MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ BÁO CÁO.
Từ khi tiến hành mở cửa thực hiện nền kinh tế thị trường(năm 1986 ) ,nước ta đã có sự tăng
trưởng vượt bậc trong những năm qua. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì nghành viễn
thông cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tại một cuộc triển lãm về công nghệ viễn thông ở
Singapore, 2 hãng điện thoại Samsung và Nokia cho biết, tốc độ tăng trưởng về điện thoại di động
trên thế giới hiện đạt khoảng 50%/năm, riêng Việt Nam, một quốc gia đang phát triển đạt tốc độ tăng
trưởng cao nhất 150%/năm.
Và Một thống kê gần đây của Bộ TT&TT cho thấy, số thuê bao di động của Việt Nam là
122,79 triệu thuê bao. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, số thuê bao điện thoại phát triển mới
qua 8 tháng năm 2012 ước tính đạt 7,65 triệu thuê bao, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước (gồm
15,7 nghìn thuê bao cố định và 7,63 triệu thuê bao di động), nâng số thuê bao điện thoại cả nước tính
đến cuối tháng 8/2012 ước đạt 135,8 triệu thuê bao. Hiện có khoảng 12,8 triệu thuê bao 3G trên tất cả
các mạng.
Đi liền với sự phát triển như “vũ bão” đó là sự thành công công của các công ty lớn trong
nghành viễn thông như VIETTEL và VNPT. doanh thu phát sinh trong nước là 105.432 tỷ đồng và
ngoài nước là 10.580 tỷ đồng. Viettel nộp ngân sách nhà nước 9.453 tỷ đồng. Hiện nay tổng số thuê
bao di động của Viettel là 57,79 triệu, trong đó thuê bao trả sau là 3,25 triệu(2011). Do đâu mà
VIETTEL đã thành công như vậy? Liệu sự thành công ấy một phần là do chất lượng dịch vụ không?
Chúng ta hãy cùng tìm vấn đề này thông qua báo cáo đánh giá chất lượng dịch vụ di động của công
ty VIETTEL.
2. Mục tiêu của bài báo cáo :
- nghiên cứu chất lượng dịch vụ di động của công ty Viettel.
3. Phạm vi bài báo cáo :
Nghành viễn thông có rất nhiều phạm vi khác nhau đa đạng và phong phú do vậy với giới hạn
trong bài báo cáo nhóm chỉ nghiên cứu trong phạm vi dịch vụ di động mà cụ thể là dịch vụ viễn
thông di động tại công ty viettel. Chủ thể đánh giá chất lượng của dịch vụ này là khách hàng mục tiêu
tại khu vực thành phố Nha Trang. Do vậy, phạm vi khảo sát và đánh giá ý kiến khách hàng chỉ trong
phạm vi tại khu vực Nha trang mà thôi.
4. Phương pháp tiếp cận:
Đây là một báo cáo mà chủ đề của nó gắn chặt với kiến thức của lĩnh vực như: chất lượng sản
phẩm dịch vụ (cụ thể là di động ), đo lường và đánh giá chất lượng của một sản phẩm cụ thể. Chính
vì vậy báo cáo sử dụng các lý thuyết khoa học sau đây làm cơ sở để đánh giá chất lượng :
Hệ thống cơ sở lý luận thứ nhất: lý luận về chất lượng dịch vụ
Hệ thống cơ sở lý luận thứ hai: đo lường và đánh giá chất lượng dịch vụ.
Là báo cáo đánh giá chất lượng của một sản phẩm và dịch vụ nên trong quá trình tiến hành,
bài báo cáo sử dụng các phương pháp phối hợp sau đây:
- phương pháp thảo luận nhóm
- phương pháp khảo sát chọn mẫu điều tra.
- Dùng bảng câu hỏi để thu thập thông tin và dữ liệu
- Phương pháp phân tích dữ liệu qua mô tả và tương quan.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Mục tiêu của mọi công ty sản xuất các sản phẩm cũng như đưa ra dịch vụ của mình đều nhằm
đáp ứng và thõa mãn nhu cầu của khách hàng. Bài báo cáo mang tên “ báo cáo đánh giá chất lượng
dịch vụ di động tại công ty viettel” nên dịch vụ di động của công ty viettel là đối tượng chính của bài
báo cáo. Việc đánh giá chất lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được đánh giá thông qua
nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà sản xuất và khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới- khách hàng
có thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên trong giới hạn của bài báo cáo nhóm chỉ có thể đánh giá
thông qua khách hàng mục tiêu mà thôi.
6. Phạm vi khảo sát:
Do hạn hẹp về thời gian, điều kiện, chi phí và trong phạm vi bài báo cáo nhóm khảo sát
khách hàng tại khu vực thành phố nha trang. Cụ thể nhóm đã tiến hành khảo sát tại trung tâm thành
phố vì đây là nơi dân số cao và tầng lớp học sinh, sinh viên cũng là một trong những đối tượng,
khách hàng mục tiêu của công ty viettel.
7. Kết cấu bài báo cáo :
Phần 1: MỞ ĐẦU
Phần 2: NỘI DUNG .Gồm 4 chương
Chương 1: tổng quan về công ty viettel
1.1 giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty
1.2 Nhiệm vụ chức năng và định hướng phát triển công ty.
1.3 Giới thiệu hoạt động dịch vụ di động tại công ty.
Chương 2: tổng quan về chất lượng dịch vụ
Chương 3: đánh giá chất lượng dịch vụ
Chương 4: Đánh giá chất lượng dịch vụ di động tại công ty Viettel.
Phần 3: KẾT LUẬN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIETTEL .
1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty:
Ngày 5/4/2007 công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội Viettel được thành lập, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố
định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
- Năm 1989, thành lập Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin đây tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội
Năm 1995, đổi tên Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân
đội (tên giao dịch là Viettel) chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt
Nam.
Năm 2003, Viettel bắc đầu đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, lắp đặt tổng đài đưa
dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập
điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao
Ngày 15 tháng 10 năm 2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một
bước ngoặc trong sự phát triển của Viettel Mobile và Viettel
Ngày 2 tháng 3 năm 2005, Tổng Công ty Viễn thông quân đội theo quyết định của Thủ tướng
Phan Văn Khải và ngày 6 tháng 4, năm 2004, theo quyết định 45/2005/BQP của Bộ Quốc Phòng
thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội.
Đến nay , Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị
trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân thiết:
Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành
phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet …phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng
miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao.
Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện
thoại di động số 1 tại Việt Nam.
2. Mục tiêu và tầm nhìn của viettel:
- Trở thành công ty số 1 Việt Nam về Viễn thông và CNTT vào 2015.
- Top 30 nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới; top 10 nhà đầu tư viễn thông
toàn cầu (2015: thị trường 500 triệu dân, 2020: thị trường 1 tỷ dân).
-
3. Chiến lược phát triển
- Duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường viễn thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT
vào mọi ngõ ngách của đời sống, hình thành ngành nghiên cứu sản xuất sản phẩm,
thiết bị viễn thông-CNTT.
- Tạo ra thị trường đủ lớn là yếu tố quyết định thành công: Sản xuất thiết bị
CNTT và viễn thông trước mắt phục vụ cho thị trường và khách hàng của Viettel (đến 2015
dự kiến Viettel có thị trường 500 triệu dân), góp phần phổ cập hóa các dịch vụ viễn
thông.Với phát triển phần mềm và dịch vụ CNTT, Viettel tập trung vào việc phát triển các
dự án tổng thể, dài hạn và mang tính nền tảng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh
nghiệp cũng như mọi người dân.
- Tập trung vào các dự án mà trong đó Viettel có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với
chiến lược phát triển doanh nghiệp: Chiến lược phát triển của Viettel là phổ cấp hóa dịch vụ
nhắm đến khách hàng bình dân, do vậy chính sách giá và đối tượng khách hàng mà
Viettel nhắm đến, là các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Từ quan điểm
trên, Viettel sẽ tập trung đầu tư cho các dự án sau: Dịch vụ giá trị gia tăng/ Sản xuất thiết
bị đầu cuối (máy tính, điện thoại) giá rẻ/ Các dự án CNTT có kêt nối trực tuyến và triển
khai trên diện rộng.
- Tạo cho khách hàng một giá trị tổng thể hướng tới dịch vụ trọn gói:. Nếu khách hàng sử dụng
một vài dịch vụ đơn lẻ của Viettel, thì giá trị mà Viettel đem lại cho khách hàng sẽ hạn chế. Ngược
lại, nếu khách hàng lựa chọn Viettel như nhà cung cấp dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ được hưởng
lợi ích lớn hơn rất nhiều
- Ưu tiên tập trung vào các khâu đem lại giá trị gia tăng cao:
- Tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Kết hợp một cách hài hòa giữa các dự án chuyển
giao công nghệ và tự nghiên cứu phát triển trong đó lấy tự nghiên cứu phát triển làm trọng tâm. Làm
chủ từng bước để tiến tới mục tiêu người Việt.
- Xây dựng giải pháp tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ các khâu tuyển
dụng, đào tạo, sử dụng, sắp xếp, đánh giá cho đến tiền lương, chế độ đãi ngộ, thu hút và xây dựng đội
ngũ chuyên gia giỏi.
- Nguồn vốn sử dụng: Qũyphát triển Khoa học và Công nghệ của Viettel; (10% lợi nhuận
trước thuế tương đương 2200 tỷ đồng năm 2012)
4. Nhiệm vụ và định hướng phát triển công ty.
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel Telecom
luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong
về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng.
Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ,
được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở
mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình.
Đối với chúng tôi, sự hài lòng và tin cậy của Qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh
vượng và phát triển bền vững.
Thời gian qua, vietel đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của quý khách hàng cho các sản
phẩm và dịch vụ của mình từ dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178, đến dịch vụ
điện thoại cố định, dịch vụ Internet và gần đây nhất là điện thoại di động 098. Đến nay, viettel thật
vinh dự được đón chào và phục vụ hơn 20 triệu khách hàng điện thoại di động, hơn một triệu năm
trăm khách hàng Internet và điện thoại cố định .sau chưa đầy 05 năm kinh doanh trên thị trường. Một
điều chưa từng có, một kỳ tích trong lịch sử viễn thông Việt Nam.
Mặt khác, Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Viettel là bảo đảm cho thông tin quân sự
luôn vững chắc. Dịch vụ bưu chính của Viettel còn đảm bảo phát hành báo chí cho toàn quân trên địa
bàn toàn quốc. Viettel còn trực tiếp truyền báo Quân đội nhân dân tới các điểm in báo trên địa bàn
toàn quốc, trên các vùng bảo đảm kịp thời, chất lượng cao.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ.
Trong xã hội tiến bộ, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì nhận thức của
con người ngày càng đươc nâng cao. Con người sẽ có nhu cầu cao hơn đối với từng sản phẩm
mà họ sử dụng. Xã hội phải tuân theo quy luật đòi hỏi đó. Chất lượng là 1 yếu tố quan trọng
trong nhiều lĩnh vực và cả trong dịch vụ cũng vậy.Chất lượng đánh giá thành công của công ty
và khẳng định uy tín thương hiệu. Có rất nhiều hệ thống chất lượng khác nhau đối với từng sản
phẩm.Khi chất lượng giảm thì uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm đi rất nhiều đồng thời kéo theo
sự giảm về mặt cạnh tranh của đối thủ.
Chất lượng bao gồm nhiều yếu tố. Đó là sự đánh giá cả bên trong và bên ngoài nhưng
tất cả phải thỏa mãn nhu cầu của con người. Việc đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng cũng
được các doanh nghiệp quan tâm để tạo nên lòng tin của khách hàng .
1. chất lượng là gì ?
Khái niệm về chất lượng đã có từ lâu và rất khó định nghĩa do tính phức tạp và tính tương đối
của nó. Chất lượng là một sự hỗn hợp của tất cả các đặc điểm như cơ khí, sử dụng, thẩm mỹ và
kinh tế.
Theo TCVN 5814-1994 trên cơ sở tiêu chuẩn ISO-9000 đã đưa ra định nghĩa:
“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả
năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.”
Theo John Rusin „Chất lượng không phải là kết quả của sự ngẫu nhiên, mà luôn là
thành quả của nỗ lực con người”
Theo J.M. Juran “Chất lượng là một sự hữu ích trong sử dụng”
Edward Deming nhấn mạnh “tính đáng tin cậy, độ chắc chắn, dễ biết trước và phù hợp
với miêu tả của các sản phẩm và dịch vụ”.
Tổng kết lại, đối với các chuyên gia chất lượng uy tín thì những định nghĩa sau đây có
thể nói là phổ biến:
- Chất lượng là một sự phù hợp với các đòi hỏi của khách hàng –là sự hiểu rõ các đòi hỏi
và mong đợi của khách hàng.
- Chất lượng là mức độ tin cậy cùng với chi phí thấp nhất và thích ứng với các đòi hỏi
của thị trường.
- Chất lượng là sự hữu ích trong sử dụng – chất lượng thiết kế, thực hiện, mức độ phổ
biến của sản phẩm, chất lượng phục vụ kỹ thuật.
- Chất lượng là đặc tính tập hợp của sản phẩm và dịch vụ xét về mặt tiếp thị, thiết kế,
thực hiện và duy trì. Chúng sẽ làm cho sản phẩm và dịch vụ thoả mãn sự mong đợi của
khách hàng.
2. Chất lượng dịch vụ là gì?
Dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng thông qua việc tạo ra giá trị đóng góp cho
nền kinh tế của quốc gia. Nhận ra tầm quan trọng của dịch vụ, các nhà nghiên cứu hàn lâm đã
tập trung nghiên cứu về lĩnh vực này từ đầu thập niên 1980. Trong ngành dịch vụ, những sản
phẩm là vô hình, việc đánh giá chất lượng của chúng khá khó khăn. Điều này có thể giải thích
dựa vào các đặc điểm của dịch vụ. Lý thuyết về marketing dịch vụ cho rằng dịch vụ bao gồm 3
đặc điểm cơ bản đó là vô hình, không đồng nhất và không thể tách ly.
Các nhà nghiên cứu định nghĩa chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi về
dịch vụ của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng dịch vụ
3. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ:
- Khởi điểm của chất lượng là khách hàng, các nhu cầu và mong đợi của họ. Cách họ
đánh giá chất lượng dịch vụ thường rất chủ quan, cho nên ta phải làm quen với các tiêu chí
thường dùng để đánh giá dịch vụ.
Khách hàng luôn mong đợi:
- tính đáng tin cậy (chính xác, đúng với thực tế),
- tính nhạy cảm (thái độ sẵn sàng giúp đỡ),
- hình thức (địa điểm cũng như nhân viên phải đáng tin cậy),
- dễ tiếp cận (trong thời gian và địa điểm thích hợp),
- năng lực (tính chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ),
- lịch sự (cách đối xử đầy cung kính, thân thiện),
- các dịch vụ gia tăng (miễn phí, ngoài dịch vụ cơ bản mà khách hàng cần đặt mua),
- minh bạch rõ ràng (dễ truyền đạt, góc nhìn của khách hàng là trên hết).
- thông tin đầy đủ (dễ hiểu đối với khách hàng bình thường),
- tính ngay thẳng (chính xác và tận tâm chu đáo),
- tin tưởng (độ tin cậy và quan tâm tới lợi ích của khách hàng),
- trách nhiệm (nhanh chóng chuyên nghiệp và chắc chắn),
- an toàn (độ chắc chắn, không rủi ro),
- sự dụng các phương tiện vật chất (phần tử vật chất của dịch vụ phải phản ánh tínhhuyên
nghiệp của phần phi vật chất),
- hiểu các nhu cầu và mong đợi của khách hàng (không ngừng học hỏi và nâng cao kiến
thức về khách hàng).
V. A. Zeithaml, L. L. Berry và A. Parasuraman cũng đã đưa ra các tiêu chí nhằm mô tả
tính chất của dịch vụ, nhưng dưới dạng gọn hơn và dễ nhớ hơn:
- vật thể hoá (bảo đảm đày đủ khía cạnh vật chất của dịch vụ),
dễ tin cậy và chắc chắn (đáng tin cậy, thực hiện chính xác điều đã tuyên bố),
phản ứng nhanh (luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng),
chắc chắn (nhân viên chuyên nghiệp, lịch sự dễ tạo niềm tin),
sự thấu cảm (tình cảm, tiếp cận khách hàng một cách riêng biệt).
Để đạt được tình trạng thoả mãn tất cả các điểm nêu trên không phải là dễ. Có rất nhiều sự cản
trở không cho phép đạt được mức độ chất lượng dịch vụ hoàn hảo cần phải xét tới và né tránh.
Đó là sự bất đồng giữa cái mà ban lãnh đạo nghĩ và cái mà khách hàng thường mong đợi.
Nhằm duy trì được chất lượng cao, thành công trên thị trường cần phải hoàn thiện lại các lĩnh
vực chức năng sau của doanh nghiệp:
- Nhân sự(nhân viên bán hàng): ngoài phong cách và văn hoá cá nhân, cũng phải có tính cách
của nhà bán hàng lý tưởng. Các thông tin được truyền đạt, cách tiếp cận hết sức cá nhân, cung
cách và kỹ năng tạo lập nên các mối quan hệ các nhân với khách hàng có ảnh hưởng tới sự
trung thành, xây dựng chất lượng dịch vụ cao trong con mắt khách hàng.
- Môi trường:
- Hình ảnh doanh nghiệp
- Hồ sơ
- Công nghệ thông tin
Các định tố trên cần phải được các nhà quản lý phân xét kỹ càng để đảm bảo cho khách
hàng chất lượng dịch vụ cao nhất. Cần phải nhìn vào vấn đề chất lượng từ trong và từ ngoài
theo hướng tạo ra sản phẩm và chiến lược phục vụ phù hợp với và vượt quá mong đợi của
khách hàng.
Để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cần phải khảo sát các mong đợi của khách hàng và
mức độ thỏa mãn chúng cho tới nay. Kết quả sẽ cho phép đánh giá chất lượng dịch vụ và nhận
ra làm gì và làm như thế nào để cải thiện sản phẩm, dịch vụ và quá trình bán hàng.
4. phương pháp nghiên cứu mức độ thõa mãn của khách hàng:
Mục đích là hiểu được nhu cầu của khách hàng, cái gì làm họ hài lòng, tức giận nhằm đưa
ra dịch vụ cao cấp. Ta thường sử dụng những mô hình nghiên cứu sau:
a.Mô hình thụ động – phân tích các phàn nàn được trình diện và kết luận về ưu điểm và
khuyết điểm của sản phẩm:
- Khuyết điểm của mô hình này là không dựa trên nhóm khách hàng đủ tư cách để mang tính
chất đại diện, do đó không có đầy đủ thông tin về các vấn đề thực sự
b.Mô hình chủ động – tích cực tiếp cận với khách hàng để hiểu các mong đợi của họ và
tối thiểu hoá số lượng khiếu nại và phàn nàn. Các cách sau có thể hỗ trợ thấu hiểu sự mong
đợi của khách hàng:
+Các cuộc nói chuyện cá nhân,
+Tạo lập ra các nhóm trọng tâm,
+Khách hàng bí mật (nhân viên công ty trong vai khách hàng ngoại lai),
+Khảo sát bằng phiếu tra hỏi (dùng cho khách hàng để tham khảo về vấn đề chất lượng).
c.Mô hình hỗn hợp – thu thập các kiến thức về khách hàng nhờ vào các công cụ như:
phân tích giá trị doanh thu, đường dây điện thoại nóng, help desk, khảo sát bằng phiếu tra hỏi,
trực tiếp tra hỏi khách hàng.
d. Các kỹ thuật để thăm dò ý kiến khách hàng:
Kỹ thuật định tính: bắt nguồn từ phương pháp học về tâm lý và dùng để hiểu biết các
động cơ, cảm xúc làm căn cứ cho các hành động và các quyết định. Sau đây là một số
kỹ thuật:
Phỏng vấn cá nhân chuyên sâu – khoảng một tiếng, do một nhà khảo sát dự luận tiến
hành, mức độ linh động tối đa (tức khả năng thay đổi nội dung phỏng vấn phụ thuộc
vào hoàn cảnh và nhu cầu). Phỏng vấn này cho phép tập trung vào vấn đề quan trọng
nhất và vào chính đối tượng trả lời, cách suy nghĩ và hành động
Phỏng vấn nhóm có trọng tâm –từ 6 đến 10 người lựa chọn có mục đích cho một chủ đề
nghiên cứu. Người điều tiết sẽ làm chủ cuộc thảo luận. Dạng này cho phép làm quen
với các ý kiến và cảm xúc sâu sắc liên quan tới chủ đề khảo sát. Sự thành công phụ
thuộc vào cách chọn đối tác trả lời, chất lượng các câu hỏi và kỹ năng của nhà điều tiết.
Kỹ thuật định lượng dùng để triển khai các dự liệu thống kê đáng tin cậy thu thập trên
cơ sở các mẫu phiếu lấy trên toàn chủng loại. Các công cụ gồm các phương pháp thăm
dò dự luận dạng:
phỏng vấn trực tiếp,
điện thoại, bưu điện, các giấy gói hàng, báo chí và phân phối tại trụ sở của chi nhánh.
Sự lựa chọn phương pháp khảo sát thích hợp trong số các phương pháp nêu trên phụ
thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, khả năng của doanh nghiệp và đặc thù sản phẩm và dịch vụ
chào bán. Chìa khoá của chất lượng là thoả mãn các đòi hỏi của khách hàng. Chất lượng dịch
vụ thường phụ thuộc vào cách thực hiện chứ không phải đặc điểm của sản phẩm. Sản phẩm có
thể hấp dẫn, nhưng nếu tiếp cận quả là phức tạp, phục vụ không được lịch sự thì khách hàng có
thể không hài lòng và không sử dụng dịch vụ này. Khách hàng không chú tâm tới các tham số
kỹ thuật, trái lại họ có các mong đợi và nhu cầu khó tả như tiện lợi, an toàn và thẩm mỹ.
Do đó cần phải xác định khách hàng là ai, có các đòi hỏi gì, đánh giá mức độ thoả mãn
các đòi hỏi đó, và trên cơ sở đó soạn ra các chuẩn mực phục vụ và hệ thống theo dõi sự chúng.
Để thực hiên việc này chúng ta cần thực hiện các khảo sát tiếp thị. Khảo sát mức độ hài
lòng khách hàng là một trong những thành phần khảo sát tiếp thị và rất cần thiết để định nghĩa
chất lượng và sáng lập ra CSCL. Khảo sát là tìm kiếm thông tin về nhu cầu và mong đợi của
khách hàng liên quan tới sản phẩm, dịch vụ và cách chào bán chúng. Đó chính là cơ sở để định
nghĩa chất lượng.
Chất lượng không hề trừu tượng, khi tạo lập ra CSCL không thể tách rời nó ra khỏi các
nhu cầu và sở thích của khách hàng. Để định nghĩa chất lượng chính xác ta phải phân khúc thị
trường nhằm hiểu rõ chất lượng là thê nào đối với từng nhóm NTD. Khảo sát nhu cầu khách
hàng là đầu vào của HTQLCL. Các thông tin thu nhặt được trên cơ sở các nguồn đáng tin cậy
sẽ tăng xác suất thành công của chiến lược chất lượng đã vạch ra.
Khảo sát mực độ hài lòng của khách hàng về các dịch vụ của DN là thành phần đầu ra
của HTQLCL. Chúng dùng để nâng cao chất lượng mong đợi, nhân ra các điểm yếu trong
CSCL và cách cải thiện chúng. Trong khảo sát cần phải để tâm tới những vấn đề sau:
• tính tương đối của kết qủa nghiên cứu
• kết qủa cần phải được xét và so sánh với kết quả của đối phương trong các lĩnh vực
tương tự. Chỉ khi đó mới có thể rút ra kết luận của khảo sát.
• cần phải quan tâm tới các thông tin xấu, chúng sẽ là khởi điểm của sự chỉnh đốn và cải
tiến các lĩnh vực chức năng và dịch vụ còn yếu.
Hãy nghĩ tới 15% khách hàng không hài lòng với mức độ phục vụ hơn là nghĩ tới 85% khách
hàng đã hài lòng khi sử dụng dịch vụ.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
I.Các phương pháp đo lường chất lượng sản phẩm: có 4 phương pháp để đo lường chất
lượng:
1. Phương pháp phòng thí nghiệp :
• khi thông số kỹ thuật- kinh tế của sản phẩm cũng là thông số kỹ thuật chất lượng người
tiêu dùng.
• Đòi hỏi nhiều chi phí
• Khó thực hiện khi phản ánh các chỉ tiêu thẩm mỹ thích thú
• Có 2 cách: phương pháp đo đạc phương pháp sử dụng
2. Phương pháp cảm quan:
• Phân tích cảm giác của cơ quan thụ cảm nhờ vào kinh nghiệm
• Thích hợp khi đánh giá chất lượng thực phẩm thời trang
• Phổ biến ở các nước có trình độ công nghệ cao trong sản xuất
3. phương pháp chuyên viên:
• có độ tin cậy cao, sử dụng rộng rãi
• tập hợp chuyên viên chất lượng có kinh nghiệm và áp dụng thông tin để xử lý dữ
liệu.
II. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM( theo phương pháp chuyên
viên):
Xây dựng Quy trình đánh giá chất lượng dịch vụ cần quy định về các nội dung sau:
+ Tổ chức một tổ đánh giá chất lượng bao gồm các chuyên viên am hiểu về quản lý kỹ thuật,
chất lượng trong công ty.
+ Lập bảng khảo sát ý kiến để chọn lựa tất cả những yếu tố nào có thể làm hài lòng của khách
hàng.
+ Lựa chọn mô hình (với các tiêu chí chất lượng, câu hỏi, thang điểm, trọng số của chúng) để
đánh giá chất lượng dịch vụ.
+ Quy định về Phiếu khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ và cách thức đánh giá kết quả.
+ Quy định về cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá hàng năm và Chương trình đánh
giá cho mỗi đợt đánh giá.
Bước 1 : Xác định tiêu đo lường: lượng hóa chất lượng sản phẩm
Bước 2: Xác định danh mục các tiêu chí chất lượng.Chỉ tiêu chất lượng là các thuộc tính cấu
thành nên chỉ tiêu chất lượng, được phân chia theo nguyên tắc phân cấp,phân nhánh. Các chỉ
tiêu chất lượng đơn lẻ (tính an toàn,tính vệ sinh ) hoăc chỉ tiêu chất lượng tổng hợp(mức chất
lượng, hệ số sẵn sàng, trình độ chất lượng ).Yêu cầu khi lựa chọn hệ thống chỉ tiêu là:
-chỉ tiêu phù hợp với tính chất sản phẩm
- số chỉ tiêu không nhiều quá
Bước 3: Xác định tầm quan trọng( trọng số) của các chỉ tiêu chất lượng.Dựa vào ý kiến của
chuyên gia hoặc người tiêu dùng để xác định trọng số Vi
Vi=PiPi
Pi là số điểm trung bình của từng chỉ tiêu thu được của các nhóm điều tra hoặc số lần lặp lại
i=1 n, với n là số cac chỉ tiêu lựa chọn
-sau khi tìm được Vi kết hợp với điểm chất lượng của từng chỉ tiêu sẽ tiến hành xác định chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng sản phẩm
Bước 4: Xây dựng thang điểm chuẩn Coi:5,10,100 hoăc 1000 điểm tùy theo đối tượng và mức
độ quan trọng của việc đánh giá
Bước 5: điều tra ý kiến của chuyên gia, khách hàng( lặp bảng câu hỏi, phiếu điều tra) để cho
điểm Ci đối với từng chỉ tiêu.
Lựa chọn chuyên gia theo các chỉ tiêu sau:
-uy tín,trình độ
-mức độ am hiểu của chuyên gia về lĩnh vực đánh giá
- sự lưu tâm, nhiệt tình với công việc
- mức độ thạo việc
- tính khách quan trung thực
Bước 6: Xác định các hệ số chất lượng bằng phương pháp trung bình số học có trọng số:
- đối với từng sản phẩm j (ví dụ: Mqj, Kphj )
- đối với nhiều sản phẩm /công ty S(Mqs, Kphs )
Bước 7: tổ chức hội đồng đánh giá: cải tiến bằng cách áp dụng công cụ SPC hay kỹ thuật
PDCA
III. Đo lường chất lượng sản phẩm/ dịch vụ( phương pháp chuyên viên):
1. Theo nhà sản xuất:
Đo lường chất lượng sản phẩm được đánh giá qua độ tin cậy và hệ số phân hạng.
Hệ số phân hạng sản phẩm phẩn ánh tính ổn định của chất lượng sản phẩm hay hệ thống. Trong
thực tế , chất lượng cao chưa đủ mà chất lượng ổn định quan trọng hơn.
1321
332211
*)(
***
gnnn
gngngn
k
ph
++
++
=
với g là đơn giá của sản phẩm, n là số lượng sản phẩm theo
từng loại.
0<= kph <=1
Trong trường hợp có phế phẩm thì:
1321
332211
*)(
***
gnnnn
gngngn
k
ph
+++
++
=
với n là số lượng phế
phẩm.
Tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia, nghành, doanh nghiệp,
hợp đồng, chuẩn mực nhu cầu khách hàng.
Chất lượng mẫu,
trình độ chất
lượng.
Độ tin cậy, hệ số
phân hạng
Chất lượng toàn phần,
hệ số hữu dụng sản
phẩm, mức chất lượng
Thiết kế
Sản xuất
Tiêu dùng
Đo lường chất
lượng sản phẩm
So sánh chỉ tiêu
chất lượng C
i
với
C
OI
Cơ sở đo và so
sánh trọng số Vi
Đo chỉ tiêu chất
lượng bằng khoảng
giá trị C
oi
2. Theo người tiêu dùng:
chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua mức chất lượng sản phẩm.
Mức chất lượng sản phẩm gọi là mức độ phù hợp cảu sản phẩm đối với thị trường., được tính
bằng cách so sánh giữa hệ số chất lượng được thõa mãn bởi sản phẩm và hệ số chất lượng theo
nhu cầu ( chuẩn). Mq có thể xác định bằng tỉ số:
ao
ai
iOi
ii
i
K
K
VC
VC
Mq
==
∑
∑
*
*
Mức chất lượng cho nhiều sản phẩm/ hệ thống s:
∑
∑
==
J
J
JJis
G
G
BBMqMq ,)*(
Trong đó, Bj là % doanh số của sản phẩm / đơn vị thứ j trong tổng sản phẩm công ty.
Gj là doanh số của sản phẩm/ đơn vị thứ J trong tổng sản phẩm công ty
Đánh giá :
Nếu Mq=1 thì chất lượng cao
Nếu Mq =<1 thì chất lượng chưa đảm bảo, cần phân tích và có biện pháp.
Chương 4 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung các tiêu chí và chỉ số đánh giá :
TIÊU CHUẨN
TIÊU CHÍ TT CHỈ SỐ
I. Các chương trình gọi
1.Chất lượng khi đàm thoại
Rất tốt 1
nhiễu không có ,giọng
người nói rõ ràng, khả
năng thực hiện cuộc gọi
thành công cao
2.Thời gian chờ đợi
rất ngắn 2
thời gian chờ đợi khi gọi
nhanh chóng do phát
sóng mạnh
3. gói cước khuyến mãi khi gọi
Rất hài lòng 3
gói cước khuyến mãi đáp
ứng tốt nhu cầu khách
hàng
4.Sự đa dạng của các gói cước
Rất đa dạng 4 gói cước rất đa dạng
II.Các chương trình tin nhắn:
1. Thời gian gởi tin nhắn
rất nhanh 5
thời gian gởi tin nhanh do
phát sóng mạnh
2.Khả năng đáp ứng gói cước khuyến mãi
khi nhắn tin
rất hài lòng 6
khuyến mại khi nhắn tin
đáp ứng rất tốt
3.Sự đa dạng của hình thức khuyến mãi
Rất đa dạng 7
hình thức khuyến mãi đa
dạng, phù hợp
III.Các dịch vụ hỗ trợ kèm theo:dịch vụ
GTGT,dịch vụ bank plus…
1.Sự đa dạng của các dịch vụ hỗ trợ
Rất đa dạng 8
dịch vụ hỗ trợ kèm theo
rất đa dạng
2.Khả năng đáp ứng các dịch vụ rất tốt
rất hài lòng 9
dịch vụ hỗ trợ đáp ứng
tốt nhu cầu khách hàng
3.Mức độ hài lòng của khách hàng:
rất hài lòng 10 Khách hàng rất hài lòng
IV.Hỗ trợ khách hàng
1.Sự nhiệt tình của nhân viên tư vấn
Rất nhiệt tình 11
nhân viên khi tư vấn rất
nhiệt tình
2.Sự hài lòng của khách hàng (kiến thức
nhân viên, chất lượng mỗi lần tư vấn…)
rất hài lòng 12 Khách hàng rất hài lòng
V.Xử lý khiếu nại:
1.xử lý khiếu nại
Nhanh chóng 13
thời gian xử lý khiếu nại
nhanh chóng
2.Sự hài lòng , thỏa đáng khi xử lý khiếu nại
rất thỏa đáng 14 xử lý khiếu nại thỏa đáng
IV.Dịch vụ tư vấn qua tổng đài: thông tin, y
tế, sức khỏe, việc làm…
1.Thời gian chờ đợi
rất nhanh 15
gọi tổng đài tư vấn thời
gian chờ đợi ít
2.Nhân viên tư vấn:
Rất nhiêt tình 16
nhân viên tư vấn rất nhiệt
tình
3.Khả năng đáp ứng thắc mắc hoặc các vấn
đề khác
rất tốt 17
trả lời các thắc mặc hoặc
các vấn đề khác tốt ,đúng
4. hình thức
rất đa dạng 18
Khách hàng rất hài lòng
với số lượng, đa dạng
các dịch vụ tư vấn
2. phương pháp thu thập thông tin:
bước 1: tìm địa điểm để điều tra:
bước 2: gặp gỡ để phổ biến mục đích khảo sát và nội dung khảo sát
bước 2: hướng dẫn trả lời phiếu
bước 4: thu phiếu điều tra
3. Qui trình thu thập số liệu :
Qui trình chọn mẫu: tổng mẫu là 105 khách hàng
Thời điểm khảo sát là vào ngày 25 tháng 5 năm 2013 tiết 1 tại trường đại học nha trang
Qui trình xây dựng bảng câu hỏi gồm 8 câu 5 câu hỏi đóng, 3 câu hỏi mở.
4. giai đoạn điều tra thử nghiệm:
điều tra tổng số khách hàng là 20 khách hàng chiếm 31.25%.
Để xác định chất lượng dịch vụ cần tính chất lượng dịch vụ của công ty do 20 khách hàng đánh
giá trước.
a. xác định trọng số cho từng tiêu chí chính: chương trình gọi, chương trình tin nhắn, dịch vụ
hỗ trợ kèm theo, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, xử lý khiếu nại, hỗ trợ tư vấn qua tổng đài.
STT TÊN CHỈ TIÊU
thứ tự quan trọng
1 2 3 4 5 6
số khách hàng xếp
1 Chương trình gọi 11 7 1 1 0 0
2 Chương trình tin nhắn 5 11 2 1 1 0
3 dịch vụ hỗ trợ kèm theo 0 0 3 5 7 5
4 Hỗ trợ khách hàng 0 2 4 6 2 6
5 Xử lý khiếu nại 1 1 4 3 6 5
6 dịch vụ tư vấn qua tổng đài 0 0 3 6 7 4
- Thực hiện qui đổi thứ tự quan trọng sang điểm: 1- 6đ, 2- 5đ, 3-4đ, 4-3đ, 5-2đ, 6-1đ
- Công thức: điểm trung bình của chỉ tiêu =(Tổng điểm đánh giá cho chỉ tiêu thứ i)/tổng
số lượt đánh giá.
-
95.5
20
119
==
I
DBT
;
15.5
20
103
==
II
DTB
;
13.2
20
46
==
III
DTB
;
7.2
20
54
==
VI
DTB
65.2
20
53
==
VI
DTB
;
4.2
20
48
==
VI
DTB
Vậy trọng số của từng tiêu chí là:
V
1
=0.284, V
2
=0.245, V
3
=0.1, V
4
=0.129, V
5
=0.126, V
6
=0.116
b.Tính hệ số chất lượng đánh giá của 20 khách hàng :
Tính trọng số V
J
của các tiêu chí phụ:
giả sử trọng số của các tiêu chí phụ để đánh giá chất lượng chương trình gọi là như nhau nên:
4
1
421
====
VVV
- giả sử trọng số của các tiêu chí phụ để đánh giá chất lượng “chương trình nhắn tin” là như
nhau nên:
3
1
765
===
VVV
- giả sử trọng số của các tiêu chí phụ để đánh giá chất lượng “dịch vụ hỗ trợ kèm” theo là như
nhau nên:
3
1
1098
===
VVV
- giả sử trọng số của các tiêu chí phụ để đánh giá chất lượng “hỗ trợ khách hàng” theo là như
nhau nên:
2
1
1211
==
VV
- giả sử trọng số của các tiêu chí phụ để đánh giá chất lượng “xử lý khiếu nại” theo là như nhau
nên:
2
1
1413
==
VV
- giả sử trọng số của các tiêu chí phụ để đánh giá chất lượng “xử lý khiếu nại” theo là như nhau
nên:
4
1
18171615
====
VVVV
Tính điểm đánh giá trung bình cho 6 tiêu chí chính:
Thực hiện qui đổi mức độ đồng ý sang điểm đánh giá
=
Ci
điểm trung bình của tiêu chí thứ i=
∑
∑
=
=
18
1
18
1
*
J
J
J
JJ
V
VC
K.
hàng
ĐIỂM TRUNG BÌNH
TC
I
TC
II
TC
III
TC
IV
TC
V
TC
VI
1 4,25 5,00 3,33 3,00 1,00 3,00
2 3,25 3,33 3,67 3,00 1,00 3,25
3 3,25 3,33 3,00 3,50 4,00 4,25
4 2,50 2,33 3,33 3,50 2,50 2,75
5 4,25 4,67 3,67 4,50 3,50 4,00
6 3,25 3,33 3,33 3,50 3,50 2,00
7 3,25 2,67 3,67 2,50 3,00 2,75
8 2,50 2,67 2,67 3,00 3,00 3,75
k.hàng Điểm đánh giá cho từng tiêu chí
TC I TC II TC III TC IV TC V TC VI
t1 T2 t3 T4 t5 t6 t7 T8 t9 t10 t11 t12 t13 t14 t15 t16 t17 t18
1 5 5 4 3 5 5 5 4 4 2 2 4 1 1 4 2 5 1
2 4 4 3 2 4 4 2 3 4 4 3 3 1 1 2 3 4 4
3 4 4 3 2 4 4 2 3 3 3 4 3 4 4 3 5 5 4
4 3 2 2 3 3 2 2 4 3 3 4 3 2 3 3 2 3 3
5 4 4 4 5 5 4 5 3 4 4 5 4 3 4 3 5 4 4
6 2 5 3 3 3 3 4 4 2 4 5 2 4 3 2 1 2 3
7 2 4 4 3 2 4 2 4 4 3 2 3 4 2 1 2 3 5
8 3 3 2 2 3 3 2 3 3 2 3 3 3 3 3 4 4 4
9 4 3 2 2 3 4 4 2 2 3 3 3 4 3 3 4 4 3
10 5 4 5 3 4 4 4 4 3 3 2 4 3 3 4 3 3 3
11 3 2 1 4 3 2 3 3 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2
12 5 4 2 5 3 5 5 3 4 3 3 2 4 4 2 4 2 5
13 5 3 4 4 5 4 3 3 3 4 5 5 4 5 5 5 4 3
14 4 3 3 3 4 3 3 3 3 3 4 3 3 4 3 4 4 3
15 1 1 3 2 3 3 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 3 1
16 2 1 3 3 2 2 2 3 3 2 2 2 2 3 4 3 4 3
17 4 3 3 4 4 4 3 2 3 3 3 3 4 3 3 4 4 3
18 2 2 2 1 2 2 1 1 2 2 2 2 2 3 2 3 3 2
19 4 3 4 4 4 5 5 3 4 2 5 5 3 3 4 5 4 3
20 3 3 3 3 3 4 3 4 3 3 3 3 3 3 4 3 3 4
9 2,75 3,67 2,33 3,00 3,50 3,50
10 4,25 4,00 3,33 3,00 3,00 3,25
11 2,50 2,67 2,33 1,50 2,00 2,00
12 4,00 4,33 3,33 2,50 4,00 3,25
13 4,00 4,00 3,33 5,00 4,50 4,25
14 3,25 3,33 3,00 3,50 3,50 3,50
15 1,75 2,67 1,67 2,00 2,00 2,00
16 2,25 2,00 2,67 2,00 2,50 3,50
17 3,50 3,67 2,67 3,00 3,50 3,50
18 1,75 1,67 1,67 2,00 2,50 2,50
19 3,75 4,67 3,00 5,00 3,00 4,00
20 3,00 3,33 3,33 3,00 3,00 3,50
Hệ số chất lượng dịch vụ khi từng khách hàng đánh giá:
- Giả sử rằng trọng số của mỗi khách hàng khi đánh giá là bằng nhau
- Hệ số chất lượng của khách hàng thứ i:
ao
ai
iOi
ii
i
K
K
VC
VC
Mq
==
∑
∑
*
*
;
725.0
0
1
1
==
A
A
K
K
Mq
;
599.0
0
2
2
==
a
a
K
K
Mq
;
697.0
0
3
3
==
a
a
K
K
Mq
;
539.0
0
4
4
==
a
K
K
Mq
;
841.0
0
5
5
==
a
a
K
K
Mq
;
639.0
0
6
6
==
a
K
K
Mq
;
593.0
0
7
7
==
a
K
K
Mq
;
566.0
0
8
8
==
a
a
K
K
Mq
;
629.0
0
9
9
==
a
a
K
K
Mq
;
732.0
0
10
10
==
a
K
K
Mq
;
455.0
0
11
11
==
a
a
K
K
Mq
;
747.0
0
12
12
==
a
a
K
K
Mq
831.0
0
13
13
==
a
a
K
K
Mq
;
667.0
0
14
14
==
a
a
K
K
Mq
;
412.0
0
15
15
==
a
a
K
K
Mq
;
475.0
0
16
16
==
a
a
K
K
Mq
679.0
0
117
17
==
a
a
K
K
Mq
;
387.0
0
18
18
==
a
a
K
K
Mq
,
799.0
0
19
19
==
a
a
K
K
Mq
;
634.0
0
20
20
==
a
a
K
K
Mq
- Đánh giá chất lượng dịch vụ bằng hệ số chất lượng của 20 khách hàng:
6323.0
*
==
∑
∑
j
Ji
s
G
GMq
Mq
Phương sai:
017451.0
2
=
σ
Cỡ mẫu thực tế khi điều tra:
=≥
2
22
*
ε
σ
z
n
27
Như vậy, cần phải điều tra với cỡ mẫu ít nhất là phải bằng 27 khách hàng thì mới đảm bảo độ
chính xác cũng như yêu cầu.
5. Giai đoạn điều tra chính thức:
Tiến hành điều tra mẫu 65 khách hàng tại khu vực trung tâm thành phố, khu vực trường đại
học.
Trong bảng câu hỏi sử dụng thu thập thông tin của khách hàng để đánh giá chất lượng dịch vụ
thì các tiêu chí đều sử dụng 1 loại thang đo có mức từ :1đ-không đồng ý,2đ- hơi không đồng
ý ,3đ-phân vân , 4đ-hơi đồng ý, 5đ-đồng ý.
CHƯƠNG 5 : ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DI ĐỘNG TAI CÔNG TY
VIETTEL
1. Một số thông tin về khách thể nghiên cứu:
Nhóm tiến hành thu thập thông tin cho khách hàng ở khu vực trung tâm nha trang với thu nhập
thấp bao gồm học sinh,sinh viên và các khách hàng khác
CÁC CHỈ TIÊU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
1 2 3 4 5
I. Các chương trình gọi
1.Chất lượng khi đàm thoại:(nhiễu,giọng người
nói, khả năng thực hiện cuộc gọi…)rất tốt 4 14 15 18 14 3,37
2.Thời gian chờ đọi ngắn. 4 14 21 16 10 3,21
3.Khả năng đáp ứng gói cước khuyến mãi khi gọi
rất tốt 4 14 26 16 5 3,06
4.Sự đa dạng của các gói cước 3 10 26 15 11 3,32
II.Các chương trình tin nhắn:
1. Thời gian gởi tin nhắn rất nhanh 2 11 21 21 10 3,4
2.Khả năng đáp ứng gói cước khuyến mãi khi
nhắn tin rất tốt 2 14 18 22 9 3,34
3.Sự đa dạng của hình thức khuyến mãi 2 19 21 14 9 3,14
III.Các dịch vụ hỗ trợ kèm theo:dịch vụ
GTGT,dịch vụ bank plus…
1.Sự đa dạng của các dịch vụ hỗ trợ 3 15 27 16 4 3,05
2.Khả năng đáp ứng các dịch vụ rất tốt 1 11 32 17 4 3,18
3.Mức độ hài lòng của khách hàng:rất hài lòng 4 14 25 16 6 3,09
IV.Hỗ trợ khách hàng
1.Sự nhiệt tình của nhân viên tư vấn 5 14 21 15 10 3,17
2.Sự hài lòng của khách hàng: rất hài lòng 1 14 28 17 5 3,17
V.Xử lý khiếu nại:
1. Thời gian xử lý khiếu nại: nhanh chóng 4 11 27 20 3 3,11
2.Sự hài lòng , thỏa đáng khi xử lý khiếu nại 3 9 30 18 5 3,2
IV.Dịch vụ tư vấn qua tổng đài: thông tin, y tế,
sức khỏe, việc làm…
1.Thời gian chờ đợi nhanh 9 13 26 11 6 2,88
2.Nhân viên tư vấn: nhiệt tình 2 4 24 25 10 3,88
3.Khả năng đáp ứng thắc mắc hoặc các vấn đề
khác:rất tốt 2 14 22 22 5 3,22
4.Sự đa dạng của các hình thức: đa dạng 2 5 25 21 12 3,55
điểm đánh giá trung bình của từng tiêu chí chính C
i
với i=1,2,…6:
Ta có : điểm trung bình =
∑
(số khách hàng * điểm đánh giá tương ứng)/ 65
Điểm đánh giá trung bình từng tiêu chí chính là
∑
∑
=
J
J
i
V
VĐTB
C
*
với j=1,2,…,18
1
C
=3.165;
=
2
C
293.3
;
=
3
C
107.3
;
=
4
C
17.3
;
5
C
=
155.3
;
6
C
=
3825.3
Chất lượng dịch vụ di động tại công ty viettel :
V
1
=0.284, V
2
=0.245, V
3
=0.1, V
4
=0.129, V
5
=0.126, V
6
=0.116
6424.0
5
116.0*3825.30126.0*155.3129.0*17.31.0*107.3245.0*293.3284.0*165.3
*
*
=
+++++
==
∑
∑
iOI
i
S
VC
VCi
Mq
Chất lượng dịch vụ di động của công ty Viettel chưa phải là chất lượng cao , ở mức khá.
Những nguyên nhân cần được phân tích và có biện pháp khắc phục
PHỤ LỤC