Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Lv ths hcm-vận dụng tư tưởng hồ chí minh về trí thức trong xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo ở tỉnh bắc giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.44 KB, 126 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTV:

Ban Thường vụ

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CNH - HĐH:

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CĐ:

Cao đẳng

ĐH:

Đại học

GDMN:

Giáo dục mầm non

GDTH:


Giáo dục tiểu học

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

HĐND:

Hội đồng Nhân dân

HT:

Hiệu trưởng

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

Nxb:

Nhà xuất bản

NGƯT:

Nghệ sĩ ưu tú

NGND:

Nghệ sĩ nhân dân


PGS. TS:

Phó giáo sư,Tiến sĩ

THPT:

Trung học phổ thông

THCS:

Trung học cơ sở

DTNT:

Dân tộc nội trú

GDTX - DN:

Giáo dục thường xuyên - dạy nghề


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC
TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ở TỈNH BẮC GIANG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN............................10
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trí thức giáo dục và đào tạo.............10
1.2. Yêu cầu xây dựng đội ngũ trí thứ, trí thức giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc
Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh..................................................................36
Chương 2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG XÂY

DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở TỈNH BẮC
GIANG THEO TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH............................................44
2.1. Những nhân tố tác động đến việc xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và
đào tạo ở tỉnh Bắc Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh....................................44
2.2. Thực trạng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang hiện nay....52
2.3. Thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức trong xây
dựng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang hiện nay............68
Chương 3. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030...................................................77
3.1. Mục tiêu, quan điểm xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030.......................................................77
3.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang
giai đoạn từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030......................................................82
KẾT LUẬN....................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................98
PHỤ LỤC ....................................................................................................102
TÓM TẮT LUẬN VĂN..............................................................................122


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi trí thức giáo dục và đào tạo................................53
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ trình độ chun mơn trí thức giáo dục và đào tạo.............54
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ chất lượng trí thức giáo dục và đào tạo.............................57
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ độ tuổi trí thức giáo dục và đào tạo...................................59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, phát triển kinh

tế tri thức và xu thế hội nhập quốc tế, vấn đề trí thức, phát huy vai trị của đội
ngũ trí thức được đặt ra một cách trực tiếp. Trí thức là nền tảng tiến bộ xã hội.
Đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Với Việt
Nam, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức
mạnh, làm nên những giá trị vật chất và tinh thần cho đất nước.
Hiện nay, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bắt đầu gia nhập
nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Mục tiêu đặt ra là tiếp tục
thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển
nhanh, bền vững, phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020. Điều đó, địi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn,
phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc
biệt là năng lực sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức nước nhà.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
khẳng định trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc, sự nghiệp cách mạng
càng phát triển càng cần nhiều trí thức. Bởi vậy trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Người luôn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, tập
hợp và sử dụng đội ngũ trí thức, xây dựng đội ngũ trí thức vừa có tinh thần
u nước, cách mạng, vừa giàu tri thức, hiểu biết, đủ sức gánh vác sứ mệnh
của lịch sử giao phó và tập hợp họ tham gia vào sự nghiệp cách mạng Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là tấm gương sáng của một người trí
thức giàu lịng u nước và ý chí cách mạng, suốt đời hy sinh vì sự nghiệp vẻ
vang của dân tộc, từ Người tỏa ra một sức hút và sự cảm phục đến kì lạ làm
cho những người trí thức đi theo Người và tin theo sự lãnh đạo của Đảng mà

1


góp phần làm nên những thắng lợi to lớn cho cách mạng Việt Nam trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Bởi vậy hơn bao giờ hết đòi
hỏi Đảng ta cần phải tiếp tục quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí

thức vào xây dựng và phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức nước ta trong
thời đại ngày nay.
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đơng Bắc có nhiều tiền năng to
lớn về tài nguyên, đất đai, khoáng sản và du lịch, đồng thời còn là mảnh đất
giàu truyền thống văn hiến, anh hùng. Đó là khí phách Đề Thám, chiến thắng
Xương Giang, những “Làng Đỏ” kiên trung, những năm qua, Đảng bộ và
nhân dân địa phương, trong đó có lực lượng trí thức đã phát huy thế mạnh của
mình và khắc phục những khó khăn để từng bước đi lên hòa nhập cùng với sự
phát triển chung của đất nước mặt khác đã bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ
khoa học và cơng nghệ, cán bộ quản lí, cơng nhân kĩ thuật và nhân viên đủ về
số lượng và có những kĩ năng nghiệp vụ cần thiết, lành nghề, những người lao
động có tri thức cao, có phẩm chất tốt theo những giá trị đạo đức truyền
thống, tiên tiến của các dân tộc mình, những người có hồi bão lớn, có lí
tưởng sống cao cả vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Vấn đề giáo dục đạo đức, lí tưởng sống cho thanh niên được chú trọng
và được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được của tỉnh Bắc Giang mới chỉ là
bước đầu, bước sang giai đoạn mới, toàn tỉnh đang ra sức phấn đấu thực hiện
thắng lợi các mục tiêu trong “Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Để đưa sự nghiệp đó đến thành cơng
phải có sự cố gắng của nhân dân lao động trong tỉnh nói chung và vai trị của
đội ngũ trí thức tỉnh Bắc Giang nói riêng đặc biệt là đội ngũ trí thức giáo dục
và đào tạo.
Trước tình hình trên, để góp phần làm rõ thực trạng đội ngũ trí thức nói
chung, đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo nói riêng của tỉnh Bắc Giang và
2


nhằm phát huy hơn nữa vai trò của họ trong công cuộc đổi mới hiện nay, tác
giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí

thức trong xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang
hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nhiều năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề trí
thức trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề trí thức nói chung. Có thể nêu
lên một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài như:
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về Trí thức
Một là những cơng trình tiêu biểu đã in thành sách
GS, TS Phạm Tất Dong (chủ biên): “Định hướng phát triển đội ngũ trí
thức Việt Nam trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Cơng trình đã có những
luận giải xác đáng về vai trị của trí thức trong phát triển lực lượng sản xuất,
trong sáng tạo văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, trong lãnh đạo, quản lý và điều
hành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
TS.Nguyễn Đắc Hưng: “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển
đất nước” và “Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại”, Nxb, Chính trị Quốc
gia Hà Nội, 2005, 2008. Hai cuốn sách làm rõ quan niệm về trí thức; vị trí,
vai trị của trí thức; những phương hướng chủ yếu để xây dựng và phát triển
đội ngũ trí thức ở nước ta đáp ứng yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở khẳng
định nội hàm rất rộng của khái niệm trí thức, tác giả đã chỉ rõ: Trí thức là
những người khơng chỉ có trình độ học vấn cao mà điều quan trọng nhất là
họ thực sự lao động bằng trí tuệ có tính sáng tạo, có những cống hiến nhất
định hữu ích cho xã hội và phải được xã hội kiểm định chất lượng thông qua
hoạt động thực tiễn
GS, TS Nguyễn Văn Khánh - chủ biên của hai cơng trình: “Xây dựng và
phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước” ;

3


“Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”, Nxb Chính

trị Quốc gia, HN, 2010, 2012. Giá trị của hai cơng trình nghiên cứu thể hiện
tập trung ở những luận chứng khoa học về vấn đề trí thức, nguồn lực trí tuệ với
cách tiếp cận liên ngành. Đội ngũ trí thức được tác giả quan niệm là tầng lớp
tinh hoa của nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá chất
lượng của nguồn nhân lực này, tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp có ý nghĩa
thiết thực đối với việc xây dựng và phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ đáp
ứng u cầu, địi hỏi của sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Hai là các đề tài khoa học nghiên cứu về trí thức
GS, TS Phạm Tất Dong với Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX 04
- 06: “Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực sáng tạo
của giới trí thức và sinh viên”.Đề tài chú trọng phân tích làm rõ cơ sở lý luận,
thực tiễn và pháp lý của việc hoạch định chính sách, giải pháp hướng vào việc
khơi dậy, khai thác, sử dụng năng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên
trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
PGS, TS Đàm Đức Vượng, PGS, TS Nguyễn Viết Thơng: “Xây dựng
đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”. Đây là cơng trình nghiên
cứu cơng phu và có hệ thống về trí thức. Trên cơ sở đánh giá tổng thể về thực
trạng đội ngũ trí thức Việt Nam, đề tài đi sâu phân tích, kiến nghị những giải
pháp nhằm xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ trong thời kỳ đổi mới tồn
diện đất nước. Đề tài đã làm rõ thêm nội hàm của khái niệm trí thức trên bình
diện rộng. Khơng những chỉ ra tính chất lao động trí óc cùng với những u
cầu về sự hiểu biết, trình độ, khát vọng dân chủ, công bằng, tự do và kết quả
sáng tạo trong việc truyền bá, phổ biến, ứng dụng vào đời sống xã hội của trí
thức, các tác giả đề tài cịn xác định rõ , phẩm chất, tính cách của người trí
thức Việt Nam.

4


Ba là những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về trí thức được cơng bố

trên các tạp chí trong những năm gần đây:
Bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, yêu cầu đổi mới tư
duy về vấn đề trí thức đã được đặt ra trong mối quan tâm của khơng ít nhà
khoa học. Tiếp tục làm rõ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và sự nhận thức đúng đắn của Đảng ta trong quan điểm về trí thức là
hướng nghiên cứu lý luận quan trọng.
Một số bài báo đăng trên các báo, tạp chí trong thời gian qua đã đề cập
tới vấn đề này, tiêu biểu như: TS. Phạm Ngọc Anh, Chủ tịch Hồ Chí Minh với
sự nghiệp xây dựng đội ngũ trí thức, báo Nhân dân, ngày 20-5-2005; PGS,
TS. Nguyễn Khánh Bật: Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tìm kiếm và
trọng dụng nhân tài, Tạp chí thơng tin tư liệu, số 3- 2008; PGS,TS. Nguyễn
Quốc Bảo, Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức, Tạp
chí tun giáo, số 2-2009; PGS. Trần Đình Huỳnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với
trí thức, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12-2009; Nguyễn Thắng Lợi: Quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức, Tạp chí xây
dựng Đảng, số 7, 2009.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức
Trần Đương: Bác Hồ với nhân sĩ trí thức, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2005;
Nhiều tác giả: Bác Hồ cầu hiền tài, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2007. Hai cơng
trình nghiên cứu trên đã tập hợp được nhiều câu nói, bài viết, những mẩu
chuyện chân thực và hết sức cảm động về Chủ tịch Hồ Chí Minh với trí thức.
Hoàng Trang - Phạm Ngọc Anh: Vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh vào việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2008; PGS,TS. Đàm Đức Vượng: Hồ Chí Minh đào tạo
cán bộ và trọng dụng nhân tài, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.
Nghiên cứu chủ yếu về công tác giáo dục và đào tạo đối cán bộ đảng viên của
Đảng ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
5


2.3. Các cơng trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ trí thức, trí thức

giáo dục đào tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh
PGS, TS. Nguyễn Khánh Bật và Ths. Trần Thị Huyền: Xây dựng đội ngũ
trí thức thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2012, đã nghiên cứu khá đầy đủ về nội
dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức bao gồm cả khái niệm, vai trị và nội
dung xây dựng đội ngũ trí thức trong cách mạng Việt Nam, cũng như sự vận
dụng của Đảng ta đối với cơng tác trí thức giai đoạn hiện nay.
GS.TS Dương Xuân Ngọc, 2010 (Đồng chủ biên): Di sản Hồ Chí Minh
với sự nghiệp đào tạo cán bộ lý luận chinh trị và truyền thông trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập quốc tế. Cơng trình đã tập trung vị trí vai trị đội ngũ
giảng viên lý luận chính trị, những chỉ huấn của Hồ Chí Minh về cơng tác đào
tạo cán bộ lý luận chính trị và truyền thơng
PGS.TS Hồng Anh, 2013 (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục, cơng trình đã phân tích sâu sắc những tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo
dục, vai trò của giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ giáo dục.
Nhiều tác giả cũng đã chọn trí thức làm đề tài nghiên cứu cho luận án
khoa học của mình như: Dương Văn Nghi: Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức,
Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên nghành Hồ Chí Minh học, lưu tại
thư viện Viện Hồ Chí Minh; Nguyễn Phương Quỳnh: Vận dụng Tư tưởng Hồ
Chí Minh về trí thức vào việc xây dựng đội ngũ trí thức của thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hịa Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa học
chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học, lưu tại thư viện Viện Hồ Chí Minh.
Những cơng trình nghiên cứu trên đều rất cơng phu, nghiêm túc và được
tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau đã giúp tác giả có những tư liệu tốt và phương
pháp tiếp cận để hoàn thành luận văn.

6


Tuy nhiên, các cơng trình trên, chủ yếu mới chỉ bàn đến vấn đề trí thức nói

chung mà chưa đi sâu nghiên cứu về trí thức ở một tỉnh cụ thể như tỉnh Bắc
Giang, đặc biệt:
- Chưa làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức.
- Chưa làm rõ những yêu cầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức
trong xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang.
- Chưa đánh giá đúng thực trạng việc xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục
và đào tạo của tỉnh Bắc Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh .
- Chưa đưa ra được mục tiêu, quan điểm, giải pháp tiếp tục xây dựng đội
ngũ trí thức giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới .
Chính khoảng trống về tri thức này đòi hỏi phải được lấp đầy, đã thôi thúc
tôi nghiên cứu đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức trong xây
dựng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ nội dung, yêu cầu, vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về trí thức; đánh giá đúng thực trạng xây dựng đội ngũ trí thức giáo
dục và đào tạo của tỉnh Bắc Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn đề
xuất mục tiêu,quan điểm, giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức giáo
dục và đào tạo Bắc Giang đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận thực hiện bốn nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là: Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trí thức giáo
dục và đào tạo.
Hai là: Làm rõ những yêu cầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí
thức trong xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang.

7


Ba là: Đánh giá thưc trạng việc xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và

đào tạo của tỉnh Bắc Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh .
Bốn là: Đề xuất giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và
đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức trong xây dựng đội ngũ trí
thức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức
trong xây dựng đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Giang từ năm
2011 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về trí thức, tri thức giáo dục và
đào tạo; luận văn kế thừa những cơng trình nghiên cứu đi trước có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành và liên ngành của Hồ Chí Minh học, phương pháp lịch sử - lơgic, phân
tích - tổng hợp, so sánh và điều tra xã hội học v.v....
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả của luận văn góp phần làm cơ sở khoa học cho các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang trong quá trình lãnh đạo quản lý, xây
dựng và sử dụng đội ngũ trí thức nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn của
họ trong sự nghiệp đổi mới.

8



Luận văn cịn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
còn bao gồm 3 chương, 7 tiết.

9


Chương 1
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC TRONG
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở
TỈNH BẮC GIANG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trí thức giáo dục và đào tạo
1.1.1. Khái niệm về trí thức
Trí thức là một thuật ngữ, một khái niệm khoa học với những hàm nghĩa
khác nhau. Nghiên cứu về trí thức là nghiên cứu về một đối tượng đặc thù
trong cơ cấu xã hội gắn liền với phương thức lao động nhất định và không
tách rời bản chất xã hội cũng như mơi trường, điều kiện mà trí thức hình
thành, phát triển. Theo đó, khi xem xét quan niệm về trí thức địi hỏi phải chú
ý đến tính lịch sử - cụ thể và giác độ tiếp cận.
Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng: Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
tư bản, giai cấp vơ sản chỉ có liên minh với giai cấp nơng dân và trí thức tiến
bộ thì mới hoàn thành được sứ mạng lịch sử vẻ vang của mình.
Ph. Ăngghen, trong thư “Gửi Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ
nghĩa”, đề: “Luân Đôn, ngày 19-12-1893”, viết: “Các bạn hãy cố gắng làm
cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí óc phải được
hình thành từ hàng ngũ sinh viên, giai cấp đó có sứ mệnh kề vai sát cánh và
cùng đứng trong một đội ngũ với những người anh em của họ, những người
công nhân lao động chân tay, đóng vai trị quan trọng trong cuộc cách mạng

sắp tới đây”[19, tr.507].
V.I.Lênin định nghĩa về trí thức: “Trí thức bao hàm không những chỉ
các nhà trước tác mà thôi, mà cịn bao hàm tất cả mọi người có học thức,
các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí
óc”[20, tr.372].
10


Theo Hồ Chí Minh, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”,Người đã đặt
câu hỏi “Trí thức là gì?”.
Trả lời câu hỏi này ,Người chỉ rõ: “Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới
chỉ có hai thứ hiểu biết: Một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự
nhiên do đó mà ra. Hai là, hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội.
Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngồi hai cái đó, khơng có trí thức nào
khác”[26, tr.275].
Trong bài Đảng lao động Việt Nam với lao động trí óc, Người xác định
trí thức là “những người lao động trí óc”. Vậy “lao động trí óc là ai?”. Câu trả
lời của Hồ Chí Minh: “Là thầy giáo, thầy thuốc, kỹ sư, những nhà khoa học,
văn nghệ, những người làm bàn giấy,..”[28, tr.71].
Với trí thức ngành y tế, Người yêu cầu thực hiện 5 điều: “Hăng hái, hy
sinh, bác ái, đoàn kết, kỷ luật”[25, tr.456].
Đối với trí thức ngành giáo dục, Người yêu cầu phải thi đua “dạy tốt và
học tốt”[33, tr.403].
Đối với trí thức ngành văn hóa, Người căn dặn: Văn hóa phải soi đường
cho quốc dân đi.
Vậy là, theo Hồ chí Minh, khái niệm trí thức cân được nhận diện:
Một là: Là những người lao động trí óc có trình độ hiểu biết sâu rộng,
biết đem kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và sự hiểu biết của mình áp dụng
vào thực tiễn
Hai là: Người trí thức cần xác định lấy việc phục vụ nhân dân, phụng sự

Tổ quốc làm mục tiêu phấn đấu suốt đời của mình.
Ba là: Giữa dân tộc và người trí thức có mối quan hệ gắn bó với nhau.
Đội ngũ trí thức đồng hành cùng dân tộc và nhân dân tiến hành cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
11


Bốn là: Người trí thức ln lấy tinh thần u nước làm nền tảng để phát
triển trong sự nghiệp của mình. Chủ nghĩa yêu nước là tình cảm đặc sắc nhất
của người trí thức.
Năm là: Tầng lớp trí thức có mối quan hệ gắn bó với giai cấp cơng nhân
và nơng dân tạo thành liên minh cơng, nơng, trí để cùng nhau xây dựng và
bảo vệ đất nước.
Sáu là: Người trí thức khơng ngừng học hỏi, khơng ngừng chiếm đỉnh
cao của khoa học và kỹ thuật.
Trên cơ sở quan niệm của Hồ Chí Minh về trí thức, Đảng Cộng Sản Việt
Nam, trong Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa
X đã định nghĩa: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học
vấn cao về lĩnh vực chun mơn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng
tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật
chất có giá trị đối với xã hội”[13, tr.81].
Đây là định nghĩa cơ đọng, tồn diện, tác giả của luận văn đã thống nhất
và lấy làm cơ sở để nghiên cứu đề tài này. Tất nhiên, đề tài cũng tham chiếu
với những quan niệm khác nhau để nhận diện đầy đủ hơn về trí thức.
- Ở Mêhicơ, trí thức được quan niệm, trước hết phải là những người nổi
tiếng có những đóng góp xuất sắc cho khoa học và cho đất nước, có nhiều cơng
trình giá trị được cả xã hội biết đến và thừa nhận. Với nhận thức này cả nước
Mêhicô với hơn 100 triệu dân, chỉ có khoảng vài trăm người, thậm trí vài chục
người là trí thức, họ khơng tính đến yếu tố bằng cấp. Họ coi trọng học vị tiến sĩ,
còn giáo sư họ xem như là một giáo viên.

- Ở Pháp, thế kỷ XIX, trí thức (Intellectuel) được xem là “những người
khơng chỉ có học vấn hay trình độ chun mơn cao, mà hơn hết, phải là những
người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội “nóng
bỏng của thời cuộc”. Họ coi nhà trí thức là một nhà hoạt động, nếu không làm

12


cách mạng thì cũng là người quan tâm sâu sắc về chính trị, tham gia tích cực các
hoạt động xã hội, là người biết suy tư, nhìn xa trơng rộng.
- Bách khoa tồn thư (Pháp, tập 10) định nghĩa: Trí thức là một phạm trù
lịch sử. Trong các nước khác nhau khái niệm về trí thức có khác nhau. Trong các
thời đại khác nhau, chức năng của trí thức cũng khác nhau. Người ta có thể chia
trí thức thành kỹ sư, quan chức, thành nhà phản biện xã hội, nhà luân lý học, nhà
hoạt động chính trị, nhà cách mạng.
- Ở Xingapo, trí thức phải là những nhân tài, hiền tài thật sự. Tiêu chuẩn
người hiền tài của đất nước này là những cống hiến, những cơng trình, những kết
quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào trong đời sống xã hội, theo đó, mọi người
khơng phân biệt sắc tộc, tơn giáo, giới tính và thành phần xuất thân, đều có cơ
hội như nhau để phát huy năng lực và sở trường của mình. Hiền tài của Xingapo
là do nền giáo dục của đất nước này tạo ra.
- Ở Trung Quốc, trí thức được cho là người hiểu trước, biết trước, có bằng
cấp hay tự học để đạt tới sự hiểu biết sâu rộng đem hiểu biết đó cống hiến cho sự
tiến bộ của xã hội, cho con người.
Tịu trung lại, từ tổng thể những quan niệm nêu trên, có thể khái quát
những đặc điểm cơ bản của trí thức như sau:
Một là: Trí thức khơng phải là một giai cấp mà là một tầng lớp xã hội
đặc biệt và đặc thù. Bởi vì, trí thức khơng thuộc về một giai cấp nào duy
nhất, nó hình thành từ một nhóm xã hội lớn theo cách tiếp cận của xã hội
học, có đặc điểm lao động và phương thức sản xuất riêng để sản xuất tri thức

và truyền bá tri thức.
Hai là: Trí thức cần được xem như một cá thể - chủ thể mang nhân cách
sáng tạo. Trên bình diện rộng hơn, trong cơ cấu xã hội - giai cấp, trí thức là
một tầng lớp xã hội,có thể coi như một tập hợp, một phân hệ của cơ cấu xã
hội chỉnh thể, đa dạng về lĩnh vực lao động và hoạt động nghề nghiệp. Trí

13


thức, dù là một cá thể hay một số đông tập hợp thành đội ngũ do hoạt động
nghề nghiệp qui định thì trí thức ln gắn liền với lao động trí óc, có hiểu biết
sâu rộng, có năng lực sáng tạo, có trình độ phát triển cao về trí tuệ.
Ba là: Học vấn, học thức của người trí thức được hình thành qua đào tạo,
được bồi dưỡng và phát triển không ngừng bằng con đường tự đào tạo, tự trau
dồi và hoàn thiện của cá nhân trong lao động và hoạt động sáng tạo.
Bốn là: Với trí thức chân chính, hiểu biết phải nhằm phục vụ cộng đồng,
cống hiến cho dân tộc và xã hội; lý tưởng chính trị và trách nhiệm xã hội phải
được biểu hiện thông qua lý tưởng nghề nghiệp, qua hoạt động chuyên môn
đặc thù, gắn bó sâu nặng với Tổ quốc và nhân dân. Đó cịn là tình cảm u
nước và tinh thần dân tộc, là ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự tiến bộ của
xã hội. Thực tiễn ln địi hỏi người trí thức hiện đại cần phải có tài năng và
phẩm chất đạo đức, sự gắn bó thống nhất giữa trình độ học vấn với khát vọng
cống hiến. Đó là giá trị cốt lõi để người trí thức chân chính xác định cho mình
một thái độ lao động tích cực và tự giác nhận lấy trách nhiệm, nghĩa vụ phụng
sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc khơng toan tính ích kỷ hay vụ lợi.
Năm là:Trí thức là người có cá tính sáng tạo, có lịng tự trọng cao, có
đầu óc duy lý và phê phán, có khát vọng tự do, dân chủ, đấu tranh cho lẽ phải
và sự công bằng, người trí thức khơng lệ thuộc vào những hiểu biết cũ, giáo
điều mà phải vượt lên cái cũ để sáng tạo những tri thức mới. Đây là những
đặc trưng nổi trội và chiếm ưu thế trong cấu trúc nhân cách của trí thức.

1.1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức
1.1.2.1. Vị trí, vai trị của trí thức
Thứ nhất, trí thức Việt Nam giàu lịng u nước và tinh thần cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ sự khác biệt giữa trí thức tại các nước
thuộc địa, nửa thuộc địa với trí thức ở các nước tư bản đế quốc. Theo Người,
một số khá đơng trí thức Việt Nam thuộc thành phần phú nông, địa chủ,

14


phong kiến, tư sản nhưng đều bị đế quốc áp bức. Sự áp bức của đế quốc Pháp
đối với nhân dân Việt Nam, trong đó bao gồm cả giới trí thức đã được Người
tố cáo một cách đanh thép: Tất cả những Người trí thức nào có đơi chút tiếng
tăm đều bị đưa đi đầy. Tất cả các trường tư thục đều bị đóng cửa và tất cả các
sách báo nước ngồi đều bị cấm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rút ra nhận xét:
Ở Việt nam, trí thức xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau và nói chung
đều bị đế quốc áp bức. Là một bộ phận của một dân tộc bị thống trị, trí thức
Việt Nam cũng bị đế quốc bạc đãi, khinh rẻ, vì vậy, phần lớn trong số họ có
tinh thần yêu nước, chống Pháp. Từ đó mà Người đã nêu hai nhân tố tích cực
và cũng là sự khác biệt giữa trí thức Việt Nam và trí thức ở các nước tư bản,
đế quốc: “Trí thức Việt Nam có đầu óc dân tộc và các mạng”[29, tr.54].
“Vì có đầu óc dân tộc và vì có học thức nên xem được sách, biết được
dân chủ , biết được lịch sử cách mạng, nhất là lịch sử cách mạng Pháp nên
dễ hấp thụ được tinh thần cách mạng” [28, tr.34].
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, nhiều trí thức u nước có
tinh thần dân tộc, đã từng làm việc cho chế độ cũ, nhiều trí thức Việt kiều từ
những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn trên thế giới đã trở về nước,
đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với toàn dân vừa kháng
chiến, vừa kiến quốc. Tất cả những trí thức ấy đều biết rằng, với tài năng, học
thức và uy tín chun mơn mà họ đã có, nếu làm việc cho đế quốc Pháp hoặc

một quốc gia nào khác, họ và gia đình sẽ được đảm bảo có một cuộc sống
sung túc, dễ chịu. Nhưng với tấm lòng yêu nước, thương dân, cảm phục trước
tấm gương hy sinh vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước lời kêu
gọi chân thành của Người, họ cảm thấy không ra mà gánh vác một phần việc
nước là có tội, chỉ có một con đường, một lịng theo cách mạng, người Việt
Nam phải phục vụ Tổ quốc Việt Nam và càng khó khăn thì càng phải về,vinh
dự bình thường và vơ giá là phục vụ, phục vụ không điều kiện. Cụ Bùi Bằng

15


Đồn, thượng thư Bộ Hình - Cơ mật viên đại thần triều Nguyễn, dù tuổi cao,
sức yếu vẫn trèo đèo, lội suối, đi lên chiến khu cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh
lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp. Cụ Nguyễn Văn Tố
đi theo chính phủ của Hồ Chí Minh, khi bị đế quốc Pháp bắt và tra tấn dã
man, vẫn không hé răng nửa lời, chấp nhận hy sinh, nêu cao khí tiết của người
trí thức, người chí sĩ nổi danh, đã khơng chọn con đường làm quan, bị thực
dân Pháp bắt và đầy ra Côn Đảo vì những hoạt động chống Pháp. Thực dân
Pháp và tay sai của chúng đã nhiều lần mua chuộc, mời cụ tham gia chính
quyền phong kiến bù nhìn, nhưng cụ đều cương quyết khước từ. Vì nghĩa lớn
của dân tộc và trước sự chân thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã ra sức
giúp việc nước khi đất nước ở tình thế hiểm nghèo, cụ đã làm việc hết sức
mình, xứng đáng với niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Những trí thức chân chính đều
hăng hái tham gia kháng chiến, một bộ phận lớn trí thức Việt Nam đã chịu
khó, chịu khổ đi theo kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến và “Chứng thực
là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã
chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công cuộc việc
kháng chiến, hy sinh gian khổ, chen vai thích cánh với bộ đội, nhân dân. Một
số thì hăng hái giúp ở ngồi”[26, tr.376].

Thứ hai, trí thức Việt Nam là vốn liếng quý báu của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của
dân tộc, ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”[26, tr.275].
Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra chính sách thống trị tàn bạo, nguy hiểm
của thực dân Pháp đối với nhân dân ta “làm cho dân ngu để trị”. Bởi thế, sau
khi cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta có đến 95% dân số mù chữ. Ý
thức rõ hậu quả của của Chính sách ngu dân của Thực dân Pháp, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, dốt là giặc, dốt là không

16


tiến lên được, vì thế phải tập trung diệt giặc dốt. Người đã chủ trương thành
lập Nha bình dân học vụ, đồng thời khuyến khích học để xóa mù chữ dưới
mọi hình thức. Người cũng đã chủ trương cơng nơng hố trí thức, trí thức hố
cơng nơng. Tức là cơng nơng cần phải học tập để nâng cao trình độ tri thức
của mình và trí thức cũng cần gần gũi với công nông để học tập và tham khảo
kinh nghiệm của họ.
Hồ Chí Minh khơng chỉ quan tâm tới cơng tác đào tạo trí thức mới, mà
cịn chăm lo cải tạo trí thức cũ. Trường hợp, trí thức Nguyễn Văn Thinh, một
bác sĩ lầm đường nhận chức Thủ tướng bù nhìn của cái gọi là: “Cộng hịa
Nam Kỳ tự trị” để rồi xấu hổ, nhục nhã và tự vẫn. Khi nói về trường hợp
Nguyễn Văn Thịnh, Người viết: “Về chính trị ông Nguyễn Văn Thinh đã đi
lầm đường, nên đã bị cô lập, nhưng ông chết đi, dù sao nước Việt Nam cũng
mất đi một nhà bác sĩ mà nước Việt Nam cần những nhân tài như ông đê kiến
thiết”[46, tr.155].
Hồ Chí Minh đã kiên quyết bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực thù địch
cho rằng những người cộng sản coi thường trí thức. Theo Người, chính các
giai cấp bóc lột đã lợi dụng trí thức, nơ dịch, áp bức trí thức. Chỉ có giai cấp
cơng nhân và Đảng Cộng sản mới thực sự yêu quý trí thức.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh coi trí thức là vốn liếng quý báu của
dân tộc, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng từ chỗ đánh giá đúng vị trí
của trí thức đã nhận thấy vai trị to lớn nhiều mặt của trí thức. Và trong điều
kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng ta lưu ý: “Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển,cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn,
phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc
biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức”[13, tr.81].
Thứ ba, trí thức - một thành tố quan trong của liên minh cơng, nơng, trí.

17



×