Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lv ths cth giáo dục tính tích cực chính trị xã hội cho sinh viên học viện phụ nữ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.43 KB, 14 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên sau khi
đất nước dành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn gửi: “Non sơng Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là
nhờ một phần lớn công học tập của các cháu”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Hội Sinh viên Việt Nam, đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
khẳng định “Sinh viên là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong các thế hệ thanh niên,
là nơi kết tinh những tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có
chuyên sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành người trí thức của đất nước.
Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy lớp sinh viên ngày nay là lực lượng kế
tục và phát huy nguồn lực trí tuệ vơ cùng q giá của dân tộc”. Có thể khẳng
định, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ nói
chung và sinh viên nói riêng. Đây là lực lượng ưu tú có vai trị quan trọng đối
với sự phát triển của dân tộc, là nguồn nhân lực dồi dào, là những chủ nhân
tương lai của đất nước.
Giáo dục và đào tạo vốn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nghị quyết "Về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế" chỉ ra mục tiêu của giáo dục thời kỳ đổi mới đó là: “Đào tạo con
người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Bởi vậy bên


2



cạnh việc khơng ngừng đào tạo nâng cao trình độ học vấn, tri thức kỹ năng
làm việc cho thế hệ trẻ, việc chăm lo đến giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức mới XHCN và thúc đẩy tính tích cực chính trị - xã hội cho thế hệ trẻ nói
chung và sinh viên nói riêng trở thành những nhiệm vụ song hành quan trọng
cấp thiết của giáo dục nước ta hiện nay.
Trong quá trình đổi mới, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, thế hệ trẻ được kế thừa nhiều thành tựu và bài học kinh nghiệm
vô cùng quý giá từ các nước trên thế giới, đặc biệt là những thành tựu về khoa
học công nghệ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nguồn nhân lực trẻ này đã, đang
và sẽ đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trở
thành lực lượng nịng cốt đóng góp trong sự phát triển chung của tồn xã hội.
Bên cạnh những mặt tích cực, q trình hội nhập quốc tế cũng đem đến nhiều
tác động xấu đối với thế hệ trẻ trong đó phần lớn là thanh niên - sinh viên.
Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thụ hưởng, chạy theo đồng tiền đem đến
hệ lụy không nhỏ trong một bộ phận giới trẻ. Bên cạnh bộ phận sinh viên
đang tích cực, chủ động trong học tập và trau dồi tri thức đóng góp vào công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng còn một bộ phận sinh viên chưa
phát huy được vai trị, trách nhiệm của mình, thậm chí cịn hạn chế trong nhận
thức chính trị, thiếu niềm tin, hồi bão và lý tưởng cách mạng, hoang mang,
giao động trước âm mưu chống phá, “diễn biến hịa bình” của kẻ thù.
Kế thừa sự phát triển hơn 50 năm của Trường Cán bộ Phụ nữ Trung
ương; Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học cơng lập có chức
năng: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp, cán bộ nữ cho hệ
thống chính trị; tham gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (đại học, sau
đại học), có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội; Nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn để tham mưu cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN
Việt Nam trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ;



3

đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề liên quan đến phụ nữ, cơng tác phụ
nữ, bình đẳng giới và nghiên cứu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.
Trong những năm vừa qua, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ, nhà trường đã chú trọng đến cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng
nói chung và việc giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên nói
riêng. Thực tế cho thấy, công tác này đã bước đầu đạt được những thành tựu
đáng ghi nhận, đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân
lực có chất lượng tốt. Song, là Học viện còn mới trong lĩnh vực đào tạo trình
độ cử nhân đại học, cơng tác giáo dục - chính trị tư tưởng cho sinh viên còn
nhiều hạn chế. Hơn nữa, với đặc thù sinh viên Học viện chủ yếu là nữ, chất
lượng sinh viên chưa đồng đều so với các trường đại học, cao đẳng khác, tính
tích cực chính trị - xã hội của sinh viên còn hạn chế, lối tư duy thụ động, ít
quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội của đất nước, chưa tích cực trong rèn
luyện - học tập, lối sống ích kỷ cá nhân, thực dụng…vẫn tồn tại trong một bộ
phận sinh viên.
Trước thực trạng đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra với Học viện Phụ nữ Việt
Nam là chú trọng nghiên cứu thực trạng sinh viên, kịp thời nắm bắt tình hình
tư tưởng sinh viên và đề ra những giải pháp kịp thời, có hiệu quả để nâng cao
tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu về việc đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng trong thời đại mới.
Với những lý do trên, tôi xin chọn đề tài “Giáo dục tính tích cực chính
trị - xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay” làm luận văn
Thạc sĩ chính trị học, chun ngành Cơng tác tư tưởng của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ nhiều góc độ tiếp cận, quy mơ và mục đích nghiên cứu khác nhau,
đã có rất nhiều các cơng trình khoa học và bài viết đi vào tiếp cận và nghiên
cứu sâu sắc về cơng tác tư tưởng của Đảng nói chung, cơng tác giáo dục chính



4

trị - tư tưởng nói riêng. Giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội được coi là
khâu cuối quan trọng quyết định chất lượng công tác giáo dục chính trị - tư
tưởng, bởi vậy những cơng trình có liên quan đến đề tài trở thành nguồn tư
liệu tham khảo quý giá với tác giả.
2.1. Một số sách giáo trình và sách chun khảo có liên quan
PGS, TS. Hồng Quốc Bảo (chủ biên) (2006), PGS, TS. Lương Khắc
Hiếu (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng, tập 1 - 2, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội. PGS, TS. Phạm Huy Kỳ (2010), Lý luận và phương pháp nghiên cứu,
giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. PGS, TS. Vũ
Văn Phúc - PGS, TS. Ngô Văn Thạo (đồng chủ biên) (2012), Những giải pháp
và điều kiện thực hiện phịng, chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống trong cán bộ, đảng viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ths. Nguyễn
Thị Kim Thoa (2013): Tính tích cực chính trị của cơng dân Việt Nam trong xu
thế hội nhập hiện nay, Nxb Quốc gia Hà Nội.
TS. Đỗ Minh Cương và PGS.TS Nguyễn Thị Doan (2001): Phát triển
nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
TS. Nguyễn Văn Sơn (2002): Tri thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS. TS
Nguyễn Minh Hạc (2001): Phát triển con người và nguồn nhân lực trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
TS Trần Thị Anh Đào (2009): Cơng tác tư tưởng trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS.
Nguyễn Danh Tiên (2010): Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng thời kỳ mới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. TS. Trần Thị Anh Đào (2010): Giáo dục lý
luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; TS. Trần Thị Anh Đào (2010): Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán
bộ làm cơng tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.



5

2.2.

Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án

Ngồi ra cịn một số đề tài, luận văn, luận án đi sâu nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho nhiều đối tượng
khác nhau như: Luận văn thạc sỹ truyền thơng đại chúng: “Báo chí với việc
giáo dục lý tưởng chính trị cho thanh niên hiện nay” của Dỗn Trần Đức, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền (2008). Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên
nghành công tác tư tưởng: “Chất lượng cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng
cho sinh viên các trường cao đẳng tỉnh Thái Nguyên: thực trạng và giải pháp”
của Vũ Anh Tuấn, Học viện Báo chí và tuyên truyền (2010). Luận văn thạc sỹ
khoa học chun ngành cơng tác tư tưởng: “Đổi mới hình thức giáo dục chính
trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở Đồng Nai hiện nay” của Nguyễn Minh
Thanh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2010). Luận văn thạc sỹ Triết học:
“Giáo dục ý thức chính trị cho học viên Học viện phịng khơng - khơng qn
hiện nay” của Vũ Thu Trang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011). Luận
văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành công tác tư tưởng: “Giáo dục bản lĩnh
chính trị cho thanh niên thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai hiện nay” của Bùi
Quốc Thể, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2014). Luận văn thạc sỹ khoa
học chuyên ngành công tác tư tưởng: “Chất lượng giáo dục lý luận chính trị
tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị của thành phố Hà Nội hiện nay” của
Nguyễn Thị Kim Dung (2010). Luận án tiến sỹ triết học của PGS.TS Hoàng
Anh (2006) “Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển
nhân cách của sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Học viện

Báo chí và Tuyên truyền (2012): “Đổi mới cơng tác giáo dục chính trị - tư
tưởng cho sinh viên hiện nay”. Ths Dương Xuân Mỹ (chủ nhiệm đề tài)
(2007): “Ý thức chính trị của sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên
địa bàn Hà Nội”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


6

Các cơng trình trên đã đi vào tiếp cận cơng tác giáo dục chính trị - tư
tưởng ở nhiều góc độ khác nhau cho từng đối tượng riêng biệt, góp phần làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của cơng tác này, từ đó đề xuất những giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong
giai đoạn hiện nay. Được coi là khâu cuối quan trọng của công tác giáo dục
chính trị - tư tưởng, vấn đề giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội được tác
giả nghiên cứu dựa trên hệ thống cơ sở lý luận được các đề tài triển khai và kế
thừa những kết quả đã đạt được và tìm ra hướng tiếp cận mới cho đề tài.
2.3.

Các bài báo, tạp chí khoa học

Viện Xã hội học, số 1,2 (1987): Tính tích cực chính trị - xã hội trong
lối sống xã hội chủ nghĩa. TS. Trần Thị Thu Hằng, trường đại học Nội vụ:
Tăng cường giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên hiện nay, Tạp
chí Quốc phịng (2015). PGS. TS Lê Hữu Nghĩa (2005) Đấu tranh phê phán
các quan điểm sai trái, thù địch - một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện
nay, tạp chí Cộng sản, (15), Hà Nội; Ths Nguyễn Thị Kim Hoa (2009): Bồi
dưỡng chính trị tư tưởng cho thanh niên trong trường học học, Tạp chí Tuyên
giáo (2); GS. TS Trần Văn Bính (2009): Giải pháp đấu tranh với những biểu
hiện suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên,
Tạp chí Tuyên giáo (5); Nguyễn Văn Lượt: Tính tích cực xã hội của sinh viên

trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Tạp chí tâm lý học. Bùi
Quốc Thể (2014): Tăng cường đổi mới công tác giáo dục bản lĩnh chính trị
cho thanh niên hiện nay, Tạp chí Tun giáo.
Các cơng trình trên về cơ bản đã thực hiện tốt các mục tiêu nghiên cứu
của mình và trở thành nguồn tư liệu quý giá để tác giả luận văn có thể tham
khảo và triển khai thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có
cơng trình nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết, đầy đủ về giáo dục tính tích cực
chính trị - xã hội cho sinh viên đặc biệt là sinh viên Học viện Phụ nữ Việt
Nam hiện nay.


7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục tính
tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam, luận văn
đi sâu và khảo sát thực trạng và đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả
công tác giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên Học viện Phụ
nữ Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về cơng tác giáo dục tính
tích cực chính trị - xã hội, sự cần thiết phải giáo dục tính tích cực chính trị xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam;
- Khảo sát thực trạng công tác giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội
cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay: những kết quả đạt được,
những hạn chế còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra với
công tác này trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo

dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính tích cực chính trị - xã hội của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt
Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác giáo dục tính tích cực chính trị xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn từ 2010, đề
xuất các giải pháp đến năm 2020.


8

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Dựa vào quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng,
giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp: logic và lịch sử, phân
tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi,
phỏng vấn, quan sát, thống kê xử lý số liệu…
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Luận văn làm sáng tỏ một số khái niệm về tính tích cực chính trị - xã
hội, giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ
nói riêng.
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong cơng tác giáo
dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam
hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại cũng
như tăng cường hiệu quả cơng tác giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho
sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả của luận văn là cơ sở để Ban lãnh đạo Học viện nghiên cứu,
định hướng các nhiệm vụ, chương trình hành động cụ thể để tăng cường giáo
dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên Học viện.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác
quản lý học sinh - sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay. Trở


9

thành tài liệu tham khảo cho các Học viện, đại học nói chung và Học viện Phụ
nữ Việt Nam nói riêng trong việc xác định các chủ trương, giải pháp cho cơng
tác giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên hiện nay.
8. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1. Giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên
Học viện Phụ nữ Việt Nam - một số vấn đề lý luận cơ bản
1.1. Giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội: khái niệm và cấu trúc
1.2. Sinh viên, cơng tác giáo dục tính tích cực - xã hội cho sinh viên:
khái niệm và đặc điểm
1.3. Sự cần thiết phải giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho
sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam
Chương 2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục tính
tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục tính tích cực chính trị xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay
2.1.1. Những yếu tố khách quan

2.1.1.1. Quá trình đổi mới đất nước, nền kinh tế chuyển đổi sang cơ
chế thị trường định hướng XHCN
2.1.1.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh tế tri thức
2.1.1.3. Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và khu vực
2.1.1.4. Quan điểm của Đảng về vai trị của cơng tác giáo dục chính trị
- tư tưởng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
2.1.2. Những yếu tố chủ quan
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mục tiêu và chương
trình đào tạo của Học viện Phụ nữ Việt Nam.
2.1.2.2. Đặc điểm của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam
2.1.2.3. Môi trường sinh hoạt và học tập của sinh viên Học viện Phụ
nữ Việt Nam hiện nay


10

2.2. Thực trạng giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên
Học viện Phụ nữ Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1. Chủ thể giáo dục
2.2.2. Nội dung và các lực lượng tham gia giáo dục
2.2.3. Hình thức, phương pháp và các phương tiện giáo dục
2.2.4. Những ưu điểm và hạn chế của công tác giáo dục tính tích cực
chính trị - xã hội cho sinh viên học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay
2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục nâng cao tính tích
cực chính trị - xã hội cho học viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay
2.3.1. Về phía chủ thể cơng tác giáo dục
2.3.2. Về phía đối tượng của cơng tác giáo dục
2.3.3. Về phía các yếu tố tham gia quá trình giáo dục
Chương 3. Quan điểm và giải pháp tăng cường giáo dục tính tích
cực chính trị - xã hội cho học viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay

3.1. Quan điểm chỉ đạo của Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt
Nam về tăng cường cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho học viên
trong chiến lược phát triển Học viện đến năm 2020.
3.2. Một số giải pháp tăng cường giáo dục tính tích cực chính trị - xã
hội cho học viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của chủ thể và đối
tượngcủa công tác giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên Học
viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3.2.2. Nhóm giải pháp về hành động thúc đẩy tính tích cực chính trị xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3.2.4. Nhóm giải pháp sáng tạo trong hình thức, phương pháp, phương
tiện tham gia giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên Học viện
Phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3.2.3. Nhóm giải pháp về cải thiện mơi trường giáo dục tính tích cực
chính trị - xã hội cho sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam hiện nay.


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (2002), Văn hóa với thanh niên,
thanh niên với văn hóa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) Quy định về cơng tác giáo dục phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh và sinh viên, Hà Nội.
3. Ban Dân vận Trung ương (1998), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
4. Ban Dân vận Trung ương (2001), Đảng cộng sản Việt Nam với công
tác vận động thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. C.Mác và Ph. Ănghen (1992), Bàn về thanh niên, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

6. Dương Tự Đan (1999), Những giải pháp tiếp cận thanh niên hiện
nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
7. Đoàn Nam Đàn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đoàn Văn Thái (2002), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về cơng tác thanh niên trong thời
kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Hồng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình
thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế
thị trường hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh; Hà Nội.
11. Học viện Phụ nữ Việt Nam, Báo cáo tổng kết các năm 2012, 2013,
2014; />

12

12. Hồng Bình Qn (2000), Vai trị của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh với chiến lược phát triển thanh niên, tạp chí Thanh niên, (19), tr.2.
13. Lê Duẩn (1980), Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
14. Lê Thanh Đạo (2001), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác vận động thanh niên”, Tạp chí cộng sản, (7), tr.13.
15. TS. Đỗ Minh Cương và PGS. TS Nguyễn Thị Doan (2001): Phát triển
nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. TS. Trần Thị Anh Đào, (2010): Giáo dục lý luận chính trị hco sinh
viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. TS. Trần Thị Anh Đào, (2010), Công tác tư tưởng và vấn đề đào
tạo cán bộ làm công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. PGS. TS Trần Thị Anh Đào (chủ nhiệm đề tài), (2009), Giáo dục
lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp bộ, mã B.09.27.
19. Nguyễn Hữu Đổng (2002), Học tập phương pháp tuyên truyền, giáo
dục tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Đình Đức (1996), Những yếu tố khách quan và chủ quan
tác động đến tư tưởng chính trị của sinh viên, thực trạng và giải pháp, Luận
án phó giáo sư tiến sĩ khoa học Triết học, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. PGS. TS Nguyễn Hữu Đổng (2002), Học tập phương pháp tuyên
truyền, giáo dục tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
22. PGS. TS Nguyễn Vũ Hiền và Ths. Đinh Xuân Lý (2002), Quán
triệt vận dụng nghị quyết Đại hội IX, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


13

23. PGS. TS Lương Khắc Hiếu (chủ biên), (2008), Nguyên lý công tác
tư tưởng, tập 1 và tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên, học sinh và sinh viên
với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
25. TS. Phạm Huy Kỳ (2010), Lý luận và phương pháp nghiên cứu,
giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
26. Trần Sĩ Phán, (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án
Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
27. PGS. TS Bùi Xn Phong, (2009), Vị trí vai trị của phương thức
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ giáo dục thanh niên, Tạp chí
Tuyên giáo, (9), tr.22 - 26.

28. TS. Trần Văn Phòng (2004), Sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn trong quá trình hình thành triết học Mác, Tạp chí lý luận chính trị, (1),
Tr. 17 - 19.
29. Nguyễn Văn Sơn (2002), Trí thức giáo dục đại học Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Trung (1996), Chính sách đối với thanh niên, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. PGS. TS Tơ Huy Rứa (1994), Đổi mới nội dung, chương trình đào
tạo giảng viên lý luận chính trị các trường đại học, cao đẳng, Đề tài khoa học
cấp Nhà nước, Hà Nội.
32. TS. Phạm Tất Thắng (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
công tác tư tưởng, lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. PGS. TS Ngơ Ngọc Thắng (Chủ nhiệm đề tài) (2008), Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống các
trường chính trị nước ta giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp bộ mã B.08 - 22.


14

34. PGS. TS Ngô Ngọc Thắng (Chủ nhiệm đề tài) (2008), Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống các
trường chính trị nước ta giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp bộ mã B.08 - 23.
35. Nguyễn Thị Mỹ Trang (2007), Sự cần thiết phải giáo dục ý thức
chính trị cho thanh niên sinh viên ở nước ta hiện nay, Tạp chí giáo dục số
174, Tr. 34 - 36.
36. Viện Ngôn ngữ học, trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển
Tiếng việt, Nxb Văn hóa - thơng tin, Hà Nội.
37. Ths. Trương Trung Ý (Chủ nhiệm) (2007), Ý thức chính trị của
sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, Đề tài khoa

học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mã số GNV.07 - 47.
38. Ths Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Hữu Dũng, Giáo dục lối sống
đẹp cho thanh niên trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, Tạp chí Dạy và học (16/8/2015).
39. TS. Trần Thị Thu Hằng, trường đại học Nội vụ: Tăng cường giáo
dục nâng cao bản lĩnh chính trị cho sinh viên hiện nay, Tạp chí Quốc phịng
(2015).
40. Ths. Nguyễn Thị Kim Thoa (2013): Tính tích cực chính trị của cơng
dân Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay, Nxb Quốc gia Hà Nội.
41. TS. Nguyễn Văn Lượt, Thái độ của sinh viên Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn với việc gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, Kỉ
yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ trường Đại học KHXH&NV, tháng
12/2006, tr. 219 - tr.221.
42. TS. Nguyễn Văn Lượt, Tính tích cực xã hội của sinh viên Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tạp chí Tâm lí học số 11/2005, tr.48 tr.53.
43. TS. Nguyễn Văn Lượt, Thái độ của sinh viên Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn đối với các hoạt động của Đoàn thanh niên nhà
trường(viết chung). Tạp chí Tâm lí học số 8/2005, tr.59 - tr.63.



×