Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giáo trình hình họa học phần 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 18 trang )

MỤC LỤC
BÀI 1, 2 : KÝ HỌA DÁNG NGƯỜI, NHÓM NGƯỜI 1
MỤC TIÊU 1
NỘI DUNG 1
1. Giới thiệu chung 1
1.1 Khái niệm 1
1.2 .Đặc điểm, tính chất của ký họa 1
2 . Phân loại ký họa 2
2.1. Ký họa cảnh 2
2.2. Ký họa động vật 3
3. Ký họa dáng người 4
3.1. Phương pháp vẽ ký họa dáng tĩnh 4
3.2. Phương pháp vẽ ký họa dáng động 4
4. Yêu cầu cần đạt 7
5. Tổng kết đánh giá 7
BÀI 3, 4: VẼ TĨNH VẬT (GAM NÓNG, LẠNH) 8
MỤC TIÊU 8
NỘI DUNG 8
Giới thiệu chung 8
Giới thiệu và phân tích mẫu 9
3. Sự khác nhau giữa tranh tĩnh vật và vẽ tĩnh vật nghiên cứu 10
4 . Phương pháp tiến hành: 10
4.1. Quan sát và nhận xét 10
4.2. Dựng hình: 11
4.3. Vẽ tương quan lớn: 12
4.4. Đẩy sâu: 12
4.5. Hoàn chỉnh bài vẽ: 13
5. Yêu cầu cần đạt 13
6. Tổng kết đánh giá 13
BÀI 5, 6,7,8: CHÂN DUNG BỘT MÀU ( NAM NỮ) 15
MỞ ĐẦU 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

BÀI 1, 2 : KÝ HỌA DÁNG NGƯỜI, NHÓM NGƯỜI
(1 tiết lý thuyết; 14 tiết thực hiện nghiên cứu cho mỗi bài)
MỤC TIÊU
- Vận dụng các kiến thức đã học như việc nghiên cứu hình họa, giải phẫu, luật xa
gần, bố cục để thực hiện bài vẽ ký họa.
- Sinh viên phải luôn gắn mình với thực tế, ghi chép được những hình ảnh từ thực
tế làm tư liệu cho việc xây dựng bố cục, tạo cảm hứng sáng tác.
- Ghi chép nhanh sự vật, hiện tượng diễn ra chỉ thoảng qua sinh viên phải biết
phương pháp vẽ kí họa.
- Ký họa giúp người vẽ có phát triển khả năng quan sát, nhận xét, có cái nhìn bao
quát, nắm bắt nhanh đặc điểm, hình dáng của đồ vật, con người trong tự nhiên và trong
cuộc sống.
- Luyện nét vẽ linh hoạt nhanh và chính xác; ký họa tốt sẽ giúp cho quá trình học
hình họa tốt và dễ nắm bắt hình dễ hơn.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung
1.1 Khái niệm
Xung quanh chúng ta, mọi sự vật hiện tượng đều chuyển động không ngừng và
trong đó có tự nhiên, con người và xã hội có bao nhiêu nét đẹp cần được phản ánh trực
tiếp, hoặc ghi lại bằng phương pháp ký họa của người họa sĩ. Để phản ánh được hiện thực
đó trong các tác phẩm hội họa, người vẽ luôn tìm cảm hứng từ thực tế và ghi lại những gì
thoảng qua bằng đường nét phác họa nhanh, đơn giản nhưng vẫn bao quát được hết cảm
xúc của con người.
Ký họa là ghi chép mọi sự vật, hiện tượng, mọi hoạt động của con người từ tĩnh
đến động mà người vẽ thấy cần phải có tài liệu lưu giữ để sử dụng trong sáng tác tranh.
1.2 .Đặc điểm, tính chất của ký họa
Do đặc điểm, tính chất của ký họa là ghi nhanh, phương tiện ghi chép đơn giản chỉ
cần một cuốn sổ tay và một chiếc bút máy, bút chì đủ vì vậy ký họa thích hợp với những

thực tế sinh động nên mang tính:
- Tính sinh động phản ánh kịp thời thực tế thời đại;
1
- Tính điển hình, bố cục trong ký họa;
- Tính lưu loát và khoáng đạt của bút pháp.
2 . Phân loại ký họa
2.1. Ký họa cảnh
Tranh phong cảnh là loại tranh họa sĩ có thể vẽ trực tiếp hoặc sáng tác dựa trên
những ký họa ghi chép từ thực tế. vẽ phong cảnh vừa để luyện mắt nhìn, luyện vẽ màu và
ghi lại những vẻ đẹp của thiên nhiên, của hiện thực khách quan.
Khi vẽ cảnh người vẽ cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học như xa gần,
hình họa, bố cục để diễn tả không gian, tỉ lệ của cảnh vật như cây cối, nhà cửa … cần
chọn cảnh có bố cục đẹp, có chính có phụ, có xa có gần.
Vẽ cảnh không chỉ nhằm mục đích rèn luyện khả năng quan sát và kỹ thuật diễn tả
mà còn bồi dưỡng cảm xúc, thể hiện tâm hồn người vẽ.
- Phương pháp vẽ kí họa cảnh: Chọn cảnh và cắt cảnh
+ Xác định đường tầm mắt;
+ Phác hình, vẽ đậm nhạt.
Có thể sử dụng chất liệu như chì, than, bột màu, mực nho, màu nước để vẽ ký
họa.
2
Minh họa 1, 2 Ký họa góc cảnh
2.2. Ký họa động vật
Khi mới tập ký họa động vật nên chọn những con vật quen thuộc gần gũi ở những
dáng tĩnh như đang nằm ngủ, đang đứng, đang ăn … khi đã thành thạo có thể ghi lại
những dáng con vật đang chạy, bò, rình mồi ….
Minh hoạ 3, 4 - Ký họa động vật
Quan sát, phân tích kỹ đặc điểm hình dáng của con vật như trâu, bò hay sư tử ở
hình minh họa trên. Sau khi nắm được đặc điểm các đường hướng và hình dáng của các
bộ phận, vẽ thật nhanh những đường hướng chính, sau đó vẽ chu vi của hình. Có thể vẽ

nhiều nét chồng lên nhau nếu nét vẽ trước chưa đúng với hình dáng của mẫu.Vẽ nét xong,
có thể điểm thêm đậm nhạt cho hình vẽ thêm sinh động.
3
3. Ký họa dáng người
3.1. Phương pháp vẽ ký họa dáng tĩnh
- Ký họa dáng đơn:
Minh họa 5 a, b, c, d
- Chọn góc vẽ: cũng như vẽ hình họa, vẽ ký họa cũng phải chọn góc vẽ phù hợp
với khả năng của người vẽ, có nhiều góc độ như chính diện, đằng sau, nghiên một nửa,
nghiêng 3/4.
Phác hình đơn giản theo mảng lớn, sau đó thêm dần các chi tiết của người mẫu vào
mảng hình đã phác như khuôn mặt, tóc, quần áo, nếp nhăn trên quần áo. Chú ý đến tỷ lệ
nếu lấy đầu là đơn vị đo độ dài cơ thể (minh họa 1a, 1b, 1c, 1d).
Để có tư liệu về các nhân vật trong tác phẩm thì ký họa nhanh chưa đủ, người vẽ
cần sử dụng ký hoạ sâu. Cách vẽ ký họa sâu bắt đầu cũng như ký hoạ nhanh, lấy dáng
chính, dáng chính của người hoặc vật sau đó tiếp tục quan sát thêm nét, cho chính xác,
sửa gọt hình dáng chu vi của mẫu cho đúng với dáng người trong thực tế.
- Thực hành: Vẽ một số dáng người tĩnh bằng cách ký họa nhanh và ký học sâu.
- Ký hoạ nhóm người:
Chọn những nhóm người dáng tĩnh như đang ngồi nghỉ hay ngồi học, hoặc chờ đợi
tàu xe, có thể vẽ nhanh hoặc sâu từng dáng người và có thể thêm bối cảnh xung quanh
như bàn ghế tàu xe hoặc cây cối ….
- Thực hành: Vẽ ký họa một số dáng người
3.2. Phương pháp vẽ ký họa dáng động
- Ký hoạ người dáng đơn:
Trước khi vẽ người đang ở trạng thái vận động, cần quan sát , nhận xét kỹ tìm ra
giai đoạn chuyển động điển hình nhất của động tác mà người mẫu đang hoạt động. Ví dụ :
đứng trước một người đang đi, ta cần quan sát, nghiên cứu xem thân hình người đó
chuyển động như thế nào, theo chiều hướng nào, đầu và tay chân ở tư thế nào?
4

Minh hoạ các bước vẽ ký hoạ nhóm người dáng tĩnh
Bước 1 - vẽ phác mảng chính, mảng phụ
Bước 2 - chỉnh dáng theo mảng bố cục
Bước 3 - thêm chi tiết nét mặt, tóc, quần áo
Bước 4 - hoàn chỉnh bố cục ký họa
5
Hình 5 Ký hoạ dáng tĩnh - dáng đơn
Hình 6 - Ký họa nhóm người
Trước khi vẽ dáng động, cần quan sát toàn bộ bối cảnh, chọn những góc nhìn để có
những nhóm người đang hoạt động mang tính điển hình cho đám đông đó. Ví dụ như học
sinh đang vui chơi ở sân trường, cần quan sát chọn góc nhìn có học sinh đang đá cầu,
đang múa hát hoặc chơi đa bong … nếu vẽ chợ thì cần chọn những góc có những nhóm
người, có kẻ mua người bán, thể hiện được không khí của buổi chợ.
Sau khi quan sát, ước lượng bối cảnh mà mình định vẽ lên giấy, có thể đánh dấu
hoặc phác nhanh vài nét lớn của cảnh rồi bắt đầu ve từng dáng người từ gần đến xa cho
đến hết mặt giấy. Có thể vẽ nhiều người hay ít người tuỳ theo ý thức bố cục của người vẽ.
Khi ve các dáng người cần vẽ thêm các dụng cụ, đồ vật bối cảnh xung quanh … chẳng
hạn vẽ chợ thì cần thêm các quán hang hoặc các quang gánh, xe thồ … nếu ve ở xưởng cơ
khí thì thêm máy móc, bối cảnh trong xưởng …
Tóm lại, muốn có tư liệu tốt cho sáng tác thì ngay khi kí họa, cần phải có ý thức bố
cục có nhóm chính, nhóm phụ và những bối cảnh chung. Các nhóm người đang hoạt động
phải mang tính điển hình thể hiện được nội dung đề tài.
6
4. Yêu cầu cần đạt
- Bài vẽ có bố cục chặt chẽ, có mảng chính, mảng phụ, bối cảnh chung;
- Nêu bật được các hoạt động của người mẫu;
- Tạo được lớp trước, lớp sau, đậm nhạt lớn;
- Diễn tả chất, màu sắc tốt thông qua nét đậm nhạt, bút pháp thoáng đạt.
5. Tổng kết đánh giá
- Phân loại bài: A, B, C, D tương ứng với thang điểm 9,8,7,6;

- Nhận xét và phân tích bài nêu ưu điểm, hạn chế tìm phương hướng khắc phục cho
bài tập sau (GV+ SV cùng nhau đánh giá).
7
BÀI 3, 4: VẼ TĨNH VẬT (GAM NÓNG, LẠNH)
(1 tiết lý thuyết; 14 thực hiện nghiên cứu cho mỗi bài)
MỤC TIÊU
- Sinh viên biết cách phát hiện và thể hiện cái đẹp của đồ vật, hoa quả thường dùng
trong sinh hoạt hàng ngày thông qua việc sáng tạo mỹ thuật;
- Biết cách vận dụng các kiến thức đã học, vận dụng tốt bài học nghiên cứu luật xa
gần, màu sắc, bố cục vào bài vẽ tĩnh vật, nêu được sự khác nhau giữa tranh tĩnh vật và vẽ
tĩnh vật nghiên cứu;
- Hiểu và nắm bắt được tương quan về hoà sắc, đậm nhạt thông qua việc nghiên
cứu mẫu vẽ;
- Đạt kết quả về hình và mảng, đậm nhạt đại thể, khái quát được đặc điểm, màu
sắc đồ vật, hoa quả của mẫu;
- Sử dụng tốt chất liệu bột màu, thành thạo khi sử dụng bút lông, xử lý tốt tương
quan đậm nhạt của màu khi khô và ướt;
- Có kỹ năng nhận xét, quan sát, ước lượng, so sánh bằng mắt là chủ yếu
Điều cần biết trước (Những kiến thức, tài liệu tham khảo mà sinh viên cần có, liên
quan đến bài này).
- Kiến thức về Khoa học tự nhiên: Màu sắc , Bố cục, Luật xa gần
+ Sử dụng chất liệu bột màu, màu nước.
- Kiến thức sinh viên cần hình thành trong bài học:
+ Thể hiện được màu sắc, hòa sắc và tương quan giữa các vật xung quanh nhau;
+ Xây dựng được không gian trong tranh;
+ Biểu hiện KG trên mặt phẳng: KG 3 chiều trên mặt phẳng 2 chiều;
+ Phối cảnh đường nét, đậm nhạt;
- Kiến thức về Khoa học xã hội: Tâm sinh lý học về con người
NỘI DUNG
Giới thiệu chung

Nhóm bài này gồm 2 bài, mẫu vẽ là những đồ vật, hoa và quả rất gần gũi chúng
đều có hình khối cơ bản dễ quan sát, phân tích và thể hiện.
8
Bài 1: Tĩnh vật gam nóng, vẽ bằng chất liệu bột màu
Màu chủ đạo bài này yêu cầu sinh viên vẽ màu nóng có nghĩa là sử dụng tất cả các
màu nóng trên bảng màu như: màu đỏ, vàng thư, vàng chanh, vàng đất, nâu đỏ, nâu vàng,
màu da cam, màu cam đỏ, màu cam vàng … có thể dựa trên các màu gốc để pha trộn
theo tỷ lệ ta sẽ được những màu nóng mới theo tương quan nóng lạnh của bài vẽ.
Bài 2: Tĩnh vật gam lạnh, vẽ bằng chất liệu bột màu
Màu chủ đạo bài này yêu cầu sinh viên vẽ màu lạnh có nghĩa là sử dụng tất cả các
màu lạnh trên bảng màu như: màu lam, màu lục, màu da trời, màu tím … dựa trên các
màu gốc để pha trộn theo tỷ lệ ta sẽ được màu mới có đủ nóng, lạnh trong tương quan
màu mà mẫu vẽ sẵn có.
Giới thiệu và phân tích mẫu
Bài 1: Tĩnh vật gam nóng
Mẫu vẽ có màu chủ đạo là màu nóng ví dụ trên chỉ mang tính chất minh họa (minh
họa 1).
- Màu của đồ vật ở bức tranh này chủ yếu là màu vàng, điểm một chút màu cam đỏ,
cam vàng ….
Minh họa 1
- Phân tích cụ thể về hình sẽ thấy các đồ vật đều có khối hình cơ bản như khối trụ,
khối tròn, khối chóp ….
Lọ hoa, cốc thủy tinh đều là hình trụ, bình có quai là hình chóp, quả đều có khối
tròn.
- Các đồ vật đều có kích thước to nhỏ khác nhau, màu sắc khác nhau còn có chất
khác nhau như: thủy tinh, sành, sứ, mềm, cứng, lỏng rắn … cho nên khi vẽ phải cân nhắc
kỹ về diễn tả.
Bài 2: Tĩnh vật gam lạnh
-Trong hình minh họa( minh họa 2) màu chủ đạo của các đồ vật là màu lạnh. Màu
lạnh được pha với hai màu trung tính đen và trắng để tạo cho bức tranh có sắc lạnh. Bên

cạnh đó điểm thêm vài quả cà màu tím nhạt là màu mang sắc nóng nhưng vẫn nằm trong
gam lạnh ….
9
- Hình chai rượu có thân hình trụ tròn, nồi đất sành có hình chóp … quả hình khối
cầu … tất cả đều được diễn tả chất làm nổi bật giữa các vật xung quanh.
Minh họa 2
3. Sự khác nhau giữa tranh tĩnh vật và vẽ tĩnh vật nghiên cứu
Đặc trưng của tranh tĩnh vật là vẽ theo tư duy hình tượng, vẽ theo ước lệ. Màu sắc
không nhất thiết phải nệ thực mà theo quan niệm của người vẽ. Không tả chất giữa các
vật xung quanh mà tách các vật bằng đậm nhạt, sắc độ
Vẽ tĩnh vật nghiên cứu là tôn trọng bố cục, đặc điểm, màu sắc và không gian bày
mẫu. Diễn tả không gian thực, có lớp trước lớp sau
Tả chất của các vật như chất rắn, lỏng, cứng , mềm, thô nháp, mịn màng
4 . Phương pháp tiến hành:
4.1. Quan sát và nhận xét
- Quan sát toàn bộ cái chung lớn nhất, gồm các mảng lớn về bố cục: các mảng màu
lớn, đậm nhạt và cấu trúc hình thể của các vật mẫu. Trong đó chú ý về tính chất của các
vật để có cảm xúc chung về màu;
- Chọn vị trí (chỗ đứng) phù hợp với khả năng của từng sinh viên.
Nhận xét, phân tích xem từ góc độ quan sát mẫu nên vẽ dọc giấy hay ngang giấy;
chỗ đứng chính diện, nghiêng hẳn hay nghiêng 3/4
10
.
Góc vẽ chính diện
Góc vẽ nghiêng 3/4 - minh họa 3
- Xây dựng bố cục:
Ở minh họa 1: bố cục được dàn trải trên mặt tranh nhưng vẫn có mảng chính là
chiếc bình có hai tai được đặt ở non nửa bên phải của bức tranh là điểm nhấn … mọi vật
xung quanh mảng miếng đều thay đổi chỗ thì chặt chẽ, chật chội; chỗ thì thoáng đãng,
buông lơi tạo nên sự cân đối trong bố cục.

Khi xây dựng hình, có thể sửa chữa hoặc xê dịch đôi chỗ hình chưa ưng ý mà
không ảnh hưởng đến bố cục chung của toàn bức tranh.
4.2. Dựng hình:
- Nên vẽ phác đậm bằng than để làm cơ sở cho vẽ màu, vì qua đó người vẽ có thể
nắm bắt được đậm nhạt chính của mẫu, khi vẽ màu có thể ước lượng được màu đậm, màu
nhạt và tương quan nóng lạnh giữa các mẫu vật và bắt đầu vẽ bằng màu.
- Vẽ phác hình kỷ hà để phân định danh giới giữa các mảng hình, mảng màu và
mảng nền sau đó dần đưa hình dáng của mẫu vật vào mảng đã định sẵn.
- So sánh diện tích và hình ở các khoảng hở của nền thay đổi để chánh giống nhau
về mảng nền, mảng hình vẽ của mẫu vật
11
4.3. Vẽ tương quan lớn:
- Nên vẽ tương quan đậm nhạt về màu của mẫu vẽ trước tiên sau đó vẽ nền sau dựa
trên tương quan mẫu mà vẽ màu nền.
- Xác định sự thay đổi màu của hệ thống nóng lạnh, sáng tối lớn, nhấn vào mảng
trọng tâm hay hình mẫu chính cần nổi bật so với các vật xung quanh.
- Vẽ màu:
Minh họa 1:
+ Màu ở minh họa 1, mẫu vẽ màu đơn giản màu chủ đạo là màu vàng, cam đỏ, cam
vàng, màu xám lạnh ở nền tuy nhiên để pha được tương quan màu là việc không dễ dàng.
+ Phân biệt được trong tương quan các màu nóng có màu nóng hơn, màu lạnh hơn.
+ Màu trong tối và ngoài sáng khác nhau về độ nóng lạnh mặc dù vẫn là màu của
mẫu nhưng thay đổi về tương quan sáng tối nên thay đổi về sắc của màu như cam sắc đỏ,
sắc vàng, sắc tím, sắc xanh, đen, nâu
Minh họa 2:
+ Màu chủ đạo của minh họa 2 là sắc lạnh, bản thân mẫu cũng có màu lạnh như
xanh vàng, xám xanh, nâu vàng của bát sành;
+ Màu nền, vải so tương quan đều lạnh hơn so với quả, rau cải thảo có màu xanh
vàng mang sắc nóng bên canh những trái cà tím màu tím nhưng lại có sắc lạnh;
+ Sự biến chuyển màu của mẫu theo tương quan sáng tối do nguồn sáng mang lại.

Thường các màu trong tối lạnh hơn, sáng nóng hơn
- Bút pháp:
+ Là cách sử dụng ngôn ngữ tạo hình thể hiện qua đường nét, hình khối màu sắc,
ánh sáng, chất cảm để tạo nên sự độc đáo riêng của mình;
+ Bút pháp tùy thuộc vào tính cách và khả năng của từng người. Có người vẽ khỏe
khoắn hoặc mềm mại trong từng nét vẽ, có người vẽ bay bướm, lãng mạn thoải mái.
4.4. Đẩy sâu:
- Diễn tả chất của mẫu vật( minh họa 1) bình có 2 tai chất sành, lọ hoa chất sứ, chất
vải mềm mại nhưng không mềm mịn mọng nước, tươi như những quả táo, cà chua …
- Khi vẽ cần tìm được một hòa sắc nóng, lạnh so với mẫu vẽ và cảm nhận, cảm xúc
của người vẽ về mẫu
12
4.5. Hoàn chỉnh bài vẽ:
- Đặt bài vẽ của mình lên gần khu vực mẫu, lùi xa, ngắm kỹ so sánh bài vẽ với mẫu
về đậm nhạt, hình khối, nóng lạnh của màu, đặc điểm của mẫu …;
- Tìm cho bài vẽ một điểm trông để thu hút mắt người xem có thể chỉ là một quệt
bút mang sắc độ nhỉnh hơn, bật hơn so với các vật xung quanh hoặc nhấn nét đậm, màu
sáng làm nổi bật mảng chính ….
5. Yêu cầu cần đạt
- Bài vẽ có bố cục đẹp, thuận mắt;
- Có tính bao quát chung, hình bóng thống nhất
- Tạo được không gian, hình mảng, khối, nét kết hợp với nhau tạo chiều sâu
- Diễn tả chất, màu sắc tốt thông qua diễn tả đậm nhạt, bút pháp thoáng đạt
6. Tổng kết đánh giá
- Phân loại bài: A, B, C, D tương ứng với thang điểm 9,8,7,6;
- Nhận xét và phân tích bài nêu ưu điểm, hạn chế tìm phương hướng khắc phục
cho bài tập sau (GV+ SV cùng nhau đánh giá).
Minh họa 1
Minh họa 2
Minh họa 3

13
Minh họa 4
14
BÀI 5, 6,7,8: CHÂN DUNG BỘT MÀU ( NAM NỮ)
(1 tiết lý thuyết;14 tiết thực hiện nghiên cứu cho mỗi bài)
MỞ ĐẦU
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Dũng
Học vẽ người, nhà xuất bản Mỹ thuật, 1999
2. Triệu Khắc Lễ
Hình hoạ, Nhà xuất bản đại học Sư phạm, 2003
3. Triệu Khắc Lễ
Hình hoạ và Điêu khắc (Giáo trình đào tạo giáo viên) tập 1, 2 - Nhà xuất
bản Giáo dục, 2004
4. Lê Thanh Lộc
Hội họa căn bản - vẽ người, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
5. Phạm Viết Song
Tự học vẽ - Nhà xuất bản Giáo dục, 1988
6. Đặng Ngọc Trân
Cấu trúc hội hoạ, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2002
7. Doãn Truyền (biên dịch)
Vẽ phác và vẽ nét - Nhà xuất bản Hải phòng, 2001
8. Nguyễn Văn Tỵ
Bước đầu học vẽ - Nhà xuất bản Văn hoá, 1988
9. Nguyễn Văn Tỵ
Tự học vẽ hình họa căn bản , Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2004
10. Ocvirk - Stinson - Wigg - Bone - Cayton
Những nền tảng của mỹ thuật, Nhà xuất bản Mỹ thuật 2006
16

×