lên về quyền con người. Từ đây quyền
con người đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, trở thành một bộ phận quan
trọng trong pháp luật quốc tế. Những nguyên tắc cơ bản, các chuẩn mực về
các quyền và tự do của con người trên các mặt dân sự, chính trị, kinh tế, xã
hội và văn hóa cùng với cơ chế quốc tế, bao gồm các điều ước và các tổ
chức nhân quyền ra đời, bảo đảm cho các quyền con người được thực hiện
ngày càng hiệu quả.
Truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta là cơ sở quan trọng
trong việc xây dựng pháp luật bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong
lịch sử thành văn, bộ "Luật Hình" ra đời vào triều Lý, (năm 1042) đã ghi
nhận nhiều quyền con người, như cấm mua bán, bắt làm nô lệ đàn ông từ
18 tuổi trở lên. Bộ luật "Quốc triều hình luật", cịn gọi là bộ luật "Hồng
Đức" được Lê Thánh Tơng ban hành (vào năm 1483) có tới 712 điều, bao
gồm các lĩnh vực hình sự, dân sự, hơn nhân gia đình, tố tụng... được trình
bày bằng quy phạm hình sự. Bộ luật này là một đỉnh cao về tư tưởng nhân
quyền của dân tộc ta trong chế độ phong kiến. Giáo sư Oliver Oldman, chủ
nhiệm khoa luật Đông á, Trường Đại học Luật Harvard (Mỹ) đã nhận xét
rằng: "Bộ luật nhà Lê của Việt Nam truyền thống là một cơng trình bất hủ
của vùng Đại Đơng á... trong đó có nhiều điều có thể so sánh về mặt chức
năng với những quan điểm pháp luật ở phương Tây cận đại"(1)(1).
(1)(1)

Olio Univesity Press Athens, Ohio, London, 1987, VIII.

5


Tun ngơn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và cơng bố
trước tồn thế giới ngày 2-9-1945 là một đỉnh cao chói lọi về tư tưởng
chính trị cách mạng nói chung và tư tưởng nhân quyền nói riêng.

Những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trên thế giới chẳng những đã
được kế thừa mà còn được phát triển lên một tầm cao mới, đó là quyền của
các dân tộc bị áp bức, đấu tranh giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.
Lần đầu tiên quyền của dân tộc được trình bày một cách khoa học gắn liền
với chế độ dân chủ cộng hịa, với quyền cơng dân và quyền con người.
Nhiều tư tưởng của Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta đã được khẳng định
trước "Tuyên ngôn thế giới về quyền con người".
Như vậy là lịch sử tư tưởng nhân quyền trên thế giới và Việt Nam
là một dòng chảy liên tục. Cứ mỗi thời đại, tư tưởng đó lại vươn tới những
nấc thang mới, cao hơn. Tôn trọng quyền và tự do của con người là thành
quả chung của tất cả các quốc gia dân tộc là giá trị cao đẹp nhất mà nhân
loại đã tạo dựng nên như là cốt lõi của các nền văn minh mà ngày nay nhân
loại cần trân trọng và bảo vệ.
2. Về khái niệm quyền con người
Với tư cách là một phạm trù đạo đức, quyền con người được xem
như một giá trị xã hội cơ bản vốn có của con người. Hạt nhân của quan
niệm nhân quyền là tinh thần nhân đạo và sự tôn trọng nhân phẩm của con
người, đồng thời xem đó là giá trị vốn có và bình đẳng đối với tất cả mọi
người. Khái niệm quyền con người theo nghĩa rộng đòi hỏi người ta phải
đối xử với nhau trên tinh thần đồng loại, phải giúp đỡ lẫn nhau lúc khó
khăn, phải chia sẻ, cảm thông đối với những số phận không may mắn, hay
những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, phải ngăn ngừa kẻ mạnh ức hiếp
người yếu, phải khoan dung độ lượng đối với những người lầm lỡ, phạm
tội.
Sự tôn trọng nhân phẩm của con người, được quan niệm rằng, ở
mỗi người đều phải được bảo đảm những điều kiện vật chất tối thiểu để
6


sống như một con người, cùng với tự do như là những cái vốn của họ ngay

từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Quan niệm này là di sản chung của tất
cả các dân tộc, không phân biệt sự khác biệt về chế độ chính trị và đặc trưng
văn hóa.
Ngày nay, những giá trị xã hội vốn có của con người đang đứng
trước những thách thức mới, đó là sự tha hóa trên nhiều phương diện, trong
đó có sự tha hóa về đạo đức, lối sống như tình trạng chiến tranh và bạo lực
gia tăng đồng thời nguy cơ làm xói mịn, hủy hoại một cách khơng tự giác
cơ sở tự nhiên của chính con người trong các nghiên cứu và ứng dụng khoa
học, cấy ghép các bộ phận cơ thể và nhân bản con người...
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, với những cơ hội và thách thức mới,
những giá trị nhân văn của quyền con người cần phải được bảo vệ đồng
thời phải không ngừng mở rộng và nâng cao. Chính giá trị nhân đạo này là
cơ sở quan trọng nhất cho luật quốc tế về quyền con người, vì đó là nguyện
vọng và ý chí chung của tất cả các dân tộc.
Với tư cách là một phạm trù pháp lý, quyền con người được xác
định trên hai đặc trưng cơ bản của con người, đó là đặc trưng tự nhiên, tức
là sự khác biệt giữa con người với phần còn lại của giới tự nhiên và đặc
trưng xã hội, tức là các quan hệ giữa con người với con người và xã hội.
Trong đó đặc trưng tự nhiên, tinh thần nhân đạo giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng. Vì đó là một trong những tư tưởng cơ bản về quyền con người.
Chính đặc trưng này, phân biệt pháp luật về quyền con người với các hình
thức pháp luật khác. Với những đặc trưng trên quyền con người thường
được đề cập tới những chế định dựa trên sự bình đẳng, tinh thần khoan
dung, hướng vào bảo đảm quyền tự do như là điều kiện cho sự phát triển
nhân cách của con người và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương..
Cũng như các ngành luật khác, quyền con người là sự ghi nhận và
đảm bảo chính thức của cộng đồng quốc tế cũng như của quốc gia đối với
những giá trị của tất cả mọi người.

7



Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm có quan hệ
mật thiết với nhau, song khơng phải là đồng nhất. Khái niệm quyền con
người ra đời sớm hơn và rộng hơn khái niệm quyền công dân. Quyền con
người ra đời gắn liền cùng với sự ra đời của nhà nước, trong khi đó quyền
cơng dân chỉ gắn với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, gắn với chế độ dân
chủ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, gắn với lịch sử lập hiến, lập pháp.
Mặt khác, quyền công dân chỉ được xác định trong khuôn khổ quốc gia,
quyền con người là những chế định khơng chỉ trong khn khổ quốc gia mà cịn trong khuôn khổ quốc tế.
Trong đời sống hiện thực, để tồn tại và phát triển, mỗi người trong
hoạt động của mình khơng chỉ đóng khung trong các quyền cơng dân, mà
cịn địi hỏi có những quyền rộng rãi hơn - như là những lợi ích của sự tồn
tại và phát triển của con người, đó là các quyền vốn có ở con người, tức là
các quyền không bị giới hạn bởi các điều kiện về sinh học (như tuổi tác,
sức khỏe...), cũng như các điều kiện về xã hội (như địa vị chính trị, kinh
tế...) của mỗi người, nói tóm lại là quyền của tất cả mọi người không phân
biệt năng lực hành vi dân sự cũng như năng lực pháp luật.
Trong Hiến pháp và pháp luật quốc gia, khái niệm quyền công dân
nằm trong khái niệm quyền con người. Quyền công dân là bộ phận quan
trọng nhất của quyền con người song không bao quát hết quyền con người.
Trong luật quốc tế chế định quyền con người được ghi trong các
văn kiện của Liên hợp quốc, bao gồm các Công ước, Nghị định thư, một số
tuyên ngôn, tuyên bố. Những văn kiện này xác định các nguyên tắc, chuẩn
mực và các mục tiêu trên lĩnh vực nhân quyền. Các Tuyên ngơn, Tun bố
thường đề cập tới tính bức thiết, các nguyên tắc và định hướng đạo lý,
chính trị của quyền con người. Các công ước và nghị định thư thường là
các chế định cụ thể về quyền. Tuy nhiên, đối với các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa, cơng ước chủ yếu nêu lên mục tiêu cần đạt được và những
chuẩn mực tối thiểu của quyền con người.

Chủ thể của luật quốc tế về quyền con người chủ yếu là các nhà
nước và các tổ chức liên chính phủ. Bởi vậy, các chính phủ bao gồm các cơ

8


quan tổ chức nhà nước các cán bộ và công chức là người có trách nhiệm
chủ yếu trong việc bảo đảm quyền con người.
Hình thức tham gia các điều ước quốc tế của các quốc gia về quyền
con người là ký kết, phê chuẩn và gia nhập.
Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế về quyền con người là những
quan hệ pháp lý giữa các chính phủ với tổ chức quốc tế giữa công dân với
các cơ quan của nhà nước.
Trách nhiệm pháp lý của mỗi quốc gia đối với cộng đồng quốc tế,
trước hết là Liên hợp quốc, được xác định bởi sự ràng buộc trong những
điều ước mà chính phủ đã tham gia. Nói một cách cụ thể, chỉ có những điều
ước quốc tế nào mà một quốc gia đã ký kết, phê chuẩn và gia nhập, và khi
điều ước đó đã có hiệu lực mới được coi là phải chịu sự ràng buộc về mặt
pháp lý đối với một quốc gia.
Quyền con người là thống nhất không thể chia cắt bao gồm các
quyền dân sự, chính trị, kinh tế -xã hội và văn hóa. Với tư cách là những
quyền tự nhiên, vốn có, quyền con người là giá trị chung, phổ biến đối với
mọi xã hội, quốc gia, dân tộc. Với tư cách là những quyền xã hội, quyền
con người gắn với đặc thù về lịch sử, chế độ chính trị, đặc trưng văn hóa,
truyền thống dân tộc, đặc biệt là trình độ phát triển của kinh tế, của mỗi
quốc gia.
Quyền con người có thể phân ra làm nhiều nhóm, dựa trên những
tiêu chí nhất định.
Dựa trên chủ quyền, người ta có thể chia quyền con người thành
quyền cá nhân, quyền của nhóm, quyền tập thể (quyền quốc gia), quyền

phát triển. Quyền dân tộc là quyền của mỗi Nhà nước - quyền quốc gia
Dựa trên nội dung của quyền, người ta có thể chia quyền con người
thành các nhóm quyền Dân sự, Chính trị; quyền Kinh tế, Xã hội và Văn
hóa. Trong những nhóm quyền này, người ta lại có thể chia thành những

9


quyền nhất định. Tuy nhiên, quyền cá nhân luôn luôn được xem là cơ sở, là
cốt lõi của khái niệm quyền con người.
Các quyền Dân sự, Chính trị bao gồm các quyền bầu cử, ứng cử;
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền tự do cá nhân; quyền tự
do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tơn giáo... và các quyền
nhân thân như quyền có quốc tịch, quyền có khai sinh, quyền được bảo vệ
tính mạng và nhân phẩm...
- Nhóm các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, bao gồm quyền sở
hữu; quyền làm việc; quyền được bảo vệ sức khỏe, được học tập, được bảo
hiểm xã hội; quyền được sáng tạo và hưởng thụ văn hóa...
Xét về chủ thể quyền, quyền của nhóm thường là quyền cá nhân
được quy về một nhóm dựa trên một số đặc điểm chung nào đó - Những
nhóm xã hội này thường là những đối tượng "dễ bị tổn thương" hoặc bị
thiệt thịi - Ví dụ như phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người thiểu số, người tị
nạn, người lao động nhập cư...
- Quyền phát triển được quan niệm là quyền của các quốc gia, dân
tộc trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình. Quyền này cũng
đồng thời thừa nhận các quyền phát triển của cá nhân.
Đối với những quốc gia, dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, bóc
lột thì độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vừa là tiền đề,
vừa là điều kiện cơ bản để bảo đảm các quyền cá nhân.
Căn cứ vào pháp lý quốc tế và quốc gia, dựa vào hai đặc trưng cơ

bản của con người - đặc trưng tự nhiên và đặc trưng xã hội, có thể định
nghĩa quyền con người như sau: Với tư cách là quyền cá nhân, quyền con
người là quyền của tất cả mọi người. Đó là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và
năng lực con người được chế định trong pháp luật quốc tế (các công ước
và nghị định thư) và pháp luật quốc gia (quyền công dân).

10


Với tư cách là quyền dân tộc, quyền con người là quyền tự quyết
của các dân tộc, mà đại diện là Nhà nước trong việc tự do quyết định thể
chế chính trị; tự do lựa chọn con đường phát triển kinh tế, xã hội và văn
hóa; tự do định đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình. Điều đó
cũng có nghĩa pháp luật quốc tế nghiêm cấm việc can thiệp vào công việc
nội bộ của một quốc gia và việc tước đi những phương tiện sinh tồn của
một dân tộc.
Với tư cách là quyền phát triển quyền con người (1)(1) là quyền của
quốc gia - dân tộc, đồng thời là một quyền của cá nhân được tham gia,
đóng góp và hưởng thụ sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính
trị. Qun phát triển lấy con người làm mục tiêu và trung tâm; lấy hịa
bình, an ninh làm điều kiện bảo đảm; lấy quyền tự quyết của các dân tộc làm
động lực.
3. Đặc điểm, bản chất của quyền con người
Với những góc nhìn khác nhau, người ta có thể xác định đặc điểm,
bản chất của quyền con người khác nhau.
Xét về phạm vi điều chỉnh thì quyền con người rộng hơn khái niệm
quyền cơng dân. Tất cả mọi người đều được bảo vệ bởi luật nhân quyền,
khơng kể họ là người nước ngồi hay người Việt Nam, trẻ hay già, khỏe
mạnh hay bệnh tật, người đã bị hạn chế tự do hay là công dân với đầy đủ
quyền, nói cụ thể là quyền của tất cả mọi người. Chính vì vậy quyền con

người mang tính phổ biến. Tuy nhiên trong việc thực hiện quyền con
người, người ta phải dựa trên những đặc thù về thể chế chính trị, về truyền
thống và bản sắc văn hóa, đặc biệt là trình độ phát triển của kinh tế của mỗi
dân tộc.
Xét về chủ thể thì luật quốc tế về quyền con người do các Chính phủ
chịu trách nhiệm. Mối quan hệ chủ yếu về nhân quyền, trong phạm vi quốc
Xem, Tuyên bố về quyền phát triển, Các văn kiện quốc tế về quyền con người,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1998, tr. 82.
(1)(1)

11


gia là quan hệ giữa người dân với Nhà nước, với cơ quan và cán bộ, công
chức nhà nước. Trong quan hệ quốc tế, nhân quyền chủ yếu là quan hệ giữa
Chính phủ với Liên hợp quốc chủ yếu là với ủy ban nhân quyền và các ủy
ban công ước.
Bảo đảm quyền con người chủ yếu và trước hết thuộc về trách
nhiệm của mỗi Nhà nước, mỗi Chính phủ. Luật quốc tế về quyền con người
nói chung khơng áp dụng chế tài cưỡng chế. Cưỡng chế chỉ được áp dụng
trong những trường hợp hết sức đặc biệt, điều này đã được ghi trong Hiến
chương Liên hợp quốc. Biện pháp cơ bản để bảo đảm nhân quyền là thúc
đẩy và khuyến khích hợp tác quốc tế, trợ giúp về kỹ thuật, giáo dục quyền
con người. Đương nhiên các quốc gia tham gia các điều ước quốc tế có
trách nhiệm chịu sự giám sát của quốc tế theo quy định trong các điều ước này.
- Xét về nội dung, Tự do, Bình đẳng, dựa trên tôn trọng Nhân phẩm
là những quyền vốn có khơng thể chuyển nhượng của con người. Hơn nữa
cũng có thể xem đây là những nguyên tắc bất di bất dịch trong lĩnh vực
nhân quyền. Tự do gắn liền với bản chất của con người. "Từ bỏ tự do của
mình là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ

làm người"(1)(1). Tuy nhiên khơng bao giờ có tự do tuyệt đối. "Tự do chỉ có
thể làm những cái nên làm và khơng bị ép buộc làm điều không nên làm".
"Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép" (2)(2). Quyền
bình đẳng và khơng phân biệt đối xử là một quyền đặc biệt, là quyền "kép".
Đó là sự bình đẳng về nội dung và chủ thể quyền. Luật nhân quyền nghiêm
cấm bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên chủng tộc, mầu da, giới tính,
ngơn ngữ, tơn giáo, chính trị hay quan điểm khác, dân tộc hay nguồn gốc
xã hội, tài sản nòi giống hay các vấn đề khác. ý nghĩa thực tiễn của quyền
bình đẳng là ở chỗ nhà nước và xã hội cần phải đặc biệt quan tâm đến
những nhóm xã hội dễ bị tổn thương và yếu thế như trẻ em, phụ nữ, người
già, người tàn tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, người thiểu số...
Jean - Jacques Roussean - Bàn về khế ước xã hội, Nxb thành phố Hồ Chí Minh,
1992, tr. 36.
(2)(2)
Montesquieu - Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, 1996, tr. 99.
(1)(1)

12


Vì nhân quyền vừa mang bản chất phổ biến vừa mang tính đặc thù
trong việc áp dụng, cho nên thực thi nhân quyền, hợp tác quốc tế trên lĩnh
vực này cần phải xem xét một cách khách quan khoa học, phải đặt trong
bối cảnh chính trị thực tiễn. Một mặt, cần tôn trọng các chuẩn mực nhân
quyền, thực hiện đầy đủ những cam kết quốc tế, mặt khác phải xuất phát từ
tình hình cụ thể của đất nước để có những biện pháp thích hợp giữ gìn sự
ổn định và an ninh xã hội. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng bảo vệ nhân quyền
cho mọi người dân, đồng thời phải bảo vệ lợi ích quốc gia, kiên quyết
chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề nhân quyền để vi phạm
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Một trong những đặc trưng của tư tưởng nhân quyền hiện đại đó là
sự gắn kết giữa quyền và nghĩa vụ. Khác với Vương quyền (quyền của nhà
Vua), Thần quyền (quyền của tôn giáo là những quyền đơn phương, không
gắn với nghĩa vụ, quyền con người một mặt đòi hỏi nhà nước cộng đồng
phải tôn trọng quyền của mỗi cá nhân, mặt khác địi hỏi mỗi cá nhân phải
tơn trọng Nhà nước và cộng đồng trước hết là nghĩa vụ tôn trọng pháp luật
tôn trọng, trật tự công cộng.
Phần II

13


Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

I. lịch sử tuyên ngôn

Tuyên ngôn nhân quyền ra đời không phải là ngẫu nhiên, không
phải là sáng kiến cá nhân, mà là sự đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của các
dân tộc. Tun ngơn hình thành từ những tiền đề tư tưởng trước đó gắn liền
với bối cảnh chính trị đương thời và nỗ lực của những học giả và chính trị
gia đầy tài năng, có tầm nhìn xa, trơng rộng và một tấm lòng nhân ái, cao cả.
Các sự kiện trực tiếp dẫn đến sự ra đời của Tuyên ngôn, đó là tác
động của chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945) và sự ra đời của tổ chức
Liên hợp quốc.
Cũng như những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ
nhất (1914 - 1918) là sự tranh giành các nguồn tài nguyên, các thị trường
của chủ nghĩa phát xít Đức, ý, Nhật những đế quốc "trẻ", với những đế
quốc "gia" và nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới (Liên xơ). Chủ nghĩa
phát xít đã tiến hành chiến tranh xâm lược dã man chưa từng thấy trong
lịch sử nhân loại với mục nhằm chia lại thị trường thế giới và xóa bỏ

CNXH. Cuộc chiến tranh này đã lôi cuốn hàng chục quốc gia với hơn tỷ
người ở khắc các châu lục, Âu, á, Phi, úc, Mỹ vào guồng máy của nó, làm
chết gần 50 triệu người. ở Việt Nam, do chính sách tàn bạo của phát xít
Nhật và thực dân Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử,
làm chết hơn 2 triệu người, gần bằng 1/10 dân số Việt Nam lúc đó.
ở giai đoạn kết thúc chiến tranh, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử
xuống Hi-rô-si-ma và Na-oa-xa-ky (Nhật Bản), giết hại hàng chục vạn
thường dân, mở đầu cho cuộc "chiến tranh lạnh" Xô - Mỹ. Một vấn đề nhân
quyền mới nảy sinh, nhân loại đứng trước những vấn đề có tính chất sống
cịn, đó là việc sử dụng và kiểm sốt các thành tựu khoa học công nghệ, đặc
biệt là khoa học và công nghệ hạt nhân, bảo vệ sự tồn tại của chính lồi người.

14


Trên giác độ học thuyết, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai làm bộc
lộ tính chất phi nhân tính, phản nhân quyền của các học thuyết dựa tên chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc. Theo học thuyết "Đác-Uyn-xã hội", chủ nghĩa
phát xít cho rằng, cũng giống như trong tự nhiên, xã hội cũng tuân theo quy
luật cạnh tranh sinh tồn - kẻ mạnh có "quyền" tiêu diệt kẻ yếu, đó là một tất
yếu trong sự phát triển của lịch sử. Học thuyết đó cịn cho rằng, lồi người
chia làm hai loại: "chủng tộc thượng đẳng" và "chủng tộc hạ đẳng". Chủng
tộc thượng đẳng, siêu đẳng - ở đây chỉ dân tộc Géc-manh (Đức), có "sứ
mệnh", "lãnh đạo", thống trị các chủng tộc khác. Lý luận dựa trên sự phân
biệt chủng tộc đó đã được chủ nghĩa phát xít sử dụng để biện hộ cho những
hành động dã man, diệt chủng chống nhân loại của chúng.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thức tỉnh nhân loại, rằng
nhiệm vụ bảo vệ hịa bình, tơn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia
và bảo vệ quyền con người là một nhu cầu cấp bách, sống còn của cả nhân
loại.

Tháng 6 năm 1945, khi cuộc thế chiến thứ hai đang đi vào giai đoạn
kết thúc, tại Xan-Phơ-ran-xi-scô (Hoa Kỳ), trên cơ sở liên minh tự nguyện
của các quốc gia mong muốn giữ gìn hịa bình và phát triển sự hợp tác giữa
các nước trên quy mô quốc tế đã tổ chức Hội nghị quốc tế về việc thành lập
Liên hợp quốc. Hội nghị này đã đi đến quyết định, thành lập tổ chức Liên
hợp quốc và thơng qua Hiến chương của mình (1)(1). Sự kiện này đánh dấu
một bước phát triển mang tầm vóc thời đại của nhân loại, mở ra khả năng
hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trong việc giải quyết những vấn đề
chung của cộng đồng quốc tế. Tại thời điểm thành lập, tổ chức quốc tế này
có 82 quốc gia thành viên. Trong phiên họp kết thúc hội nghị về việc thành
lập Liên hợp quốc, ngày 26-6-1945, tổ chức quốc tế này đã thông qua Hiến
chương. (Văn kiện có hiệu lực từ ngày 21-10-1945). Văn kiện này đã nêu
lên mục tiêu, các nguyên tắc xử lý các quan hệ quốc tế và cơ cấu tổ chức
của Liên Hợp Quốc.
Mục đích của Liên hợp quốc là: Duy trì hịa bình và an ninh quốc
tế; Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc; Hợp tác quốc tế trên
(1)(1)

Liên hợp quốc chính thức thành lập ngày 24-10-1945.

15


tất cả các lĩnh vực, "khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền con
người".
Hoạt động của Liên hợp quốc dựa trên các ngun tắc sau: Tơn
trọng sự bình đẳng và chủ quyền của các quốc gia thành viên; Tất cả các
quốc gia thành viên phải làm tròn các nghĩa vụ theo Hiến chương; Giải
quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình; Từ bỏ đe dọa bằng
vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Tất cả các thành viên

Liên hợp quốc có trách nhiệm giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc khi tổ
chức này thực hiện đúng Hiến chương của mình; Liên hợp quốc làm thế
nào để các quốc gia không phải là thành viên cũng hành động theo các
nguyên tắc này; Cuối cùng, đó là ngun tắc: Hồn tồn khơng cho phép
Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc, thực chất thuộc thẩm
quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào.
Trong Hiến chương Liên hợp quốc, quyền con người đã được trân
trọng ghi nhận và được xác định như là một mục tiêu hàng đầu của mình.
Tại phần mở đầu, Bản Hiến chương viết Liên hợp quốc "một lần
nữa thực sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của
con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ; ở quyền bình đẳng giữa các
nước lớn và nhỏ"(1)(1).
Trong chương I, về mục đích và nguyên tắc, tại mục 3 điều 1, Hiến
chương ghi: "Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề
quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo; khuyến khích phát triển sự
tơn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi
người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngơn ngữ hoặc tơn giáo.
Tại chương IV, Về chức năng và quyền hạn của Đại hội đồng, tại
mục b-1 điều 13 Hiến chương viết: "Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền con
người và các quyền tự do cơ bản đối với mọi người..."(2)(2).
(1)(1)
(2)(2)

Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb CTQG, Hà Nội 1998, tr. 19.
Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb CTQG, Hà Nội 1998, tr. 25.

16



Tại chương IX, Hợp tác quốc tế về kinh tế và xã hội, tại mục c điều 55, Hiến chương ghi: Liên hợp quốc khuyến khích: "Sự tơn trọng và
tn thủ triệt để các quyền và tự do căn bản của tất cả mọi người, không
phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo"(1)(1).
Tại chương X - về Hội đồng kinh tế xã hội, trong phần nói về chức
năng và quyền hạn của Hội đồng kinh tế, xã hội, mục 2 điều 62, Hiến
chương ghi: "Hội đồng kinh tế và xã hội có quyền đưa ra những kiến nghị
nhằm khuyến khích sự tơn trọng các quyền và những tự do của con
người"(2)(2).
Về tổ chức và cách thức thực hiện các chức năng và quyền hạn của
Hội đồng kinh tế, xã hội, trong đó có quyền con người, tại điều 68, thủ tục
của Hội đồng, Hiến chương viết:
"Hội đồng kinh tế và xã hội thành lập các ban trong các lĩnh vực
kinh tế, xã hội về sự khuyến khích các quyền con người, kể cả thành lập
những ban khác cần thiết cho việc thi hành những chức năng của Hội
đồng"(3)(3).
Căn cứ vào điều 68 của Hiến chương, ủy ban nhân quyền, của Liên
hợp quốc đã được thành lập vào năm 1946. ủy ban gồm 18 quốc gia thành
viên(4)(4) và nằm trong tổ chức của Hội đồng kinh tế xã hội. Hiện nay ủy ban
nhân quyền của Liên hợp quốc (có 53 thành viên), trong đó có Việt Nam (nhiệm kỳ 2001 - 2003).
Năm 1947, trong phiên họp đầu tiên của ủy ban nhân quyền, Ban
soạn thảo Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã được thành lập. Ban
này gồm 8 người(5)(5), bà Elannor Roosevent, được bầu làm Chủ tịch đầu
Sách đã dẫn, tr. 38.
Sách đã dẫn, tr. 40.
(3)(3)
Sách đã dẫn, tr. 42.
(4)(4)
Trong nhiệm kỳ đầu tiên ủy ban bao gồm các quốc gia thành viên sau: úc, Bỉ,
Belarus, Chi Lê, Trung Quốc, Ai Cập, Pháp, ấn Độ, I-răng, Li-băng, Panama, Philippin,
ucrina, Anh, Mỹ, Liên Xô, Urugoay và Nam Tư.

(5)(5)
Ban soạn thảo Tuyên ngôn gồm: Eleanor Roosevel (Mỹ), Charles malik (Li băng),
Rene Cassin (Pháp), Peng chan chang (Trung Quốc), Herna Santa Cruz (Chi Lê),
Alexandre Bôgomolov Alexej P.Pavlov... (Liên Xô), Dukeston Geoffreywilson (Anh) và
William Hodgson (úc).
(1)(1)
(2)(2)

17


tiên của ủy ban đồng thời chủ trì Ban soạn thảo Tuyên ngôn. Những thành
viên của Ban soạn thảo là những nhà hoạt động chính trị, xã hội, ngoại
giao, khoa học pháp lý có uy tín cao được các quốc gia thành viên của ủy
ban nhân quyền tín nhiệm, mặc dù quan điểm chính trị, tính cách cá nhân
khác nhau, song họ đều là những người đầy tài năng, có tri thức chính trị,
lịch sử uyên bác. Điều đáng quý trọng nhất ở họ là tinh thần trách nhiệm, ý
chí và lòng nhiệt thành với lý tưởng bảo vệ quyền con người, vì hạnh phúc
của con người, vì hịa bình và tiến bộ của nhân loại. Nhờ những con người
đáng q đó mà Bản Tun ngơn thế giới về quyền con người một văn kiện
có tầm quan trọng to lớn, hết sức sâu sắc và phong phú về tư tưởng đã được
soạn thảo trong một thời gian ngắn, trong vòng 2 năm, từ 1-1947 đến
cuối năm 1948.
Sự khác biệt về quan điểm tư tưởng và động cơ chính trị mà các
Chính phủ gửi qua những đại diện của mình gắm, cũng như sự khác biệt về
phong cách của các thành viên Ban soạn thảo, một mặt đã làm công việc
của Ban trở nên khó khăn, phức tạp hơn, mặt khác đã làm cho cơng trình
mang tính khách quan, tồn diện hơn, chính điều đó đã làm cho Tun
ngơn đạt tới tính chất chuẩn mực của một Văn kiện quy phạm xã hội mang
tính tồn cầu của thời đại. Cho đến nay, cùng với Hiến chương Liên hợp

quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã trở thành một văn kiện
quốc tế được thừa nhận rộng rãi nhất.
Sở dĩ Tuyên ngơn đạt tới tầm vóc đó là vì Văn kiện này đã tìm được
những quan điểm chung của các quốc gia, dân tộc thuộc các chế độ chính
trị, xã hội và các nền văn hóa khác nhau; đó là tầm nhìn xa trơng rộng được
rút ra từ kinh nghiệm lịch sử của các quốc gia, dân tộc; đó là sự phân tích
lơgích, lường trước được những vấn đề nhân quyền mà cộng đồng quốc tế
sẽ có thể vấp phải trong tương lai.
Sau khi chủ nghĩa phát xít - kẻ thù chung của các quốc gia dân tộc,
kẻ thù của Nhân quyền đã bị đánh bại thì mâu thuẫn về quan điểm trên lĩnh
vực nhân quyền có xu hướng tăng lên. Nhiều bất đồng đã nẩy sinh trong
Ban soạn thảo. Đó là những vấn đề sau: Cơ sở đạo lý hay là căn cứ của

18


Tun ngơn là gì? Địa vị pháp lý của Tun ngơn hay nói cụ thể hơn là tính
ràng buộc của văn kiện này ra sao? Đó là những quan niệm khác nhau về vị
trí, tầm quan trọng của các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, về tự do
ngơn luận, báo chí... Tuy nhiên những bất đồng đó đã được giải quyết trên
tinh thần xây dựng và nhân nhượng lẫn nhau. Bởi vậy có thể nói văn bản
Tun ngơn được hồn thành khơng chỉ là kết quả của sự nỗ lực của mỗi
thành viên, mà còn là thắng lợi của nghệ thuật thương lượng, thỏa hiệp
trong Ban soạn thảo. Tất cả những nhân tố này đã tạo thành giá trị bền
vững của Tuyên ngôn và cũng là những kinh nghiệm quý báu trong việc
xây dựng các văn kiện quốc tế.
II. Những giá trị lớn lao, bền vững của Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người

1. Những nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn thế giới về quyền

con người"
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người gồm 30 điều chia ra làm
hai phần lớn và một điều quy định về việc bảo vệ bản Văn kiện này.
Có thể nói "Lời nói đầu" là phần viết về những nguyên tắc quan
trọng nhất trong việc bảo vệ quyền con người. Những nguyên tắc đó là:
- Thừa nhận phẩm giá và các quyền bình đẳng và quyền tự do là
những quyền vốn có của con người.
- Bảo đảm cho con người quyền thoát khỏi đói nghèo.
- Quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp luật.
- Mục tiêu cuối cùng của Tuyên ngôn là làm cho tất cả các cá nhân,
các tổ chức xã hội, các quốc gia, dân tộc nỗ lực tôn trọng và thúc đẩy việc
thực hiện các quyền con người.
Phần thứ hai của Tuyên ngôn gồm 29 điều.
Từ điều 1 đến điều 21, Tun ngơn đề cập đến nhóm quyền Dân sự,
Chính trị: Đó là các quyền tự do, bình đẳng, không phân biệt đối xử; quyền
sống và bảo đảm an ninh cá nhân; quyền không bị giam giữ làm nơ lệ;
quyền khơng bị tra tấn; quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền không bị
19


bắt bớ vô cớ và được xét xử công bằng tại một tịa án có thẩm quyền (khi bị
coi là phạm pháp); quyền được xem là vô tội cho đến khi được xác minh là
phạm tội; quyền được bảo vệ chống lại sự can thiệp vô cớ vào đời tư;
quyền được tự do đi lại, cư trú; quyền có quốc tịch; quyền được kết hôn
(khi đủ tuổi); quyền sở hữu tài sản; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tơn
giáo; quyền được tham gia vào quản lý đất nước...
Từ Điều 22 đến Điều 27, Tuyên ngôn đề cập đến các quyền Kinh tế,
Xã hội và Văn hóa. Đó là quyền làm việc, chọn nghề, với điều kiện thuận
lợi, quyền được trả lương công bằng, xứng đáng, quyền được trợ cấp và
bảo hiểm xã hội, quyền được thành lập hoặc gia nhập cơng đồn; quyền

được nghỉ ngơi, giải trí; quyền được bảo đảm một mức sống thích đáng,
quyền của người mẹ và trẻ em được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt; quyền
được giáo dục, (giáo dục là miễn phí, ích nhất là ở cấp tiểu học và trung
học cơ sở), giáo dục phải nhằm phát triển đầy đủ nhân cách con người;
quyền được tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, quyền
được chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như được hưởng thụ những lợi
ích của khoa học công nghệ đem lại, quyền được bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Điều 28, của Tun ngơn ghi rằng: "Mọi người đều có quyền được
bảo đảm có một trật tự xã hội (quốc gia) và quốc tế, trong đó các quyền tự
do cơ bản nêu trong bản Tuyên ngơn có thể được thực hiện một cách đầy
đủ"(1)(1).
Điều 29, đề cập tới nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng. Văn
kiện ghi: Mỗi người có nghĩa vụ với cộng đồng, trong đó nhân cách của
bản thân có thể được phát triển tự do và trọn vẹn... Những hạn chế đối với
quyền và tự do được giải thích như sau: Các quyền và tự do cho cá nhân
chỉ phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo
đảm việc thừa nhận và sự tôn trọng đối với các quyền và tự do của người
khác và phù hợp với những địi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công
cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ...

(1)(1)

Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb CTQG, Hà Nội 1998, tr. 69.

20



×