Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Phát triển sản phẩm du lịch ở tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 52 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em cám ơn tồn thể các Thầy cơ Khoa Du lịch - Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân đã giúp em hồn thành tốt khóa học và có được nhiều kiến thức
bổ ích về nhiều lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt là lĩnh vực du lịch…
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Văn
Mạnh - Chủ nhiệm Khoa Du lịch và Lữ hành - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp em hồn thành bài Chuyên đề của mình.
Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thu Mai

SV: Phạm Thị Thu mai

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................4
Chương I: Giới thiệu về tiềm năng du lịch tỉnh Phú Thọ và cơ sở lý luận về sản
phẩm du lịch............................................................................................................4


1.1. Giới thiệu khái quát về tiềm năng du lịch tỉnh Phú Thọ:................................4
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên:........................................................................4
1.1.2.Tài nguyên thiên nhiên:............................................................................5
1.1.3. Tiềm năng kinh tế:..................................................................................6
1.1.4. Một số điểm đến tiêu biểu tại tỉnh Phú Thọ:...........................................7
1.2. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch................................................................29
1.2.1. khái niệm về sản phẩm du lịch..............................................................29
1.2.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch....................................................30
1.2.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch...........................................31
1.2.4. Những điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch...................................33
Tiểu kết chương I...................................................................................................38
Chương II : Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm
du lịch của tỉnh Phú Thọ.........................................................................39
2.1. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh Phú Thọ............................39
2.1.1. Xây dựng và ban hành chính sách phát triển sản phẩm du lịch.............39
2.1.2. Phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Phú Thọ..............................................39
2.1.3. Quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch.................................................40
2.1.4. Phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ các sản phẩm du
lịch.................................................................................................................. 41
2.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển sản phẩm du lịch...............42
2.1.6. Tăng cường quảng cáo xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch.................42
2.2. Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch ở tỉnh Phú Thọ......................43
2.2.1. Cải thiện cơ chế,chính sách phát triển sản phẩm du lịch.......................43

SV: Phạm Thị Thu mai

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

2.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên sản phẩm du lịch tại tỉnh
Phú Thọ..........................................................................................................44
2.2.3. Thực hiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch..............................44
2.2.4. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ phát
triển sản phẩm du lịch.....................................................................................44
2.2.5. Nâng cao chất lượng lao động phát triển sản phẩm du lịch...................45
2.2.6. Xây dựng trang wed và chiến lược xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch.....45
Tiểu kết chư0ơng II...............................................................................................46
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................47

SV: Phạm Thị Thu mai

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:
Du lịch từ xa xưa đã được ghi nhận là một thích,một hoạt động của con
người.Ngày nay với xu thế tồn cầu hóa,du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu trên
thế giới.Du lịch không những đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí đơn thuần mà nó
cịn giúp con người nâng cao sự hiểu biết,giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân
tộc,nó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần,nó hỗ trợ sự phát triển của

quốc gia nơi đón khách.Trong những năm qua,ngành du lịch Việt Nam đã có bước
phát triển mạnh mẽ.Từ năm 1990 tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch khá
cao,khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt(1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt
người (2004) ,khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần từ 1 triệu người (1990) lên 14,5
triệu người (2004).Thu nhập xã hội từ du lịch tăng từ 1350 tỷ đồng (1990) lên
26000 tỷ đồng (2004).Không chỉ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước mà
du lịch còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao
động gián tiếp trong xã hội.Vì thế du lịch đang ngày càng khẳng định là một ngành
kinh tế mũi nhọn trong lộ trình hội nhập kinh tế tồn cầu của Việt Nam.
Tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, là cửa ngõ
Tây Bắc của thủ đô Hà Nội và cầu nối vùng Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ. Với hai di sản văn hóa thế giới, 1.372 di tích lịch sử văn hóa, 260 lễ hội, hơn
13.000 hiện vật qua các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, tỉnh Phú Thọ có lợi
thế nổi bật để phát triển du lịch cội nguồn(Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú
Thọ, 2013). Trong giai đoạn 2000-2012, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nhiều du
khách trong và ngoài nước về thăm, lượng khách lưu trú bình quân tăng
17,05%/năm (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2013). Tuy nhiên, sự phát triển du lịch
cội nguồn ở tỉnh trong thời gian qua vẫn ở mức độ thấp, tồn tại nhiều bất cập, tỷ
trọng GDP du lịch cội nguồn/GDP tồn tỉnh cịn rất khiêm tốn. Theo Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, du lịch cội nguồn đã góp phần vào tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho
người dân. Tuy nhiên kết quả trên vẫn chưa tương xứng với lợi thế của tỉnh. Làm
SV: Phạm Thị Thu mai

1

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

thế nào để tăng cường phát triển du lịch cội nguồn, qua đó khai thác hợp lý và có
hiệu quả hơn lợi thế của tỉnh Phú Thọ là câu hỏi đang được đặt ra đối với các cấp
chính quyền và người dân trong tỉnh Phú Thọ.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Phú thọ,theo học chuyên ngành du lịch và lữ
hành,em mong muốn trong tương lai không xa,du lịch ở tỉnh Phú thọ sẽ phát triển
vững mạnh,đời sống nhân dân được cải thiện,góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.Trong khn khổ đề tài “Phát triển sản phẩm
du lịch ở tỉnh Phú Thọ” em chỉ nêu ra những ý kiến nhỏ bé của mình để du lịch ở
tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển sao cho xứng đáng với tiềm năng của tỉnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các tiềm năng du lịch có thể khai thác để đa dạng hóa và phát
triển các sản phẩm du lịch tại tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá thực trạng khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch tại Phú Thọ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch và
giảm bớt những vấn đề còn bất cập cũng như phát huy những giá trị tích cực tại tỉnh
Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Chuyên đề chỉ đề cập một số nội dung chủ yếu có tính khả
thi để phát triển các sản phẩm du lịch tại tỉnh Phú Thọ.
+ Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển sản phẩm
du lịch trong phạm vi tỉnh Phú Thọ.
+ Về mặt thời gian: Các giải pháp, đề xuất trong luận văn có ý nghĩa áp dụng
trong thời gian ngắn.


SV: Phạm Thị Thu mai

2

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

4. Phương pháp nghiên cứu:
Nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu là nguồn số liệu được
thu thập và tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, niên giám thống
kê, quy hoạch phát triển du lịch, quyết định của UBND tỉnh và một số tài liệu liên
quan khác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.
Nguồn số liệu sơ cấp được sử dụng trong nghiên cứu là kết quả trưng cầu ý
kiến của 413 khách du lịch tại khu du lịch Đền Hùng (với độ tin cậy là 95% và sai
số cho phép e = ±5%). Nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert cho điểm từ 1 đến 5
để du khách cội nguồn đánh giá các dịch vụ du lịch và sự hài lịng của du khách khi
ở Phú Thọ. Ngồi ra, nghiên cứu còn tiến hành lấy ý kiến đánh giá về một số vấn đề
liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch của 12 cán bộ quản lý Nhà nước về du
lịch, 42 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và 100 hộ dân xã (Hy Cương, Việt Trì,
Phú Thọ).
Phương pháp chính được sử dụng để phân tích số liệu gồm phương pháp
thống kê mô tả và thống kê so sánh. Các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu được sử dụng
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Phú thọ,theo học chuyên ngành du lịch và lữ
hành,em mong muốn trong tương lai không xa,du lịch ở tỉnh Phú thọ sẽ phát triển
vững mạnh,đời sống nhân dân được cải thiện,góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.Trong khn khổ đề tài “Phát triển sản phẩm

du lịch ở tỉnh Phú Thọ” em chỉ nêu ra những ý kiến nhỏ bé của mình để du lịch ở
tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển sao cho xứng đáng với tiềm năng của tỉnh.
5. Cấu trúc của đề tài:
Ngồi phần mở đầu và kết luận,nội dung khóa luận gồm 2 chương như sau:
-Chương I: Giới thiệu về tiềm năng du lịch tỉnh Phú Thọ và cơ sở lý
luận về sản phẩm du lịch
-Chương II: Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tại
tỉnh Phú Thọ

SV: Phạm Thị Thu mai

3

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Giới thiệu về tiềm năng du lịch tỉnh Phú Thọ và cơ
sở lý luận về sản phẩm du lịch
1.1. Giới thiệu khái quát về tiềm năng du lịch tỉnh Phú Thọ:
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi,trung du phía bắc,nằm trong khu
vực giao lưu giữa vùng Đơng Bắc,đồng bằng sơng Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý
mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây-Đơng-Bắc).Phía Đơng giáp Hà Tây,phía
Đơng Bắc giáp Vĩnh Phúc,phía tây giáp Sơn La,phía Tây Bắc giáp n Bái,phía

Nam giáp Hịa Bình,phía Bắc giáp Tun Quang.Với vị trí ngã ba sơng cửa ngõ
phía Tây của Thủ đô Hà Nội,Phú Thọ cách Hà Nội 80km,cách sân bay Nội Bài
60km,cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng
170 km và cảng Cái Lân 200 km.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và
đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi
khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung
Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32
qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.
Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ,
huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông,
Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị
trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó
khăn.

SV: Phạm Thị Thu mai

4

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thu mai

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh


5

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Đặc điểm địa hình:
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành
tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp
một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng
phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu
vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven
sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công
nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn ni.
Khí hậu:
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đơng
lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0C, lượng mưa trung bình trong năm
khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng
85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây
trồng, vật nuôi đa dạng.
1.1.2.Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km 2, theo kết quả điều tra
thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít
đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%
(diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày,
thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số

nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông – lâm
nghiệp; đất chưa sử dụng cịn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.
Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây
nguyên liệu phục vụ cho một số ngành cơng nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và
tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến
2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm
giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.
SV: Phạm Thị Thu mai

6

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả
nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên).
Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704
ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các
loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang
trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp
sản xuất giấy).
Tài ngun khống sản:
Phú Thọ khơng phải là tỉnh giàu tài ngun khống sản, nhưng lại có một số
loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khống. Cao lanh có

tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa
khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều
kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước
khống có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ
lượng chưa khai thác cịn khoảng 46 triệu lít.
Ngồi ra, Phú Thọ cịn có một số loại khống sản khác như: quactít trữ lượng
khoảng 10 triệu tấn, đá vơi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ
lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.
Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp
như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.
1.1.3. Tiềm năng kinh tế:
Những lĩnh vực kinh tế lợi thế:
Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản.
Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơng nghiệp dệt, may
vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được
một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.

SV: Phạm Thị Thu mai

7

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc;
đầm Ao Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, vùng nước khống nóng Thanh Thuỷ, khu

du lịch núi Trang… là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch.
Tiềm năng du lịch:
Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ
nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích
cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch.
Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao),
đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha,
trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khống nóng Thanh Thuỷ, đền
Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lơ, Đào Xá, chùa Xn Lãng, chùa Phúc
Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gị Mun…Các di tích kháng chiến:
chiến khu Hiền Lương (Hạ Hồ). Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến
sơng Lơ (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nơng),
Chu Hố (Lâm Thao)…
Phú Thọ cịn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ
tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội
phết (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo,
nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, nhiều
truyện cổ tích, ngụ ngơn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của
vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng.
1.1.4. Một số điểm đến tiêu biểu tại tỉnh Phú Thọ:
Đền Quốc Mẫu Âu Cơ:
Vị trí: Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn, còn gọi là núi Vặn, cao trên
147m so với mặt biển. Nằm trong khu di tích Đền Hùng, xã hy Cương, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đền Quốc mẫu Âu Cơ được thiết kế dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang
đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ Đơng Sơn. Đền thờ mẹ Âu Cơ, người mẹ huyền thoại,
linh thiêng, huyền diệu có cơng đầu trong việc khai hoang, mở cõi của dân tộc.

SV: Phạm Thị Thu mai


8

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Tổng thể kiến trúc gồm có: Nhà Tả vu, nhà Hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tứ
trụ, cổng tam quan, nhà đón tiếp, nhà hành lễ, sân vườn, hệ thống đường bậc, bãi
quay xe.

Cổng lên đền thờ Quốc Mẫu
Đường từ chân núi lên đến cửa đền gồm 553 bậc đá, trên đường đi có nhà
đón khách và chỗ dừng chân.Cổng tam quan xây cao 5,8m có ba lối vào, lối chính
cao 2,2m, mái cổng lợp dán ngói mũi hài, các đao góc, các họa tiết chạm khắc mơ
phỏng hình chim Lạc. Điểm nhấn của tiền cảnh đền là bia và trụ bia làm bằng đá
một mặt khắc chữ nôm, mặt kia khắc chữ quốc ngữ ghi lại thời kỳ xây dựng đền với
sự đóng góp cơng đức của đồng bào cả nước. Đền được dựng theo kiến trúc truyền
thống với cột, khung, sườn, mái, vách ngăn bằng gỗ lim, mái lợp mái mũi hài,
tường xây bằng gạch bát.

SV: Phạm Thị Thu mai

9

MSV: 13122534



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Quang cảnh bên ngồi đền thờ
Khu đền chính gồm một đền thờ chính và hai nhà Tả vu, Hữu vu nằm hai
bên, kiến trúc kiểu chữ đinh. Riêng thành lan can được chạm khắc các họa tiết hình
chim Lạc và các hoạt động văn hóa dan gian thời kỳ Đồng Sơn. Nội thất trong đền
gồm tượng Mẫu và hai tượng Lạc Hầu Lạc Tướng được đúc bằng đồng với khối
SV: Phạm Thị Thu mai

10

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

lượng khoảng 2 tấn. Tượng Mẫu Âu Cơ cơ bản lấy theo mẫu tượng đang thờ ở đền
Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương (huyện Hà Hòa – Phú Thọ) chỉ điều chỉnh đơi chút.

Bên ngồi thờ vua Hùng, Cao Minh và các tướng lĩnh

Bên trong, trên cao có thang đi lên là cỗ khám thờ mẫu Âu Cơ
SV: Phạm Thị Thu mai

11


MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Vật liệu được chọn lựa công phu, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Các nhan
án, đại tự, câu đối, bệ đặt trống đồng, giá treo chuông, treo chiêng, y môn.....được
sơn son thiếp vàng trên chất liệu gỗ quí. Hai bên Tả vu là hai bức phù điêu khắc họa
cảnh 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi bằng chất
liệu gò đồng. Do đặc thù nằm trên núi cao có độ chênh cốt lớn nên hệ thống sân
vườn được xây dựng khá kỳ cơng, xung quanh đền chính được xây kè bằng 3 lớp,
lớp trong cùng là tường chắn bằng bê tông cốt thép, lớp giữa xây bằng đá hộc, lớp
ngoài ốp bằng đá ong lấy từ vùng làng cổ Sơn Vi, Thanh Đình huyện Lâm Thao
(Phú Thọ).

Cổng vào

SV: Phạm Thị Thu mai

12

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh


Giếng Loan

SV: Phạm Thị Thu mai

13

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Giếng Phượng

Mẫu Thượng Thiên
Bảo tàng Hùng Vương:
Vị trí: Bảo tàng Hùng Vương nằm trên đường Trần Phú, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.
Đây là bảo tàng tổng hợp mang tính chất đặc trưng của bảo tảng khảo cứu
địa phương nhằm giới thiệu về lịch sử Phú Thọ từ thời khai sơn lập địa, dựng nước
của thời đại các vua Hùng cho tới thời đại Hồ Chí Minh thơng qua các bộ sưu tập,

SV: Phạm Thị Thu mai

14

MSV: 13122534



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

tài liệu, hiện vật q hiếm. Qua đó tái hiện khơng gian địa văn hóa hào hùng, vẻ
vang của đất nước trên Đất tổ.

Hình ảnh bên ngồi bảo tàng
Bảo tàng Hùng Vương khánh thành vào ngày 4/4/2010, sau 2 năm xây dựng.
Bảo tàng được xây dựng trên diện tích đất khoảng 15.000m2, trong đó có khu bảo
tàng 3 tầng, mơ phỏng kiến trúc nhà sàn Bắc Bộ, với mái dốc 4 phía dán ngói đỏ,
kiến trúc hoa văn Đơng Sơn kết hợp kiến trúc hiện đại, diện tích sàn 9000m2.

SV: Phạm Thị Thu mai

15

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

SV: Phạm Thị Thu mai

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

16

MSV: 13122534



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Bảo tàng Hùng Vương hiện trưng bày gần 10 nghìn hiện vật qua các thời kỳ
xây dựng và phát triển đất nước cùng các tư liệu khảo cứu hiện vật của các triều đại
lịch sử Việt Nam từ tiền sử, sơ sử đến ngày nay. Đặc biệt, bảo tàng Hùng Vương
còn lưu trữ được những hiện vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, nhất là những hiện vật
bảo bật thời Lý, Trần. Ngoài ra, bảo tàng cịn lưu giữ các chiến tích lịch sử chiến
tranh trong các trận chiến của quân và dân ta trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm,
từ Bắc thuộc đến thời kỳ chống Mỹ và chống Pháp.
Các hiện vật được trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương gồm 3 phần:
-Phần 1: Trưng bày cố định, có 49 cụm mỹ thuật theo 5 chủ đề: Thiên nhiên,
con người Phú Thọ, Phú Thọ thời kỳ tiền sử và sơ sử, Phú Thọ trong thời kỳ Bắc
thuộc và xây dựng quốc gia phong kiến tự chủ, lịch sử chống ngoại xâm của nhân
dân Phú Thọ và Phú Thọ trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay.
-Phần 2: Trưng bày chuyên đề. Đây là phần trưng bày có tính chất động,
theo chuyên đề gắn liền với những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị,
-Phần 3: Trưng bày ngồi trời. Khu vực này trưng bày cố định các hiện vật
có kích thước lớn như xe tăng của Pháp. Tàu chiến của Pháp trong chiến thắng Tu

SV: Phạm Thị Thu mai

17

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Vũ – Đá Chơng, máy bay.... và những đề tài có tính chất minh họa như trưng bày
dân tộc học, khảo cổ học và lịch sử cách mạng.
Ngồi ra cịn có gian trưng bày trang phục các dân tộc, bản đồ phân bổ 54
dân tộc của nước ta và phòng trưng bày tranh ý tưởng của các kiến trúc sư về xây
dựng Tháp Hùng Vương do tỉnh Phú Thọ cùng viện kiến trúc Việt Nam tổ chức.
Cùng với khu di tích lịch sử Đền Hùng, bải tàng Hùng Vương sẽ là điểm đến hấp
dẫn với du khách khi về quê hương đất Tổ.
Khu di tích Đền Hùng:
Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Đền được xây dựng vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây người con trưởng
của Lạc long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là
Văn Lan.

Cổng chính đền Hùng
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa
Lĩnh. Từ Hà Nội theo quốc lộ số 2 đến thành phố Việt Trì (84km) đi tiếp khoảng

SV: Phạm Thị Thu mai

18

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh


10km đến ngã ba Hàng rẽ bên trái 3km là đến khu di tích. Khu di tích lịch sử đền
Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.
Đền Hạ: Từ chân núi Hùng rẽ qua Đại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc thang
xây bằng gạch lên đến đền Hạ và chùa (Thiên Quang tự). Đền được xây vào thế kỷ
thứ 15, tương truyền nơi đây bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người
con. Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống
biển, để lại người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, đóng đơ ở Phong Châu,
đặt tên nước là Văn Lang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, nơi đây chủ tịch Hồ
Chí Minh trên đường về tiếp quản thủ đơ có nói chuyện với chiến sĩ của đại đồn
qn tiên phong “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước”.

Đền Hạ
Đền Trung: Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là tới đền Trung. Tương
truyền nơi đây các vua Hùng lập quán xá để nghỉ ngơi và bàn việc với các lạc hầu.
Cũng ở nơi đây hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha
nhân dịp tết.

SV: Phạm Thị Thu mai

19

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh


Đền Trung
Đền Thượng: Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá là đến đền Thượng, nơi các
vua Hùng làm lễ tế trời đất, Thần Núi và Thần Lúa. Đây cũng là nơi Thục Phán sau
khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, dựng cột đá thề sẽ trơng nom ngơi đền và
giữ gìn cơ nghiệp nhà Hùng.
Lăng vua Hùng: Tương truyền là mộ vua Hùng thứ 6. Sau khi Thánh Gióng
đánh giặc Ân bây lên trời, vua Hùng đã hóa ở đây.

SV: Phạm Thị Thu mai

20

MSV: 13122534


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Đền Thượng
Đền Giếng: Từ lăng đi xuống, đền ở chân nứi phía Đơng Nam. Trong đền có
giếng Ngọc, bốn mùa đầy nước, trong vắt soi gương được. Đền thờ Ngọc Hoa và
Tiên Dung là con gái yêu của vua Hùng thứ 18 thường hay chải tóc và soi gương ở
giếng này.

SV: Phạm Thị Thu mai

21

MSV: 13122534



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Đền Giếng
Đầm Ao Châu:
Vị trí: Thuộc huyện Hạ Hịa, cách thị xã Phú Thọ 50 km, cách thành phố
Việt Trì 70km. Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ. Đây là
một tiềm năng du lịch hấp dẫn và đầy triển vọng của đất tổ vua Hùng
Đầm Ao Châu nằm trên địa bàn thị trấn Hạ Hòa và cách xã Y Sơn, Âm Hạ
và Phụ Khánh thuộc huyện Hạ Hịa. Du khách có thể đi bằng đường bộ, đường sắt
hoặc đường thủy tới Ao Châu đều thuận lợi. Theo đường sắt, Ao Châu nằm trên
tuyến đường Hà Nội – Lào Cai và tương lai không xa sẽ là trục đường sắt xuyên Á,
nối liền các nước trong khu vực với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo đường bộ,
thắng cảnh này nằm trên trục quốc lộ số 2 – tuyến đường quan trọng nhất nối thủ đô
Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc. Theo đường thủy, có nhiều con sông lớn chảy
qua như sông Hồng, sông Đà, sông Lô...

SV: Phạm Thị Thu mai

22

MSV: 13122534


×