Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Lv ths xdđ cqnn thực hiện pháp lệnh dân chủ tại các xã thị trấn ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.67 KB, 120 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ VÀ
VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN HIỆN NAY.........................................................................................8
1.1. Những vấn đề chung về dân chủ cơ sở và sự điều chỉnh của Pháp
lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn............................................8
1.2. Các tiêu chí thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn............................................................................................................29
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THỰC
HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ TẠI CÁC XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN
SĨC SƠN.......................................................................................................38
2.1. Khái qt tình hình kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn.................38
2.2. Thực trạng thực hiện Pháp lệnh dân chủ tại ở các xã, thị trấn ở
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội..............................................................43
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
THỰC HIỆN TỐT PHÁP LỆNH DÂN CHỦ TẠI CÁC XÃ, THỊ TRẤN
Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020.............78
3.1. Phương hướng.......................................................................................78
3.2. Những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ tại các
xã, thị trấn ở huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội đến năm 2020...........81
KẾT LUẬN.................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................112


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa


CNVC

: Cơng nhân viên chức

DCXHCN

: Dân chủ xã hội chủ nghĩa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KNTC

: Khiếu nại, tố cáo

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

PLDC

: Pháp lệnh dân chủ

QCDC

: Quy chế dân chủ

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa

UBND

: Ủy ban nhân dân


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“ Tất cả chúng ta đều phải học qua trường học dân chủ: kể cả người vừa
bước vào đời cũng như người đã trải qua nhiều kinh nghiệm sống, vì khát vọng
tự do có thể là bẩm sinh nhưng thực hành dân chủ thì phải học mới biết.” [70,
tr11]. Khát vọng dân chủ được chứng minh qua các giai đoạn của lịch sử nhân
loại cho thấy (từ lý luận đến thực tiễn, từ những quy định, thể chế đến hành vi
con người) thực hiện dân chủ là một q trình vơ cùng khó khăn và phức tạp.
Các nhà tư tưởng lớn của mọi thời đại đều trăn trở về dân chủ, các chính thể
văn minh đều hướng đến dân chủ. Dân chủ trở thành đối tượng của nghiên cứu
và lý luận của nhân loại, trở thành mục đích của các chế độ xã hội.
Lịch sử của Nhà nước Việt Nam từ khi thành lập nước cho đến ngày
nay là lịch sử của những bước đi thăng trầm của giá trị “dân chủ” với hệ tư
tưởng Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Q trình thiết lập hình thức
chính thể dân chủ từ năm 1945 đến nay, Đảng và nhà nước ta đã có những
thành cơng đáng kể trong việc đặt nền móng cho những giá trị dân chủ. Thành
tựu dân chủ hóa về kinh tế được thể hiện thông qua chủ trương thực hiện nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đa dạng hóa hình thức sở hữu, các quyền
tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật; dân chủ hóa trong đời sống chính
trị - xã hội, thể hiện các quyền bầu cử, ứng cử; quyền thảo luận đóng góp xây
dựng Đảng, Nhà nước; sinh hoạt dân chủ trong cơ quan, đoàn thể, địa
phương, mở rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Quyền con

người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và đảm
bảo… Tuy nhiên, thành tựu về dân chủ mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên
con đường chông gai nhằm xây dựng một xã hội thật sự dân chủ, công bằng,
văn minh. Với ý nghĩa đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm


2
pháp luật để quy định và thức đẩy quá trình dân chủ hóa ở nước ta, trong đó
có Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn). Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định về việc
thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Sóc Sơn là huyện ngoại thành nghèo, lạc hậu nhất của Thủ đô Hà Nội.
Trong những năm gần đây, do được Trung ương, Thành phố quan tâm chỉ
đạo, cùng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đến nay
cơ cấu kinh tế Sóc Sơn có bước chuyển dịch tích cực, các cụm, khu cơng
nghiệp, đơ thị mới phát triển; kết cấu hạ tầng được đầu tư, xây dựng theo quy
hoạch; chương trình nơng thơn mới bước đầu đạt được kết quả tốt tại các xã
làm điểm; hệ thống chính trị từ huyện đến xã được củng cố, tăng cường… đã
góp phần quan trọng cải thiện chất lượng đời sống nhân dân, nhất là khu vực
nông thôn. Một trong những đóng góp quan trọng vào những thành quả trên
đó là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và hệ thống
chính trị xã, thị trấn về thực hiện dân chủ cơ sở, đây là nguồn động lực to lớn
phát huy các tiềm năng, lợi thế của huyện và có tác động mạnh mẽ đối với
trách nhiệm chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về cơ chế, chính sách đối với
sự phát triển của Sóc Sơn. Tuy nhiên, tại Sóc sơn vẫn cịn nhiều vấn đề khó
khăn, bức xúc đặt ra cần sớm được giải quyết như: năng lực thực hành dân
chủ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên cịn hạn chế; vấn nạn tham nhũng, lãng
phí chưa được ngăn chặn hiệu quả; nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra
nhiều nơi vi phạm, mang tính hình thức… Việc tổ chức thực hiện pháp lệnh

dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện cịn nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém do
nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ trình độ, phẩm
chất và năng lực thực thi dân chủ của từng cán bộ, của đội ngũ cán bộ trong
hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, nhất là đối với cơ sở còn hạn chế. Mặc


3
khác, trình độ dân trí của bộ phận lớn nhân dân lao động khu vực nơng thơn
cịn hạn chế nên trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình giám sát, thúc đẩy việc thực
thi dân chủ của chính quyền cơ sở.
Là đảng viên, cán bộ ở cơ sở, được nghiên cứu học tập lý luận về khoa
học chính trị tại Học viện báo chí và tuyên truyền, cùng với trải nghiệm thực
tiễn công tác ở cơ sở, và yêu cầu thực tế đang đòi hỏi về năng lực thực hiện
pháp lệnh dân chủ cơ sở, vì vậy tơi chọn vấn đề: “Thực hiện pháp lệnh dân
chủ tại các xã thị trấn ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề
tài luậnvăn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Sách, báo và tạp chí
- “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa”, tác giả Thái Ninh Hồng Chí Bảo, Nxb Sự Thật, Hà Nội - 1991. Cuốn sách phân tích và làm rõ
lý luận và thực tiễn nền dân chủ tư sản và xã hội chủ nghĩa.
- “Dân chủ và thiết chế dân chủ ở Việt Nam”, tập thể các tác giả Hoàng
Lan Anh, Hoàng Trà My, Phạm Quang Định…, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội - 2006. Cuốn sách là công trình nghiên cứu và sưu tầm, chọn lọc tài liệu
cơng phu bàn thảo sâu sắc về vấn đề dân chủ ở Việt Nam.
- “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay”, của
TS. Đỗ Trung Hiếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004.
- “Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta: quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu”, của tác giả
Hồng Chí Bảo, Tạp chí Thơng tin lý luận số 9/1992.
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ”, tác giả Lê Văn Tuấn,

Tạp chí Thơng tin lý luận số 9/1992.
- “Dân chủ” làng xã - Những vấn đề cần phải đặt ra nghiên cứu”, tác
giả Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí Cộng sản số 6/1998.


4
- “Tăng cường cơ sở pháp luật về dân chủ trực tiếp ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay”, tác giả Lê Minh Thơng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật
số 1/2000.
2.2. Đề tài khoa học, luận văn và luận án
- Phan Văn Bình (2001), “Thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn thành
phố Vinh - Những vấn đề đặt ra và giải pháp", Luận văn Thạc sĩ bảo vệ tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Trần Thị Băng Thanh: “Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện
quyền dân chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học,
bảo vệ năm 2002 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thanh Sơn (2003), “Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã trên địa
bàn tỉnh Sơn La, thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ bảo vệ tại Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngồi ra cịn có rất nhiều các bài viết đăng trên các báo, tạp chí về tình
hình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của các địa phương trong cả nước như:
Trương Quang Được: Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản số 12/2002; Phạm Gia Khiêm: Thực hiện
Quy chế dân chủ với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, Tạp chí Cộng sản số
9/2000. Tạp chí Cộng sản số 32/2003; Nguyễn Đại Khởn: Kết quả và kinh
nghiệm bước đầu sau 5 năm triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh
Nam Định, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 7/2004; Lê Kim Việt: Qua 3 năm
thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở nơng thơn, Tạp chí Cộng sản số 18/2005;
Hồng Văn Nghĩa: Hồ Chí Minh về Dân chủ, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số
tháng 5/2011, Dân chủ và việc thực hiện quyền dân chủ - Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp, số 1 (24), 1-2003, Thực hiện dân chủ trong q trình đổi mới ở Việt
Nam – Tạp chí Lý luận Chính trị, số 8 (19), 8-2002; Lê Quốc Triệu: Dân chủ


5
của nông dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nơng thơn hiện nay, Tạp
chí Lý luận chính trị số 7/2011; Hồng Vũ Cơng: Những thuận lợi và yêu cầu
mới về dân chủ trong điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta, Tạp chí lý luận
chính trị số 2/2011; Phan Trung Lý: Cơ quan dân cử nhiệm kỳ mới và phát huy
dân chủ cơ sở; Tạp chí Lý luận chính trị số 6/2011…
Nhìn chung, các sách, báo tạp chí và cơng trình nghiên cứu luận văn,
luận án nêu trên về cơ bản đã phân tích và luận giải sâu sắc, toàn diện về lý
luận và thực tiễn của dân chủ và việc thực hành dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên,
cịn ít các cơng trình khoa học nghiên cứu vấn đề năng lực thực hiện dân chủ
trên quan điểm xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, đặc biệt là chưa
nghiên cứu sâu về năng lực thực hiện dân chủ cụ thể ở cơ sở trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội hiện nay. Do vậy, đề tài luận văn được đề
cập là hướng nghiên cứu mang tính thực tiễn, khơng trùng lặp với bất cứ các
cơng trình đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ cơ sở,
thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn, luận
văn đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực thực hiện dân chủ ở xã,
thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dân chủ cơ sở và thực hiện
Pháp lệnh dân chủ ở xã, thị trấn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về việc thực hiện dân chủ cơ sở ở các
xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội; làm rõ ưu điểm,

hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm được rút ra.


6
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực
hiện dân chủ cơ sở ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố
Hà Nội những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, quy định của
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, thực trạng về dân chủ cơ
sở và việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực
hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện
Sóc Sơn.
Phạm vi thời gian: Việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn từ năm 2007 đến nay. Phương
hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, thị
trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà
nước Việt Nam về xây dựng Đảng, xây dựng nền dân chủ XHCN và xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN.
- Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Lơgic - lịch sử; phân tích - tổng
hợp, thống kê, so sánh, khảo sát, tổng kết thực tiễn…
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay

đang đặt ra về việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở các xã,


7
phường, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội giai đoạn
hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy các bộ mơn khoa học chính trị, sử dụng vào công tác lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện tới xã, thị trấn, làm tài liệu nghiên cứu,
học tập cho các cơ quan tham mưu, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của
huyện, xã…
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương, 6 tiết.


8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ VÀ VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN HIỆN NAY
1.1. Những vấn đề chung về dân chủ cơ sở và sự điều chỉnh của
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
1.1.1. Những vấn đề chung về dân chủ
1.1.1.1. Khái niệm dân chủ
Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người và
xã hội. Ngay trong xã hội thị tộc thời kỳ nguyên thủy, con người đã biết hợp
lực với nhau để sản xuất, chống thiên tai, thú dữ và đã tự tổ chức ra những
hoạt động chung mang tính xã hội, trong đó có việc cử ra những người đứng
đầu các cộng đồng người để thực thi những quy định chung và phế bỏ những
người đó nếu họ không thực hiện những quy định chung theo ý nguyện, lợi

ích chung của cộng đồng. Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, khi mà nhà nước dân
chủ chủ nô Aten ra đời (khoảng thế kỷ VI trước công nguyên), khái niệm dân
chủ được hiểu là: việc cử ra hay phế bỏ người đứng đầu là do “quyền và sức
mạnh của nhân dân”. Chỉ đến giai đoạn này thì danh từ dân chủ mới chính
thức được sử dụng.
Theo tiếng Hy Lạp cổ, dân chủ là từ ghép của hai chữ: Demos (nhân
dân, quần chúng) + Kratos (sức mạnh, quyền lực), tức là quyền lực, sức mạnh
thuộc về nhân dân.
Trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân chủ
khơng cịn giữ ngun nghĩa ban đầu của nó là quyền lực thuộc về nhân dân,
mà bị chi phối bởi các quan điểm lập trường, thái độ chính trị của giai cấp
cầm quyền trong xã hội. Các giai cấp thống trị đã nhân danh cộng đồng, nhân


9
danh lợi ích chung định ra pháp luật, thao túng mọi quyền hành, tước quyền
làm chủ của nhân dân. Cụ thể là:
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô lập ra nhà nước, lấy tên
là nhà nước dân chủ - tức nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người
lao động là giai cấp nơ lệ. Do đó, “dân” lúc này theo quy định của pháp luật
gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và người tự do, cịn
đại đa số nhân dân lao động trở thành nô lệ.
Đến chế độ phong kiến, mặc dù khát vọng về dân chủ của người dân
vẫn cháy bỏng nhưng chế độ phong kiến không được thừa nhận là một chế độ
dân chủ (dẫu chỉ là hình thức) mà đó là một chế độ quân chủ. Việc chuyển
giao quyền lực trong xã hội phong kiến thường theo "cha truyền con nối"
“Trung quân, ái quốc”, “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Nhà vua nắm
mọi quyền hành trong tay. Vua được coi là "thiên tử". Còn dân là đối tượng
sai khiến của nhà vua. Ở phương Đông, thời kỳ này, giai cấp nơng dân có tư
tưởng phản kháng, đấu tranh chống cường quyền, địi giai cấp địa chủ phong

kiến phải có những thay đổi nhất định để đáp ứng hình thức sinh hoạt dân chủ
ở làng xã. Chính vì vậy, hội đồng của làng (gồm đại biểu của các dòng họ,
những người có chữ nghĩa trong làng) xây dựng “hương ước” bàn việc làng
một cách dân chủ.
Bước vào thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản lần lượt ra đời ở một số nước
châu Âu. Giai cấp tư sản thiết lập nền dân chủ tư sản. Những đại biểu xuất sắc
như John Locke (1632 - 1704), Charles Louis Montesquieu (1689 - 1755),
Jean-Jacques Rousseau (1712 - 1778),... đã đặt nền móng cho việc hình thành
nhà nước pháp quyền và chế độ dân chủ tư sản. Các nhà tư tưởng tư sản đã
đưa ra tư tưởng "tam quyền phân lập" để chế ước và kiểm soát lẫn nhau về
quyền lực nhà nước. C. Mác đã đánh giá cao tư tưởng dân chủ tư sản, ông coi
đây là một tiến bộ lớn mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi chủ


10
nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền thì tính chất tiến bộ và cách
mạng của giai cấp tư sản mất dần, thay vào đó là tư tưởng bảo thủ và phản
động. Chính vì vậy, Lênin cho rằng: “Chế độ dân chủ tư sản, tuy là một tiến
bộ lịch sử vĩ đại so với thời trung cổ, song trước sau nó vẫn là – và dưới chế
độ tư bản nó khơng thể khơng là - một chế độ dân chủ chật hẹp, bị cắt xén, giả
hiệu, giả dối, một thiên đường cho bọn giàu có, một cái cạm bẫy và một cái
mồi giả dối đối với những người bị bóc lột, đối với những người nghèo”1
Chỉ đến khi CNXH hiện thực ra đời (từ sau Cách mạng tháng Mười Nga
(1917) thành cơng), nhân dân lao động giành lại chính quyền và tư liệu sản xuất
thì quyền lực thực sự của dân mới được trao trở lại cho nhân dân. Nhà nước
XHCN đã thiết lập nền dân chủ XHCN để thực hiện quyền lực của nhân dân.
Theo Mác và Ăngghen, dân chủ là một hình thức nhà nước và hơn thế
nữa, cịn là một chế độ xã hội. Khơng thể có một chế độ dân chủ chung chung
mà chỉ có dân chủ có tính giai cấp, cũng như nhà nước ln có tính giai cấp.
Thích ứng với chế độ dân chủ là một kiểu nhà nước dân chủ và ngược lại. Khi

giai cấp và nhà nước thay đổi thì tính chất của dân chủ cũng thay đổi. Khi giai
cấp và nhà nước khơng cịn thì dân chủ với tính cách là một hình thức nhà
nước cũng khơng cịn.
Kế thừa những những quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và từ thực tiễn
phát triển của xã hội đương thời, V.I.Lênin đưa ra quan niệm về dân chủ với 3
đặc trưng cơ bản là:
Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, dân chủ là một nhu
cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị
gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền, do đó khơng có dân
chủ “phi giai cấp, dân chủ chung chung”. Trong xã hội có giai cấp, việc thực
1

Lênin, Tồn tập, tập 37, Nxb CTQG, H. 35. tr. 305.


11
hiện dân chủ cho những tập đoàn người này là hạn chế dân chủ của tập đoàn
người khác. Mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất của
giai cấp thống trị. Điều này là tất yếu cho mọi chế độ dân chủ, kể cả chế độ
dân chủ XHCN.
Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh
trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong q trình giải phóng xã
hội, chống áp bức, bóc lột và nơ dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.
Như vậy, trải qua các chế độ xã hội khác nhau với 4 nền chun chính
khác nhau: chun chính chủ nơ; chun chế phong kiến; chun chính tư
sản; chun chính vơ sản. Tương ứng với 4 chuyên chính là bốn chế độ dân
chủ với mức độ phát triển khác nhau: dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến,
dân chủ tư sản và dân chủ XHCN. Trong xã hội có giai cấp và nhà nước,
quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế độ nhà nước, pháp luật

và từ khi xã hội có giai cấp, dân chủ được thực hiện dưới hình thức mới hình thức nhà nước với tên gọi là “chính thể dân chủ” hay “nền dân chủ”.
Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính
chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử
cụ thể của xã hội có giai cấp, nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được
thể chế hóa bằng pháp luật.
1.1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ
a- Chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân
chủ là chế độ nhà nước thể hiện trong những tính quy định, cụ thể là sự tự quy
định của nhân dân. Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì luật
pháp, mà luật pháp tồn tại vì con người. Trong chế độ dân chủ, bản thân nhà
nước chính trị chỉ là một nội dung đặc thù của nhân dân, chỉ là một hình thức


12
tồn tại đặc biệt của nhân dân thôi, chỉ là sự tự quy định của nhân dân và là nội
dung xác định của nhân dân. Khi đã xây dựng được một “chế độ dân chủ thực
sự” thì “nhà nước chính trị”, theo cách diễn đạt của C.Mác là bộ máy nhà
nước, cơng cụ bạo lực khơng cịn nữa.
C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ ra sự cần thiết phải phân biệt giữa chế độ
chuyên chế và chế độ dân chủ. Chế độ chuyên chế là áp đặt ý chí của nhà
nước chính trị cho toàn thể nhân dân, lên đời sống nhân dân. Trong chế độ
chuyên chế, đời sống chính trị và đời sống xã hội nói chung là đồng nhất,
trong đó các lĩnh vực như sở hữu, gia đình, nghiệp đồn các tổ chức xã hội
chưa phát triển thành những lĩnh vực độc lập. Ở đó xã hội cơng dân là một bộ
phận của nhà nước, phụ thuộc vào nhà nước.
Phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, Lênin khẳng định rằng “chế
độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà
nước. Chế độ dân chủ cũng là nhà nước, do đó nhà nước mà mất đi thì chế độ

dân chủ cũng mất theo” [39, tr.24].
Lênin cũng như C.Mác cho rằng Cơng xã Paris là hình thức nhà nước
dân chủ nhất cuối cùng cũng đã được tìm ra. Mơ hình nhà nước này sau được
áp dụng trong Cách mạng 1905 - 1907 và Cách mạng tháng Mười ở nước
Nga, gọi là các xô viết công - nông - binh.
Trong các xô viết, nhân dân trực tiếp tự quyết định luật lệ, tự thi hành
các luật lệ đó và tự xét xử những ai vi phạm luật lệ của xơ viết. Để có một nhà
nước như vậy, Lênin cho rằng: “Cần xây dựng ngay chế độ dân chủ, bắt đầu
từ cơ sở, dựa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thực sự
của quần chúng vào tất cả đời sống của nhà nước, không có sự giám sát từ
trên, khơng có quan lại” [27, tr.336-337]. Các cấp trên của cơ sở sẽ là đại biểu
các xô viết cho đến Xô viết tối cao. Mô hình này được xây dựng trong thực
tiễn sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.


13
Trong tư tưởng của Lênin, phạm trù dân chủ được triển khai dưới rất
nhiều cấp độ và rất cụ thể. Lênin cũng như bất kỳ nhà mác-xít nào đều quan
niệm quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử chứ không phải những cá
nhân anh hùng hoặc thần thánh nào. Trong các xã hội trước đây, vai trò này bị
xuyên tạc. Từ trong tư tưởng của các nhà khai sáng, trong mục tiêu của các
cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đến cuộc cách mạng XHCN, dân chủ vừa là
các khẩu hiệu chiến đấu vừa là mục tiêu cách mạng. Về lơgic, mục tiêu đó
phải được thực hiện triệt để nhất dưới CNXH và CNXH cần phải làm tất cả
để trả lại vị trí và danh hiệu người quyết định lịch sử, tức là người chủ của
tiến trình lịch sử cho quần chúng nhân dân, người chiếm đa số, so với người
chiếm thiểu số là giai cấp thống trị. Từ góc độ này, Lênin cho rằng: dân chủ là
sự thống trị của đa số [29, tr.515,516].
Cũng cần nhấn mạnh rằng, sự thống trị của đa số theo cách nói của
Lênin là một chế độ. Không nên hiểu sự cai trị, áp bức, áp đặt một cách thô

thiển và đơn giản, mà cần hiểu đó là quyết định của đa số mà thiểu số phải
phục tùng các quyết định đó.
Trong mười đề cương về chính quyền Xơ viết, Lênin coi dân chủ là tự
do. Người nhấn mạnh: Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số;
cịn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa [29, tr.414]. Dân
chủ nói một cách cụ thể là bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật; Tự do
chính trị cho mọi cơng dân; Quyết định theo đa số của mọi công dân; Quyết
định bằng cách biểu quyết, đó là thực chất của dân chủ hịa bình hoặc dân chủ
thuần túy.
Theo những phác thảo ban đầu về một nhà nước Cộng hịa Xơ viết,
nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc của nhà nước thông qua các Xô
viết. Ở trong các Xô viết nhân dân tự quyết định luật lệ, tự thi hành các luật lệ
đó và tự xét xử những ai vi phạm luật lệ của Xơ Viết. Để có một nhà nước


14
như vậy, Lênin cho rằng: cần xây dựng ngay chế độ dân chủ, bắt đầu từ cơ sở,
dựa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thực sự của quần
chúng vào tất cả đời sống của nhà nước, khơng có sự giám sát từ trên, khơng
có quan lại [28, tr.337]. Các cấp trên của cơ sở sẽ là đại biểu các Xô viết cho
đến Xô viết tối cao. Mơ hình này được xây dựng trong thực tiễn sau thắng lợi
của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917. Theo Lênin "Chế độ Xô
viết là chế độ dân chủ ở mức cao nhất cho công nhân và nơng dân; đồng thời,
nó có nghĩa là sự đoạn tuyệt với chế độ dân chủ tư sản và sự xuất hiện trong
lịch sử thế giới, một chế độ dân chủ kiểu mới, tức là chế độ dân chủ vô sản
hay là chun chính vơ sản" [33, tr.184]. Những giá trị dân chủ, theo Lênin,
cần được giai cấp công nhân vận dụng để thực hiện sứ mệnh của mình, mà
trước hết là để xây dựng một chính đảng của giai cấp công nhân. Sự cần thiết
phải xây dựng đảng cộng sản theo nguyên tắc dân chủ bắt nguồn trước hết từ
vai trị quyết định của giai cấp cơng nhân và quần chúng lao động trong sự

sáng tạo lịch sử. Điều này cũng có nghĩa là thừa nhận về mặt lý luận cũng như
thực tiễn vai trò của tuyệt đại đa số đảng viên của đảng với tư cách là người
gắn bó, tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân trong
việc xác định các mục tiêu, chiến lược, sách lược, các hình thức tổ chức của
đảng, trong việc hình thành các cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng từ chi bộ
cơ sở đến Ban Chấp hành Trung ương. Vì thế nó cũng thừa nhận vai trị quyết
định của tất cả đảng viên trong công tác tổ chức và cán bộ của đảng. Chính
đội ngũ đảng viên, thơng qua phong trào quần chúng và những nhiệm vụ cụ
thể trong quá trình thực hiện cương lĩnh của đảng mà phát hiện, giới thiệu cho
đảng những đảng viên ưu tú, có năng lực, vào các cơ quan lãnh đạo của đảng.
Ngun tắc dân chủ cịn bao hàm việc hình thành các cơ quan lãnh đạo của
đảng phải thông qua bầu cử dân chủ trong đảng; quyền bãi miễn các chức vụ


15
do bầu cử lập ra, hệ thống các cơ quan lãnh đạo phải được bầu từ dưới lên
trên; quyền quyết định tối cao là quyền của đại hội đảng; các cơ quan lãnh
đạo của đảng phải thường xuyên báo cáo cơng tác trước đảng viên, các đảng
viên bình đẳng trước điều lệ đảng.
Như vậy, nguyên tắc dân chủ, được hình thành trên cơ sở những giá trị
dân chủ mà nhân loại đã đạt được trong lịch sử phát triển của mình. Nhưng
được vận dụng trong điều kiện mới, điều kiện mà sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân trở thành một tất yếu lịch sử và trong điều kiện mà cách mạng
XHCN đã trở thành trực tiếp.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
Trong suốt cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề trung
tâm trong suy nghĩ và hành động của Người là xây dựng một nhà nước dân
chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Kế thừa và phát huy truyền thống
lịch sử, văn hoá của dân tộc, tiếp thu và vận dụng những quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra những

quan điểm của mình về dân chủ và về Nhà nước kiểu mới. Dân chủ theo tư
tưởng Hồ Chí Minh là “Của quý báu nhất của nhân dân”; thực hành dân chủ
là “chìa khố vạn năng” để giải quyết mọi vấn đề. Hồ Chí Minh quan niệm:
“Dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ” [69, tr. 77]. Theo Hồ Chí Minh,
dân chủ trong lĩnh vực chính trị là dân làm chủ nhà nước, Nhà nước là của
dân, do dân, vì dân, do Đảng cộng sản lãnh đạo, thực hiện dân chủ với đa số
nhân dân và chuyên chính với thiểu số phản động, chống lại nhân dân. Bởi
vậy, để hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân phải
tìm hiểu tư tưởng của Người về nhà nước. Thực thể chính trị đảm bảo quyền
làm chủ của nhân dân. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt
Nam mới ra đời, bản Hiến pháp đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì


16
soạn thảo năm 1946 đã nêu rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng
hịa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, khơng
phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo”.
Tư tưởng “dân là chủ” được Hồ Chí Minh nhắc lại nhiều lần sau khi
nước độc lập, khi miền bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân là chủ, nghĩa là
trong xã hội Việt Nam, nhân dân là người chủ của nước, nước là nước của
dân, các cơ quan Đảng và nhà nước là tổ chức được dân uỷ thác làm cơng vụ
cho dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu nước độc lập mà dân không được
hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy cũng chẳng nghĩa lý gì. Giá trị cao nhất
của độc lập dân tộc là đem lại quyền làm chủ thực sự cho dân, phải trao lại
cho dân mọi quyền hành.
Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có một nền dân chủ thực sự, đó là nền dân
chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Ý tưởng đó được Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện ngay sau thắng lợi của cách
mạng tháng tám năm 1945. Bất chấp thù trong, giặc ngồi đang rắp tâm tiêu
diệt chính quyền non trẻ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương

kiên quyết tiến hành tổng tuyển cử dân chủ bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hồ vào ngày 06/01/1946. Đó là một chủ trương
đúng đắn và sáng suốt của Người, đáp ứng khát vọng dân chủ của nhân dân
sau những đêm dài nô lệ nên được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Cổ động,
kêu gọi nhân dân đi bỏ phiếu bầu Quốc hội, Người đã viết: “Ngày mai, là một
ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày tổng tuyển cử, vì ngày
mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân bắt đầu hưởng dụng
quyền dân chủ của mình... Ngày mai dân ta sẽ tự do lựa chọn bầu ra những
người xứng đáng thay mặt cho mình gánh vác việc nước” [41,tr.133] Kết quả
là hơn 90% cử tri cả nước đi bỏ phiếu; kẻ thù phải bó tay trước khí thế mạnh
mẽ của nhân dân. Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên ở nước ta đã bầu ra Quốc


17
hội mà số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sỹ cách mạng chiếm tới
82,7%, đặc biệt có 10 đại biểu nữ. Đó thực sự là Quốc hội của nhân dân, là
nghị viện của nhân dân. Trong bối cảnh vận nước như “ngàn cân treo sợi tóc”,
thắng lợi đó không chỉ thể hiện quyết tâm, sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của
Đảng và Hồ Chí Minh, mà cịn khẳng định sự tin tưởng sâu sắc của Đảng và
Hồ Chí Minh đối với nhân dân cũng như của nhân dân đối với sự lãnh đạo
của Đảng và Bác Hồ. Điều đáng nói là Quốc hội mới được bầu đã bắt tay
ngay vào việc xây dựng Hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 chính là Hiến pháp
dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam, đặt nền móng cho một nhà nước kiểu
mới, nhà nước dân chủ nhân dân và cũng là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ
nhất Đông Nam Á lúc đó.
Theo Người, quyền quyết định của nhân dân về các vấn đề liên quan
đến vận mệnh quốc gia, những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra
nhân dân phúc quyết. Thực chất đó là chế độ trưng cầu ý dân, một hình thức
dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta.
Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, đó là thuộc tính vốn có bắt nguồn từ

bản chất giai cấp của nhà nước, từ thiết chế tổ chức bộ máy của Nhà nước ta.
Nhà nước ta có hai đặc trưng cơ bản: Nhà nước do dân thành lập; pháp luật
phục vụ lợi ích của nhân dân. Nhà nước ta được tổ chức, thành lập theo chính
thể cộng hồ dân chủ; bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân; thừa nhận nhân
dân là nguồn gốc của quyền lực; một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhà nước của dân là Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lợi của
nhân dân. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực hình thành các thiết chế
dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Người dân được hưởng mọi
quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì pháp luật khơng cấm, và có nghĩa
vụ tuân theo pháp luật.


18
Nhà nước do dân là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa
phương đều do dân trực tiếp và gián tiếp bầu ra; nhân dân bầu ra đại biểu
Quốc hội và bầu ra đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; Quốc hội bầu ra bộ
máy nhà nước ở Trung ương; Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra bộ máy nhà
nước ở địa phương. Nhà nước đó do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Hồ Chí
Minh yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt
chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân.
Nhà nước vì dân là Nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý xã hội
vừa phục vụ cho lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; các cơ quan, cán
bộ, công chức nhà nước đều là công bộc của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng
định: Chỉ có nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm sốt
mới có thể là nhà nước vì dân. Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích
và nguyện vọng của nhân dân, khơng có đặc quyền đặc lợi, thật sự trong sạch,
cần kiệm liêm chính. Trong bài báo “chính phủ là cơng bộc của dân” đăng
trên Báo Cứu quốc số ra ngày 19/9/1945, trong bài báo đó Bác Hồ đã nói:
“Người xưa nói: quan là cơng bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là
cơng bộc của dân”; cho nên “Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt

quyền lợi dân lên trên hết. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì
hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. [41, tr.56-57]
Các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ
là “cơng bộc của dân”. Hồ Chí Minh phê phán những “vị đại diện” lầm lẫn
sự uỷ quyền đó với quyền lực cá nhân, sinh lộng quyền, cửa quyền: “cậy thế
mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng, phóng túng, muốn sao được
vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để
làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân” ”. [41, tr. 57]. Hồ Chủ
tịch nhấn mạnh nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra khơng xứng đáng với sự tín



×