Mận muối- nét văn hóa
ẩm
thực Nhật Bản
M
ột trong những khẩu phần tr
ưa c
ủa
người Nhật là nắm cơm và một trái mận
muối, được gọi là nắm cơm mặt trời mọc
do rất giống quốc kì Nhật Bản
Cứ đến tháng 6 hàng năm, những người
bán rau quả trên khắp Nhật Bản lại bắt
đầu bày bán hàng núi mận xanh rắn và
chắc đến mức không thể ăn được. Phần
lớn khối lượng mận này được dùng để làm mận muối – một món ăn dân dã rất đặc
biệt của người Nhật.
Nh
ững trái mận xanh được rửa sạch và xếp vào một chiếc vại sành, sau đó ngư
ời ta
rắc muối và nén xuống nước trong khoảng 2 tuần. Những chiếc lá tía tô được ngắt
bỏ thêm vào vại để làm tăng màu sắc và hương vị cho mận muối. Khi mặt ngoài
qủa mận bắt đầu mềm ra và chuyển sang màu đỏ tươi, người ta vớt mận ra và phơi
ngoài trời từ 2 đến 3 ngày. Khi đã khô, mận được thu vào một chiếc vại khác để ăn
dần. Một vại mận muối có thể để được trong vòng nhiều năm mà không lo bị hỏng.
Là một món ăn thanh đạm, không cầu kì; mận muối luôn là một món ăn được ưa
thích trong khẩu phần ăn của những người dân Nhật, đặc biệt là những người cao
tuổi – vốn nổi tiếng có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới nhờ lối sống thanh
đạm và hợp lý.
Và đây cũng là món không thể thiếu
trong thực đơn những người ăn chay.
Vị của mận muối trải từ chua chát đến
chua mặn lại hơi ngọt; kích thích khẩu
vị người ăn lại được sử dụng rộng rãi
trong pha chế nấu nướng nhờ hương vị
khó tả của nó.
Mận muối là một món ăn truyền thống
và có vị trí quan trọng trong nền văn
hóa ẩm thực Nhật Bản. Đến nỗi mà người Nhật Bản vẫn thường nói với nhau rằng
họ còn có thể tồn tại chừng nào còn một trái mận muối và một bát cơm.