Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nuôi dưỡng và lai tạo loài mực nang tí hon ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.3 KB, 34 trang )





Nuôi dưỡng và lai tạo loài mực nang
tí hon Sepia bandensis Richard Ross

Tôi là người cực đoan, vâng, rất cực đoan. Tôi cho rằng mực nang (cuttlefish) có lẽ là
loài dễ thương nhất trên đời. Chúng di chuyển xung quanh hồ như những con chim ruồi
theo chiều thẳng đứng, chiều ngang, vây của chúng vẫy vẫy như cánh chim. Khi chúng
lướt đi thân mình ánh lên những màu sắc kỳ lạ với những hoa văn xao động, biến đổi và
lấp lánh trên mặt da. Chúng là những kẻ săn mồi bậc thầy, rình rập con mồi một cách
khôn ngoan và tấn công một cách chính xác, với tốc độ và sự khéo léo. Cùng với thời
gian, chúng sẽ học cách nhận ra và phản ứng lại với bạn, và chào đón bạn mỗi khi bạn
bước vào phòng (hay có lẽ chúng chỉ biết rằng đã đến giờ ăn). Chúng thông minh, xinh
đẹp và khác thường, và không giống như những loài khác thuộc lớp chân đầu
Cephalopoda, chúng không cố thoát khỏi hồ nuôi

Nuôi dưỡng và lai tạo loài mực nang tí hon Sepia bandensis Richard Ross
Kinh nghiệm của tôi
Niềm đam mê của tôi đối với loài mực nang bắt đầu từ thuở bé. Với tôi, chúng trông
giống như sinh vật ngoài hành tinh và chúng dường như rất thông minh, điều khiến tôi
muốn tìm hiểu về chúng nhiều hơn. Tôi tìm đọc về chúng, viếng thăm tất cả các thủy
cung để được ngắm chúng và xem tất cả các chương trình nói về các loài chân đầu với hy
vọng nắm được chút thông tin về những sinh vật kỳ lạ này. Sau tất cả, tôi hy vọng mình
được sở hữu một con mực nang, nhưng dường như chẳng có con nào được bán ngoài thị
trường. Tôi vẫn theo dõi các chương trình nghiên cứu về mực nang, nhưng không cơ sở
nghiên cứu lai tạo nào chịu bán mực nang cho các cá nhân (đừng hỏi họ làm gì cho mất
công!).

Hai mươi năm sau, sau khi tôi trở nên thành thạo trong thú chơi cảnh biển. Tôi bắt đầu


thấy mực nang xuất hiện trong các tiệm cá khoảng một lần mỗi năm. Tuy nhiên, chúng
dường như không được mạnh khỏe mà tôi bất đắc dĩ lắm mới nuôi những con như vậy.
Sau cùng, vào năm 2003 (tôi đợi một thời gian dài!) có hai con mực nang mới về tiệm cá
mà tôi quen biết. Khi thấy hai con ăn uống một cách ngấu nghiến, tôi quyết định thử nuôi
chúng. Hai năm sau, tôi dành toàn bộ một phòng trong nhà mình cho việc lai tạo và ươm
mực nang. Để có thêm thông tin về cách bố trí và video về mực nang (tôi rất tự hào về
các bản video), xin hãy tham khảo .

Nuôi dưỡng các loài chân đầu, đặc biệt là mực nang, trong hồ cảnh tại gia hãy còn là điều
mới mẻ, vì vậy tôi nghĩ mình nên viết một bài với đầy đủ thông tin mà tôi từng muốn khi
bắt đầu nuôi dưỡng chúng. Điều này không có nghĩa rằng bạn không thể tìm kiếm thông
tin ở những nơi khác – Octopus News Magazine Online ( ) gần
đây mới tổ chức một hội nghị về các loài chân đầu ở Monterey, Canada, và Cephalopod
Page, mới kỷ niệm 10 năm ngày thành lập ( cả hai
đều có nhiều thông tin hữu ích và tôi áp dụng chúng một cách thường xuyên; bài viết này
chỉ là phần bổ sung cho nguồn dữ liệu ở những nơi đó. Tôi hy vọng có ngày việc nuôi
dưỡng mực nang sẽ trở nên phổ biến trong thú chơi cảnh biển và tôi cũng hy vọng bài
viết này sẽ không chỉ lôi kéo mọi người nuôi chúng như là vật cảnh mà còn khuyến khích
họ lai tạo chúng nữa.

Hầu hết thông tin về mực nang hiện nay đều đề cập về loài Sepia officinalis, chủ yếu bởi
vì chúng được nuôi dưỡng và sử dụng một cách phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Một
nguyên nhân nữa khiến cho loài này có nhiều thông tin bởi vì chúng tương đối dễ kiếm
đối với người chơi cảnh biển ở châu Âu.

Có nhiều loài mực nang khác nhau được nhập khẩu một cách rải rác vào Mỹ, loài được
nhập phổ biến nhất là Sepia bandensis. Không có nhiều thông tin về việc nuôi
dưỡng Sepia bandensis bởi vì chúng không được nghiên cứu nhiều trong giới khoa học,
và chúng hiếm khi sống sót lâu dài trong hồ cảnh tại gia.


Tôi tin rằng Sepia bandensis, cá thể lai tạo sẵn có ngoài thị trường, sẽ thích nghi tốt với
đời sống trong hồ cảnh tại gia. Nên nhớ rằng tôi không phải là “bậc thầy” về mực nang và
do đó tôi hy vọng rằng những ý tưởng của tôi về việc nuôi dưỡng mực nang sẽ được bổ
sung thêm một khi có nhiều người bắt đầu nuôi dưỡng loài này một cách thành công. Còn
rất nhiều thứ mà tôi chưa biết và tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm và ý tưởng của
mình sẽ khích lệ nhiều người nuôi loài sinh vật kỳ thú này, rằng hiểu biết của chúng ta về
vấn đề nuôi dưỡng cần được phát triển một cách nhanh chóng, và rằng loài mực nang
thuần dưỡng Sepia bandensis sẽ trở nên phổ biến trong một tương lai không xa.

Giải thích
Ý nghĩa
Nguồn gốc của từ “cuttlefish” không rõ ràng, nhưng theo nhà nghiên cứu về các loài chân
đầu John W Forsythe “cái tên cuttlefish có lẽ bắt nguồn từ cách phát âm của người Hà
Lan hay Na Uy về chúng”. Chẳng hạn nó bắt nguồn từ “codele-fische” hay “kodle-
fische”. Ở Đức ngày nay, mực nang (cuttlefish) và mực ống (squid) đều được gọi là
“tintenfische” nghĩa là “cá mực” (“ink-fish”). Tôi nghe nói rằng từ “fische” vốn được
dùng để gọi tất cả các sinh vật sống dưới biển hay được bắt trong lưới đánh cá, chứ
không chỉ là cá. Dẫu sao, đó là tất cả những gì mà tôi biết về nguồn gốc của từ này.

“Cá mực” cuttlefish hoàn toàn không phải là cá – mà là loài chân đầu cephalopod. Nhà
nghiên cứu về các loài chân đầu, tiến sĩ James Wood tổng kết ngắn gọn như thế này
“bạch tuộc, mực ống, mực nang và ốc anh vũ thuộc về lớp Cephalopoda, nghĩa là “chân
đầu”. Lớp này thuộc ngành thân mềm Mollusca, mà nó bao gồm cả các loài hai mảnh
bivalves (sò, hến), chân bụng gastropod (ốc sên, sên biển), chân đào scaphopod (ốc ngà)
và nhiều tấm vỏ polyplacophora (song kinh)”, tuy nhiên không giống như những loài họ
hàng của mình, các loài chân đầu chuyển động nhanh hơn nhiều, chủ động săn tìm thức
ăn và dường như rất thông minh.

Cấu tạo
Mực nang có 8 cánh tay, với hai hàng giác bám trên mỗi cánh tay, và hai vòi bắt mồi với

ít nhất hai hàng giác bám trên mỗi vòi. Đầu mỗi vòi có mấu, bao phủ đầy giác bám trong
khi “cánh tay” của vòi thì trơn tru. Vòi và mấu hoạt động tương tự như lưỡi tắc kè bông;
chúng bắn ra để bắt mồi và kéo về cái miệng như mỏ chim và bàn chải tương tự như lưới
gọi là radula. Các loài chân đầu có 3 trái tim, não hình vòng xuyến, máu màu xanh dương
vì có chất đồng và vòng đời kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm.


Mực nang có thị trường rộng đáng kinh ngạc với con ngươi hình chữ “w”, theo chuyên
gia về cephalopod Mark Norman “mà khi khép lại, sẽ tạo ra hai hốc mắt”.

Chúng được biết có những tế bào sắc tố kỳ lạ, leucophore và iridophore, mà chúng làm
thay đổi màu sắc của da (ảnh 3 và 4). Ở bất kỳ thời điểm nào, một nửa thân có thể có hoa
văn này nhưng nửa thân kia có hoa văn hoàn toàn khác. Các hoa văn cũng không cố định,
chúng dịch chuyển, giống như hình ảnh trên màm hình TV; một dạng hoa văn gọi là “phi
vân” bởi vì nó giống như áng mây trôi ngang trời – dẫu vậy hoa văn được cho là để
quyến rũ con mồi (xem bản video tại syHillCuttleFarm). Những hình ảnh
này được cho là để hỗ trợ thông tin, săn mồi và giả trang. Để trốn tránh kẻ thù và săn
mồi, chúng không chỉ dựa trên khả năng đổi màu mà còn ở cấu trúc da lởm chởm (ảnh 5),
sự tiết mực, và “phóng” thật nhanh khỏi nơi nguy hiểm.






Để di chuyển, mực nang thường sử dụng hai phương tiện: vây xung quanh vành thân
cũng như chuyển động phản lực của nước bơm qua mang và khoang bụng. “Phản lực”
này thường được sử dụng mỗi khi mực bị đe dọa nghiêm trọng, và có thể giúp mực
chuyển động cực nhanh. Một số loài mực, như S. bandensis và Metasepia pfefferi thực
sực có thể bò trên nền cát bằng hai cánh tay và hai thùy phía sau của vành thân.


Một trong những đặc điểm nổi tiếng của mực nang là xương nang, mà những người chơi
chim thường sử dụng để cung cấp can-xi cho chim. Nó nhẹ hơn gỗ thông, tích đầy khí, vô
số “ngăn” bên trong giúp mực nang giữ thăng bằng.

Mực nang cũng có khả năng tiết ra mực nếu bị đe dọa. Mực dường như có tác dụng như
một mà khói che mắt giúp mực nang trốn chạy khỏi kẻ thù. Mực của một số mực nang có
“hình thù” hay đám mực tạo ra mục tiêu giả đánh lạc hướng những kẻ săn mồi. Mực có
độc hay không vẫn là vấn đề đang còn bỏ ngỏ mặc dù mực của một số loài chân đầu chắc
chắn có độc, nhưng một lần nữa, lý do chính mà mực bị coi là có độc vì nó bao phủ khe
mang làm địch thủ bị ngạt. Mực này còn được con người sử dụng làm mực viết, tên
chi Sepia cũng có nghĩa là “mực”. Mực của mực nang còn được sử dụng làm thành phần
trong nhiều loại thuốc “dầu rắn” được cho là chữa đủ mọi chứng bệnh từ mất ngủ cho đến
mất kinh. Thịt mực nang cũng rất ngon và có thể được chế biến theo nhiều cách, từ tươi
sống cho đến các món xào nấu.

Loài khó nuôi?
Mực nang thường được coi là loài khó nuôi. Tôi nghĩ điều này không đúng – NẾU bạn
biết chơi hồ cảnh biển (và nắm vững cách thức chăm sóc mực nang). Còn nếu bạn chưa
bao giờ chơi hồ cảnh biển, thì tôi hết sức khuyên bạn hãy thử trước khi bắt đầu nuôi mực
nang – kể cả khi không biết nguyên tắc nuôi dưỡng cũng được. Bởi vì nguyên tắc nuôi
dưỡng cơ bản của cả san hô lẫn mực nang là như nhau, và vì san hô lai tạo luôn có sẵn
nên “thực tập” trên san hô tốt hơn là trên mực nang.

Theo ý tôi, những khó khăn trong việc nuôi dưỡng mực nang phát xuất từ việc xử lý
không đúng trong quá trình đánh bắt và vận chuyển: chúng được nhốt chung, xung đột
thường dẫn đến bị thương và nhiễm bệnh, đồng thời những cá thể bị căng thẳng thường
tiết mực trong lúc vận chuyển khiến cho chúng bị ngạt thở.

Nếu có thể mua được mực nang ở tình trạng tốt, thì tôi thấy chúng rất linh động và thích

nghi tốt. Hai con mực nang mà tôi mới mua từ đại lý bán sỉ gần đây ở trong điều kiện rất
tốt, chúng ăn krill đông lạnh vào ngày thứ hai sau khi mua về, và có biểu hiện “đòi” ăn
vào ngày thứ ba!

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mực nang là loài có vòng đời ngắn ngủi (đấy cũng là lý do khiến
người ta nghĩ chúng là loài khó nuôi), vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần khi người bạn lạ
thường bé nhỏ, thường chào đón mỗi khi bạn bước vào phòng, chỉ ở với bạn trên dưới 13
tháng mà thôi. Theo James Wood “vòng đời của cephalopod dường như bị tác động bởi 2
yếu tố, nhiệt độ môi trường và kích thước trưởng thành. Những loài kích thước nhỏ và
sống trong vùng nước ấm có vòng đời ngắn nhất”.

Có nhiều lý do khiến mực nang bị chết. Vết thương từ một trận chiến có thể bị nhiễm
trùng làm mực chết. Đôi khi, mực nang có thể ăn uống bình thường và rất linh động ngày
hôm nay nhưng lại nổi lều bều bất động vào sáng hôm sau. Nếu bạn có thể nuôi mực
nang sống cho đến hết vòng đời của chúng, bạn sẽ cảm nhận được sự già đi của chúng,
tức quá trình lão hóa, nhưng ở cephalopod quá trình này diễn ra một cách đột ngột. Một
dấu hiệu của sự lão hóa là mắt bị kéo màng. Bởi vì thị trường là công cụ chính để mực
nang săn mồi nên việc này sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc. Khả năng theo dõi và bắt mồi
sẽ bị suy giảm, các vòi dường như không còn hoạt động một cách thích hợp và mấu
không thể bắt được con mồi. Ngay sau đó, mực trở nên đờ đẫn, có biểu hiện chán ăn và
lười di chuyển. Điều khó khăn hơn cả là quá trình lão hóa có thể kéo dài nhiều ngày hay
cả tháng trời.

Cái chết của con mực nang của bạn là điều rất đáng buồn và mọi thứ sẽ vẫn lặp lại như
vậy; do đó bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho điều này.

Những loài sẵn có trên thị trường
Hai loài mực nang chính sẵn có trên thị trường cá cảnh - Sepia officinalis và Sepia
bandensis.


Có rất nhiều thông tin viết về loài S. officinalis bởi vì chúng được lai tạo ở khắp nơi trên
thế giới cho những mục đích nghiên cứu khác nhau – từ nghiên cứu về thần kinh cho đến
hành vi. Trong khi S. officinalis rất dễ mua nếu bạn là nhà nghiên cứu hay sống ở châu
Âu, thì chúng rất khó mua ở Mỹ. Một khía cạnh thực tế còn khó khăn hơn nữa đó là
chúng rất lớn – đến 37 cm. Dung tích hồ nuôi thích hợp cho một cá thể lên đến 700 lít.
Chúng có nguồn gốc từ vùng nước “mát” và thích hợp với nhiệt độ từ 15 đến 25 độ C.

Mặt khác, tôi tin rằng Sepia bandensis là loài rất phù hợp đối với hồ cảnh tại gia vì chúng
rất nhỏ: khoảng 10 cm. Do S. bandensis là loài mà tôi có nhiều kinh nghiệm hơn cả nên
chúng là trọng tâm của bài viết này. Tuy nhiên, nếu bạn thích nuôi Sepia officinalis hơn
thì hãy đọc bài viết này của Colin Dunlop
( hay bài viết của tiến sĩ James Wood
(

Có nhiều loài Sepia tương tự như nhau, và nhiều loài vẫn chưa được mô tả, vì vậy việc
định danh một cách chính xác là rất khó khăn. Hiện thời, có lẽ những cá thể mực nang
đầu tiên mà tôi mua không phải là S. bandensis nhưng tôi chỉ đi đến kết luận này sau khi
nuôi vô số mực nang để có thể phân biệt S. bandensis một cách chắc chắn thông qua việc
quan sát.

Những loài khác đôi khi cũng được bán ngoài thị trường đó là mực nang vân hổ, Sepia
pharaonis, chúng hiếm hơn S. officinalis. Tôi từng có vinh dự nuôi một con mực nang
lửa Metasepia pfefferi – nhưng không biết gì nhiều để có thể tự tin giới thiệu chúng như
là vật nuôi, và có dấu hiệu cho thấy số lượng loài này ngoài tự nhiên đang sút giảm.

Mua mực nang
Việc mua mực nang, đặc biệt là ở Mỹ, hiện rất khó khăn. Bắc Mỹ không có loài mực
nang nội địa, vì vậy không giống như các bạn hữu nuôi mực ở khắp nơi trên thế giới, bạn
không thể tự đi và bắt chúng về; bạn chỉ còn cách hy vọng tiệm cá địa phương nhập về
vài con. Dẫu vậy bạn nên luôn hy vọng.


Những người khác, cũng dấn thân vào thế giới mực nang như tôi, đang lai tạo Sepia
bandensis ở Mỹ và Anh. Năm ngoái, Octopets.com bán loàiSepia officinalis lai tạo – và
có kế hoạch bán nữa vào năm nay. Octopets.com là cơ sở lai tạo bạch tuộc duy nhất dành
cho thị trường cá cảnh ở Mỹ, và họ cũng bán hàng loạt loài sinh vật biển khác nữa. Gần
đây, tôi cộng tác với Octopets.com để giúp họ tạo nguồn S. bandensis giống với số lượng
lớn hơn là tôi đang làm.

Nói chung, tôi là người rất ủng hộ việc lai tạo trong môi trường nuôi dưỡng và cho rằng
ích lợi của việc lai tạo và nuôi dưỡng mực nang là rất to lớn – chúng đã thích nghi tốt với
điều kiện nuôi dưỡng, đã chấp nhận các loại thức ăn sẵn có, và không phải chịu đựng
căng thẳng qua quá trình đánh bắt và vận chuyển xuyên lục địa; đấy là chưa kể đến sự sụt
giảm số lượng ngoài môi trường tự nhiên.

Một lựa chọn khác là nuôi từ trứng; trứng mực nang, thường là S. bandensis, xuất hiện
trên thị trường cá cảnh một cách thường xuyên. Chúng thường được thêm vào các đơn
hàng để “lấp chỗ trống” và một nhà bán sỉ nói với tôi rằng họ đem chúng để nuôi cá ở cơ
sở của mình! Ươm nuôi mực nang non từ trứng cũng có nhiều vấn đề và lợi ích sẽ được
nói đến sau trong bài.

Bố trí hồ nuôi S. bandensis
S. bandensis không quá to, chỉ xấp xỉ 10 cm, và có thể nuôi một con dễ dàng trong hồ rất
nhỏ. Chúng bất đắc dĩ mới phun mực, chúng rất cá tính, nhanh nhẹn và khác với bạch
tuộc, chúng không cố thoát khỏi hồ nuôi. Mỗi khi tôi bước vào phòng nuôi mực nang, tất
cả đều bơi đến mặt kiếng phía trước để chờ tôi cho ăn. Chúng thực sự là loài chân đầu lý
tưởng trong các hồ cảnh tại gia.

Dưới đây là bảng phân tích những điều cần thiết trong việc nuôi dưỡng một cá thể S.
bandensis trong hồ không sử dụng thùng lọc. Tôi sẽ đi thật sâu vào chi tiết bởi vì tôi hy
vọng rằng bất cứ ai mong muốn nuôi dưỡng mực nang đều cần phải có đôi chút kinh

nghiệm về hồ cảnh biển và chu trình chuyển hóa ni-tơ. Bằng chưa có mà bạn vẫn muốn
nuôi mực nang, tôi đề nghị bạn hãy tham gia vào diễn đàn về hồ san hô cảnh
( ).

● S. bandensis có thể được nuôi trong hồ có dung tích khoảng 70 lít mặc dù hồ 100 lít
vẫn tốt hơn. Chúng chuộng hồ cao và dường như ưa thích cột nước bên trên chúng.
Chúng có thể, dĩ nhiên, được nuôi trong hồ lớn, nhưng hồ càng lớn thì mực nang càng
khó kiếm mồi.

● Bất kỳ máy bơm hay đầu hút nào đều cần được gắn cục bọt biển hay những vật liệu
tương tự để mực nang khỏi bị cuốn vào bộ lọc hay đầu hút.

● Nhất định phải gắn một bộ lọc váng (skimmer) phù hợp, không chỉ để gia tăng nồng độ
ô-xy hòa tan và lọc nước mà còn để giải quyết sự cố phun mực. Một bộ lọc váng treo trên
thành hồ là thích hợp – Tôi thích hiệu Bak Pak với đầu sục khí bằng gỗ gắn bên trong hộp
lọc để kích bọt. Tôi cũng sử dụng hiệu Remora Pro nhưng thấy nó không hiệu quả như
một số người cam đoan. Bất kỳ bộ lọc váng tiêu chuẩn nào đều dùng được.

● Bộ lọc treo (hang-on-back hay HOB) – gắn với bộ lọc váng để “hút” sạch váng trên
mặt nước. Cơ chế lọc này rất hữu ích bởi vì mực nang phàm ăn và tạo ra nhiều chất thải.
Bộ lọc treo cũng thích hợp vì sử dụng than để lọc sự cố tiết mực và nước. Hãy thường
xuyên làm vệ sinh các hộp lọc. Bộ lọc treo cũng giúp nước tuần hoàn, điều rất tốt cho S.
bandensis – hãy mua loại bộ lọc phù hợp với dung tích hồ. Tôi dùng bộ lọc Aquaclear
500 cho các hồ 70 lít. Dùng chung một bộ lọc thùng (canister) cũng được.

● Dòng thổi phụ trợ – nếu bạn cần tạo dòng thổi phụ trợ thì dùng một máy bơm là đủ
(nhưng nhớ bao đầu hút bằng cục bọt biển!). Bộ sục khí cũng rất hiệu quả trong việc tạo
dòng thổi thích hợp cho mực nang non.

● Đầu sưởi – S. bandensis xuất xứ từ các vùng biển Philippines, Indonesia và Papua New

Guinea và thích hợp với nhiệt độ từ 25 đến 28 độ C.

● Bộ làm mát (chiller). Ở vịnh San Francisco tôi không cần phải lắp loại thiết bị này bao
giờ, nhưng nếu bạn cần lắp thì hãy sử dụng hiệu IceProbe Micro Chiller tự gắn trên bộ
lọc treo. Tôi không nghĩ bạn cần lắp bộ làm mát cho loài này nhưng với loài S.
officinalis thì phải lắp là lẽ đương nhiên.

● Chất lượng nước – tỷ trọng nên xấp xỉ 1.025, pH 8.1-8.4, ammonia, nitrite và nitrate
càng gần 0 càng tốt.

● Đảm bảo rằng hồ phải hoàn tất việc kích hoạt chu trình ni-tơ và sẵn sàng vận hành
trước khi thả mực nang.

● Chiếu sáng không quan trọng vì mực nang thực sự không cần đến ánh sáng. Tôi dùng
đèn hiệu Lights of America loại 5 mua từ Home Depot hay Costco để giúp rong biển cỡ
lớn phát triển. Một số người nói rằng mực nang bị mù khi chiếu sáng với cường độ cao
nhưng tôi không biết có đáng tin hay không. Thị trường của mực nang suy giảm khi
chúng lớn tuổi – mắt bị kéo màng và không nhìn rõ con mồi, và đấy là những triệu chứng
mà mọi người báo cáo khi nuôi mực nang dưới nguồn sáng cường độ cao. Rất khó nói
vấn đề ở mắt chỉ là trùng hợp hay do nguồn sáng gây nên. Nguồn chiếu sáng của bạn
cũng tùy thuộc vào loại san hô mà bạn nuôi chung với mực nang.

● Trang trí – tôi thích tạo những vòm hình cung để mực nang có chỗ trú ẩn nhưng vẫn
nhìn thấy chúng dễ dàng. Tôi đề nghị chiếu đèn lên các tảng san hô sống để kiếm mực
nang cho dễ - nên nhớ rằng chúng là bậc thầy về giả trang.

● Nền cát dày khoảng 1.5 cm là thích hợp. Mực nang sẽ đào bới trên nền cát vì thế nền
cát dày có thể gây rắc rối.

● S. bandensis thường được phát hiện trong các bụi san hô sừng (sea fan), nhưng dường

như chúng cũng thích trốn trong các bụi rong biển cỡ lớn. Bạn có thể treo rong biển cỡ
lớn bằng kẹp giác hút vốn dùng để kẹp rau cho cá đuôi gai và cá thiên thần ăn.

● Mở nắp – nước trong hồ bốc hơi theo thời gian và cần được bù. Lưu ý rằng muối không
bốc hơi vì vậy nước bù phải qua bộ lọc thẩm thấu ngược (reverse osmosis) hay lọc/khử i-
on rồi sưởi cho bằng với nhiệt độ hồ. Tần suất bù nước phụ thuộc vào tốc độ bốc hơi của
hồ.

● Không được có đồng! Đồng sẽ giết chết mực nang!

● Thay nước – Tôi đề nghị thay từ 25 đến 50 % nước mỗi tháng. Nước sử dụng phải qua
bộ lọc thẩm thấu ngược hay lọc/khử i-on trộn với muối tinh chất, sưởi và sục khí trong
vòng 24 giờ trước khi châm nước vào hồ.

Dĩ nhiên, một hệ thống có cả thùng lọc (sump) cũng rất tốt. Thùng lọc là một bồn nằm
bên dưới hồ chính, thường được giấu bên trong chân đế hồ. Nước chảy từ hồ chính vào
thùng lọc, và được bơm ngược trở về hồ chính. Thùng lọc có hai công dụng – chứa một
khối lượng lớn nước giúp hệ thống ổn định và là nơi gắn và giấu các thiết bị như bộ lọc
váng, đầu sưởi hay bộ làm mát. Một chiếc vớ kích thước mắt lưới từ 50 đến 100 micron
có thể gắn thêm vào đầu thoát nước để lọc hỗ trợ, nhưng nhất định phải giặt nó hàng tuần,
bằng không thì chất bẩn tích tụ trong vớ không được loại bỏ và làm nước bị ô nhiễm.

Nuôi S. bandensis theo bầy
Tôi không có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi S. bandensis theo bầy. Tôi chỉ có vài
con giống nên không muốn mạo hiểm khiến chúng bị thương vì đánh nhau. Có lẽ nuôi
theo bầy trong cùng hồ, đặc biệt là khi nuôi chúng từ nhỏ, là cách tốt nhất. Có lẽ những e
ngại về việc mực nang đánh nhau là phóng đại. Tôi cho rằng chừng nào mà hồ đủ rộng
thì mọi thứ sẽ ổn nhưng tôi không chắc “đủ rộng” là phải rộng đến cỡ nào. Một khi
những con mực non của tôi đủ lớn, tôi sẽ nuôi chúng theo bầy trong hồ rộng 350 lít vì
vậy tôi sẽ có nhiều thông tin hơn sau này.


Loài nuôi chung
Đa số cá, tôm và cua nhỏ hơn mực nang đều sẽ trở thành mồi của chúng, thậm chí mực
nang còn xơi cả tôm tích. Những loài lớn có thể đe dọa mực nang. Tóm lại, tôi khuyên
KHÔNG nên nuôi cá và mực nang với nhau. Tuy nhiên, theo tôi nuôi ốc biển là tương
đối anh toàn.

Bất kỳ loài san hô hiền lành nào đều có thể nuôi chung với mực nang. Những loài có độc
nên tránh. San hô nấm (mushroom), san hô sợi (colt coral), san hô hình cây (tree coral),
san hô đinh hương (clove polyp), san hô sao xanh (green star polyp) là những lựa chọn
thích hợp đối với hồ nuôi mực nang. San hô cứng cỡ nhỏ (small polyp stony) có lẽ không
tốt vì lý do chiếu sáng và chất lượng nước.

Nuôi dưỡng S. bandensis
Mực nang là loài săn mồi ăn hầu hết các loài giáp xác và cá. Dường như sự chuyển động
kích thích bản năng săn mồi đáng kinh ngạc của chúng, vì vậy rất nhiều người thích cho
chúng ăn mồi sống. Đây có thể là một vấn đề bởi vì mồi sống rất đắt tiền và cho dù mực
ăn cả cá, chúng thực sự là loài ăn giáp xác. Loài giáp xác phổ biến nhất dùng làm thức ăn
là tép ma (ghost shrimp), vốn chỉ là món ăn kèm chứ không thích hợp để cho ăn hàng
ngày.

Có hàng loạt loại thức ăn dành cho mực nang. Khẩu phần đa dạng luôn là ý tưởng tốt vì
nó chứa nhiều dưỡng chất và khiến mực nang năng động hơn.

● Tôm/cua nước mặn tươi sống bắt ở địa phương. Đây là nguồn thức ăn tuyệt vời và đắt
tiền nếu khai thác ở môi trường không ô nhiễm. Tôi sống gần vịnh San Francisco nơi có
rất nhiều cua nhưng hiện tôi đang lo ngại về mức độ ô nhiễm có thể gây tác hại với mực
nang, vì vậy tôi không sử dụng chúng như là nguồn thức ăn chính. Cũng đừng cho mực
nang ăn tôm, cua có kích thước lớn hơn chúng bởi vì dù cuộc đấu giữa kẻ đi săn – con
mồi có thú vị đến mấy thì kẻ đi săn cũng thường bị thương (ảnh 6).


● Cá nước mặn tươi sống bắt ở địa phương: như mô tả ở trên – nhưng nên nhớ rằng giáp
xác là thành phần thức ăn chính của mực nang ngoài tự nhiên, vì vậy nếu chỉ được nuôi
bằng cá thì sẽ không tốt. Nếu bạn thích ngắm các loài mực nang khác nhau ăn mồi ngoài
môi trường tự nhiên, hãy xem chương trình Cephalopod Prey In The Wild
( Mặc dù không đề cập nhiều đến loài S.
bandensisnhưng những thông tin ở đó rất hữu ích.

● Tôm/cua hay cá nước mặn tươi sống mua ở tiệm bán mồi câu: rất tốt chừng nào mà
chúng được khai thác ở ở môi trường không ô nhiễm.

● Cá nước mặn tươi sống mua ở tiệm cá cảnh: không phải là lựa chọn tối ưu vì đấy
thường là cá rô biển mà chúng vốn rất hung dữ và thậm chí có thể đả thương mực nang –
chứ không phải vì chúng đắt tiền (ảnh 7).

● Tôm/cua nước mặn tươi sống mua ở tiệm cá cảnh: rất tốt nếu bạn kiếm được chỗ mua.
Chúng thường rất đắt tiền nhưng là lựa chọn tốt trong trường hợp khẩn cấp. Ốc mượn hồn
(hermit crab), loài dùng để vệ sinh hồ, không thích hợp lắm vì chúng quá nhỏ và có thể
thụt vào bên trong vỏ - và mực nang có thể hoàn toàn không để ý gì đến chúng nữa.

● Tôm/cua nước ngọt tươi sống: thức ăn nguồn gốc nước ngọt có thích hợp với các loài
nước mặn hay không vẫn là vấn đề nghi vấn – có lẽ chúng thiếu một số dưỡng chất hay
các a-xit amin không tương thích. Tuy nhiên mực nang ăn ngấu nghiến tép ma cũng như
cua và tôm càng cỡ nhỏ. Hậu quả lớn nhất đó là nếu mực nang không ăn chúng, thì giờ
đây chúng ta sẽ có loài nước ngọt trong hồ nước mặn… mà chúng sẽ chết và làm nước bị
ô nhiễm.

● Cá nước ngọt tươi sống: cá bảy màu rất tốt nhưng cá vàng dường như gây ra nhiều vấn
đề. Điều lo lắng lớn nhất đó là chúng được điều trị bằng dung dịch chứa đồng hay những
chất hóa học khác không tốt với sức khỏe của mực nang.


● Krill đông lạnh, cá hay các loại thức ăn đông lạnh khác: tức thức ăn thông thường, như
krill đông lạnh mua từ tiệm cá hay tôm/cá chế biến đông lạnh mua ở chợ cũng rất tốt.
Đảm bảo rằng thức ăn đã rã đông hoàn toàn, nên thử cho mực ăn kèm cùng với thức ăn
tươi sống. Lưu ý rằng việc tập cho mực nang quen với thức ăn đông lạnh thực sự rất khó
khăn. Dùng mẹo khiến thức ăn chết trông như còn sống nhờ một cây que trong suốt hay
treo chúng “lơ lửng” trong dòng nước. Hai con mực nang hoang dã mà tôi đang nuôi ăn
thức ăn đông lạnh hầu như ngay lập tức mà tôi chẳng phải cố gắng gì, trong khi những
con khác của tôi chẳng thèm ngó ngàng gì đến chúng.

● Mua thức ăn tươi sống qua mạng: rất tốt nhưng đắt tiền vì phải trả phí vận chuyển và
bạn cần phải bố trí một hồ riêng để giữ chúng sống. Hãy thử liên hệ TOMNO.com.




Tôi đề nghị cho mực nang ăn một lần mỗi ngày, và nhất định phải lấy thức ăn còn thừa ra
khỏi hồ. Chúng có thể ăn hơn một lần mỗi ngày nhưng có vẻ như vậy là quá nhiều. Quá
trình trao đổi chất của mực nang diễn ra rất nhanh vì thế không nên bỏ đói chúng quá vài
ngày. Mực nang nổi lên gần mặt nước là dấu hiệu cho thấy chúng đói vì thế bạn cần lưu ý
đến hành vi này.

Ấp trứng S. bandensis
Trứng của S. bandensis, giống như chùm nho với từ 8 đến 40 trái, có màu từ tím sẫm đến
đen (mặt ngoài phần nào chứa mực) và thường dính với nhau thậm chí sau khi được mực
nang cái gỡ ra khỏi giá thể. Trứng lép khi đẻ ra, nhưng nếu được thụ tinh, chúng sẽ căng
phồng và nhanh chóng trở nên trong suốt khiến bạn có thể thấy được mực con bơi bên
trong. Sau từ 2 đến 3 tuần, mực nang non ra đời và sẵn sàng gia nhập với thế giới bên
ngoài. Đôi khi, noãn hoàng hãy còn chưa tiêu hết, tuy nhiên đây thường là hậu quả của
việc nở sớm. Mặc dù tí hon nhưng chúng giống hệt với cha mẹ và bắt đầu đổi màu hầu

như ngay lập tức (thậm chí ngay khi còn nằm trong trứng) (ảnh 8 và 9).




Mực nang mới nở có kích thước khoảng 4 mm (ảnh 10), nhưng lớn rất nhanh đến kích
thước 1 cm trong vòng một tháng! Tôi nuôi mực non S. bandensis mới nở trong lưới ấp vì
vậy tôi có thể theo dõi và đảm bảo rằng tất cả đều ăn uống bình thường (tôi lật mặt trong
của lưới ra ngoài để bề mặt chuyên dụng hướng ra và mực non không bị mắc vào lưới).
Nếu mực non được nuôi trong hồ chính, chúng có thể bị hao hụt hay bị hút vào bộ lọc.
Tôi cũng có kinh nghiệm nuôi mực nang non trong các hồ “tiểu cảnh” (cube) mà bạn hay
thấy trưng ở các tiệm cá cảnh. Tôi thường nuôi khoảng 5 con trong một lưới ấp trong
nhiều tháng hay cho đến khi tôi bắt đầu thấy chúng đánh nhau (ảnh 11). Sau đó tôi dời
chúng đến hồ có dung tích 350 lít được chia làm nhiều ngăn. Tôi thử nuôi theo bầy để
chúng bắt cặp và nuôi riêng từng cá thể trừ khi bắt cặp, và kết quả đạt được là như nhau
trong cả hai trường hợp, nhưng trong tương lai tôi sẽ thử nuôi cả đàn trong một hồ lớn.




Nếu mực nang của bạn đẻ trứng, hãy cứ để trứng ở đấy cho đến khi căng phồng. Sau đó
bạn cẩn thận gỡ chúng khỏi giá thể bằng cách ngắt “cuống” của chùm trứng và chuyển
vào lưới hay hồ ấp (tránh di dời trứng gần sắp nở vì có thể làm mực non bị căng thẳng)
(Ảnh 12 và 13). Sẽ an toàn hơn cho trứng nếu bạn di chuyển luôn cả giá thể cùng với
trứng và treo bằng dây hay ống cứng sao cho trứng nằm lơ lửng trong nước. Bố trí dòng
thổi nhẹ qua trứng và loại bỏ những trứng không thụ tinh. Đảm bảo bao bộ lọc/máy bơm
bằng bọt biển hay chỉ sử dụng máy sục khí để tạo dòng chảy.





Việc ấp trứng cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Thuận lợi ở chỗ – trứng dễ di
chuyển và chiếm ít không gian, và bạn cũng có thể nắm được độ tuổi của mực non khi
còn bên trong trứng. Tuy nhiên, khó khăn là rất lớn – đấy là vấn đề nuôi dưỡng mực
non. S. bandensis không ăn gì 2-3 ngày sau khi nở, nhưng một khi bắt đầu ăn, chúng ăn
nhiều kinh khủng và thức ăn phải vừa với kích thước của miệng chúng. Tép mysis là loại
thức ăn rất thích hợp nhưng bạn cần số lượng rất nhiều và tình hình trở nên khó khăn
hơn, mysis là loài ăn thịt nên bạn phải nuôi chúng trong bồn đủ rộng và cho ăn đầy đủ để
chúng không ăn thịt lẫn nhau.

Nếu may mắn bạn có thể tự kiếm thức ăn hay sống gần nơi sản xuất và bán chúng, hay

×