Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Quyền con người chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.75 KB, 20 trang )

Quyền con người - chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người(*)(*)
TS. Cao Đức Thái
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người
thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh
I. Quyền con người

Quyền con người gắn liền với lịch sử loài người, là sản phẩm của
một kết cấu kinh tế - xã hội nhất định và chịu sự chi phối của cơ sở kinh tế,
- xã hội đó.
Tuy nhiên, do tính độc lập tương đối của tư tưởng, quan niệm về
quyền con người phụ thuộc một phần quan trọng vào sự phát triển của tư
duy về xã hội nói chung, đặc biệt là tư duy triết học.
Xét từ cội nguồn, trong thời đại nguyên thủy, tư tưởng về quyền con
người được xác định chủ yếu trong mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên. Ph.Ăngghen là người đầu tiên phát hiện bước chuyển biến từ vượn
thành người và chỉ ra tiêu chí để phân biệt giữa con người với động vật là ở
chỗ, con người chế tạo ra công cụ lao động. Từ đây, con người không chỉ
trông cậy vào sự ban phát của tự nhiên để tồn tại, mà đã bước đầu cải tạo
tự nhiên, đi từng bước trên con đường thoát khỏi sự lệ thuộc hồn tồn vào
tự nhiên; một mặt thích ứng với tự nhiên, mặt khác bắt tự nhiên phục vụ
cho mình. Quyền con người trong thời đại này là một thuộc tính mang bản
chất tự nhiên của con người, là sự thể hiện năng lực và nhu cầu cơ bản của
con người trong quá trình chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển nịi
giống. Nói khái qt, đó là tiền đề của quyền con người.
Khi nói tới quyền con người, trước hết phải nói tới quan hệ giữa các
cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức quản lý xã hội và quy phạm xã
hội. Trong thời đại nguyên thủy, do những hạn chế về năng lực sản xuất,
mỗi con người phải dựa vào cộng đồng như gắn vào "cuống nhau" của thị
tộc để tồn tại, chưa đủ sức tách mình thành những cá thể với đầy đủ tính
(*)



(*) Bài viết cho Hội thảo giữa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Quốc hội nước
CHDCD Lào.

1


cách riêng biệt; mặt khác tổ chức quản lý xã hội còn đơn sơ, cho nên ý thức
về quyền con người chưa hình thành đầy đủ.
Quyền con người với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm đó, mở đầu từ
khi nhà nước xuất hiện đầu tiên trong lịch sử đó là chế độ nô lệ. Quyền con
người đã tồn tại phát triển qua các chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản và chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Xét về mặt kết cấu của quyền, nói chung, bao giờ cũng gồm hai yếu
tố: thứ nhất, một nhu cầu và khả năng nhất định của chủ thể quyền, mà ở
đây là con người; thứ hai, một quy chế pháp lý thừa nhận nhu cầu và năng
lực đó; nói cách khác, nhu cầu và năng lực đó đã được nhà nước thể chế
hóa bằng pháp luật, nghĩa là được nhà nước bảo vệ. Với hai yếu tố đó thì
"quyền" mới trở thành cơng cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội. Khi bàn về
quyền uy, Ph.Ăngghen đã viết: Một mặt, một quyền uy nhất định, khơng kể
quyền uy đó đã được tạo ra bằng cách nào, và mặt khác, một sự phục tùng
nhất định, đó là cơ cấu của quyền uy nói chung. "Khơng có pháp luật thì
khơng có quyền"(1)(1). Chỉ có những khả năng hành động hoặc nhu cầu nào
của con người được pháp luật thừa nhận mới trở thành quyền.
Một trong những đỉnh cao tư tưởng về quyền con người là Tuyên
ngôn độc lập của Mỹ (1776), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của
cách mạng tư sản Pháp (1789). Đó là những văn kiện xác định những
quyền cơ bản của con người trong xã hội tư bản. Đó là các quyền: quyền
sống, quyền tư hữu, quyền tự do, quyền bình đẳng. Giai cấp tư sản tuyên bố
các quyền con người, xem đó là các quyền tự nhiên, vốn có và bất biến.

Thực ra, Tuyên ngôn nhân quyền của cách mạng dân chủ tư sản trước hết,
đó là sự phủ nhận vương quyền, các quyền của chủ nô, quý tộc và lãnh
chúa phong kiến. Mặc dù cịn có những hạn chế lớn, những quyền đó là
một bước tiến quan trọng của nhân loại, nó đã đáp ứng những địi hỏi
khách quan sự phát triển của lịch sử. Đó là những tư tưởng cách mạng vĩ
đại trước khi có chủ nghĩa Mác.
(1)

(1) Jacques Mour geon: "Các quyền của con người", trích theo "Quyền con người trong thế giới hiện đại - Viện Thông tin KHXH, Hà Nội, 1995, tr. 20.

2


Từ khi chủ nghĩa Mác ra đời, tiếp đó là chủ nghĩa Lênin - hình
thành chủ nghĩa Mác - Lênin, lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung và lịch
sử tư tưởng về quyền con người đã chuyển sang một giai đoạn mới với
những nội dung và tính chất mới.
Với Cách mạng tháng Mười, đặc biệt là sau chiến thắng của các lực
lượng đồng minh do Hồng quân Liên Xô làm trụ cột đánh baị chủ nghĩa
phát xít, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, tương quan của cuộc đấu tranh
giai cấp và quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế đã có những
thay đổi to lớn theo hướng tiến bộ. Tình hình đó đã phản ánh trong Hiến
chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948)
và nhiều Cơng ước sau đó. Sự phát triển của quyền con người ở đây, một
mặt tiếp tục các tư tưởng nhân quyền truyền thống, nhất là tư tưởng nhân
đạo, mặt khác, mở rộng những quyền của cá nhân sang lĩnh vực kinh tế,
văn hóa và xã hội...; đặc biệt là gắn với quyền độc lập, bình đẳng giữa các
dân tộc (khơng phân biệt lớn hay nhỏ); quyền tập thể (quyền của giới và
của các nhóm xã hội); quyền được phát triển, quyền được sống trong hịa
bình và mơi trường trong sạch.

Khi các quan hệ quốc tế phát triển đến một mức độ nào đó, đồng
thời các tổ chức chính trị quốc tế ra đời thì các quyền cá nhân được thừa
nhận và bảo đảm về mặt pháp lý không chỉ trong phạm vi mỗi nước mà cịn
trong phạm vi quốc tế. Ph.Ăngghen đã viết: "Vì người ta khơng cịn sống
trong một đế quốc thế giới như đế quốc Rô-ma trước kia nữa, mà trong một
hệ thống những quốc gia độc lập, quan hệ với nhau trên một cơ sở bình
đẳng... cho nên lẽ dĩ nhiên u sách về bình đẳng phải mang một tính chất
chung, vượt ra ngoài ranh giới của một quốc gia riêng biệt là tự do và bình
đẳng phải được tuyên bố là những quyền của con người" (1)(1).
Như vậy, quyền con người là những năng lực và nhu cầu vốn có và
chỉ có ở con người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại,
được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc
tế. Xu hướng chung sự phát triển của quyền con người là đi đến giải phóng
(1)

(1) C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập V. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, tr. 153.

3


hồn tồn con người - xóa bỏ áp bức giai cấp, áp bức dân tộc, sự thống trị
tinh thần của thần quyền và nâng cao khả năng của con người trong cuộc
đấu tranh chinh phục tự nhiên và hoàn thiện nhân cách của mình.
Nói đến quyền con người, trước hết phải nói đến quyền. Quyền này
địi hỏi Nhà nước phải đảm bảo cho mọi thành viên trên hai phương diện: quyền được bảo vệ sự tồn tại của cá nhân bằng pháp luật; - quyền được bảo
vệ sự tồn tại và phát triển cho mọi người bằng việc bảo đảm các điều kiện
vật chất tương xứng với điều kiện xã hội.
Quyền tự do là một quyền cơ bản trong hệ thống quyền con người.
Có nhiều cách hiểu khái niệm tự do. Trên phương diện triết học,
Hê-ghen cho rằng: Tự do là sự nhận thức cái tất yếu. Quan điểm này được

Mác và Ăngghen đánh giá cao. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp
viết: "Tự do có nghĩa là có thể làm mọi điều không gây hại cho người
khác". Cho đến nay, quan điểm tự do nói trên đã phát triển thành hai
khuynh hướng: một là, chủ nghĩa cá nhân cực đoan; hai là, quyền tự do cá
nhân gắn với trách nhiệm xã hội.
Đứng trên lập trường giai cấp công nhân, Lênin đã viết: "Tự do là
một danh từ lớn nhưng chính dưới lá cờ tự do cơng nghiệp mà các cuộc
chiến tranh cướp bóc ghê tởm nhất đã được tiến hành; chính dưới lá cờ tự
do lao động mà người ta đã cướp bóc những người lao động" (1)(1). Như vậy,
tự do là quyền của con người được hành động nhằm đáp ứng các nhu cầu
vật chất và tinh thần của mình trong khn khổ pháp luật thừa nhận. Nội
dung và tính chất của quyền tự do phụ thuộc vào chế độ xã hội, nói cách
khác vào giai cấp thống trị xã hội. Đối với chúng ta, quyền tự do cá nhân
luôn luôn gắn liền với việc bảo vệ trật tự xã hội.
Bình đẳng là một quyền đặc biệt của quyền con người.
Tuyên ngôn độc lập Mỹ viết: "Tất cả mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm
được; Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và
(1)

(1) V.I.Lênin: Toàn tập, tập 6. Nxb Tiến bộ, M, 1978, tr. 11.

4


quyền mưu cầu hạnh phục". Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp
viết: "Mọi cơng dân đều có quyền trực tiếp hoặc thơng qua các đại biểu của
mình tham gia vào việc xây dựng pháp luật; pháp luật phải là như nhất đối
với tất cả mọi người... Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật ".
Tun ngơn thế giới về nhân quyền viết: "Việc thừa nhận phẩm giá cố hữu,

các quyền bình đẳng và khơng thể tước bỏ của mọi thành viên trong gia đình
nhân loại là cơ sở của tự do, cơng bằng và hịa bình trên thế giới".
Về mặt pháp lý, bình đẳng là quyền ngang nhau trong tất cả các
quan hệ xã hội của các chủ thể quyền - bao gồm quyền của cá nhân, quyền
của quốc gia, dân tộc, lãnh thổ; quyền của tập thể (nhóm xã hội, giới).
Như vậy, tính chất đặc biệt của quyền bình đẳng là ở chỗ, quyền đó là
quyền kép - quyền ngang nhau ở mọi lĩnh vực quyền và cho các chủ thể quyền.
Tuy nhiên, trong các xã hội cịn tồn tại giai cấp bóc lột thống trị và
trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản, quyền bình đẳng, nhất là trong
lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa là một quyền bị hạn chế, người ta mới
chỉ có thể bảo đảm ở một mức nào đó quyền bình đẳng về cơ hội và về mặt
pháp luật. Chỉ khi nhân loại tiến đến xã hội cộng sản thì mới có sự bình
đẳng đầy đủ.
Trong tác phẩm "Chống Duy-rinh", Ph.Ăngghen đã chỉ ra quan
niệm về quyền bình đẳng của giai cấp vơ sản, ơng viết: "Quyền bình đẳng
khơng được chỉ có tính chất bề ngồi, chỉ được áp dụng trong lĩnh vực nhà
nước, nó phải có tính chất thật sự, nó phải được áp dụng cả trong lĩnh vực
kinh tế và xã hội nữa... Nội dung thật sự của u sách bình đẳng vơ sản là
u cầu xóa bỏ giai cấp"(1)(1).
Chế độ dân chủ và quyền dân chủ là những khái niệm khác nhau.
Sự thống nhất giữa hai khái niệm đó là ở chỗ, đó là những sản phẩm của
lịch sử chỉ tồn tại trong chế độ xã hội còn phân chia giai cấp. Lênin viết:
"Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái nhà
nước". Chế độ dân chủ đối lập với chế độ quân chủ. Chế độ dân chủ đòi hỏi
(1)

(1) C.Mác - Ph.Ăngghen: Sđd, tập II, tr. 153, 154.

5



nhân dân vẫn giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhà nước và
được tham gia cơng việc quản lý xã hội, giám sát hoạt động của nhà nước.
Quyền dân chủ là quyền của người dân làm chủ công việc quản lý
nhà nước và xã hội và được bảo vệ các quyền của cá nhân trên lĩnh vực
chính trị, dân sự (các quyền nhân thân).
Trong xã hội thần dân, khơng tồn tại khái niệm cơng dân thì tất
nhiên khơng thể có quyền dân chủ. Khái niệm quyền dân chủ bắt đầu xuất
hiện trong xã hội công dân - tức trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Cách mạng
dân chủ tư sản thắng lợi là một bước tiến dài trong lịch sử loài người. Từ
đây, con người bắt đầu một quá trình tìm kiếm cơ chế xã hội để bảo đảm
các quyền con người và quyền công dân. Tất nhiên, quyền con người và
quyền công dân dưới chế độ tư bản là những quyền chật hẹp và mang nặng
tính hình thức.
Theo V.I.Lênin, dân chủ vơ sản trước hết là quyền tham gia các
hoạt động chính trị, quyền bầu cử, ứng cử - hai là, mọi thủ tục và những
hạn chế có tính chất quan liêu đều bị xóa bỏ; - ba là, làm cho tồn thể nhân
dân có thể tham gia công tác quản lý nhà nước và xã hội.
Quyền con người và quyền cơng dân có quan hệ mật thiết với nhau
song không phải là đồng nhất. Quyền công dân là quyền con người ở một
quốc gia nhất định, có đủ các điều kiện để hưởng các quyền chính trị dân
sự trong một xã hội dân chủ.
Quyền con người, trong chừng mực để phân biệt với quyền công
dân là quyền của tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại. Quyền
đó được thực thi khi quốc gia đó đã tham gia ký kết các văn kiện quốc tế
tương ứng và đã nội luật hóa những văn kiện này.
Quyền con người là một phạm trù hết sức rộnglớn. Dựa vào các văn
kiện quốc tế và quốc gia, khoa học nghiên cứu về quyền con người đã chia
thành những nhóm quyền:
Xét về nội dung có các nhóm sau:

- Nhóm các quyền chính trị dân sự, bao gồm các quyền bầu cử, ứng
cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền tự do cá nhân;
6


quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng... và các quyền
nhân thân như quyền có quốc tịch, quyền có khai sinh, quyền được bảo vệ
về tính mạng và nhân phẩm...
- Nhóm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm các quyền sở
hữu; quyền lao động; quyền được bảo vệ, bảo hiểm xã hội; quyền được
sáng tạo và hưởng thụ văn hóa...
Xét về chủ thể quyền có các nhóm sau:
- Nhóm quyền tập thể, thường là quyền con người được quy về cùng
một nhóm xã hội dựa trên một số đặc điểm chung nào đó, Những nhóm xã
hội này thường là những đối tượng "dễ bị tổn thương" hoặc bị thiệt thịi; ví
dụ như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người tàn tật...
- Quyền phát triển, được quan niệm là quyền của các quốc gia được
tự do lựa chọn mơ hình chính trị, kinh tế, xã hội. Quyền phát triển cịn thừa
nhận các quyền cá nhân của con người.
II. Chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền Con người

Ra đời vào giữa thế kỷ XIX, C. Mác đã kế thừa những tư tưởng lớn
nhất của nhân loại trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn cho đến
thời đại Ông để xây dựng nên học thuyết của mình. Xét về bản chất, chủ
nghĩa Mác là lý luận về con đường giải phóng con người - giải phóng lồi
người thốt khỏi mọi sự tha hóa bởi của cải vật chất và quyền lực chính trị
dưới tất cả mọi hình thức. Chủ nghĩa Mác chống lại mọi sự áp bức, bóc lột,
bất cơng và bất bình đẳng, nhằm phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ và
đạo đức của con người. Các nhà kinh điển mác xít cũng khơng qn chỉ ra
rằng, lồi người phải biết sống hịa hợp với thiên nhiên.

Sự bền vững tư tưởng của C. Mác về con người và quyền con người
không phải chỉ bắt nguồn từ lý tưởng nhân văn cao cả, mà cịn ở chỗ, Ơng
đã xây dựng một hệ thống các luận điểm khoa học và khái niệm hoàn
chỉnh, toàn diện về quyền con người.
Trước hết, chủ nghĩa Mác đã xác định đúng đắn vai trò của con
người và tương quan giữa con người với quy luật khách quan. C. Mác viết:
7


“Con người sáng tạo ra lịch sử của mình, sự sáng tạo đó dựa trên những
tiền đề và những điều kiện nhất định - nhân tố quyết định, xét đến cùng là
sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. ở đây khơng có bất cứ
một quyết định luận nào quy định số phận của con người. Các quyền tự do,
dân chủ, cơng bằng, bình đẳng thật sự của con người chỉ có thể giành được
bằng con đường đấu tranh cách mạng và cải tạo xã hội, bằng sự nhận thức
đúng đắn quy luật lịch sử. C. Mác cũng đã chỉ ra rằng, các tiêu chuẩn đánh
giá tư tưởng của con người cuối cùng phải lấy con người làm thước đo.
Ơng viết: “Lý luận có thể thâm nhập vào quần chúng, khi nó chứng minh
ứng dụng vào một người, lấy người để chứng minh”. Sự triệt để của lý luận
“có nghĩa là xét sự vật đến tận gốc rễ của nó. Nhưng gốc rễ, đối với con
người, chính là bản thân con người”(1)(1).
Thứ hai, chủ nghĩa Mác, đã làm sáng tỏ và sâu sắc nội dung, hay
nói đúng hơn là bản chất của các quyền cơ bản của “con người”.
Các nhà kinh điển mác xít khơng phủ nhận các quyền mà con người
đã giành được dưới các chế độ người bóc lột người, đặc biệt là dưới chế độ
tư bản chủ nghĩa. V.I. Lênin nói: Chế độ dân chủ tư sản "là bước tiến
khổng lồ từ chế độ thống trị dựa trên đẳng cấp thời trung cổ sang xã hội tư
bản chủ nghĩa(2)(2). Song các ông đã chỉ ra rằng các quyền đó cịn mang
nặng tính hình thức, bởi vì trong xã hội đó, người ta mặc nhiên thừa nhận
sự bất bình đẳng về năng lực của mỗi con người, cịn nhà nước thì thừa

nhận sự bất bình đẳng về sở hữu. Chính sự bất bình đẳng này tạo ra sự biến
dạng của các quyền. Thử hỏi quyền bất khả xâm phạm đối với một người
có thể thuê vệ sĩ với cùng quyền đó ở một người vô gia cư, hay một trẻ em
sống lang thang trên đường phố khác nhau như thế nào? Thử hỏi quyền tự
do tư tưởng, ngơn luận báo chí của một người sở hữu cả một đài phát
thanh hoặc nhiều kênh truyền hình với một người khơng đủ tiền để mua
một chiếc rađiơ khác nhau ra sao?
C. Mác đã phân tích, ngun nhân sâu xa của mọi sự bất bình đẳng
và tha hóa của con người nằm sâu trong sự hạn chế phát triển của lực lượng
sản xuất và ở chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. C. Mác viết: “Quyền
(1)
(2)

(1) C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.25
(2) V.I. Lênin, Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, tr. 165.

8


khơng bao giờ có thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa
do chế độ kinh tế đó quyết định”(1)(1). Trong chế độ tư bản: “Quyền con
người sản xuất là tỷ lệ với lao động mà người ấy đã cung cấp; sự ngang
nhau là ở chỗ người ta đo bằng thước đo như nhau, tức là bằng lao động”...
nhưng năng lực của mỗi người luôn luôn không bằng nhau nên “quyền
ngang nhau ấy là một quyền không ngang nhau đối với một lao động không
ngang nhau”(2). C. Mác đã chỉ ra rằng, quyền con người, được gọi là “quyền
tự nhiên”, hoặc là “đặc quyền” thực ra chỉ là một ảo tưởng, nếu như con
người vẫn sống trong chế độ người bóc lột người. Ơng nói: “Nhà nước hiện
đại thừa nhận nhân quyền và nhà nước cổ đại thừa nhận chế độ nô lệ là
cùng một ý nghĩa”. Sự khác nhau ở đây chỉ là ở chỗ - con người trong xã

hội thị dân là những người nô lệ gián tiếp - “là kẻ nô lệ cho doanh nghiệp
của mình, nơ lệ cho nhu cầu hám lợi riêng của mình và của người
khác”(3)(3).
Ph.Ăngghen cũng viết: Bình đẳng là một sản phẩm lịch sử; khơng
có quyền bình đẳng trừu tượng, muốn có bình đẳng thật sự, thì việc “xóa bỏ
đặc quyền giai cấp” là chưa đủ mà phải “xóa bỏ bản thân giai cấp” (4)(4) nguồn gốc sinh ra mọi sự bất bình đẳng.
C.Mác, trong “Hệ tư tưởng Đức" và Lê-nin, trong một loạt các bài
viết thời kỳ chính sách kinh tế mới đã chỉ ra rằng, xã hội cộng sản chủ
nghĩa với các quyền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của con người chỉ có
thể ra đời trên cơ sở sự phát triển cao của lực lượng sản xuất. Điều này theo
C. Mác, tất yếu gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị trường thế
giới. "Với một sự nghèo nàn và thiếu thốn phổ biến - Ơng nói, thì người ta
không thể không “bắt đầu trở lại một cuộc đấu tranh để giành giật những
cái cần thiết, thế là người ta lại không tránh khỏi rơi vào cùng những sự ti
tiện như trước đây”(5)(5). C. Mác từng chỉ ra rằng: Chỉ với những lực lượng
sản xuất tiên tiến dựa trên khoa học và cơng nghệ cao, người ta mới có thể
thực hiện được "Một trạng thái xã hội, trong đó khơng có sự phân biệt giai
(1)

(3)
(4)
(5)

(1) (2) C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập (6 tập), tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983,
tr. 478-480.
(3) C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 172.
(4) C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1994, tr. 842.
(5) C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, (6 tập) tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.
296-298.


9


cấp, không phải lo âu về phương tiện sinh sống cá nhân, và lần đầu tiên
mới có thể đạt tới tự do thật sự của con người, tới một đời sống hài hòa với
những quy luật tự nhiên đã được nhận thức” (1)(1). Kinh nghiệm cho thấy,
một chính sách phân phối cho dù bắt nguồn từ tư tưởng nhân đạo, nhưng
không dựa trên khả năng của nền kinh tế, không phù hợp với năng suất lao
động sẽ trở thành lực kìm hãm cho sự phát triển của xã hội.
Mối quan hệ giữa quyền tự do của cá nhân với quyền tự do của
cộng đồng là chủ đề tranh luận kéo dài hàng thế kỷ. C.Mác đã đưa ra câu
trả lời hồn hảo nhất. Ơng viết: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều
kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Điều đó có nghĩa, người
ta không hạn chế quyền tự do của cá nhân, song quyền tự do đó phải được
phát triển sao cho không cản trở mà trở thành điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển tự do của cả cộng đồng.
Quyền phân lập dân tộc và quyền độc lập dân tộc được đề cập tới
trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, nhưng dường như đã lắng đi trên một
thế kỷ. Cho đến Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) những quyền này mới
lại được đặt ra với những nội dung phong phú và sâu sắc, được ghi nhận
trong những văn kiện quốc gia. Từ đó đến nay, đặc biệt từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai, quyền độc lập dân tộc với tính cách là một quyền cơ bản
trong khái niệm nhân quyền đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và ủng hộ
mạnh mẽ. Tuy nhiên vấn đề căn bản trong quan hệ giữa các quốc gia khơng
chỉ là quan hệ chính trị, mà cịn là quan hệ kinh tế, nói cách khác là giữa
quốc gia đi bóc lột và quốc gia bị bóc lột. Trong “Tun ngơn của Đảng
cộng sản”, C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột
người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ mất đi.
“Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc khơng
cịn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo”(2)(2).


(1)

(2)

(1) C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1994, tr. 164165.
(2) C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, (6 tập) tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.
565.

10


Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đặc biệt là hai thập kỷ
gần đây nhân loại đã chứng kiến những sự kiện và quá trình lịch sử làm
biến đổi sâu sắc bộ mặt nhân loại: - Cuộc cách mạng khoa học và cơng
nghệ hiện đại; - Tồn cầu hóa nhiều mặt của đời sống xã hội; - Ngôi nhà
cao tầng nhất của chủ nghĩa xã hội sụp đổ, Liên Xô tan rã và gần đây cuộc
khủng hoảng kinh tế, mở đầu từ Thái Lan lan rộng ra khắp các châu lục...
đặt nhân loại trước những thử thách mới. Chiến tranh lạnh đã kết thúc,
nhưng giống như những phút nghỉ ngơi giữa hai trận đấu của các võ sĩ,
đồng thời lại bùng lên ngọn lửa chiến tranh dân tộc,sắc tộc ở khắp nơi,
cướp đi quyền sống của hàng triệu người. Trong khi cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại đem lại cho nhân loại những bước tiến nhảy vọt
về năng suất lao động thì 100 quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh,
Trung - Đông Âu, thu nhập bình quân đầu người lại thấp hơn 15 năm trước
đây. Tình trạng bất bình đẳng về sở hữu đã lên đến mức kỳ quái, thu nhập
của 358 tỷ phú (USD), bằng thu nhập của 45% dân số thế giới (tức là bằng
thu nhập của 2,5 tỉ người)(1)(1). Sản xuất lương thực ngày nay đủ ăn cho 5,7
tỉ người, song vẫn cịn tới 800 triệu người bị bỏ đói. Theo số liệu thống kê
cho thấy, cứ 1 USD lưu thơng trong lĩnh vực sản xuất thì có từ 20 đến 50

USD lưu thông trong lĩnh vực thuần túy tài chính (2). Chu chuyển vốn hiện
nay trên tồn cầu là 240.000 tỷ USD, gấp 30 lần doanh thu mậu dịch thế
giới (bằng 8.000 tỷ USD)(3)(3), nghĩa là một khối lượng tư bản giả khổng lồ,
đang tác oai tác quái trên thị trường thế giới.
Bàn tay vơ hình của kinh tế thị trường như người ta từng ca ngợi
không phải đã không hạn chế được sự phân cực giàu - nghèo trên thế giới.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, với những cơ hội mới đồng thời đang tồn tại
những thách thức mới đối với các dân tộc. Chính với bàn tay vơ hình đó
người ta đang vận hành những luồng tài chính khác nào như "sóng thần",
"lũ qt" cướp bóc tàn bạo nhân dân lao động các nước còn lạc hậu và đang
phát triển. Chính với bàn tay đó, người ta đã vận hành những con tàu chở
(1)
(3)

(1) (2) Văn kiện Đại hội 29, Đảng Cộng sản Pháp.
(3) Richar d Pvinnocov, Sức mạnh phân tích của Lênin về chủ nghĩa tư bản, Sự
thật Nga 8/1997 (Thông tin phục vụ lãnh đạo số 11/1992).

11


các phế thải độc hại từ nơi này đến nơi kia và cũng chính với bàn tay đó
người ta có thể mua bán, chỉ tiêu sử dụng các chất thải phá hoại tầng ôdôn
của hành tinh này. Lôgic của chủ nghĩa tự do, đặt tăng trưởng và giá trị
thặng dư lên trên các quyền con người, không chỉ đẩy hàng triệu triệu
người vào cảnh đói rét, bệnh tật mà con đe dọa chính sự sống cịn của hành
tinh mỏng manh chúng ta. Một nhà khoa học đã cảnh báo rằng: “Nếu cứ
tiếp tục mơ hình sản xuất và tiêu dùng như hiện nay thì số phận của nhân
loại sẽ được quyết định trong nửa đầu thế kỷ thứ XXI chứ khơng muộn
hơn”(1)(1).

Cũng cần phải nói thêm rằng, nhân loại đang đứng trước một sự tha
hóa mới nảy sinh từ mặt trái sự phát triển của khoa học hiện đại, được cổ
vũ bởi sự sùng bái mù quáng các quyền tự do cá nhân, bởi tình trạng vơ
trách nhiệm và sự suy đồi nhân cách của con người. Đó là nguy cơ khơng
kiểm sốt được những ứng dụng từ các phát minh trong lĩnh vực y - sinh
học và tin học như cấy ghép các bộ phận của cơ thể, nhân bản vơ tính - dẫn
đến sự phá hủy những cơ sở tự nhiên của đạo đức và tính người. Đó là sự
xuất hiện ngày càng nhiều và ở trình độ cao của các chương trình virút trên
hệ thống computer. Đó là sự xuất hiện các tà đạo - một sự liên minh giữa
khoa học với những ý tưởng điên cuồng của một số người, dẫn đến vụ tự
sát tập thể ở Hoa Kỳ và vụ xả chất độc sarin trong tầu điện ngầm ở Nhật
Bản...
Đương nhiên thời đại chúng ta khác xa thời đại C. Mác. Tuy vậy
ngày nay chúng ta vẫn có thể tìm thấy trong di sản của Người những tư
tưởng lớn trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển quyền con người. Thực tế
cho thấy, thúc đẩy cuộc đấu tranh cho các quyền con người bằng những
hình thức và phương pháp mà nhân loại đã và đang làm là chưa đủ. Nhân
loại chỉ có thể xóa bỏ tận gốc rễ tất cả những gì đang làm tổn thương, đang
hủy hoại quyền con người trên hành tinh nếu chúng ta xóa bỏ được chế độ
người bóc lột người.

(1)

(1) Arcaddi Phêdotov, Tiến tới học thuyết thống nhất về sự phát triển của nhân
loại hiện đại, (Thông tin phục vụ lãnh đạo số 18/1997)

12


III. Hồ Chí Minh về quyền con người


Nhìn lại thế kỷ XX vừa trơi qua, chúng ta thấy, đó là một bước tiến
dài của lịch sử nhưng cũng chứa đựng biết bao nhiêu đau khổ và những
điều phi lý. Quyền con người đã được long trọng tuyên bố trong Hiến
chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền; hàng trăm
dân tộc đã giành được độc lập, tạo điều kiện bảo đảm quyền sống còn và
phát triển cho hàng tỉ con người trên hành tinh này; chưa bao giờ cộng
đồng quốc tế đã có thể thống nhất được với nhau trên một loạt những vấn
đề quan trọng khẳng định những quyền cơ bản và phẩm giá con người,
cùng với những nguyên tắc ứng xử giữa các quốc gia - đó là quyền bình
đẳng giữa các dân tộc - đó là phương pháp giải quyết các bất đồng bằng
con đường hịa bình; - đó là ngăn cấm mọi sự can thiệp vào công việc nội
bộ của các quốc gia, cho dù đó là Liên hợp quốc... Tiếc rằng những ngun
tắc mang tính cơng pháp quốc tế nghiêm minh đó, trong những năm cuối
cùng của thế kỷ lại có nguy cơ bị sụp đổ. Thực tế cho thấy, một khi những
nguyên tắc lớn đã bị phá hoại, thì những quyền cá nhân của con người
trong mỗi quốc gia khó có thể được bảo đảm.
Theo báo cáo của UNDP, ở thập kỷ 90 quyền sống còn của con
người đã bị vi phạm một cách phổ biến, hàng chục triệu người - chủ yếu là
trẻ em và phụ nữ đã bị giết hại bởi chiến tranh xâm lược, bởi đói khát, bệnh
tật do sự trừng phạt về kinh tế...
Mười năm qua, trong khi nhờ các thành tựu khoa học và công nghệ,
tổng sản phẩm tồn cầu tăng lên gấp bội thì chỉ có 40 quốc gia có tăng
trưởng, trong khi đó có tới 55 quốc gia giảm tăng trưởng và 80 quốc gia thu
nhập bình quân đầu người thấp hơn 10 năm trước đây. Nguyên nhân sâu xa
của tình hình trên là do tác động của mặt trái q trình tồn cầu hóa, và
tái thực dân hóa trên lĩnh vực kinh tế đang diễn ra ở các nước lạc hậu và
đang phát triển... Đương nhiên, đó chưa phải là tất cả nguy cơ đối với
quyền con người.


13


Thế là, sự phát triển của khoa học và công nghệ và "bàn tay vơ
hình" của kinh tế thị trường tự nó khơng thể bảo đảm được quyền con
người, nhất là quyền của nhân dân lao động ở các nước lạc hậu, các nước
đang phát triển và ngay trong lòng các nước phát triển, mà nhiều học giả
gọi là "thế giới thứ tư".
Đối diện với những thách thức mang tính toàn cầu của quyền con
người trong thế kỷ XXI, cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia phải có những
cố gắng lớn nhằm bảo vệ các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các
quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế, đồng thời tăng cường giao lưu, mở
rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên lĩnh vực học thuyết cũng
như thực tiễn nhằm thúc đẩy sự nghiệp bảo vệ quyền con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người chẳng những là một di sản lịch sử tinh thần quý báu mà
còn là một tư tưởng hiện thực đang soi sáng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh.
Cũng như những tư tưởng lớn của nhân loại, tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền con người bắt nguồn sâu xa từ truyền thống đấu tranh kiên cường
để dựng nước và giữ nước; từ chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và tinh thần yêu
chuộng hịa bình của dân tộc Việt Nam; đồng thời kế thừa những tư tưởng
nhân quyền tiến bộ của nhân loại.
Những vị anh hùng dân tộc và các nhà văn hóa lớn của Việt Nam
đã thể hiện sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo bao la, vượt qua cả sự phân chia
giai - tầng xã hội và biên giới quốc gia. Nguyễn Du khóc "Thập loại chúng
sinh", Lê Lợi chẳng những đã tha bổng cho hàng vạn tù binh mà còn cấp
thuyền, cấp ngựa cho tướng soái và binh sĩ giặc thua trận về nước. Nguyễn
Trãi viết:

"Đến như thần võ không giết,
Đức lớn hiếu sinh.
14


Nghĩ về kế lâu dài của nhà nước,
Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh,
Sửa hịa hiếu cho hai nước,
Tắt mn đời chiến tranh.
Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh"(1)(1).
Là một nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh đã
chọn lọc, kế thừa các giá trị nhân quyền phương Đông, phương Tây, đặc
biệt là tư tưởng nhân quyền trong học thuyết Mác - Lênin.
Trong hệ thống giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, khái niệm
làm người dường như bao quát các giá trị về đạo đức, lối sống. Cách đây nửa
thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ghi vào sổ vàng Trường Đảng - nay là
Học viện Chính trị Quốc gia mang tên Người:
"Học để làm việc,
Làm người,
Làm cán bộ.
Học để phụng sự đoàn thể
Giai cấp và nhân dân
Tổ quốc và nhân loại"(1)
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền con người khơng chỉ là cái vốn
có, là quyền tự nhiên, là lẽ phải "khơng ai chối cãi được" mà cịn là một giá
trị đạo đức, là thành quả đấu tranh của xã hội và sự rèn luyện của mỗi con
người. Thay vì khái niệm "quyền con người", Người dùng khái niệm
"quyền làm người" (To be human righits hoặc Droits de L'homme), để
nhấn mạnh đến ý thức về trách nhiệm và phẩm giá khi nói tới quyền con
người - Quyền làm người là một thuật ngữ vừa mang tính chất của quy

phạm pháp luật, vừa mang tính chất của quy phạm đạo đức.
(1)

(1) Lịch sử Việt Nam, Tập I, Nxb KHXH, HN, 1984, tr. 254.

15


Trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã trân trọng trích dẫn Tun ngơn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp. Người nói đó là những
"lời bất hủ" và là những "lẽ phải không ai chối cãi được". Tuy nhiên Người
không dừng lại ở những quyền trong hai bản tun ngơn đó, Người viết:
"suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do".
Như vậy là, từ sự nhận thức về nội dung của thời đại mới, thời đại
của các dân tộc đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do, gắn liền với đấu
tranh nhằm xóa bỏ áp bức bóc lột, Hồ Chí Minh đã mở rộng những quyền
cơ bản của con người mà nhân loại đã đạt được trong thế kỷ XIX thành
quyền dân tộc, từ quyền độc lập của mỗi dân tộc thành quyền bình đẳng
giữa các dân tộc, bao hàm cả quyền phát triển; từ "quyền tự nhiên" thành
quyền do đấu tranh mà có. Người viết: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích
thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta
lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hịa".
Kể lại những gì đã thơi thúc Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu
nước, Người nói, đó chính là lý tưởng: tự do, bình đẳng, bác ái, mà Người
đã được nghe qua các bài giảng của các giáo viên người Pháp ở trường
Quốc học Huế. Người muốn tìm hiểu xem tại nơi sinh ra những từ ngữ tốt
đẹp đó con người đã sống như thế nào? Sau 10 năm khảo sát ở châu Âu,

châu á, châu Phi và châu Mỹ, Người thấy, không nơi đâu có bình đẳng, bác
ái đầy đủ. ở các thuộc địa thì những từ ngữ đó chỉ là thứ "bánh vẽ" hoặc đồ
trang trí. Chính vì vậy, người cho rằng: ở các nước thuộc địa, độc lập dân
tộc là điều kiện tiên quyết cho các quyền cá nhân con người. Tuy nhiên,
với Người, độc lập dân tộc không phải là tất cả, độc lập dân tộc khơng tự
nó mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Người nói: "Nếu nước được độc lập
mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì".

16


Quyền tự do cá nhân, theo quan niệm của Người, phải gắn liền với
quyền độc lập dân tộc, Người nói: "Khơng có gì q hơn độc lập, tự do".
Tư tưởng đó là một chân lý lớn của thời đại. Người cịn nói: Chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa Cộng sản phải là chế độ xã hội tôn trọng con người hơn
bất cứ chế độ xã hội nào, "khơng có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý
xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn
bằng chế độ XHCN và Cộng sản chủ nghĩa".
Với tầm nhìn của một nhà tư tưởng lớn, Hồ Chí Minh đã sớm thấy
vấn đề nhân quyền khơng chỉ là những vấn đề thuộc về quan hệ xã hội của
mỗi quốc gia mà còn là vấn đề trong các quan hệ quốc tế.
Mặc dù đánh giá rất cao các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp,
Mỹ, song Hồ Chí Minh cho rằng đó là những cuộc cách mạng "khơng đến
nơi", khơng triệt để. Vì ở những nước đó vẫn tồn tại áp bức, bóc lột, mặt
khác giai cấp thống trị vẫn đi áp bức, bóc lột thuộc địa. Theo Người, khơng
thể có sự khác nhau về quyền của các dân tộc dù là dân tộc lớn hay dân tộc
nhỏ, dân tộc giàu hay dân tộc nghèo; cũng như không thể chấp nhận sự khác
nhau về quyền con người dựa trên sự khác biệt về chủng tộc hay đẳng cấp.
Ngay từ năm 1946 - tức là trước khi Bản Tuyên ngôn thế giới về

nhân quyền ra đời, trong "Quốc lệnh" do Người ký, đã ghi: "Vô cớ sát hại
kiều dân ngoại quốc sẽ bị xử tử". Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II
Đảng Cộng sản Việt Nam (1951), do Người trình bày, có đoạn viết: "Tính
mạng và tài sản của kiều dân nước ngoài tuân theo pháp luật Việt Nam,
phải được bảo hộ". Có thể nói, đây là những tiền đề và cơ sở pháp lý cho
những quy định về năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài trong
pháp luật Việt Nam từ khi lập nước đến nay.
Như vậy là, ngay cả trong điều kiện xây dựng nhà nước, đứng trước
mn vàn khó khăn, thù trong giặc ngoài và trong chiến tranh ác liệt, tư
duy pháp luật về quyền con người của Chính phủ Việt Nam mà người đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chẳng những không bị gián đoạn, hoặc biến
dạng mà còn kế thừa, phát triển lên một tầm cao mới, chủ nghĩa nhân đạo
17


Việt Nam, phù hợp với Luật nhân đạo quốc tế, cũng như Luật quốc tế về
quyền con người.
Cốt lõi của việc bảo đảm quyền dân chủ là xử lý đúng các mối quan
hệ giữa nhân dân với Nhà nước và quan chức nhà nước về lợi ích, quyền
hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm... Mặt khác, đó là những nguyên tắc hình
thành tổ chức nhà nước, chính quyền và các đồn thể xã hội (NGO).
Phù hợp với tư tưởng pháp quyền hiện đại, ngay sau khi nhân dân
Việt Nam giành được độc lập, Người đã chủ trương, tổ chức tổng tuyển cử
theo chế độ phổ thông đầu phiếu, bầu ra Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp,
thiết lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa... Nói tóm lại là áp dụng
chế độ hiến định, dân chủ nhân dân, do Đảng cộng sản lãnh đạo để quản lý
đất nước, bảo vệ quyền con người.
Hồ Chủ tịch nói về chế độ xã hội Việt Nam như sau: "nước ta là
nước dân chủ" và Người giải thích:
"Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".
Với tri thức uyên bác và kinh nghiệm hoạt động phong phú (1)(1) ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng chế độ xã hội và nhà nước
Việt Nam tiên tiến. Muốn vậy một mặt phải giữ vững nguyên tắc quyền lực
thuộc về nhân dân, mặt khác phải tham khảo kinh nghiệm tốt của nước
ngoài. Trong diễn văn khai mạc phiên họp đầu tiên của tiểu ban sửa đổi
Hiến pháp (1946), Người nói:
(1)

(1) Một thống kê khoa học cho biết:
- Hồ Chủ tịch sinh thời đã đặt chân tới 37 quốc gia (và vùng lãnh thổ).
- Đã làm 20 nghề khác nhau.
- Thành thạo nhiều ngơn ngữ trong đó có: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc,
tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha (Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 90
năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chủ tịch - 1981).

18


Hiến pháp sửa đổi phải là "một bản Hiến pháp bảo đảm được quyền
tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh do
giai cấp công nhân lao động... Muốn như thế, chúng ta cần phải nghiên cứu
kỹ tình hình của nước ta, nghiên cứu lại bản Hiến pháp năm 1946, phải
tham khảo Hiến pháp của các nước bạn và một số nước tư bản có tính chất
điển hình".
Về lý tưởng và vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chủ tịch

nói: "Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp cơng nhân, của tồn
thể nhân dân lao động, chứ khơng phải mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm
người nào".
"Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân".
Trong rất nhiều bài nói và viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán
bộ và đảng viên của Đảng phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước.
Theo tư tưởng của Người, Cương lĩnh (năm 1991) của Đảng Cộng
sản Việt Nam ghi: "Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ
phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát
của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tất cả các tổ chức hợp thành hệ
thống chính trị từ Đảng Cộng sản, đến Quốc hội, Chính phủ và các đoàn
thể xã hội - (các tổ chức phi chính phủ - NGO) đều có quyền, có trách
nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ quyền con người và quyền cơng dân. Người từng
nói: "Hội đồng doanh nghiệp, Mặt trận, Cơng đồn, Hội nơng dân cứu
quốc, Phụ nữ cứu quốc... những tổ chức ấy là tổ chức của dân, phấn đấu
cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính
phủ.
Khi ai có điều gì oan ức, thì có thể do các đồn thể tố cáo lên cấp
trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào cần
hiểu rõ và khéo dùng quyền ấy".

19


Quyền con người theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là
một phạm trù chính trị đồng thời là một phạm trù pháp luật và đạo đức.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người hết sức phong phú và
sâu sắc. Đó là sự kế thừa truyền thống nhân ái và dân chủ của dân tộc; đó là

sự tiếp nối những tư tưởng nhân quyền tiến bộ của nhân loại, đặc biệt, đó là
sự vận dụng và phát triển một cách sáng tạo tư tưởng của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về sự nghiệp giải phóng hồn tồn giai cấp công
nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và mọi sự tha hóa đối với
con người nhằm xây dựng một cộng đồng trong đó: "Sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự tự do phát triển của tất cả mọi người"
(C.Mác).
Bởi vậy có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là một
trong những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Tư tưởng đó vẫn soi sáng sự
nghiệp đấu tranh nhằm bảo vệ và phát triển quyền con người của chúng ta.

20



×