Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy XK hàng dệt may Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.15 KB, 106 trang )

TRUỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THUƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
  
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài:
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Hoàng Hoa Lê
Lớp: Kinh tế quốc tế 48B
Hà Nội - 2010

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thương mại
và Kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực hiện bài chuyên đề thực
tập cuối khóa “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam”. Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện bài chuyên
đề này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Công
Thương đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian tôi thực tập tại đây.
Nhờ những sự giúp đỡ quý báu trên mà tôi đã hoàn thành bài chuyên đề này
một cách tốt nhất có thể. Do bản thân còn nhiều hạn chế về kĩ năng, kinh nghiệm
thực tế… nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ Vụ xuất
nhập khẩu, Bộ Công Thương… để tôi có thể nâng cao thêm kiến thức và hoàn
thiện hơn bài chuyên đề của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Hoàng Hoa Lê
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hoàng Hoa Lê, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 48B, khoa Thương mại và
Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa: “Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam” là hoàn toàn được
thực hiện với sự tìm tòi, nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn tận tình
của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và sự giúp đỡ của các cán bộ Vụ xuất nhập
khẩu, Bộ Công Thương. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung của bản chuyên đề
này và những quy định của nhà trường và khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế.
Sinh viên
Hoàng Hoa Lê
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình Trang
Hình
2.1 Tổng số vốn FDI vào Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2008 27
Hình
2.2
Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (tỉ USD) giai
đoạn 1998 - 2009 29
Hình
2.3
Đồ thị biểu diễn số dự án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt
may Việt Nam giai đoạn 1988 - 2008 40
Hình
2.4
Đồ thị biểu diễn số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dệt
mayViệt Nam giai đoạn 1988 - 2008 40
Hình

2.5
Đồ thị biểu diễn tổng lượng vốn FDI của Đài Loan và Hàn
Quốc đăng kí vào ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 -
2008 41
Hình
2.6
Đồ thị biểu diễn tổng số dự án FDI của Đài Loan và Hàn
Quốc vào ngành dệt, may, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may
VN giai đoạn 2002 - 2008 46
Hình
2.7
Đồ thị biểu diễn lượng vốn FDI đăng kí vào ngành dệt may
Việt Nam tính đến tháng 1 năm 2008 theo đối tác đầu tư 53
Hình
3.1
Đồ thị biểu diễn số dự án FDI vào ngành dệt may Việt Nam
dự báo từ năm 2009 đến năm 2015 69
Bảng
Bảng
2.1 Năng lực sản xuất ngành dệt may Việt Nam 2009 31
Bảng
2.2 Đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may giai đoạn 1998 - 2008 39
Bảng
2.3 Loại hình doanh nghiệp dệt may Việt Nam 43
Bảng
2.4 Công nghệ ngành dệt may Việt Nam 06/2008 (đơn vị %) 48
Bảng Dự báo số dự án FDI vào ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 68
3.1 2009 - 2015
Bảng
3.2

Vốn FDI vào ngành dệt may và kim ngạch xuất khẩu dệt
may hàng năm của Việt Nam giai đoạn 1995-2008 70
Bảng
3.3
Mục tiêu cụ thể phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm
2020 71
Bảng
3.4
Chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May
Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 72
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Các ký
hiệu viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 AFTEX
ASEAN Federation of Textile
Industries
Hiệp hội dệt may Đông Nam
Á
2 AJCEP
ASEAN-Japan Closer
Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN-Nhật Bản
3 APEC
Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế

châu Á - Thái Bình Dương
4 ASEAN
The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
5 ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu
6 EU European Union Liên minh Châu Âu
7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
9 KOTRA
Korea Trade-Investment
Promotion Agency
Văn phòng xúc tiến thương
mại và Đầu tư Hàn Quốc
10 ODA
Official Development
Assistance
Viện trợ phát triển chính
thức
11 USD The United States of Dollar Đô la Mỹ
12 VINATEX
Viet Nam National Textile
and Garment Corporation Tập đoàn dệt may Việt Nam
13 VITAS
Vietnam Textile and Apparel
Association Hiệp hội Dệt may Việt Nam
14 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
1
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính tất yếu của chuyên đề
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ,
nhiều sản phẩm của Việt Nam có chất lượng cao, chiếm lĩnh được thị trường
trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài. Thành công đó tạo được nguồn thu
ngoại tệ đáng kể cho đất nước, trong đó có ngành dệt may. Đây là một ngành
quan trọng trong nền kinh tế nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt là có thế
mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán
cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
hiện nay, ngành dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế
được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm gần đây, các
thị trường luôn được mở rộng, số lao động trong ngành ngày càng nhiều và chiếm
tỉ trọng lớn trong các ngành công nghiệp đồng thời có giá trị đóng góp cao vào
thu nhập quốc dân… Tuy nhiên trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế và
những biến động của môi trường kinh tế, ngành dệt may đang đứng trước những
khó khăn và thách thức mới cho sự phát triển.
Thực tế hơn 10 năm qua cho thấy sản phẩm dệt may Việt Nam đã có nhiều
tiến bộ về chất lượng và mẫu mã. Nhưng nếu so với các đối thủ cạnh tranh, chúng
ta vẫn còn nhiều yếu kém, thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp. Dù có nhiều cải
tiến và hiện đại hoá công nghệ sản xuất nhưng vẫn chưa đạt được đến tầm cỡ khu
vực. Do đó, cần phải có những biện pháp, chính sách, phương hướng thích hợp để
nâng cao hiệu quả sản xuất của sản phẩm và đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài,
đa dạng hóa các loại hình đầu tư nước ngoài vào dệt may để đẩy mạnh xuất khẩu.
Đây là một công việc hết sức cần thiết, vì ngành dệt may trong nước đóng vai trò
rất quan trọng không chỉ về kinh tế, mà còn cả về xã hội.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu
tư phát triển không chỉ cho nền kinh tế nói chung mà cho từng ngành kinh tế nói
2
riêng, trong đó có sản xuất sản phẩm dệt may. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt
may sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao năng lực quản lý và trình độ công

nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng
cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và chủ động tham gia, hội nhập vào
ngành thời trang và dệt may thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài và xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam, chuyên đề: “Thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam”
được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện nhằm đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân và
thực trạng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thúc đẩy xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam trong trong thời gian qua và dự báo đến năm 2015.
Từ đó chuyên đề liệt kê ra một số phương hướng, mục tiêu của chính phủ cũng
như các doanh nghiệp dệt may, đề xuất các giải pháp phát triển và xúc tiến đầu tư
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Chuyên đề nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài và quá trình thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
3.2 Phạm vi
Chuyên đề tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2000 đến năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
3
Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng
thời cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thông kê, kinh tế lượng để
đánh giá và so sánh để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
Nguồn tư liệu, thông tin sử dụng trong chuyên đề được lấy từ Vụ Xuất Nhập
Khẩu (Bộ Công Thương), Tổng cục thống kê Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt

Nam và các nguồn thông tin chính thức khác từ Internet.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được
trình bày trong 3 chương:
• Chương 1: Giới thiệu về cơ sở thực tập và mối quan hệ giữa FDI và thúc
đẩy xuất khẩu ở Việt Nam.
• Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian qua.
• Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ MỖI QUAN HỆ
GIỮA FDI VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY Ở VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập
(Bộ Công Thương)
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Công Thương
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Việt Nam thành lập Bộ Kinh tế phụ
trách các Sở Kinh tế, các Nha chuyên môn: Nha Thường vụ, Nha Khoáng chất và
Kỹ nghệ, Nha Tiếp tế.
Ngày 16 tháng 3 năm 1947 đặt trong Bộ Kinh tế một cơ quan Trung ương
điều khiển ngoại thương gọi là "Ngoại thương cục" và ngày 17 tháng 11 năm
1950 thành lập Sở Nội thương.
Ngày 14 tháng 5 năm 1951, đổi tên thành Bộ Công Thương.
Ngày 26 tháng 7 năm 1960, chủ tịch nước bãi bỏ Bộ Công Thương, thành lập
Bộ Thuỷ lợi và Điện lực, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nội
thương, Bộ Ngoại thương và hai tổng cục (tổng cục Địa chất, tổng cục Vật tư)
trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Ngày 11 tháng 8 năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng được chia thành hai Bộ và
một Tổng cục thuộc Hội đồng Chính phủ: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện
kim, Tổng cục Hoá chất. Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm trên cơ sở hợp

nhất Tổng cục Lương thực với Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ
Công nghiệp nhẹ ra. Thành lập Bộ Vật tư trên cơ sở bộ máy của Tổng cục Vật tư.
Ngày 3 tháng 9 năm 1975 thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.
Ngày 22 tháng 11 năm 1981, Bộ Điện và Than lại chia thành hai bộ: Bộ Điện
lực, Bộ Mỏ và Than. Bộ Lương thực và Thực phẩm chia thành hai bộ: Bộ Công
nghiệp thực phẩm, Bộ Lương thực.
Năm 1983 thành lập hai ban của Chính phủ: Ban Cơ khí và Ban Năng lượng.
Cũng năm này Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học ra đời.
5
Ngày 16 tháng 12 năm 1987, ba bộ (Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực
phẩm và Bộ Lương thực) hợp nhất thành Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm; Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than hợp nhất thành Bộ Năng lượng.
Ngày 28 tháng 6 năm 1988, Bộ Ngoại thương và Uỷ ban Kinh tế đối ngoại
hợp nhất thành Bộ Kinh tế đối ngoại, Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học sáp
nhập vào Bộ Cơ khí và Luyện kim.
Ngày 30 tháng 6 năm 1990, Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương, Bộ Vật tư
hợp nhất thành Bộ Thương nghiệp, Bộ Cơ khí và Luyện kim đổi thành Bộ Công
nghiệp nặng.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Bộ Thương nghiệp đổi tên thành Bộ Thương mại
và Du lịch.
Ngày 30 tháng 9 năm 1992, quyết nghị danh sách các Bộ và cơ quan ngang
bộ, trong đó có: Bộ Thương mại; Bộ Công nghiệp nặng; Bộ Công nghiệp nhẹ; Bộ
Năng lượng; Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Ngày 21 tháng 10 năm 1995, ba Bộ Công nghiệp nặng, Năng lượng, Công
nghiệp nhẹ hợp nhất thành Bộ Công nghiệp.
Ngày 29 tháng 9 năm 1997, quyết nghị danh sách các Bộ và cơ quan ngang
bộ, trong đó có: Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp.
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại
thành Bộ Công Thương.
6

1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
Ngày 27/12/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành
Nghị định số 189/2007/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
1.1.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị
định, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật khác về các ngành,
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy
hoạch phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực; quy
hoạch vùng, lãnh thổ và các chương trình phát triển, chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình kỹ thuật - kinh tế, các dự án quan trọng và các văn
bản quy phạm pháp luật khác trong phạm vi các ngành, lĩnh vực do Bộ
quản lý.
3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, các chương trình phát triển các ngành và
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các vùng, lãnh thổ theo
phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý
của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công
nghiệp và thương mại.
5. Xây dựng tiêu chuẩn, ban hành quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ
thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ
chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều
kiện thuộc ngành công nghiệp và thương mại theo danh mục do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ quy định.
7
6. Chủ trì thẩm định hoặc phê duyệt, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự
án đầu tư trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản

lý của Bộ.
7. Quy định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép về điện, hoá chất,
vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất thuốc lá điếu và các loại giấy phép, giấy
chứng nhận, giấy đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về xăng dầu,
vật liệu nổ công nghiệp, hạt giống cây bông và các dự trữ khác theo quy
định của Chính phủ.
9. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:
a) Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện công
tác kỹ thuật an toàn trong ngành công nghiệp; bảo vệ môi trường công nghiệp
theo quy định của pháp luật;
b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội thống nhất ban hành;
c) Xây dựng và ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ,
sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Xây dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện hoạt động đối với các tổ chức
kiểm định khi thực hiện hoạt động kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi có ý
kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
e) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
về an toàn đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động.
8
10. Về cơ khí, luyện kim:
Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ
khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp
kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp.

11. Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo:
a) Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; công bố danh mục các công trình điện thuộc quy hoạch phát triển
điện lực để kêu gọi đầu tư xây dựng và quản lý việc thực hiện;
b) Phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch năng lượng mới và
năng lượng tái tạo;
c) Tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ về điện nguyên tử, năng
lượng mới, năng lượng tái tạo;
d) Ban hành quy định về lập, thẩm định, lấy ý kiến, trình duyệt giá bán lẻ
điện.
12. Về dầu khí:
a) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm dầu khí tại các mỏ;
b) Quyết định thu hồi mỏ trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát
triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt;
c) Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành;
d) Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm,
thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu.
9
13. Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm
vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến và sử
dụng khoáng sản sau khi được phê duyệt;
c) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường
trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;
d) Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư khai
thác, chế biến khoáng sản;

đ) Ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản cấm xuất khẩu,
khoáng sản hạn chế xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
14.Về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp:
a) Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển
công nghiệp hoá chất;
b) Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử
dụng; kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng, sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp.
15.Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến
khác:
a) Kiểm tra, giám sát đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc ngành công
nghiệp tiêu dùng và thực phẩm theo quy định của pháp luật;
10
b) Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp thực
phẩm;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về chất lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; an
toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến thực
phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đến trước khi được đưa ra thị
trường nội địa và xuất khẩu.
16.Về phát triển công nghiệp và thương mại địa phương:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công
nghiệp ở địa phương;
b) Tổng hợp chung về phát triển công nghiệp địa phương và quản lý các
cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp ở địa
phương;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch ngành, vùng
trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên phạm vi cả nước;

d) Ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ và định hướng phát triển công
nghiệp và thương mại ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
đ) Tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học - công
nghệ, đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm
cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại ở địa phương;
e) Xây dựng chương trình, kế hoạch, quản lý kinh phí khuyến công quốc
gia.
17.Về lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu:
11
a) Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội địa,
xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa trong nước, bảo
đảm các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa
trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, cán cân thương mại, phát triển ổn
định thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu;
c) Thống nhất quản lý về xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm
xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh hàng hoá; hoạt động ủy thác; uỷ thác xuất
khẩu, nhập khẩu; đại lý mua bán; gia công; thương mại biên giới và lưu thông
hàng hoá trong nước,
d) Ban hành các quy định về hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ phân
phối trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài;
đ) Quản lý hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước
ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
e) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hoá
và dịch vụ thương mại trong phạm vi cả nước.
18.Về thương mại điện tử:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, chỉ đạo và kiểm
tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát
triển thương mại điện tử;
b) Chủ trì hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; ký kết hoặc tham gia các

thoả thuận quốc tế liên quan đến thương mại điện tử.
19.Về quản lý thị trường:
a) Chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra,
kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông
hàng hoá, các hoạt động thương mại trên thị trường, hàng hoá và hoạt động xuất
12
khẩu, nhập khẩu, dịch vụ thương mại; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo
quy định;
b) Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hoá công nghiệp
lưu thông trên thị trường; phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Chủ trì và tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương
trong việc kiểm tra, kiểm soát; chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản
xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi kinh
doanh khác trái quy định của pháp luật.
20.Về quản lý cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, áp dụng biện pháp tự vệ
chống bán phá giá, chống trợ cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
a) Tổ chức điều tra và xử lý, giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh tranh;
quản lý về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ đối với
hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng
để xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ của
nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
21.Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch,
chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm và chỉ đạo, tổ chức, hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương

mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ ở trong và ngoài nước, thương hiệu theo quy định của pháp luật;
13
c) Quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương
mại hàng năm.
22.Về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế:
a) Xây dựng, thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế -
thương mại quốc tế; giải thích, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức đàm phán để ký kết hoặc gia
nhập các điều ước quốc tế đa phương hoặc khu vực về thương mại; đàm phán các
thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại
và các thoả thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước
hoặc vùng lãnh thổ;
c) Đại diện lợi ích kinh tế - thương mại của việt Nam, đề xuất phương án và
tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế - thương mại của Việt
Nam tại WTO, ASEAN; APEC; ASEM và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế
khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thường trực công tác hội nhập kinh tế- thương mại quốc tế của Việt
Nam;
đ) Đầu mối tổng hợp, theo dõi và báo cáo về sử dụng nguồn vốn ODA và
FDI vào ngành công nghiệp và thương mại; đầu tư của ngành công nghiệp và
thương mại ra nước ngoài.
23.Quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân Việt Nam ở
nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
quản lý, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến
thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa ở nước ngoài có sự
tham gia của cơ quan nhà nước Việt Nam.
14
24.Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, công

nghiệp, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ
các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế.
25.Thực hiện hợp tác quốc tế trong các ngành công nghiệp và thương mại
thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
26.Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý
của Bộ, bao gồm:
a) Ban hành hàng rào kỹ thuật và quản lý các hoạt động về điểm hỏi, đáp về
hàng rào kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ;
b) Tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ từ
nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch dài hạn, hàng năm trong ngành công
nghiệp và thương mại;
c) Thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm, khai
thác hợp lý tài nguyên năng lượng, vệ sinh an toàn trong công nghiệp chế biến
thực phẩm theo quy định của pháp luật.
27.Về dịch vụ công:
a) Quản lý quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp dịch vụ công trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Xây dựng các tiêu chuẩn, ban hành các quy trình, quy chuẩn, trình tự,
thủ tục, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động tổ chức cung ứng dịch
vụ công thuộc ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại;
c) Hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công
theo quy định của pháp luật.
15
28.Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có
vốn nhà nước trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi
quản lý của Bộ, bao gồm:
a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê

duyệt;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng;
c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Điều lệ tổ chức và hoạt động.
29.Hướng dẫn, tạo điều kiện cho Hội, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ (gọi tắt
là Hội) tham gia vào hoạt động của ngành; tổ chức lấy ý kiến của Hội để
hoàn thiện các quy định quản lý ngành công nghiệp và thương mại; kiểm
tra việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với Hội.
30.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của
Bộ.
31.Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ
theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
32.Quản lý cán bộ, công chức, viên chức:
a) Quản lý các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi
quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
b) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên
chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý
kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của
ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý
16
để Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu
cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Tổ chức thi nâng ngạch và công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch đối với
các ngạch viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
33.Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và
các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công

chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi
dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc
thẩm quyền.
34.Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, phối hợp với Bộ Tài chính
lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý, tổ chức thực hiện quyết
toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà
nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
35.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch. 2. Vụ Tài chính. 3. Vụ Tổ chức cán bộ. 4. Vụ Pháp chế. 5.
Vụ Hợp tác quốc tế. 6. Thanh tra Bộ. 7. Văn phòng Bộ. 8. Vụ Khoa học và Công
nghệ. 9. Vụ Công nghiệp nặng. 10. Vụ Năng lượng. 11. Vụ Công nghiệp nhẹ. 12.
Vụ Xuất nhập khẩu. 13 . Vụ Thị trường trong nước. 14. Vụ Thương mại miền núi.
15. Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương. 16. Vụ Thị trường châu Âu. 17. Vụ
Thị trường châu Mỹ. 18. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á. 19. Vụ Chính
sách thương mại đa biên. 20. Vụ Thi đua - Khen thưởng. 21. Cục Điều tiết điện
lực. 22. Cục Quản lý cạnh tranh. 23. Cục Quản lý thị trường. 24. Cục Xúc tiến
thương mại. 25. Cục Công nghiệp địa phương. 26. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi
17
trường công nghiệp. 27. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin. 28.
Thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ. 29. Cơ quan Đại diện của Bộ Công
Thương tại thành phố Hồ Chí Minh. 30. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh. 31 .
Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp. 32. Viện Nghiên cứu
Thương mại. 33. Báo Công thương. 34. Tạp chí Công nghiệp. 35 . Tạp chí
Thương mại. 36. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán Bộ Công Thương Trung ương.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 30 là các tổ chức giúp Bộ trưởng
quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 31 đến khoản 36 là các đơn vị sự
nghiệp nhà nước thuộc Bộ (xem chi tiết mô hình cơ cấu tổ chức ở phụ lục 3).

Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cơ quan Đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí
Minh và các Vụ: Kế hoạch, Pháp chế, Tổ chức cán bộ, Hợp tác quốc tế, Khoa học
và Công nghệ, Công nghiệp nặng, Chính sách thương mại đa biên, Xuất nhập
khẩu, Thị trường trong nước, Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Thị trường
châu Âu, Thị trường châu Mỹ, Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á và Vụ Thi đua
- Khen thưởng được tổ chức phòng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực, Cục Quản lý
cạnh tranh, Cục Quản lý thị trường, cho phép thành lập thương vụ tại các nước và
các vùng lãnh thổ, ban hành danh sách đối với các tổ chức sự nghiệp khác còn lại
thuộc Bộ.
Các đơn vị giúp việc cho ủy ban, tổ chức liên ngành thực hiện theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ khi thành lập ủy ban, tổ chức liên ngành.
1.2 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu ở Việt Nam
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp
phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta bằng việc tạo ra
tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp
tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
18
Đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng
lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô,
xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực
phẩm, da giày, dệt may… Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỉ lệ
đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da,
25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện. Không chỉ
vậy, nó còn góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại,
đem lại hiệu quả về nhiều mặt cho cả nền kinh tế và xã hội. Với tốc độ phát triển
nhanh và kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, xuất khẩu sang nhiều

nước trên thế giới. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi Việt Nam đã hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới thì kim ngạch xuất khẩu hàng năm của các doanh
nghiệp này ngày càng gia tăng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng FDI đã giúp Việt
Nam có một bước tiến lớn hơn vào thị trường quốc tế và cải thiện tiềm năng xuất
khẩu của Việt nam.
Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đầu
tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995,
khu vực này đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996 - 2000. Trong thời kỳ
2001-2005, tỉ trọng trên đạt trung bình là 14,6%; riêng năm 2005 đạt khoảng
15,5% GDP. Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đóng góp trên 17% GDP.
19
Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỉ USD
(trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỉ USD, chiếm 30% tổng
doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỉ USD
(trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỉ USD, chiếm 39% tổng
doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng
giá trị doanh thu đạt 77,4 tỉ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô
đạt 34,6 tỉ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm
1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỉ USD, trong
đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỉ USD, chiếm 41% tổng doanh thu.
Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài cũng gia tăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu
mới đạt 1,2 tỉ USD, nhưng đã tăng lên 10,5 tỉ USD trong giai đoạn 1996-2000,
gấp hơn 8 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001- 2005, giá trị trên đạt hơn
34,6 tỉ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn
năm trước, năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm
2005 đạt 11,2 tỉ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu

của cả nước; tính cả dầu thô tỉ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của khu
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỉ USD,
chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu
của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 19,7 triệu USD, nếu tính cả
dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỉ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu
của cả nước. Xuất khẩu của khu vực này (kể cả dầu khí) 11 tháng đầu năm 2009
đạt 27,02 tỉ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ và chiếm 52,5% tổng xuất khẩu cả
nước; nếu không tính dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu đạt 21,2 tỉ USD, chiếm
41,3% tổng xuất khẩu và bằng 96,1% so với cùng kỳ 2008.

×