Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực công nghệ thông tin tại nhà trường y dược (nghiên cứu trường hợp học viện quân y)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HI V NHN VN

Lấ TRUNG THNG

Tên đề tài

GII PHP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NHÀ
TƯỜNG Y DƯỢC
(NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG HỌC VIỆN QUÂN Y)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HÀ NỘI - 2009

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HI V NHN VN

Lấ TRUNG THNG

Tên đề tài

GII PHP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NHÀ
TƯỜNG Y DƯỢC
(NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG HỌC VIỆN QUÂN Y)



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ SỐ: 60.34.72

NGƯỜI HƯỠNG DẪN KHOA HỌC: pgs. TS. PHẠM NGỌC THANH

HÀ NỘI - 2009

z


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………… 02
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………….

03

DANH MỤC BẢNG …………………………………………………….

04

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ………………………………………..

05

PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………… 06
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………….

06


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ………………………………

09

3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………… 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ……………………………….

12

5. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………

12

6. Câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………….. 13
7. Giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………. 13
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết ……………………………. 13
9. Kết cấu của Luận văn …………………………………………….. 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ………………………………………..

16

1.1. Công nghệ, năng lực công nghệ ………………………………... 16
1.1.1. Định nghĩa công nghệ ……………………………... …….. 16
1.1.2. Các thành phần cơ bản của công nghệ …………………… 18
1.1.3. Định nghĩa năng lực công nghệ …………………………... 19
1.1.4. Đánh giá năng lực công nghệ …………………………….. 23
1.2. CNTT, năng lực CNTT…………………………………………. 24
1.2.1. Định nghĩa thông tin ………………………………………

24


1.2.2. Định nghĩa hệ thống thông tin ……………………………

25

1.2.3. Định nghĩa CNTT …………………………………………

26

1.2.4. Định nghĩa năng lực CNTT ……………………………….

27

1.3. Năng lực CNTT của nhà trƣờng đại học Y Dƣợc …………….. 29
1.3.1. Năng lực CNTT của nhà trường Y Dược ………………..

29

1.3.2. Căn cứ đánh giá năng lực CNTT tại nhà trường Y Dược

29

z


1.4. Các khái niệm liên quan ……………………............................... 31
CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG NĂNG LỰC
CNTT TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

33


2.1. Thông tin chung về Ho ̣c viêṇ Quân y ………………………… .. 33
2.2. Hạ tầng CNTT …………………………………………………... 34
2.2.1. Thiết bị CNTT ……………………………………………..

34

2.2.2. Hạ tầng mạng máy tính …………………………………...

39

2.2.3. Hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ ………………….

43

2.2.4. Thực trạng triển khai phần mềm mã nguồn mở …………. 46
2.3. Nhân lực chuyên trách CNTT …………………………………. 48
2.4. Trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ - giảng viên …………… 55
2.5. Năng lƣ̣c ghiên cứu CNTT ...……………...…………………...

59

2.6. Năng lƣ̣c tổ chức thông tin CNTT ……………………………..

62

2.7. Năng lƣ̣c đảm bảo kỹ thuật CNTT …………………………….. 66
2.8. Nhận xét đánh giá ………………………………………………. 68
2.8.1. Năng lực hạ tầng CNTT ……….........................................


68

2.8.2. Nhân lực chuyên trách CNTT …………………………….

69

2.8.3. Năng lực ứng dụng CNTT…………………………………. 70
2.8.4. Năng lực nghiên cứu CNTT……………………………….

70

2.8.5. Năng lực tổ chức thông tin CNTT…………………………

71

2.8.6. Năng lực đảm bảo kỹ thuật CNTT………………………… 71
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CNTT TẠI NHÀ TRƢỜNG Y DƢỢC

73

3.1. Giải pháp nâng cao năng lực hạ tầng CNTT ………………..... 73
3.1.1. Giải pháp tại nhà trường Y Dược …………………………. 73
3.1.2. Giải pháp tại Học viện Quân y ……………………………. 76
3.2. Giải pháp nhân lực chuyên trách CNTT ………………............ 77
3.2.1. Giải pháp tại nhà trường Y Dược …………………………. 77
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực bộ phận chuyên trách CNTT
tại Học viện Quân y ………………………………………

z


84


3.3. Giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ giảng viên ………………………………………………………… 85
3.4. Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu CNTT ..……………..

86

3.5. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thông tin ………………..

87

3.5.1. Giải pháp tại nhà trường Y Dược …………………………. 87
3.5.2. Giải pháp tại Học viện Quân y ……………………………. 88
3.6. Giải pháp nâng cao năng lực đảm bảo kỹ thuật CNTT.............. 88
KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 90
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………… 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………. 93
PHỤ LỤC ………………………………………………………………... 97
Phiếu điều tra năng lực CNTT……………….......................................... 99
Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu làm rõ năng lực CNTT và phục vụ xây
dựng giải pháp nâng cao năng lực CNTT cho các trƣờng Y Dƣợc….

103

Một số hình ảnh triển khai nghiên cứu điều tra phỏng vấn tại Học
viêṇ Quân y và tham quan thu thâ ̣p số liêụ ta ̣i các trƣờng đại học Y
Dƣợc………………………………………………….............................


z

105


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ TT&TT

Bộ Thông tin và Truyền thông

BV103

Bệnh viện 103



Cao đẳng

CH

Cao học

CIO

Giám đốc CNTT (Chief Information Officer)


CNTT

Công nghệ Thông tin

CNTT-TT

Công nghệ Thông tin và Truyền thông

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐH

Đại học

Dược Hà Nội

Đại học Dược Hà Nội

FO

Cáp quang (Fiber Optical Cable)

HVQY

Học viện Quân y

LAN


Mạng nội bộ (Local Area Network)

Mb

Mega Bít (đơn vị đo thơng tin)

PC

Máy tính để bàn (Personal Computer)

TBC

Trung bình chung

TBKT

Trang bị kỹ thuật

TC

Trung cấp

THHN

Truyề n hình hô ̣i nghi ̣

VBQG

Viện Bỏng Quốc gia


Y Công cộng

Đại học Y tế Công cộng

Y Hà Nội

Đại học Y Hà Nội

Y Huế

Đại học Y Huế

Y Thái Bình

Đại học Y Thái Bình

Y Thái Nguyên

Đại học Y Dược Thái Nguyên

Y TP HCM

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Website

Trang tin điện tử

3


z


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. So sánh s ố lượng và chủng loại thi ết bị CNTT của Ho ̣c viê ̣n Quân y
với các trường Y Dươ ̣c.
Bảng 2. Kết quả điều tra phân bổ thiết bị CNTT tại Học viện Quân y.
Bảng 3. So sánh tỷ suất thiết bị CNTT của Ho ̣c viê ̣n Quân y .
Bảng 4. So sánh tỷ suất máy tính gữa cán bộ quản lý với giảng viên tại Khối
nhà trường tại Học viện Quân y.
Bảng 5. Thựctra ̣ng h ạ tầng mạng máy tính tại Họcviện Quân y và một số
trường đa ̣i ho ̣c Y Dươ ̣c.
Bảng 6. Tỷ lệ đơn vị nối mạng tại Học viện Quân y.
Bảng 7. So sánh số lượng và tỷ lê ̣ ứng du ̣ng các hệ thống phần mềm phục vụ
công tác quản lý nghiệp vụ tại Ho ̣c viê ̣n Quân y .
Bảng 8. Danh sách phần mềm ứng dụng chưa hiệu quả tại Học viện Quân y.
Bảng 9. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng phần mềm mã nguồn mở tại Học
viện Quân y (thời điểm tháng 07/2009).
Bảng 10. So sánh nhân lực CNTT của Ho ̣c viê ̣n Quân y .
Bảng 11. Tổ chức bộ phận CNTT chuyên trách ta ̣i các trường Y Dươ ̣c .
Bảng 12. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận chuyên trách CNTT.
Bảng 13. So sánh trình độ ho ̣c vấ n của bộ phận chuyên trách CNTT Ho ̣cviê ̣n
Quân y.
Bảng 14. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ CNTT chuyên trách.
Bảng 15. So sánh số lượng các lớp tập huấn đào tạo CNTT cho cán bộ - giảng
viên ta ̣i HVQY với các trường đa ̣i ho ̣c Y Dược (2005 – 2009).
Bảng 16. Trình độ ứng dung CNTT của cán bộ - giảng viên.
Bảng 17. Tác động của đào tạo đến trình độ CNTT của cán bộ - giảng viên.
4


z


Bảng 18. Thực trạng nghiên cứu ứng dụng và phát triển CNTT tại HVQY và
mô ̣t số trường đại học Y Dược (giai đoa ̣n 2000-2009).
Bảng 19. Mối liên hệ giữa năng lực lập trình của đội ngũ chuyên trách CNTT
với năng lực nghiên cứu.
Bảng 20. So sánh t hực trạng tổ chức thông tin trên Website của HVQY với
các trường đại học Y Dược.

5

z


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. So sánh hạ tầng kỹ thuật CNTT của Học viện Quân y với các
trường đa ̣i ho ̣c Y Dược.
Biểu đồ 2. So sánh năng lực nghiên cứu, cải tiến CNTT của Học viện Quân y
với các trường đại học Y Dược.
Sơ đồ 1. Đề x́ t mơ hình tổ chức Phịng CNTT tại nhà trường Y Dược.

6

z


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Tính cấp thiết.
CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển,
cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời
sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển
CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh
thần của tồn dân tộc, thúc đẩy cơng cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện
đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho q trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng
và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố.
Xác định tầm quan trọng của CNTT trong thời kỳ đổi mới, ngày
17/10/2000, Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị 58/CT-TƯ về việc đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Giai đoạn
2000-2005 được gọi là giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT ở
Việt Nam, hầu hết các Bộ, các ngành, cơ quan chính phủ… đều được đầu tư
tương đối lớn nhằm nâng cao năng lực CNTT. Điển hình là Đề án tin học hóa
cơng tác quản lý hành chính nhà nước (Gọi tắt là Đề án 112) có tổng kinh phí
đầu tư gần 4 ngàn tỷ đồng đã đóng góp khơng nhỏ về trang bị cơ sở hạ tầng
CNTT; đào tạo tập huấn nâng cao trình độ tin học cho lãnh đạo, cán bộ
chuyên trách, cán bộ quản lý; xây dựng được một số hệ thống phần mềm ứng
dụng quản lý nghiệp vụ cho các tỉnh thành trong toàn quốc, đặc biệt là vùng
sâu vùng xa. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là do yếu
kém trong công tác quản lý, tổ chức đã dẫn đến lãng phí kinh phí và chưa đạt
được mục tiêu đề ra. Vì vậy ngày 19/04/2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết
định ngừng triển khai Đề án. Sự thất bại của Đề án 112 đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến niềm tin và công tác ứng dụng, phát triển CNTT ở Việt Nam,
7


z


làm gián đoạn tiến độ một số dự án CNTT tại các nhà trường đang trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư.
Cùng vào thời điểm trên, một số nhà trường đại học Y - Dược trong
nước cũng được đầu tư về trang thiết bị CNTT và một số hệ thống phần mềm
ứng dụng. Các dự án đã đạt được những kết quả nhất định nhưng nhìn chung
cơng tác ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu
và điều trị tại các trường Y Dược vẫn còn hạn chế và cịn nhiều bất cập.
Ngồi lý do về cơng tác tổ chức, quản lý cịn có những ngun nhân liên quan
đến yếu tố năng lực CNTT, như: năng lực vận hành, làm chủ trang thiết bị;
năng lực nghiên cứu, cải tiến; năng lực tổ chức; hạ tầng kỹ thuật CNTT; năng
lực đảm bảo kỹ thuật…
Nghị quyết đại hội Đảng X đã chỉ ra rằng CNTT là một trong những
động lực quan trọng hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa đất nước. Ứng dụng
CNTT là tất yếu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Cần tổ chức, rút
kinh nghiệm và nghiên cứu tìm ra các giải pháp khoa học nhằm tiếp tục đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển CNTT sao cho hiệu quả hơn.
Chấp hành chỉ thị trên, Bộ GD&ĐT xác định: “CNTT là công cụ hỗ trợ
đắc lực, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và đổi mới quản lý
giáo dục, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục”. Để tiếp
tục đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong Giáo dục và Đào tạo, ngày
30/09/2008, Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT nhằm chủ trương
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai
đoạn 2008-2012; Coi “năm học 2008-2009 là năm học điểm về đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo”.
Ngày 25/02/2009, Bộ Y tế ban hành chỉ thị số 02/CT-BYT về việc đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành y tế, với nội dung: “tăng
cường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động của xã hội, góp phần

tích cực nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân”.
Với những lý do nêu trên, để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
trong Giáo dục & Đào tạo Y học. Đã có nhiều cơ quan, đơn vị, nhà trường tổ
8

z


chức hội thảo hoặc triển khai một số đề tài nghiên cứu liên quan đến ứng
dụng và phát triển CNTT. Hầu hết các nghiên cứu đều lấy CNTT làm công cụ
để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý, giáo dục, nghiên cứu và điều
trị như: “Ứng dụng CNTT cải cách hành chính”, “Ứng dụng CNTT đổi mới
phương pháp dạy học”, “Ứng dụng CNTT nâng cao quả hiệu quả công tác
quản lý điều trị”… Kết quả của những đề tài này đã có những tác động mạnh
mẽ đến ứng dụng và phát triển CNTT. Tuy nhiên, trong trường hợp năng lực
CNTT tốt thì khả năng ứng dụng sẽ hiệu quả cao, còn trong trường hợp năng
lực CNTT hạn chế chắc chắn ít nhiều ảnh hưởng đến cơng tác ứng dụng
CNTT của các đơn vị. Vậy nên câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để nâng cao
năng lực CNTT từ đó góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT tại các
nhà trường Y Dược?”. Thực tế có rất ít đề tài nghiên cứu về năng lực CNTT,
qua tra cứu trên mạng duy nhất chỉ có một hội thảo mang tên “Nâng cao năng
lực CNTT trong các tổ chức Năng suất Quốc gia NPO” và một số tài liệu
trong đó có kèm theo một số giải pháp mang tính tổng thể với nội dung chung
chung.
Tiến hành điều tra nghiên cứu tìm ra nguyên nhân hạn chế năng lực
CNTT tại Học viện Quân y kế t hơ ̣p tham khảo số liê ̣u các trường đa ̣i ho ̣c Y
Dươ ̣c, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực CNTT sẽ đóng góp thêm
những phương án mới, giải pháp mới, cùng những luận cứ thuyết phục để các
trường Y Dược trong toàn quốc tham khảo áp dụng nhằm nâng cao năng lực
CNTT; góp phần nâng cao hiê ̣u quả công tác tại nhà trường.

1.2. Ý nghĩa khoa học.
- Góp phần nâng cao nhận thức về ứng dụng và phát triển CNTT trong
đào tạo Y Dược học.
- Đóng góp thêm giải pháp nâng cao năng lực CNTT tại các trường Y
Dược
- Gợi mở hướng nghiên cứu về nâng cao năng lực CNTT trong giáo dục
– đào tạo Y Dược học.

9

z


1.3. Ý nghĩa thực tiễn.
- Góp phần thúc đẩy cơng tác ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo nói
chung và tại khối các nhà trường Y Duợc nói riêng.
- Cung cấp thông tin, số liệu, giải pháp cho các cơ quan quản lý giáo dục,
cơ quan y tế tham khảo, ứng dụng trong xây dựng chính sách hoặc hoạt
động triển khai ứng dụng và phát triển CNTT.
- Sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về năng lực ứng dụng và
phát triển CNTT y học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước.
Trong những năm gần đây, CNTT có những ảnh hưởng sâu sắc tới đời
sống, xã hội, khoa học, kỹ thuật đặc biệt tại các nước phát triển. Với tốc độ
phát triển “bùng nổ” Internet toàn cầu và sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp
CNTT đã tác động mạnh mẽ tới giáo dục và đào tạo, tạo ra rất nhiều cơ hội
phát triển cũng như nhiều thách thức mới. Hầu hết các trường Y Dược tại các
nước phát triển đều xây dựng hệ thống mạng máy tính dùng riêng và ứng
dụng nhiều hệ thống phần mềm trong quản lý đào tạo và phục vụ giảng dạy,

học tập… Nhiều nhà trường nghiên cứu ứng dụng thành công hệ thống Elearning, đào tạo từ xa, y học từ xa... Với mơ hình Bệnh viện thực hành nằm
trong nhà trường, một số nội dung CSDL bệnh án và hình ảnh lâm sàng được
kết nối với CSDL dùng chung của nhà trường để giảng viên, học viên có thể
truy cập tham khảo phục vụ đào tạo và nghiên cứu.
Có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều hội thảo được tổ chức với chủ đề
nâng cao năng lực ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo y
học. Tuy nhiên, các tài liệu toàn văn được công bố trên mạng hoặc công bố tại
Việt Nam khơng nhiều. Sau đây là một số cơng trình nghiên cứu có liên quan:
- Đánh giá CNTT trong cơng tác chăm sóc sức khỏe – Rào cản và thách
thức (Evaluating information technology in health care: barriers and
challenges) - Heather Heathfield, Giảng viên cao cấp, Khoa Tin học Y
tế, Viện Y tế Công cộng, Đại học Cambridge, Anh Quốc.
10

z


- CNTT và Truyền thông trong đào tạo y học (Communication and
information technology in medical education) - J. P. Ward và cộng sự.
- Điều tra ứng dụng CNTT y tế tại Trung Quốc (A survey on application
of Health information technologies in Chinese) - Xiang Dongping và
cộng sự, Khoa Kỹ thuật, Đại học Tsinghua, Bắc Kinh, Trung Quốc.
- CNTT trong đào tạo y học - Hiện tại và tương lai (Information
technology in medical education: current and future applications) - G.
A. Mooney, Bộ môn Đào tạo Y học, Khoa Y học, Đại học Liverpool,
Anh Quốc.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy dịch tễ học và y tế cộng đồng (The
application of information technology in the teaching of epidemiology
and public health) của RD Smith.
- CNTT nâng cao đào tạo từ xa và đào tạo truyền thống (Information

technology enhanced learning in distance and conventional education) Latchman, H.A. và cộng sự.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
CNTT ngày càng phát triển và ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Thông
qua một số dự án đầu tư của chính phủ, một số trường Y - Dược đã triển khai
xây dựng hệ thống mạng máy tính nội bộ, kết nối với mạng Internet, ứng
dụng các hệ thống phần mềm và đầu tư thiết bị CNTT phục vụ giảng dạy,
học tập.
Nhằm ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo, có một số
đề tài nghiên cứu ứng dụng CNTT để “cải tiến”, “đổi mới” phương pháp
giảng dạy, hoặc “nâng cao hiệu quả công tác quản lý”... Những đề tài này coi
CNTT như địn bẩy, cơng cụ đắc lực nhằm cải tiến, nâng cao hoạt động giảng
dạy, nghiên cứu và điều trị tại nhà trường. Tuy nhiên, có rất ít đề tài lấy “năng
lực CNTT” làm đối tượng nghiên cứu để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao
năng lực CNTT, góp phần đẩy mạnh đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT.
Chưa thấy có cơng bố nào về cơng trình nghiên cứu nâng cao năng lực CNTT

11

z


trong Giáo dục – Đào tạo Y học. Sau đây là một số cơng trình nghiên cứu có
liên quan:
- Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng CNTT trong quản lý y tế”; Chủ nhiệm đề
tài: Trần Huy Dương; Cấp quản lý: cấp bộ ; Đơn vị quản lý: Viện
KH&CN Việt Nam; Năm thực hiện: 2007 - 2008.
- Đề tài nghiên cứu: "Ứng dụng CNTT trong quản lý các nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trường đại học". Mã số: B
2002-52-26. Chủ nhiệm: TS. Vương Thanh Hương. Trung tâm Phát
triển Giáo dục, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục.

- Đề tài nghiên cứu “Hệ thống quản lý hoạt động chuyên môn của bệnh
viện” - Trần Văn Lăng - Viện CNTT - Viện KH&CN Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu ứng dụng CNTT vào việc đổi mới
phương pháp giảng dạy tại Trường ĐHNN - ĐHQGHN”. Mã số:
CB.02.14. Chủ trì: ThS. Ngơ Thị Thảo, Bộ mơn Tin học - Trung tâm
Mulltimedia, Trường Đại học Hà Nội.
- Tổng điều tra “Việt Nam ICT Index 2008” của Bộ TT&TT nhằm đánh
giá mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT của các Bộ,
ngành, các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp; Đồng thời góp phần
làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh về phát triển và ứng dụng CNTT -TT
của Việt Nam.
- Hội thảo quốc tế tại Việt Nam: “Nâng cao năng lực công nghệ thông
tin trong các tổ chức Năng suất Quốc gia NPO 2004. Thuộc chương
trình của Tổ chức Năng suất Châu Á - APO nhằm xem xét khả năng và
phạm vi ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của các chính phủ và
doanh nghiệp tại các quốc gia thành viên nhằm đạt tới mục tiêu chia sẻ
tri thức và kinh nghiệm ứng dụng CNTT.
- Hội thảo Triển lãm CNTT trong giáo dục và đào tạo ICTE 2004 tại Hà
Nội. Chủ đề: “Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy”.
- Hội thảo Quốc gia về CNTT lần thứ IV 2/2009 với chủ đề “CNTT và sự
nghiệp Giáo dục, Y tế”. Với nội dung: xây dựng cơ chế đặc thù, ứng
12

z


dụng rộng rãi CNTT-TT để hiện đại hoá ngành giáo dục đào tạo. Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động đào tạo, hình thành ngân
hàng về tài nguyên CNTT dùng chung cho giáo dục và đào tạo. Kết nối
internet: 100% trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông, 50%

trường trung học cơ sở trên toàn quốc. Ứng dụng CNTT cho việc đổi
mới cách dạy, cách học và ứng dụng trong quản lý giáo dục.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Trên cơ sở làm rõ thực trạng năng lực CNTT tại Học viện Quân y kế t
hơ ̣p tham khảo số liê ̣u tại các trường đa ̣i ho ̣c Y Dươ ̣c ; nghiên cứu giải
pháp nâng cao năng lực CNTT tại nhà trường Y Dược nói chung và tại
Học viện Quân y nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng:
o Năng lực CNTT tại các trường Y Dược Việt Nam.
- Khách thể:
o Nhà trường đại học Y Dược và Học viện Quân y.
- Phạm vi:
o Địa điểm: tại các đơn vị nêu tên trong mục 5.
o Thời gian: giai đoạn 2000-2009.
o Nội dung:
 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT của nhà trường Y Dược.
 Nhân lực CNTT.
 Năng lực nghiên cứu CNTT.
 Năng lực ứng dụng CNTT.
 Năng lực tổ chức thông tin CNTT.
 Năng lực đảm bảo kỹ thuật CNTT.
5. Địa điểm nghiên cứu.
- Đại học Y Hà Nội.
- Đại học Dược Hà Nội.
- Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
13

z



- Đại học Y Hải Phòng.
- Đại học Y Thái Bình.
- Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
- Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học viện Quân y – Hà Đông - Hà Nội:
o Học viện Quân y – Hà Đông – Hà Nội.
o Bệnh viện 103 – Hà Đông – Hà Nội.
o Viện Bỏng Quốc gia – Thanh Trì - Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu.
- Thực trạng năng lực CNTT tại các trường đại học Y Dược và Học viện
Quân y hiện nay như thế nào?
- Giải pháp nào nâng cao năng lực CNTT tại các trường Y - Dược nói
chung và tại Học viện Quân y nói riêng?
7. Giả thuyết nghiên cứu.
- Thực trạng năng lực CNTT các nhà trường đại học Y Dược nói chung
và tại Học viện Quân y nói riêng còn nhiều hạn chế: thiếu thiế t bi ̣; thiế u
nhân lực; năng lực nghiên cứu rấ t ha ̣n chế ; năng lực tổ chức thơng tin
cịn nhiều bất cập; năng lực đảm bảo kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tế.
- Để nâng cao năng lực CNTT tại các trường đại học Y - Dược nói chung
và tại Học viện Quân y nói riêng, cần thực hiện các giải pháp về: nâng
cao năng lực hạ tầng CNTT, năng lực của bộ phận chuyên trách CNTT
và trình độ ứng dụng của cán bộ - giảng viên, năng lực nghiên cứu, tổ
chức thông tin và đảm bảo kỹ thuật.
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết.
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu, tham khảo số liệu, giải pháp của các cơng trình nghiên cứu
trên thế giới và tại Việt Nam để ứng dụng cho đề tài.
Nguồn tài liệu: văn bản, sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu, luận văn sau đại

học, tài liệu trên mạng Internet… có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
14

z


8.2. Phương pháp điều tra kết hợp phỏng vấn:
Sử dụng phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi nhằm thu thập
thông tin số liệu thực trạng năng lực CNTT tại Học viện Quân y, đặc biệt đi
sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân hạn chế có liên quan đến yếu tố năng lực
CNTT; kết hợp thu thâ ̣p tha m khảo số liê ̣u của các trường Y Dươ ̣c để tìm ra
giải pháp chung cho các nhà trường . Tiến hành phỏng vấn sâu làm rõ những
thông tin điều tra đồng thời phục vụ nghiên cứu xây dựng các giải pháp.
Đối tượng điều tra - phỏng vấn:
Cán bộ lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm nội dung CNTT hoặc
Trưởng bộ phận CNTT của nhà trường.
Phương pháp tiến hành:
Đối với Học viện Qu ân y, gửi phiếu điều tra (xem phụ lục) đến các đơn
vị trực thuộc, kế t hơ ̣p phỏng vấn theo bảng câu hỏi bán cấu trúc (phụ lục).
Đối với các trường Y Dươ ̣c cầ n lấ y số liê ̣u tham khảo : gửi phiế u điề u
tra qua đường công văn đề nghị, sau đó tổ chức gặp để tham quan phỏng vấn.
8.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp tại Học viện Quân y để
làm rõ hơn, sâu hơn và toàn diện hơn về năng lực CNTT tại Học viện Quân y.
Ở một số nội dung nhất định được đánh giá là trường hợp đại diện cho các
trường Y Dược tại Việt Nam.
8.5. Phương pháp chuyên gia:
Lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng kế hoạch nghiên cứu, xây dựng Bộ
phiếu điều tra; và lấy ý kiến xây dựng các giải pháp nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng: Lãnh đạo, Trưởng bộ phận CNTT và một số chuyên gia có

kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo CNTT y học.
8.6. Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu điều tra, nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp
thống kê toán học bằng phần mềm thống kê SPSS kết hợp với một số hàm
thống kê của phần mềm Ms. Excel.
15

z


9. Kết cấu của Luận văn.
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể gồm các nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 1 trình bày các khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết về công nghệ,
năng lực công nghệ, CNTT và năng lực CNTT tại nhà trường Y Dược mà
luận văn sẽ căn cứ, sử dụng trong quá trình điều tra khảo sát và nghiên cứu đề
xuất các giải pháp.
Chương 2: Kết quả điều tra thực trạng năng lực CNTT tại Học viện
Quân y.
Chương 2 trình bày kết quả điều tra thực trạng năng lực CNTT tại các
tại Học viện Quân y; bao gồm các số liệu đã được thống kê, xử lý cùng các
nhận xét đánh giá về thực trạng năng lực CNTT của Học viện Quân y được so
sánh với số liệu các trường đại học Y Dược trong toàn quố c .
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực CNTT tại
nhà trường Y Dược.
Chương 3 trình bày các giải pháp nâng cao năng lực CNTT tại nhà
trường Y Dược và một số giải pháp cụ thể nâng cao năng lực CNTT tại Học
viện Quân y.

16


z


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Công nghệ, năng lực cơng nghệ.
1.11.. Định nghĩa cơng nghệ.
Có thể nói cơng nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội lồi
người. Từ “cơng nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp “Teknve – Techne” có nghĩa
là một cơng nghệ hay một kỹ năng; Và “λoyoσ –logos” có nghĩa là một khoa
học, hay sự nghiên cứu. Như vậy, thuật ngữ Technology (Tiếng Anh) hay
Technologie (Tiếng Pháp) có nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu
có hệ thống về kỹ thuật và thường được gọi là công nghệ học.
Trong thực tế, do sự phong phú, đa dạng của công nghệ khiến những
người sử dụng một số công nghệ cụ thể trong những điều kiện hồn cảnh
khơng giống nhau dẫn đến khái quát của họ về công nghệ khác nhau. Bên
cạnh đó, sự phát triển vũ bão của cơng nghệ làm thay đổi nhiều quan niệm cũ
dẫn đến có nhiều định nghĩa hay khái niệm về công nghệ như sau:
- Theo Tổ chức phát triển Công nghệ của Liên hợp quốc UNIDO[17]:
“Công nghệ là việc áp dụng khoa học về công nghiệp bằng cách sử
dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và
phương pháp”. Với định nghĩa này thì Cơng nghệ được hiểu với bản
chất là “kiến thức khoa học”.
- Theo tác giả Baranson – 1976 [12]: “Công nghệ là tập hợp các kiến
thức về một qui trình hoặc các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra
các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm cơng nghiệp hồn chỉnh”. Ở định
nghĩa này bản chất công nghệ là tập hợp các kiến thức với mục tiêu là
sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp.
- Theo quan điểm của Sharif -1986 [12]: “Công nghệ bao gồm khả năng
sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng

chúng một cách tối ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật
chất, xã hội và văn hóa”. Theo Sharif, cơng nghệ là tập hợp của “phần
cứng” và “phần mềm”, gồm 4 dạng cơ bản: thể hiện ở dạng vật chất
17

z


(vật liệu, cơng cụ, thiết bị, máy móc…), thể hiện ở dạng ghi chép (kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm…), thể hiện ở dạng thiết chế tổ chức (dịch
vụ, phương tiện truyền bá thông tin, cơ cấu quản lý…).
- Theo quan điểm của Gaynor G[17]: “Công nghệ bao gồm các phương
tiện để thực hiện được một nhiệm vụ, bao gồm tất cả những cần thiết để
chuyển các nguồn lực trở thành các sản phẩm hoặc dịch vụ. Gồm kiến
thức và các nguồn lực cần thiết để đạt được một mục tiêu nào đó. Là
phần kiến thức khoa học và kỹ thuật có thể được áp dụng trong việc
thiết kế sản phẩm hay các qui trình hoặc áp dụng trong việc nghiên cứu
kiến thức mới”. Với quan điểm như vậy, Gaynor đã sử dụng định nghĩa
công nghệ là các phương tiện để thực hiện được một nhiệm vụ, bao
gồm tất cả những gì cần thiết để chuyển các nguồn lực thành sản phẩm
hoặc dịch vụ khi đề cập đến vấn đề quản lý công nghệ.
- Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương –
ESCAP [1,16]: “Cơng nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao gồm kiến
thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng
hoá và cung cấp dịch vụ”. Theo định nghĩa này, công nghệ bao gồm 2
phần: phần “kiến thức” và phần “thiết bị”.
- Theo Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam [28]: “Công nghệ là
tập hợp các phương pháp, qui trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương
tiện dùng để biển đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Định nghĩa cho

thấy công nghệ gồm hai thành phần: “kiến thức” và “công cụ, phương
tiện” để tạo ra các sản phẩm.
Qua các định nghĩa nêu trên, với góc độ nhìn nhận khác nhau cho thấy
có hai quan điểm cơ bản về công nghệ, gồm:
- Công nghệ là “kiến thức”: dạng kiến thức, cách thức, sự áp dụng khoa
học… và theo quan điểm này công nghệ là “phần mềm” mà không bao
gồm “phần cứng” như: máy móc, thiết bị, cơng cụ sản xuất.

18

z


- Cơng nghệ là “kiến thức” và “thiết bị”: ngồi phần kiến thức còn gọi là
“phần mềm” như quan điểm nêu trên thì cơng nghệ cịn bao gồm “phần
cứng”: thiết bị, cơng cụ, tư liệu sản xuất, vật thể…
Tóm lại, cơng nghệ có thể được hiểu như mọi loại hình kiến thức,
thơng tin, bí quyết, phương pháp (phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng
khác nhau (con người, ghi chép…) và mọi loại hình thiết bị, cơng cụ, tư liệu
sản xuất (phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ…)
được áp dụng vào môi trường thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ.
Trong luận văn sử dụng định nghĩa công nghệ theo quan điểm của Sharif.
1.1.2. Các thành phần cơ bản của công nghệ.
- Phần kỹ thuật (Technoware – ký hiệu T): công nghệ hàm chứa trong
các vật thể bao gồm các cơng cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các
cấu trúc hạ tầng khác. Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này
thường làm thành dây chuyền để thực hiện q trình biến đổi (thường
gọi là dây chuyền cơng nghệ), ứng với một qui trình cơng nghệ nhất
định, đảm bảo tính liên tục của q trình cơng nghệ.
- Phần con người (Humanware – ký hiệu H): Công nghệ hàm chứa trong

kỹ năng công nghệ của con người làm việc trong công nghệ bao gồm
kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong q
trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính
sáng tạo, sự khơn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động…
- Phần tổ chức (Orgaware – ký hiệu O): Công nghệ hàm chứa trong
khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức, bao gồm những qui định
về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân
hoạt động trong công nghệ, kể cả những qui trình đào tạo cơng nhân, bố
trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và phần con
người.
- Phần thông tin (Inforware – ký hiệu I): Có thể gọi thành phần này là
cơng nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hố được sử
dụng trong cơng nghệ, bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần
19

z


con người và phần tổ chức. Ví dụ, dữ liệu về phần kỹ thuật như: Các
thơng số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì
và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận
của phần kỹ thuật.
Trong 04 thành phần trên, phần kỹ thuật được gọi là “phần cứng” của cơng
nghệ, cịn các phần: con người, tổ chức và thông tin được gọi là “phần mềm”
của công nghệ.
1.1.3. Định nghĩa năng lực công nghệ.
Cho đến nay, trải qua các giai đoạn khác nhau, với các góc độ nhìn
nhận khác nhau, hiện có một số định nghĩa về năng lực công nghệ như sau:
- Theo quan điểm của S. Lall [1]: “Năng lực công nghệ là khả năng triển
khai những cơng nghệ đã có một cách có hiệu quả và đương đầu được

với những thay đổi lớn về công nghệ”. S. Lall cho rằng năng lực công
nghệ phản ánh bởi năng lực tổng hợp thực hiện những nhiệm vụ trong
chuỗi hoạt động “mua - sử dụng – thích nghi - cải tiến”, và chia năng
lực cơng nghệ thành các nhóm sau:
o Năng lực chuẩn bị đầu tư.
o Năng lực thực hiện dự án.
o Năng lực thực hiện các cơng việc về cơng nghệ q trình
(Proccess Techonogy).
o Năng lực lập kế hoạch tổng thể và điều hành sản xuất.
o Năng lực chuyển giao công nghệ.
o Năng lực đổi mới về tổ chức để phát triển công nghệ.
- Theo M. Fransman [1,16] - một chuyên gia về quản lý công nghệ:
“Năng lực công nghệ liên quan đến năng lực của doanh nghiệp để tiến
hành các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra”. Năng lực
công nghệ bao gồm các yếu tố như sau:
o Năng lực tìm kiếm các công nghệ để thay thế, lựa chọn công
nghệ thích hợp đã nhập khẩu.
o Năng lực nắm vững cơng nghệ nhập khẩu và sử dụng hiệu quả.
20

z


o Năng lực thích nghi cơng nghệ nhập khẩu với hoàn cảnh, điều
kiện đơn phương tiếp nhận.
o Năng lực cung cấp cơng nghệ đã có, và năng lực đổi mới.
o Năng lực thể chế hóa việc tìm kiếm những đổi mới và những đột
phá quan trọng nhờ phát triển các phương tiện nghiên cứu và
triển khai trong nước.
o Tiến hành nghiên cứu cơ bản để tiếp tục nâng cấp công nghệ.

- Theo Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan TDRI [1]: phân chia năng
lực cơng nghệ theo ba nhóm độc lập:
o Năng lực tiếp nhận: bao gồm năng lực tìm kiếm, đánh giá, đàm
phán, mua bán, chuyển giao, thiết kế nhà xưởng, lắp đặt các
phương tiện sản xuất.
o Năng lực vận hành: gồm năng lực thao tác, bảo dưỡng, đào tạo,
quản lý, kiểm tra chất lượng...
o Năng lực thích nghi: gồm tiếp thu kiến thức, hấp thụ cơng nghệ,
thích nghi và cải tiến sản phẩm và qúa trình.
o Năng lực đổi mới: gồm R&D, đổi mới sản phẩm và quá trình.
- Theo Tổ chức phát triển cơng nghiệp của Liên hợp quốc UNIDO [17],
các yếu tố năng lực công nghệ bao gồm:
o Khả năng đào tạo nhân lực.
o Khả năng nghiên cứu cơ bản.
o Khả năng thử nghiệm phương tiện kỹ thuật.
o Khả năng tiếp nhận và thích nghi cơng nghệ.
o Khả năng cung cấp và xử lý thông tin.
- Theo giáo trình “Quản lý Cơng nghệ” của Trần Ngọc Ca [12]: Năng lực
Công nghệ được định nghĩa là sức tồn tại, phát triển và thể hiện tác
động thực hiện chức năng của cơng nghệ. Nếu trình độ cơng nghệ xem
xét qua các tiêu chí như: độ tiêu hao năng lượng, tỷ suất, cơng suất…
thì năng lực cơng nghệ lại thể hiện ở khía cạnh khác: năng lực vận

21

z


hành, làm chủ, sao chép, cải tiến, đổi mới, sáng tạo nguyên lý mới…
Năng lực công nghệ được cấu thành bởi các yếu tố:

o Năng lực R&D:
 Nghiên cứu vận hành.
 Nghiên cứu làm chủ.
 Nghiên cứu sao chép.
 Nghiên cứu cải tiến.
 Nghiên cứu đổi mới.
 Hạ tầng thông tin nhân lực (số lượng, trí tuệ).
 Tin lực (dự trữ, năng lực cập nhật).
 Vật lực.
 Ý tưởng.
o Hạ tầng công nghiệp:
 Năng lực gia công.
 Năng lực chế tạo.
 Năng lực thể hiện ý tưởng của các nhà chế tạo.
o Hạ tầng thông tin:
 Dự trữ thông tin.
 Năng lực cập nhật.
 Năng lực dịch vụ.
 Tổ chức mạng thông tin.
 Thiết bị công nghệ thông tin.
o Năng lực dịch vụ kỹ thuật:
 Năng lực phân tích.
 Năng lực kiểm tra kỹ thuật.
 Năng lực sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng.
Trong luận văn này, sử dụng định nghĩa năng lực cơng nghệ theo giáo
trình “Quản lý Cơng nghệ” của Trần Ngọc Ca.

22

z



×