TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN
QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH
NÔNG NGHIỆP- SỞ NÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU
ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THUỶ LỢI
GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Hà Nội, năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN
QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH
NÔNG NGHIỆP- SỞ NÔNG NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU
ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THUỶ LỢI
GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ LỆ THUÝ
Hà Nội, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại Khoa khoa học quản lý, Viện đào tạo sau Đại
học và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng
góp, chỉ bảo quý báu của các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy là cô
giáo hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Bên cạnh, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Lãnh đạo Ban
QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu, phòng QLCL công trình, Phòng kế
hoạch tổng hợp, Phòng thẩm định dự án và các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự
động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Xin trân trọng cảm ơn! 4
MỤC LỤC 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
BQLD : Ban quản lý dự án 7
QLCL : Quản lý chất lượng 7
XD : Xây dựng 7
UBND : Ủy ban nhân dân 7
CĐT : Chủ đầu tư 7
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam 7
TCN : Tiêu chuẩn ngành 7
KS : Khảo sát 7
TK : Thiết kế 7
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 8
1.1. Dự án thủy lợi và chất lượng dự án thủy lợi ii
1.2. Quản lý chất lượng của Ban QLDA ii
2.1 Tổng quan về Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu iv
2.3 Phân tích thực trạng chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu iv
- Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm soát iv
2.4 Đánh giá quản lý chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư của
Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp v
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn
thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu. vi
Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng vi
3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THUỶ LỢI GIAI
ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 5
CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5
1.1.1. Dự án thủy lợi và chu trình đầu tư dự án thủy lợi 5
1.1.2. Chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư 6
1.2. Quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án 8
1.3.1. Yếu tố thuộc về Ban quản lý dự án 21
1.3.2. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của Ban quản lý dự án 23
Chương 2 25
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 25
DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CỦA BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP 25
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp 25
2.2.1. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình thủy lợi thuộc sự quản lý của
Ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu 26
2.2.2. Thực trạng chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư thuộc
sự quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu 28
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch chất lượng 33
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về chất lượng 37
2.3.3. Thực trạng kiểm soát về chất lượng 46
2.4.1. Điểm mạnh quản lý chất lượng 59
2.4.2. Điểm yếu quản lý chất lượng 61
2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu 65
Chương 3 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ 70
CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 70
THỰC HIỆN ĐẦU CỦA BAN QUẢN LYD DỰ ÁN 70
CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN 2015 70
3.1.1. Quy hoạch phát triển các công trình thủy lợi tỉnh Lai Châu 70
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực
hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến
2015 72
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện kế hoạch về chất lượng 73
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng 75
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng 79
Quy trình 85
3.3.1. Kiến nghị thuộc về trách nhiệm Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông
nghiệp 87
3.3.2. Kiến nghị đối với Chủ đầu tư 90
3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Lai Châu 91
3.3.4. Kiến nghị với Chính quyền địa phương nơi có dự án đi qua 91
3.3.5. Kiến nghị với Chính phủ 91
KẾT LUẬN 93
PHỤ LỤC 95
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQLD : Ban quản lý dự án
QLCL : Quản lý chất lượng
XD : Xây dựng
UBND : Ủy ban nhân dân
CĐT : Chủ đầu tư
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCN : Tiêu chuẩn ngành
KS : Khảo sát
TK : Thiết kế
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Xin trân trọng cảm ơn! 4
Xin trân trọng cảm ơn! 4
MỤC LỤC 5
MỤC LỤC 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
BQLD : Ban quản lý dự án 7
BQLD : Ban quản lý dự án 7
QLCL : Quản lý chất lượng 7
QLCL : Quản lý chất lượng 7
XD : Xây dựng 7
XD : Xây dựng 7
UBND : Ủy ban nhân dân 7
UBND : Ủy ban nhân dân 7
CĐT : Chủ đầu tư 7
CĐT : Chủ đầu tư 7
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam 7
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam 7
TCN : Tiêu chuẩn ngành 7
TCN : Tiêu chuẩn ngành 7
KS : Khảo sát 7
KS : Khảo sát 7
TK : Thiết kế 7
TK : Thiết kế 7
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 8
1.1. Dự án thủy lợi và chất lượng dự án thủy lợi ii
1.2. Quản lý chất lượng của Ban QLDA ii
2.1 Tổng quan về Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu iv
2.3 Phân tích thực trạng chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu iv
- Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm soát iv
2.4 Đánh giá quản lý chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư của
Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp v
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn
thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu. vi
Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng vi
Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng vi
3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp vi
MỞ ĐẦU 1
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 5
Chương 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THUỶ LỢI GIAI
ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THUỶ LỢI GIAI
ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 5
CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5
CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5
1.1.1. Dự án thủy lợi và chu trình đầu tư dự án thủy lợi 5
1.1.1. Dự án thủy lợi và chu trình đầu tư dự án thủy lợi 5
1.1.2. Chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư 6
1.1.2. Chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư 6
1.2. Quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án 8
1.2. Quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án 8
1.3.1. Yếu tố thuộc về Ban quản lý dự án 21
1.3.1. Yếu tố thuộc về Ban quản lý dự án 21
1.3.2. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của Ban quản lý dự án 23
1.3.2. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của Ban quản lý dự án 23
Chương 2 25
Chương 2 25
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 25
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 25
DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CỦA BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP 25
DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CỦA BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP 25
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp 25
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp 25
2.2.1. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình thủy lợi thuộc sự quản lý của
Ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu 26
2.2.1. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình thủy lợi thuộc sự quản lý của
Ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu 26
2.2.2. Thực trạng chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư thuộc
sự quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu 28
2.2.2. Thực trạng chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư thuộc
sự quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu 28
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch chất lượng 33
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch chất lượng 33
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về chất lượng 37
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về chất lượng 37
2.3.3. Thực trạng kiểm soát về chất lượng 46
2.3.3. Thực trạng kiểm soát về chất lượng 46
2.4.1. Điểm mạnh quản lý chất lượng 59
2.4.1. Điểm mạnh quản lý chất lượng 59
2.4.2. Điểm yếu quản lý chất lượng 61
2.4.2. Điểm yếu quản lý chất lượng 61
2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu 65
2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu 65
Chương 3 69
Chương 3 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ 70
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ 70
CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 70
CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 70
THỰC HIỆN ĐẦU CỦA BAN QUẢN LYD DỰ ÁN 70
THỰC HIỆN ĐẦU CỦA BAN QUẢN LYD DỰ ÁN 70
CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN 2015 70
CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN 2015 70
3.1.1. Quy hoạch phát triển các công trình thủy lợi tỉnh Lai Châu 70
3.1.1. Quy hoạch phát triển các công trình thủy lợi tỉnh Lai Châu 70
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực
hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến
2015 72
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực
hiện đầu tư của Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến
2015 72
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện kế hoạch về chất lượng 73
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện kế hoạch về chất lượng 73
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng 75
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng 75
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng 79
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng 79
Quy trình 85
3.3.1. Kiến nghị thuộc về trách nhiệm Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông
nghiệp 87
3.3.1. Kiến nghị thuộc về trách nhiệm Ban quản lý dự án chuyên ngành Nông
nghiệp 87
3.3.2. Kiến nghị đối với Chủ đầu tư 90
3.3.2. Kiến nghị đối với Chủ đầu tư 90
3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Lai Châu 91
3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Lai Châu 91
3.3.4. Kiến nghị với Chính quyền địa phương nơi có dự án đi qua 91
3.3.4. Kiến nghị với Chính quyền địa phương nơi có dự án đi qua 91
3.3.5. Kiến nghị với Chính phủ 91
3.3.5. Kiến nghị với Chính phủ 91
KẾT LUẬN 93
KẾT LUẬN 93
PHỤ LỤC 95
PHỤ LỤC 95
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trọng trong cuộc sống của nhân dân,
nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận
trực tiếp nhưng nó cũng mang lại nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này
kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề về chất lượng công trình không
đảm bảo, có những công trình mới đưa vào sử dụng chưa hết thời gian bảo hành đã
bị hư hỏng và hư hỏng nặng không phát huy được hiệu quả của dự án, đặc biệt là
công trình thủy lợi đang là một vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm. Vậy
chất lượng công trình nằm ở đâu? Nằm ở khâu nào? Và ai là người quản lý về chất
lượng công trình?. Để giải đáp cho các câu hỏi trên là một cán bộ công tác tại Ban
QLDA chuyên ngành nông nghiệp trực tiếp điều hành và quản lý các dự án công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lai Châu tôi xin chọn đề tài cho luận văn của mình là
“ Quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp- Sở Nông nghiệp tỉnh Lai
Châu đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư”.
Mục tiêu của đề tài là làm rõ bản chất và vai trò quản lý chất lượng dự án
giai đoạn thực hiện đầu tư. Từ đó phân tích thực trạng quản lý chất lượng dự án giai
đoạn thực hiện đầu tư từ 2006-2012 của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
tỉnh Lai Châu để tìm ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân. Trên cơ sở đó luận
văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện quản lý đối với chất lượng
dự án thủy giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA đến 2015.
Đối với phương pháp thu thập thông tin, luận văn thu thập từ nguồn dữ liệu
thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo kết quả kiểm soát chất
lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư từ 2006-2012 của các phòng QLCL
công trình; phòng thẩm định dự án; các đơn vị thí nghiệm; kiểm định chất lượng
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, trong đó:
i
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện
đầu tư của Ban QLDA
1.1. Dự án thủy lợi và chất lượng dự án thủy lợi
Trong phần này, tác giả đã làm rõ khái niệm dự án thủy lợi và chu trình đầu tư
dự án thủy lợi, khái niệm chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư.
Vai trò của dự án thủy lợi là gì, đặc điểm của dự án thủy lợi ra làm sao.
1.2. Quản lý chất lượng của Ban QLDA
Tiếp theo, tác giả làm rõ khái niệm quản lý chất lượng dự án thủy lợi. Bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư đó là:
* Bộ tiêu chí về sản phẩm đầu ra của công trình thủy lợi
(1) chất lượng công trình (an toàn chịu lực, công năng sử dụng và kiến
trúc), (2) an toàn trong thi công xây dựng; phòng chống chát nổ và việc thực
hiện các cam kết về bảo vệ môi trường,(3) công tác quản lý chất lượng của các
chủ thể tham gia xây dựng công trình; sự tuân thủ về các quy định quản lý
chất lượng; các quy trình; quy phạm trong xây dựng,(4) việc thực hiện đúng
tiến độ xây dựng công trình đã được cơ quan; cấp có thẩm quyền phê duyệt,(5)
ứng dụng công nghệ mới; vật liệu mới; tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây
dựng,(6) đánh giá của người quản lý; sử dụng công trình và dư luận xã hội về
chất lượng công trình.
* Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khảo sát địa hình, địa chất
Một hoạt động khảo sát địa hình, địa chất dự án thủy lợi đảm bảo chất lượng
là hoạt động khảo sát phải phù hợp với đề cương khảo sát đã được Chủ đầu tư phê
duyệt gồm về mục đích khảo sát, phạm vi khảo sát, phương pháp khảo sát, phương
án kỹ thuật khảo sát, phù hợp với vị trí giới hạn và điều kiện tự nhiên của khu vực
khảo sát xây dựng, phù hợp với đặc điểm, quy mô, tính chất công trình.
Các sản phẩm khảo sát phải đạt được các tiêu chuẩn về khảo sát được áp
dụng cho từng loại công tác của khảo sát xây dựng. Hiện nay, tiêu chuẩn khảo sát
ii
địa hình địa chất công trình thủy lợi gồm 2 tiêu chuẩn (1) tiêu chuẩn TCVN:8478-
2010 về Công trình thủy lợi yêu cầu thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong
các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; và (2) tiêu chuẩnTCVN:8477-
2010 về Công trình thủy lợi yêu cầu thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong
các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
* Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thiết kế
Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã phê duyệt; sự hợp lý của các giải
pháp kết cấu công trình; sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng; đánh
giá mức độ an toàn công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây truyền và thiết bị
công nghệ ( nếu có); sự tuân thủ về bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy. Hiện
nay tiêu chuẩn thiết kế dự án thủy lợi gồm: TCXD57-53 về thiết kế tường chắn
công trình thủy công; TCVN8419-2010 về thiết kế đê kè bảo vệ bờ sông để chống
lũ; thiết kế tường chắn công trình thủy công; TCVN8419-2010 về thiết kế đê kè bảo
vệ bờ sông để chống lũ; TCVN4253-1986 vềTiêu chuẩn nền các công trình thủy
công; Quy phạm C876 về tính toán thủy lực đập tràn; TCVN8422-2010 về Công
trình thủy lợi thiết kế tầng lọc ngược CT thủy công; 14TCN 100-2001 về Thiết bị
quan trắc cụm đầu mối công trình thủy lợi; QP TLC1-75 về Tính toán thủy lực cống
dưới sâu; 14TCN157-2005 vềTiêu chuẩn thiết kế đập đầm nén.
* Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thi công
Gồm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng thi công công trình kè và công trình hồ
chứa.
Từ các bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dự án giai đoạn thực hiện đầu tư tác
giả dựa theo nội dung quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
của Ban QLDA để nghiên cứu. Từ đó tác giả đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn
thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
iii
2.1 Tổng quan về Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu
Tại phần này, tác giả giới thiệu khái quát về Ban QLDA chuyên ngành Nông
nghiệp tỉnh Lai Châu. Ban được giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn của nhà
nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để Đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi (bao
gồm các dự án thuỷ lợi và đê điều) theo quy định của pháp luật hiện hành về quản
lý Đầu tư và Xây dựng Ban QLDA là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để
hoạt động theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm nhận vốn trực tiếp từ cơ
quan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sử dụng theo hình thức
chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Chi phí hoạt động
của Ban được tính trong kinh phí đầu tư của từng Dự án theo quy định hiện hành
2.2 Thực trạng chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
Tác giả đã nêu danh mục các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thuộc
sự quản lý của Ban QLDA và thực trạng chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn
thực hiện đầu tư thuộc sự quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp.
2.3 Phân tích thực trạng chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu
Trong phần này luận văn đi sâu phân tích thực trạng chất lượng dự án thủy lợi
giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công từ các hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng dự án
của Ban, cụ thể gồm:
- Thực trạng xây dựng kế hoạch về chất lượng
Về chính sách chất lượng
Xây dựng kế hoạch về khảo sát
Xây dựng kế hoạch về thiết kế (thẩm định)
Xây dựng kế hoạch về thi công
- Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch về kiểm soát
Thực trạng bộ máy quản lý chất lượng của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
tỉnh Lai Châu
iv
Thực trạng chỉ đạo thực hiện các kế hoạch về kiểm soát chất lượng
Thực trạng về kiểm soát chất lượng
Thực trạng về quy trình kiểm soát chất lượng
Thực trạng về các công cụ kiểm soát chất lượng
2.4 Đánh giá quản lý chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu
tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
Cuối cùng, tác giả đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai
đoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đó
là phân tích:
Những điểm mạnh về quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện
đầu tư
Những điểm yếu quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
Tìm ra nguyên nhân của những điểm yếu bao gồm
Nguyên nhân khách quan: Môi trường tự nhiện, chính sách pháp luật, chính
quyền địa phương, năng lực của nhà thầu
Nguyên nhân chủ quan: Hạn chế trong các khâu lập; thẩm định dự án, hoạt
động lựa chọn nhà thầu, sự quan tâm của lãnh đạo Ban QLDA, tính hiện đại công
nghiệ và trang thiết bị, công tác tuyển dụng nhân sự, công tác đào tạo cán bộ, mối
liên hệ của Ban với cộng đồng.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi
giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp đến 2015
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn
thực hiện đầu tư của Ban đến 2015
Trong mục này, tác giả đã nêu phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng là:
Căn cứ quy hoạch tổng thể; quy hoạch hàng năm để Ban QLDA chuyên
ngành Nông nghiệp triển khai; thực hiện đảm bảo mục tiêu của quy hoạch.
v
Kiện toàn bộ máy quản lý chất lượng và quy chế hoạt động của bộ máy kiểm
soát chất lượng. Ban QLDA phải tổ chức bộ máy, số lượng cán bộ tham gia quản lý
dự án có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp với dự án
Thực hiện quản lý chất lượng dự án theo một quy trình được chuẩn bị từ
trước kể từ khâu lập, thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổ chức thực hiện
đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thi công và giám sát thi công công trình Ban
QLDA phải lập quy trình thẩm tra, trình duyệt các bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện
đầu tư, kết thúc xây dựng một cách khoa học
Tham gia kết hợp với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh, huyện nơi có dự án trong
việc vận động, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, thực hiện
tốt quyền và nghĩa vụ của người hưởng lợi từ công trình để có ý thức xây dựng và
bảo vệ công trình.
Bổ sung hoàn thiện những hạn chế của bản kế hoạch và quy trình kiểm tra,
giám sát chất lượng công việc của các Nhà thầu, Tư vấn trong thời gian qua để đảm
bảo dự án được thực hiện đúng như thiết kế đã phê duyệt (chất lượng, tiến độ dự án)
và hợp đồng đã ký kết.
Quản lý tiến độ thi công và năng lực của các nhà thầu phải được kiểm soát
chặt chẽ và quyết liệt hơn nữa.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn
thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu
Nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra, tác giả xin đưa ra một số giải pháp để
hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư như:
Giải pháp hoàn thiện kế hoạch về chất lượng.
Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng
Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng
3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp
Để các giải pháp đạt được kết quả như mong đợi, tác giả đưa ra một số kiến nghị:
vi
Kiến nghị thuộc về trách nhiệm Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
Kiến nghị đối với Chủ đầu tư
Kiến nghị với UBND tỉnh Lai Châu
Kiến nghị với Chính quyền địa phương nơi có dự án đi qua
Kiến nghị với Chính phủ.
vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông
nghiệp. Nhờ có thủy lợi mà có thể cung cấp nước tưới cho những khu vực bị hạn
chế về nước tưới tiêu, đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài
ngày và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Mặt
khác nhờ có hệ thống thủy lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả
năng tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lần lên đến 2-2,2 lần đặc
biệt có những nơi lên đến 2,4-2,7 lần. Nhờ có nước tưới mà nhiều vùng đã chủ động
được sản xuất 4 vụ, trước đây do hệ thống thủy lợi của nước ta chưa phát triển thì
lúa chỉ có 2 vụ trong 1 năm. Ngày này do hệ thống thủy lợi phát triển hơn trước nên
thu hoạch trên 1 ha đạt tới 60-80 triệu đồng trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên
dưới 10 triệu đồng. Hiên nay do có sự quan tâm và đầu tư một cách thích đáng của
Đảng và Nhà nước từ đó tạo cho ngành thủy lợi có sự phát triển đáng kể và góp
phần vào vấn đề xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu
lớn và hiện nay nước ta đang đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo…
Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng trọng trong cuộc sống của nhân dân,
nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận
trực tiếp nhưng nó cũng mang lại nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này
kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề về chất lượng công trình không
đảm bảo, có những công trình mới đưa vào sử dụng chưa hết thời gian bảo hành đã
bị hư hỏng và hư hỏng nặng không phát huy được hiệu quả của dự án, đặc biệt là
công trình thủy lợi đang là một vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm. Vậy
chất lượng công trình nằm ở đâu? Nằm ở khâu nào? Và ai là người quản lý về chất
lượng công trình?. Để giải đáp cho các câu hỏi trên là một cán bộ công tác tại Ban
QLDA chuyên ngành nông nghiệp trực tiếp điều hành và quản lý các dự án công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lai Châu tôi xin chọn đề tài cho luận văn của mình là
“ Quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA
chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết về quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn
thực hiện dự án
1
- Phân tích thực trạng quản lý của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp –
Sở Nông nghiệp đối với chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án công trình
thủy lợi của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp – Sở Nông nghiệp trong giai
đoạn thực hiện dự án
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình thủy lợi của Ban QLDA
chuyên ngành Nông nghiệp: Tập trung vào quản lý chất lượng dự án trong giai đoạn
thực hiện đầu tư
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quản lý chất lượng của
Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp- Sở Nông nghiệp đối với các dự án thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Lai Châu mà không nghiên cứu sự quản lý của các chủ thể quản lý
khác.
- Về Nội dung:
+ Chỉ nghiên cứu QLCL trong giai đoạn thực hiện đầu tư: giai đoạn khảo
sát, thiết kế và thi công và chủ yếu nghiên cứu về kiểm soát chất lượng
+ Nghiên cứu quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án đối với nhà thầu khảo
sát, thiết và thi công, không nghiên cứu quản lý của Ban đối với lựa chọn nhà thầu.
- Về thời gian: Phân tích thực trạng từ 2006-2012 và đề xuất các giải pháp
đến năm 2015
2
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Khung lý thuyết
4.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm về QLCL công trình thủy lợi
nhằm xây dựng khung lý thuyết về QLCL đầu tư xây dựng công trình thủy lợi giai
đoạn thực hiện đầu tư. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp mô hình hóa, phân
tích hệ thống.
Bước 2: Nguồn thu thập thông tin thứ cấp về quản lý chất lượng công trình
thủy lợi của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu từ năm 2006
-2012. Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, thông tin nội bộ từ
năm 2006 đến 2012 của phòng tài Kế hoạch tổng hợp, phòng thẩm định dự án,
phòng quản lý chất lượng công trình thuộc Ban QLDA chuyên ngành Nông
nghiệp tỉnh Lai Châu, các báo cáo phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển
thủy lợi của UBND tỉnh Lai Châu.
3
Quản lý của Ban QLDA
đối với chất lượng Dự
án thủy lợi giai đoạn
thực hiện đầu tư
- Xây dựng kế hoạch về
chất lượng
- Tổ chức thực hiện kế
hoạch về chất lượng
- Kiểm soát chất lượng
Đảm bảo chất lượng
Dự án thủy lợi
- Đảm bảo chất lượng
công trình
- Chất lượng khảo sát;
- Chất lượng thiết kế;
- Chất lượng thi công:
Các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý chất lượng Dự án:
a.Yếu tố thuộc về Ban
QLDA
+ Lập TĐDA
+ Lựa chọn nhà thầu
+ Sự quan tâm của lãnh đạo
Ban
+Tính hiện đại công nghệ
trang thiết bị
+ Tuyển dụng
+ Đào tạo
+ Mối QH của Ban với
cộng đồng
b.Yếu tố thuộc về môi
trường bên ngoài
+ MT tự nhiên
+ Chính sách pháp lý
+ Nhà thầu
Bước 3: Phân tích thực trạng và đánh giá quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai
đoạn 2006 -2012, xác định ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Phương pháp được sử
dụng bao gồm: phương pháp so sánh, đối chiếu, so sánh, đối chiếu, phương pháp
phân tích, thống kê.
5. Kết cấu đề tài gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực
hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngành Nông nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý của chất lượng dự án thủy lợi giai
đoạn thực hiện đầu tư của Ban QLDA chuyên ngan Nông nghiệp tỉnh Lai Châu
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án thủy lợi
giai đoạn thực hiện đầu tư đến năm 2015
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
THUỶ LỢI GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.1. Dự án thủy lợi và chất lượng dự án thủy lợi
1.1.1. Dự án thủy lợi và chu trình đầu tư dự án thủy lợi
a) Dự án thủy lợi
Theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, công trình thủy lợi là
công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác
hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường sinh thái, và cân bằng sinh thái bao gồm: hồ
chứa, đập, cống, trạm bơm, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ
bao các loại.
Dự án thủy lợi là dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, là một tập
hợp có tổ chức của các hoạt động và quy trình đã được tạo ra để thực hiện các mục
tiêu xây dựng các công trình thủy lợi trong giới hạn nguồn lực, ngân sách và các kỳ
hạn đã xác lâp
Dự án thủy lợi bao gồm những dự án nào đầu tư xây dựng những công trình
thủy lợi như: Hồ chứa nước; Đập ngăn nước (đập đất, đập đất - đá, đập bê tông); Đê
- Kè - Tường chắn: Đê chính (sông, biển); đê bao; đê quai; Tràn xả lũ, cống lấy
nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, trạm
bơm và công trình thủy lợi khác; Hệ thống thủy nông; công trình cấp nước nguồn
cho sinh hoạt, sản xuất. Luận văn chủ yếu tập vào các dự án xây dựng kè và hồ
chứa nước là những công trình chủ yếu phục vụ cho thủy lợi tại các tỉnh phía Bắc.
- Đặc điểm của dự án thủy lợi là: (1) cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi
và khắc phục các mặt có hại để phục vụ nhu cầu của con người. (2) phải thường
xuyên đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự phá hoại
thường xuyên và sự phá hoại bất thường. (3) là kết quả tổng hợp và có quan hệ mật
thiết hữu cơ về lao động của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực bao gồm từ công
tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo thi công đến quản lý
khai thác (4) chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau.
(5) vốn đầu tư thường là rất lớn. (6) thời gian để ra đời một công trình thủy lợi phải
mất nhiều năm và hàng chục năm đối với những công trình lớn. Tuổi thọ của công
trình là hàng trục đến hàng trăm năm tùy theo cấp công trình. Những đặc điểm này
5
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình thủy lợi vì thế nếu xảy ra kém chất
lượng ở bất kỳ khâu nào, trong thời gian nào cũng có thể dẫn đến sự cố lớn hoặc
nhỏ. Điều đó cũng có nghĩa là sự cố ở các công trình thủy lợi có quan hệ mật thiết
với những đặc điểm đã nêu trên.
b) Chu trình đầu tư dự án thủy lợi
Sơ đồ 1.1: Chu trình đầu tư dự án ĐTXD nói chung và thủy lợi nói riêng
Chu trình dự án bao gồm 3 giai đoạn:
(1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Là việc lập dự án đã được xác định. Khi một
dự án được xem là khả thi đó là lúc cần tiến hành thẩm định phê duyệt quyết định
đầu tư, việc chuẩn bị dự án hay tiến hành lập dự án là bước đề cập tới việc điều tra,
khảo sát về khả năng công việc các mặt như: thị trường; kỹ thuật; tài chính; kinh tế
và hoạt động của dự án. Khi một dự án được coi là khả thi trên mọi phương diện thì
bước tiếp theo là phải xem xét thẩm định của người có thẩm quyền quyết định đầu
tư và nguồn vốn đầu tư.
(2) Giai đoạn thực hiện đầu tư: Bao gồm giai đoạn khảo sát, thiết kế; giái
đoạn lựa chọn nhà thầu thi công; và giai đoạn thi công. Trong đó, Ban quản lý dự án
cần quản lý nhà thầu ở giai đoạn khảo sát, thiết kế và giai đoạn thi công. Giai đoạn
thi công là một trong những nội dung của giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn này
là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dự án đầu tư.
(3) Giai đoạn sau đầu tư: Vận hành và bảo dưỡng công trình đây là giai đoạn
đánh giá chất lượng quá trình thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết
thúc bàn giao đưa vào sử dụng.
1.1.2. Chất lượng dự án thủy lợi trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Chất lượng sản phẩm nói chung và chất lượng dự án đầu tư đã xuất hiện từ
lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và thông dụng trong đời sống. Tuy nhiên, hiểu
thế nào về chất lượng là vấn đề không đơn giản. Chất lượng là một phạm trù rất
Giai đoạn
chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn
khảo sát thiết
kế
Lựa chọn
nhà thầu
Giai đoạn thi
công
Giai đoạn
thực hiện đầu tư
6
Giai đoạn
sau đầu tư
rộng và phức tạp, do đó có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng được các
học giả nổi tiếng thế giới đưa ra: Joseph Juran, Armand Feigenbaum, Philip Crosby,
Ishikawa, Taguchi… . Khái quát chung có ba quan điểm cơ bản về chất lượng tuỳ
theo các cách tiếp cận khác nhau:
Dựa trên nhu cầu người tiêu dùng (Joseph Juran - Viện Juran Nhật bản):
Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng và công dụng.
Dựa theo yêu cầu về chất lượng (Philip Crosby): Chất lượng là sự phù hợp
với các yêu cầu nhất định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội.
Dựa trên quy trình sản xuất (Armand Feigenbaum): Chất lượng sản phẩm là
tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng sản
phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm…
Xét trên quan điểm chung nhất về chất lượng được Nhà nước thống nhất là
định nghĩa được nêu trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 “ Chất lượng là mức độ thoả
mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với yêu cầu” Yêu cầu là những nhu cầu
hay mong đợi tương lai. Khái niệm này được chấp nhận rộng rãi trong hoạt động
quản lý kinh doanh hiện nay.
a. Khái niệm chất lượng dự án thủy lợi
Khái niệm chất lượng dự án thủy lợi: Là những yêu cầu về an toàn, bền
vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình thủy lợi nhưng phải phù hợp với qui
chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có
liên quan và hợp đồng kinh tế.
Các hạng mục công trình của Dự án thuỷ lợi được xây dựng, hoàn thành phù
hợp với tiêu chuẩn thiết kế được duyệt, dung sai của các chỉ tiêu được xác định nằm
trong giới hạn cho phép của yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định
được đề cập trong hồ sơ thiết kế phê duyệt để đánh giá mức độ hoàn thành chất
lượng. Chất lượng có thể được xác định trên các khía cạnh như thuộc tính vật chất
của sản phẩm.
Chất lượng dự án thủy lợi có được từ một quá trình bắt đầu từ việc lựa chọn
công ty tư vấn và Nhà thầu xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng. Thật vậy, trong
bước thực hiện các dự án xây dựng luôn tiềm ẩn và nảy sinh các yếu tố rủi ro cả
trong kỹ thuật lẫn tài chính và có thể làm sai lệch tiến độ. Kinh nghiệm đã chỉ ra
rằng để có được sản phẩm chất lượng dự án thủy lợi tốt thì ngoài biện pháp cơ bản
để rút ngắn thời gian thực hiện các dự án chính là khả năng phối hợp giữa những
con người cụ thể với toàn bộ các công việc ngay từ thời điểm đầu tiên đến khi kết
thúc công trình.
7