Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiếp cận quyền con người trong văn kiện đại hội x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.86 KB, 10 trang )

Tiếp cận quyền con người trong văn kiện Đại hội X

Đối với tất cả những người cộng sản và những người Việt
Nam yêu nước, đi theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin thì mục
tiêu độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và công bằng xã hội là
lý tưởng của mình - Xét về nội dung mục tiêu đó đã bao hàm phần
cốt lõi của quan niệm quyền con người.
1. Tư tưởng nhân quyền xuyên suốt lịch sử Đảng ta
Tư tưởng vì độc lập, tự do, vì cơng bằng xã hội, có thể nói đã
xun suốt các văn kiện cơ bản của Đảng ta, từ khi thành lập cho
đến nay.
Trong "Lời kêu gọi" nhân sự kiện thành lập Đảng, đồng chí
Nguyễn ái Quốc đã viết:
"... Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến Việt Nam và giai cấp
tư sản phản cách mạng...".
"Làm cho nước Việt Nam độc lập...".
" Thực hiện ngày làm 8 giờ"
"Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân".
"Thực hành giáo dục toàn dân"

1


"Thực hiện nam nữ bình quyền..."(1)(1).
Qua các thời kỳ lịch sử kế tiếp, từ khi giành được độc lập dân
tộc (1945); tiến hành các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1946 1975) và cho đến thời kỳ đổi mới, mở đầu từ Đại hội VI, tư tưởng
về quyền con người, tiếp tục được khẳng định và mở rộng, cụ thể
hóa từng bước.
Chủ đề nhân quyền lần đầu tiên được trực tiếp đưa vào
Cương lĩnh 1991 và Văn kiện các Đại hội sau đó.
Tuy nhiên, việc bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của nhân


dân, trong các thời kỳ lịch sử có những hồn cảnh chính trị, kinh tế,
xã hội nhất định, mặt khác còn tùy thuộc vào sự nhận thức của Đảng
và xã hội.
Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, khi đang diễn ra
cuộc đối đầu giữa hai hệ thống xã hội, đứng đầu là Liên Xô và Mỹ,
mục tiêu ưu tiên, tất yếu phải là các quyền tập thể, đó là quyền dân
tộc tự quyết dựa trên độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất
đất nước. Các quyền và tự do cơ bản của người dân vẫn được tôn
trọng và bảo đảm trong chừng mực tối đa có thể". Vì mục tiêu độc
lập dân tộc, chúng ta khơng thể khơng có những hạn chế nhất định
về các quyền và tự do của cá nhân.
Cũng cần phải nói thêm rằng, do những hạn chế về tư duy lý
luận, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
(1)(1)

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, tr. 305, 306.

2


xã hội trong mơ hình cũ, một số quyền và tự do của người dân chưa
được đáp ứng đầy đủ, điển hình là những hạn chế nhận thức về sở
hữu tư nhân và kinh tế thị trường. Những nhận thức này đã hạn chế
một số quyền kinh tế - xã hội nhất định và sự cơng bằng, bình đẳng
của người dân...
Như vậy có thể nói, nếu như trong các thời kỳ lịch sử trước
đổi mới, cách tiếp cận chủ yếu về quyền con người của Đảng ta là
tiếp cận mục tiêu, thì nay trong đó giành ưu tiên cho quyền tập thể
(quyền dân tộc tự quyết, trên cơ sở độc lập dân tộc).
2. Tư tưởng nhân quyền trong thời kỳ đổi mới

Từ khi chuyển sang thời kỳ đổi mới, nhận thức về quyền con
người của Đảng ta ngày càng được chính xác, đầy đủ hơn, đặc biệt
là mang tính thiết thực, hiệu quả hơn. Tiếp cận nhân quyền của thời
kỳ này về khách quan đã chuyển từ trọng tâm là tiếp cận mục tiêu
sang tiếp cận phương tiện và điều kiện bảo đảm quyền con người.
Công cuộc đổi mới của chúng ta diễn ra trong một bối cảnh
chính trị, kinh tế, quốc tế và quốc gia hết sức đặc biệt. Đó là:
- Liên Xơ tan rã, chế độ chính trị các nước Đông Âu sụp đổ,
chủ nghĩa tư bản dường như đã được khôi phục lại ở đây.
Những quan điểm về dân chủ, nhân quyền của phương Tây,
từ chỗ là phương thức, vũ khí của chiến lược diễn biến hịa bình đã
trở thành một bộ phận cơ bản của hệ tư tưởng xã hội. Chủ nghĩa tư
3


bản, đứng đầu là Mỹ đã giành được lợi thế về nhiều mặt, bao gồm
cả giá trị của họ, đó là chủ nghĩa tư bản tự do mới, trong đó người ta
tuyệt đối hóa kinh tế tư bản tư nhân và tự do của cá nhân.
- ở trong nước, kinh tế - xã hội khủng hoảng ở mức cao, về
đối ngoại, các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ đã tiến hành
chiến lược tổng hợp: Bao vây, cấm vận, cơ lập về chính trị, kinh tế;
diễn biến hịa bình và mưu toan gây bạo loạn lật đổ...
Trong bối cảnh đó, với bản lĩnh của một chính đảng mác-xít,
Đảng ta đã sáng suốt đề ra đường lối đổi mới có nguyên tắc và sáng
tạo phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước. Đảng ta đã nhận
thức lại về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
trong đó có những nội dung lớn sau:
+ Từ bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đáng chú ý ở
đây là các quyền con người về kinh tế, trước hết là quyền sở hữu

được bảo đảm.
+ Trên phương diện chính trị, thể chế làm chủ tập thể được
đổi mới, hình thành chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
+ Trên phương diện đối ngoại, Việt Nam hội nhập toàn diện
vào các tổ chức khu vực và quốc tế cả trên phương diện chính trị,

4


kinh tế và pháp lý, trong đó có sự kiện Việt Nam tham gia hầu hết
các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người.
ở đây cần phải nói thêm rằng, do sự kế thừa đường lối chính trị
của các thời kỳ lịch sử trước và do bản chất nhân đạo, nhân quyền của
chế độ ta, không chỉ đến khi đổi mới, mà ngay từ những năm đầu
của thập kỷ 80 thế kỷ XX, Việt Nam đã tham gia những cơng ước
cơ bản về quyền con người, trong đó có những cơng ước sau: Cơng
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966), Cơng ước quốc tế
về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Cơng ước về quyền
trẻ em (1980), Cơng ước về xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ
nữ (1979)...
3. Tư tưởng nhân quyền trong Văn kiện Đại hội X
Khác với Văn kiện Đại hội IX - chủ đề nhân quyền được thể
hiện trực tiếp khái quát, Báo cáo chính trị Đại hội IX viết: "Chăm lo
cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn
trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt
Nam đã ký kết hoặc tham gia"(1)(1). Văn kiện Đại hội X đã đề cập tới
chủ đề nhân quyền trên nhiều bình diện từ chính trị - kinh tế, pháp
lý đến quan hệ quốc tế.
a) Về mục tiêu cách mạng


Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 134.
(1)(1)

5


Đảng ta khẳng định: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh".
Trong mục tiêu này, người ta nhận thấy rất rõ những yếu tố
tổng thể bảo đảm quyền con người, đặc biệt là cụm từ "xã hội công
bằng, dân chủ" là những yếu tố trực tiếp liên quan đến quyền con
người.
b) Về mơi trường chính trị, kinh tế
Văn kiện Đại hội đã đề cập tới chủ đề này dưới tiêu đề: "Phát
huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa"(2)(2).
Dân chủ với tư cách là một chế độ nhà nước, như định nghĩa
của V.I.Lênin, không chỉ bảo đảm các lợi ích của nhân dân mà quan
trọng hơn là việc bảo đảm quyền tham gia của người dân vào các
quyết định của nhà nước. Đây là quyền của các quyền dân sự, chính
trị.
Xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa với các nội dung và nguyên tắc:
- Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân;
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối
hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp;
(2)(2)


Sđd, tr. 124.

6


- Hồn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, tính khả thi
của các quy định trong văn bản pháp luật;
- Xây dựng hoàn thiên cơ chế kiểm tra, giám sát;
- Đặc biệt là xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch,
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con
người.
- Đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp...(1)(1)
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội theo
tinh thần Văn kiện Đại hội là nhân tố quan trọng nhằm phát huy vai
trò của "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", "phát huy hiệu lực,
hiệu quả quản lý của nhà nước, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
mặt trận, các đồn thể nhân dân...", "Đảng hoạt động trong khn
khổ Hiến pháp và pháp luật"(2)(2).
Trên lĩnh vực bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, Đảng ta tiếp
tục khẳng định: xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; phương châm "thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển"(3)(3).
Báo cáo Chính trị Đại hội X đã đề cập tới một số chính sách
sau:
+ Nâng cao phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo
(1)(1)
(2)(2)
(3)(3)


Sđd, tr. 125-127.
Sđd, tr. 278.
Sđd, tr. 101.

7


+ Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn
của toàn xã hội để giải quyết việc làm.
+ Đẩy mạnh thực hiện chính sách giúp đỡ đồng bào dân tộc
thiểu số (về đất sản xuất, nhà ở, nước sạch, đào tạo...".
+ Phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; nâng cao
mạng lưới y tế cơ sở, khống chế dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS và
chỉ số phát triển con người (HDI).
c) Về môi trường chính trị - xã hội
Đảng ta đã đề ra những chủ trương lớn sau:
- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, "xóa bỏ mọi mặc cảm, định
kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn giáo...;
đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung...; giữ gìn sự ổn định
chính trị và đồng thuận xã hội"
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở
- Phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội...
Có thể nói, việc bảo đảm một cách thiết thực các điều kiện về
kinh tế, chính trị, xã hội như đã trình bày ở trên là môi trường thuận
lợi cho việc bảo đảm các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh
tế, xã hội và văn hóa.
d) Về quan hệ quốc tế
8



Văn kiện Đại hội X đã đề cập rõ quan điểm của Đảng ta trên
lĩnh vực nhân quyền là vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
Báo cáo chính trị có đoạn viết: "Chủ động tham gia cuộc đấu
tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng đối thoại với các nước,
các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền.
Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi
dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tơn giáo" hịng
can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, tồn
vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam"(1)(1).
Khác với thời kỳ kháng chiến giữ nước, thời kỳ chiến tranh
lạnh và trước đổi mới, nếu như cuộc đấu tranh trên lĩnh vực nhân
quyền trước đây, như là một bộ phận của cuộc chiến tranh vũ trang;
hoặc chỉ là cuộc đấu tranh diễn biến hịa bình và chống diễn biến
hịa bình, thì nay, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền lại diễn
ra trong bối cảnh mới, khn khổ mới. Đó là: - Việt Nam đã là
thành viên của Liên hợp quốc (từ 1977), đã tham gia hầu hết các
công ước quốc tế cơ bản về quyền con người (từ đầu những năm 80
của thế kỷ XX), đã từng là thành viên ủy ban nhân quyền, đang vận
động trở thành thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc. Nói cách khác, bối cảnh đó là Việt Nam đã tham gia vào
"luật chơi", "sân chơi" chung về nhân quyền và đang chủ trương
nâng cao vị trí quốc tế của mình trên trường quốc tế.

(1)(1)

Sđd, tr. 113.

9



Đặt trong bối cảnh đó, Việt Nam khơng thể khơng thực hiện
chiến lược vừa hợp tác vừa đấu tranh. Hợp tác để thể hiện thiện chí
và ý thức về nghĩa vụ của Việt Nam, cũng như tranh thủ các nguồn
lực, ủng hộ về chính trị, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của
chúng ta; đấu tranh để ngăn ngừa và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch trong và ngoài nước phá hoại sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta.
Tính phức tạp và tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực nhân quyền hiện nay đó là sự đan xen giữa hợp tác và đấu
tranh; giữa đổi mới của chúng ta (trên lĩnh vực nhân quyền) với lợi
dụng nhân quyền của các thế lực thù địch; giữa đấu tranh tư tưởng lý luận với đấu tranh chống bạo loạn, lật đổ và đấu tranh pháp lý.
Việc xử lý vấn đề dân chủ, nhân quyền ngày nay có tác động to lớn,
tích cực hoặc tiêu cực đến an ninh quốc gia' và môi trường chính trị
quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Tiếp cận vấn đề nhân quyền kết hợp mục tiêu với phương
tiện - điều kiện; kết hợp lý luận với pháp lý và tổ chức thực tiễn
theo tinh thần Văn kiện Đại hội X chẳng những có ý nghĩa to lớn về
mặt chính trị - thực tiễn mà cịn có ý nghĩa sâu sắc về phương pháp
luật nghiên cứu quyền con người.

10



×