Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Skkn Mĩ Thuật.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 21 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Trường Trung học cơ sở Thuận Phú.
- Tôi ghi tên dưới đây là:

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi cơng tác

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Tỉ lệ đóng
góp vào
việc tạo ra
sáng kiến

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Mĩ thuật.
- Ngày áp dụng chính thức: 08/10/2021
- Mơ tả bản chất của sáng kiến.
+ Thực trạng dạy học online môn Mĩ thuật ở trường THCS:
Là một trong những bộ môn nghệ thuật với đặc thù riêng, môn Mỹ thuật


trong các nhà trường được đánh giá là môn nghệ thuật nhằm giúp phát triển khả
năng sáng tạo và nâng cao con mắt thẩm mĩ của học sinh. Mỹ thuật giúp học sinh
được làm quen với những kiến thức phong phú nhằm phát huy khả năng sáng tạo,
có vai trị quan trọng trong cơng cuộc giáo dục tồn diện cho học sinh ở các cấp
học.
Thơng qua mĩ thuật, học sinh vừa là “người sáng tạo nghệ thuật” vừa là
“người thưởng thức nghệ thuật”, đồng thời là người góp phần xây dựng, phát triển
đời sống thẩm mỹ. Chương trình chú trọng tổ chức cho học sinh học tập thông qua
hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa dạng, trong lớp học, ngồi cuộc sống,
với các hình thức thực hành, sáng tạo, vận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa
phương, vật liệu sưu tầm, tái sử dụng trong cuộc sống.

1


Thông qua nội dung kiến thức phổ thông cơ bản về mỹ thuật, chương trình
mơn Mỹ thuật góp phần hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thẩm mỹ; bồi
dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng sản phẩm văn hóa, nghệ thuật và khả năng ứng
dụng năng lực thẩm mỹ vào đời sống. Trang bị cho học sinh cái nhìn tương đối tổng
quát về những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác, để giúp định hướng
nghề nghiệp sau khi hồn thành chương trình giáo dục phổ thơng. Mỹ thuật là mơn
học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, có tinh thần trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao
tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều tỉnh, thành đã phải
cho học sinh nghỉ học ở nhà để học trực tuyến. Việc triển khai học trực tuyến là giải
pháp cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh đã tấn công vào trường học. Khi mà một số
trường học đã phải thực hiện cách ly tập trung giáo viên và học sinh tại trường khi
có học sinh bị nhiễm Covid-19. Song việc triển khai học online ở nhà cũng có nhiều
bất cập, khó khăn cho cả giáo viên, phụ huynh và học sinh. Với mơn mĩ thuật điều

đó lại càng gặp nhiều khó khăn hơn khi chủ yếu các em thực hiện hoạt động thực
hành, các em cần có nhiều đồ dùng đặc trưng bộ mơn như giấy, chì, tẩy, các loại
màu… Một số chủ đề cần có thêm những dụng cụ khác như kéo nến, keo sữa, giấy
màu, vải, chai, lọ…. mà trong tình hình dịch bệnh rất nhiều em khơng thể mua hay
tìm kiếm đầy đủ được những đồ dùng đó. Vậy làm sao để giúp các em làm được các
bài thực hành tốt, tạo ra sản phẩm đẹp.
Từ những khó khăn như trên, tơi ln băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giúp
các em hoàn thành tốt các bài thực hành nói chung và bài tạo đặc điểm, thiết kế
trang phục rối nói riêng khi triển khai học tập trực tuyến cho học sinh. Chính vì thế
tơi ln tìm ra cách thức, giải pháp để định hướng cho các em hồn thành bài. Đó
chính là lý do tơi chọn biện pháp: “Giúp học sinh tạo đặc điểm và thiết kế trang
phục rối dây hiệu quả khi học online”

2


Năm học 2021 – 2022 tôi được phân công giảng dạy môn mĩ thuật 9. Bắt đầu
vào năm học để nắm bắt tình hình của học sinh, tơi đã khảo sát và thống kê tình
hình học sinh qua phiếu học tập (thực hiện trên Azota) như sau:
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1
(Khoanh tròn vào đáp án em chọn)
1. Em đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập môn mĩ thuật hay chưa?
a. Đầy đủ

b. Chưa đầy đủ

c. Chưa chuẩn bị

2. Em có cảm thấy khó khăn khi học mơn mĩ thuật onlie hay khơng?
b. Khơng khó khăn


b. Có gặp ít khó khăn

c. Rất khó khăn

3. Em có thường xuyên vẽ hay làm những đồ dùng từ những vật liệu sẵn có
hay khơng?
a. Thường xun

b. Thỉnh thoảng

c. Khơng bao giờ

4. Em có biết về nghệ thuật múa rối dây khơng?
b. Biết

b. Biết sơ sơ

c. Khơng biết

5. Em có biết cách thiết kế thiết kế một bộ trang phục cho rối không ?
c. Biết

b. Biết chút ít

c. Khơng biết

6. Theo em nghệ thuật múa rối có cần được giữ gìn và phát huy không.
d. Rất cần


b. Không cần thiết lắm

c. Không cần phát huy

Tổng số học sinh khối 9: 150 học sinh, số phiếu phát ra 150, thu về là 150
phiếu. Sau khi tổng hợp tôi thu được kết quả như sau:
Câu hỏi

Câu trả lời
a

b

c

Câu 1

30

60

60

Câu 2

35

50

65


Câu 3

40

55

55

Câu 4

25

55

70

Câu 5

34

56

60

Câu 6

46

64


40

3


Từ số liệu kết quả thống kê trên cho thấy rằng: Mặc dù các em khá năng động
trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cơ giáo
nhưng trên thực tế, hồn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi
phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Hơn nữa, do đặc thù của học môn học nên
việc chuẩn bị đồ dùng của học sinh sẽ không đầy đủ vì vậy sẽ ảnh hưởng đến kết
quả học tập của học sinh. Với chủ đề “Tạo hình con rối và sân khấu biểu diễn rối”
đòi hỏi các em phải có hiểu biết về cơ bản về nghê thuật múa rối, phải chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng nhưng qua số liệu thống kê hầu như các em chưa có hiểu biết nhiều về
nghệ thuật múa rối ở Việt Nam, chưa biết thiết kế một trang phục rối dây, đồ dùng
để thực hành thì đa số các em thiếu. Nhiều em cũng chưa ý thức được rằng cần phải
giữ gìn và phát huy truyền thống múa rối của Việt Nam. Điều đó gây khó khăn rất
lớn cho cả giáo viên và học sinh.
Khi dạy và học thì sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất quan
trọng. Nếu ở bài giảng trên lớp, sự tương tác được phát huy hiệu quả thì học trực
tuyến, giáo viên chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua
mạng, qua các phương tiện, sự tương tác cần thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập
sau đó chứ không trực tiếp. Với môn mĩ thuật chủ yếu là hoạt động thực hành của
học sinh, việc học trực tuyến sẽ rất khó để quan sát, hướng dẫn chi tiết cho các em.
Đặc biệt với tiết tạo đặc điểm và thiết kế trang phục rối lại càng khó hơn. Do đó
người giáo viên khi giảng dạy phải nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp, nắm vững
nội dung chương trình của mơn học, xác định mục tiêu bài học, củng cố kiến thức
mà học sinh đã chiếm lĩnh được, từng bước hình thành và phát triển năng lực nhất
là năng lực tư duy cho học sinh. Hệ thống câu hỏi phải phân hóa cho từng đối tượng
học sinh, đưa câu hỏi từ dễ đến khó để vận dụng các kiến thức cho phù hợp với

từng đối tượng học sinh cũng như việc khai thác, mở rộng kiến thức đó ở mức độ
nào giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách dễ hiểu và nhanh nhất giúp các
em phát triển tư duy sáng tạo và phát triển khả năng giao tiếp một cách tốt nhất.
Về phía gia đình học sinh, ngồi khó khăn về phương tiện phục vụ cho học
sinh học trực tuyến thì nhiều phụ huynh không mua được đồ dùng đầy đủ cho các

4


em, đặc biệt ở những vùng thực hiện chỉ thị 16, với mơn mĩ thuật nếu các em khơng
có đồ dùng, vật liệu thì sẽ khó có thể hồn thành bài.
Từ những bất cập trên, tôi đã suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh của tôi
say mê hoạt động trải nghiệm “tạo đặc điểm và thiết kế trang phục rối dây”, phát
huy tối đa khả năng vốn có của mình góp phần tạo ra sản phẩm đẹp từ những vật
liệu đơn giản nhất trong gia đình các em. Giúp các em u thích mơn học, u thích
thiết kế thời trang, tạo được sản phẩm rối dây sinh động
+ Tính mới của sáng kiến:
Sáng kiến trình bày được cụ thể, rõ ràng, chi tiết các bước thực hiện “tạo đặc
điểm và thiết kế trang phục rối” bằng các hình ảnh, video, từ khâu chuẩn bị đồ dùng
đến xây dựng câu chuyện, cách tạo đặc điểm cho nhân vật rối dây, cách cắt may
trang phục giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh, dễ hiểu, dễ thực hiện. Như vậy
những em khơng có năng khiếu, khơng khéo tay thì sẽ nắm được cách thực hiện
trang phục rối một cách cụ thể, rõ ràng, các em sẽ khơng gặp khó khăn gì mà hồn
thành bài một cách tốt nhất. Từ đó các em sẽ hình thành khả năng sáng tạo riêng
của từng em phù hợp với điều kiện của mình.
Sáng kiến khơi gợi, định hướng cho các em một số ngành nghề cho tương lai
như nhà thiết kế thời trang, hay trở thành một nghệ sĩ múa rối dây, thậm chí những
em khơng có điều kiện cũng có thể trở thành một thợ may tài giỏi sau này.
Để phát huy tối đa trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng vận dụng thực tiễn vào
sản phẩm của học sinh ngoài việc đáp ứng mục tiêu bài học, sáng kiến đã trình bày

được thực tế của xã hội là toàn Đảng, toàn dân đang kiên cường đấu tranh chống lại
dịch bệnh Covid – 19. Khi các nhóm xây dựng câu chuyện và đặc điểm nhân vật,
ngoài việc khai thác nội dung truyện cổ tích, truyện trong sách giáo khoa mà các em
đã từng đọc thì sáng kiến định hướng các em tự xây dựng câu chuyện từ thực tế của
địa phương như công tác phòng chống dịch bệnh của đội ngũ y bác sĩ, của lực
lượng quân đội, hay những cuộc chiến chống lại dịch bệnh của những người dân
khi bị nhiễm covid-19. Từ những câu chuyện trên giáo dục các em nâng cao ý thức

5


phịng chống dịch bệnh để bảo vệ mình và mọi người xung quanh. Hình thành cho
các em phẩm chất yêu nước, trách nhiệm với quê hương, đất nước.
+ Những biện pháp thực hiện:
1. Khơi nguồn cảm hứng cảm hứng cho học sinh. 
Để khơi nguồn sáng tạo theo sở thích của học sinh, tơi ln tìm tịi tất cả các
nội dung có liên quan đến chủ đề, đưa hình ảnh, video clip sinh động trên Internet
(bao gồm một số trang Web sáng tạo của tác giả nước ngoài để mở rộng kiến thức),
khơi gợi cho các em niềm say mê từ các tác phẩm độc đáo được tạo tác từ các
nguyên phế liệu có sẵn trong mỗi gia đình các em. Thông qua môn mĩ thuật tôi lồng
ghép và giới thiệu cho các em một số ngành nghề liên quan đến bộ môn như thiết
kế thời trang, thiết kế đồ họa … nhằm khơi dậy tiềm năng và sự đam mê nghệ thuật
trong con người các em. Đối với học sinh lớp 9 các em cũng phần nào ý thức được
ngành nghề để mình theo đuổi đam mê.
Ví dụ: Khi bắt đầu vào bài mới, tôi chiếu một tiết mục múa rối dây cho các
em xem để các em hứng thú hơn khi thiết kế trang phục và tạo đặc điểm cho rối:

Đồng thời tôi luôn đặt ra những câu hỏi để tương tác với các em như:
Các em vừa xem tiết mục múa rối gì?
Em có nhận xét gì về đặc điểm và trang phục của rối?

Em có thích thú khi xem biểu diễn rối không?
Theo em thiết kế trang phục rối có mối liên hệ với thiết kế thời trang không?
6


Sau khi quan sát hình ảnh các em sẽ trả lời được: đó là tiết mục múa rối dây,
đặc điểm và trang phục sinh động, hấp dẫn, thiết kế trang phục rối và thiết kế thời
trang có mối quan hệ với nhau vì đều là thiết kế ra trang phục là quần áo, phụ
kiên... tiết mục làm cho em rất thích thú.
Tiếp đó, tơi chiếu cho các em một số hình ảnh thiết kế thời trang để các em
thấy được rằng thiết kế trang phục rối và thiết kế thời trang nó có mối liên hệ với
nhau.

Từ đó định hướng cho các em ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang,
khuyến khích các em theo đuổi đam mê cần phải kiên trì, nổ lực phấn đấu trong học
tập và cuộc sống.
Qua sự tương tác đó sẽ tăng cường tính tự học và năng lực sáng tạo của học
sinh, tránh việc chỉ truyền giảng một chiều từ người thầy đến người học sẽ dễ làm
học sinh rơi vào cảm giác buồn ngủ và chán học nhất là khi các em đang học
online. Việc tạo hứng thú cho các em khi vào tiết học khơng những giúp các em u
thích mơn học mà còn giúp các em biết vận dụng kiến thức để làm bài thực hành tốt
hơn, kết quả học tập sẽ cao hơn.
2. Tìm kiếm các chất liệu tạo đặc điềm và thiết kế trang phục rối dây.
Trong giai đoạn này khi cả nước đang gồng mình chống dịch việc chuẩn bị
đồ dùng học tập đối với môn mĩ thuật là rất khó khăn. Vì vậy tơi hướng dẫn các em
sưu tầm, tìm kiếm tất cả những đồ vật trong nhà sẵn có như quần áo cũ, bao bì, sợi
dây dù, kim chỉ, Ngay từ đầu năm học khi chưa thực hiện chỉ thị 16 tôi liệt kê
7



những đồ dùng cần chuẩn bị trong năm học, thông báo đến các em và nhắc nhở học
sinh mua một số dụng cụ cần thiế như keo nến, keo sữa, tìm kiếm các chi tiết trang
trí như cúc, dây, hạt, hay chỉ thêu, túi ni-lông, khẩu trang y tế …. Trước khi học bài
mới tơi tơi chụp hình những đồ dùng cần thiết và nhắc nhở các em qua nhóm lớp
như zalo, masange để các em chủ động chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Trong
trường hợp các em không thể đi mua đồ dùng các em cũng chuẩn bị được những đồ
dùng tối thiểu để thực hành bài.

Khi tìm kiếm các vật liệu tôi nhắc nhở các em cân nhắc màu sắc và họa tiết
của chất liệu vì tác động của trang phục rối phụ thuộc vào màu sắc và hoa văn. Các
em cần nghĩ về mục đích sử dụng của trang phục và tưởng tượng con rối của mình
tạo ra sẽ mặc nó như thế nào, có phù hợp khơng. Trên hết, hãy làm những gì các em
nghĩ là đẹp. Khơng có quy luật nghiêm ngặt hay chặt chẽ nào ở đây. Các em là nhà
thiết kế, và các em hãy sáng tạo trên tất cả những gì mà các em có
3. Hướng dẫn học sinh cách tạo đặc điểm và thiết kế trang phục rối.
Để giúp các em tạo được đặc điểm và thiết kế trang phục rối một cách hiệu
quả và hoàn thiện nhất, phù hợp với những vật liệu mà các em đã sưu tầm ngoài

8


việc tạo hứng thú và tìm kiếm các vật liêu ra thì việc hướng dẫn các em tạo đặc
điểm và thiết kế trang phục rối là điều vô cùng quan trọng vì thế tơi u cầu các em
thực hiện quy trình từng bước như sau:
a. Quan sát hình dáng con rối để tạo đặc điểm nhân vật.
Ở tiết 1 của chủ đề các em đã tạo được con rối dây bằng những chất liệu sẵn
có. Trong tiết học này các em sẽ tạo đặc điểm và thiết kế trang phục cho rối. Khi
tạo đặc điểm cho rối, điều quan trọng là phải xác định được mình muốn tạo đặc
điểm rối nam hay nữ, trẻ hay già, nhân vật đó có tính cách như thế nào (hiền lành,
hung dữ, xảo trá hay hài hước). Để xác định được đặc điểm nhân vật rối các em

phải dựa vào tiểu phẩm mà nhóm đã lựa chọn và xây dựng để lột tả được tính cách
của nhân vât. Đó là lý do các em cần quan sát kĩ con rối để tạo đặc điểm cho phù
hợp với nhân vật.
Tôi hướng dẫn cho các em xây dựng tiểu phẩm cho nhân vật con rối theo một
trong những cách sau:
Khai thác nội dung từ truyện cổ tích hay truyện trong sách giáo khoa để tạo
thành tiểu phẩm và xây dựng đặc điểm nhân vật rối. Yêu cầu học sinh quan sát
tranh và kể tên những câu chuyện cổ tích em biết? Trong câu chuyện đó có những
nhân vật nào? Nhân vật đó có đặc điểm gì?

Sau khi học sinh trả lời tôi nhận xét, chốt lại một số câu chuyện và đặc điểm
nhân vật như truyện “Tấm Cám” có các nhân vật Tấm và mẹ con nhà Cám, các
9


nhân vật mặc áo tứ thân, đầu đội mấn. Tấm có khn mặt hiền lành, phúc hậu, mẹ
con nhà Cám thì gian xảo. Trong truyện Cơ bé qng khăn đỏ thì có các nhân vật cơ
bé nhỏ nhắn, ln qng chiếc khăn màu đỏ, có người bà lớn tuổi, đeo kính, có
nhân vật Sói hung ác….
Ngồi việc khai thác nội dung từ truyện từ sách tôi định hướng các em sáng
tạo bằng chính những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Tơi chiếu cho các em
xem hình ảnh các y bác sĩ, quân đội, người dân đang nổ lực chống dịch Covid 19 để
khơi nguồn ý tưởng cho các em.

Khi các em quan sát hình ảnh tơi đặt ra các câu hỏi?
Em hãy nêu nội dung của các bức tranh?
Em có suy nghĩ gì khi nhìn thấy các hình ảnh trên?
Bằng chính hình ảnh này các em sẽ tư duy, sáng tạo để xây dựng những câu
chuyện mang tính giáo dục cao, hiểu được sự hy sinh, vất vả của mọi người khi
tham gia chống dịch bệnh. Từ đó các em nâng cao được ý thức phòng chống dịch

bệnh, sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với xã hội, đất nước.

10


Xây dựng đặc điểm nhân vật theo nội dung tiểu phẩm: thời gian, địa điểm
xảy ra câu chuyện; đặc điểm hình dáng, tính cách nhân vật; tuổi, giới tính của nhân
vật; trang phục nhân vật. Khi xác định được câu chuyện và nhân vật rối, tôi hướng
dẫn các em dùng bút lông, màu nước vẽ mắt, mũi, miệng tạo đặc điểm, tính cách
riêng cho từng con rối. Nếu trường hợp các em khơng có màu các em có thể dùng
nút áo, hai hạt cườm đen nhỏ khâu làm mắt, sau đó dùng chỉ đen khâu lông mày,
mũi, miệng… Lưu ý các em có thể khâu hình miệng cười, miệng mếu, ... để khn
mặt rối có thêm nét biểu cảm.

Tiếp đó tơi hướng dẫn các em tạo kiểu tóc cho nhân vật rối bằng các chất liệu
khác nhau như dùng sợi len, sợi chỉ dùng các sợi dây tháo ra từ bao bì hoặc dùng
kéo cắt nhỏ miếng vải cũ thành sợi để làm tóc. Tơi hướng dẫn trực tiếp một số ví dụ
qua màn hình cho các em tham khảo và trình chiếu thêm một số hình ảnh để các em
dễ hình dung khi thực hành.

11


Ví dụ: Tóc của rối nam chỉ cần cuộn một túm len hoặc sợi chỉ và khâu vào
giữa đỉnh đầu hoặc khâu đính có thể lệch sang một bên đầu giả làm ngơi lệch. Tóc
của rối nữ được cuộn bằng túm len hoặc chỉ dài hơn, khâu đính giữa đỉnh đầu, sau
đó lại dùng chỉ buộc túm hai bên vểnh hay cột lại phía sau, có thể làm thêm mái
trước cho cho giống phụ nữ.
Việc hướng dẫn các em chi tiết kĩ càng là rất quan trọng, từ những vật liệu
các em có các em có thể sáng tạo ra nhiều kiểu tóc khác nhau phù hợp với nhân vật

rối, như vậy sẽ giúp các em chủ động và sáng tạo hơn.
b. Thiết kế trang phục rối
Sau khi tạo đặc điểm cho nhân vật rối xong, tôi hướng dẫn các em sử dụng
vật liệu (vải, giấy, vỏ hộp, túi nilong…) để thiết kế trang phục phù hợp với đặc
điểm tính cách của nhân vật rối, tôi hướng dẫn các em làm như sau.
Khi dạy tôi chiếu lên cho các em xem các bước thực hiện và đặt ra câu hỏi để
các em trả lời:
? Qua hình ảnh em hãy nêu các bước thiết kế trang phục rối.
? Khi may trang phục rối các em có thể sử dụng những chất liệu nào?
Thơng qua hình mà tơi trình chiếu các em các em nắm được các bước thực
hiện như sau
Bước 1: Chọn Chất liệu phù hợp.

12


Bước 2: Dùng phấn kẻ hình dáng trang phục.
Bước 3: Cắt rời trang phục.
Bước 4: Dùng kim chỉ may trang phục như đã cắt.
Với vải cũ: Cắt một miếng vải, chồng hai lớp lên nhau, dùng phấn vẽ hình
dáng trang phục, sau đó lấy kéo kéo cắt hình chiếc áo, quần hoặc váy. Tôi lưu ý các
em khi cắt phải cắt trang phục phải rộng hơn nhân vật rối. Sau khi cắt xong các em
dùng chỉ khâu hai bên sườn thân, tay áo vào phần trên cùng của thân; khâu các bộ
phận trang trí khác như cà vạt, yếm... vào thân ngay dưới cổ hoặc phần eo của trang
phục. (như hình minh họa)

Bước 1

Bước 3


Bước 2

Bước 4

13


Ngồi ra các em có thể tận dụng chất liệu khác như túi ni lông, khẩu trang đã
qua sử dụng, bao bì hoặc bằng giấy để tạo trang phục. Với chất liệu ni-lông, giấy…
các em cũng thực hiện tương tự như trên. Tôi trực tiếp làm cho các em quan sát các
bước thực hiện, yêu cầu các em nêu lại từng bước, có như vật các em sẽ dễ dàng
thực hiện tác phẩm. ví dụ:

1

2

14


3

4

Bên cạnh đó khi các em đã nắm được lí thuyết tôi thiết kế sẵn một số trang
phục rối dây với chất liệu khác nhau để các em tham khảo.

Môn Mĩ thuật trong nhà trường THCS không nhằm đào tạo các em trở thành
họa sĩ hay một nhà thiết kế thời trang mà thơng qua các hoạt động tạo hình để khơi
gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có của học sinh, gây hứng thú cho các em trước

cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của bản thân trong cuộc sống hàng
ngày. Với bài tạo đặc điểm và thiết kế trang phục rối giúp học sinh đã tạo được
những sản phẩm độc đáo, thể hiện sự sáng tạo và cảm thụ cuộc sống một cách sinh
15


động về nghệ thuật rối dây giúp các em phát huy được khả năng sáng tạo của học
sinh, tiết học thoải mái và sinh động hơn. Với biện pháp tôi đưa ra học sinh vừa
học, vừa chơi, vừa sáng tạo và các em có cơ hội thực hành, ứng dụng trong học tập
và cuộc sống nhiều hơn. Các em được tự do sáng tạo và khám phá ra những điều
mới mẻ trong tiết học. thông qua tiết học các em còn phát triển khả năng giao tiếp
với bạn bè, thầy cơ, qua đó phát huy được tính tự tin, đồn kết trong các hoạt động
nhóm trong q trình học tập.
- Những thông tin bảo mật: không
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Đối với giáo viên:
Để áp dụng sáng kiến hiệu quả, giáo viên phải là người yêu nghề, nhiệt huyết,
phải là người kiên nhẫn với học sinh khi mà điều kiện giảng day và học trực tuyến
gặp nhiều khó khăn.
Chuẩn bị đầy đủ máy tính, đồ dùng sưu tầm: túi ni-lông, vải, kéo, len, kim
chỉ.... Tìm những hình ảnh video phù hợp với nội sung bài học.
+ Đối với học sinh:
Máy tính hoặc điện thoại thông minh, đồ dùng sưu tầm: túi nilong, vải, kéo,
len, kim chỉ....
- Đánh giá về lợi ích thu được của sáng kiến sau khi được áp dụng:
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật nhiều năm hơn ai hết
tơi hiểu được những khó khăn của học sinh khi học môn mĩ thuật, đặc biệt khi các
em học online. Sáng kiến được viết và áp dụng lần đầu khi giảng dạy trực tuyến.
Sáng kiến đã đưa ra được những biện pháp cụ thể, rõ ràng và hiệu quả để giúp học
sinh hoàn thành tốt được sản phẩm của mình một cách dễ dàng nhất. Đồng thời

sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi trong các trường THCS của toàn huyện.
Sau khi áp dụng biện pháp học sinh biết trải nghiệm thực tế, cảm nhận thực
tiễn, cảm nhận được vẻ đẹp rối dây, biết sáng tạo ra cái đẹp, biết yêu cái đẹp và giữ
gìn nghệ thuật truyền thống của đất nước. Khơi gợi óc tư duy sáng tạo cho học sinh,
16


là nhân tố góp phần giáo dục con người phát triển tồn diện. Khi thực hiện biện
pháp kết quả tơi nhận được đó là sự say mê, u thích mơn học, sự ham học hỏi và
tìm tịi sáng tạo của các em đồng thời các em đã hình thành, phát triển được 5 năng
lực (năng lực trải nghiệm, năng lực kỹ năng và kỹ thuật, năng lực biểu đạt, phân
tích và diễn giải, năng lực giao tiếp và đánh giá) điều đó được thể hiện rõ qua kết
quả mơn học. Các em đã biết thiết kế một bộ trang phục cho rối dây, biết tận dụng
tất cả những vật liệu sẵn có trong gia đình để làm bài tập và chất lượng bài thực
hành đạt kết quả cao hơn.
Một sản phẩm của học sinh:

1

2

3

4

17


5
Sản phẩm của học sinh:

1.

Đặng Mai Quỳnh Như (9a4), công chúa béo, tổng hợp.

2.

Bùi Quốc Nam lớp 9a3, mẹ tôi, tổng hợp.

3.

Hoàng Anh Thư lớp 9a5, Lọ Lem thời hiện đại, tổng hợp.

4.

Phạm Thị Thùy Trâm (9a4), Dì ghẻ, giấy.

5.

Lê Vũ Lưu (9a2), Cơ bé tóc hồng, tổng hợp.

Cụ thể sau khi các em làm bài xong tôi yêu cầu các em nộp bài và kết quả thu
được như sau: (thực hiện chấm 150 học sinh trên azota)
Nội dung

Đạt

Chưa đạt

Tạo đặc điểm rối


149 (99%)

1(1%)

Thiết kế trang phục rối

148(98%)

2(2%)

Từ thực tế kiểm tra thực nghiệm chất lượng tơi hồn tồn có thể khẳng định
rằng việc áp dụng: “Giúp học sinh tạo đặc điểm và thiết kế trang phục rối dây hiệu
quả khi học online”, thật sự mang lại hiệu quả học tập cao và quan trọng hơn nữa là
làm giảm sự căng thẳng trong mỗi tiết học và tạo hứng thú học tập cho các em trong
những giờ học sau đó.
- Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

18


Có thể áp dụng rộng rãi dạy học mơn mĩ thuật tại các trường Trung học cơ
sở.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử:
* Đánh giá của giáo viên tổ Năng khiếu trường THCS Thuận Phú:
- Giải pháp được áp dụng có tính khả thi, đạt hiệu quả cao, chất lượng được
nâng cao rõ rệt.
- Giải pháp có khả năng nhân rộng, áp dụng tại các trường trong huyện.
- Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và

hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

19


PHẦN KẾT LUẬN
Những kiến nghị, đề xuất để triển khai các biện pháp vào thực hiện.
2.1. Đối với Phòng Giáo Dục.
- Phòng GD&ĐT tham mưu với các ngành chức năng và các cấp có thẩm quyền để
xây dựng và trang bị cho nhà trường có đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học.
2.2. Đối với nhà trường.
- Về Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện sắp xếp thời khóa biểu liền mạch các
tiết theo chủ đề. Cần đầu tư trang thiết bị phục vụ cho môn học.
2.3. Đối với học sinh
- Các em học sinh phải mạnh dạn chia sẻ những khó khăn với thầy cơ. Chuẩn bị đồ
dùng học tập đầy đủ, tác phong nhanh nhẹn, kiên trì, cẩn thận.
Để hoàn thành biện pháp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân nghiên cứu và
thực hiện cịn có sự đóng góp giúp đỡ rất nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường
cùng đồng nghiệp. Với những suy nghĩ chủ quan và trong q trình giảng dạy
khơng tránh khỏi được những thiếu sót, những tồn tại. Rất mong nhận được sự đóng
góp xây dựng của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để việc áp dụng biện
pháp đạt chất lượng cao.

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×